Chiếc xe lexus và CÂy oliu


Lý thuyết Golden Arches trong giải quyết xung đột



tải về 2.25 Mb.
trang13/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24
Lý thuyết Golden Arches trong giải quyết xung đột

Trong một dịp đi du lịch nước ngoài, tôi đã phải cố nuốt hết một món ăn vô cùng tồi tệ ở một nhà hàng McDonald’s. Trong ý nghĩ nông cạn của tôi, tôi biết tôi đã ăn món burger và một ít thịt nướng của McDonald’s giống như rất nhiều các nhà hàng McDonald’s thường chế biến trên toàn thế giới, và tôi có thể khẳng định rằng hương vị và khẩu vị của chúng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi tôi thưởng thức bánh hamburger tại các nhà hàng McDonald’s ở khắp nơi nên thế giới, tôi bắt đầu nhận ra sự hấp dẫn của nó. Tôi không biết khi nào chiếc bánh thực sự cuốn hút tôi. Có thể là từ một nơi nào đó giữa cửa hàng McDonald’s ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, cửa hàng MrDonald’sở quảng trường Tahrir ở Cairô và ở quảng trường Zion ở Jerusalem. Và đó chính là:

Không có hai nước nào cùng có dãy cửa hàng McDonald’s xảy ra chiến tranh chống lại nhau từ khi một nước có cửa hàng McDonald’s.

Tôi không đùa. Điều này quả thực rất kỳ lạ. Hãy nhìn vào Trung Đông: Israel bây giờ có một hệ thống McDonald’s đàng hoàng, Arập xêut có McDonald’s thường đóng cửa 5 tiếng/ngày để cầu nguyện cho người Hồi giáo, Ai Cập có McDonald’s và cả Li băng và Jordan cũng có các cửa hàng McDonald’s. Không có nước nào trong số này xảy ra chiến tranh kể từ khi các cửa hàng McDonald’s ra đời. Vậy, đe doạ chiến tranh lớn nhất hiện nay ở Trung Đông là ở chỗ nào? Israel-Syria, Israel-Iran hay là Israel-Irắc. Ba nước nào ở Trung Đông không có các cửa hàng McDonald’s? Chính là Syria, Iran và Irắc. Ấn Độ-Pakistan thì sao? Tôi ngờ rằng hai nước này vẫn có thể đánh nhau bởi vì cả hai nước đều có vũ khí hạt nhân, song chỉ có một nước – đó là Ấn Độ có thể làm chuyện này. Ấn Độ, nước có tới 40% dân số là người ăn kiêng, là nước đầu tiên trên thế giới cho ra đời cửa hàng McDonald’s không thịt bò, song Pakistan vẫn còn là một nước không McDonald’s nguy hiểm.

Tôi đã bị thu hút bởi chính luận văn của mình về trụ sở chính của McDonald ở Oak Brook, Illinois và đã gửi luận văn đến cho họ. Họ cũng đã bị thu hút bởi bài luận văn của tôi và đã mời tôi đến để áp dụng cho một số đại diện quốc tế tại trường đại học Hamburger, McDonald trong khu nghiên cứu và đào tạo. Các cửa hàng McDonald này đã truyền lại mô hình của tôi cho tất cả các chuyên gia quốc tế của họ và khẳng định rằng họ không vấp phải bất cứ sự phản đối nào. Tôi sợ phản đối sẽ là chiến tranh Falklands, song Achentina đã không thành lập cửa hàng McDonald cho đến tận năm 1986, 4 năm sau cuộc chiến tranh với Anh. (Các cuộc nội chiến và các cuộc đụng độ nhỏ ở biên giới không đếm: McDonald’s ở Matxcơva, El Salvador và Nicaragoa phục vụ món burger cho cả hai bên).

Với số liệu này, tôi đã đưa ra “Lý thuyết Golden Arches (biểu tượng của các cửa hàng McDonald’s) trong giải quyết xung đột”, lý thuyết ước định khi một nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhất định, một nền kinh tế mà ở đó có đủ tầng lớp trung lưu để ủng hộ một mạng lưới McDonald’s và trở thành một đất nước McDonald’s. Và người dân ở những đất nước Mc Donald’s này không thích chiến tranh một chút nào, họ thích ngồi chờ để được thưởng thức món burger hơn. Khi tôi nói điều này với James Cantalupo, khi đó là Chủ tịch tập đoàn McDonald’s quốc tế, ông ta đã nói với tôi rằng: “Tôi không nghĩ là có một nước mà ở đó chúng ta không có những câu hỏi để mà hỏi”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuối cùng thì hầu như nước nào cũng có cửa hàng McDonald’s, và cũng không còn nghi ngờ gì nữa, một vài đất nước McDonald’s sẽ gây chiến với nhau. Thật vậy, ngay sau khi cuốn sách này phát hành, 19 nước NATO với đầy rẫy những cửa hàng McDonald’s đã tổ chức các cuộc đình công chống lại Yugoslavia với 14 cửa hàng McDonald’s của mình. Đến nay, đó là ngoại lệ duy nhất. Và đó cũng chính là lý do giải thích tại sao lý thuyết Golden Arches của tôi đã làm dấy lên một câu hỏi kích thích sự tò mò: Một đất nước có thể tiến xa đến đâu khi cứ nép mình trong quần thể điện tử ngày nay và khoác lên mình chiếc áo khoác bằng vàng còn các nhà lãnh đạo thì lại cố kìm hãm khả năng tuyên chiến ?

Nhiều nước đã tự hỏi câu hỏi này trong nhiều quá trình đấu tranh dài vì hoà bình và thương mại. Thế kỷ 18, triết gia người Pháp Montesquieu đã viết rằng thương mại thế giới đã tạo lên một xu thế phát triển rộng khắp “Grand Republic” trên toàn thế giới, xu thế này đang liên kết tất cả người bán và các nước buôn bán dọc biên giới, những nước chắc chắn sẽ nhốt mình trong một thế giới hoà bình hơn. Trong cuốn The Spirit of the Laws, ông đã viết “hai nước buôn bán với nhau sẽ trở thành phụ thuộc lẫn nhau; nếu một nước có nhu cầu mua vào, nước khi sẽ có nhu cầu bán ra và do đó liên kết giữa hai nước này được thiết lập trên cơ sở đôi bên cùng có lợi”. Và trong chương có tiêu đề “Làm thế nào để thương mại phá vỡ được hành động dã man của châu Âu”, Montesquieu đã bảo vệ luận điểm Big Mac của mình: “Hạnh phúc đối với con người là được sống trong một bối cảnh mà trong đó con người được cống hiến sự đam mê của mình, mặc dù đó là tính nhân văn và đạo đức vốn có của con người.”

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà văn người Anh Norman Angell đã viết trong cuốn sách Ảo tưởng lớn (The Great Illusion) xuất bản năm 1910 của ông rằng, sức mạnh công nghiệp phương Tây, đó là Mỹ, Anh, Đức và Pháp đang mất dần khẩu vị tuyên chiến: “Làm sao có thể sống một cuộc sống hiện đại với việc các nước luôn luôn muốn tranh quyền của nhau trong các hoạt động công nghiệp trong khi lại không chú tâm đến quân đội, sống chủ yếu bằng bản năng kết hợp với chiến tranh chống lại các nước yêu chuộng hoà bình?” Với tất cả mối liên kết tự do thương mại cùng với sức mạnh châu Âu, Angell kết luận, thật điên rồ nếu như các nước này đánh nhau bởi vì chiến tranh sẽ phá huỷ cả người thắng và người thua.

Montesquieu và Angell hoàn toàn đúng. Hội nhập kinh tế đang làm cho cái giá phải trả cho chiến tranh cao hơn đối với cả kẻ thắng lẫn người thua và bất cứ quốc gia nào lựa chọn cách tảng lờ sự thật đó cũng sẽ bị huỷ diệt. Tuy nhiên, họ vẫn hy vọng rằng cái lý luận cho rằng sự thật này dù sao sẽ chấm dứt các cuộc đấu tranh chính trị địa lý là sai. Montesquieu và Angell, một người có thể nói, hãy quên cái ông Thucydides của các bạn đi. Thucydides đã viết trong cuốn lịch sử Chiến tranh Peloponnesian rằng những nước đi đến chiến tranh vì một trong 3 lý do “danh dự, sự sợ hãi và quyền lợi” và toàn cầu hoá, đồng thời cũng tăng cái giá phải trả cho cuộc chiến vì những lý do này sẽ không và không thể làm theo bản năng cổ xưa đó – không phải ngay sau khi thế giới được hình thành bởi con người và cũng không phải bởi máy móc. Đấu tranh tranh giành quyền lực, mưu cầu phát triển và những quyền lợi chiến lược và cả những cảm xúc mạnh chưa từng xuất hiện của cây ôliu ngay tại một nước nào đó sẽ còn tiếp diễn ngay cả trong một thế giới của những bộ vi xử lý, của những chiếc điện thoại vệ tinh và của Internet. Toàn cầu hoá không chấm dứt các cuộc đấu tranh chính trị địa lý. Hãy cho phép tôi nhắc lại với tất cả các độc giả của cuốn sách này rằng: Toàn cầu hoá không chấm dứt các cuộc xung đột chính trị địa lý.

Điều tôi muốn nhấn mạnh thông qua Thuyết Golden Arches trong giải quyết xung đột là hệ thống toàn cầu hoá của ngày nay làm tăng đáng kể cái giá của một nước coi chiến tranh như một phương tiện để mưu cầu danh dự, để đối phó với những nỗi sợ hãi hay là để nâng cao quyền lợi của mình. Vậy cái gì là mới trong xã hội ngày nay so với thời Montesquieu và thậm chí là cả Angel ? Đó chính là sự khác biệt về đẳng cấp. Phiên bản toàn cầu hoá ngày nay - với quá trình hội nhập kinh tế, hội nhập kỹ thuật số, sự liên kết luôn được mở rộng giữa cá nhân và quốc gia, ảnh hưởng rộng khắp của giá trị chủ nghĩa tư bản và mạng lưới thông tin tới những ngóc ngách xa xôi nhất trên thế giới và cả sự phụ thuộc ngày càng cao vào chiếc áo khoác vàng, và Quần thể điện tử - tạo nên một chuỗi những sức ép ngày càng lớn lên chính sách đối xử nước ngoài của những nước gia nhập hệ thống toàn cầu hoá. Việc gia nhập sẽ làm tăng những khuyến khích không gây chiến và làm tăng cái giá phải trả cho chiến tranh bằng nhiều cách hơn bất cứ kỷ nguyên nào trong lịch sử hiện đại.

Tuy nhiên, điều này cũng không đảm bảo chắc chắn rằng sẽ không xảy ra chiến tranh. Thế giới này sẽ luôn luôn có người đứng đầu và những nước, vì lý do xấu hay tốt, đều sẽ khước từ chiến tranh và một số nước, như Triều Tiên, Irắc hay Iran sẽ lựa chọn sống bình yên. Nói tóm lại, Nếu trong kỷ nguyên toàn cầu hoá trước, những nước trong hệ thống này phải suy nghĩ hai lần trước khi lựa chọn giải quyết xung đột bằng chiến tranh thì trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các nước này sẽ nghĩ ba lần về điều này.


Bạn hoàn toàn có thể hiểu thấu được tất cả mọi điều bạn cần biết về sự khác nhau giữa cách thời kỳ Chiến tranh lạnh hình thành nên những mối xung đột chính trị địa lý như thế nào và cách toàn cầu hoá hình thành những mối xung đột này như thế nào thông qua những gì xảy ra với Albania.

Khi Albania xảy ra nội chiến vào đầu năm 1997, tôi đã theo dõi kênh truyền hình CNN mô tả câu chuyện này. CNN đã không thu được hình ảnh sống từ Albania, do đó hãng truyền hình này đã show một cái bản đồ của vùng biển Adriatic, cách xa Abania. Trên bản đồ có những chiếc tàu nhỏ, mỗi cái thể hiện một vùng châu Mỹ, châu Âu và các tàu hải quân của một số nước khác, những nước được yêu cầu phải rút quân ra khỏi Albania. Khi tôi nhìn lên bản đồ này, ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu tôi là nếu như bấy giờ là thời kỳ Chiến tranh lạnh, những chiếc tàu trên bản đồ chắc chắn sẽ phải là đại diện của Mỹ và Nga đang tranh giành nhau quyền chiếm đóng Albania, mỗi tàu đánh nhau để xem ai có thể hỗ trợ đội quân đại diện ở Albania một cách hiệu quả nhất và ai có thể kéo được những quân cờ Albania một cách nhanh nhất về phía mình trên bàn cờ Chiến tranh lạnh. Tóm lại, hai cường quốc này sẽ đánh nhau để quyết định nước nào có thể vào Albania nhanh nhất, xa nhất và sâu nhất. Song, đó hoàn toàn không phải là những gì có thể thấy được qua câu chuyện của CNN ngày đó. Bây giờ là kỷ nguyên toàn cầu hoá và trong kỷ nguyên này, các cường quốc khác nhau đang đánh nhau để xem ai có thể đưa quân ra khỏi Albania trước nhất, nhiều nhất và nhanh nhất. Nước đem quân ra khỏi Albania đầu tiên, nhiều nhất và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng ở Albania và kẻ thua là nước đứng ngoài và bị chìm ngập trong mớ trách nhiệm quản lý Albania - nước này hoá ra lại là Ý.

Điều này nói với chúng ta điều gì? Điều này nói lên rằng thời kỳ Chiến tranh lạnh bao gồm hai yếu tố cơ bản chính: bàn cờ và sổ sách kế toán. Hay nói cách khác, thời kỳ Chiến tranh lạnh bị thống trị bởi hai cường quốc là Mỹ và Liên bang Xô viết. Hai cường quốc này cùng tham gia một cuộc cạnh tranh tranh giành lợi thế chiến lược, tài nguyên và danh dự, trong đó, chiến thắng của nước này sẽ là thất bại của nước kia và mọi ngóc nghách trên thế giới đều thua cuộc. Michael Mandelbaun đã nói: “Thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới giống như một cái bàn cờ đơn giản. Tất cả mọi sự thay đổi của Xô viết đều ảnh hưởng đến chúng ta và ngược lại, tất cả mọi sự thay đổi của chúng ta cũng ảnh hưởng đến họ. Chúng ta là những con tốt trắng và Liên bang Xô viết là những con tốt đen. Nếu Xô viết đi vào ô trắng, chúng ta sẽ đi vào ô đen. Nếu Xô viết di chuyển những con tốt đen đến Albania, chúng ta cũng sẽ cho những con tốt đen vào Albania. Mọi con tốt đều quan trọng như nhau bởi vì chúng cùng làm nhiệm vụ bảo vệ Vua. Do đó nếu Xô viết có một con tốt trong tay, họ sẽ tiến gần hơn tới Vua và vì thế bạn sẽ có khả năng thua nhiều hơn. Và đó chính là lý do tại sao bạn phải bảo vệ tất cả con tốt của mình. Những con tốt phòng ngự là một lựa chọn tốt để bảo vệ Vua. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta phải chấm dứt ngay việc tham chiến vào những nơi không thực sự quan trọng như là Việt Nam, Angola và El Salvador.”

Nói cách khác, thời kỳ Chiến tranh lạnh chắc chắn có một động cơ từ bên trong để khuyến khích các cuộc xung đột khu vực và để đưa họ vào toàn bộ một phần của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trên thế giới và thậm chí lôi kéo họ vào những vấn đề thế giới quan tâm. Do có một cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu trên bàn cờ này, không một Cường quốc nào muốn thừa nhận thất bại trên bất kỳ ô đen hay ô trắng vì sợ rằng thất bại này sẽ dẫn tới một thất bại khác và cuối cùng thế giới sẽ bị thống trị bởi một nước khác. Nỗi lo sợ này được biết đến như “thuyết domino” trong lĩnh vực chính trị địa lý.

Bên cạnh bàn cờ, thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng được định nghĩa bởi sổ sách kế toán. Như đã phân tích ở trên, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mọi điều kiện đều dễ dàng hơn nhiều đối với một nước đang phát triển khi làm kinh tế, mặc dù với một hệ thống vận hành cũ kỹ và một phần mềm lạc hậu. Một vài nước đang phát triển có thể rơi vào tình trạng trì trệ trong một thời gian dài bởi vì họ có thể tiếp nhận quỹ hỗ trợ từ các cường quốc cạnh tranh đơn giản chỉ bằng cách thể hiện sự trung thành của mình với phía bên kia hoặc với một nước khác. Chính phủ Mỹ và Liên bang Xô viết và với một chính phủ có ít sức ảnh hưởng hơn là Trung Quốc và Liên minh châu Âu đều sẵn sàng tiếp cận với người đóng thuế, lấy tiền của họ và sau đó sẽ viết một tấm séc lớn cho người nước ngoài để mua sức ảnh hưởng đối với những ô cờ khác nhau của bàn cờ. Thuật ngoại giao này được gọi là “viện trợ nước ngoài”. Mỹ đã yêu cầu những người đóng thuế trả lương cho Contras ở Nicaragoa hoặc Mujahideen ở Afganistan, Liên bang Xô viết cũng yêu cầu tương tự đối với Sandinistas ở Nicaragoa và Việt cộng ở Việt Nam. Mỹ đã yêu cầu những người đóng thuế trợ cấp cho quân đội Israel và Xô viết yêu cầu những người đóng thuế xây dựng lại lực lượng không quân của Syria sau khi Israel bắn rơi 97 máy bay chiến đấu của Syria ngay trong ngày đầu của cuộc chiến tranh Li băng năm 1982. Cường quốc này đã mua chuộc lòng trung thành không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cả bơ. Liên bang Xô viết đã mở sổ sách kế toán để trợ cấp tài chính làm đường xá, cầu cống, nhà văn hóa, nhập khẩu - bất cứ thứ gì để trói buộc một nước thế giới thứ ba về phía mình trong cuộc đấu tranh mang tính toàn cầu. Trong nhiều trường hợp, Moscow và Washington viết sổ sách kế toán mà không cần biết nền kinh tế của những nước này vận hành ra sao bởi vì cả Moscow và Washington đều lo rằng nều họ ép buộc các quân cờ quá chặt trong việc cải tổ nội bộ, có khi nó lại bỏ sang bên khác. Do đó, ăn hối lộ, không hiệu quả, tham nhũng như những gì Ferdinand Marcos đã làm ở Philippin hay Anastasio Somoza ở Nicaragoa.

Các cường quốc này không chỉ đơn giản là muốn thống lĩnh nền kinh tế của các nước này mà bởi vì lúc nào chúng cũng muốn mua chuộc lòng trung thành, không phải là các công ty điện thoại. Ngay cả đối với Nhật Bản, Mỹ đầu hàng trước mức độ bảo hộ thị trường đến ngu xuẩn của Tokyo bởi vì Mỹ cần sự ủng hộ của Nhật trong Chiến tranh lạnh và Lầu năm góc cũng như Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Bộ thương mại hay văn phòng đại diện thương mại thắt chặt Nhật một cách quá đáng trong lĩnh vực thương mại chỉ vì Mỹ sợ mất sự ủng hộ về lĩnh vực an ninh. Thật vậy, bởi vì các cường quốc này sẵn sàng để trống sổ sách kế toán, nhiều cuộc xung đột khu vực thời chiến tranh lạnh đã âm ỉ từ rất lâu, chỉ chờ cơ hội để bùng lên. PLO đã có điều gì khích lệ để nhận ra Israel trong suốt thập kỷ 1960 và 1970, khi Liên bang Xô viết ở đó để trao học bổng cho thanh niên và cấp súng cho quân du kích Palestine, có lẽ cũng không cần biết PLO đã làm thế nào?

Tóm lại, không chỉ hệ thống chiến tranh lạnh tạo điều kiện cho các cuộc xung đột khu vực để phát triển và toàn cầu hoá, nó còn cung cấp tài nguyên cho các cuộc xung đột khu vực này để phát triển và trở nên toàn cầu hoá – với Ivan và chú Sam cả hai đều say sưa viết sổ sách kế toán.

Bây giờ, chúng ta sẽ ra khỏi thế giới này.

Bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá. Một khi toàn cầu hoá trở thành hệ thống quốc tế có ảnh hưởng lớn với sự chấm dứt của hệ thống chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đưa ra một khung hình tương đối khác biệt xung quanh chính trị bè phái khu vực. Trong khi toàn cầu hoá không kết thúc chính trị bè phái khu vực, song nếu nghĩ rằng nó không tác động đến chính trị bè phái khu vực theo một vài cách cơ bản thì cũng thật là ngốc nghếch.

Để bắt đầu làm quen với toàn cầu hoá, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá sẽ không có bàn cờ, mà ở trên đó toàn thể thế giới sẽ được chia thành các ô đen và trắng. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, bàn cờ không còn ô đen nữa, vì thế cũng không còn ô trắng. Và cũng không còn bè phái này bè phái nọ. Do đó, động lực sẵn có trong thời chiến tranh lạnh đối với mỗi cuộc xung đột khu vực để tiến lên một cuộc xung đột toàn cầu biến mất. Tài nguyên để thúc đẩy các cuộc xung đột cũng biến mất. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, một thế lực mới nào đó đang nắm giữ sổ sách kế toán. Quần thể điện tử là thực thể duy nhất hiện nay có đủ tiền mặt để ném qua cửa sổ. Liên bang Xô viết không tồn tại để viết những tấm séc lớn và Mỹ đã quyết định khoác lên mình chiếc áo khoác vàng và cũng sẽ không viết những tấm séc viện trợ nước ngoài lớn nữa.

Nơi duy nhất một nước có thể tới để có được những tấm séc lớn là Quần thể điện tử và quần thể điện không chơi cờ. Nó giữ vai trò độc quyền. Intel, Cisco hay Microsoft sẽ xây dựng nhà máy mới ở đâu, hay quỹ tương trợ toàn cầu sẽ đầu tư tiền mặt vào đâu chính là việc quyết định ai sẽ được đầu tư còn ai không. Và thành viên của Quần thể điện tử cũng không biết những tờ séc trắng để chiếm tình yêu và lòng trung thành của một nước; những thành viên này viết những tấm séc đầu tư nhằm thu lợi. Và cả các siêu thị và quần thể điện tử này thực sự không quan tâm đến màu sắc bên ngoài của một nước. Tất cả những gì mà các đối tượng này quan tâm là mức độ nối mạng của một quốc gia, hệ thống điều hành và phần mềm của một công ty vận hành ra sao và chính phủ một quốc gia có thể bảo vệ tài sản tư nhân như thế nào?

Vì vậy, quần thể điện tử sẽ không những không đầu tư cho một cuộc chiến tranh của một nước hay xây dựng lại lực lượng vũ trang của một nước sau một cuộc chiến tranh phi nghĩa – cách mà các siêu thị sẽ làm, chỉ để chiến thắng lòng trung thành của mình – quần thể điện tử sẽ phạt nặng một nước nếu gây ra chiến tranh với nước láng giềng bằng cách rút nguồn đầu tư phát triển duy nhất. Do đó, các quốc gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đối xử theo một cách có thể thu hút quần thể điện tử hoặc là lờ đi như không có quần thể này và tự trả giá cho cuộc sống không có nó.

Rõ ràng là, một số nước lựa chọn cách sống không có quần thể điện tử để có thể tự do theo đuổi các vấn đề chính trị và một số nước luôn luôn làm như vậy. Tổng thống Irắc Saddam Hussein thà lựa chọn cách theo đuổi tham vọng hoang tưởng của mình, lừa bịp và cướp bóc các nước láng giềng hơn là rèn luyện bản thân vào kỷ luật của quần thể và buộc người dân phải tuân theo những cơ chế ngột ngạt, ngớ ngẩn do chính mình nghĩ ra. Những cơ chế kiểu như vậy có đầy rẫy ở Bắc Triều Tiên, Afganistan, Sudan và Iran. Thuyết Golden Arches không áp dụng những cơ chế này bởi vì chúng lựa chọn không kết nối với quần thể và siêu thị, và các nước này sẽ hoặc là có đủ dầu hoặc là đủ hệ tư tưởng để tồn tại trong một thời gian mà không cần đến quần thể. Tuy nhiên, ngày nay, điều này chỉ còn đúng với một số ít quốc gia.

Hãy nhìn vào Trung Quốc, năm 1979, Trung Quốc không hề có lấy một cửa hàng McDonalds’s nào. Đặng Tiểu Bình chỉ mở rộng Trung Quốc ra thế giới. Khi ông Đặng sang Mỹ để dự một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Carter, ông kể lại, nhân tiện khi trở về Trung Quốc, ông dự định sẽ xâm lược Việt Nam bởi vì người Việt Nam có vẻ ngạo mạn. Carter đã cố gắng nói cho ông Đặng hiểu rằng điều đó chỉ làm hỏng hình ảnh Trung Quốc mà thôi (không phải là nền kinh tế), song ông Đặng không được thuyết phục và ông ta vẫn quyết định xâm lược Việt Nam.

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về năm 1996. Trung Quốc có 207 hội viên của McDonalds’. Tôi đang có mặt tại Bắc Kinh quan sát mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Tôi đang phỏng vấn một nhà kinh tế của Học viện Khoa học Trung Quốc ngay trước cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Đài Loan, cuộc bầu cử mà nhiều quan chức ở Bắc Kinh sợ rằng sẽ trở thành một sự kiện mở đầu để Đài Loan tuyên bố độc lập, tách hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc. Trung Quốc đang đe doạ xâm lược Đài Loan nếu nước này khăng khăng muốn tuyên bố độc lập. Nếu như chúng ta đang ngồi ăn mỳ trong một nhà hàng sang trọng ở Bắc Kinh, tôi sẽ đặt ra một câu hỏi đơn giản cho nhà kinh tế này là: Liệu Trung Quốc có thể đủ khả năng tấn công Đài Loan không ? Và câu trả lời không chút do dự của ông này là: “Không – nó sẽ chấm dứt đầu tư vào Trung Quốc, kết thúc tăng trưởng, kết thúc cơ hội cuối cùng của chúng tôi để đuổi kịp phần còn lại của thế giới”.

Giống như tất cả mọi người, lúc đó, tôi đã nói với Chính phủ Trung Quốc, nhà kinh tế này cảm thấy Trung Quốc sẽ hoàn toàn có khả năng làm tiêu tan mộng độc lập của Đài Loan. Tuy nhiên, cũng không giống những người khác, ông này cũng sẵn sàng bày tỏ những gì mà tất cả các vị lãnh đạo Trung Quốc đều biết, song không dám nói to - rằng Trung Quốc có thể không tấn công Đài Loan mà không làm tổn hại đến nền kinh tế đất nước.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, Trung Quốc và Đài Loan đều bị khủng hoảng kinh tế, cả hai đều biết. Nhìn từ phía Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ không bị cô lập, nền kinh tế dựa trên những người nông dân của Mao chủ tịch và đầu thời Đặng Tiểu Bình. Ngày nay Trung Quốc đã phần nào kết nối với quần thể điện tử và hệ tư tưởng duy nhất của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là: “Giàu có nghĩa là thịnh vượng”. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không thể thực hiện tư tưởng này nếu không có khoản đầu tư nước ngoài xấp xỉ 40 tỉ USD mỗi năm đổ vào Trung Quốc, chiếm tới 20% tổng đầu tư hàng năm vào nước này. Nếu như tấn công Đài Loan, một lượng tiền lớn trong 40 tỉ USD sẽ nhanh chóng tiêu tan. Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ trả đũa bằng cách cấm vận nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, hiện chiếm 40% tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện tại, có 40.600 công ty và các nhà máy sản xuất của Đài Loan hoạt động ở Trung Quốc, thuê hàng triệu lao động của Trung Quốc. Lượng lao động hùng hậu này chắc chắn sẽ không còn nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Wang Shougerg, giám đốc Uỷ ban đầu tư nước ngoài của Thượng Hải đã tổng kết những điểm yếu của Trung Quốc nếu chiến tranh với Đài Loan xảy ra khi ông công bố tại thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng Trung Quốc – Đài Loan rằng thậm chí nếu Trung Quốc buộc phải tấn công Đài Loan, “sẽ không có thay đổi lớn trong thái độ của chúng tôi với các nhà đầu tư Đài Loan”. Tôi thích câu nói đó: Ngay cả khi chúng tôi xâm lược nước bạn, chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư của nước bạn sẽ không chiếm lấy nó về làm của riêng mình ! (Đây không phải là một rủi ro khi Trung Quốc theo đuổi một chiến lược “xung đột không đổ máu” mới, chiến lược bao gồm nhiều hình thức chiến tranh điện tử công nghệ cao được thiết kế để phá huỷ tạm thời một nền kinh tế phát triển. Mục đích rõ ràng là một ngày nào đó sẽ chộp lấy quả trứng vàng Đài Loan mà không cần phải tấn công nó.

Tuy nhiên, sự huỷ diệt kinh tế được bảo đảm lẫn nhau này thực sự là lẫn nhau. Đài Loan có khả năng đánh mất lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế thậm chí là ít hơn Trung Quốc và đó là một lý do giải thích tại sao đảng đối lập Đài Loan, DPP mới đây không thừa nhận cam kết tuyên bố độc lập của Đài Loan. Saber-rattling của Trung Quốc có thể quyết định nền kinh tế Đài Loan. Vào tháng 7/1995, khi Trung Quốc lần đầu tiên phóng 4 chiếc tên lửa M-9 để bày tỏ sự phẫn nộ về chuyến viếng thăm của Tổng thống Đài Loan Lee Teng-hui tới trường Đại học Cornell, ngay lập tức, thị trường cổ phiếu Đài Loan đã tụt 33% giá trị và dự trữ ngoại tệ của Đài Loan chỉ còn ở mức 500 triệu USD/ngày.

Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều này nếu Đài Loan cứ tiếp tục theo đuổi mộng độc lập. Trung Quốc sẽ huy động đến quân đội để ngăn chặn ngay ý định này - bất luận hậu quả kinh tế sau này sẽ ra sao. Không một vị lãnh đạo Trung Quốc nào có thể tồn tại nếu ông ta để Đài Loan tự do tuyên bố độc lập. Sự đúng đắn trong đường lối của bộ máy lãnh đạo Trung Quốc sẽ được quyết định. Tuy nhiên, không một vị lãnh đạo Trung Quốc nào có thể tồn tại đến ngày nay nếu thiếu đi nguồn đầu tư nước ngoài liên tục cũng như thương mại. Sự đúng đắn trong đường lối chỉ đạo bây giờ thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào điều này. Do vậy, bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc đã làm một số tính toán rất khác nhau, giờ đây, họ quyết định một mặt kết nối với quần thể điện tử giống như đã làm trong quá khứ.

Cuối cùng, vào năm 1996, khủng hoảng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được giải quyết bởi một liên minh giữa cường quốc này và các Siêu thị. Mỹ đã cho một hãng vận tải hàng không ra khỏi hải vận Đài Loan và các Siêu thị gửi một thông điệp thông qua khủng hoảng tài chính ở Đài Loan và thị trường chứng khoán Hồng Kông. Cả hai việc làm này đều cần thiết, cả hai đều có một ảnh hưởng nhất định đến việc ngăn cản Trung Quốc đưa ra bất cứ đe doạ nào với Đài Loan – song chỉ có cường quốc này có được khoản vay.

Những cuộc chiến tranh lớn xảy ra chỉ khi các nước lớn muốn đánh nhau và bản chất của các nước lớn trong hệ thống toàn cầu hoá ngày nay không chỉ đơn giản là nhảy vào lửa. Thay vì bị thu hút vào các cuộc xung đột khu vực như Bosnia, Rwanda, Liberia, Algeria và Kosovo, các thế lực mạnh ngày nay thích xây dựng những thành trì bằng sắt xung quanh các cuộc nội chiến này và lượn lờ xung quanh chúng mặc cho chúng chỉ là những người láng giềng kém cỏi. Đó là lý do tại sao nhiều cuộc xung đột quân đội khu vực ngày nay, thay vì trở nên toàn cầu hoá một cách tự nhiên như ở thời chiến tranh lạnh, lại có xu hướng trở nên thấp kém. Điều này có thể là một điều không may bởi trong bối cảnh như vậy, các nước sẽ dễ dàng bỏ qua, song đó là thực tế. Trong khi nhiều cuộc khủng hoảng quân sự khu vực trở nên vô ích, điều gì khiến các cuộc xung đột này theo hướng toàn cầu hoá – như Mêhicô hồi giữa thập niên 90, Đông Nam Á những năm cuối thập niên 90 và Nga cuối thập niên 90. Đó chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và tiềm năng lây lan sang các thị trường khác, những thị trường đã quyết định toàn cầu hoá ngay từ những năm đầu. Thuyết “domino”, thuyết đã từng thuộc về thế giới của chính trị, giờ đây lại thuộc về thế giới của tài chính.
Thuyết Golden Arches nêu bật một con đường mà theo đó toàn cầu hoá ảnh hưởng tới chính trị bè phái khu vực bằng cách tăng cái giá phải trả cho các cuộc xung đột thông qua hội nhập kinh tế. Ví dụ, thuyết này tạo ra các nguồn lực mới, bên cạnh các biện pháp quân sự cổ điển như xe tăng, máy bay và tên lửa, nó cũng tạo ra các áp lực mới cho các nước này khi thay đổi cách thức tổ chức, những áp lực không đến từ các cuộc tấn công quân sự bất ngờ của một nước này vào một nước khác mà đến từ các cuộc xâm lược vô hình của các Siêu thị và những cá nhân có thế lực phi thường.

Cách tốt nhất để nhìn ra điều này là phải thâm nhập vào một vùng, như Trung Đông chẳng hạn và đánh giá nó từ một quan điểm của người theo chủ trương toàn cầu hoá đa phương diện. Bạn hãy bắt đầu nhìn từ những thứ thật sự hấp dẫn.



Vào mùa thu năm 1997, tôi đang ở thăm Israel. Tiến trình hoà bình đang ở thời điểm đặc biệt thấp, song tôi đã tình cờ biết một câu chuyện về giới kinh doanh trên một tờ báo. Câu chuyện này cho biết, đầu tư nước ngoài vào Israel lúc đó rất lớn. Điều này đã cuốn hút tôi, vì vậy, tôi đã đến gặp Jacob Frenkel, thống đốc Ngân hàng trung ương Israel và đã hỏi ông ta như sau: “Làm thế nào mà trong khi tiến trình hoà bình ở Trung Đông đang ở mức thấp mà đầu tư nước ngoài vào khu vực này lại tăng lên?”

Câu trả lời tôi nhận được từ Frenkel là, ngày nay Israel thay đổi rất nhanh, từ một nền kinh tế cũ kỹ lạc hậu của những quả cam, những viên kim cương và ngành dệt may sang một nền kinh tế công nghệ cao. Và điều này, theo những cách nào đó, đã tạo cho Israel một sức đề kháng trước những sức ép chính trị của khối Arập như khủng bố, tẩy chay và cả những bất ổn của tiến trình hoà bình, đồng thời còn làm cho Israel dễ bị tổn thương trước một cuộc chiến tranh bình thường. Đây là lý do: Trước đây, Israel trồng rất nhiều cam, Ma rốc cũng trồng cam, Tây Ban Nha cũng trồng cam. Do đó, nếu một nước như Nhật Bản hay Pháp không thích một chính sách nào đó của Israel về khu bờ Tây, nước đó có thể dễ dàng trừng phạt Israel bằng cách mua cam của một nước khác. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi một công ty của Israel, Galilco Technology Ltd là nhà sáng chế ra công tắc một chiều Ethernet được sử dụng trong nhiều hệ thống truyền thông dữ liệu nội bộ ? Bạn không thể thấy điều này ở Ma rốc. Điều gì sẽ xảy ra khi các công ty của Israel bắt đầu chiếm lĩnh một ngành công nghệ cao mũi nhọn như công cụ tạo mật mã trực tuyến phục vụ cho bảo mật Internet, công cụ được xây dựng xung quanh những thuật toán phức tạp được phát triển trong Technion và Quân đội Israel ? Bạn cũng không thể thấy điều này ở Tây Ban Nha. Do đó, kết quả là tất cả mọi người đều cảm thấy Israel thật dễ gần, bất luận tình hình tiến trình hoà bình lúc bấy giờ. Mỗi công ty công nghệ cao của Mỹ đều có chi nhánh ở Israel – Intel vừa xây dựng một nhà máy chế tạo con chip trị giá 1,5 tỉ USD - hoặc sở hữu một phần của một công ty máy tính Israel. Nhật Bản, một nước luôn luôn né tránh Israel và sợ hãi những miếng đòn của Arập bây giờ là nhà đầu tư vốn lớn thứ hai tại Israel sau Mỹ. Nhật Bản không giỏi trong lĩnh vực thiết kế phần mềm và hiện đang cố gắng thu nhận các công ty phần mềm của Israel. Tôi đã phát hiện ra điều nực cười này khi còn là phóng viên của tờ Thời báo New York (New York Times) tại Jerusalem hồi giữa thập niên 80, chiếc ôtô duy nhất của Nhật Bản bạn có thể mua ở Israel thời bấy giờ chỉ là một chiếc Daihatsu hoặc một chiếc Subaru. Công ty Japan Inc. bấy giờ chỉ bán những chiếc ôtô thực sự tốt cho Arập. Không có gì hơn. Ngày nay, bạn có thể mua bất cứ chiếc Lexus nào bạn thích tại Israel bởi vì về lĩnh vực kinh tế, Israel ngày nay là một nhà xuất khẩu năng lượng lớn hơn Arập Xêut. Đó là, thông qua xuất khẩu phần mềm, con chip và các công nghệ cao mới khác, Israel đang xuất khẩu các nguồn lực của nền kinh tế thông tin ngày nay và tất cả các nước đều muốn có quyền lực đó, bất kể Israel thuộc Palestine, chỉ vì họ muốn có dầu lửa trong những năm 1970 bất luận các nước Arập có phải Do thái hay không. Điều này thực sự có ý nghĩa chính trị địa lý. Một thương gia người Israel đã có lần nói với tôi “Nếu bạn có công nghệ nhân loại muốn, không ai quan tâm đến việc bạn có chống đối người Palestine hay không”. Hãy nhìn vào những con số. Năm 1998, Trung Quốc có 52 nhà khoa học làm công tác nghiên cứu tại Viện Weizmann có tiếng của Israel. Ấn Độ cũng có 52 nhà khoa học. Hai nước này, trước đây không hề dính dáng gì đến Israel trong những năm 70 thì hiện nay lại đang cố gắng đưa các nhà khoa học của mình đến đây.

Một lý do khác làm cho Israel miễn nhiễm với các áp lực thấp là việc truyền bá kiến thức công nghệ cao gần như khép kín và không dễ gì phá vỡ được. Một vài người truyền bá qua modem. Đầu tư công nghệ cao ở Israel cũng phần lớn là đầu tư vào con người và năng lực trí óc, không phải đầu tư cho các nhà máy mà có thể dễ dàng bị phá huỷ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu kiến thức công nghệ cao sẽ không phải sang các nước láng giềng, cho những nước đang có xung đột mà phải là những thị trường xa xôi ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Trên thực tế, phần lớn các công ty công nghệ cao của Israel chẳng bán gì cả trên thị trường nội địa và thị trường Trung Đông, bởi thế họ không tổn hại gì đến nền chính trị của khu vực. Đó không phải là một sự tình cờ khi Tel Aviv Hilton quyết định đặt một nhà hàng sushi vào những năm 1990, chứ không phải là một nhà hàng Arập. Các công ty công nghệ cao của Israel cũng đầu tư phần lớn vốn liếng của mình vào Wall Street hoặc từ các công ty vốn kinh doanh ở Silicon Valley và không phụ thuộc vào Sở giao dịch chứng khoán Tel Aviv. Và xu hướng cuối cùng bây giờ là vì các công ty công nghệ cao của Israel để đặt cơ sở hoạt động với một chi nhánh ở Silicon Valley và một chi nhánh ở Israel. Check Point, một công ty của Israel kiểm soát gần 50% thị trường an ninh mạng Internet về bức tường lửa để bảo vệ thông tin, có một văn phòng và một trụ sở nghiên cứu ở Israel và trả một số khoản thuế ở đây, song giờ đây cũng đã đặt một văn phòng ở Silicon Valley để tiếp cận gần hơn với thị trường. Một nhà phân tích của Wall Street mà tôi biết, người có hiểu biết khá rõ về ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel đã nói với tôi là hiện giờ bà đang dành nhiều thời gian hơn để sang California để tìm hiểu các công ty của Israel hơn là các công ty của Tel Aviv.

Mặc dù vậy, với tất cả các lý do trên, Israel vẫn dễ bị tổn thương về nhiều mặt. Trong khi Israel đang phát triển một nền kinh tế kiến thức, những công nhân kiến thức vô cùng năng động và thích sống ở những nơi tuyệt vời. Nếu các công nhân kiến thức quan trọng này thấy rằng tình hình đã đạt tới một điểm không thể chịu đựng nổi - do một cuộc xung đột không bao giờ chấm dứt hoặc một mối bất hoà tôn giáo - họ sẽ quyết định ra đi hoặc họ sẽ đặt thêm ngày càng nhiều các trụ sở ngoài Israel. Tuy rằng một tình hình tồi tệ như vậy chỉ là tưởng tượng, song đây không phải là một điều không đáng phải suy nghĩ. Với mức thu nhập 17.000 USD/năm bình quân đầu người, Israel ngày nay có một mức sống tương đương ở Anh. Israel là một đất nước của McDonald. Nếu một vị Thủ tướng Israel đã từng kêu gọi các thiếu niên Israel trở về và giành lại khu bờ Tây hoặc dải Gaza, giống như một cuộc chiến của lựa chọn, chứ không phải vì sự sống còn, rất nhiều công nhân kiến thức người Israel sẽ bị đuổi.

Đương nhiên là như vậy, nếu một ai đó không kết nối với quần thể điện tử, như Saddam Hussein hay một số kẻ khủng bố chẳng hạn, có vũ khí hạt nhân và tấn công Israel, nó sẽ không quan tâm đến nền kinh tế đó là công nghệ cao hay thấp. Sức mạnh quân sự vẫn là vấn đề chính. Nhưng, tôi tin vào khoảng cách sức mạnh phi quân sự giữa Israel và các nước Arập sẽ rộng hơn và nhanh hơn trong thập kỷ tới, nếu Israel có thể bỏ cuộc xung đột Israel-Palestine lại phía sau. Khi tất cả những thứ mà bạn chào bán ra thế giới chỉ là lao động và dầu lửa loại rẻ tiền, gần giống như trường hợp của hầu hết các nước Arập, bạn đã bị hạn chế bởi số lượng lao động mà bạn có và giá cả dầu lửa mà bạn chào bán. Song, khi bnạ có một nền kinh tế mà ở đó bạn lựa chọn sự thịnh vượng và có khả năng thu thập kiến thức, vốn và các tài nguyên từ khắp nơi trên thế giới, bạn sẽ không hề bị phụ thuộc vào số lượng lao động cũng như giá cả dầu lửa, và Israel cũng vậy. Ngày xưa, có hai cường quốc trên sông ở Trung Đông là: Ai cập trên sông Nile và Irắc trên sông Tigris và Euphrates. Trong thế kỷ 21, tôi tin rằng sẽ có một thế lực mới xuất hiện, đó là Israel trên sông Jordan. Israel sẽ là một nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ cao và sẽ kéo theo Jordan và Palestine. Siemens đã xây dựng nhà máy ở Israel, Siemens Data Communications, gần Haifa và một nhóm công nhân Palestine của Siemens ở thị trấn khu bờ Tây Ramallah, với trụ sở chính của Siemens đặt tại Đức. Đó mới chỉ là bắt đầu.


Ngày nay, triển vọng toàn cầu hoá tương tự rất có ích cho việc giải thích thế giới Hồi giáo Arập. Tháng 11/1997, tôi đã có chuyến thăm vịnh Persian. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe 4 câu chuyện về chuyến đi này.
Câu chuyện thứ nhất: Trong chuyến dừng chân lần đầu tiên tại Cô oét, lúc đó khoảng 10h đêm, tôi chuẩn bị đi nghỉ tại khách sạn Sheraton, điện thoại kêu vang. Người gọi cho tôi là một người phụ nữ trẻ người Cô oét. Cô ta nói với tôi rằng cô ta đang làm việc cho Thông tấn xã Cô oét (KUNA), rất thường xuyên dịch các bài báo của tôi và ngỏ ý muốn phỏng vấn tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên bởi cú điện thoại này - một phụ nữ nhà báo Cô oét gọi điện cho một nhà báo phương Tây tại khách sạn lúc 10h đêm. Tôi đã nói với cô ta rằng tôi sẽ đi thăm các mỏ dầu vào ngày mai và nếu muốn cô ta có thể đi cùng tôi, nhưng cô này đã đến gặp tôi ngay 7h sáng hôm nay tại hành lang khách sạn. Lúc 7h sáng, cô ta đang đợi tôi ở đó với mạng che kín mặt. Sau này, tôi mới phát hiện ra cô ta rất trẻ. Lúc đó, tôi đã hỏi cô ta xem cô có anh chị em ruột không. Cô ta trả lời: “Tôi có một anh trai. Anh ấy mới lập gia đình với một phụ nữ Cô oét anh ấy quen trên mạng trong một phòng chat dành cho người Cô oét.” Những gì cô ta không nói với tôi, sau này tôi mới phát hiện ra, là đó là một cuộc hôn nhân đa chủng tộc. Một gia đình người Hồi giáo Sunni còn gia đình kia là người Shiites. Tuy nhiên, cặp vợ chồng này đã gặp nhau trên mạng, nơi không hề ngăn cản những lề thói cũ và những hạn chế của xã hội Cô oét, và khi họ gặp nhau, tình yêu đã chớm nở ngay từ cái nhìn đầu tiên (hay tình yêu từ “byte” đầu tiên như ai đó đã nói). Cha mẹ cô gái rất buồn về điều này. Song cô gái đã nói với họ rằng cô sẽ lấy chồng, dù cha mẹ có muốn hay không và cuối cùng họ đã phải mủi lòng.

“Chiếc bánh cưới của họ là một cái máy tính và một bàn phím”, nữ nhà báo trẻ người Cô oét nói với tôi.


Câu chuyện thứ hai: Vẫn là ở Cô oét, tôi đi thăm Ibrahim S.Dabdoud, tổng giám đốc Ngân hàng trung ương Cô oét và một trong các chủ ngân hàng được kính trọng nhất ở nước này. Khi tôi đến văn phòng của ông ở thành phố Cô oét, ông thực sự xúc động. “Có chuyện gì vậy?”, tôi hỏi. Dabdoub giải thích rằng Hãng hàng không Cô oét, một hãng vận tải quốc gia vừa mới tung ra hai chiếc Boeing mới mua để đấu thầu. Đây là một loại hình kinh doanh Ngân hàng trung ương đã từng áp dụng trong quá khứ rất thành công. Ông tiếp tục giải thích, lúc đó, ngân hàng của ông đã mất quyền đấu thầu vào tay một ngân hàng gọi là Ngân hàng quốc gia ở Maryland với giá trả đưa ra chỉ cao hơn 1/4 điểm so với mức ban đầu, đây thực sự là một mức giá thấp. “Đó là bán phá giá, giống như kiểu phá giá tài chính”, Dabdoub gào lên. Tôi biết ông muốn nói đến những nước xuất khẩu hàng hoá của mình với giá thấp hơn chi phí sản xuất thực tế nhằm thống lĩnh thị trường. “Đó không phải là một cuộc chơi công bằng. Một ngân hàng khu vực lớn của Mỹ, thậm chí không phải là một ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ, không được nhiều người biết đến, cạnh tranh với các ngân hàng địa phương của Cô oét và đã thắng thầu.”
Câu chuyện thứ ba: Một ngày, tôi đi từ Cô oét đến Qatar để dự một cuộc hội thảo. Khi tôi đang sửa soạn đồ đạc trong phòng riêng tại khách sạn Sheraton, điện thoại lại reo. Đó là một nhà báo nữ 21 tuổi người Qatar. Cô ta đã đọc sách của tôi và ngỏ ý muốn gặp tôi. (Tôi không hề dựng lên chuyện này, song vợ tôi không tin điều này). Tôi nói với cô ta rằng tôi phải ra sân bay ngay, nhưng nếu muốn, cô ta có thể đi cùng tôi, chúng tôi có thể nói chuyện trên ôtô. Cô ta chấp nhận lời đề nghị của tôi. Cô ấy là một phụ nữ trẻ rất đẹp, rất thông minh và nói tiếng Anh rất tốt. Trên thực tế, vốn tiếng Anh của cô ấy tốt đến nỗi mà tôi đã nói với cô ấy là cô đã bao giờ viết báo bằng tiếng Anh chưa, bởi vì nếu đã từng làm như vậy, cô ấy có thể làm việc cho tờ Thời báo New York với tư cách cộng tác viên trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Trung Đông sắp tới. Và cô ấy nói, “thú thật với anh, tôi viết bài cho một tờ báo điện tử của vùng Vịnh và chính phủ của tôi không biết chuyện này”.

Tôi cảm thấy rất hứng thú và chợt nghĩ, một người phụ nữ trẻ Arập phải can đảm lắm mới dám nói với cả thế giới về đất nước của mình qua Internet và chính phủ của cô ta thậm chí không hề biết có cô ta trên đời. Đó hẳn là chuyện không thể tưởng tượng được trong 10 năm trước. Song, bây giờ đó là tương lai. Ngày nay, một số chương trình truyền hình phổ biến bằng tiếng Arập và một số tờ báo có ảnh hưởng rộng rãi bằng tiếng Arập đều được phát và in ra ở châu Âu bởi các công ty tư nhân và nằm ngoài quyền kiểm soát của bất cứ một chính quyền địa phương nào.


Câu chuyện thứ tư: Arập Xêut đang xem xét việc cho phép phụ nữ lái xe, một điều luôn bị cấm. Vấn đề này đã bị phản đối kịch liệt ngay trong nội bộ nước Arập Xêut từ nhiều năm nay, song cuối cùng đã được xem xét. Tại sao lại như vậy ? Bởi vì với việc giá dầu lửa giảm, Anh càng không thể đủ khả năng chi trả cho 500 ngàn người nước ngoài đến Arập Xêut để làm lái xe. Hãy xem bài phỏng vấn in trên tờ báo bằng tiếng Arập Al-Quds al-Arabi và được dịch bởi Mideast Mirror ngày 17/4/1998. Bài phỏng vấn được thực hiện với Hoàng tử Talal bin Abdelaziz, thành viên tự do nhất của gia đình Xêut. Talal là anh em cùng cha khác mẹ của cả nhà vua Fahd và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Sultan, và là cha của Hoàng tử al-Waleed bin Talal, nhà tư bản năng động nhất của nước Arập Xêut. Khi được hỏi liệu ông ta có ủng hộ việc cho phép phụ nữ lái xe hay không, Talat ủng hộ hoàn toàn và thêm: “Phụ nữ Xêut thường cưỡi lạc đà và đi giữa những người đàn ông vào ban đêm. Có gì khác giữa một con lạc đà và một cái ôtô nào?... Phụ nữ lái xe đã trở thành một điều cần thiết của xã hội. Chúng ta chuyển giao hàng triệu đôla thành đồng tiền mạnh tới quê hương của những người lái xe xa xứ. Chúng ta có thể cứu giúp chính mình.”

Hoàng tử Talal tiếp: “Cải cách chính trị đang dần trở thành một phần của toàn cầu hoá và chúng ta phải tự chuẩn bị kỹ càng cho sự thay đổi mới mẻ này về tất cả mọi mặt… Toàn cầu hoá hiện dựa trên nền dân chủ, quyền con người và kinh tế thị trường. Đã có lần một ai đó đã gọi đùa toàn cầu hoá là ‘thời trang’ của lứa tuổi. Nếu đảng cộng sản Trung Quốc đang mặc ‘thời trang’ này, vậy những nước bang nhỏ trong thế giới Arập này thì sao? Chắc chắn họ sẽ phải nhận ra rằng sự thay đổi này là không thể né tránh.”

Những câu chuyện này nói lên điều gì? Chúng nói với chúng ta rằng những gì Saddam Hussein làm hoặc không làm, nước láng giềng nào ông ta xâm lược hoặc không xâm lược sẽ có một tác động to lớn tới sự ổn định của Trung Đông. Và hành động này của ông có thể sẽ làm bùng nổ nhiều hơn các cuộc chiến tranh và ngừng bắn trước khi ông ta thực hiện xong ý định của mình.

Tuy nhiên cùng lúc đó, lại xuất hiện một cuộc chiến tranh khác, thầm lặng hơn ở Trung Đông - cuộc chiến tranh của thông tin và vốn đầu tư tư nhân thông qua hệ thống toàn cầu hoá mới. Từ nhiều năm nay, thế giới Arập đã bị ngăn bởi một bức tường với các cuộc cách mạng trên thị trường thông tin và tài chính, các cuộc cách mạng đã làm thay đổi cả châu Á và nhiều phần khác trên thế giới. Dầu lửa cho phép dân Arập và Iran thoát khỏi nhiều sức ép về việc cơ cấu lại, định hướng và tư nhân hoá nền kinh tế. Nó cho phép họ xây dựng hàng rào bảo vệ đất nước trước những sức ép và giữ cho các hàng rào này ngày càng vững chắc hơn ngay cả khi bức tường Beclin sụp đổ. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở đó. Mức độ các xã hội Arập phản ứng lại trước sự xâm lược của thông tin và đầu tư cá nhân - liệu sẽ chấp nhận nó, làm theo nó, cưỡng lại nó hoặc chống đối nó - sẽ có mọi tác động đối với chính trị bè phái khu vực của khu vực này giống như Saddam Hussein. Và nếu bạn không nhìn thấy cuộc chiến thầm lặng này, bạn cũng sẽ không thấy Trung Đông của ngày nay và nếu bạn không quan tâm gì đến cuộc chiến này bạn cũng không thể vạch chiến lược chắc chắn cho Trung Đông ngày nay. Bạn sẽ được khuyên rằng: Với cuộc chiến tranh thầm lặng này, sẽ không còn có lệnh ngừng bắn.

Một lần, tôi đi dạo phố cùng với một cộng tác viên tờ Thời báo New York (New York Times) ở đó, một người phụ nữ Iran 21 tuổi đặc phong cách Tây. Chúng tôi cùng trò chuyện về ảnh hưởng của dầu lửa đối với nền chính trị Iran, đặc biệt là dầu lửa đã cho phép các vị thủ lĩnh Hồi giáo cao tuổi của Iran giữ chiếc ghế của mình lâu hơn là họ có thể làm, bởi chính doanh thu từ dầu lửa đã vực dậy nền kinh tế yếu kém của Iran dưới chế độ Hồi giáo. Dầu lửa, không chỉ là sự nhiệt tình mang tính chất tôn giáo, là vũ khí bí mật thực sự của các vị thủ lĩnh Hồi giáo cao tuổi. Nếu không có sự bảo đảm tài chính mà dầu lửa cung cấp, các vị thủ lĩnh này có khi đã phải mở cửa thị trường Iran và khoác trên mình chiếc áo khoác vàng, bởi vì nền kinh tế của nó đơn giản là không thể chống đỡ được gia tăng dân số nếu không có khoản đầu tư nước ngoài khổng lồ. Khi chúng tôi thảo luận về vấn đề này, người phụ nữ trẻ Iran đã nói một vài điều mà tôi không thể nào quên. Cô ấy đã nói về Iran: “Chúng tôi không chỉ có dầu lửa mà chúng tôi còn có nét gì đó giống Nhật Bản”.

Và tôi đã hứa với cô ấy một điều. Ngày nào đó, những mỏ dầu của Iran cạn kiệt hoặc thế giới sẽ có một lựa chọn khác và nếu điều đó xảy ra, các vị thủ lĩnh Hồi giáo cao tuổi sẽ phải lựa chọn hoặc là khoác lên mình chiếc áo khoác vàng hoặc là bị đánh bật ra ngoài. “Hãy thông báo cho tôi biết ngày các mỏ dầu của Iran cạn kiệt và tôi sẽ nói với cô về ngày mà vị thủ lĩnh Hồi giáo Gorbachev sẽ xuất hiện trên màn ảnh”, tôi nói với cô ấy.

Và Ronald McDonald cũng vậy.
Trao tặng, không phải tất cả mọi người đều nhìn thế giới qua lăng kính toàn cầu hoá này. Năm 1996, tôi đã đến thăm Ma rốc và đã dùng bữa tối với một người bạn là nhà ngoại giao người Mỹ. Tôi đã gặp anh bạn này lần đầu tiên ở Moscow hồi những năm 80. Anh ấy đã giải thích cho tôi hiểu sự khác biệt giữa nghề nghiệp của anh ấy so với hồi còn chiến tranh lạnh, những thế lực hình thành nên đất nước anh đang làm việc và cả những tình hình thế giới nói chung, bây giờ rất u ám so với xung đột quyền lực giữa Mỹ và Nga. Anh tâm sự: “Khi tớ mới vào ngành ngoại giao, lúc đó mới chỉ là một viện nhỏ, nơi mà ở đó cậu có thể biết chỗ nào là khung thành. Cậu có thể được đào tạo ngoại ngữ, được gửi đi tham gia cuộc một chơi và có thể được cử đến làm việc tại một đại sứ quán ở nước ngoài. Lúc đó cũng như là người chơi cũ ra ngoài thì người chơi mới được vào và cậu có thể nắm rõ quy luật của tất cả các trò chơi. Nhưng bây giờ, chúng ta đang ở trong một mớ bòng bong và đang nói chuyện với nhau. ‘Chúng ta đang đi đâu và chúng ta đang sử dụng loại bóng nào và có ai xem chúng ta chơi bóng không ?’ Ngài đại sứ đến gần bạn và hỏi “Anh làm được gì cho tôi? Và cậu thực sự không chắc về câu trả lời. Do đó, cậu bắt đầu tự hỏi mình ‘Tại sao tôi lại ở đây? [Sự thật là] chính phủ có thể sụp đổ [vào năm 1996] và dường như điều này vẫn không là tiếng gọi cảnh tỉnh đối với nhiều người… Nếu tôi ở lại đây càng lâu, tôi sẽ càng cảm thấy mình đang ở trong tình cảnh đó trong The Grapes of Wrath khi chủ ngân hàng đến để lấy đi nhà cửa của nông dân và nông dân đe doạ bắn chết chủ ngân hàng, nhưng chủ ngân hàng lại nói rằng không phải là lỗi của anh ta, anh ta chỉ làm việc cho một tổng công ty lớn. Và khi nông dân hỏi, khi nào tất cả những điều này sẽ chấm dứt ? Chúng tôi có thể giết ai ? Chủ ngân hàng trả lời: “Tôi không biết, có thể sẽ chẳng có ai để cho các người bắn cả !”

Tâm sự của bạn tôi là một trong nhiều điều phàn nàn tôi thường thấy trong cộng đồng chính sách ngoại giao lúc bấy giờ. Tại sao anh ấy lại quá lúng túng như vậy ? Bởi vì hệ thống chiến tranh lạnh là một thế giới bị chia nhỏ và tất cả mọi người đều biết làm thế nào để đo được sức mạnh, đánh giá những mối đe doạ, những cản trở và những khuyến khích, chiến lược thiết kế trong thế giới đó. Trong khi có rất nhiều sự phản đối xung quanh việc quyết định chiến lược – chính sách ngăn chặn chặt chẽ, bớt căng thẳng hay kiểm soát cánh tay - tất cả mọi người dường như muốn chia sẻ một vốn từ vựng chung và lòng trung thành đối với những gì chiến lược đó đang thực hiện. Có một sự nhất trí cao rằng chiến tranh lạnh là hệ thống cân bằng sức mạnh thông thường được xây dựng xung quanh các bang, quân đội và vũ khí hạt nhân. Là một nhà chiến lược có nghĩa là điều khiển các yếu tố này xung quanh các hình thức khác nhau để quản lý, ổn định hoặc xoá bỏ sự phân chia của thế giới.

Song, chính trị địa lý toàn cầu hoá phức tạp hơn thế nhiều. Bạn vẫn phải lo lắng về những mối đe doạ đến từ các quốc gia mà bạn tách ra từ nó – như Irắc, Iran, Bắc Triều Tiên. Nhưng, ngày nay, điều bạn lo lắng hơn cả là bạn phải quan tâm đến những mối đe doạ đến từ quốc gia mà bạn kết nối – bao gồm cả Internet, thông qua các thị trường và từ những cá nhân có thế lực, người có thể qua lại ngay cửa chính nhà bạn. Những mối đe doạ này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy, các tường rào bảo vệ không đơn giản để có thể xây dựng được, tài nguyên cũng không sẵn có, song tiềm năng để tái ổn định hoặc tác động lên cách cư xử của các bang lại rất dồi dào.

Quá trình cộng đồng chính sách ngoại giao chuyển dần sang hệ thống này tương đối chậm vì nhiều lý do. Một phần là do hệ thống toàn cầu hoá còn quá mới và kinh nghiệm của chúng ta vẫn còn quá hạn chế. Phần nữa là do những người đã có kinh nghiệm rất lâu về một lĩnh vực - chiến tranh lạnh chẳng hạn - lại không muốn bị nói rằng sự thành thạo trong công việc của họ sẽ không đưa họ lên cao trong việc phân tích các vấn đề chính trị địa lý trong hệ thống mới này, và bởi vì họ cố gắng sa thải nó. Một lý do nữa có thể là do bản chất hèn nhát của nhiều chính sách ngoại giao đã được lập trong hệ thống này. Chúng thiếu hẳn đi vấn đề của thế kỷ của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và đam mê xây dựng đất nước, quyết định cái gì là biên giới của mỗi nước và ai là người nên sống trong biên giới đó. Những vấn đề nhận thức chính trị to lớn này và sự tự quyết đang ngày càng hiếm đi. Chắc chắn như vậy, hiện nay vẫn còn tồn tại vấn đề quyền con người ở Trung Quốc. Và có sự nhận thức chính trị ở Bosnia, Rwanda, Kosovo và tiến trình hoà bình Israel – Palestine, song so với thời kỳ hậu thực dân và chiến tranh lạnh, những vấn đề như thế này hoàn toàn bị xoá bỏ. Vấn đề quan trọng trong hệ thống toàn cầu hoá ngày nay có xu hướng xoay quanh lĩnh vực pháp luật – ái có được những gì trong phạm vi biên giới của các bang trong một nước chúng ta đều có.

(Kỷ nguyên toàn cầu hoá có thể lại hoá ra là giai đoạn trưởng thành của các cuộc nội chiến, không phải là các cuộc chiến tranh giữa các bang. Trong các cuộc nội chiến mới này, chiến tuyến sẽ không nằm giữa những người ủng hộ Mỹ và những người ủng hộ Nga, hay thậm chí là giữa phe ủng hộ truyền thống và phe chống đối truyền thống. Không, các cuộc nội chiến này sẽ xảy ra giữa những người ủng hộ toàn cầu hoá và chống toàn cầu hoá, giữa những người chủ trương toàn cầu hoá trong mỗi xã hội và người dân bản địa, giữa những người hưởng lợi từ sự thay đổi và từ hệ thống mới này và những người cảm thấy bị bỏ rơi sau nó. Nếu bạn nhìn vào Iran của ngày hôm nay, Trung Quốc, Inđônêxia, Braxin, Ấn Độ, Nga, những gì bạn thấy là sự căng thẳng trầm trọng giữa những người có kỹ năng, khả năng, tài nguyên và biết cúi đầu để tận dụng lợi thế của hệ thống toàn cầu hoá và những người không hề biết gì. Đó là lý do tại sao khi những người hỏi tôi làm gì để sống, đôi khi tôi trả lời họ rằng “Tôi là người phụ trách trang ngoại giao của tờ Thời báo New York và tôi theo dõi những cuộc chiến giữa người thắng và kẻ thua trong phạm vi một đất nước”. Bởi vì những cuộc chiến đó và hậu quả của nó - nếu xảy ra ở Inđônêxia, Nga hay Braxin – ngày nay dường như được hình thành từ các mối quan hệ ngoại giao nhiều hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia.)

Cuối cùng, việc tiến tới toàn cầu hoá diễn ra chậm trong quá khứ là do có một sự dị ứng nhất định ngay trong khi xây dựng các chính sách ngoại giao khi phân tích khía cạnh thị trường và tài chính. Đó là do nếu nói về vấn đề tiền và thị trường khi phân tích các vấn đề địa lý chính trị thì không phù hợp chút nào. Năm 1998, tôi đã khám phá ra nhiều điều ở chính mình khi thảo luận với các nhà phân tích chính sách ngoại giao quan trọng, những người đã phàn nàn rằng thế giới là một chuỗi rời rạc và tẻ nhạt mà ở đó suy nghĩ về vấn đề chiến lược thực sự là bất khả thi. Câu trả lời của tôi luôn luôn là một câu đại loại như thế này: “Bạn đang nói về thời điểm này như thể là thời điểm tẻ nhạt nào đó đối với người làm chiến lược. Nhưng, giữa thời điểm giữa tháng 8 và bây giờ, toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu như chúng ta biết gần như sụp đổ, bắt đầu là lỗi của Nga. Đó là một điều gì tiềm ẩn có thể làm mất ổn định tất cả thế lực lớn nhỏ trên thế giới. Vô vàn những chiến lược và sự phối hợp được tăng cường để ngăn chặn nó. Sự khác biệt duy nhất là chiến lược này đã được thực hiện bởi những người mà bạn thường không nghĩ đến với chiến lược lớn. Tên của những người này là Greenspan, Rubin và Summer. Song bạn đừng nghĩ rằng chỉ bởi vì họ đã vạch ra chiến lược và không phải là Bộ trưởng Ngoại giao hay Bộ trưởng quốc phòng, điều này không đòi hỏi một cái nhìn toàn cầu và không đặt trong cấu trúc toàn cầu sẽ được hình thành một cách cơ bản, ổn định một cách lý tưởng, mối quan hệ giữa các bang. Nếu đó không phải là một chiến lược lớn, tôi sẽ không biết gì. Nếu đó khong phải chính sách ngoại giao, tôi cũng không biết gì.

Con đường duy nhất có hiệu quả, hoặc như cách một nhà báo cố gắng giải thích thế giới hoặc như một nhà chiến lược cố gắng thiết kế lại thế giới, là bằng cách nhìn nhận nó dưới con mắt của một nhà chủ trương toàn cầu hoá. Điều đó có nghĩa là luôn luôn di chuyển về phía sau và trước nền kinh tế, những vấn đề an ninh quốc gia, chính trị, văn hoá, môi trường và cấp độ kỹ thuật - chấp nhận trọng lượng khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.

Danh dự, sự sợ hãi và quyền lợi vẫn thúc đẩy thế giới này phát triển. Do nhiều nước cùng theo đuổi những thứ này nên một số nước sẽ phải khuất phục trước những thử thách mới, sức ép mới và những động lực của hệ thống toàn cầu hoá, một số nước sẽ thách thức thử thách và rút lui trong khi một số sẽ lựa chọn như không có những thử thách này và cố gắng làm nổ tung phe ủng hộ. Tôi đã không đưa ra dự đoán nào về kết quả cuối cùng của toàn cầu hoá; tất cả những gì tôi dự đoán chỉ là mối quan hệ tương tác giữa động lực của chính sách ngoại giao thời kỳ cũ và hệ thống toàn cầu hoá mới mẻ mà mối quan hệ này sẽ là hình ảnh mối quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hoá.


Để làm rõ quan điểm này, tôi đã viết một bài báo, cố gắng tưởng tượng ra chiều hướng của một cuộc thảo luận nếu ngài Bộ trưởng Ngoại giao đáng kính cố gắng giải thích về hệ thống toàn cầu hoá và những ảnh hưởng của nó đối với các vấn đề địa lý chính trị với một vị lãnh đạo cũng đáng nể không kém, như Tổng thống Syria Hafez el-Assad, người của thời kỳ chiến tranh lạnh và cây ôliu. Kể từ đó, tôi đã luôn theo sát để cập nhật cuộc đối thoại này và đây là những điều tôi nghĩ cuộc thảo luận vào ngày hôm nay sẽ diễn ra theo chiều hướng này:

Warren Christopher: “Hafez – ông không ngại nếu tôi gọi ông là Hafez chứ? Ông là người của ngày hôm qua. Ông vẫn sống trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tôi biết ông chỉ ra khỏi Trung Đông có vài lần, vì thế hãy cho phép tôi nói một chút về thế giới mới. Hafez, Syria đã đấu tranh trong nhiều năm để người dân được phép sử dụng máy fax. Sau đó, ông lại tiếp tục đấu tranh để cho phép họ được sử dụng Internet. Thật đáng buồn. Đó là lý do tại sao thu nhập bình quân đầu người ở Syria chỉ mới đạt 1.200 USD/năm. Với mức thu nhập như vậy, ông chỉ có thể mua được một chiếc bóng đèn. Từ năm 1994, toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân của ông chỉ đạt mức kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD/năm. Chúng ta có hàng chục công ty mà chẳng có cái nào từng nghe đến xuất khẩu đạt 1 tỉ USD/năm. Nào Hafez, bây giờ, lý do khiến tôi nói với ông tất cả điều này là bởi vì trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sẽ không có vấn đề gì khi Syria sản xuất con chip máy tính hay làm món khoai tây chiên, một chiếc Lexus hay một chiếc bóng đèn, bởi vì ông có thể có được một cuộc sống đầy đủ chỉ bằng cách rút ruột của những nước lớn xin viện trợ và hăm doạ tống tiến các nước láng giềng. Vâng, tôi thấy ông đang mỉm cười, Hafez ạ. Ông biết đó hoàn toàn là sự thật. Ông đã rút ruột hàng tỉ USD của những nước Arập bằng cách để cho họ biết là đó là có thể là như vậy, như Mafia sẽ nói ‘một tai nạn không may’ trong các mỏ dầu của Arập nếu họ không trả giá cao lên. Ông cũng rút ruột của Nga vào ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu, châu Âu vào ngày thứ ba, thứ năm và Trung Quốc vào ngày chủ nhật. Liên bang Xô viết thậm chí cũng mua cả những phế phẩm mà các nhà máy của ông sản xuất ra và ra tay giúp đỡ ông và viện trợ ông chỉ vì là bạn bè. Đó là một cách sống tốt, Hafez ạ, một cách sống tốt và ông đã kích họ chống lại lẫn nhau. Song, Hafez ạ, những ngày đó sẽ kết thúc. Các nước Arập sẽ đến lúc không thể chịu đựng mãi sự tống tiền của ông, các mỏ dầu của ông cũng sẽ cạn kiệt, ông sẽ phải nhập khẩu dầu trong vòng 10 năm nữa và Syria sẽ có tỉ lệ sinh cao nhất Trung Đông. Đó hoàn toàn không phải là một viễn cảnh đẹp. Điều tồi tệ nhất đối với ông là sẽ có một kiến trúc toàn cầu mới. Không bao lâu nữa, hai cường quốc sẽ không huỷ hoại lẫn nhau. Liên bang Xô viết sẽ tan rã và chúng ta đang sử dụng nguồn ngân sách công bằng. Thay vì các cường quốc, Hafez ạ, sẽ là các Siêu thị. Và cho phép tôi nói rằng, ông sẽ không kích để thị trường chứng khoán Tokyo chống lại thị trường chứng khoán Frankfurt, chống lại Singapo và chống lại Wall Street. Không, không, không Hafez. Họ sẽ chơi lại ông đấy. Họ sẽ kích Syria chống lại Mêhicô chống lại Braxin và Thái Lan. Những người dám làm sẽ được đầu tư vốn từ các Siêu thị. Những kẻ nhát gan sẽ rớt lại phía sau như những con đường chết trên xa lộ đầu tư toàn cầu. Và Hafez ạ, ông là đối tượng trở thành con đường chết.

“Nhân đây, tôi muốn lưu ý rằng ông và Thổ Nhĩ Kỳ đã có đụng đổ nhỏ dọc khu vực biên giới, song tôi cũng lưu ý với ông rằng ông khó lòng tránh được một cuộc chiến tranh thực sự với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta đều biết tại sao, phải không Hafez ? Đó là bởi vì Liên bang Xô viết không còn nữa và ông cũng biết rằng thứ vũ khí bất kỳ ông có thể mất trong một chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, hay với Israel thậm chí với bất cứ nước nào khác là một thứ vũ khí mà ông sẽ phải thay thế nó bằng tiền của chính mình - tiền mặt trên bàn. Hãy cho tôi xem tiền của ông nào, Hafez ! Cho tôi xem tiền ! Sẽ không còn có Liên bang Xô viết để mang cho ông những vũ khí mới hoặc đổi chúng cho bạn để lấy những thứ rác rưởi mà ông sản xuất ra. Và cũng không còn có nhà sản xuất dầu Arập nào mua vũ khí cho ông bởi vì chúng cũng tan rã nốt. Do đó, ông đã bị lừa, Hafez ạ. Tôi luôn luôn nói sẽ không có sự cưỡng ép nào tốt hơn đối với vị lãnh đạo của một nước phát triển là nói với ông ta rằng ông ta phải trả tiền để mua vũ khí, đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi chỉ một chiếc máy bay chiến đấu giá đã tới 50 triệu USD. Nói gì với ông nhỉ, Hafez, tôi sắp bỏ chiếc điện thoại vệ tinh. Đó là mẫu mới nhất của Motorola được kết nối với hệ thống vệ tinh Iridi mới. Ông có thể gặp tôi ở Washington chỉ trong vài giây. Bởi vì, tôi không định đi đâu nữa ngoài nơi đây. Những bài học lịch sử 9 giờ về các cuộc thập tự chinh mà ông dạy tôi qua mỗi chuyến thăm không phải là sự sử dụng hiệu quả thời gian của tôi. Tại sao ông không số hoá chúng, thu chúng vào một cái đĩa compact và chỉ sử dụng chúng mỗi lần thăm Bộ Ngoại giao, hoặc đưa chúng lên một trang web để nhân viên của tôi có thể tải chúng xuống một cách dễ dàng. Ông thấy đấy, Hafez, tôi có rất nhiều nơi quan trọng khác phải đến như Mêhicô, Thái Lan, Trung Quốc. Người nào sẽ cai trị Golan Heights là một câu hỏi hấp dẫn, song nó hoàn toàn không phù hợp với quyền lợi của Mỹ ngày nay. Song, này, chúng tôi vẫn rất vui khi nghe ông nói. Khi ông sẵn sàng làm kinh doanh, chỉ cần quay số 001-202-647.4910, ấn GỬI và xin gặp Chris. Hoặc, Hafez ạ, mời ông ra khỏi cuộc đời tôi.”

Và đây là những gì tôi nghĩ Assad sẽ trả lời:

Assad: “Chris – anh không ngại nếu tôi gọi anh là Chris chứ ? Tôi hy vọng anh sẽ cảm thấy thoải mái trong chiếc ghế đệm dày này. Đã có nhiều vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ bị lọt thỏm trong chiếc ghế này trước anh. Kissinger thường thiết đãi tôi bằng rất nhiều câu chuyện về các cuộc hẹn của ông ta với Jill St.John – như là Henry. Chủ ngân hàng chẳng bao giờ ghi chép một cái gì trong sổ tay và hỏi tôi nếu tôi không chấp nhận các điều khoản mới nhất của anh ta thì anh ta sẽ rời khỏi Damascus và không bao giờ quay trở lại. Ah, nhưng họ luôn luôn quay trở lại, đúng không nào Chris ? Và anh cũng sẽ như vậy. Anh đã đến đây 21 lần rồi và anh cũng đã đến Mêhicô một lần. Tôi rất vui khi nhìn thấy anh có được lợi thế này. Nào, Chris, anh đã nói với tôi rất nhiều về một thế giới bên ngoài Syria. Nhưng hãy để tôi nói với anh vè người bạn láng giềng của tôi. Chính trị và sự đam mê có thể đã làm lợi đáng kể cho thị trường chứng khoán ở Mỹ, song không phải là bàn tay bí mật của thị trường mà vẫn lấn át chính trị. Chúng ta đang sống dưới cây Ôliu, Chris ạ, chứ không phải là trong xe Lexus. Bản thân tôi vốn là người của một dân tộc thiểu số ở Syria, dân tộc Alawites. Điều đó có nghĩa là nếu tôi tỏ ra một chút yếu kém, phần đông người Hồi giáo ở đây sẽ lột da tôi và để thân thể tôi như một con đường chết. Tôi không thậm xưng một chút nào, Chris ạ. Anh đã bao giờ nhìn thấy một người bị lột da chưa ? Tôi thường nghĩ về nó mỗi buổi sáng thức giấc, Chris ạ - hoàn toàn không phải nghĩ đến Amazon.com. Tôi sống trong một khu rừng thực sự, không phải là dưới thời đại điện tử. Đó là lý do tại sao tôi có thể nghèo, nhưng tôi yếu. Tôi không thể chịu đựng nổi sự yếu kém và những người dân của tôi không muốn nhìn thấy tôi yếu kém. Họ đánh giá khả năng quả đấm sắt của tôi đem lại. Chúng tôi có một câu ngạn ngữ Arập như thế này: “Thà chịu hàng trăm năm chuyên chế còn hơn một ngày hỗn loạn”. Đó là sự thật mà chúng tôi không có, làm thế nào anh gọi được nó ở đây, McDonald. Và thu nhập bình quân đầu người của chúng tôi không cao bằng Israel. Nhưng, đồng tiền của chúng tôi ổn định, không ai chết đói hay ngủ bên vệ đường, mối quan hệ ràng buộc mang tên gia đình vẫn còn mạnh và chúng tôi không bị tra tấn bởi quần thể điện tử tham lam của anh. Chúng tôi đang sống trong một thế giới chậm chạp, không phải là một thế giới nhanh. Tôi có thể kiên nhẫn. Có phải đối với anh, người dân của tôi không kiên nhẫn ? Hoàn toàn không. Tôi đã chiến thắng cuộc bầu cử cuối cùng với 99,7% phiếu bầu, Chris ạ. Những người ủng hộ đã đến với tôi tuy rằng muộn mằn và nói, ‘Thưa ngài Tổng thống, ngài đã thắng với 99,7% số phiếu bầu. Như vậy có nghĩa là chỉ có 0,3% người dân không bỏ phiếu cho ngài. Ngài muốn gì ở họ ? Và tôi trả lời, ‘Tên của họ’.

“Ha, ha, ha !

“Không, Chris, tôi có đủ kiên nhẫn. Tôi sẽ làm hoà với người Do thái chỉ bằng một cách là coi tôi là một nhà lãnh đạo Arập biết cách làm hoà với phẩm cách - người không biết quỳ gối như cách mà Arafat và Sadat đã làm. Tôi sẽ không trở thành một Sadat nữa. Tôi dự dịnh làm tốt hơn Sadat. Tôi dự định sẽ cho Israel ít đi và sẽ nhận nhiều hơn. Đó là cách duy nhất để tôi có thể bảo vệ bản thân tránh khỏi chính những người bầu cử tôi và những phe chống đối trong nước và giữ gìn vị trí lãnh đạo Arập mà sẽ luôn luôn mang tiền về cho Syria từ một nước nào đó. Và nếu điều này có nghĩa là tôi phải sử dụng người đại diện ở Li băng để lấy máu của Israel cũng không sao cả. Đó là một người láng giềng tồi, Chris ạ và Israel đã ra đi. Israel có quá nhiều kosher Big Macs. Tất cả những thiếu niên Israel đi đánh nhau ở Li băng đều mang theo điện thoại di động để họ có thể gọi điện về cho các bà mẹ Do thái của mình mỗi đêm. Thật là những cậu bé ngoan. Anh nghĩ là chúng tôi không biết điều này à ?

“Vì thế, Chris ạ, nếu anh muốn đạt được một thoả thuận giữa tôi và người Do thái về vấn đề Golan, anh sẽ phải trả bằng tiền của chúng tôi. Tôi sẽ không chỉ ngã vào lòng anh. Nhưng tôi lo lắng, Chris ạ. Khi tôi nhìn lần lượt các Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế đệm quá dày đó tôi nhận ra rằng không chỉ là sự chấm dứt của thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn là sự chấm dứt của một cường quốc lớn mạnh là Mỹ. Từ nơi tôi ngồi có vẻ như chúng ta đã ra khỏi một thế giới của hai cường quốc để bước vào một thế giới chỉ có một cường quốc và sang một thế giới không có cường quốc nào. Anh đến đây với cái túi rỗng và một quả cao su, Chris ạ. Tôi sẽ ngưng đàm phán với Merrill Lynch. Ít nhất là họ giao hàng bằng cách đe doạ. Anh cũng đến đây mà không dự định áp đặt bất cứ sức ép nào lên Israel, bởi vì chính phủ của anh quá yếu kém về mặt chính trị và anh sợ sẽ xúc phạm ngay cả một cử tri người Do thái. Hãy nhìn những người Israel. Họ vẫn đang xây dựng nhà cửa như điên trên dải bờ Tây và anh không hề ngạc nhiên gì cả, Chris ạ. Điều mà một vị Tổng thống Syria học cách cảm nhận chính là sự yếu kém và tôi cảm nhận thấy điều này trên khắp châu Mỹ.”

“Anh có biết điều gì thực sự khiến tôi lo lắng về người Mỹ không – lúc nào anh cũng muốn có nó theo cả hai cách. Anh muốn nói cho tất cả mọi người về giá trị của anh, về sự tự do và quyền tự do tín ngưỡng, nhưng khi tất cả những giá trị này đi vào cả những quyền lợi chính trị và kinh tế của anh, anh sẽ quên nó ngay. Vì thế, hãy miễn cho tôi phần giảng giải về các giá trị, Chris ạ. Anh là người cần phải quyết định hoặc là trở thành một siêu cường thể hiện những giá trị siêu việt của anh hoặc là một nhân viên bán tour du lịch để thể hiện Siêu thị của mình. Hãy tự quyết định. Cho đến lúc đó, đừng để ý làm gì đến cuốc sống của tôi nữa nhé. Và đây nữa, tôi trả lại anh chiếc điện thoại di động tưởng tượng. Tôi chẳng có ai ở ngoài Syria để tôi gọi cả.”

“Tiện đây, tôi cũng muốn nhắc nhở anh phải cẩn thận khi ấn nút GỬI nhé. Anh không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra đâu…”



Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương