Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang9/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24
Dos Capital 6.0
Moscow (AP) - Hôm nay, công tố viên đã tra hỏi một chủ nhân bảo tàng nghệ thuật tại Moscow sau vụ đánh chén chiếc bánh hình nhân Vladimir Lenin của các thực khách là khách mời và các nhà phê bình nghệ thuật tại một triển lãm gần đây. Thứ ba vừa rồi, Thời báo Moscow công bố rằng chính Sergei Taraborov là người đã bị điều tra sau khi các thành viên nghị viện thứ 20 của Đảng Cộng Sản kêu ca rằng chiếc bánh đã xâm phạm luật chống phỉ báng các giá trị tiêu biểu của dân tộc
- AP Moscow, 8 tháng 9 năm 1998.
"Anh mang theo bao nhiêu tiền?"
Câu hỏi bất ngờ nhằm vào tôi bởi một nhân viên hải quan Albania tại sân bay Tirana khi tôi đang chuẩn bị ra khỏi đất nước này. Ngay khi câu nói vừa buột ra khỏi miệng cô ta, tôi có cảm tưởng như sắp rời xa số tiền của mình.

"Tôi có 3,500 USD" - Tôi nói, tay vỗ nhẹ vào ví tiền.

"3,500USD", cô ta nhắc lại, đôi mắt nhướng lên."Anh ta có 3,500 USD ", cô ta nói với người đồng nghiệp nam đứng ngay bên cạnh, gần máy kiểm tra chiếu tia X-quang.

" Anh từ đâu đến?" anh ta hỏi tôi, vẻ như đang đánh giá mức độ cảm giác bị xúc phạm của tôi và dò xem liệu tôi có phải là một nhà ngoại giao hay không. Tôi nói với anh ta rằng tôi là phóng viên của tờ New York Times. "The New York Times?" anh chàng hải quan nhắc lại, và kiểm tra tôi một cách sơ sài. "Để anh ta qua".


Ai mà nghĩ rằng The New York Times lại chẳng là cái đinh rỉ gì ở Tirana.Tôi chỉ muốn chạy ra máy bay. Tôi có lý để lo ngại. Tôi đã từng ở trong hoàn cảnh này trước đây-tại một đất nước nơi mà luật pháp không phải là đấng thống trị, đó là Iran. Và ở đó, màn kết diễn ra không thực sự tốt đẹp. Mọi thứ bắt đầu hệt như tại sân bay Quốc tế Teheran, khi tôi làm thủ tục hải quan lúc 4h sáng. Tôi bị một nhân viên hải quan yêu cầu mở vali và giao nộp cho anh ta tờ khai hải quan. Trên tờ khai có dòng hỏi về số tiền bạn mang theo và tôi đã điền vào chính xác số tiền tôi có, là 3,300 USD. Vì thẻ tín dụng Mỹ không được chấp nhận ở Iran nên tôi đã phải mang theo rất nhiều tiền mặt. Gã nhân viên hải quan nhỏ con và có hàm râu quai nón người Iran xem kĩ tờ khai và sau đó nói với tôi, kèm theo một cái liếc nhìn thèm khát: "Thưa ngài, ngài chỉ có thể mang 500 USD ra khỏi đất nước này thôi".

"Ôi không!". Tôi nói "Tôi phải làm sao bây giờ?"


Nhân viên hải quan Iran nhìn quanh và thì thầm vào tai tôi "Tôi có thể lo cho, chỉ cần 300 USD ". Cả một hàng dài người Iran đằng sau tôi đã thấy hết những cảnh này - tất cả, không hồ nghi gì nữa, đã biết chính xác điều gì đang xảy ra. Tôi thò tay vào túi tiền và lấy ra ba tờ bạc 100 USD và vo tròn lại trong lòng bàn tay.
"Cẩn thận" Gã nhân viên hải quan rít lên với tôi - để đề phòng ai đó ở hàng người phía sau chúng tôi có thể tố cáo về những gì đang xảy ra. Sau đó cả hai chúng tôi giả vờ lục lọi chiếc vali đang mở của tôi, và với một cú chộp nhanh, anh ta lấy 300 USD ra khỏi các ngón tay của tôi. Việc đó xảy ra quá nhanh - như một chú cá hồi bay lên trong thoáng chốc - khiến bạn muốn quay chậm lại ngay lập tức cảnh đó để thưởng thức. Sau đó, với bàn tay còn lại, anh ta đưa tôi tờ khai hải quan mới khác và bảo tôi điền vào, khai báo rằng tôi chỉ mang theo 500USD ra khỏi đất nước. Nhưng đó chưa phải là đã hết. Khi tôi leo lên phía cổng soát vé, tôi nhận ra rằng có một đợt kiểm tra thân thể sau khi tôi đi qua máy dò kim loại.Tôi đi vào phòng xép đằng sau bức rèm và viên lính Iran tại đó yêu cầu tôi mở ví tiền.Tôi hoảng sợ tự nhủ: "Mình làm sao giải thích 3,000 USD bây giờ? Hay nói thế này: Này, tôi đã hối lộ cho đồng nghiệp của anh ở tầng dưới rồi đấy, cho qua đi?" May thay, anh ta chỉ nhìn qua số tiền, liến thoắng một hồi bằng tiếng Farsi và rồi để tôi đi.
Những nhà du lịch thế giới dày dạn sẽ cho rằng cuộc phiêu lưu của tôi ở Iran và Albania khó mà thoát khỏi thông lệ: Những cuộc đụng độ về hiện tượng này trong những ngày đó có thể miêu tả tốt nhất bằng từ "Rối loạn xã hội". Rối loạn xã hội là tệ nạn hối lộ, tham nhũng mà bất cứ ai cũng có thể thấy ở các nước đang phát triển, và ở cả các nước phát triển – dù với mức độ thấp hơn. Rối loạn xã hội là khi phần nhiều hoặc toàn bộ các chức năng then chốt của hệ thống nhà nước - từ thu thuế đến hải quan, tư nhân hoá hay thông lệ - đều bị thoái hoá bởi tệ tham nhũng. Điều này khiến cho các hoạt động pháp lý dễ dàng bị bỏ qua hơn là quy ước. Quy ước, vừa dễ tha thứ vừa dễ chấp nhận, là khi các quan chức mọi cấp tận dụng quyền lực của mình để moi bất cứ khoản tiền nào có thể được từ dân chúng, các nhà đầu tư hay bản thân nhà nước. Và ngược lại, dân chúng cũng như các nhà đầu tư sẽ cho rằng cách duy nhất để có được quyết định hay dịch vụ là trả tiền cho cho người có thẩm quyền.
Rối loạn xã hội bắt nguồn từ nhà nước - nơi mà nhà nước được xây dựng từ những hành vi trộm cắp, như Nigeria – để rối loạn xã hội bắt đầu nảy nở - nơi nạn tham nhũng lan tràn, được dung túng và được mong chờ, nhưng một vài quy ước pháp lý và dân chủ vẫn tồn tại bên cạnh, như là ấn độ. Sự khác nhau giữa rối loạn xã hội đầy đủ và rối loạn xã hội đang xây dựng được miêu tả đặc sắc qua một chuyện tiếu lâm cũ khi người ta kể những mẩu chuyện về World Bank, khi các Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Châu á và Châu Phi đến thăm nhau. Đầu tiên, ông Bộ trưởng Châu Phi đến thăm nước của ông Bộ trưởng Châu á, và cuối ngày ông Châu á đưa ông Châu Phi về nhà dự bữa tối. Ông nguyên thủ châu á sống trong một ngôi nhà nguy nga tráng lệ. Do đó, ông nguyên thủ Châu Phi hỏi đồng sự Châu á của mình rằng: "Trời, sao mà ông có thể xây được một ngôi nhà như vậy chỉ bằng đồng lương của mình?". Ông Nguyên thủ Châu á đưa ông Châu Phi ra một khung cửa lớn và chỉ ra một cây cầu ở phía xa xa. "Ông thấy cây cầu ở đằng đó chứ?". Ông Châu á hỏi ông Châu Phi. "Có, tôi có thấy", ông Châu Phi trả lời. Sau đó ông Châu á chỉ một ngón tay vào mình và thì thầm: "10 phần trăm", ra dấu rằng 10 % giá trị của cây cầu chạy vào túi ông ta.Và rồi, một năm sau, ông Châu á đi thăm ông Châu Phi và thấy ông này sống trong một ngôi nhà còn tráng lệ hơn nhà của ông ta. "Trời, sao mà ông có thể xây được một ngôi nhà như vậy chỉ bằng đồng lương của mình?" Ông Châu á hỏi ông Châu Phi. Ông Châu Phi kéo ông đồng sự Châu á qua một khung cửa lớn phòng khách và chỉ ra đằng chân trời: "Ông có thấy cây cầu ở đằng kia không?" ông Châu Phi hỏi ông Châu á. "Không, làm gì có cây cầu nào ở đó !", ông Châu á trả lời. “Đúng rồi”, ông Châu Phi nói, và rồi chỉ vào mình: "100%".
Những dấu hiệu cụ thể nào mà bạn có thể thấy ở rối loạn xã hội hoàn toàn và đang trong thời kì phát triển? Đây là các dẫn chứng mà tôi thu thập được trong một vài năm qua:
Rối loạn xã hội là ở Moscow năm 1995 (và 1996, 1997, 1998, 1999). Thời gian đó, đường phố tràn ngập tội ác theo gót sự sụp đổ của Chế độ Xô viết. Khi tôi làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Penta tại trung tâm Moscow, tôi bỏ ví tiền ra mặt bàn trước mặt và kêu người nhân viên làm phòng cho thuê một ngăn kéo an toàn.Tôi không muốn đi lại trong Moscow với một ví䀠င ﴁ䀸ars.

“Xin lỗi, thưa ngài, chúng được sử dụng hết rồi. Có cả một danh sách xếp hàng đợi đây này. Ông có muốn tôi ghi thêm ông vào không?”


Tôi cười gượng gạo. Một danh sách đợi để mướn hộp bảo vệ an toàn trong khách sạn ư? Nó y hệt một lời dẫn trong một câu chuyện đùa nhạt nhẽo: "Làm sao anh có thể biết được khi nào thành phố anh đang ở trong tình trạng nguy hiểm?" Câu trả lời là: Đó là khi mà tất cả các hộp bảo vệ an toàn tại các khách sạn đều đã được sử dụng hết. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một nhà đầu tư mà tôi biết, khi mua cổ phần của một Ngân hàng Nga phát hiện ra rằng số nhân viên an ninh nhiều hơn cả số nhân viên ngân hàng. Ông ta nói với tôi rằng một hệ thống nhà hàng ở Phương Tây đã cử một đoàn kiểm toán sang Moscow để điều tra xem tại sao ở Moscow việc làm ăn rất vất vả mà thu lại được tiền chẳng là bao. Họ phát hiện ra rằng hầu hết các nhân viên ở đây đều liên quan đến một vài hình thức trộm cắp - từ việc người đầu bếp ăn cắp hamburgers đến việc những người quản trị ăn tiền hoa hồng.

Sự thật về rối loạn xã hội ở Albania là nạn trốn lậu thuế tràn ngập đến nỗi mà năm 1997, công ty trả thuế cao thứ 35 tại Albania lại là một cửa hàng bánh pizza của Mỹ, và nạn ăn cắp xe hơi tràn ngập đến nỗi mà các quan chức Mỹ ước tính khoảng 80% số xe hơi trên đường phố Albania bị lấy cắp từ đâu đó ở Châu Âu.


Rối loạn xã hội là tệ tham nhũng ở Nga, phát triển rất cao trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo ở điện Kremli, đến độ có hẳn một câu chuyện vui là một người đàn ông lái xe từ nông thôn ra Moscow và đỗ chiếc xe mới tậu ngay bên ngoài cổng Điện Kremli, tại Quảng trường Đỏ. Một cảnh sát đi đến và nói với anh ta: "Này, anh không đậu xe ở đây được đâu. Đây là cổng đi của các nhà lãnh đạo đấy." Anh ta trả lời: "Đừng lo, Tôi khoá cửa xe rồi".
Rối loạn xã hội là một câu chuyện do bạn tôi kể trong thời gian anh ta sống ở Indonesia dưới triều đại tham nhũng lan tràn của gia đình Suharto. Anh ta là một phóng viên lâu năm tại Jakarta cho một tờ báo của Singapore và thường phải làm mới giấy căn cước. Tham nhũng ở Indonesia trầm trọng đến mức là các quan chức hoàn toàn có thể gửi anh một phiếu yêu cầu thanh toán cho số tiền đút lót của anh, anh ta giải thích với tôi. Thật đấy, mỗi năm tôi đều phải làm lại giấy xuất nhập cảnh của mình. Tôi trả tiền đút lót và có những gì tôi cần. Nhân viên kế toán ở văn phòng tôi cần các chứng nhận và vị công chức tôi mua đã cung cấp đầy đủ. Không lấy làm ngạc nhiên khi dưới thời Suharto, người Indonesia có một câu nói: Nếu hàng xóm nhà anh ăn cắp dê của anh, dù thế nào cũng đừng có kiện anh ta ra toà, bởi vì để được việc, theo thời gian anh phải trả tiền cho cảnh sát và thẩm phán, anh sẽ mất luôn cả con bò của mình.
Rối loạn xã hội là khi các quan chức và những người cầm cân nảy mực, những người có trách nhiệm giám thị các nguyên tắc tin rằng các nguyên tắc không áp dụng cho họ. Nayan Chanda, tác giả cuốn Cái nhìn về kinh tế Viễn Đông, một lần chỉ cho tôi một kinh nghiệm ông có khi đi thăm Trung Quốc: "Tôi đã ở Bắc kinh và chúng tôi phóng xe trên phố Second Ring với một phiên dịch viên Bộ Ngoại giao, nhân viên lái xe và trợ lý văn phòng của chúng tôi. Khi chúng tôi đi xuống xa lộ, người tài xế của Bộ Ngoại giao đột nhiên lái vòng lại thành hình chữ U và đi thẳng lên đoạn dốc lên đường xa lộ, bấm còi inh ỏi. Chiếc xe trôi xuống lối vào xa lộ và chúng tôi quay vòng quanh nó. Tôi choáng váng và sợ hãi. Tôi nói với người phiên dịch: "Anh ta làm gì thế?". Anh ta nói rằng người tài xế thấy một vụ tắc nghẽn đường ở phía trước và quyết định quay lại bằng lối lên xa lộ.Tôi nhắm nghiền mắt lại và cầu chúa mong sao tôi ra khỏi con đường này mà còn sống sót. Tôi đã sống sót, nhưng sau đó một ý nghĩ đã ám ảnh tôi trở lại: Tại sao người nhà nước Trung Quốc đặt ra các quy tắc để người dân chấp hành, mà chính họ lại không tuân theo, lại cứ bắt ngưòi dân và những ngưòi khách phải tuân theo các quy tắc của họ.
Các quy tắc không chỉ bị vi phạm ở trong nội bộ của Trung Quốc. Năm 1997, Trưởng đại diện chi nhánh một trong những ngân hàng lớn nhất Canada ở Trung Quốc nói với tôi là một lần ngân hàng ông chuyển vài nghìn đôla từ chi nhánh Hồng Kông tới chi nhánh Thượng Hải mất đúng 18 ngày. “Chúng tôi nghĩ là chúng tôi biết rõ điều gì đã diễn ra”, ông ta nói với tôi trong một bữa ăn trưa ở Thượng Hải. "Một ai đó ở Ngân Hàng Trung Ương đã lấy đi khoản tiền, đầu cơ vào thị trường chứng khoán Thượng Hải trong 17 ngày rồi trả lại vào ngày thứ 18, lúc đó khoản tiền mới hiện lên trong tài khoản của chúng tôi.”
Rối loạn xã hội là chuyện kiếm được hàng tỉ đô la từ việc tham nhũng các chương trình tư nhân hoá trên khắp Đông ÂU và nước Nga, tại đó tập trung những kẻ chóp bu, thường là mafia địa phương và quan chức nhà nước cấu kết với nhau, để giành lấy kiểm soát các nhà máy và nguồn tài nguyên của chế độ sở hữu nhà nước cũ với tỉ giá thị trường thấp, làm cho họ chỉ qua một đêm đã trở thành tỉ phú cực kì nhanh chóng. Giá bất động sản từ Paris đến Tel Aviv rồi London đều bị tăng lên bởi các ông trùm Nga và các nhà nghệ thuật bòn rút tiền, những kẻ sẵn sàng tuồn tài sản ra nước ngoài với một mức độ đáng kinh ngạc. Nước Mỹ là một thị trường tiêu biểu, nơi những nhà tư bản là kẻ cướp, và ở Nga, xã hội cũng cũng tương tự như vậy. Nhưng tư bản kẻ cướp Mỹ đầu tư tiền của họ vào thị trường chứng khoán và bất động sản Mỹ, ngược lại, nhờ sự toàn cầu hoá vào sự tự do chu chuyển vốn, các nhà tư bản kẻ cướp ở Nga cũng đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán và bất động sản Mỹ, nhưng lại để làm giàu cho đất nước của họ.
Đôi khi, rối loạn xã hội không chỉ là những kẻ chóp bu nổi lên của các nước, mà chỉ đơn giản là một số ít người cố gắng tồn tại trong một đất nước có an ninh xã hội kém. Một lần tôi thay đổi kế hoạch ở Sân bay Jakarta và phải di chuyển từ cổng ra nội địa tới cổng ra Quốc tế. Tôi đi khỏi vỉa hè, tay xách túi và đứng đợi nơi phía sau có dòng chữ: "Tuyến giao thông miễn phí giữa cổng ra Nội địa và Quốc tế". Khi có một xe buyt tới, tôi mang túi lên xe, trên đó chỉ có mình tôi là khách. Khi tôi đi ngang qua người tài xế để ra cổng Quốc tế, ông ta chặn tôi lại. "Thưa ngài", ông ta nói, viết nguệch ngoạc lên tờ giấy màu đỏ. Trên đó viết cước phí chuyến đi là 4900 rupiah ( khoảng 2 USD). Tôi nhún vai và đưa tiền cho anh ta.
Rối loạn xã hội còn tiếp tục, vào mùa hè năm 1998, tôi cùng John Burns, trưởng văn phòng đại diện Báo New York Times tại New Delhi, tới thăm Toà nhà Quốc hội ấn Độ, nơi luật pháp ấn Độ được ban bố và thực thi. Trong khi chúng tôi đang đợi ở phòng sảnh để được xét cho vào, Burns chú ý đến một cuốn sách bán ở giá sách chính phủ: Chính phủ ấn là ai và của ai? - với tiểu sử và hình ảnh của tất cả các chính khách ấn. Burns quyết định mua một quyển. Burns hỏi người nhân viên đứng gần giá sách: "Tôi phải gặp ai để mua cuốn sách ?"." Đây , thưa ông, 700 rupi". Sau đó anh ta đi lấy sách. Khi anh ta quay lại, Burns hỏi anh ta về hoá đơn. "Buổi chiều chúng tôi đóng cửa, đây là việc bán hàng ngoài giờ hành chính" anh ta nói - có nghĩa là không cần hoá đơn. Sau đó anh ta trao cho John cuốn sách và đút tiền vào túi. Tôi nhận ra một điều khá thú vị- phải hối lộ cho ai đó ở phòng sảnh của cơ quan hành pháp ấn bởi một cuốn sách về các nhà lập pháp ấn độ.
Tôi đoán rằng điều đó giải thích tại sao Thời báo ấn độ xuất bản ngày 16 tháng 12 năm 1998, kể về một chương trình điều tra kéo dài 18 tháng một vụ tham nhũng bí ẩn ở bang Punjab đã bị đình chỉ lại. Cuộc điều tra một quan chức, người được hối lộ khoản tiền 2380 USD vì đã cung cấp các dịch vụ "tốt" của chính phủ, tại một bang mà mọi việc từ việc cung cấp điện tới xin học cho trẻ con cũng cần phải đưa tiền hối lộ cho một ai đó. Nhưng không một quan chức nào được tìm thấy với tội danh là ngưòi đang giữ số tiền đó. Thay vì chỉ ra kẻ nhận số tiền đút lót, tờ thời báo New Delhi nói rằng cuộc điều tra đã đưa ra bằng chứng để có thể truy tố 300 quan chức tham nhũng.
Để toàn cầu hoá, tất cả phải làm là gì? Hãy để tôi trả lời bằng cách sử dụng vài ví dụ tương đương từ thế giới vi tính. Tôi muốn so sánh các nước với ba bộ phận của một máy vi tính. Đầu tiên, đó là toàn bộ hệ thống máy móc, gọi là “phần cứng”. Đây là toàn bộ vẻ ngoài của nền kinh tế. Và qua cuộc chiến tranh Lạnh, bạn đã có ba loại "phần cứng" trên thế giới- phần cứng thị trường tự do, phần cứng chủ nghĩa cộng sản, và phần cứng pha trộn thành phần của cả hai.
Bộ phận thứ hai là "Hệ thống hoạt động" cho phần cứng của bạn. Tôi so sánh nó với các chính sách kinh tế vĩ mô của một nước nào đó. Trong các nước chủ nghĩa cộng sản, hệ thống hoạt động kinh tế cơ bản là kế hoạch tập trung. Không có thị trường tự do ở đây. Chính phủ quyết định sự phân bổ nguồn vốn ra sao. Tôi gọi hệ thống kinh tế cộng sản này là DOScapital 0.0.
Tại các nước pha trộn giữa hai loại, các hệ thống hoạt động rất nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mức độ pha trộn giữa chủ nghĩa xã hội, thị trường tự do, kinh tế do nhà nước chỉ đạo và gần chủ nghĩa tư bản. Trong đó, sự quan liêu cuả chính phủ, kinh doanh và ngân hàng là tất cả mối dây liên hệ giữa các bộ phận với nhau. Tôi gọi chúng là DOScapital 1.0 tới 4.0 tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chính phủ và xã hội hoá của nền kinh tế. Hungary, chẳng hạn, là DOScapital 1.0, Trung quốc là DOScapital 1.0 ở nội địa và 4.0 ở Thượng hải, Thái lan là 3.0, Indonesia là 3.0, và Hàn Quốc là 4.0.
Cuối cùng là các hệ thống Tư bản chủ nghĩa công nghiệp lớn. Một số hoạt động hệ thống dựa trên thị trường tự do, nhưng vẫn có các bộ phận phúc lợi quan trọng của nhà nước. Nhóm này bao gồm Pháp, Đức và Nhật Bản. Các nước khác, như Mỹ, Hongkong, Đài loan và Anh, tự do hoá kinh tế và mặc hoàn toàn vừa vặn Chiếc áo khoác vàng. Tôi gọi hiện tượng này là DOScapital 6.0.
Cùng với loại phần cứng chứa đựng nền kinh tế và hệ thống hoạt động cơ bản của nó, cần phải có "phần mềm" để tận dụng cả hai điều trên. Phần mềm, theo tôi, nhìn chung là tất cả các nguyên tắc của luật pháp. Phần mềm là thước đo chất lượng hệ thống luật và quy phạm quốc gia, và cấp độ am hiểu luật pháp của các quan chức, quan lại và cư dân, chi phối họ và hiểu cách làm việc của họ. Phần mếm tốt bao gồm luật ngân hàng, luật thương mại, quy chế phá sản, luật hợp đồng, luật xử sự kinh doanh, một ngân hàng trung ương trung thực độc lập, quyền thích đáng để khuyến khích nắm cơ hội, quy trình xử lý hành pháp, tiêu chuẩn kế toán quốc tế, các toà án thương mại, các thiếu sót được bổ sung bởi một cơ quan hành pháp công bằng, luật chống tranh chấp lợi nhuận và chống hoạt động thương mại bên trong nội bộ chính quyền chính phủ, và các quan chức cũng như cư dân sẵn sàng thực hiện những quy định này với một nếp văn hoá vững vàng hợp lý.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cuộc đấu tranh lớn về ai sở hữu phần cứng thuộc về người thống trị toàn thế giới. Các nước Liên bang Soviet và Mỹ đã không chú ý nhiều đến việc phần cứng của họ hoạt động ra sao trong các nước liên minh. Họ chỉ muốn chắc chắn rằng các nước này sử dụng nhãn hiệu Soviet và Mỹ ra sao. Quả vậy, một nước có thể tồn tại trong một thời gian dài với một hệ thống hoạt động tồi tệ bên trong và phần mềm tham nhũng, bởi vì cả Soviet và Mỹ đều lo ngại khi có nó trong bộ máy của mình, họ sẽ trợ cấp hoặc sửa chữa tự nguyện – ngay khi đất nước đó bị sa lầy với nhãn hiệu siêu cường. Cả hai thế lực siêu cường sống trong nỗi lo sợ của "học thuyết thống trị", nảy sinh khi một nước nào đó thay đổi phần cứng, thì tất cả các nước lân bang của họ cũng thay đổi theo.
Cuộc đấu tranh này đã kết thúc với sự sụp đổ của cuộc chiến tranh Lạnh. Một cách bất ngờ, chủ nghĩa xã hội, cộng sản và thậm chí các hình thức lai tạo của nó đều bị mất hết uy tín. Bỗng nhiên, chúng ta tìm ra một khoảnh khắc ý nghĩa trong lịch sử: Lần đầu tiên, một cách chính thức, tất cả các nước trên thế giới có chung một cơ sở phần cứng - chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Khi điều đó diễn ra, toàn bộ cuộc chơi đã thay đổi. Các nước không còn phải quyết định phải chọn phần cứng nào, mà chỉ phải chọn làm sao để cho phần cứng duy nhất của mình làm việc tốt - chế độ tư bản thị trường tự do.
Nhưng có một câu nói trong thế giới công nghệ thông tin: "phần cứng luôn chạy trước phần mềm và vận hành các hệ thống hoạt động". Như thế, các kỹ sư sáng tạo ra chip ngày càng nhanh hơn và chỉ với điều kiện đó, các hệ thống và phần mềm phức tạp hơn được phát triển để tận dụng lợi thế phần cứng mới này và có được toàn bộ mọi thứ từ đó. Câu châm ngôn này cũng áp dụng trong thế giới toàn cầu hoá. Thế giới đã chứng kiến những gì kể từ khi chủ nghĩa cộng sản và xã hội đã bị sụp đổ ở Nga, Đông âu và Thế giới thứ ba là một số lớn các nước tiếp nhận phần cứng cơ sở của thị trường tự do, và cắm điện cho phần cứng của họ hoạt động, nhưng thường là thiếu hệ thống hoạt động, phần mềm và các thể chế cần thiết để quản lý hiệu quả và phân bố hợp lý nguồn vốn và năng lượng hiện có vào và ra khi một nước bắt đầu hoạt động phần cứng mới.
Một điều chúng ta đang khám phá, là một trong những vấn đề trung tâm của việc dịch chuyển từ hệ thống chiến tranh lạnh tới hệ thống toàn cầu hoá: vấn đề của "toàn cầu hoá vội vàng". Tôi nhắc lại một lần nữa những gì đã nói: Bạn không thể phát triển mạnh ngày hôm nay nếu không khởi động điện phần cứng và gia nhập thị trường, và ngày hôm nay bạn không thể tồn tại nếu bạn không có một hệ thống hoạt động và phần mềm có thể cho phép bạn đạt được hầu hết mọi mục đích và bảo vệ bạn từ sự hoạt động tồi tệ không thể kiểm soát được của chúng.
Thế giới đã mất một thập kỷ đầu tiên của kỉ nguyên toàn cầu hoá mới để học được bài học đó. Một điều thường thấy là mọi người chuyển sang nhãn hiệu tương đương của phần cứng- thị trường tự do- có thể có sự trễ khi một nước khó khăn thế nào để phát triển hệ thống hoạt động và phần mềm để theo kịp các nước khác. Mua một máy tính thì dễ, đặc biệt khi chỉ có một nhãn hiệu. Thằng khờ nào cũng có thể đến Thành phố máy tính và lấy một chiếc. Và trong cuộc dịch chuyển từ hệ thống Chiến tranh lạnh tới hệ thống toàn cầu hoá nhiều nước đã chỉ có làm mà thậm chí không hề nghĩ về liệu họ có hệ thống hoạt động và phần mềm để hoạt động hiệu quả cái máy tính đó không. Các nước này chỉ nói: "Ha, thật dễ dàng. Tôi sẽ cắm cái phích của phần cứng mới vào ổ điện bây giờ..."
Nhưng điều đó thực sự khó hơn là mới nhìn. Khởi xướng một thị trường tự do tại đất nước của bạn thì dễ. Nhưng thật là khó mà có thể thiết lập cách thức thực hiện công bằng, vô tư các điều luật và luật thương mại, với các toà án có thể bảo vệ mọi người khỏi chủ nghĩa tư bản không bị ràng buộc. Thật dễ dàng để mở một thị trường chứng khoán. Ngày hôm nay thậm chí ở Mông Cổ cũng đã có thị trường chứng khoán. Nhưng thật khó có thể xây dựng một Uỷ ban Trao đổi Chứng khoán (SEC) để có thể hoạt động thương mại. Đột ngột thắt chặt áp lực và cho phép tự do di chuyển thông tin thị trường thì dễ. Nhưng để thành lập và bảo vệ một thế lực tự do thực sự độc lập có thể phơi bày được sự tham nhũng trong chính phủ và vạch mặt các công ty làm ăn xảo trá đang lừa dối cổ đông của mình thì rất khó.
Trong hệ thống Chiến tranh lạnh, sự phân chia lớn trên thế giới là giữa nền kinh tế Cộng sản và Tư bản, với một số nước lai tạp ở giữa. Ngày nay, thực tế tất cả các nước có cùng một phần cứng, sự phân chia lớn nhất trên thế giới là sự tăng lên giữa thị trường tự do dân chủ và thị trường tự do kiểu trộm cướp. Các nước có thể phát triển hệ thống hoạt động và phần mềm theo hướng thị trường tự do sẽ dịch chuyển theo định hướng thị trường tự do trộm cướp, khi chính phủ về căn bản bị điều khiển bởi các ông trủm kẻ cướp và các nhân tố tội ác, không có ai có chút quan tâm tới các nguyên tắc đúng đắn của luật pháp.
Tạm biệt, cộng sản đấu với tư bản. Xin chào, thị trường tự do dân chủ đấu với thị trường tự do trộm cướp.
Khi hầu hết mọi người đã quen với những điều tốt đẹp nhất mà kinh tế thị trường tự do mang lại, hãy để tôi miêu tả những điều tồi tệ nhất mà kinh tế thị trường trộm cướp. Sau đó bạn có thể xếp đặt vị trí của bất kì nước nào vào trong một chuỗi thứ tự.
Hình thức trong sáng nhất của thị trường tự do trộm cướp mà tôi từng thấy là Albania những năm 1990. Albania là một trong những nước xã hội chủ nghĩa cô lập nhất trong suốt 50 năm, là con nuôi của chủ nghĩa Mao, theo xu hướng thân Trung Quốc trong suốt Chiến tranh Lạnh. Theo sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, chế độ Cộng sản ở Albania cũng bị sụp đổ năm 1991. Cuộc bầu cử sơ bộ đã được tổ chức, và một chính quyền tương đối dân chủ được thiết lập ở Tirana. Cuối cùng, người Albania nghĩ rằng họ đang có những gì mà ai cũng có: cơ chế thị trường tự do. Không may, đó là tất cả những gì họ có được. Albania có phần cứng, nhưng không hề có phần mềm và các hệ thống hoạt động.
Khi tôi ở thăm thủ đô Tirana của Albania năm 1998, Fatos Lubonja, một nhà văn và chủ bút 47 tuổi của tờ tạp chí văn học Albania Endeavor, miêu tả với tôi về cuộc sống ở trong thời kì trộm cắp Albania. "Sau chế độ cộng sản" ông nói "chúng tôi có công bằng đấy. Tất cả chúng tôi là con số không. Một vài người có tài sản và cơ hội. Vì thế một hệ thống phân cấp đã nảy sinh sau thời gian đó. Về cơ bản, mọi người coi chính trị như việc kinh doanh, bởi vì làm một nhà chính trị có nghĩa là bạn có thể mở được một cánh cửa đóng. Bạn có thể đưa hoặc không đưa con dấu cho tôi. Thị trường tự do được coi như thoải mái cho mọi việc. Do đó những kẻ bạo gan nhất bắt đầu làm tất cả mọi thứ, và giới tội ác phát hiện ra rằng, chúng cần chính trị vì cái gì đó và các nhà chính trị cũng phát hiện ra rằng họ cần tiền để duy trì sức mạnh. Người dân không ai có kinh nghiệm. Họ không được giáo dục (trong mọi công việc của một chính phủ). Họ không nhận ra rằng nếu không có phần mềm, Albania sẽ sớm trở thành khu rừng nhiệt đới, và như vậy nhiều người bị xử tử, nhiều người bị bọn găngxtơ bắt cóc hay phải rời bỏ đất nước. (Mọi người sớm nhận ra điều này) Albania không thể cạnh tranh trên thị trường tự do với một nền kinh tế bất hợp pháp. Vì chúng ta đã tạo ra bọn tư bản tội phạm. Chúng không nộp thuế, không hề có trách nhiệm đối với cuộc sống của người dân hay cơ sở hạ tầng. Chúng chỉ có lấy và cướp. Nếu bạn không thể cạnh tranh về bộ vi xử lý bạn sẽ phải cạnh tranh với Mafia. Khi xây dựng một thị trường tự do dân chủ thực sự, chúng tôi ở số 0. Trong 5 năm đầu tiên, tình hình chỉ là một sự biến dị cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản. Thay vì xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do, mọi thứ quay trở lại từ đầu đầy rủi ro, chúng tôi đã tạo ra một nền kinh tế tội phạm liên kết với cơ chế kim tự tháp. Mọi người bỏ tiền vào những kim tự tháp đó. Và thay vì đầu tư, họ chỉ uống cà phê và đợi tiền đến với họ, như những gì mà các ông chủ kim tự tháp đã hứa. Điều đó nhắc tôi về việc chúng ta thường đợi viện trợ từ Trung Quốc như thế nào, và sống vì điều đó (trong Chiến tranh Lạnh). Nói gì thì nói, đó không phải là một nền kinh tế thật sự".
Quả vậy, những gì xảy ra ở Albania là vì không có một hệ thống ngân hàng tốt, một chính phủ khoan dung và ở một mức độ nào đó là được giáo dục. Cơ chế Ponzi - một trong những hình thức lừa đảo cổ xưa nhất. Sự thiết lập các cơ chế Ponzi lúc đó ở Albania là một trong những việc làm trơ trẽn nhất của họ, thậm chí lí do đến mức là để tài trợ cho một giải đua xe hơi ở Italia. Dường như khởi đầu là Master Card International. Nhà tổ chức của một cơ chế Ponzi điển hình đến gặp mọi người và nói, nếu ai bỏ tiền vào quỹ, thì họ sẽ nhận được 20, 30 thậm chí là 50 phần trăm số tiền họ đặt vào chỉ sau 6 tháng. Bởi vì quỹ Ponzi có rất ít nguồn để đem lại lợi nhuận cao như vậy, nên cách thức để họ trả lãi suất cao như vậy là lần lượt mồi chài người mới đầu tư tiền vào để trả tiền cho người đầu tư cũ - và người quản lý quỹ luôn trích một ít trong quỹ để tiêu. Quỹ đó sẽ vẫn tốt cho đến khi nào không có người đầu tư mới.
Cơ chế Ponzi bắt đầu từ nỗ lực tập trung tài chính để đầu tư vào mua dầu lửa, nhằm buôn lậu với giá cao sang các nước láng giềng Serbi và Montenegro, là các nước nằm dưới lệnh cấm vận quốc tế trong cuộc chiến vùng Balcan. Carlos Elrbirt, Trưởng đại diện văn phòng của World Bank ở Tirana giải thích với tôi: "Tuy vậy sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận ở Serbia, không còn nguồn kinh doanh thực sự nào để đỡ cho cơ chế Penzi, nên nó đành phải hướng việc kinh doanh vào tìm nguồn đầu tư mới để chi trả lãi cho các nguồn đầu tư cũ. Khi người ta điên cuồng chạy đua tìm kiếm nguồn tiền mới, họ mời chào lợi nhuận 50% cho số tiền của bạn. Tôi không thể thuyết phục nổi, thậm chí là các nhân viên người Albania của tôi, rằng cơ chế Ponzi sẽ bị suy tàn. Nhân viên của tôi gật gật đầu với bài giảng và biểu đồ của tôi, sau đó họ lại bỏ thêm tiền vào cho cơ chế Ponzi. Họ đã quá say mê, và tất cả đều làm như vậy. Thật như một cơn sốt. Mọi người thốc tháo bán nhà đi để bỏ tiền vào quỹ Ponzi với mong đợi sau hai ba tháng lấy lại căn nhà cũ và có thêm một căn nhà mới. Quỹ tiền tệ thế giới IMF và ngân hàng trung ương cảnh báo chính phủ Albania :"Tiền không phải mọc ra từ trên cây đâu". Nhưng chính phủ vẫn không dừng lại.

Một phần là vì Chính phủ Albania không có đủ những con người có đủ hiểu biết, và một phần nữa là vì có quá nhiều quan chức của họ chạy đua trong cơn sốt Ponzi rồi. "Nếu bạn tới thăm dinh cơ của ông đại sứ vào ngày quốc khánh của nước ông ta, bạn sẽ thấy một người chủ của cái cơ chế kim tự tháp Penzi ở đó " - Elbirt nói "Họ hoàn toàn chấp nhận và hợp pháp hoá điều đó, và đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều người dân làm theo họ ".


Cuối cùng, quỹ tiết kiệm kim tự tháp của người Albania cũng sụp đổ vào năm 1997, như nó vẫn xảy ra, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống luật pháp và mệnh lệnh, với những cuộc nổi dậy điên loạn của người Albania tấn công vào thủ phủ các bang của họ nhằm vớt vát lại số tiền đã mất đi. Ebert và các nhà ngoại giao khác phải rút khỏi với lý do an toàn. Họ được một nhóm vũ trang của Anh dẫn thoát khỏi Tirana để ra cảng Durres. Khi họ đến Durres, các máy bay trực thăng được lệnh đến chở họ đi không thể hạ cánh được do đạn bắn quá nhiều. Do đó toán vũ trang phải dời đến một khu vực khác trên cảng, nơi được kiểm soát bởi người Italia. Tất cả các quan chức ngoại giao đều được chở đến cảng bằng xe hơi nhà nước do nhân viên lái xe của chính phủ lái, và tất cả lái xe đều đỗ xe trong khu vực cảng, chờ đợi để sau đó lái xe trở lại Tirana. Nhưng tình trạng hỗn loạn lại nổi lên, và một nhóm kẻ trộm say rượu Albania đã đột nhập vào cảng và cướp các xe hơi. Ebert nói rằng khoảnh khắc bất ngờ nhất là khi một tên trộm đứng dậy, tay cầm khẩu súng "rất rất là to", yêu cầu một người trong nhóm đào thoát phải đưa các chìa khoá xe hơi, sau đó, y lái xe chạy trở lại thành phố. Mọi việc diễn ra chỉ chưa đầy một phút. Mười phút sau, y quay trở lại, đòi đưa tất cả các giấy tờ đăng ký xe của chiếc xe hắn vừa lấy cắp. Có lẽ là tên trộm e rằng một ngày nào đó Albania sẽ có một vài "phần mềm', và có thể đến lúc đó hắn cần có giấy tờ xe.
Elbirt nói: " Hắn quả là lịch sự, khi vụ cướp xong rồi, có cảm giác như là tên trộm vừa làm một cuộc trao đổi chính thức ".
Câu chuyện ởAlbania những năm 1990 là một ví dụ đặc biệt minh chứng một điểm rất đơn giản: Những người đã từng lo ngại hoặc dự đoán rằng, do toàn cầu hoá và sự lỏng lẻo về biên giới giữa các nước tăng lên, mà chính quyền của các nước sẽ trở nên thu nhỏ và mất dần tầm quan trọng là hoàn toàn sai. Thực tế, họ đã nói hết sức là xằng bậy. Bởi vì nếu sự toàn cầu hoá làm cho biên giới mở rộng, thì chất lượng của các vấn đề chính quyền sẽ tăng lên chứ không bớt đi. Bởi vì chất lượng của chính phủ thực sự có nghĩa là chất lượng của phần mềm và hệ thống hoạt động mà bạn có để làm việc với ổ điện. Khả năng của một nền kinh tế để trụ vững vàng đối với sự tăng giảm thông thường của nguồn điện phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng của hệ thống luật pháp, hệ thống tài chính và quản lý kinh tế- tất cả các vấn đề này vẫn phải nằm dưới sự điều khiển của chính phủ và bộ máy quan liêu. Chile, Đài loan, Hongkong, và Singapore tất cả đều tồn tại trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990 tốt hơn các nước láng giềng của họ bởi vì họ có một chính phủ có chất lượng tốt hơn và phần mềm cũng như hệ thống hoạt động có chất lượng tốt hơn.
Thủ tướng Thái Lan Chuan Leekpai nói với tôi đầu năm 1998 , sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế làm đất nước của ông ta kiệt quệ, rằng: " Nếu bạn định tham gia vào hệ thống thị trường toàn cầu, tốt hơn hết là bạn phải bảo vệ được chính mình đối với những hiểm hoạ của nó...Một trong những bài học mà cuộc khủng hoảng này dạy chúng tôi là nhiều cơ cấu và cơ quan của chúng tôi đã chưa sẵn sàng cho một kỉ nguyên mới. Bây giờ chúng tôi phải tự thích nghi với tiêu chuẩn quốc tế. Cả xã hội đều nhận ra điều đó. Họ mong đợi một chính phủ tốt hơn và sáng suốt hơn.
Tuy nhiên, trong khi các vấn đề của nhà nước tăng lên chứ không giảm đi, cái gì đã thay đổi những gì chúng ta nghĩ về nhà nước. Trong Chiến Tranh Lạnh, quy mô của nhà nước mới là vấn đề. Bạn cần một chính quyền lớn để chiến đấu với chủ nghĩa cộng sản, duy trì bức tường bảo vệ xung quanh đất nước của bạn và đảm bảo một hệ thống phúc lợi xã hội hào phóng để giữ cho những người công nhân làm việc không nổi lên theo chủ nghĩa Cộng sản. Trong kỉ nguyên toàn cầu hoá thì chất lượng của nhà nước mới là vấn đề. Bạn cần một chính quyền nhỏ hơn, bởi vì bạn cần phải có thị trường tự do để phân bổ vốn, và chính phủ không phải là một chính phủ chậm chạp, ục ịch, mà là một chính phủ tốt hơn, khôn ngoan hơn và nhan nhẹn hơn, với chế độ quan liêu có thể điều chỉnh được thị trường tự do, không bóp nghẹt cũng như để nó phát triển vượt quá tầm kiểm soát. Bí quyết của chính phủ ngày nay là cùng lúc đồng thời tăng chất lượng của chính quyền và giảm quy mô của chính quyền xuống.
Vấn đề lớn đối với nhiều nước Cộng sản và các nước lai cộng sản là chính phủ thống trị nền kinh tế, và khi họ bắt đầu giảm quy mô của chính phủ xuống (tự do hoá, tái điều chỉnh và tư nhân hoá nền công nghiệp sở hữu nhà nước của họ), họ cũng đồng thời phải tăng chất lượng hoạt động của chính quyền. Bởi vì một chính quyền giảm đi mà không có một chính phủ tốt lên thì thật là nguy hiểm. Nếu thị trường tự do của bạn luôn luôn là đường thẳng mà không có đèn đỏ báo dừng , thì nó sẽ trở nên khủng hoảng.Và đó là những gì mà quá trình toàn cầu hoá nóng vội ở các nước như Nga và Albania gặp phải. Nga cắm tiếp xúc vào nguồn điện mà thực tế không có một phần mềm cũng như hệ thống để hoạt động. Kết quả là, ở Nga đã có những người tận dụng lợi thế của việc khuyến khích thị trường tự do- lấy vốn đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu và chứng khoán, thực hiện vốn vay quốc tế - mà không có sự giám sát thích ứng, hay chế độ thuế khoá để đẩy thu nhập trả lại cho nhà đầu tư chứng khoán. Cuối cùng, nước này chỉ trở thành một phiên bản to hơn của cơ chế Penzi của Albania. Và cuối cùng khi mà nguồn điện nhận ra rằng Nga không có gì hơn là một mẩu của thị trường tự do không có hệ thống hoạt động cũng như phần mềm bên trong, nguồn điện đã tăng lên và làm nóng chảy đống dây lùng nhùng rắc rối trên nền kinh tế Nga.

Những gì xảy ra ở Đông Nam á là một hình thức khác của việc toàn cầu hoá một cách vội vã. Thái lan, Malaysia, Hàn Quốc và Indonesia khác với Nga. Họ đã có sẵn phần cứng từ lâu. Và họ thậm chí đã có những phiên bản đầu tiên của hệ thống hoạt động - từ DOS 3.0 tới 4.0. những phiên bản này của DOSCapital rất tốt để đạt được thu nhập bình quân từ 500 USD - 5000 USD. Bởi vì , như tất cả chúng ta đều biết, đầu tiên khi ta có máy vi tính, bất kì hệ thống nào của nó cũng sẽ hoạt động và cho ta hiệu suất làm việc hơn ta đã từng làm đánh máy văn bản. Nhưng những phiên bản đầu tiên này của DOSCapital tương đối chậm và trở nên giống giống với chủ nghĩa tư bản. ở Indonesia chẳng hạn, việc quản lý các ngân hàng nhà nước thuộc về Bộ Tài Chính.


"Khi các nhà chính trị là thành viên của gia đình tổng thống, hoặc Bộ Tài Chính kêu gọi, các ngân hàng phải xuất vốn cho vay, thậm chí cả khi dự án đó là không mang lại lợi nhuận, hay việc thanh toán khoản vay là khó khăn, họ không cần quan tâm vấn đề tại sao." Shirashi Takashi, một chuyên gia về tài chính Châu á của trường Đại học Kyoto viết.: "Các ngân hàng tư nhân cũng tích tụ các khoản nợ khó đòi. Chức năng của họ là trợ giúp các nhóm kinh doanh đã thành lập nên các ngân hàng này, và khi một thành viên trong nhóm kinh doanh có chuyện, thì ngân hàng sẽ vay vốn từ nước ngoài với lãi suất cao để vực lên.
Khi nguồn điện vặn lên ở mức cao vào những năm 1990, và tăng lên về sức mạnh từ chip 286 tới Pentium II, nó buộc các nước Đông Nam Châu á phải có thêm nhiều tiền. Các ngân hàng địa phương, hầu hết là mới được điều chỉnh, bắt đầu mua quá nhiều dolla, đổi chúng ra đồng địa phương và xác định tỉ giá, không hề đặt ra một hàng rào bảo vệ cho chúng theo một cách nào cả, mà đem chúng cho các bạn hàng thân tín vay để phát triển những đầu tư không hiệu quả: xây quá nhiều sân golf, quá nhiều các toà tháp cao nhất thế giới hay mở rộng một cách cục bộ các tập đoàn Hàn Quốc. Các nước Đông và Nam á cần cập nhật phần DOScapital 3.0 và 4.0 cũ kĩ của họ để nhanh chóng tiến tới DOSCapital 6.0. Họ cần nhiều hệ thống hoạt động tự do hơn để giảm vai trò của chính phủ, để cho thị trường phân bổ các nguồn một cách tự do hơn cho các nhu cầu của họ, thúc đẩy cạnh tranh trong nước nhiều hơn và loại bỏ những người thất bại thông qua việc phá sản hiệu quả. Và họ cần một phần mềm phức tạp hơn để cải tiến chất lượng của quyền chính, điều chỉnh nhanh hơn, mở rộng hơn nền kinh tế, có các nhà quản lý có học vấn cao siêu, mở mang để họ có sự kiểm soát cổ đông chặt chẽ và đủ mạnh và linh hoạt để xử lý bất kỳ những sự việc rút vốn trên diện rộng của nguồn điện.

Không may, các nước Đông Nam á đã bị tắc lại với DOSCapital 3.0. Một sai lầm lớn, DOSCapital 3.0 có thể tốt để đạt mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 500 - 5000 USD, khi nguồn hoạt động với tốc độ của một chip 286. Nhưng khi bạn muốn tăng từ 5000 USD đến 15000 USD thu nhập bình quân, và bộ xử lý nâng từ chip 286 lên Pentium II, và bạn vẫn sử dụng DOSCapital 3.0 , thì phần cứng của bạn có vẻ như đã ổn. Bạn đã bao giờ thấy điều gì xảy ra chưa khi bạn sử dụng một phiên bản châm chạp của hệ thống hoạt động DOS và phần mềm Window trong một máy Pentium II? Điều xảy ra là bạn sẽ gặp lời nhắc nhở trên màn hình, tỉ dụ như: "You have performed an illegal function", "Out of memory" và "Can not save item". Điều này, trong thời gian ngắn, là những điều đã xảy đến với Đông Nam á năm 1997 - 1998, các dòng nhắn trên màn hình của họ chỉ bảo rằng : "Bạn đã thực hiện một loạt đầu tư vô ích", "Không thể ghi lại", "Xoá bộ nhớ của tất cả các ngành công nghiệp không hiệu quả". Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ và tải xuống phần mềm và hệ thống hoạt động mới". Và đó chính là những điều mà họ đang cố gắng làm kể từ đó.


Cựu thủ tướng Hàn Quốc Lee Hong Koo nói với tôi rằng phải mất vài năm chính phủ của ông mới hiểu được điều này: "Tôi là thủ tướng của năm 1995 khi Hàn Quốc được thừa nhận là nước OECD và đạt 10000 USD thu nhập bình quân đầu người năm" ông nói "Chúng tôi đã nghĩ là chúng tôi hoàn toàn đã đến đích. Chúng tôi nghĩ chúng tôi đã tốt nghiệp trung học với kết quả khả quan, thì chúng tôi có thể trở thành sinh viên trường đại học lớn. Nhưng chất lượng ở một cấp học thì khác xa với yêu cầu chất lượng ở bậc kế tiếp. Chúng tôi đã không nhận ra chính quyền quan liêu to lớn của mình, mà chúng tôi đã hằng tự hào, trở nên vấp váp chứ không hề là một lực lượng tích cực. Chúng tôi đã sống với công thức là: sản xuất + xuất khẩu = tăng trưởng kinh tế và thành công. Trong cuộc khủng hoảng những năm 1990, chúng tôi thấy những điều đó là sai lầm, tuy nhiên học phí quá cao. Chúng tôi học được rằng thất bại của chủ nghĩa cộng sản cũng chính là thất bại của chủ nghĩa tư bản và nếu chủ nghĩa tư bản chiến thắng thất bại này thì có nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã được kiểm soát. Đã có sự toàn cầu hoá từng bước của Chủ nghĩa tư bản những năm 1990, nhưng chúng tôi đã không có sự chuẩn bị cần thiết về mặt thể chế để đối phó với thị trường tư bản toàn cầu. Chúng tôi đã không có cơ chế để làm việc với nó. Chúng tôi đã bảo vệ kém. Chúng tôi coi các ngân hàng như thể họ là các tổ chức dịch vụ của đất nước, như là họ là một phần mở rộng của chính phủ vậy. Chúng tôi đã nghĩ là không nên kiếm tiền bạc từ tiền bạc. Chúng tôi đã nghĩ là phải kiếm tiền từ làm việc ra của cải. Do vậy, công việc của các ngân hàng là thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng các ngân hàng lại là một phần của một chính phủ quan liêu. Chúng tôi đã không hiểu rằng các ngân hàng và dòng chảy tư bản là trái tim của nền kinh tế mới, kể cả là bạn thay đổi nó bằng hình thức khác.
Như nhà kinh tế học Dni Rodrik của trường đại học Harvard đã miêu tả trong nghiên cứu của mình: "bạn toàn cầu hoá hay không không thành vấn đề, mà là bạn toàn cầu hoá như thế nào "Các nước đã xây dựng được một cấu trúc hạ tầng pháp lý và tài chính phức tạp, trung thực và đáng tin cậy - và điều đó đòi hỏi thời gian - được ở một vị trí tốt hơn để chống lại cuộc tấn công về đầu cơ tiền tệ của họ, và có khả năng tốt hơn để chống lại dòng chảy di của vốn do Bộ xử lý, và từng bước làm giảm thiểu tác động rất nhanh. Vâng, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Thậm chí một nước với một hệ thống hoạt động và phần mềm tốt cũng có thể gặp vấn đề - ví dụ: Thuỵ điển và Mỹ năm 1992, và sự tan rã tiết kiệm và vốn vay của họ. Như Alan Greenspan đã chỉ rõ trong các diễn văn của ông, các nước này với hệ thống hoạt động và phần mềm tiên tiến "nói chung có thể hạn chế cuộc tấn công về đầu cơ đối với một đồng tiền đã được phòng thủ tốt, bởi hệ thống hoạt động của họ khỏe và có thể chống chịu được dòng chảy nhanh và lớn của vốn (và để di chuyển), các chính sách lớn thường xuyên đòi hỏi phải ngăn chặn được các cuộc tấn công đó.
Dù với bất kì lý do nào, hiện nay có một sự tăng lên về nhận thức giữa các nhà lãnh đạo các nước đang phát triển là những gì họ cần để có thành công trong hệ thống toàn cầu hoá không chỉ là một thị trường đang lên mà là những gì Đại Sứ Mỹ tại Hungary trước đây đã nói đến: "một xã hội đang phát triển". Trong một môi trường xã hội và hành pháp rỗng tuếch, nền kinh tế của bạn sẽ không thể tư nhân hoá được. Blinken nói "Đưa thị trường lên trước xã hội chính là lời mời cho sự phiền toái và thất vọng".
Do vậy, một điều đặc biệt quan trọng là cả các nhà đầu tư và các nhà chính khách đều bắt đầu nới lỏng quan niệm về cấu thành của một thị trường đang phát triển lành mạnh, bằng cách nhìn vào những gì cấu thành nên một xã hội đang phát triển lành mạnh.Do đó, lỗi lầm lớn nhất của thế giới đối với Nga, khi Nga thay thế Liên bang Soviet, là đưa sự quá độ của Nga vào hệ thống toàn cầu như một "vấn đề tài chính" căn bản, và để mặc nó cho IMF phân loại. Khi bạn để một vấn đề cho các nhà ngân hàng giải quyết nó họ sẽ chiến đấu với nó trên quan điểm hạn hẹp của ngành ngân hàng. Họ sẽ xem xét trên hệ thống hoạt động nhưng không xem xét trên phần mềm và các thành phần chính trị xã hội khác mà nhất thiết cần phải xét đến.
Giám đốc Ngân hàng Thế Giới James Wolfensohn quả là đúng khi ông đề nghị chúng ta thay đổi phương pháp luận trong cách đánh giá các nước từ bảng kiểm tra hiện tại, mà hiện nay hoàn toàn là xác định thông qua các số liệu tài chính - GDP, GNP , thu nhập bình quân đầu người - để có " một cách đánh giá mới" có thể đánh giá được sự lành mạnh của một đất nước như một xã hội đang phát triển và không chỉ là một thị trường đang phát triển. Các nước cần phải được xếp hạng dựa trên chất lượng của phần mềm cai trị, hệ thống luật pháp, quy trình xử lý khiếu kiện tranh chấp, mạng lưới an toàn xã hội, nguyên tắc của luật pháp, và các hệ thống hoạt động kinh tế.
Trong khi tất cả các nhà địa lý- kiến trúc tương lai nói chuyện với nhau về việc thiết kế một ngân hàng trung ương của địa cầu và các viện quản trị cấp địa cầu mới để điều khiển Mạch điện, các nhà lãnh đạo của nhiều nước đang phát triển bắt đầu nhận ra rằng không có ai có thể bảo vệ được họ trừ phi họ có một chính phủ tốt hơn cho mình.
"Có một số kẻ rất cao giọng, nói rằng có thể sự hội nhập đã đi quá nhanh và quá xa - đặc biệt trong thị trường tài chính", Tổng thống Mexico Emesto Zedillo nói với tôi trong mùa đông 1997 là "Này, tôi phải tin vào quan điểm trái ngược thôi. Toàn cầu hoá đặt ra thách thức, nhưng nó đưa ra những cơ hội rất lớn. Sự thật là vốn tài chính có thể di chuyển ngay lập tức và đặt ra rủi ro, nhưng bỏ qua nó để nói rằng chúng tôi cần điều khiển sự di chuyển vốn là hoàn toàn sai." Vầng, ông ta bổ sung, chúng ta cần một tổ chức IMF mạnh mẽ để giúp trong những trường hợp khẩn cấp và để báo động chúng ta đối với sự bóp méo ở các nước hay các ngân hàng tư nhân. Nhưng cuối ngày, Tổng thống Zedillo nói: "tất cả các dòng chảy tài chính (toàn cầu) chỉ giới hạn trong hệ thống tài chính địa phương, hoặc trở thành nguồn vay của các ngân hàng địa phương" Vậy vấn đề là gì, ông tiếp, là bạn có hay không một thể chế tài chính và chính trị địa phương để hoàn toàn điều chỉnh được quá trình.
Trong thời Chiến Tranh lạnh, các nước không mấy quan tâm đến hệ thống hoạt động và phần mềm mà các nước láng giềng của họ có, khi họ không có sự hội nhập cao. Nhưng ngày nay, trong kỉ nguyên toàn cầu hoá, khả năng của mạch điện truyền tính không ổn định từ nước yếu kém đến nước tốt đã tăng lên rõ rệt. Học thuyết Domino ngày nay phụ thuộc vào thế giới tài chính chứ không phải là chính trị nữa. Nhưng trong khi chúng ta nhăm nhăm chú ý xem làm sao các nước láng giềng và các đối tác thương mại của ta làm sao quản lý các sự vụ kinh tế nội bộ tốt hơn trước, thì khả năng của Chính phủ Mỹ, hay một chính phủ nào đó khác, để hoàn toàn giúp đỡ họ xây dựng phần mềm là có hạn. Thống đốc liên bang ở Mỹ thì xem như phải làm việc trên các tuyến bay, nhưng để xây dựng phần mềm thì bạn phải chạy trên một tuyến xe taxi - từ Bộ Tư Pháp đến thị trường chứng khoán, rồi Bộ Thương Mại, và trụ sở của các tập đoàn. Đây là tinh tuý của các tiểu tiết về chính trị và dân chủ, mà thực tế còn xa lạ với nền dân chủ hiện nay.
Vậy thì làm sao để đạt được nó? Thật là tuyệt vời nếu tất cả các xã hội đều có thể có tất cả các hệ thống hoạt động và phần mềm để thay thế và cắm vào mạng điện. Nhưng điều đó là phi thực tế. Quá trình thực tế là biến động hơn rất nhiều- lên hai bước lại thụt lùi một bước. Ngày nay chúng ta đều biết là sẽ có một quá trình diễn ra ở các nước, như Nga, Brazil hay Thái lan, cắm điện một lúc, bị mạng điện làm cháy nổ, và sau đó mạng điện cũng bị nó làm cho cháy nổ, cả hai đều có những bài học tốt, lại thực hiện cải cách, và một quá trình mới lại tiếp diễn, với tràn trề hy vọng vào một cách thức khôn ngoan hơn. Điều đó đang trở nên là một quá trình học hỏi vòng vèo, nó sẽ thống trị nền chính trị nội địa và các quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên mới của toàn cầu hoá.
Trong quá trình mang tính biện chứng này, Siêu thị và Mạng điện cuối cùng có thể đóng vai trò quan trọng hơn Nước Mỹ siêu cường trong việc lèo lái cuộc cải cách chính trị. Thật là vĩ đại nếu tất cả các cuộc cải cách dân chủ đều được vũ trang và khích động bởi một anh hùng như Andrei Sakharov. Thật tuyệt vời nếu tất cả các nước đều nhận được cú huých bằng các nguyên lý của luật như tác phẩm của James Madison. Nhưng trong kỉ nguyên mà chúng ta đang đương đầu, bộ máy chủ yếu của sự thay đổi tốt hơn là Merrill Lynch. Chương sau sẽ giải thích tại sao.

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương