Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang16/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   24

Sự tụt hậu



Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (DWEF) hàng năm được xem là nơi có thể giúp bạn tìm hiểu về vấn đề toàn cầu. Cứ tháng hai hàng năm, các quan chức từ nhiều nước tụ tập tại vùng núi Thụy Điển để tổ chức và bàn luận về vấn đề toàn cầu hóa. Cuộc họp mặt chủ yếu bao gồm các nhà tư bản công nghiệp, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế, công nghệ và những nhà khoa học xã hội hàng đầu thế giới từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi năm lại có một hoặc hai nhân vật điển hình thực hiện khơi mào chủ đề mới, lúc thì là vua kinh tế Trung Quốc, Chu Dung Cơ, lúc thì là Yasser Arafat, Yitzhak Rabin và Shimon Peres; hoặc có lúc là các nhà cải tổ người Nga, cũng có khi là các nhà lãnh đạo kinh tế khu vực Châu Á. Năm 1995, ngôi sao của diễn đàn này là Soros, một nhà tỷ phú tư bản tài chính. Tôi biết được điều này bởi tôi được mời tới tham dự một cuộc họp báo. Tại cuộc họp báo này, nhiều đại diện thuộc các tổ chức thế giới đã phỏng vấn Soros cứ như thể ông là một vị tổng thống của một siêu cường quốc. Và dường như Soros cũng nghĩ như vậy. Nhiều phóng viên của Reuters, Bloomberg, AP – Dow Jones, hay các thời báo như New York Times, Washington Post, Times of London và thời báo Tài chính, đã phỏng vấn Soros về cách nhìn nhận đối với những vấn đề kinh tế của Mehico, Nga, Nhật Bản và của toàn bộ thế giới. Lập tức ngay sau đó, các nhà báo chạy nhanh ra khỏi phòng và truyền mọi thông tin đã thu nhận được qua điện thoại. Sau đó, những ý kiến của ông đều được đưa lên trang nhất của tờ báo “Diễn đàn thông tin thế giới” và ngày hôm sau xuất hiện trên rất nhiều tạp chí khác.


Khi được chứng kiến cảnh đó, tôi cảm thấy như đang chứng kiến một thời kỳ chuyển tiếp quan trọng. Soros chính là hiện thân của Quần thể Điện tử. Ông thực sự là một con bò đầu đàn. Và đến lúc này mọi người thực sự nhận ra Quần thể Điện tử đang thay thế Liên Bang Nga và đóng vai trò như một siêu cường quốc trong khi trên thế giới chỉ tồn tại hai siêu cường quốc. Vài năm trước đó, Soros đưa ra một bài kinh tế gây sửng sốt với thủ tướng Anh John Major. John Major nghĩ rằng đồng bảng Anh thực sự có giá trị trong khi Soros thì không nghĩ vậy. Tháng 9 năm 1992, Soros đã lãnh đạo Quần thể Điện tử, ép đồng bảng Anh giảm xuống mức hợp lý. John Major đã chế giễu, phản đối Soros nhưng cuối cùng vẫn phải đầu hàng bằng việc giảm 12% giá trị đồng bảng Anh. Soros đã chiến thắng dễ dàng với lợi nhuận 1 tỷ USD trong vòng hai tháng làm việc. Đã đến lúc tạm biệt Liên Bang Xô viết để chào đón Quần thể Điện tử.

Chứng kiến thành quả của Soros đầu tiên quả là tuyệt vời, tôi quay trở lại Davos háo hức xem ai là ngôi sao năm 1996. Một điều ngạc nhiên là trong năm nay không còn ai quan tâm đến Soros. Dường như ông đã bị lãng quên. Điều gì đã khiến như vậy và ai là ngôi sao của năm 1996? Người đó không ai khác chính là Gennadi A. Zyuganov, bí thư Đảng cộng sản Nga.

Diễn đàn Davos là hội nghị tư bản tối cao. Làm sao Gennadi A. Zyuganov, con khủng long kỷ Jura của cuộc chiến tranh lạnh, lại có thể trở thành ngôi sao ở đây được. Một lý do đơn giản là bởi những tinh tuý thương mại và chính trị giờ đây đã được thấm nhuần trong Davos và những người có sức mạnh phi thường như vậy có thể tạo ra một thế lực phản đối đầy uy quyền ở một số giới. Như trong thời điểm này, Gennadi A. Zyuganov đã thực sự đánh bại Boris Yeltsin để trở thành tổng thống Nga, và như vậy sức mạnh của phe đối lập đã thực sự có thế lực ở một quốc gia lớn. Do đó tất cả những uỷ viên ban quản trị tại Davos đều muốn nói chuyện với Gennadi A. Zyuganov – “con thú của phe đối lập” – và tìm hiểu ông sẽ làm gì với đất đai, ngân sách của Nga và việc hoán đổi đồng Rúp với đồng đô la Mỹ. Tôi cũng là người phỏng vấn ông lúc bấy giờ và thực sự ông chưa có định hướng gì cả. Dường như ông đã tốn rất nhiều thời gian trong việc tìm tòi tinh hoa của thương mại miền Tây. Giống như ý thức hệ chống lại toàn cầu hoá, Gennadi A. Zyuganov có nhiều quan điểm hơn là những chương trình có thể hoạt động, những ý tưởng làm thế nào để phân bổ lợi nhuận hơn là việc làm thế nào để tạo ra lợi nhuận.

Kể từ đó đến nay, thế lực chống toàn cầu hoá đã xuất hiện và lan rộng. Phản ứng của thế lực này như thế nào khi nó được đặt trong hệ thống toàn cầu hoá, nơi mà họ bị ép buộc trong một chiếc “áo jacket vàng cứng nhắc". Nhiều người không thích "chiếc áo" này vì họ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Ho lo lắng sẽ không có tài nguyên và kỹ năng về tri thức để phát triển "chiếc áo" này và thậm chí họ còn muốn "bòn rút vàng" của nó. Một số người phẫn nộ bởi nó tạo ra khoảng cách về thu nhập hay gây áp lực cho mọi công việc bao gồm cả công việc có mức lương cao và công việc cho thu nhập thấp. Một số khác cho rằng, "chiếc áo" này làm cho lớp trẻ xa lánh văn hoá truyền thống và những cây ô liu. Ngoài ra, nó còn gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Họ cho rằng việc áp dụng tiêu chuẩn DOS capital 6.0 với quốc gia của họ quả là một điều khó khăn.

Tuy nhiên, đây là phản ứng hay nỗi lo âu khi xuất hiện một hệ thống mới với những đòi hỏi chấp nhận nó. Mỗi quốc gia có hình thức và đặc tính đối lập toàn cầu hoá khác nhau. Trong chương này, tác giả muốn đề cập đến những hình thức, đặc tính khác nhau của phe chống đối toàn cầu hoá. Ngoài ra, chương này còn đề cập đến cách kết hợp của chúng để có thể tạo ra một cơn lốc chống thống toàn cầu hoá, với hi vọng một ngày nào đó, nó đủ mạnh để làm mất đi sự ổn định của hệ thống toàn cầu hoá.

Như đã đề cập, mùa hè năm 1998, tôi tới Brazil cùng với tổ chức bảo tồn thế giới (CI). Tổ chức này đã kết hợp với những người ở gần thị trấn của Una xây dựng một khu vực kinh tế tại khu rừng mưa Atlantic (ARF) nhằm tạo ra một ngành du lịch giải quyết việc làm cho người dân ở đây để họ có thể mưu sinh mà không chặt phá rừng nữa. CI đã mời Dejair Birsehner, thị trưởng của Una, 48 tuổi, tham gia hướng dẫn và giải thích việc chặt phá rừng đang tác động đến thị trấn này ra sao. Dejair Birsehner thuộc dòng họ Paul Bunyan, cha và ông nội của ông đều là những người tiều phu nhưng giờ đây nhờ các nhà môi trường học ông không còn làm công việc kế truyền này nữa. Khi dạo qua khu rừng mưa, Dejair Birsehner đã vỗ nhẹ từng thân cây một. Ông thông thạo các loại cây với cái từng loại tên trong khu rừng này. Sau khi đi dạo, chúng tôi dừng lại bên chiếc bàn được đặt gần cuối khu rừng và nói chuyện về những thách thức sắp tới. Ông cho biết những người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào việc chặt cây, đốn củi. Thành phố này chưa chuẩn bị đón nhận cuộc sống mà không đốn củi. Nói chuyện khoảng 30 phút, tôi cảm ơn ông về việc phỏng vấn và khi tôi cất máy tính, ông chợt nói:”Bây giờ tôi muốn hỏi anh một số điều”.

“Rất sẵn lòng”, tôi đáp, “ông có thể hỏi tôi bất thứ điều gì ông muốn”

Ngài thị trưởng nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi: "Liệu chúng tôi có tương lai không?”

Câu hỏi làm lòng tôi quặn đau. Nước mắt tôi trực tuôn trào bởi ánh mắt của ông. Tôi hiểu rõ ý nghĩa điều đó: “Người dân của tôi không thể sống phụ thuộc vào rừng thêm một phút nào nữa và chúng tôi cũng chưa được trang bị để đón nhận cuộc sống với máy tính. Ông và cha tôi đã kiếm sống bằng nghề đốn củi và con cháu tôi phải tạo dựng cuộc sống với Internet. Nhưng để được như vậy chúng tôi phải làm gì bây giờ?”

Tôi cố gắng giải thích rằng ông và người dân của ông sẽ có tương lai tốt đẹp nhưng họ cũng cần chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên tri thức nhiều hơn, bắt đầu với việc tập trung đào tạo tốt lớp trẻ. Ngài thị trưởng lắng nghe, gật gù, cảm ơn tôi và sau đó bước lên xe. Khi thị trưởng rời đi, tôi liền lôi ngay người phiên dịch về một phía và hỏi xem ngài Thị trưởng nghĩ gì về câu trả lời của mình.

Bước ra xe một lúc và quay lại, anh ta nói ngài thị trưởng chỉ muốn tôi lưu ý một số vấn đề mà ông đã ám chỉ trong cuộc phỏng vấn. Khi đến cơ quan vào mỗi buổi sáng, có 200 người chờ ông để hỏi về công việc, nhà cửa và lương thực không kể những người chặt củi ngoài khác đang đe doạ cuộc sống của ông. Nếu ông không cấp đủ công việc, nhà cửa và lương thực, họ sẽ chặt phá rừng. Không biết ông có thể duy trì được bao lâu.

“Ông ấy chỉ muốn anh hiểu được điều đó ”. Người phiên dịch nói. Thị trưởng Birschner đại diện cho hầu hết các thế hệ con người trên thế giới ngày này cảm thấy sợ hãi toàn cầu hoá vì nghĩ rằng họ không đủ kỹ năng và năng lượng để phù hợp với thế giới như vậy. Tôi gọi họ là những “con rùa”. Tại sao ư? Bởi những nhà thầu công nghệ cao ở Silicon Valley luôn thích so sánh thương mại siêu cạnh tranh với câu chuyện sư tử và linh dương. Hàng đêm, khi ngủ trong rừng sư tử biết rằng sáng hôm sau nếu nó không thể chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất thì nó sẽ bị đói. Và ngược lại, linh dương biết rằng nếu không thể chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nó có thể trở thành bữa sáng. Nhưng ở đây một điều mà cả sư tử và linh dương đều phải thực hiện là mỗi buổi sáng thức dậy, chúng đều phải chạy nhanh hơn. Và điều này cũng giống như việc toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đều may mắn được trang bị để chạy nhanh hơn. Vẫn còn rất nhiều con rùa ở đó, chúng liều mạng để tránh bị đè bẹp. Những con rùa này là những người bị thu hút bởi hệ thống toàn cầu hoá khi những bức tường đổ xuống, và bởi nhiều lý do làm cho họ cảm thấy sợ hãi hay bị bỏ rơi. Điều này không phải do họ không có việc làm mà bởi những công việc bắt họ phải thay đổi, thích hợp và loại bỏ những cái cũ nhanh chóng để thích nghi với toàn cầu hoá. Và bởi cạnh tranh cũng sẽ làm chính phủ của họ phải thích hợp như vậy, có nghĩa là những con rùa sẽ không an toàn sinh sống trong môi trường này.

Trong âm nhạc, có một đoạn mà Henry Ford đã thể hiện một cách thông thái trong quá trình sắp xếp. Bài hát đã thể hiện một cuộc sống công nghiệp bận rộn. Chỉ trong bối cảnh của một nhà máy sản xuất công nghiệp, nhưng cũng toát lên nhịp điệu của cuộc sống bận rộn đến chóng mặt.

Nhưng chao ôi, ngày nay những người không thông minh thì không bao giờ có thể làm ra những con chíp siêu nhỏ. Những công việc tốt đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Tôi đã kể một câu chuyện về tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ chuyên cung cấp đào tạo công việc và hỗ trợ kinh tế để phát triển ở những nước Châu Phi đang cố gắng sử dụng công nghệ như thế nào trong việc khôi phục những khu nhà ổ chuột trong thành phố ở Balimore. Ngay khi đó, trên trang nhất tạp chí Baltimore Sun xuất hiện :”Baltimore cố gắng cứu chữa thế giới thứ ba”. Một lý do mà Baltimore dồn sức cho AID vì những con rùa của họ dường như không thể theo đuổi được Thế giới chóng mặt. Một quan chức của thành phố đã diễn giải vấn đề này một cách ngắn gọn: “Trong thập kỷ 60, ông chủ lớn nhất ở Baltimore là Sicel Corp. Bạn có thể kiếm việc tại một xưởng thép với trình độ trung học hoặc thấp hơn, tạo dựng một cuộc sống kha khá, mua nhà, chăm sóc con cái và cho chúng đi học. Điều đó có nghĩa rằng giấc mơ của người Mỹ đã mở ra đối với những con rùa ngay cả khi trở thành những người hàng xóm thiệt thòi nhất. Ngày nay, ông chủ của Baltimore là trung tâm y tế John Hopkins. Trừ phi muốn trở thành người trông nom nhà cửa, còn bạn không thể xin được việc làm mà không có bằng đại học. Lúc này những con rùa không được chấp nhận. Và chắc chắn không thể xin được việc nếu bạn là một trong số 150.000 người mù chữ. (Những quan chức Baltimore đã điều tra tại sao những người nghèo ở thành phố không tham gia đầy đủ những chương trình xã hội được tài trợ hoàn toàn của thành phố. Khi đó họ thấy rằng, hầu hết trong số này đều không biết chữ. Đó cũng là một lý do tại sao họ kêu gọi AID: tổ chức này sẽ đưa ra những bức biếm hoạ, những hình vẽ để thể hiện nạn mù chữ ở Châu Phi. “Anh có muốn biết về những bức tranh châm biến đó không?” Tiến sĩ Peter Beilenso, uỷ viên hội đồng sức khoẻ Baltimore nói khi tôi phỏng vấn ông. “ Những công ty phát triển và những chương trình thông tin của AID đều từ Baltimore bao gồm ba khối văn phòng”).

Quá trình toàn cầu hóa đã thay thế rất nhiều công việc thủ công lặp đi lặp lại bằng máy móc và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để thực hiện. Khi đó những công việc còn lại cho những con rùa trở nên càng ngày càng ít. Một câu chuyện hậu Washington từ tháng 6 năm 1998 về cuộc đình công General Motor ở Flint, Michigan cho độc giả thấy mọi thứ về hoàn cảnh khó khăn của những con rùa. Câu chuyện có đoạn viết: “Trong vòng 20 năm trở lại đây, GM dã cắt giảm nhân công ở Flint từ 76.000 xuống còn 35.000 và hơn 11.000 công việc cũng bị loại đi trong những năm tiếp theo… Với lực lượng lao động Hoa kỳ, GM cắt giảm 297.000 công việc hàng giờ trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm toàn bộ công việc xuống còn 223.000… Một số công việc được chuyển đến Canada và Mexico, nơi mà máy đạt móc hiệu quả hoặc chi phí ít hơn. Nhưng phần lớn con người đã được thay thế bởi máy móc. ”

Một bài báo tương tự nêu ra trường hợp George Peterson, chủ tịch liên đoàn Autopacific nói rằng với những nhà máy ở Mỹ, như Marisvilie, Ohio, chi nhánh tập đoàn Honda, những công nhân phải có rất nhiều kỹ năng và có thể thực hiện nhiều công việc. Tính linh hoạt này giúp Honda giảm chi phí sản xuất. “Vẫn có những công việc cả ngày ở đây nếu bạn sẵn sàng làm hơn một công việc”. ở đây bao hàm cả vấn đề an toàn trong công việc.

Như vậy ngày nay nếu muốn có việc thì bạn phải cần rất nhiều kỹ năng, nhưng để giữ được việc bạn cần có những kỹ năng tinh xảo. Điều này là rất khó đối với những con rùa.

Những nhà phân tích đang lo lắng những con rùa sẽ phát triển một hệ tư tưởng khác thành chủ nghĩa tư bản tự do. Như đã đề cập, trong thời kỳ đầu toàn cầu hoá, khi thế giới trải qua sự phá hoại của chủ nghĩa tư bản, Backlash thực sự tạo ra một tập hệ tư tưởng mới, cộng đồng, xã hội, phát xít, là những thứ châm ngòi cho chủ nghĩa tư bản, đặc biệt với giới trung lưu. Tôi nghi ngờ liệu chúng ta có thấy được một hệ tư tưởng chung gắn kết trong toàn cầu hoá hay không, vì tôi không tin có một chủ nghĩa tư bản vừa có thể làm giảm sự tàn bạo lại vừa có thể vẫn tăng trưởng mức sống.

Điều tôi nghĩ sẽ xẩy ra thay thế hệ tư tưởng của những người không thể theo kịp toàn cầu hoá. Backlash sẽ thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Họ sẽ đốn rừng mưa theo cách thức của riêng mình mà không cần giải thích gì hoặc chỉ để thoả mãn họ hay theo phong trào. ở Indonesia, họ cướp phá những kho hàng của những thương gia Trung Quốc. ở Nga, họ bán vũ khí cho Iran và tội phạm. ở Brazil, họ chặt rừng mưa hay tham gia lực lượng nông dân ở miền quê Brazil gọi là “Sem Telo” (không nhà cửa) đi ăn cắp những gì họ cần. Khoảng 3,5 triệu người trong số họ, những người trồng trọt không có đất, sống trong 250 khu trại trên cả nước. Đôi khi họ sống trên hoặc gần những con đường cho đến khi bị đuổi, có lúc họ lại xâm lấn những siêu thị, cướp nhà băng hay ăn cắp xe tải. Họ không có cờ, không có tuyên ngôn. Họ chỉ có những khát vọng và nhu cầu không thoả mãn. Đó là lý do tại sao có làn sóng tội phạm trong quá trình toàn cầu hoá.

Giống như những cuộc cách mạng, toàn cầu hoá bao gồm sự chuyển dịch quyền lực từ nhóm này sang nhóm khác. Ở hầu hết các nước, sự chuyển dịch quyền lực từ nhà nước và hệ thống quan liêu sang những ngành nghề riêng và những nhà thầu khoán. Và khi điều này xẩy ra, những người đạt được những vị trí mới cũng sẽ trở thành những người mất nếu họ không hội nhập được với Fast Wold. Nó gồm những nhà thầu và những người bạn chí cốt được độc quyền xuất nhập khẩu, những nhà công nghiệp hoá được bảo vệ thông qua mức thuế nhập khẩu cao cho những sản phẩm họ làm ra, những liên minh lao động lớn đòi tăng lương, giảm giờ làm, những công nhân doanh nghiệp tư nhân được trả công để làm nhà máy hoặc sinh lợi nhuận koặc không, những người thất nghiệp phụ thuộc vào bất cứ cái gì để mưu sinh, và tất cả những người phụ thuộc vào chính phủ để được che trở và giải quyết những nhu cầu của họ.

Điều này giải thích tại sao ở một số nước, backlash mạnh nhất chống lại toàn cầu hoá lại đến không phải từ tầng lớp nghèo nhất và những con rùa mà đến từ “used-to-bes” ở tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp hơn trung lưu, những người tìm ra vấn đề an toàn để bảo vệ hệ thống cộng đồng, xã hội và phúc lợi. Khi những bức tường bảo vệ xung quanh họ đổ xuống, họ phải gập người và co lại để đảm bảo an toàn. Rất nhiều người trở nên khốn khổ. Và không giống như những con rùa, những nhóm này có một nền móng chính sách để tổ chức chống lại toàn cầu hoá.

Một trong những lý do đầu tiên mà tôi biết backlash ở tầng lớp trung lưu bởi tình cờ nói chuyện với Wang Jisi ở Beiling, người đứng đầu tổ đặc trách Bắc Mỹ tại Viện hàn lâm khoa học xã hội trung Quốc. Chúng tôi nói về nước Mỹ về sự chuyển biến nhanh chóng sang thị trường tự do ở Trung Quốc đang được rất nhiều người đón nhận: “Cơ chế thị trường này đang hội nhập vào Trung Quốc, nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao để hoà nhập”. Ông Wang nói. “…. Nếu xảy ra, căn nhà này sẽ trở thành hệ thống thị trường tự do, như vậy tôi sẽ mất căn nhà. Tôi không bảo thủ nhưng khi nó trở thành vấ đề thiết thực thì con người ta phải trở nên bảo thủ khi bị ném vào thị trường khi đang được chăm sóc kỹ càng. Tài xế của tôi phàn nàn anh ta đã cống hiến mọi thứ cho Maoism và cho ‘cơ sở xã hội’ khi còn trẻ. Nhưng khi 45 hay 50 tuổi, bỗng nhiên anh bị đẩy vào vào cơ chế thị trường này. ‘Vậy có công bằng không?’ anh ta hỏi về chính phủ ‘rằng tôi đã cống hiến bất cứ thứ gì chính phủ cần trong nhiều thập kỷ qua và nay bỗng nhiên tôi bị lãng quên và bị đẩy vào cơ chế thị trường? Điều đó thật không công bằng. Tôi không làm gì sai. Tôi luôn làm đúng theo hướng đi của chính phủ’. Người lái xe này thích làm ở chỗ chúng tôi. Anh không muốn trở thành tài xế taxi và mất đi tất cả những lợi ích. Anh ta không muốn tham gia vào thị trường”.

Bạn không phải trở thành một người cộng sản bận rộn để có thể cảm nhận xu hướng này, Peter Schwart, chủ tịch mạng thương mại toàn cầu nói với tôi về một cuộc tranh luận trước khi được phỏng vấn ở London về những chương trình kinh tế trên BBC: “Một phóng viên người Anh trong khi đi theo tôi để phỏng vấn đã đề cập đến một số vấn đề chính. Tôi ám chỉ rằng người Anh là một ví dụ rất điển hình về bức tranh kinh tế thầu khoán, đặc biệt có thể so sánh với phần còn lại của Châu âu, và điểm khác biệt chính là lượng thất nghiệp ở Mỹ và lục địa Châu âu. Về điểm này, anh ta hỏi: ‘Nó không nghiêm trọng ư? Phúc lợi thất nghiệp ở Anh giờ đây rất thấp và không thể phát chuẩn thêm nữa và mọi người phải đi làm để kiếm sống.’”

Schwatz tiếp tục: “Có rất nhiều người xem sự chuyển dịch toàn cầu hoá như là một thiệt thòi lớn. Họ không chỉ đang mất lợi ích mà còn những thứ họ nhận thấy như là quyền lợi, nên nhớ rằng xã hội công nghiệp hiện đại rất giàu có và con người có quyền nhận đầy đủ trợ cấp thất nghiệp”.

Nếu muốn chứng kiến cuộc chiến giữa những người bảo vệ và những người toàn cầu hoá, bạn có thể đến thế giới Ai cập. Năm 1996, Ai cập đã đăng cai tổ chức cuộc họp thượng đỉnh kinh tế Trung Đông để kết hợp những hoạt động thương mại của Phương tây, Châu á, Ai cập và Isaren… Một số người chống lại việc tổ chức hội nghị này. Một phần vì có một nhóm người điều tra chính trị cho rằng Isaren có quan hệ không bình thường với Palestin. Phần khác do quan chức Ai cập, những người đã thống trị nền kinh tế Ai cập kể từ khi Nasser quốc hữu hoá tất cả những viện thương mại lớn trong thập kỷ 60. Có thể thấy rằng hội nghị này là bước đầu tiên trong việc đánh mất quyền lực đối với những ngành nghề được sử dụng để trao đổi lấy quyền sở hữu những xí nghiệp và những phương tiện truyền thông đại chúng cho chính phủ. Tạp chí al Shaab chống lại đạo Hồi phản đối kịch liệt hội nghị này như là “hội nghị của sự ô nhục”. Ban đầu những ngành nghề riêng của Ai cập được tổ chức theo một hành lang quyền lực- phòng thương mại Mỹ- Ai cập, chủ tịch hội đồng những nhà lãnh đạo thương mại và hiệp hội Thương mại Ai cập- và lôi kéo chủ tịch Mubarak, người cho rằng đăng cai hội nghị sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Ai cập và đạt khoảng 400.000 người mỗi năm. Ông xem xét và quyết định đăng cai hội nghị và công bố thẳng thừng trên bài diễn thuyết :”Năm nay Ai cập sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới và tuân theo những luật lệ của nó”. Nhưng những quan chức Ai cập không muốn nhường quyền lực vẫn chống lại xu hướng này, và mỗi lần kinh tế toàn cầu suy sụp như ở Châu á năm 1998, họ lại đến nói với Mubarak “Thấy không, chúng tôi đã nói với anh rồi. Chúng tôi cần từ từ xây dựng những bức tường mới, nếu không những gì xảy ra với Brazil sẽ xảy ra với chúng ta”.

Cuộc chiến đấu gay go này diễn ra giữa những người ả rập trên khắp thế giới, từ Moroco đến Kuwai. Một quan chức tài chính ả rập đã diễn tả cuộc đấu tranh toàn cầu hoá ở quốc gia của ông như sau: ”Đôi khi tôi muốn trở thành một phần của hội Tam Điển hay một đoàn thể bí mật nào đó, bởi tôi đang chứng kiến một thế giới với quá nhiều khó khăn từ những người xung quanh. Có một hàng rào lớn trong ngôn từ giữa tôi và họ. Nhưng đó không phải là điều làm tôi không thuyết phục được họ. Tôi thường không thể thông tin với họ, họ ở quá xa với viễn cảnh toàn cầu. Với tôi khi đưa ra một vấn đề chính sách liên quan đến toàn cầu thì luôn phải đặt ra sẽ có bao nhiêu người chấp nhận và làm sao để tạo ra số đông phê phán để đạt hiệu quả trong quá trình chuyển đổi. Nếu bạn có đủ người ở những vị trí quan trọng, bạn có thể đảo ngược một hệ thống. Nhưng điều đó là rất khó. Trong nhiều ngày như vậy tôi lại muốn có người đến nói với tôi rằng: ‘ Chúng tôi thực sự cần sơn lại căn phòng’ và tôi sẽ đáp lại ‘Không, thực sự chúng tôi cần xây dựng lại hầu hết những căn phòng trên một nền tảng mới’. Như vậy những cuộc đối thoại của họ với bạn chỉ là sơn màu gì và tất cả những gì bạn thấy trong đầu họ là những kiến trúc mới cần thực hiện và những nền tảng mới cần bố trí. Chúng tôi có thể quan tâm đến màu sắc sau cùng. Ngày nay ở Brazil, Mexico, Argentina có một số đông người và quan chức phê phán về thế giưói này. Những hầu hết những nước đang phát triển không như vậy, đó chính là lý do tại sao quá trình chuyển đổi của họ không đáng tin cậy”.

Ở Moroco, chính phủ đang tư nhân hoá bằng việc bán rất nhiều xí nghiệp cho những tập đoàn kinh tế nhỏ ràng buộc với cung điện hoàng gia được chi phối bởi những nàh độc quyền chính phủ. Đó là lý do tại sao 3% dân số Moroco nắm giữ đến 85% của cải của nước này. Những trường đại học Moroco, nơi kết hợp những thói xấu của xã hội và sự giáo dục Anh Quốc, hàng năm cho tốt nghiệp một lượng lớn sinh viên không tìm được việc làm. Những sinh viên này không có kỹ năng quản lỹ và kỹ thuật phù hợp với nền kinh tế thông tin ngày nay. Do đó giờ đây Moroco đã có “hiệp hội những người tốt nghiệp đại học không có việc làm”.

Ở hầu hết các quốc gia theo Golden Straitjacket (GS), đùe có ít nhất một đảng dân tuý hay một ứng cử chính để chống lại toàn cầu hoá. Họ đề cử những người bảo vệ công nghiệp trong nước, những giải pháp dân tuý để đòi hỏi một mức sống tương đương mà không cần chuyển đổi quá nhanh. Họ yêu cầu phải thiết lập những bức tường mới ở đây và mọi thứ phải trở nên tốt đẹp. Họ kêu gọi tất cả những người thích quá khứ hơn tương lai. ở Nga, Những thành viên Cộng sản của Viện Đu ma tiếp tục dẫn dắt backlash chống lại toàn cầu hoá bằng việc truyền đạt với tầng lớp công nhân và những người hưởng trợ cấp rằng dưới thời Liên bang Xô viết, họ có thể có những công việc tồi tệ và trở thành lực lượng chờ cứu tế nhưng đó là một thế giới có bánh mì và có việc làm.

Sự vững mạnh của Đảng Dân tuý và những ứng cử viên chống lại toàn cầu hoá chủ yếu phụ thuộc vào nền kinh tế quốc gia. Thông thường đối với những nền kinh tế yếu hơn thì những giải pháp càng đơn giản càng tốt. Nhưng sẽ là điều tồi tệ lớn nếu cứ phát triển theo hướng xấu. Năm 1998, đa số Quốc hội Mỹ đều phản đối Tổng thống mở rộng Nafta đến Chile vì cho rằng làm như vậy sẽ mất rất nhiều công việc của dân Mỹ. Sự ương ngạnh đã đem đến cho nước Mỹ như ngày hôm nay với những thị trường cung cấp hàng hoá lớn và mức độ thất nghiệp thấp. Điều này cho thấy mở rộng Nafta là điều thành công to lớn cho Mỹ, Canada và Mexico. Hãy suy nghĩ về điều ngớ ngẩn này: Quốc hội Mỹ dành 18 tỷ USD cho ngân sách quốc tế để cứu trợ những quốc gia đang chiến đấu với toàn cầu hoá nhưng họ không chấp nhận mở rộng phạm vi thị trường tự do Nafta tới Chile. Vậy lôgic là gì? Đơn giản là :”Chúng tôi chỉ hỗ trợ những vấn đề không phải là thương mại”

Điều đó chẳng có nghĩa gì nhưng tranh cãi sẽ làm vấn đề tốt lên hoặc xấu đi rất nhiều….. Hệ thống toàn cầu hoá vẫn còn quá mới và quá nhiều thay đổi với nhiều người, họ tin rằng ở đó sẽ có nhiều việc tốt. Và điều này tạo ra rất nhiều căn phaòng cho những kẻ mỵ dân Backlash với những giải pháp đơn giản, bất kể họ là Pat Buchanan ở Châu phi hay Jean-Marie Le Pen ở Pháp.

Khi nhiều quốc gia tham gia vào hệ thống toàn cầu hoá và Thế giới chóng mặt, sẽ có những nhóm Backlash bắt đầu hình thành – đó là những con linh dương bị thương. Nhóm này bao gồm cả những người đã cuốn theo toàn cầu hoá nhưng rồi bị bật ra, cả những người thay vì đứng dậy thì họ lại ngủ vùi trong bụi bẩn và làm moij điều để lùi xa Thế giới chóng mặt. Họ đang cố gắng loại bỏ hoặc thay đổi những luật lệ của hệ thống này. Cậu bé đại diện cho nhóm này chính là thủ tướng Ahathir của Malaysia. Địa ngục cũng không có một sự việc gây phẫn nộ nào giống như việc một người toàn cầu hoá bị thiêu sống. Ngày 25/11/1997, nền kinh tế Trung Á bị tan rã, Mahathir nói với uỷ ban sức khỏe cộng đồng Edinburgh rằng nền kinh tế toàn cầu - đã lãng phí hàng tỷ USD đầu tư vào Malayxia mà không quan tâm đến sự tăng trưởng - đang trơ nên hỗn loạn.

“Đó là một thế giới bất công”, Mahathir nổi cáu. “Rất nhiều người trong số chúng ta đang vật lộn gian khổ, thậm chí đổ cả máu để được tự do trong khi đó biên giới của nền văn minh đang đổ sập xuống và thế giới trở thành một thực thể đơn lập, tự do trở nên vô nghĩa”.

Không lấy gì làm ngạc nhiên khi năm 1998 Mahathir trở thành ngời toàn cầu hoá Châu á đầu tiên dùng vốn tư bản để khống chế thị trường cung cấp và tài chính của nước này. Bộ trưởng Bộ thông tin Singapore đã nói về Mahathir: “Malaixia đã rút lui về largoon và cố gắng níu kéo chiệ thuyền của họ những chiến lược này là không phải không có rủi ro”.

Thực tế lại không có rủi ro. Nếu bạn nghĩ có thể rút vào không gian ba tầng và hưởng thụ mức sống tăng dần của Thế giới chóng mặt mà không phải chịu áp lực gì thì quả thật là khờ dại.

Tuy nhiên, sự rút lui tạm thời của Mahathir lại nhận được rất nhiều sự cảm thông của những nước đang phát triển – mặc dù nó không phải bản sao của bất kỳ nước nào. Khi bước vào thập kỷ toàn cầu hoá thứ hai, sự nhận thức tiến bộ dần ở những nước chống lại Golden Straitjacket và Thế giới chóng mặt. Họ không thể tiếp tục chống đối và họ biết rằng chiến lược rút lui sẽ không thể tăng trưởng trong dài hạn. Vì vậy bây giờ họ nói rằng:”Vì mục đích của chúa trời……”. Tôi đã gặp Emad, biên tập viên tạp chí Al Alam Al Youm của Ai Cập, nhiều lần tại hội nghị World Bank và nhiều hội nghị khác và ông đã giải thích cho tôi những hạn chế nổi bật của Ai cập khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Trong lần gặp năm 1999 tại diễn đàn Davos, ông nói với tôi: “Được, tôi hiểu cần phải chuẩn bị những gì cho toàn cầu hoá và đó là một phần trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi hiểu điều này như một con tàu đang chuyển bánh và biết mình phải làm gì. Nhưng anh cũng nên làm con tầu chậm lại để chúng tôi có cơ hội nhẩy lên được”

Tôi không đủ can đảm để nói cho ông biết rằng tôi vừa tham dự một cuộc hội thảo thương mại Internet – cùng với một số nhà cải cách hàng đầu và những kết luận của họ cho rằng thế giới không những sẽ không chậm đi mà còn khuyếch tán rộng hơn, thậm chí nhanh hơn. Hy vọng chúng ta có thể làm con tàu chậm lại, tôi nói với Adeed, nhưng không có cách nào để điều khiển cả.

Một lần tôi dùng cà phê tại một quán cà phê Internet ở Aruman, Jordan, nơi đó còn được gọi là quán cà phê dành cho những người đọc sách và nó mang dáng dấp của một giảng đường thời La mã cổ đại. Tôi đến đó vào tháng 9 năm 1997, chủ cửa hàng, Marianal-Jazzerah, đã ngồi xuống bàn tôi và giới thiệu về bản thân. Anh ta cố nài tôi dùng bánh nướng kem chuối của nhà hàng. Tại sao lại là bánh nướng kem chuối? Tôi hỏi. ồ, anh ta giải thích, vì nó được làm bởi từ tay người vợ của đại sứ cộng hoà Israel.

“Để tôi thử xem. Bánh nướng kem chuối ở một tiệm cà phê Internet do vợ của đại sứ cộng hoà Israel làm. Thật là tuyệt.”

“Nhưng nó không tuyệt với tất cả mọi người đâu”, anh ta giải thích. “Những người theo trào lưu chính thống ở Amman luôn tẩy chay việc bánh chuối nướng được làm từ tay vợ của một đại sứ cộng hoà Israel ra khỏi thực đơn và họ gọi là việc tẩy chay Internet địa phương”. (Rõ ràng, việc tẩy chay đã thất bại và bánh nướng kem chuối vẫn còn).

Qua việc bánh nướng kem chuối, rõ ràng những người theo troà lưu chính thống là đại diện cho một backlash khác chống lại toàn cầu hoá. Đây là nhóm người ghét cay ghét đắng những người toàn cầu hoá, họ coi bánh nướng kem chuối làm bởi người Israel chính là thể diện của Jordanian Muslim, họ mang đủ thứ kỳ lạ vào căn hộ của bạn theo đủ cách thức kỳ lạ, họ sẵn sàng xoá hết những nét văn hoá riêng và nhổ bật những cây ô liu đang nuôi sống bạn. Rất nhiều người sẵn sàng từ bỏ văn hoá của mình để chạy theo văn hoá theo kiểu Mỹ hoặc lừa gạt lẫn nhau để tồn tại. Và khả năng lừa gạt của con người thì không bao giờ có thể đánh giá được nếu họ không phải là những kẻ lừa gạt tốt. McDonal và Disney không thích sự nổi tiếng. Nhưng mộy số người trong số đó thì không như vậy. Thực tế, họ vẫn sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ văn hoá của họ. Cuộc chiến tranh đó thể hiện như sau: “Tôi không muốn hoà mình vào thế giới, tôi muốn chính là tôi”. Với những người toàn cầu hoá, hệ thống cấp bậc chính những người liên kết với nhau còn voi những người theo trào lưu chính thống thì ngược lại – đối với bất kỳ thứ gì nhưng khởi nguồn của họ chính là chân lý.

Điều phức tạp nhất chính là việc những người như vậy ở hai nền văn hoá khác nhau kết hợp với nhau hay khi toàn cầu hoá sẽ làm họ phải hoà mình theo một nền văn hoá buồn tẻ khác. Những điều như vậy rất hay xẩy ra ở Trung Đông, nơi mà những người theo trào lưu chính thống ở nhiều bộ tộc với nhiều văn hoá khác nhau phải đồng tâm dưới một ngọn cờ để chống lại toàn cầu hoá. Ngọn cờ đầu tiên của phe đối lập Angeri chính là một cái bao bố trống rỗng để chứa bột mì xay với nước thịt, ngũ cốc vùng Bắc Phi, điều này tượng trưng cho sự thất bại của công nhân Angeri, đặc biệt đối với lớp trẻ khi không có việc làm. Tuy vậy những bao bố trống rỗng này chính là nguyên nhân gây ra sự đối lập giữa Đạo Hồi và Âu hoá, những cách thức của quan chức Angeri và khi kết hợp với nhau, họ tạo ra một backlash mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt cảu Đạo Hồi chống lại người muốn toàn cầu hoá ở Angeri.

Benjamin Netanyabu (BN) được bầu làm thủ tướng Isarael năm 1996 đã trở thành một backlash chính trị phản đối hoà hợp nền hoà bình Oslo, cũng chính là phản đối toàn cầu hoá và sự thống nhất hoà bình Israel với ả Rập. Một lần nhà tôn giáo học Israel Moshe Halbetal đã cho tôi hay rằng sự không ngoan về chính trị của Shimon Peres chính là ở những người cháu của ông và những người cháu của Yasser Arafat đang đe doạ cuộc sống của rất nhiều người Do Thái ở Israel. Họ sợ rằng khu người Do Thái.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương