Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang19/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Phần I

Nếu có một mẫu số chung xuyên suốt cuốn sách này thì đó là khái niệm toàn cầu hoá là mọi thứ và những mặt đối lập của nó. Đó có thể là một sự trao quyền khó tin và một sự ép buộc lạ thường. Nó có thể dân chủ hoá cơ hội và dân chủ hoá nỗi hoảng sợ. Toàn cầu hoá làm cho con cá voi to hơn và làm cho con cá tuế mạnh hơn. Nó bỏ xa bạn ngày càng nhanh, và nó cũng có thể đuổi kịp bạn ngày càng nhanh. Trong khi toàn cầu hoá làm đồng nhất các nền văn hoá, thì nó cũng tạo điều kiện để mọi người chia sẻ quyền lợi cá nhân duy nhất của mình một cách xa hơn và rộng hơn. Nó làm cho chúng ta muốn đuổi theo cây Lexus với cường độ mạnh hơn bao giờ hết và bám vào cây oliu chặt hơn bao giờ hết. Nó cho phép chúng ta với tay được vào thế giới và cho phép thế giới xâm nhập vào từng người trong chúng ta, một điều mà trước đây chưa bao giờ có.

Như tôi đã chỉ ra trong cuốn sách này, kể từ lúc khởi điểm của toàn cầu hoá như một hệ thống quốc tế, các nước và các cộng đồng khác nhau đã dao động giữa những lợi ích có được và những mặt tiêu cực của toàn cầu hoá. Cho đến nay, trong thời điểm hưng thịnh cũng như suy thoái giữa toàn cầu hoá và phản ứng dữ dội đối với nó, thì toàn cầu hoá vẫn luôn là chủ đề hàng đầu ở tất cả các nước lớn nằm trong hệ thống đó. Chưa một nước lớn nào có sự phản ứng dữ dội đối với toàn cầu hoá lại có thể lên nắm quyền lực, cũng như không có một nước lớn nào mà phản ứng đối với toàn cầu hoá trở nên phổ biến đến nỗi mà nước đó sẵn sàng huỷ hoại cả hệ thống – cách mà đế quốc Áo – Hung đã từng làm trước chiến tranh thế giới thứ nhất hay Đức và Nhật đã làm trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Vậy điều này sẽ luôn luôn xảy ra? Toàn cầu hoá không thể thay đổi được hay sao? Theo tôi, đó là điều “gần như” không thể thay đổi được. Tại sao tôi lại nói là “gần như” không thể thay đổi và không chỉ đơn giản là không thể thay đổi? Toàn cầu hoá rất khó đảo ngược bởi vì nó được định hướng bởi nguyện vọng của những người nắm quyền lực tối cao - những người đang hội nhập ngày càng nhiều mỗi ngày, bất luận chúng ta có thích nó hay không. Về mặt lý thuyết, những nguyện vọng và công nghệ này có thể tránh được, nhưng phải trả giá rất nhiều đối với sự phát triển của một xã hội và chỉ có thể thực hiện bằng cách xây dựng những bức tường cao hơn và dày hơn bao giờ hết. Tôi không nghĩ rằng toàn cầu hoá chắc chắn xảy ra trên khắp thế giới, nhưng nó vẫn có thể. Toàn cầu hoá có thể xảy ra nếu hệ thống thoát ra khỏi cái mà không chỉ các nhóm người thiểu số bất lợi mà cả những nhóm chính tại các nước lớn cảm thấy bị lạm dụng.

Theo nghĩa này, thì mối đe doạ lớn nhất đối với toàn cầu hoá ngày nay chính là toàn cầu hoá. Hệ thống này có thể chứa đựng những hạt giống của sự phá huỷ chính nó. Điều xảy ra tiếp theo là 5 cách theo đó hệ thống toàn cầu hoá có thể hoạt động mà không bị kiểm soát, hoặc trở nên quá nặng nề đến nỗi mà các nhóm đa số ở nhiều nước lớn sẽ cảm thấy mình giống như những kẻ thua cuộc và điều đó đe doạ sự tồn tại của toàn bộ hệ thống.

Quá khó khăn


Khi tới thăm Băng cốc đúng vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997, tôi có dịp nói chuyện với một nhà ngoại giao Mỹ về vấn đề Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau cuộc khủng hoảng này. Cụ thể là chúng tôi đã bàn về tất cả những việc mà Thái Lan phải làm trong một thời gian ngắn để có được hệ thống phần mềm và hệ điều hành nhằm đẩy nhanh việc phát triển trong trò chơi toàn cầu. Nhà ngoại giao này đã đánh dấu các khoản mục trong một danh mục giặt là cho tôi, và khi làm xong tôi hỏi ông ta: “Anh biết đấy, chúng tôi đang yêu cầu Thái Lan thực hiện được điều đó trong vòng 20 năm - việc mà nước Mỹ đã phải mất tới 200 năm.”

Ông ta nói với tôi, lắc đầu: “Không, không. Các ngài nhầm rồi. Chúng tôi không yêu cầu họ làm điều đó trong 20 năm, mà chỉ một năm mà thôi.”

Giờ đây rõ ràng là sức mạnh và vị thế của một nước trong kỷ nguyên toàn cầu hoá sẽ là một chức năng, một phần của mức độ có thể và sẵn sàng phát triển hệ thống phần mềm và hệ điều hành phù hợp cần thiết để thịnh vượng. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình phát triển những thể chế này, tự do hoá thị trường và khoác trên vai chiếc áo khoác vàng là quá khó khăn đối với nhiều nước lớn? Trong khi các chính trị gia và những người ủng hộ họ sẽ gặp phải nhiều tổn thương và nỗi thống khổ để vào được Disney World, thì các nước lớn lại gặp nhiều hạn chế. Một lần khi tổng thống Henry Kissinger đưa ra vấn đề này, thì các nhà lãnh đạo chính trị “không thể tồn tại khi những người ủng hộ cho nỗi thống khổ gần như thường trực trên cơ sở chỉ đạo áp đặt từ nước ngoài.” Việc xây dựng phần mềm có thể mất một thời gian dài, việc đặt đất nước các bạn vào dạng chốt phù hợp để liên hệ với thế giới Internet toàn cầu có thể mất một thời gian dài, và một số nước không thể thực hiện được nhiệm vụ này về mặt chính trị và kinh tế - ít nhất là không nằm trong khung thời gian mà cả thế giới yêu cầu. Trong khi đó, những nước khác không thể thực hiện được một cách văn hoá. Văn hoá thay đổi chậm chạp. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để phát triển một cây Lexus mô hình mới so với việc tiến hoá một giống cây ôliu mới - một việc làm phải mất vài thế hệ.

Nếu một ai đó xác định ngày tháng của hệ thống toàn cầu hoá ngày hôm nay trên cơ sở thời điểm sụp đổ bức tường Berlin, thì chúng ta có thể nói là hệ thống đó chuẩn bị bước sang thập kỷ thứ 2. Điều chúng ta thấy trong thập kỷ thứ nhất của hệ thống toàn cầu hoá là cái gì sẽ xảy ra khi một số nước nhỏ như Bosnia, Albania, Algeria, Serbia, Syria và nhiều nước châu Phi không thể thực hiện bước quá độ. Tuy nhiên, những nước nói trên đều quá nhỏ và yếu nên hệ thống chỉ xây dựng một bức tường lửa bao quanh nó.

Khi bước vào thập kỷ thứ 2, chúng ta phải chạm trán với một câu hỏi hóc búa hơn nhiều: đó là điều gì sẽ xảy ra khi một số nước rất lớn như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản, không kể Indonesia, Braxin hay thậm chí một số nước của Liên minh tiền tệ châu Âu, thất bại khi thực hiện quá độ? Điều gì sẽ xảy ra nếu các nước này thấy quá vất vả khi khoác lên mình chiếc áo khoác vàng, hay các tổ chức của các nước đó không thể tạo một bước chuyển văn hoá, chính trị và kinh tế sang một khuôn mặt tàn bạo hơn, chế độ tư bản Schumpeterian – nơi bạn tấn công vào những công ty gặp thất bại và không giữ những cái che mạng bên trên chúng trong nhiều năm liên tục. Ba điều dân chủ hoá có thể dẫn tới sự sụp đổ tất yếu của Liên bang Xô Viết và nền kinh tế kỷ nguyên cộng sản Trung Quốc. Những yếu tố đó cũng có thể dẫn tới sự sụp đổ tất yếu trong cơ chế tham nhũng của Albania hay Indonesia. Ngoài ra, nó còn dẫn tới sự sụp đổ tất yếu của hệ thống kinh tế bảo trợ thái quá Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự thành công của các nước này trong hệ thống toàn cầu hoá mới là điều tất yếu.

Hãy nhìn vào 3 nước quan trọng nhất trong số các nước nói trên, đó là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay. Bạn sẽ nhìn thấy gì khi xem xét thật kỹ lưỡng? Điều tôi thấy đó là 3 siêu cường lớn - những nước mà từ bên ngoài nhìn vào giống như những đô vật nặng tới 280 lb, với cơ bắp cuồn cuộn nhưng bên trong mỗi đô vật đang phải chịu căn bệnh tim sung huyết. Tim của các đô vật - các hệ điều hành và phần mềm chịu trách nhiệm bơm máu vào các cơ bắp công nghiệp bị tắc nghẽn và bơm quá nhiều máu xuống chân mà không đủ máu lên đầu và các bộ phận khác. Nga cần một cuộc cấy ghép toàn bộ, Trung Quốc cần một cuộc cấy ghép lớn gấp 5 lần. Và nhật cần một chút cholesterol kích thích triệt để (Pháp, Đức và một số nước Tây Âu khác không cần các phương pháp điều trị khá triệt để như vậy, song các nước này sẽ cần tiếp tục những chế độ ăn kiêng không có chất béo, nếu muốn mặc vừa phiên bản của chiếc áo vàng – đó là Liên minh tiền tệ châu Âu. Phương thức ăn kiêng đó đôi khi rất khó khăn và sẽ đòi hỏi một số thay đổi cách sống thực sự, điều đó lý giải tại sao Liên minh tiền tệ châu Âu và đồng tiền chung tỏ ra khó khăn hơn nhiều để duy trì về mặt chính trị so với cái mà nhiều người nghĩ).

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo và quan điểm chính trị của họ đều đi ngược lại các cách giải quyết triệt để như vậy. Tôi lớn lên ở kỷ nguyên mà các mối đe doạ bên ngoài lớn nhất đối với nước Mỹ là sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc cũng như sức mạnh kinh tế của Nhật Bản. Tôi lo ngại cho những đứa con gái bé bỏng của mình, giờ mới ở độ tuổi 10 và 13, sẽ lớn lên như thế nào trong một thế giới mà những mối đe doạ lớn đối với nước Mỹ lại xuất phát từ nhược điểm quân sự của Nga và Trung Quốc cũng như nhược điểm kinh tế của Nhật Bản. Điều chỉnh sang hệ thống mới mới này sẽ là điều cực kỳ khó khăn đối với cả 3 nước trên. Chắc chắn là, do các nước trên hoàn toàn khác nhau, nên những thách thức mà họ phải đối mặt cũng khác nhau, nhưng không khác như cái mà bạn có thể nghĩ tới.

Đây là một bí mật nhỏ: nền kinh tế của Nhật Bản đã luôn luôn là nền kinh tế cộng sản hơn là tư bản chủ nghĩa. Walt Mossberg - người phụ trách chuyên mục công nghệ của tờ Wall Street đã nói: “Nhật Bản là nước cộng sản thành công nhất trên thế giới.” Trên thực tế, Nhật Bản là nước duy nhất mà chủ nghĩa cộng sản hoạt động thực sự. Trong suốt chiến tranh lạnh, Đảng Dân chủ tự do (LDP) là Đảng duy nhất chiếm ưu thế tại Nhật. Trong khi Nhật được nắm quyền bởi LDP, thì nhà nước lại được điều hành bởi một nomenklatura - một bộ máy quan liêu, cũng chỉ giống như Nga và Trung Quốc. Các công chức quan liêu này thường quyết định nơi cần phân bổ nguồn lực. Phương tiện thông tin đại chúng tại Nhật Bản thường dễ sai bảo đến mức khó tin, và mặc dù không được kiểm soát chính thức bởi chính phủ, nhưng vẫn do chính phủ chỉ đạo. Nhật Bản có dân số dễ thích nghi sâu sắc, với những chi phí khổng lồ đánh vào những ai không thích nghi được. Những kẻ không theo khuôn phép không được gửi tới Gulags mà được gửi đến nội Siberia. Tại Nhật Bản, những kẻ không theo khuôn phép được coi là “Madogiwazoki”, tức là “đám đông nhìn ra cửa sổ”, bởi vì họ thường nhận được những cái bàn nhìn ra cửa sổ và để tránh nắng. Số dân dễ thích nghi này sẵn sàng chấp nhận hàng giờ làm việc kéo dài để đổi lại được hưởng một mức sống cao hơn, có được hợp đồng lao động suốt đời và một cuộc sống ổn định. Nhật Bản có một chương trình tiết kiệm bắt buộc trong đó người dân và các công ty buộc phải tiết kiệm và đầu tư mà không được tiêu dùng. Nếu chế độ cộng sản Xôviết có thể làm được một nửa như Nhật Bản, thì Matxcơva sẽ không bao giờ thua cuộc trong chiến tranh lạnh.

Rõ ràng đây là một điều mỉa mai. Nền kinh tế Nhật Bản cũng có một yếu tố phi thị trường. Một phần ba trong nền kinh tế Nhật Bản ngày nay được cấu thành bởi những tên tuổi cực kỳ hiện đại và rất cạnh tranh trên thế giới như Sony, Mitsubishi, Canon và Lexus. Đây là những công ty thành công nhất trên thế giới và các công ty này đã tạo ra những khoản tiết kiệm khổng lồ cho Nhật Bản. Số tiền tiết kiệm này đã bảo hộ cho 2/3 nền kinh tế còn lại của Nhật – khu vực cộng sản gồm có các công ty lớn nhưng đã già cỗi lâu ngày và tồn tại nhiều năm nhờ vào hàng rào bảo hộ dựng lên bởi nhà nước một đảng của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã gây dựng được khoản tiết kiệm cực lớn từ chiến tranh lạnh có được trong suốt thập kỷ đầu tiên của toàn cầu hoá mà không bị mất đi - thậm chí ngay cả khi tăng trưởng kinh tế gần như chững lại kể từ năm 1992. Ngược lại, Hàn Quốc, nước cũng có mô hình tương tự Nhật Bản, lại không có được khoản tiết kiệm dự trữ mà Nhật đã có vào thời điểm tất cả các bức tường đã đóng chặt lại. Vì vậy, Hàn Quốc đã phải điều chỉnh một cách rất tổn thương, tàn bạo và chỉ được chuẩn bị trong một thời gian ngắn ngủi.

Cuối cùng, nếu Nhật Bản muốn tránh bị chững lại lâu dài, thì khu vực cộng sản của nền kinh tế Nhật Bản sẽ phải được “tư nhân hoá” giống như Trung Quốc và Nga. Các công ty và ngân hàng làm ăn kém hiệu quả sẽ phải bị loại bỏ, nguồn vốn chết của các công ty này sẽ được chuyển sang các công ty làm ăn có hiệu quả hơn. Lịch sử Nhật Bản đã dạy chúng ta rằng Nhật có khả năng thay đổi và thích nghi với các hệ thống mới, nhưng chỉ sau khi nước này đạt đến một điểm khủng hoảng thực sự buộc nhà nước phải thay đổi. Tôi không hề có nghi ngờ nào về khả năng Nhật trở lại là một siêu cường kinh tế lớn, nhưng điều này chỉ có thể đạt được khi họ phải trải qua một số điều chỉnh xã hội, chính trị và văn hoá với giá đắt. Hãy chỉ cần lấy một truyền thống nhỏ của Nhật Bản: Hội đồng quản trị của hầu hết các công ty quốc doanh Nhật Bản ngày nay - trừ các công ty Mỹ hoá như Sony, đều được tạo lập từ các uỷ viên ban quản trị đã về hưu và cả những người đang làm việc của công ty đó, còn tiếng nói của các cổ đông gần như không có trọng lượng. Các thành viên độc lập, ngoài hội đồng quản trị gần như không tồn tại ở Nhật Bản. Không có cách nào để một hệ thống như vậy có thể hướng tới thay đổi và phá huỷ sáng tạo với một tốc độ cần thiết trong thập kỷ tới. Liệu Nhật Bản có thể thích nghi được không? Nhật Bản phải làm được điều đó nhưng chắc chắn vẫn có rất nhiều sự xáo trộn.

Mỹ hiện nay là một xã hội có sự phù hợp chặt chẽ giữa các quy tắc văn hoá- sự linh hoạt và sự minh bạch – với các quy tắc kinh doanh được đánh giá nhiều nhất bởi hệ thống toàn cầu – đó là tính linh hoạt và minh bạch. Nhật Bản không có được sự tương hợp đó. Nhật có một nền văn hoá kín đáo và khó xâm nhập cũng như một hệ thống nổi tiếng về tính khắt khe. Nước nào càng có nhiều sự khác biệt giữa các quy tắc văn hoá và quy tắc của hệ thống toàn cầu hoá, thì quá trình thích nghi càng khó khăn. Trong thế giới hồi giáo, những phụ nữ theo đạo che mạng lên mặt để cả thế giới không nhìn thấy họ. Nhật Bản là hòn đảo trùm một cái khăn. Hầu như rất khó có thể nhìn vào, và phần còn lại của thế giới cũng không thể hiểu được đất nước này, ngay cả đối với vị khách thường xuyên nhất cũng vậy.

Trung Quốc cũng sẽ phải có một điều chỉnh khó khăn, không chỉ bởi các lý do về văn hoá mà cả các lý do về chính trị. Trung Quốc có ý chí, nhưng không có đường lối. Sai lầm lớn nhất mà một số nhà chiến lược mắc phải là tư tưởng cho rằng Trung Quốc sẽ phát triển về mặt kinh tế và quân sự trên một đường thẳng đứng từ mốc hiện nay cho đến thời điểm 20 năm sau- lúc nước này được coi là đối thủ của Mỹ và trở thành một siêu cường ngang ngửa. Nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Đừng hiểu lầm tôi. Trong 20 năm tới, Trung Quốc có thể trở thành một nước có tiềm lực lớn về kinh tế và quân đội ngang ngửa với Mỹ- nhưng không thể đi trên một đường thẳng. Có một khoảng cách lớn về tốc độ trên con đường đó mà Trung Quốc phải tìm cách vượt qua được trước tiên. Khoảng 40% trong nền kinh tế Trung Quốc ngày này vẫn được tạo thành từ các ngành và các ngân hàng quốc doanh, trong số đó rất nhiều ngành và ngân hàng đã phá sản hoặc hoạt động không hiệu quả. Cách duy nhất Trung Quốc có thể quan tâm tới hàng triệu người dân của mình làm việc cho các công ty này là tiến hành tư nhân hoá, đóng cửa và sát nhập các công ty yếu kém, đồng thời chuyển vốn sang các công ty làm ăn hiệu quả và có lợi nhuận. Và cách duy nhất để thực hiện điều này mà không dẫn tới tình trạng thất nghiệp quá nhiều là phải thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Chắc chắn, Trung Quốc đã thu hút được lượng đáng kể đầu tư nước ngoài trực tiếp trong các nhà máy cố định, nhưng đồng tiền nội địa không dễ chuyển đổi, hơn nữa Trung Quốc không có một thị trường cổ phiếu hay trái phiếu – nơi người nước ngoài có thể hoạt động một cách tự do. Và lâu nay, Trung Quốc đã có chủ nghĩa tư bản trong các con bài của mình - một điều đang kìm hãm nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản điều hành hàng loạt các doanh nghiệp và các thương vụ dính líu tới đút lót để nhận được đầu tư và bảo vệ mình một cách chắc chắn. Một ví dụ về một vụ tham nhũng chính thức rất lớn ở Trung Quốc đã được đưa ra ánh sáng vào tháng 10/78 thông qua một báo cáo về việc thu mua gạo của nhà nước. Trong số 65 tỷ USD dành để thu mua gạo từ nông dân kể từ năm 1992, thì có tới 25 tỷ USD, gần 40% đã “không cánh mà bay”. Theo tạp chí Time (ra ngày 2/11/98), các thanh tra đã phát hiện ra hầu hết số tiền bị mất đã rơi vào túi giới công quản sa hoa, cũng như việc các quan chức chính phủ tham gia giao dịch kỳ hạn và mua sắm xe hơi và điện thoại di động. Và tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc là không thể thu hút đủ vốn từ giới công nghệ thông tin để biến đổi một nửa khu vực quốc doanh phá sản trong nền kinh tế Trung Quốc mà không nâng cấp toàn bộ hệ điều hành của mình từ DOS 1.0 tới 6.0 và không tạo nên một phần mềm theo luật thực sự. Và điều này đang có sự mâu thuẫn với thói quen và sở thích của đảng cầm quyền tham nhũng của Trung Quốc.

Đây là lý do tại sao anh không thể vẽ một đường thẳng từ điểm Trung Quốc đang đứng hôm nay cho tới thời điểm của nước này 20 năm sau và giả định là nó sẽ trở thành một hệ thống độc đoán ngày càng giầu có với chỉ một đảng cộng sản cầm quyền như hiện nay. Điều này là vô lý. Một lúc nào đó, Trung Quốc sẽ không thể giàu hơn hay không thể trở thành nước độc đoán như hiện tại, bởi vì cái Trung Quốc phải làm hiện nay sẽ hoàn toàn khác so với thời điểm mà nó thâm nhập hoàn toàn vào quần thể điện tử. Những ai nghĩ ngược lại sẽ gặp sai lầm khi lắng nghe quá nhiều từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà không nhìn vào họ, hay những thử thách đầy khó khăn mà Trung Quốc sẽ phải trải qua trong bối cảnh hệ thống toàn cầu hoá. Quá trình quá độ sẽ không dễ dàng. Khi 1,2 tỷ người Trung Quốc đi với tốc độ 8 dặm một giờ, thì cả thế giới sẽ cảm nhận được những tác động của quá trình chuyển đổi của nó.
Điều tương tự cũng đúng đối với Nga, thậm chí còn chính xác hơn bởi vì nước này có xuất phát điểm thấp hơn so với Trung Quốc hay Nhật Bản.

Nga vẫn là nước được có tiềm lực quân sự mạnh, với vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên ngày nay, khi phải xâm nhập vào vào hệ thống toàn cầu hoá, thì đó lại là điểm yếu của Nga, chứ không phải điểm mạnh. Điều này đe doạ ngay tới sự ổn định của thế giới và đến một lúc nào đó, nó sẽ diễn ra. Khi nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái vào tháng 8/1998, khu vực tài chính bị ảnh hưởng mạnh, chỉ trong vòng 1 tháng gây huỷ hoại nghiêm trọng tới các tổ chức tài chính phương Tây hơn cả những ảnh hưởng trong suốt 70 năm của chế độ cộng sản. Mặc dù vậy, một số nhà chính trị và phân tích chính sách nước ngoài đã quá yêu thích chiến tranh lạnh đến nỗi mà họ thấy nước Nga ngày nay chẳng hơn gì so với thời kỳ Liên bang Xô Viết trước đây và hệ thống quốc tế của ngày nay chẳng khác nào với chiến tranh lạnh. Một điều đáng ngạc nhiên khi cho rằng Đức quốc xã, kẻ đã phát động cuộc chiến chống lại thế giới và giết hại 6 triệu người Do thái, đã chuyển biến tới 2 thế hệ sang một nền dân chủ thịnh vượng - cái hiện nay đang được chấp nhận như một trong những chế độ có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những chiến binh trong thời kỳ chiến tranh lạnh vẫn coi Nga như một nước không thể thay đổi và luôn là kẻ thù địa chính trị của Mỹ từ lúc sinh ra và mãi sau này.

Không, chúng ta không nên đối xử với nước Nga ngày nay như với Canada, chỉ bởi nước này có một cuộc bầu cử và tổng thống Boris Yelsin đã học cách làm sao để tiếp cận mạng Internet. Đây là một đất nước rộng lớn, với một lịch sử hào hùng và dự trữ vũ khí hạt nhân với khối lượng lớn, và sẽ tiếp tục cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng, giống như bất kỳ một siêu cường nào khác. Nhưng điều này cũng đúng với Pháp. Nga không còn là Liên bang Xô Viết trước đây nữa. Nó là một quốc gia đang ở giai đoạn chuyển đổi đầy rối ren diễn ra trong bối cảnh của một hệ thống quốc tế rất khác biệt. Nga sẽ không thể thực hiện chuyển đổi sang DOS 1.0, chứ đừng nói gì tới 6.0, nhưng không xác định trước rằng nó không thể làm được. Giống như Trung Quốc và Nhật Bản, chúng tôi có một quyền lợi lớn trong quá trình chuyển đổi của Nga – điều mà chúng tôi không thể quyết định, nhưng có thể tác động tới. Đó là lý do tại sao tôi phản đối sự mở rộng NATO. Trong hệ thống toàn cầu hoá, những vấn đề đe doạ lớn nhất đối với nước Mỹ là việc buôn bán các đầu đạn hạt nhân trên thị trường chợ đen, giảm tên lửa hạt nhân chiến lược, phá hoại môi trường, kiềm chế các nước như Irắc và Bắc Triều Tiên và các virus tài chính. Mỹ sẽ không thể giải quyết một vấn đề nào trong những điều nói trên một cách hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác của một nước Nga ổn định và dân chủ hoá hợp lý. Do đó, tranh thủ sự hợp tác của Nga và làm bất kỳ điều gì chúng ta có thể để thúc đẩy cải tổ chính trị tại đây sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, chứ không phải là mở rộng NATO, tổ chức chỉ có thể làm suy yếu mối quan hệ hợp tác với Nga.

Đầu năm 1998, tôi đang ngồi tại văn phòng của Thứ trưởng ngoại giao Cộng hoà Séc Karel Kovonda đặt tại thủ đô Praha. Trong bài giải thích đầy hùng biện của mình về lý do tại sao NATO nên mở rộng sang cả Cộng hoà Séc, ông đăm chiêu suy nghĩ về việc làm sao để toàn cầu hoá ảnh hưởng đến những người láng giềng của chính ông, và Cộng hoà Séc nói chung.

Kovonda nói: “Tôi thích không khí quốc tế mà chúng ta đang có ở đây, chiến tranh lạnh đã kết thúc và Cộng hoà Séc đang mở rộng cửa hoà nhập vào thế giới,” “Con tôi đi học ở trường mẫu giáo cùng với một bé gái Hàn Quốc và các trẻ nhỏ đến từ Croatia và Bosnia. Tôi mua hàng tạp hoá có nguồn gốc Trung Quốc ở chỗ người bán rau quả góc phố. Tuy nhiên, một điều bỡn cợt là có một số tên Mafia người Ucraina trong toà nhà tiếp theo. Tất cả những người này đều nằm trong thành phố vệ tinh nhỏ của tôi bên ngoài thủ đô Praha. Mối nghi ngờ và điều lo lắng ngày càng lớn lên ở đây đó là việc có ngày càng nhiều người nước ngoài sống bất hợp pháp, làm việc bất hợp pháp, hoạt động kinh doanh bất hợp pháp tại đất nước này - cả ở những vùng hoang vu ở xa thành phố hay chính tại thủ đô Praha. Bạn có sẽ có được cả 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá ở đất nước Cộng hoà Séc ngày nay, và khi chúng tôi đứng ở ngã tư đường của châu Âu, chúng tôi là điểm dừng chân đầu tiên của rất nhiều luồng di cư bất hợp pháp từ Đông sang Tây, biên giới của chúng tôi với nước Đức (hiện nay ít mở rộng hơn). Trên bàn của tôi là một bản báo cáo tối mật về tội ác có tổ chức quốc tế và các hoạt động phạm tội trên đất nước này. Trước đây, dưới chế độ cộng sản, nhiều hoạt động như vậy chưa bao giờ được chấp nhận. Khi các nhà cộng sản lên nắm quyền lực ở đây, mặc dù mất rất nhiều thời gian bạn cũng khó nhận được visa đến đất nước này, còn bây giờ thì bạn thậm chí không cần tới visa để sang đây. Hoạt động buôn lậu linh kiện nguyên tử và nguyên liệu có thể tách ra, là điều nguy hiểm. Nhiều người đã bị phát hiện buôn lậu nguyên liệu có thể tách rời từ nhiều nơi, từ nhiều hướng. Đó là những loại nguy hiểm mà phần đông người dân không biết tới.

Tôi chỉ gật đầu, ngần ngại hỏi tại sao ông nghĩ rằng các nguyên liệu nguy hiểm bị rò rỉ từ đâu và làm sao để giải quyết vấn đề này trong khi không muốn Nga gia nhập NATO.

Tại Nga, Trung Quốc và Nhật Bản, bạn sẽ thấy các nhà lãnh đạo từ thế hệ chiến tranh lạnh cố gắng quản lý thời kỳ quá độ sang kỷ nguyên toàn cầu hoá, và trong nhiều trường hợp họ đơn giản không có các công cụ. Có thể chúng ta phải đợi cái mà Robert Hormats gọi là “thế hệ thiên niên kỷ” - những người đang bước vào thời điểm trong hệ thống toàn cầu hoá- lên nắm quyền lực ở các nước này trước khi xuất hiện một sự thay đổi bền vững. Như lời Hormats: “ Mỗi khi mọi người hỏi tôi “Bằng cách nào anh đã tạo ra sự thay đổi chính trị tại Nga?” Tôi luôn luôn nói với họ rằng đây là một quá trình kéo dài tới 9 tháng và sau đó là 21 năm. Và hiện nay Nga đang ở giữa quá trình đó.”

Đó là điều xảy ra trong lúc đó, trong khi chúng tôi chờ đợi thế hệ mới này, và thật là rắc rối. Trước đó, tôi đã so sánh các công ty và các nước và có rất nhiều điều xung quanh sự so sánh này. Nhưng có một cách mà ở đó các nước sẽ không bao giờ giống như các công ty. Các công ty có thể tăng trưởng, suy thoái, sụp đổ và biến mất. Các nước cũng có thể tăng trưởng, suy thoái và sụp đổ, nhưng rất ít khi biến mất. Thay vào đó, những nước đó sẽ quanh quẩn đâu đây như các nước thất bại. Hãy tưởng tượng nếu IBM phá sản, nhưng nó vẫn có mặt trên thị trường với tất cả những người bán hàng và các nhà quản lý chưa thanh toán, bán linh kiện máy tính trên thị trường chợ đen, tìm cách lừa đảo khách hàng cũ và chứng minh sự liên quan tiếp tục bằng cách đẩy những khó khăn vào bất kỳ điều gì các đối thủ cũ của họ đang làm.

Một lý do mà kỷ nguyên toàn cầu hoá trước năm 1914 bị sụp đổ trong chiến tranh thế giới thứ nhất là thực tế Đế quốc Áo – Hung, một trong những đối thủ chính của hệ thống cân bằng lực lượng châu Âu vào thời điểm đó, đã trải qua một thời kỳ suy thoái quyền lực kéo dài nhưng chậm chạp (quyền lực đó có được trong thời gian từ năm 1909 đến 1914). Đế quốc Áo – Hung hiểu rằng mình đang trượt ra ngoài cuộc đua siêu quyền lực về kinh tế, quân sự và chính trị. Thay vì phải chịu đựng tình trạng này một cách lặng lẽ, đế quốc này đã xử sự giống như tay súng thấy mình đang ở trong tình thế không thể dành chiến thắng trong cuộc chơi poke. Anh ta đá lên cái bàn và bắt đầu nổ súng. Trong trường hợp của đế quốc Áo – Hung, nước này cũng xếp hàng cùng với Đức để loại trừ Serbia trong một cuộc chiến tranh khu vực, và biết rằng điều đó sẽ làm khởi sự một cuộc chiến tranh thế giới với Nga.

Khi Serbia, Albania và Algeria hành động, có thể sẽ gây ra tình trạng hỗn độn, nhưng sẽ không đe doạ tới toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên cái mà chúng ta không biết là điều gì sẽ xảy ra nếu như và khi các nước lớn như Nga, Nhật Bản hay Trung Quốc thất bại trong toàn cầu hoá nhưng vẫn có tiềm lực quân sự từ hệ thống cũ. Vậy liệu những người không thể tạo ra vi mạch có gặp rắc rối hay không?





Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương