Chiếc xe lexus và CÂy oliu


Kinh tế chính trị quốc tế cho kỷ nguyên toàn cầu hoá



tải về 2.25 Mb.
trang23/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24
Kinh tế chính trị quốc tế cho kỷ nguyên toàn cầu hoá

Một lần tôi đã viết một mục báo hư cấu về việc đầu tư trong những năm 90 giống như sau: “Vì vậy tôi đã quyết định thực hiện một kế hoạch đầu tư quốc tế nhỏ. Tôi đã đánh bóng người Đức của tôi và mua một số khế ước đoàn thể Đức. Tôi đã học một chút tiếng Nhật Bản và mua một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nikkei. Tôi nhận được một thông tin nhỏ từ một người chờ trên sàn giao dịch chứng khoán nội địa Hồ Nam, Trung Quốc và mua một vài cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Người môi giới của tôi đã tìm cách bán cho tôi một số trái phiếu chính phủ Libăng, nhưng tôi nói với anh ta rằng tôi đã có giấy dán tường ở cơ quan. Tôi thậm chí đã thực hiện kế hoạch của mình để phục vụ cho công cuộc cải tổ của Nga bằng cách đánh bóng tên tuổi mình trên bản chữ cái kirin và mua một số hoá đơn chữ T của Nga. Tuy nhiên sau tất cả việc đầu tư vào học ngoại ngữ và nghiên cứu nước ngoài của mình, tôi mới đã phát hiện ra rằng đã quên học chỉ 2 chữ tiếng Anh: “Alan Greenspan”. Bởi vì khi Greenspan đột ngột tăng tỷ lệ lãi suất vào giữa những năm 90, làm cho tỷ lệ tăng thêm mà tôi nhận được trên trái phiếu nước ngoài của mình trở nên kém hấp dẫn hơn, thì mọi người đã bắt đầu ồ ạt bán ra các thị trường nước ngoài này và thu tiền về, và tôi đã mất rất nhiều: “Tôi là kẻ cho vay kém. Tôi không làm công việc nhà, tôi chỉ chạy theo lợi nhuận tăng mà thôi. Tôi không biết cái tôi sở hữu khi đầu tư vào các nước này. Và tôi cũng không biết mình đã sở hữu gì khi ra đi.

Năm tháng qua đi tôi đã tỉnh táo hơn đôi chút và trở thành một người cho vay giỏi hơn với số tiền của mình. Tôi bắt đầu thực hiện các kế hoạch đầu tư quốc tế thông qua một quỹ hỗ trợ lẫn nhau chuyên về các thị trường quốc tế và có thể nghiên cứu cẩn thận từng dự án đầu tư. Một thời gian ngắn sau khi nền kinh tế Nga tụt dốc vào tháng 8/98, tôi nhận được một bức thư từ quỹ đó - Tweedy, Browne Global - thông báo rằng lợi nhuận của quỹ giảm sút đôi chút do sự xáo trộn chung trên các thị trường quốc tế xuất phát từ sự thiếu vắng của Nga, nhưng quỹ này lại không bị ảnh hưởng mạnh như nhiều quỹ khác bởi quỹ đã thực sự làm công việc của mình và ở bên ngoài nước Nga. Bức thư của Tweedy nhắc tới nước Nga như sau: “Chúng tôi không thể đầu tư vào các nước với sự ổn định chính trị thấp, không có luật bảo vệ nhà đầu tư, và một đồng tiền kém giá trị chẳng khác gì khăn giấy”. Vâng, bức thư còn đề cập thêm, vào đầu năm 1998, giá trị của thị trường chứng khoán Nga đã tăng gấp 5 lần, nhưng chỉ sau một đêm đã mất đi tới 80% giá trị của nó – “một chuyến đi vòng tròn hoàn toàn”. Hoá ra, Nga chỉ là một nước đi vay xấu. Nước này không hề có hệ thống điều hành và phần mềm, và cuối cùng tất cả mọi thứ mà Nga đưa ra cho các nhà đầu tư là một cuộc dạo chơi vòng tròn từ 0 lên tới 80% và sau đó lại trở lại con số 0.

Tôi kể 2 câu chuyện này bởi vì trong thế giới vi mô, nó đã đoạt được 2 mối đe doạ lớn nhất đối với hệ thống tài chính toàn cầu ngày nay – đó là khủng hoảng xuất phát từ “những kẻ cho vay xấu” và khủng hoảng từ “những kẻ đi vay xấu”. Nếu như bạn luôn có cả những người sử dụng ma tuý và những người bán ma tuý rong, thì trong kinh tế học toàn cầu bạn cũng sẽ luôn luôn có cả những kẻ đi vay xấu, như nước Nga, và những kẻ cho vay xấu, như chính tôi. Câu hỏi kinh tế chính trị quốc tế lớn mà chúng tôi cần giải quyết, đó là: Làm cách nào chúng tôi có thể bình ổn nền kinh tế toàn cầu nào để làm nó ít bị tổn thương hơn đối với cả việc đi vay và cho vay xấu, điều mà ngày nay đã trở nên quá lớn và lan tràn nhanh đến nỗi tác động mạnh tới toàn bộ hệ thống?

Hãy bắt đầu với vấn đề của những người đi vay xấu. Tôi tin rằng toàn cầu hoá đã ủng hộ chúng ta bằng cách phá huỷ nền kinh tế của Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Mehico, Nga và Braxin vào những năm 90, bởi vì nó đã để lại rất nhiều những thói hư và thể chế thối rữa ở các nước tiến hành toàn cầu hoá sớm. Một ví dụ về gia đình tổng thống Suharto tham nhũng và hối lộ ở Indonesia không phải là điều tôi muốn bàn trong cuốn sách này. Chế độ tư bản chí thân ở Hàn Quốc cũng không phải là điều tôi muốn đưa ra trong cuốn sách. Cả những việc làm ám muội trong nội bộ tham nhũng tại Thái Lan cũng vậy. Sớm hay muộn thì tất cả những hệ thống này đều sẽ bị phá vỡ.

Tuy nhiên bây giờ toàn cầu hoá đã giúp cho điều đó xảy ra sớm hơn, và câu hỏi là: Chúng ta làm gì với cơ hội này? Một số người muốn kìm chế quần thể điện tử khỏi việc gia nhập vào các nước này một lần nữa. Những người khác muốn khuyến khích các nước đó áp đặt kiểm soát vốn để ngăn chặn quần thể điện tử. Cả 2 cách tiếp cận này đều đi sai hướng. Quần thể điện tử là nguồn năng lượng của thế kỷ thứ 21. Các nước phải học cách quản lý nó; việc kiềm chế nó là không có hiệu quả, và đóng cửa nó trong thời gian dài sẽ chỉ lấy đi của một đất nước nguồn lực và công nghệ, và kéo dài hơn chủ nghĩa tư bản chí cốt. Do đó, cách tiếp cận kinh tế chính trị quốc tế phù hợp là tập trung củng cố các nước đi vay xấu, để họ có thể trở lại quần thể điện tử và đóng vai trò chống lại hành động không kiểm soát được. Những hành động không kiểm soát được vẫn sẽ xảy ra, và một số nước chắc chắn sẽ bị tổn thương bất công. Tuy nhiên, quần thể điện tử không bao giờ là phi lý không hạn định. Với những một số trường hợp hiếm có, cộng đồng không tháo chạy hay tấn công, các nước có hệ thống tài chính tốt, theo đuổi các chính sách kinh tế hợp lý. Mọi người đề cập tới Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Nga như thể họ đang thực hành môn kinh tế học sách giáo khoa và quần thể điện tử chỉ quyết định tháo chạy vào một ngày nào đó mà chẳng có lý do nào cả. Đây là điều vô lý. Họ buộc phải cam kết vay nợ xấu.

Các nhà kinh tế học và chủ ngân hàng ngày nay sẽ tranh luận về các chi tiết để khôi phục lại một đất nước có nợ xấu và làm cho nó có khả năng chống lại những hành động không kiểm soát được. Và mỗi nước có phần khác nhau. Tuy nhiên, nói chung, cách tiếp cận đều phải bao gồm 4 bước sau:

Bước một là phải đảm bảo cho các nước đi vay xấu rằng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức cho vay tư nhân sẽ sẵn sàng gia hạn các khoản vay hoặc nợ khôi phục để khắc phục với điều kiện – và chỉ với điều kiện đó, thì các nước này mới chấp nhận và chuyển sang các bước 2, 3 và 4.

Bước thứ hai phải là các cam kết đáng tin cậy của nước đi vay nhằm cải thiện hệ thống điều hành kinh tế theo thời gian từ mức DOScapital 1.0 tới 6.0. Điều này rõ ràng đòi hỏi một sự phối hợp nào đó - có sự khác biệt giữa các nước về việc cắt giảm ngân sách, đóng cửa các công ty phá sản, kém hiệu quả và các công ty môi giới tài chính, điều chỉnh tiền tệ, điều chỉnh tỷ lệ lãi suất, thanh toán nợ và sụp đổ các thông lệ của của chủ nghĩa tư bản chí cốt. Mục tiêu của các cải cách này là làm bình ổn đồng tiền của họ và cuối cùng dẫn tới giảm tỷ lệ lãi suất để khuyến khích nhu cầu trong nước và lấy lại lòng tin của quần thể điện tử từ nước ngoài.

Thực tế, bước thứ hai cần bao gồm một giai đoạn để làm cho quần thể điện tử dễ dàng hơn trong việc mua các công ty trong các nền kinh tế yếu kém này. Tôi nhận thấy rằng điểm cuối cùng rất đáng phải bàn cãi. Nó giống như thể tôi đang thử làm cho thế giới rẻ và an toàn để cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, nhưng trên thực tế không phải vậy. Tôi đang cố gắng làm cho thế giới an toàn để toàn cầu hoá và sự thiêu huỷ sáng tạo cần thiết cho chủ nghĩa tư bản - loại trừ các công ty làm ăn thiếu hiệu quả và thay thế chúng bằng những công ty tư bản hoá và quản lý tốt hơn hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp nhất. Tôi không quan tâm tới các khách hàng nước ngoài cho dù đó là Mỹ, Đức, Nhật Bản hay Ấn Độ. Tôi chỉ quan tâm đến các tiêu chuẩn đó và chủ nghĩa tư bản. Bang Arizona đã từng có một hệ thống ngân hàng rất yếu kém. Điều tốt nhất đã từng xảy ra đối với hệ thống ngân hàng của bang Arizona là khi hệ thống ngân hàng giữa các tiểu bang với công nghệ tốt hơn, được quản lý và tư bản hoá cao hơn - từ New York, Chicago và San Francisco – tham gia và mua lại các ngân hàng của bang Arizona. Một lý do quan trọng để Achentina làm ăn tốt hơn so với Braxin trong những năm gần đây là bởi vì một phần lớn trong hệ thống ngân hàng nước này hiện được sở hữu bởi các ngân hàng quốc tế danh tiếng nhất.

Có được quần thể điện tử trở lại nước bạn - với sự tự tin vào đầu tư vốn dài hạn, chuyển nhượng công nghệ và đưa ra cách thức quản lý cắt giảm chi phí cho các nhà máy – là một trong những cách hiệu quả và nhanh nhất để xây dựng một hệ thống điều hành địa phương tốt hơn. Và, thẳng thắn mà nói, sự lo ngại quần thể điện tử một lần nữa mất đi là một trong những nguồn nguyên tắc trong dài hạn tốt nhất để duy trì một nước thường xuyên cải thiện phần mềm và các hệ thống điều hành của mình.

Bước thứ 3 là thuyết phục các nước đó cải cách không chỉ ở các hệ thống điều hành mà còn ở các hệ thống chính trị của mình - để kiềm chế tham nhũng và các gian lận thuế quan, đồng thời cải cách phần mềm theo bộ luật, như vậy, khi những biện pháp thắt lưng buộc bụng xuất hiện, mọi người sẽ có ý nghĩ rằng có sự công bằng cơ bản nào đó đối với quá trình cải tổ.

Bước thứ 4 phải là một cam kết được sử dụng một phần của IMF, hay các nguồn viện trợ khác nhằm duy trì các mạng lưới cổ động xây dựng an toàn xã hội tối thiểu ở những nước trên và cung cấp việc làm cho một bộ phận người thất nghiệp. Các mạng lưới xây dựng an toàn xã hội tối thiểu thường là những thứ đầu tiên bị xé nhỏ trong bất kỳ một chương trình cứu trợ nào. Các nhà băng quốc tế, những người chỉ có xu hướng tập trung vào việc ngăn chặn lỗi ở ngân hàng trên các nước khác mà không lo ngại về sự suy thoái của chính mình, bỏ qua vấn đề về mạng lưới an toàn khi nó xuất hiện để giúp đỡ những nước đi vay xấu. Đây là sự xỉ nhục. Bởi vì vào cuối ngày thì cuộc khủng hoảng thực sự tại các nước đi vay xấu này – và mối đe doạ thực sự mà họ đặt ra đối với hệ thống toàn cầu – đó không phải là kinh tế, mà là chính trị.

Đây là lý do tại sao: khi phơi bày những tục tập lạc hậu ở các nước đi vay xấu, toàn cầu hoá không chỉ làm các nhà tư bản nối khố của họ quỵ ngã mà còn áp chế rất nhiều kẻ yếu - những người chỉ biết tới làm việc chăm chỉ, chơi theo các quy luật của hệ thống và giả định mọi thứ đều tốt đẹp. Họ không biết rằng đất nước của mình đã rơi vào vực sâu sai trái. Tuy nhiên khi sàn nhà bị sập xuống, tại Nga, Thái Lan, Indonesia và Braxin, toàn cầu hoá lại dẫn tới tình trạng ngừng sản xuất, thất nghiệp, giải lạm phát, thu hẹp tài chính và các khoản thu nhập thực bị sụp đổ. Đó là lý do tại sao việc duy trì một số mạng lưới an toàn và các chương trình việc làm trong suốt giai đoạn phục hồi là điều chủ chốt. Nếu không có việc làm và không có mạng lưới an toàn, thì cũng không có cách nào để một chính phủ có thể mua được sự kiên trì cần thiết cho các chính sách cải tổ để nắm giữ và đưa một đất nước đi vay xấu sang con đường tăng trưởng bền vững.

Nếu có nhiều người người bắt đầu chết đói ở các nước lớn, thì lãnh đạo của họ sẽ bị thúc giục lựa chọn ra ngoài hệ thống, xây dựng các bức tường bảo vệ và cam kết các chính sách mất đi cạnh tranh bằng cách “ngửa tay xin các nước láng giềng” – ngay cả khi những biện pháp đó không có ý nghĩa trong dài hạn. Đó là các loại chính sách khiến cho đại suy thoái càng “lớn” và đưa chúng ta vào thế chiến thứ II.


Một loại khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác cũng có thể đe doạ toàn bộ hệ thống là khủng hoảng của những tổ chức cho vay xấu - từ các ngân hàng cho tới các quỹ chung rồi tới các quỹ phòng ngừa rủi ro – nơi có thể cho vay một lượng tiền lớn cho rất nhiều đối tượng tại quá nhiều địa điểm đến nỗi mà khi cam kết cho khoản vay thiếu thận trọng trên một quy mô lớn, và sau đó đột ngột tìm cách nhận tiền về, chúng có khả năng gây ra huỷ hoại nghiêm trọng cho cả 2 nền kinh tế tốt và xấu. Không giống như việc đi vay xấu, điều đặt ra một lời đe doạ chính trị đầu tiên đối với hệ thống, thì việc cho vay xấu trên một quy mô toàn cầu lại đặt ra một mối đe doạ tài chính thực sự đối với hệ thống.

Cho vay xấu xuất hiện dưới nhiều dạng. Tôi là người cho vay xấu khi đầu tư vào các thị trường mới nổi mà không có thông tin về các nước này thực sự hoạt động ra sao. Một vài trong số những tổ chức cho vay xấu nhất trong những năm gần đây đều là những ngân hàng lớn. Một trong những người bạn của tôi - làm việc tại thị trường chứng khoán Hồng Kông đã từng nhận xét rằng trong thời điểm đỉnh cao của bùng nổ kinh tế châu Á đầu những năm 90, ngân hàng Dresner (Đức) đang nói với giám đốc công ty tại châu Á một cách khá thẳng thừng: “Cho vay, cho vay, cho vay, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thị phần”. Các ngân hàng kiếm tiền thông qua việc cho vay, và từng ngân hàng giả định rằng châu Á là thị trường béo bở và dễ tính, do đó mỗi ngân hàng không muốn đánh mất thị phần vào tay những đối thủ khác. Vì vậy, họ tìm cách cho vay ra càng nhiều càng tốt, giống những kẻ buôn ma tuý. Khẩu hiệu của họ dành cho thế giới đang phát triển là: “Đó là tôi, thằng nhóc. Chỉ đưa ra một chút trong số tiền này. Khoản vay đầu tiên là miễn phí”. Đó là lý do tại sao vào đầu năm 1999, thậm chí sau các cuộc khủng hoảng tại khu vực Đông Nam Á rồi đến Nga, các nước đang phát triển vẫn còn nợ 500 ngân hàng hàng đầu từ 30 quốc gia dân chủ công nghiệp hoá lớn nhất tới 2,4 nghìn tỷ USD. Có rất nhiều động lực để các ngân hàng tham gia vào các thị trường đang phát triển.

Một dạng khác của cho vay xấu là khi các ngân hàng cho các quỹ phòng ngừa rủi ro vay hàng triệu đôla để họ có thể “bẩy” được những thương vụ đầu cơ mình. Các quỹ phòng ngừa rủi ro huy động được 1 USD từ các nhà đầu tư, vay thêm 9 triệu USD từ các ngân hàng, và sau đó sử dụng khoản tiền đó để mở rộng từng khoản đặt cược trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh và tiền tệ trên khắp thế giới. Nói chung, không có gì sai trái với đòn bẩy. Hình thức cầm cố nhà ở đặc trưng là đòn bẩy. Bạn muốn mọi người tận dụng đòn bẩy đòn bẩy. Bạn muốn mọi người gánh chịu rủi ro - thậm chí cả những rủi ro điên rồ nhất. Đây là cách mà các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệp huy động vốn, và khi đó họ có thể bị phá sản hoặc trở thành những tập đoàn lớn như Microsoft. Điều nguy hiểm với đòn bẩy xuất phát từ thực tế là số tiền chuyển tới các quỹ phòng ngừa rủi ro hay các thị trường mới nổi ngày nay là quá lớn, và hệ thống ngày nay quá xuyên suốt và hội nhập đến mức mà khi những tập đoàn lớn gánh chịu rủi ro, như tổ chức Quản lý vốn dài hạn – mắc những lỗi lớn thì chúng có thể gây mất ổn định tới tất cả mọi người.

Và đó là lý do tại sao kể từ cuộc khủng hoảng đồng peso Mehico năm 1994-95, tác động của nó đối với hệ thống của từng cuộc khủng hoảng cho vay toàn cầu trong những năm 90 – và khối lượng tiền mà các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế huy động được nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lan truyền đômino – ngày càng lớn dần sau mỗi lần. Đây là một xu hướng rất nguy hiểm.

Vì vậy bây giờ chúng ta có thể hiểu rõ về vấn đề cho vay xấu. Chúng ta muốn có đòn bẩy trong hệ thống. Chúng ta muốn các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên chúng ta muốn giảm ảnh hưởng của bất kỳ một cá nhân, ngân hàng, quỹ phòng ngừa rủi ro, đất nước hay một nhóm các nhà đầu tư trong việc gây áp lực làm tất cả các quân cờ đômino đổ sụp xuống. Câu hỏi là: Làm thế nào?

Có rất nhiều những kiến trúc sư về kinh tế chính trị quốc tế tương lai, làm cho những đề xuất về việc làm sao họ có thể tái tạo lại thế giới để giải quyết vấn đề này. Theo Henry Kissinger, các nước cần phối hợp với nhau để tìm ra một cách chế ngự các thị trường này. Một số nhà kinh tế học cho rằng chúng ta cần ném một ít cát vào bánh răng của hệ thống - bằng đánh thuế đối với những giao dịch tiền tệ nhất định hoặc khuyến khích các chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn hạn chế. Một số dạng thị trường cho thấy chúng ta cần có một ngân hàng trung ương toàn cầu để điều hành nền kinh tế toàn cầu theo cách mà Cục dự trữ liên bang Mỹ kiểm soát nền kinh tế của họ. Vẫn còn nhiều dạng thị trường khác mà chúng ta cần phải áp đặt hạn chế về số lượng tiền các ngân hàng có thể cho vay.

Quan điểm của tôi là không có ý kiến nào trong những ý kiến trên nên được thực hiện sớm vào bất kỳ một thời điểm nào, và nhiều ý kiến trong đó chẳng hơn gì một luồng không khí nóng, thường được đề xuất bởi những kẻ không biết tới sự khác biệt giữa một quỹ phòng ngừa rủi ro và một con nhím.

Hãy để tôi đưa ra một cách tiếp cận thực tế hơn. Để bắt đầu, chúng ta cần hành động một cách chậm rãi và khiêm nhường. Theo cách đó, có nghĩa là chúng ta phải hiểu rằng hệ thống kinh tế toàn cầu ngày nay vẫn còn quá mới mẻ và quá nhanh đến nỗi ngay cả những đầu óc khôn ngoan nhất cũng không thể hiểu đầy đủ về cách thức nó hoạt động và những những gì xảy ra khi bạn kéo một đòn bẩy ở đây hay quay đĩa số ở kia. Alan Greenspan là một học giả lâu đời về tài chính quốc tế, đồng thời là một trong những người thực hiện quan trọng nhất ngày nay, nhưng khi tôi hỏi ông ta vào tháng 12/1998 về hệ thống tài chính toàn cầu hoá của ngày nay, ông ta đã nói với tôi một lời nhận định chính thức hiếm hoi. Đó là: “Tôi đã hiểu được rất nhiều trong 12 tháng cuối cùng về cách hệ thống tài chính quốc tế mới này hoạt động còn nhiều hơn 20 năm trước đây”.

Đối với những người đã đề xuất rằng chúng ta nên đặt một chút “cát vào bánh răng” trong nền kinh tế toàn cầu này để làm chậm tốc độ của nó, thì câu trả lời của tôi sẽ là, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều đó là thông minh khi bạn vừa mới biết các bánh răng ở đâu. Nếu bạn để cát vào bánh răng của một chiếc máy chạy nhanh, được bôi trơn, làm bằng thép không gỉ, thì chiếc máy đó sẽ không bị giảm tốc độ. Nó có thể từ từ dừng lại phát ra những tiếng kêu. Và, bạn để cát ở đâu khi bạn làm việc với một giám đốc quỹ đang ngồi tại bang Connecticut sử dụng một chiếc điện thoại di động, một modem tốc độ cao và truy cập Internet để đầu tư ở Braxin thông qua một ngân hàng chỉ định ở nước ngoài tại Panama? Thật khó để bỏ cát vào trong một con vi mạch, chứ đừng nói tới trong một khoảng trống điều khiển. Hơn nữa, vào phút mà bạn bắt đầu đánh thuế đối với các giao dịch tiền tệ, thì các ngân hàng và quỹ phòng ngừa rủi ro sẽ rời khỏi Mỹ tới đảo Grand Cayman, nơi lúc đó là trung tâm ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới. (Ngẫu nhiên là, tập đoàn Quản lý vốn dài hạn, được điều hành từ bang Connecticut, nhưng lại được thuê trụ sở ở đảo Grand Gayman). Đối với những người đề xuất giảm khối lượng tiền mà các ngân hàng cho các quỹ phòng ngừa rủi ro hay các thị trường mới nổi vay, tôi chỉ muốn nói rằng kinh doanh ngân hàng Mỹ là một trong những lĩnh vực được vận động và có quyền lực nhất ở Washington, và những ngân hàng này sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ hạn chế cho vay mới nào, không chỉ là việc họ bị mất tiền hoặc thu được quá nhiều lợi nhuận. Vậy thì, khi đó, các nước nên áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, để dòng tiền nóng này không thể vào và ra quá nhanh. Như nhà kinh tế học Lester C.Thurow thuộc viện công nghệ Masachusetts (MIT) chỉ ra, Trung Quốc ngày nay có các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ và vào năm 1998, các ngân hàng, cá nhân và công ty Trung Quốc đã phải nỗ lực để né tránh những biện pháp kiểm soát này và đưa hàng tỷ đôla ra ngoài thị trường nội địa Trung Quốc - với việc sử dụng nhiều mưu mẹo khác nhau - để họ có thể sử dụng số tiền đó ở nước ngoài và ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nếu như một chế độ độc đoán như Trung Quốc không thể áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn một cách hiệu quả, thì bạn nghĩ thế nào về hậu quả khi Braxin sẽ làm điều đó? Cuối cùng, giải pháp vẫn là mở ra một ngân hàng trung ương toàn cầu- giống như cục dự trữ liên bang Mỹ cho cả thế giới. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng không thể xảy ra một sớm một chiều – không đơn thuần như việc chúng ta sống ở 200 nước khác nhau với 200 chính phủ khác nhau.

Vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta không có giải pháp nào để giải quyết nó hay sao? Không phải vậy. Một tin tốt lành là ngay sau cuộc khủng hoảng 1998-99, thị trường, mặc dù không hề có bất kỳ quy định mới hay cát trong bánh răng, lại vẫn có thể tự đưa mình vào luật lệ một cách rất chặt chẽ. Bạn có thể thấy những tín hiệu đó ở khắp mọi nơi. Các giám đốc điều hành của một số ngân hàng lớn nhất thế giới, Barclays PLC, BankAmerica, Ngân hàng Thuỵ Sĩ - đều bị thay thế vào năm 1998, sau khi các ngân hàng trên đăng ký một khoản lỗ lớn từ hoạt động giao dịch và cho vay trên các thị trường mới nổi rủi ro cao. Kết quả là Bankers Trusts – lỗ tới 500 triệu USD trong quý IV/1998, chủ yếu làm ăn với Nga, đã mất đi sự độc lập của mình. Sau đó ngân hàng Deutsche đã mua lại Banker Trusts.

Sau các bước đầu này, tất cả các ngân hàng lớn đã hạn chế đòn bẩy, dỡ bỏ những giám đốc quỹ đã đi quá giới hạn, yêu cầu có sự minh bạch hơn từ phía mình cho tới những người mà họ vẫn đang cho vay, xem xét thận trọng hơn không chỉ các số liệu về cán cân thanh toán của các thị trường mới nổi mà còn là các hệ thống điều hành, các hệ thống luật pháp và phần mềm chung. Nói cách khác, nếu không có bất kỳ bộ luật hay quy định mới nào được thông qua, thì tức là mọi người trong hệ thống đang chịu vấn đề quản lý rủi ro nghiêm ngặt hơn. Các ngân hàng đã bắt đầu yêu cầu các giám đốc quỹ thường xuyên hơn: “Điều gì là bản chất của bạn, và tôi sẽ bị tổn thương tới mức nào khi là người cho vay của bạn trong trường hợp xấu nhất?” Các nhà đầu tư cũng đã bắt đầu yêu cầu các giám đốc quỹ thường xuyên hơn:” Bạn cho rằng đâu là những rủi ro lớn nhất đối với cả 2 chúng ta, và làm sao chúng ta được bảo vệ?”. Và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tài chính Mỹ và các giám đốc quỹ đều đã bắt đầu kêu gọi các thị trường mới nổi ngày càng nhiều hơn: “Các bạn đang làm gì để cải thiện hệ thống tài chính và giám sát quản lý của mình?” và “Thế nào là những dòng tiền tư nhân và nhà nước ra vào nước bạn? Tôi muốn biết điều đó một cách thường xuyên và vào một thời điểm có lợi nhất.

Ít nhất, các giám đốc quỹ biết điều cho tương lai gần, nếu họ sẽ tiếp tục tăng vốn lên, họ sẽ phải mở rộng cửa hơn đối với cả các nhà đầu tư lẫn các ngân hàng của mình. Tôi biết một giám đốc của quỹ phòng ngừa rủi ro tại Luân Đôn – vào giữa cuộc khủng hoảng năm 1998 ông này đã thông báo với khách hàng rằng ông ta đã tạo lập được một website. Website này sẽ chỉ được truy cập vào khi khách hàng có một mật khẩu, nhưng khi đã truy cập được rồi, bạn sẽ nhìn thấy, mọi thị trường mà quỹ phòng ngừa rủi ro này đã đầu tư theo thời gian thực tế, theo ngày, mức độ nó tạo ra đòn bẩy và tình trạng của từng dự án đầu tư ra sao. Giám đốc quỹ phòng ngừa rủi ro này đã nói với tôi: “Bây giờ tôi biết rằng nếu tôi thu hút thêm đầu tư, tôi phải cung cấp những chứng cứ minh bạch hơn. Có rất nhiều đòn bẩy xuất phát từ việc các ngân hàng bỏ tiền ra nhưng lại không biết rằng các ngân hàng khác cũng đang đầu tư tiền vào đúng thời điểm đó. Trong trường hợp này, các ngân hàng đó chẳng khác nào những thằng ngốc. Tôi sẽ lấy một ví dụ tương tự mà 20 chủ ngân hàng khác nhau mỗi ngày đầu tư vào một nơi cùng một thời điểm mà họ không hề hay biết. Hàng ngày, tôi đều đi vay tiền từ các quỹ, vì vậy các ngân hàng này sẽ phải yêu cầu vào cuối những phiên giao dịch để biết tổng số tiền vay của tôi là bao nhiêu. Tôi đã thấy việc đó bắt đầu xảy ra. Các ngân hàng hiện nay nói rằng: “Tôi không quan tâm anh vay ở đâu, nhưng tôi muốn biết số tiền tôi cho anh vay có khớp với tổng số tiền vay của anh hay không”.

Tôi cho rằng giải pháp thực tế duy nhất là phải tìm ra một cách để nắm lấy hướng tiếp cận nhanh nhạy này và phát triển nó trong tương lai, cho đến ngày mà một hệ thống quản lý tài chính toàn cầu mới nào đó được xây dựng lên. Nếu như mọi người từ IMF tới Merill Lynch rồi tới cô Bey của tôi đều chỉ cần hỏi những câu hỏi này thường xuyên hơn, và tiếp tục hỏi thêm, chúng ta đã có cơ hội ngăn chặn được 2 trong số 5 cuộc khủng hoảng tiếp theo và hạn chế tác động của một trong số 5 cuộc khủng hoảng đó. Không có sự kiềm chế nào lớn hơn đối với hành vi của con người là để những người khác theo dõi chính xác cái mà bạn làm.

“Điều bạn đang cố gắng làm là tránh những thứ quá mức có thể dẫn tới nhiều rủi ro ảnh hưởng không chỉ tới người gây ra lỗi mà còn cả những người ngoài cuộc vô tội”. Đó là lời nhận xét của ông William J.McDonough - chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York – nơi đã đứng ra cứu nguy cho Quỹ quản lý vốn dài hạn của chủ các ngân hàng và nhà đầu tư. “Vấn đề chính là có và chia xẻ thông tin. Nếu chúng ta có dòng thông tin – và đôi lúc đó chỉ là một việc hỏi thêm vài câu hỏi – thì chúng ta có thể nói với các ngân hàng mà chúng ta điều hành rằng quỹ này hay quỹ kia đang trở nên quá lớn và bạn cũng là nguyên nhân làm cho nó lớn như vậy”.

Tôi nhận ra điều này dường như không quá khiêu gợi – kêu gọi mọi người trong hệ thống trở thành người điều chỉnh tốt hơn, một nhà đầu tư thông thái hơn cũng như một chủ ngân hàng và người cho vay khôn ngoan hơn đôi chút. Nhưng đã đến lúc chúng ta phải dừng trò lừa phỉnh chính chúng ta. Sẽ không thể tồn tại một ngân hàng trung ương toàn cầu trong một thời gian dài. Và trong một thế giới gồm các hệ thống, các Siêu thị và các cá nhân nắm quyền lực siêu phàm - gồm có các nhà đầu tư có quyền lực siêu phàm, có một vài thứ mà các chính phủ không thể ngăn chặn và một số lực lượng mà chính phủ không thể kiểm soát hoàn toàn. Do đó, chúng ta phải hợp tác với các tổ chức chúng ta có. Rõ ràng là khi thị trường áp đặt dạng kỷ luật này lên chính nó và các nhà điều chỉnh nhận nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc, với sự giám sát nghiêm ngặt của IMF, họ có thể có ảnh hưởng hạn chế, và ít nhất là kìm chế một số đòn bẩy vượt quá mức có nguy cơ đe doạ tới toàn bộ hệ thống.

Bạn không thể hy vọng nhiều điều hơn thế. Các thị trường ngày nay quá lớn, quá đa dạng, với sự xuất hiện của Internet, quá nhanh chóng đển nỗi mà chúng ta có thể không bao giờ vượt được ra ngoài khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ là quy phạm trong kỷ nguyên sắp tới. Với tốc độ thay đổi đang diễn ra hôm nay, và với quá nhiều nước đang trong những giai đoạn điều chỉnh khác nhau đối với hệ thống toàn cầu hoá mới này, thì các cuộc khủng hoảng sẽ mang tính chất địa phương. Vì vậy, độc giả thân mến, hãy để tôi đưa cho bạn một lời khuyên: Hãy thắt chặt đai ghế và để ghế ra sau lưng và để bàn vào một vị trí cố định và vuông góc. Bởi vì cả những vụ nổ và tiếng động đều sẽ đến nhanh hơn. Hãy làm quen với nó, và cố gắng đảm bảo rằng đòn bẩy trong hệ thống không trở nên quá lớn tại bất kỳ một khu vực nào có thể làm cho toàn bộ hệ thống nổ tung hay gây ra tiếng động. Bất kỳ ai nói với bạn rằng họ có một kế hoạch loại trừ tất cả các cuộc khủng hoảng này chỉ là việc giễu cợt bạn. Trên thực tế, khi bạn đang đọc những dòng chữ này, thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới lại đang nảy sinh ở đâu đó.

Hãy liên tưởng tới việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu ngày nay như việc lái một chiếc xe đua công thức I, loại xe mà mỗi năm tốc độ của nó ngày càng cao hơn. Một ai đó luôn luôn va vào tường và đâm sầm vào đó, nhất là đối với những người lái xe mà chỉ vài năm trước họ mới cưỡi lừa. Bạn có 2 sự lựa chọn. Bạn có thể đưa ra lệnh cấm đua công thức I. Khi đó sẽ không còn bất kỳ trường hợp đụng xe nào. Nhưng cũng chẳng có được tiến bộ nào. Hoặc bạn có thể làm mọi thứ để giảm tác động của từng vụ nổ bằng cách nâng cấp trang thiết bị trong cuộc đua. Có nghĩa là, bạn có thể chắc chắn rằng ở đó luôn có một xe cứu thương bên bạn, với một nhóm cứu hộ được đào tạo tốt và rất nhiều máu với nhiều loại khác nhau. (Thị trường tương đương của nó là IMF, khối G-7 và các ngân hàng trung ương lớn thế giới, trong trường hợp khẩn cấp, có thể phải đưa vốn vào các thị trường để ngăn chặn tình trạng tan chảy ảnh hưởng tới hệ thống.) Vào đúng lúc đó, bạn có thể củng cố để từng chiếc xe công thức I khoẻ hơn. (Thị trường tương đương của điều này đang buộc mọi nhà đầu tư khi muốn đưa tiền vào một thị trường mới nổi cần xác định liệu thị trường đó có đang triển khai hệ thống điều hành và phần mềm nhằm phân bổ vốn đầu tư và tạo thu nhập cần thiết cho những tổ chức cho vay một cách hợp lý hay không.) Bạn có thể tập trung vào đào tạo người lái xe tốt hơn. (Thị trường tương đương của điều này là đảm bảo rằng IMF, các nhà đầu tư và ngân hàng đang liên tục thúc ép đòi chính xác hơn, đang phát triển và và nơi nguồn vốn, đặc biệt là các quỹ ngắn hạn đang đổ vào). Và cuối cùng bạn nên đặt càng nhiều kiện cỏ khô xung quanh con đường càng tốt để phòng trường hợp một chiếc xe vượt ra ngoài tầm kiểm soát – và cảnh báo với lái xe rằng họ chạm vào cỏ khô cũng gần như đã chạm vào tường. Nhưng bạn không muốn sử dụng quá nhiều kiện cỏ khô đến nỗi có thể gây ảnh hưởng tới cuộc đua. (Thị trường tương đương của nó là quy định thận trọng của ngân hàng và tổ chức tài chính, những cái ngắt mạch và chuông báo động để phát hiện và làm dịu vấn đề càng sớm càng tốt.)

Nếu bạn không muốn làm tất cả những điều này, thì bạn nên rời xa cuộc đua công thức I và trở thành một người chạy bộ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, bởi vì khi là một người chạy bộ trên thế giới, bạn sẽ bị một chiếc xe công thức I vượt qua.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương