Chiếc xe lexus và CÂy oliu


"Chịu trách nhiệm trước kết quả"



tải về 2.25 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

"Chịu trách nhiệm trước kết quả"

Với khẩu hiệu đó, Jerry Portnoy cùng với Robert Shapiro, John Chambers, Dell Computer và Gary Wagner là những người sống sót trong thời điểm bức tường Berlin đổ.

Đây cũng chính là những gì chính phủ Trung quốc đang cố gắng làm bằng cách khuyến khích các cuộc bầu cử chính quyền địa phương, thậm chí là dù một nửa trong số đó chỉ mang tính hình thức. Họ cố gắng tạo ra tính dân chủ xuống mức địa phương bởi vì Bắc King cho rằng cách duy nhất để có thể giải quyết các vấn đề kinh tế nông thôn là cho phép các làng tự bầu lên người đứng đầu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng cách bầu cử này sẽ chọn được các nhà lãnh đạo địa phương phù hợp - những người hiểu rõ nhu cầu và tình hình cụ thể từng vùng. Từ đó họ có thể kiểm soát và tự thiết lập bộ máy quản lý phù hợp. Trung quốc xây dựng cách quản lý phân quyền và dân chủ hoá không phải trong bối cảnh chính trị mà là bối cảnh kinh tế với mong muốn không để xảy ra tình huống như bức tường Berlin đổ.

Tuy nhiên, theo tôi, với cách bầu cử như vậy vẫn chưa đủ để Trung Quốc duy trì và bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Cần phải phân quyền quyền lực nhiều hơn nữa. Song tôi tin rằng đây là bước khởi đầu cần thiết và những người dân Trung Quốc mà tôi gặp cũng có suy nghĩ như vậy.


Mà tôi chưa nói cho bạn biết ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tại làng Gujialingzi. Chúng tôi ngồi ở đó rất lâu chờ họ kiểm phiếu bằng cách đếm phiếu bầu và ghi lên bảng đen trong một phòng học. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng tất cả người dân nơi đây ngồi chật ních lối ra vào, xúm tụm bên ngoài cửa sở, theo dõi việc kiểm từng lá phiếu và đánh dấu bằng một vạch phấn. Mặc dù nhận được sự ủng hộ của nữ giới nhưng Liu Fu đã không giành được chiến thắng. Về sau một số người trong chúng tôi đã nói chuyện phiếm với Liu. Ông cho biết, ông rất tiếc vì đã không trúng cử nhưng trông ông rất buồn. Trong thời kỳ Cách mạng văn hoá, ông đã bị trục xuất và bây giờ sau 20 năm, ông thất bại trong việc ứng cử chức trưởng thôn (một cuộc bầu cử diễn ra dưới sự giám sát của một nhóm thanh tra người Mỹ).
Khi được hỏi rằng liệu ông có mất niềm tin trong thời kỳ cách mạng văn hoá, ông trả lời bằng một câu thành ngữ Trung quốc “Một tay không thể che cả bầu trời”.

Phần II: GẮN VÀO HỆ THỐNG


Chiếc áo khoác vàng
Khi tôi cùng cậu thanh niên phiên dịch đang thả bộ trên con đường làng Heng Dao nhân dịp chuyến đi khảo sát các cuộc tuyển cử tại Trung Quốc, chúng tôi tạt vào thăm gia đình một dân làng. Trước đây, người chủ nhà đã từng là nông dân nhưng hiện nay ông đã là 1 công nhân cơ khí. ở sân trước của ngôi nhà, chúng tôi vẫn thấy ông tăng gia ngỗng và đàn lợn, nhưng trong nhà gạch đã có một chiếc ti vi màu âm thanh nổi. Cậu thanh niên phiên dịch, một sinh viên người Trung Quốc đang theo học tại Mỹ khẽ nhắc một điều mà bản thân tôi sẽ không bao giờ chú ý đến. Đó là dường như không có một chiếc loa phóng thanh nào quanh đây. Trong suốt thời kỳ của Chủ tịch Mao, Đảng Cộng sản đã đặt rất nhiều loa phóng thanh và sử dụng chúng để tuyên truyền và cổ vũ, thúc đẩy công nhân. Chúng tôi liền hỏi bác chủ nhà về điều gì đã xảy ra với những chiếc loa đó.
Một người dân trong làng trả lời: “Năm ngoái, chúng tôi đã tháo nó xuống. Không ai còn muốn nghe nữa. Bây giờ, chúng tôi đã có máy thu phát và tivi rồi”. Nhưng điều mà người dân làng không nhắc tới là họ không muốn nghe thông điệp từ Bắc Kinh và Đảng Cộng Sản nữa. Bởi vì, họ đã phân biệt được đâu là những bài học của chủ tịch Mao. Thông điệp của họ giờ đây đã đơn giản hơn rất nhiều: “Anh làm chủ số phận của anh. Hãy kiếm việc đi. Và hãy gửi tiền”.
Một vài tháng trước, tôi đã đến Thái Lan và chứng kiến nền kinh tế thân tư bản chủ nghĩa ở Thái Lan sụp đổ. Tôi đã sắp xếp để phỏng vấn Sirivit Voravetvuthikun, một nhân vật kinh doanh bất động sản khét tiếng đã bị phá sản sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Giờ đây, cặp vợ chồng này đã chuyển sang kinh doanh bánh kẹp thịt để tiếp tục duy trì cuộc sống. Đôi vợ chồng một thời giàu có này đã thuê lại một số gian hàng trống tại trung tâm Bangkok để kinh doanh bánh kẹp thịt. Họ vẫn thuê những người công nhân cũ và bán các loại thịt hun khói, bơ trên đường phố Bangkok. Sirivat tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi với một chiếc hộp màu vàng – loại hộp dành cho những chuyến đi picnic - có dây vòng quanh cổ như người bán sandwich ở các trận đấu bòng chày ở Mỹ. Nhưng điều làm tôi nhớ nhất là cuộc đối thoại của chúng tôi dù rằng trong giọng nói của anh ta không hề mang vẻ cay đắng. Anh ta nói với chúng tôi là mọi thứ trên đất nước này đang rối tung lên. Và mọi người dân đều biết điều đó. Giờ đây, họ sẽ phải thắt chặt dây an toàn hơn và bám lấy các chương trình. Mà cũng chẳng còn điều gì khác để bàn. Tôi hỏi, “Anh không bị điên chứ”.
“Không”. Sirivat giải thích với tôi. “Cộng sản thất bại, chủ nghĩa xã hội cũng đã sụp đổ. Và thứ còn tồn tại duy nhất là chủ nghĩa tư bản. Chúng tôi không muốn quay trở lại sống trong rừng rậm nữa. Tất cả chúng tôi đều muốn mức sống cao hơn. Vì vậy, buộc phải để cho đồng vốn tư bản hoạt động, bởi vì không còn sự lựa chọn nào khác. Chúng tôi sẽ phải tự nâng cao khả năng của chúng tôi và đáp ứng những quy luật của thế giới… Và kẻ nào cạnh tranh được, kẻ đó sẽ tồn tại. Để thực hiện điều này chắc chắn sẽ phải có một chính phủ hợp nhất bởi vì gánh nặng là quá lớn.”
Tại Washinton một vài tháng sau, tôi đã tham dự một buổi giảng bài của Anatoly Chubais, người kiến trúc sư thất bại của cuộc cải cách kinh tế và tư nhân hoá ở Nga. Ông Chubais đến Washinton với mục đích kêu gọi đến cùng khoản cứu trợ của IMF dành cho Nga, nhưng đó lại vào thời điểm chủ nghĩa cộng sản vẫn còn nắm quyền ở Viện Đu-ma, do đó, Quốc hội luôn kháng cự lại những điều khoản của IMF. Viện Đu-ma Liên bang Nga lúc đó cũng đã chỉ trích ông Chubais là kẻ phản bội, là gián điệp cho ngoại quốc vì ông này đã đệ trình lên IMF rằng, Nga đang cải cách triệt để nền kinh tế theo hướng thị trường tự do. Tôi hỏi ông Chubais: ông đã phản ứng với những lời chỉ trích đó thế nào? Và ông ta nói với tôi: “Tôi đã nói với họ. Được. Chubais là gián điệp của IMF và CIA. Thế cái gì sẽ thay thế được đây? Liệu các anh có ý tưởng nào có thể thực hiện được không?” ông Chubais nói rằng ông chưa nhận được câu trả lời cụ thể nào bởi vì chủ nghĩa cộng sản không có sự lựa chọn nào khác
Một vài tháng sau đó, tôi đã đến Brazil và phỏng vấn Fabio Feldmann, cựu thư ký môi trường của bang Sao Paulo đồng thời là nghị sĩ liên bang của Quốc hội, người đã vận động bầu cử lại ở Sao Paulo. Feldmann là đảng viên Đảng tự do và tôi đã hỏi ông ta về bản chất của các cuộc tranh luận chính trị ở Brazil ngày nay. Ông ta đã trả lời: “Cánh tả ở Brazil đã đánh mất thế thượng phong. Thách thức đối với chính phủ liên bang hiện nay là vấn đề việc làm. Anh phải tạo ra và phân phối thu nhập. Còn các chương trình của cánh tả? Họ không đề xuất giải pháp để tạo ra thu nhập, mà chỉ đề nghị phân phối nó.”
Những câu chuyện đó nói lên điều gì? Vào cuối những năm 80, ba đảng tự do dân chủ đã lần đầu tiên thống nhất rỡ bỏ các bức tường ngăn cách. Hành động này đồng thời xoá đi sự lựa chọn các ý thức hệ mà nhường chỗ cho cho chủ nghĩa tư bản - thị trường tự do. Người dân bàn tán về thị trường tự do, về hội nhập toàn cầu và họ yêu cầu phải có sự thay đổi theo „Con đường thứ ba“.
Điều này cũng hoàn toàn khác so với kỷ nguyên đầu tiên của toàn cầu hoá. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản tài chính phát triển trên toàn châu Âu và nước Mỹ, rất nhiều người đã bị sốc bởi học thuyết Darwin và “các nhà máy đen tối của quỹ Sa tăng“. Chúng đã phá bỏ mọi qui tắc cổ hủ nhưng lại sinh ra khoảng cách thu nhập, đặt mọi người dưới sức ép lớn nhưng đồng thời cũng làm mức sống tăng lên nhanh chóng cho những người dám chấp nhận và tiến lên. Kinh nghiệm này gây ra hàng loạt tranh cãi và các lý thuyết cách mạng, khi mọi người tìm cách vùi dập công nhân từ khía cạnh tàn bạo nhất của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vào thời điểm đó. Giống như Karl Marx và Friedrich Engels đã mô tả kỷ nguyên này trong cuốn Tuyên ngôn cộng sản: „Cách mạng hoá sản xuất liên tiếp, những xáo trộn không ngừng về điều kiện xã hội, bất ổn kéo dài và khích động của quần chúng phân biệt kỷ nguyên của giai cấp tư sản với tất cả những kỷ nguyên trước đó. Tất cả những mối quan hệ cố định, với chuỗi thành kiến và quan điểm đáng tôn thờ biến mất, tất cả những quan hệ mới trở nên không hợp thời trước khi chúng có thể trở thành cứng nhắc. Tất cả chúng tan chảy vào không khí, và tất cả đều rất linh thiêng đến nỗi không thể xúc phạm, và cuối cùng con người buộc phải đối mặt với những ý thức đúng đắn đó, với những điều kiện sống thực tế của mình, và quan hệ của mình với nhân loại.“
Cuối cùng, người dân cũng theo chân những người tuyên bố rằng họ có thể đưa sự mất ổn định ra khỏi thị trường tự do và xây dựng một thế giới không phụ thuộc vào các nhà tư bản. Họ xây dựng chính phủ kế hoạch hóa tập trung, tiến hành trợ cấp và cấp phát dựa theo nhu cầu và mong muốn sự đóng góp tương ứng của từng người dân theo khả năng của anh ta. Những nhà tư tưởng cách mạng như vậy là Engels, Marx, Lenin và Mussolini. Những lựa chọn kinh tế phi dân chủ, kế hoạch hoá tập trung mà họ đưa ra - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phát xít - đã loại bỏ kỷ nguyên toàn cầu hoá đầu tiên ngay khi thực hiện trên thế giới từ năm 1917 đến năm 1989.
Chỉ có một điều để bàn về những lựa chọn đó. Đó là chúng không hề có hiệu quả. Và người phán xử chính là những người sống dưới chế độ đó. Vì thế, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu âu, ở Liên bang Xô viết và Trung Quốc – cùng với mọi bức tường bảo vệ những hệ thống đó - những người không tán thành sự khắc nghiệt của học thuyết Darwin về thị trường tự do, vẫn chưa sẵn sàng có bất kỳ một sự thay thế về ý thức hệ nào. Một câu hỏi đặt ra là, vậy thì ngày nay, hệ thống nào là hiệu qủa nhất để nâng cao mức sống. Lịch sử đã cho thấy, câu trả lời là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Các hệ thống khác có thể phân phối và chia thu nhập hiệu quả và công bằng hơn, nhưng không hệ thống nào có thể tạo ra thu nhập và phân phối chúng một cách hiệu quả như chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Và ngày càng có nhiều người hiểu điều đó. Vì thế, nói theo quan điểm ý thức hệ, ngày nay không còn những thanh sôcôla bạc hà, không còn những vòng xoáy dâu, hay những quả chanh vàng. Ngày nay chỉ có duy nhất sản phẩm vani trên thị trường tự do và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Có thể có những nhãn hiệu vani khác nhau và bạn có thể điều chỉnh xã hội của bạn theo thị trường này với tốc độ nhanh hay chậm hơn. Nhưng cuối cùng, nếu anh thực sự muốn có mức sống cao hơn ở một thế giới không còn tường rào, chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là thị trường tự do. Một con đường. Dù với tốc độ khác nhau. Nhưng duy nhất chỉ có một con đường.
Khi đất nước của anh nhận thức được thực tế này, nhận thức được quy luật của thị trường tự do trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày nay, và quyết định theo đuổi đến cùng, khi đó đất nước anh đã khoác “Chiếc áo khoác vàng”. Thuật ngữ này mô tả sự kết hợp giữa kinh tế và chính trị. Cuộc chiến tranh lạnh có chiếc áo của Mao, áo jacket của Nehru, và bộ lông da thú của người Nga. Còn toàn cầu hóa chỉ có ”Chiếc áo khoác vàng”. Nếu đất nước của bạn chưa vừa vặn với chiếc áo nào, sớm hay muộn gì điều đó cũng sẽ xảy ra.
Người biết đến Chiếc áo khoác vàng đầu tiên là Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, vào năm 1979. Sau đó, đến những năm 80, nó nhanh chóng được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan củng cố, khoác cho chiếc áo một số quy luật và hình thù. Nó đã trở thành thời trang toàn cầu với sự kết thúc chiến tranh lạnh khi ba đảng dân chủ dỡ bỏ các bức tường được dựng lên để bảo vệ chúng.
Cuộc cách mạng của Thatcher và Reagan bất ngờ xoay chuyển cục diện bởi vì số đông dân chúng ở hai cường quốc kinh tế phương Tây lớn này đã phát hiện ra rằng, các cách tiếp cận kinh tế do chính phủ vận hành không đem đến mức tăng trưởng như mong đợi. Thatcher và Reagan đã kết hợp để phá bỏ đi những khó khăn chồng chất của năng lực ra quyết định kinh tế từ nhà nước, từ những người ủng hộ cho Xã Hội lớn và từ quan điểm kinh tế học truyền thống của Keynes, và đưa vào thị trường tự do.
Để mặc vừa vặn chiếc áo khoác vàng, mỗi một quốc gia vừa phải thích ứng, vừa phải thay đổi để phát triển đi lên. Do vậy, mỗi quốc gia phải tuân theo những quy tắc vàng sau đây: lấy khu vực kinh tế tư nhân làm mũi nhọn chính của tăng trưởng kinh tế, duy trì tỷ lệ lạm phát thấp và giữ cho giá cả ổn định, thu hẹp bớt bộ máy hành chính, giữ cho ngân sách cân bằng ở mức có thể, nếu không có thặng dư, dỡ bỏ bớt mức thuế quan nhập khẩu, tháo gỡ trở ngại cho môi trường đầu tư, bỏ hạn ngạch và độc quyền đối với hàng hoá trong nước, tăng cường xuất khẩu, tư nhân hoá các doanh nghiệp công nghiệp và ứng dụng của Nhà nước, bãi bỏ các quy định về các thị trường vốn, tạo môi trường cho thị trường tiền tệ linh hoạt, mở cửa ngành công nghiệp, thị trường cổ phiếu và chứng khoán cho đầu tư trực tiếp của nước ngoài, bãi bỏ các quy định để thúc đẩy nền kinh tế trong nước cạnh tranh ở mức cao nhất, triệt tiêu tệ tham nhũng, trợ cấp cũng như các khoản “lại quả”, mở của hệ thống ngân hàng và viễn thông cho khu vực tư nhân tự do cạnh tranh, cho phép người dân tự do lựa chọn …….Khi một quốc gia thực hiện được các tiêu chí này với nhau, quốc gia đó sẽ có chiếc áo khoác vàng.
Tuy nhiên, chiếc áo khoác này chỉ vừa đủ xinh để “một cỡ nhưng vừa cho tất cả”. Điều đó có nghĩa là nó bó chặt nhóm này một tí, ép nhóm khác một ít và đặt xã hội trong một thể chế thống nhất và cải tiến xã hội đó. Nó sẽ nhanh chóng bỏ dân chúng lại nếu họ cởi phăng nó ra, nhưng đồng thời sẽ bắt họ nếu họ mặc chúng đúng cách. Nó không phải luôn luôn đẹp đẽ, lịch thiệp hay tiện nghi. Nhưng nó đang tồn tại ở đây và nó là mô hình duy nhất …..
Khi quốc gia của bạn mặc chiếc áo khoác vàng, có 2 việc sẽ có khả năng xảy ra: nền kinh tế thì tăng trưởng còn chính trị bị triệt tiêu. Đó là, về phía kinh tế, chiếc áo khoác vàng luôn khuyến khích và nuôi dưỡng để thu nhập trung bình cao hơn và tăng trưởng hơn – thông qua thương mại, đầu tư nước ngoài, tư nhân hoá và sử dụng hiệu quả các nguồn lực do có sự cạnh tranh toàn cầu. Nhưng đứng trên khía cạnh chính trị, chiếc áo khoác vàng thu hẹp các sự lựa chọn giữa chính sách chính trị và chính sách kinh tế. Điều đó giải thích lý do tại sao ngày nay, rất khó tìm những điểm thực sự khác biệt giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập ở một quốc gia khoác chiếc áo khoác vàng. Khi quốc gia bạn mặc chiếc áo khoác vàng, sự lựa chọn chính trị sẽ bị giảm đi – như sự giảm sút về sắc thái mùi vị của Coke hay Pepsi, đó là sự giảm sút về sắc thái của chính trị, là sự giảm sút các thay đổi sinh ra các truyền thống ở địa phương, một số sự nới lỏng ở nơi này hoặc nơi khác, nhưng không bao giờ xảy ra sự chệch hướng khỏi các nguyên tắc vàng cốt lõi. Các chính phủ – dù được lãnh đạo bởi nền dân chủ hay cộng hoà, bảo thủ hay công đảng, vận động chính trị hay chủ nghĩa xã hội, dân chủ Cơ đốc giáo hay dân chủ Xã hội – nếu chệch hướng quá xa với các nguyên tắc cốt lõi, thì các nhà đầu tư sẽ từ bỏ, tỉ lệ lãi suất sẽ tăng và giá trị trên thị trường chứng khoán bị giảm sút. Cách thức duy nhất để có thêm không gian để dẫn tới Chiếc áo khoác vàng là bằng cách làm cho nó lớn hơn, và cách duy nhất để làm nó lớn lên là mặc nó thật chặt. Đó là một điều thực tế: bạn càng mặc nó thật chắc thì nó càng tạo ra nhiều vàng và bạn càng có thể bỏ thêm nhiều đệm lông vào chiếc áo khoác cho xã hội của bạn.
Chẳng có nhiều thắc mắc về việc các tranh luận chính trị ở các nước phát triển hiện nay chỉ giảm xuống xoay quanh các chủ đề thay đổi chút ít thiết kế của Chiếc áo khoác vàng, mà không phải là thay đổi triệt để nó. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1996, Tổng thống Mỹ Bil Clinton đã phát biểu một các cơ bản: “Điều chắc chắn, chúng ta đang mặc Chiếc áo khoác vàng, nhưng tôi có một cách để chúng ta có thể bỏ thêm một chút đệm lông vào khuỷu tay và làm rộng thắt lưng ra một chút.“ Và lãnh đạo Đảng Cộng hoà đối thủ Bob Dole đã nói: “Không, không, ông không thể làm nhẹ phần thắt lưng được. Mặc nó thật chặt và chúng ta sẽ bỏ thêm một chút đệm lông vào thắt lưng“. Và trong chiến dịch tranh cử ở Anh năm 1997, Tony Blair có tuyên thệ như sau nếu ông ta giành thắng lợi: “Chúng tôi sẽ mặc thật chặt như Đảng Bảo thủ, nhưng chúng tôi sẽ cho thêm một số đệm lông vào phần cầu vai và ngực,“ trong khi đó đối thủ của ông ta, John Maijor của Đảng Bảo thủ, thì trả miếng như sau: “Ông đừng có đụng dù một sợi chỉ vào cái áo khoác ấy, Margaret Thatcher đã làm ra nó rất xinh xắn và nó nên được tồn tại theo ý Chúa“. Không ngạc nhiên khi Paddy Ashdown, lãnh đạo đảng Tự do Anh, trông vào Tony Blair và John Maijor trong cuộc bầu cử năm 1997 và tuyên bố rằng Blair và Maijor đã bắt tay tham gia chương trình “Bơi nghệ thuật theo nhạc điệu“.
Với sự sụp đổ của các bức tường của Cuộc Chiến Tranh Lạnh, và sự phát triển của Chiếc áo khoác vàng, tôi thấy có rất nhiều cuộc Bơi nghệ thuật theo nhạc điệu khi tôi đi khắp thế giới trong suốt thời gian qua. Trước cuộc bầu cử năm 1998 ở Đức, mà Gerhard Schroeder của Đảng Dân chủ xã hội Đức đã thắng Helmut Kohl của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, Hiệp hội Báo chí đã trích dẫn lời nói của Ngoại Trưởng Đức Karl-Josef Meiers về hai ứng cử viên: “Bạn có thể quên đi các mái chèo bên trái và bên phải. Cái chính là chúng vẫn ở trên một con thuyền“. Lee Hong Koo học được những bài học đầu tiên về cuộc sống trong chiếc áo khoác vàng khi ông là đương nhiệm thủ tướng Hàn Quốc giữa những năm 1990. Trong những ngày đó chúng tôi thường nói là Lịch sử quyết định điều này hay điều kia, một hôm Lee nhấn mạnh với tôi, “Bây giờ chúng tôi nói là các lực lượng thị trường quyết định điều này và bạn phải sống trong chúng (các lực lượng đó). Nó cho ta thời gian để hiểu điều gì đã xảy ra. Chúng ta đã không nhận ra rằng chiến thắng của Chiến Tranh Lạnh là chiến thắng của các lực lượng thị trường đối với chính trị. Các quyết định lớn ngày nay là bạn có dân chủ hay không, và bạn có một nền kinh tế mở hay không. Tất cả đều là các lựa chọn lớn. Nhưng một khi mà bạn thực hiện các lựa chọn lớn đó rồi, chính trị trở thành thể chế chính trị để thực thi các quyết định trong một không gian hẹp cho phép của bạn trong hệ thống đó “Lee đã lớn lên trong thời thống trị lâu dài của Đảng Toàn Dân tộc Hàn Quốc. Nhưng sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997-1998, khi nước này nhận ra rằng họ phải mặc Chiếc áo khoác vàng chặt hơn nếu như họ vẫn tiếp tục tiến lên và thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc đã phải từ bỏ các nhà chính trị kỳ cựu, kiểu cũ và bầu cử dài hạn Kim Dae Jung làm tổng thống – người chủ trương tự do hoá quyền con người, từ phía đối lập Công đảng Dân tộc Chính trị mới. Nhưng Kim đã yêu cầu Lee đến Washington làm đại sứ Hàn Quốc. Như Lee đã nói với tôi: “Trước đây thì không bao giờ có thể nghĩ rằng một người như tôi đây, là ứng cử viên tổng thống và là Cựu thủ tướng, chủ tịch đảng, phải đến Washington với tư cách là đại sứ cho chính quyền của một đảng khác, như thời Tổng thống Kim. Nhưng bây giờ, với những gì Hàn Quốc đã làm được để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, sự phân biệt giữa tôi và ông Kim là không có ý nghĩa. Chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn”. Làm sao ông có thể nói là “cùng thuyền” hay “Bơi nghệ thuật nhịp điệu” ở Hàn Quốc?”.
Manmohan Singh đã làm Bộ Trưởng Tài chính ấn độ khi đất nước của ông năm 1991 đã quyết định từ bỏ hàng thập kỷ nền kinh tế thống kê và mang tính xã hội để mặc vào Chiếc áo khoác vàng. Ngồi trong văn phòng của mình ở Chính phủ ấn độ giữa mùa hè năm 1998, ông nói với tôi về cảm giác mất sự điều khiển mà ông gặp phải khi ấn độ bắt tay theo hướng này: “Chúng tôi hiểu được rằng có được lợi thế khi tham gia vào thị trường vốn quốc tế, nhưng khả năng cung cấp và điều khiển của chính phủ bị yếu đi khi đất nước mở rộng ra thế giới. Nếu như bạn hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu hoá, nhận thức của các nước bạn ảnh hưởng lớn – cho dù đúng hay sai. Sau đó bạn phải lấy ra các nhận thức đó và biến chúng trở thành đầu vào quan trọng cho việc ra quyết định của bạn… Chúng ta có một thế giới trong đó số mạng của chúng ta có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng (riêng ấn độ) mưu toan và tham vọng thì không được đem ra tính toán. Nó tạo ra nhiều sự lo âu. Nếu bạn đang hoạt động một chính sách tỉ giá hối đoái, hay chính sách tiền tệ, các chính sách của bạn trở thành bộ phận của những gì Alan Greenspan làm. Nó làm giảm mức độ tự do của bạn, thậm chí là với các chính sách tài khoá. Trong một thế giới mà nguồn vốn chu chuyển quốc tế, bạn không thể áp dụng mức thuế suất quá xa so với các mức thuế đang thịnh hành ở các nước khác và khi lao động chuyển dịch bạn cũng không thể trượt ra khỏi dòng vận động này. Nó làm giảm đi các quyết định chính xác.Tôi có một người bạn ở một nước láng giềng cũng trở thành bộ trưởng tài chính.Vào hôm ông ta nhận việc tôi gọi điện chúc mừng ông ta. ông ta nói.”Đừng chúc mừng tôi, tôi chỉ là một nửa của một bộ trưởng. Nửa kia nằm ở Washington rồi.”
Không phải tất cả các nước đều mặc áo khoác vàng theo một cách – một số nước chỉ có mặc vào một chốc lát trong một thời gian (ấn độ, Aicập). Một số thì mặc vào rồi lại bỏ ra (Malaysia, Nga). Một số nước thử thiết kế nó sao cho phù hợp với đặc thù văn hoá của mình và mặc với một số cúc áo được nới ra (Đức, Nhật và Pháp). Một số nước thì nghĩ rằng họ có thể chống lại được sự lôi kéo của nó bởi vì họ có một nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có (Iran, Arap Saudi ). Và một số nước quá nghèo và cô lập, chính phủ có thể để cho người dân chấp nhận nghèo khó, và họ để cho ngưòi dân của họ không phải là được mặc Chiếc áo khoác vàng, mà là chiếc áo khoác thô cũ kỹ (Bắc Triều tiên, Sudan, Apganixtan ).
Tuy nhiên theo thời gian, các nước ngày càng trở nên khó tránh khỏi Chiếc áo khoác vàng. Khi tôi đưa luận điểm này ra trên diễn văn của mình, đặc biệt là với những người không phải là người Mỹ, tôi gặp một loạt các phản ứng như sau:

“Đừng nói với chúng tôi là chúng tôi phải mặc áo khoác vàng vào và tham gia vào thị trường toàn cầu. Chúng tôi có nền văn hoá của mình, giá trị riêng của mình, và chúng tôi sẽ đạt kết quả theo con đường đi và các bước đi của riêng chúng tôi. Luận điểm của ông cứng nhắc lắm. Tại sao chúng tôi lại không thể thoả thuận với nhau và nhất trí theo một cách khác, theo hướng ít cứng nhắc hơn?”.


Với những trường hợp như thế, tôi trả lời như sau: “Tôi không nói rằng các bạn phải mặc chiếc áo khoác vàng vào. Và nếu văn hoá và các truyền thống xã hội của các bạn trái ngược với các giá trị thể hiện trong chiếc áo khoác vàng. Tôi hoàn toàn thông cảm với điều đó. Nhưng tôi đang nói rằng: Ngày hôm nay là hệ thống thị trường toàn cầu – Thế giới tốc độ và Chiếc áo khoác vàng được tạo ra bởi các thế lực có bề dày lịch sử, có thể về cơ bản là tái tạo được cách thức liên kết của chúng ta, cách thức đầu tư của chúng ta và cái nhìn của chúng ta về thế giới. Nếu như bạn muốn chống lại sự thay đổi này, đó là việc của bạn. Và nó nên là việc của bạn. Nhưng nếu như bạn nghĩ là bạn có thể chống lại được sự thay đổi này mà không phải trả một cái giá ngày càng cao, hay không phải xây nên một bức tường ngày càng cao, thì chính là bạn đang tự lừa dối mình”.
Đây là lý do tại sao: Sự dân chủ hoá về tài chính, công nghệ và thông tin không chỉ phá vỡ các bức tường bảo vệ các hệ thống cũ – từ Mao chủ tịch đến Tuyên ngôn Cộng sản, các nước giàu có ở Tây Âu cho đến chế độ thuần Tư bản ở Đông nam á. Cả ba nền dân chủ đó đều làm sinh ra nguồn sức mạnh mới trên thế giới – gọi là “Mạng điện”.
Mạng điện được tạo ra từ tất cả các cổ phiếu vô danh, trái phiếu và các nhà kinh doanh tiền tệ, ngồi sau màn hình vi tính trên khắp thế giới, chuyển tiền bạc của họ vòng quanh với một cú click chuột, chuyển từ vốn tự có sang vốn trợ cấp để tạo ra thị trường vốn, hoặc buôn bán từ trang chủ của mình trên Internet. Và đó bao gồm các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, mà hiện nay có thể đặt các nhà máy của mình trên khắp thế giới, từng bước chuyển mình thành các nhà sản xuất hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất.
Mạng này phát triển theo cấp số mũ là nhờ vào sự dân chủ hoá của tài chính, công nghệ và thông tin – nhiều đến mức mà ngày nay nó bắt đầu thay thế các chính phủ như một nguồn lực căn bản về vốn cho cả các công ty và các quốc gia để phát triển. Ngày nay, để có thể tham gia vào hệ thống toàn cầu hoá một quốc gia không chỉ phải mặc áo khoác vàng, mà nó còn phải tham gia vào mạng điện. Mạng điện thích áo khoác vàng, bởi vì nó thể hiện tất cả sự tự do, các nguyên tắc của thị trường tự do mà mạng điện muốn thấy ở một nước. Các nước mặc Chiếc áo khoác vàng và giữ được nó được phần thưởng từ mạng điện với các khoản vốn đầu tư để phát triển. Các nước không có áo khoác vàng bị mạng điện cô lập – cũng như bị sự xa lánh của Mạng điện hoặc sự rút vốn của Mạng điện ra khỏi nước đó.
Moody’s Investors Service và Standard & Poor’s là bạn chí thiết với Mạng điện

Các hãng đánh giá tín dụng này lảng vảng khắp thế giới, không ngừng đánh hơi tất cả các nước. Họ được phép lớn tiếng khi thấy một nước nào đó định chuồn khỏi Chiếc áo khoác vàng (mặc dầu thỉnh thoảng Moody’s và S&P cũng mất dấu hay trở nên đù đờ, như ở Đông nam á, và không kêu được tiếng nào đến tận khi đã quá trễ)



Sự ảnh hưởng tương hỗ giữa Mạng điện, các quốc gia, và Chiếc áo khoác vàng chính là trung tâm của hệ thống toàn cầu hoá ngày nay. Tôi đã nhận ra điều này đầu tiên là vào tháng Hai năm 1995, theo cách nhìn của Cuộc viếng thăm Canada của tổng thổng Clinton. Tôi đã làm việc cho Nhà trắng trong thời gian đó, và trong khi chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống tôi đã chú ý đến các bài báo tại Tờ Financial Times và các tờ báo khác để xem xem những gì người Canada có thể nói được về cuộc thăm viếng đầu tiên cho họ của “Quý ông của Hy vọng”. Tôi đã ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng họ chẳng có nói chút gì về tổng thống Clinton. Thay vào đó, họ nói chuyện về chuyến viếng thăm Canada vừa xảy ra của “Quý ông của Moody’s”, Chính phủ Canada lúc đó đang tranh luận về ngân sách quốc gia. Một nhóm từ Moody’s đã đến Ottawa và theo dõi sự lộn xộn của Bộ Tài chính Canada và các nhà hành pháp. Nhóm Moody’s đã cảnh báo với họ rằng nếu họ không làm hạn chế sự sụt giảm GDP lên cho bằng với mức trung bình của thế giới và như mức dự tính thì Moody’s sẽ giảm cấp tỉ suất tín dụng bộ ba – A, và do đó Canada và mọi công ty của Canada có thể phải trả mức tỉ suất lợi tức cao hơn khi vay vốn từ nước ngoài. Để đánh dấu điểm này, Bộ Tài Chính Canada đã phát ra một văn kiện diễn giải như sau: Tầm quan trọng tuyệt đối của nợ nước ngoài trong mối liên quan với quy mô của nền kinh tế có nghĩa là Canada đã trở nên quá nguy hiểm đối với các quan điểm không ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Chúng ta đã phải trải qua sự mất mát lớn về chủ quyền kinh tế. Đối với những người Canada không hiểu rõ về quan điểm, Bộ Trưởng Tài Chính Canada - ông Paul Martin đã nói một cách thẳng thừng hơn: “Chúng ta đem con ngươi của mình đi để mà cầm cố”.
Người Canada đã không hề có một chút chú ý nào đối với “Quý ông của Hy vọng”, mà chính là Quý ông của Moody’s, và Mạng điện, chính là những kẻ tập trung hoàn toàn sự chú ý của họ.
Mạng này có được từ đâu và làm sao mà nó trở thành một lực lượng ghê gớm như vậy và nó có thể đe doạ cũng như làm giàu cho các quốc gia-dân tộc như một siêu năng lực như vậy?

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương