Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang4/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Dân chủ hoá tài chính

Sự dân chủ hoá trong công nghệ chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều cho điều thay đổi lớn thứ hai trong thời đại toàn cầu hoá, đó là sự thay đổi trong cách mà chúng ta đầu tư. Tôi gọi đó là "dân chủ hoá tài chính". Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, hầu hết việc cho vay quốc tế, trong nước hay bảo hiểm đều do các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn thực hiện. Thường thì các công ty tài chính lớn này thích cho các công ty kinh doanh có hiệu quả và thuộc diện "đầu tư được" vay vốn. Điều này khiến việc cho vay của ngân hàng không dân chủ. Những ngân hàng làm ăn theo lối cũ rất hạn chế khái niệm con nợ nào là đáng tin cậy và nếu công ty bạn là công ty mới phất, đang huy động vốn thì việc bạn có thể tiếp cận được vốn vay của ngân hàng hay các công ty bảo hiểm hay không tuỳ thuộc vào việc bạn có "in" trong ngân hàng hay công ty đó không?. Những thể chế này thường có ban quản lý chậm chạp và những uỷ ban quyết định, những người phòng ngừa rủi ro và phản ứng không nhanh nhạy với những thay đổi của cơ chế thị trường.


Thực chất dân chủ hoá trong tài chính bắt đầu từ cuối thập niên 60 với sự xuất hiện của thị trường chứng từ có giá. Đây là những cổ phiếu mà các công ty phát hành trực tiếp ra thị trường nhằm huy động vốn. Việc hình thành thị trường chứng khoán giới thiệu một số chức năng của thế giới tài chính và phá vỡ sự độc quyền của các ngân hàng. Quá trình này được tiếp tục trong thập niên 70 với việc bảo đảm hoá các tài sản thế chấp. Các ngân hàng đầu tư bắt đầu xích lại gần các ngân hàng, các công ty cầm cố, mua toàn bộ tài sản cầm cố và sau đó nhanh chóng chuyển thành cổ phiếu mệnh giá 1.000 USD mà bạn, tôi và chú Bev của tôi đều có thể mua được. Chúng ta có cơ hội kiếm chút ít lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và lợi tức cũng như giá trị gốc của những cổ phiếu này sẽ được trả hết từ nguồn tiền mặt hàng tháng từ những người trả cho các tài sản cầm cố. Chứng khoán mở cửa cho tất cả các loại hình công ty và các nhà đầu tư những người chưa bao giờ có thể tiếp cận được nguồn tiền mặt huy động vốn trước đây.
Thập niên 80, dân chủ hoá trong lĩnh vực tài chính thực sự bùng nổ, và người đã phá vỡ những rào cản, một người rất thông minh và hoạt bát nhưng cuối cùng lại không giữ được vị trí "vua cổ phiếu junk bond", là Michael Milken. Milken tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh và tài chính trường đại học Pennsylvania đã bắt đầu sự nghiệp của mình với công ty môi giới Drexel ở Philadelphia năm 1970. Vào thời điểm đó, không một ngân hàng lớn hay công ty đầu tư nào quan tâm nhiều tới việc kinh doanh bán chứng khoán mức tỷ lệ thấp "junk bond"-loại chứng khoán được các công ty có độ an toàn cao phát hành. Vốn của các công ty này đã giảm về mức ban đầu và không gây được tiếng vang gì. Milken nghĩ các ngân hàng lớn thật ngu xuẩn. Tự tính toán, tham khảo một số lý thuyết nghiên cứu về junk bond và đi đến kết luận: Các công ty không quan tâm tới mức đầu tư phải trả lãi suất cao hơn 5-10% mức thông thường nếu họ muốn có bất kỳ một khoản vay nào. Nhưng thực tế, các công ty này ít phá sản hơn những công ty thuộc tốp cao, chào bán chứng khoán có lợi tức thấp hơn. Vì thế cái gọi là junk bond thực chất là một cơ hội kiếm nhiều tiền nhưng ít rủi ro. Và nếu bạn đầu tư vào nhiều loại junk bond khác nhau và cho dù một vài trong số đó không đem lại hiệu quả thì tổng số tiền lợi tức mà bạn thu về bình quân vẫn cao hơn 3-4% điểm so với loại chứng khoán đảm bảo chắc chắn mà không mấy rủi ro. Như tạp chí Business Week tháng 3/1995 : Milken, với sự sáng suốt của mình, đang bị đặt vào cho một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là thuyết phục cả thế giới vốn đang rất hoài nghi rằng anh ta đã khám phá ra cách đầu tư gần như một bữa ăn trưa miễn phí".
Do các ngân hàng và các công ty đầu tư vẫn còn nhiều hoài nghi và tiếp tục lảng tránh cách kinh doanh này, Milken nhanh chóng chuyển từ các loại chứng khoán junk-bond hiện có từ các công ty loại A sang bảo hiểm toàn bộ thị trường mới chỉ có những thương nhân junk-những công ty đầu rủi ro, những công ty thua lỗ, những công ty mới, những doanh nghiệp mới bước đi vào hoạt động chưa có được khoản tín dụng từ các ngân hàng truyền thống, thậm chí là các công ty tài chính tư nhân, những người muốn thôn tính các công ty khác nhưng chưa huy động được vốn để làm việc đó. Nhờ các mối quan hệ, Milken đã bán chứng khoán junk bonds công ty mình phát hành cho các quỹ tương hỗ, các nhà đầu tư tư nhân, các quỹ trợ cấp lương hưu, những người nhận thấy rằng Milken đúng khi trả cho họ phần nhiều hơn mà rủi ro không lớn hơn. Tạo cho tôi, cho bạn, cho chú Bev của tôi cơ hội có được một phần những thương vụ này để kiếm lợi nhuận. Sự thông minh của Milken không được phổ biến sâu rộng trong thời gian dài. Ngay sau đó, xuất hiện loại chứng khoán cho lợi tức cao được chào bán công khai như cổ phiếu của các công ty.

Sự dân chủ hoá trong tài chính cũng diễn ra tương tự trên quy mô toàn thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng lớn cho các chính phủ nước ngoài, các quốc gia, các tập đoàn vay một lượng tiền lớn và sau đó ghi sổ các khoản nợ này tương ứng với giá trị cho vay. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng của bạn cho một quốc gia hay một công ty vay một khoản tiền trị giá 10 triệu USD, khoản tiền ghi trên sổ sẽ là 10 triệu USD sẽ được trả sau, dù quốc gia đó hay công ty đó có hay không có tài sản trị giá 10 triệu USD vào một thời điểm cụ thể. Vì những khoản vay này do các ngân hàng thực hiện và ghi sổ, khi một nước như Mêhicô gặp vấn đề về tài chính, chẳng hạn như đã từng xảy ra năm 1982, do vay của nước ngoài để tiêu dùng trong nước, các ngân hàng sẽ phải gánh chịu vấn đề này. Tổng thống Mêhicô có thể sẽ bay đến NewYork và gọi điện cho 20 ngân hàng lớn nắm giữ khoản nợ nước ngoài của Mehicô và nói với họ: "Thưa các ngài, chúng tôi đã khánh kiệt. Và ngài biết đấy người ta thường nói là nếu một người đàn ông là chủ sở hữu khoản nợ 1.000 USD của bạn thì đó là vấn đề của anh ta. Và nếu người đó sở hữu khoản nợ 10 triệu USD thì đó lại là vấn đề của bạn. Vì thế, chúng tôi là vấn đề của các ngài. Chúng tôi không thể trả nợ. Do đó các ngài cần phải cắt giảm bớt một số gánh nặng cho chúng tôi, đàm phán lại các khoản nợ và gia hạn thanh toán cho chúng tôi". Các ngân hàng đồng ý và thực hiện một số việc trong đó có việc gia hạn nợ (thường thì với lãi suất cao hơn). Họ có sự lựa chọn nào? Mêhicô là vấn đề của họ và các ngân hàng Mỹ không muốn triệu tập các cổ đông của mình và thông báo rằng khoản nợ của Mêhicô trong sổ sách hiện nay là 10 triệu USD và tài sản hiện tại của họ chẳng đáng giá trị gì. Tốt hơn là cùng bắt tay với người Mêhicô. Và vì có tới 20 ngân hàng sở hữu phần lớn khoản nợ nên họ có thể cùng phối hợp giải quyết toàn bộ vấn đề trong một phòng họp.


John Page, người sau này trở thành nhà kinh tế làm việc ở Văn phòng Mỹ Latinh của Ngân hàng thế giới đã giải thích cho tôi chính xác sự việc ra sao. Page, người nói tiếng Tây Ban Nha đã bị hạ gục ở Mehicô năm 1982 khi tham gia vào cuộc họp với Jose Angel Gurria, người sau này là tổng giám đốc của Vụ tín dụng Bộ tài chính Mêhicô. Gurria có khả năng kỳ diệu thuyết phục các chủ ngân hàng nước ngoài từ các ngân hàng lớn từ NewYork tới những ngân hàng nhỏ ở Tây Texas để các ngân hàng này giãn nợ cho chính phủ Mêhicô.
"Một ngày, tôi đang ở văn phòng của Gurria và chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha thì điện thoại đổ chuông. Page cho biết: "Đó là điện thoại của của chủ tịch một ngân hàng nhỏ Texas người mà Gurria đã thuyết phục giãn một số khoản nợ cho Mêhicô và ông này đã rất lo lắng khi các báo cáo cho biết nền kinh tế Mêhicô đang gặp vấn đề. Gurria chuyển từ cuộc nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha với tôi sang nói chuyện với chủ tịch ngân hàng đó bằng tiếng Anh rất trôi chảy. Anh ta nói: "Xin chào Joe, rất vui vì anh gọi điện…. Không, không, đừng lo gì cả. Mọi điều ở đây vẫn tốt đẹp. Tiền của anh an toàn tuyệt đối. Gia đình anh thế nào? …. Tốt quá. Thế con gái nhỏ của anh thì sao? Cháu vẫn đang đi học phải không?…. Thật vui được nói chuyện với anh. Hãy gọi điện cho tôi vào bất cứ lúc nào. Giữ liên lạc nhé". Và sau đó không quên một cái búng tay, anh ta đặt máy và lập tức quay sang tiếp tục câu chuyện với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha. Chỉ trong vòng 30 giây, anh ta đã giải quyết được một vấn đề khó khăn với một nhà đầu tư lớn".
Nhưng sau đó đã xảy ra một câu chuyện khôi hài về đường tiến lên toàn cầu hoá. Đó là thị trường nợ quốc tế được chứng khoán hoá, giống như các công ty của Milken và bạn bè. Điều đó có nghĩa là khi Mỹ Latinh lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ vào cuối thập niên 80, Bộ trưởng tài chính Mỹ Nicholas Brady cố giải quyết bằng giải pháp Milkenesque. Năm 1989, các khoản nợ của Mỹ Latinh tại các ngân hàng thương mại lớn được chuyển thành các trái phiếu và những chứng khoán này được các ngân hàng nắm giữ hoặc bán ra thị trường tự do, cho các quỹ tương hỗ, các quỹ phúc lợi với lãi suất cao hơn lãi suất thông thường. Bỗng nhiên, bạn, tôi và chú Bev của tôi có thể mua được một phần khoản nợ của Mêhicô, của Braxin hay của Argentina một cách trực tiếp hay thông qua các quỹ tương hỗ hoặc các qũy bảo trợ. Và những trái phiếu này được giao dịch hàng ngày, giá trị tăng lên giảm xuống tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi nước. Chúng không chỉ nằm trong sổ sách của các ngân hàng với giá trị tương đương. Nói như Joel Korn, người đứng đầu ngân hàng Mỹ Braxin tại thời điểm đó thì "Việc mà Brady làm thực sự là một cuộc cách mạng. Trước Brady, Bộ Tài chính Mỹ đơn giản chỉ gây sức ép lên các ngân hàng Mỹ và Quỹ tiền tệ thế giới nhằm bảo toàn số tiền của mình sau diễn biến tồi tệ ở các nước Mỹ Latinh. Điều mà Brady làm thực sự là một giải pháp dựa trên cơ chế thị trường, Các ngân hàng được chính phủ Mỹ bảo đảm để mở rộng các khoản vay mới cho Mỹ latinh với điều kiện các nước này phải cải tổ nền kinh tế. Sau khi mở rộng các khoản vay, thay vì ghi sổ, các ngân hàng chuyển những khoản vay này thành trái phiếu chính phủ và bán ra thị trường. Hàng nghìn người tham gia vào cuộc chơi. Vì thế một quốc gia thay vì chỉ giải quyết cam kết với 20 ngân hàng thương mại lớn thì nay phải giải quyết vấn đề với hàng nghìn cá nhân đầu tư và các quỹ tương hỗ. Điều này giúp mở rộng thị trường chứng khoán, khiến nó trở nên dễ thay đổi nhưng tạo ra một sức ép mới đối với các nước. Mọi người mua, bán chứng khoán hàng ngày tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế. Có nghĩ là họ phải đánh giá tình hình hàng ngày. Và rất nhiều người nước ngoài tham gia mua và đánh giá tình hình kinh tế của Braxin, Mêhicô và Argentina: "Những người nắm cổ phiếu không chỉ là các ngân hàng và vì bị đặt vào trong tình thế phụ thuộc vào các quốc gia này nên họ cảm thấy rằng họ phải cho vay nhiều tiền hơn để bảo toàn các khoản cho vay trước kia. Nếu nền kinh tế của một quốc gia không tốt, những cổ đông sẽ bán ngay trái phiếu của quốc gia đó, tạm biệt và chuyển sang mua trái phiếu của quốc gia khác hoạt động hiệu quả hơn".
Do đó khi Mêhicô rơi vào tình cảnh khó khăn một lần nữa do chi tiêu quá nhiều vào năm 1995 thì tất cả các cổ đông lớn, nhỏ đã bán trái phiếu Mêhicô, khiến chúng rớt giá và Gurria không thể chỉ gọi điện cho 20 ngân hàng nhờ họ gia hạn và giảm bớt chi tiêu. Khoản nợ của Mêhicô này đã thuộc sở hữu của nhiều người. Và vào thời điểm Mêhicô phải gọi điện cho Bộ tài chính Mỹ nhờ giúp đỡ và Mỹ sẽ cho Mêhicô vay thêm tiền với những điều khoản rất khắt khe, Mêhicô còn phải dùng lượng dầu dự trữ làm tài sản thế chấp. Cách duy nhất mà chính phủ Mỹ cứu vãn Mêhicô bằng tiền ngân sách với điều kiện nền kinh tế nước này tốt như New Mêhicô. Ngay sau đó, nhiều nền kinh tế đang nổi bắt đầu bán trái phiếu theo cách của Brady sau khi đồng đôla thống trị. Ngày nay, có 16 quốc gia phát hành trái phiếu Brady trị giá gần 150 tỷ USD. Chuyện các chính phủ phát hành trái phiếu không còn là mới đối với các cổ đông nước ngoài vì đã diễn ra nhiều năm nay. Điều mới mẻ ở đây là mức độ mà các trái phiếu này phân tán rải rác trong tay các cá nhân, các quỹ tương hỗ. Đầu thế kỷ, những người tham gia vào buôn bán trái phiếu quốc tế đều giàu có. Hiện nay, với quỹ lương hưu Orange County, một nhân viên bảo vệ ở trường trung học, không chỉ riêng bạn, tôi và chú Bev đều có thể tham gia vào.
Đó là vì có sự dân chủ hoá trong cho vay, ở Mỹ với dân chủ hoá trong đầu tư nhờ cuộc cải cách lương hưu và việc tạo ra tài khoản lương hưu cá nhân 401 (k). Mỹ đang dần chuyển từ một nước mà các công ty bảo đảm lương hưu cho nhân viên thông qua việc đặt ra một quỹ phúc lợi sang một đất nước mà trong đó nhiều công ty hiện chỉ đảm bảo bằng khái niệm "phân phối" và mỗi cá nhân có quyền tự quản lý số tiền của mình, cho nó quay vòng và thu về một khoản tiền lớn hơn. Và với những người sống thọ hơn và hoài nghi liệu an ninh xã hội sẽ ra sao khi họ muốn nghỉ hưu, họ không chỉ sử dụng quỹ tương hỗ và lương hưu này theo cách hiệu quả nhất mà còn có thể quản lý chúng để có thể thu được phần lợi tức lớn hơn. Cha mẹ bạn có thể còn do dự đôi chút liệu nên đầu tư lương hưu của mình vào đâu, bằng cách nào. Hiện nay, nhiều công nhân được đưa cho một danh sách các quỹ với nhiều loại lợi tức và rủi ro khác nhau và họ quay vòng tiền của mình như những con chíp hay cò quay, vui mừng vì thành công hoặc kiệt sức vì không được như ý.
Dân chủ hoá trong đầu tư cũng diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, khi mà hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và những kiểm soát chặt đối với các dòng chảy của vốn được dựng nên từ chiến tranh thế giới thứ 2 tại Bretton Woods dần dỡ bỏ đầu thập kỷ 70. Hiện tại chúng ta có thể quên mất nó nhưng một nhà đầu tư Nhật, Mêhicô hay châu Âu vào thời điểm trước những năm 70 khó có thể mua được chứng khoán hay trái phiếu của Mỹ và ngược lại. Nhưng khi những rào cản này được tháo dỡ, các nước phát triển dần tự do hoá thị trường vốn của mình, mở cửa cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào muốn tham gia và các nước đang phát triển cũng dần dần đi theo xu hướng đó.
Chẳng bao lâu trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại chứng khoán khác nhau: trái phiếu Mêhicô, trái phiếu Lebanese, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức hay trái phiếu Pháp. Bạn có thể tự do lựa chọn và mọi người cũng vậy. Ngày càng nhiều nhà đầu tư tư nhân đầu tư tiền của vào những quỹ hoạt động có hiệu quả, những ông chủ của những quỹ này đầu tư tiền vào các công ty, các quốc gia, nhu cầu càng cao lợi tức càng nhiều. Mỗi một quỹ đều muốn trội hơn những quỹ khác để thu hút được nhiều vốn hơn. Theo nhà kinh tế thị trường Henry Kaufman, năm 1985, tổng số vốn của các quỹ trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ chỉ mới đạt mức 100 tỷ USD, chưa đầy 2% tổng giá trị tài chính thuần của các hộ gia đình. Vậy mà hiện nay số vốn của họ đã lên tới hơn 3 tỷ tỷ USD so với 2 tỷ tỷ của các hộ gia đình, tăng 10% về giá trị và mức độ.
Điều quan trọng là một lượng lớn tiền được dùng để châm ngòi làm bùng nổ việc tiếp quản các công ty ở Mỹ. Tại đây, một lần nữa, một thương nhân nhỏ chưa bao giờ tham gia vào những thương vụ có lời ngẫu nhiên gián tiếp đầu tư của mình vào việc tiếp quản các công ty thông qua việc quỹ lương hưu và quỹ tương hỗ. Thông qua việc tiếp quản (mua một công ty bằng việc mua lượng lớn cổ phần của nó) giúp giám đốc các công ty được đảm bảo hơn đặc biệt là trong trường hợp hoạt động của công ty không có hiệu quả. Quá trình này cũng giúp cho nền kinh tế Mỹ đạt hiệu quả cao hơn vào thập niên 80 và tạo tiền đề cho nước này bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá tốt hơn và sớm hơn các nước lớn khác. Hiệu quả hoạt động của nhiều công ty tăng lên rõ rệt mặc dù một số nhận thấy rằng cuộc sống đang dần bóp nghẹt họ.
Một trong những lý do chính khiến Nhật bản còn quá nhiều các công ty chậm phát triển là vì thị trường tài chính chưa thực sự tự do hoá mãi cho tới cuối thập niên 90. Các ngân hàng lớn của Nhật thống trị nền tài chính vì thế những công ty mới nổi chưa có tên tuổi khó có thể tăng lượng tiền mặt và vốn, việc tiếp quản một công ty cũng không dễ dàng. Thậm chí nếu có diễn ra, những hành động như vậy cũng không nhận được sự đồng tình vì những lý do liên quan tới văn hoá và vì rất nhiều chủ tịch ngân hàng và tổng công ty liên hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, công nhân Nhật bản có rất ít lựa chọn trong hay quản lý tiền lương của mình. Họ không thể chỉ loanh quanh với số tiền của mình, vì thế sức ép đối với các công ty Nhật, các quỹ tương hỗ và các quỹ lương hưu hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế cao hơn không lớn. Đó là lý do tại sao Nhật bản có một nền kinh tế thượng lưu hơn nhưng ít hiệu quả với sự triệt tiêu sáng tạo của Schumpeter.
Nhờ tự do hoá trong tài chính, chúng ta đã tiến từ một thế giới mà trong đó chỉ một số ngân hàng nắm giữ các khoản nợ không giới hạn của một vài quốc gia sang một thế giới trong đó có rất nhiều chủ ngân hàng cho vay những khoản tiền lớn cho nhiều quốc gia, một thế giới mà một số nhà đầu tư, ngân hàng giàu có cho nhiều nước vay và đến nay là một thế giới nhiều cá nhân, thông qua các quỹ lương hưu, tương hỗ cho nhiều quốc gia vay một lượng tiền lớn.
Dân chủ hoá thông tin
John Burns là chủ bút của thời báo New York ở New Delhi cuối thập niên 90. Tôi đã có cuộc gặp với ông vào mùa hè 1998 khi mà các trận đấu tranh World Cup đang diễn ra và Burns đang theo dõi các trận đấu trên TV. Một buổi sáng, Burns nói với tôi: “Chúng ta có bốn chảo vệ tinh trên mái nhà (ở New Delhi), tiêu tốn hàng nghìn đôla mỗi năm. Đó là vì chúng ta đang duy trì một toà soạn ở đây. Nhưng tôi vẫn rất buồn vì dù có những vệ tinh này song tôi không thể bắt được một kênh truyền hình nào của Ấn Độ, những kênh đang phát các trận bóng World Cup. Có thể là do ảnh hưởng của thời tiết và những chảo vệ tinh này cần phải điều chỉnh lại và có một người có thể làm được việc đó. Tôi đã phàn nàn về điều này vào mỗi bữa áng và đầu bếp của chúng ta Abdul Toheedm 71 tuổi trước đây là thợ đánh giày của một viên tướng người Anh ở Ấn Độ, nói với tôi rằng “Tôi không biết ông buồn vì điều gì. Tôi có thể xem tất cả các kênh ở TV nhà tôi. Ông thật phung phí thời gian và tiền của vào mấy chiếc chảo vệ tinh. Hãy đến nhà chúng tôi”. Abdul Toheedm và vợ sống trong một khu nhà nhỏ đằng sau toà nhà của chúng ta. Khi tôi tới đó, vợ anh ta đang nghe đài BBC. Tôi nói với anh ta “Cô ấy đang làm gì thế? Cô ấy không nói được tiếng Anh cơ mà”. Anh ta trả lời tôi “Cô ấy đang học”. Sau đó anh ta đưa cho tôi chiếc điều khiển và khiến tôi rất ngạc nhiên khi chuyển dần từ kênh 1 tới kênh 27. Anh ta có thể bắt sóng được đài Trung Quốc, Pakistan, Ô-xtrây-lia, Italy, Pháp - tất cả các kênh này đều có thể tự do lựa chọn mà chỉ phải trả 150 rupee một tháng (khoảng 3,75USD). Trong khi đó, với tất cả các ăng ten chảo của chúng ta, tôi chỉ xem được 14 kênh. Một số người bạn của anh ta có hệ thống cáp riêng chạy song song với cáp điện thoại và chạy qua nhà anh ta, đằng sau toà nhà của chúng ta. Những đường cáp này đều không phổ biến và không hợp pháp nhưng anh ta hiện đang được sống trong một thế giới cáp quang và vợ anh ta đang học tiếng Anh. Trong khi đó, tôi lại không thể xem được một kênh truyền hình nào của Ấn Độ”.
Câu chuyện của Burns là minh chứng cho sự thay đổi thứ ba trong thời đại toàn cầu hoá-một sự thay đổi mà chúng ta có thể nhận thấy trong thế giới ngày nay. Tôi gọi sự thay đổi này là “dân chủ hoá thông tin”. Nhờ những chiếc ăng ten chảo, Internet và tivi, ngày nay, chúng ta có thể xem, nghe, quan sát hầu như tất cả mọi thứ.
Bước đột phá này bắt đầu từ toàn cầu hoá vô tuyến. Hầu như trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, truyền hình và đài phát thanh chưa phát triển vì quang phổ và công nghệ truyền phát thời kỳ đó còn hạn chế. Chính phủ các quốc gia hoặc trực tiếp nắm hầu hết việc truyền phát tin hoặc quản lý rất chặt. Chuyển biến mới bắt đầu ở Mỹ với phát minh truyền hình cáp, một công nghệ có thể truyền phát nhiều kênh hơn công nghệ phát sóng trên không. Sau này, như The Economist đã từng viết “thập niên 80, truyền hình đa kênh bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới. Nhà cung cấp chính có thể giảm chi phí cung cấp bằng vệ tinh - một công nghệ đã từng giúp Liên bang Xô viết và Mỹ tiến hành trinh thám theo cách ít tốn kém chi phí, truyền qua tín hiệu vô tuyến.
Ban đầu, chỉ có những hệ thống cáp quang lớn mới có thể xây dựng ăng ten và chuyển thành những tín hiệu vệ tinh, nhưng nhờ sự dân chủ hoá trong công nghệ và đặc biệt là nhờ kỹ thuật thu nhỏ, hàng triệu người trên toàn thế giới có thể kéo những tín hiệu này vào một chiếc vệ tinh nhỏ kích thước như chiếc bánh piza. Đột nhiên, những rào cản trong lĩnh vực truyền phát thanh được dỡ bỏ và rất nhiều độc giả có thể tiếp cận được với thông tin. Khi truyền hình kỹ thuật số xuất hiện và phát triển, các hãng thông tấn có thể cung cấp cho khán giả không chỉ là 5 hay 50 kênh mà là 500 kênh. Và với sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình và Internet, ngày càng có nhiều người có thể kể chuyện của mình qua truyền hình và ngược lại, đồng thời truyền nhận thông tin qua máy tính cá nhân ở nhà.
Cuối cùng, nhờ những phát minh công nghệ tiên tiến, bạn sẽ có trong tay những chiếc đĩa DVDs, những chiếc đĩa video kỹ thuật số thay vì băng hình. DVDs là những chiếc đĩa CDs nhỏ, có kích cỡ như chiếc bánh, rộng khoảng 5 inches nhưng có thể chứa đựng cả một bộ phim dài với chất lượng âm thanh nổi bằng nhiều thứ ngôn ngữ. Bạn có thể xem trên chiếc máy tính xách tay hoặc đầu video hệ palm. Tôi nhớ lần quay trở lại thăm vịnh Ba Tư cuối thập niên 70. Hải quan ở đó đã sử dụng súng trường có đường rãnh nhỏ để kiểm tra hành lý của hành khách, đảm bảo rằng họ không mang theo bất kỳ băng hình đồi trụy hay phản động nào. Tôi cũng muốn thử xem họ có tìm ra chiếc DVD nào trong cặp xách của mình không.
Những ngày mà các chính phủ có thể hoàn toàn cô lập người dân nước mình khỏi thông tin về cuộc sống bên ngoài biên giới quốc gia mình hoặc ngoài ngôi làng nhỏ bé của mình đã qua. Cuộc sống bên ngoài có thể không vô giá trị và tồi tệ nhiều như người ta nghĩ. Và bên trong cuộc sống có thể không thể tuyên truyền rộng và tốt đẹp hơn (Even Truman cuối cùng cũng đã khám phá ra thế giới thật bên ngoài, trên The Truman Show). Thập niên 80, có một câu chuyện về việc một lần Liên Xô cho đăng tải bức tranh ở Pravda về người nghèo chờ cứu tế ở Mỹ. Bức tranh mô tả một nhóm người ở Manhattan đang xếp hàng chờ cứu tế của tiệm bánh và các món ăn Zabar mở cửa vào sáng thứ 7. Đừng nghĩ là ngày nay không có những cảnh như vậy, thậm chí ngay cả ở Trung Quốc.
Ngày 4/12/1998, Trung Quốc đã kiện một thương nhân máy tính với tội danh “phần tử chống đối” vì đã đưa các địa chỉ e-mail của Trung Quốc lên một tờ báo điện tử bằng tiếng Trung ủng hộ dân chủ. Toà án trung thẩm ở Thượng Hải đã thụ lý vụ việc kiện Lin Hai với tội phá hoại khi đưa 30.000 địa chỉ của những người sử dụng máy tính lên tờ VIP Reference, một tờ báo mà các phần tử chống đối Trung Quốc phát hành ở Mỹ. Chủ biên tờ VIP Reference đã phát biểu trên thời báo Los Angeles (4/1/1999) như sau : “Chúng tôi dự định sẽ phá huỷ hệ thống kiểm soát của Trung Quốc qua Internet. Chúng tôi tin rằng những người Trung Quóc cũng giống như người dân ở các quốc gia khác, xứng đáng có quyền hiểu và tự do bày tỏ thái độ”. Bài báo trên tờ tạp chí điện tử với 250.000 địa chỉ thư điện tử của những người Trung Quốc lục địa như một lời chế nhạo đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Hoa có một bản tổng hợp tin hàng ngày, được chuẩn bị để họ chỉ đọc lướt qua và từ đó lắp ghép với tin tức thực tế. Nó được gọi là “Tin tham khảo”. Theo The L.A Times, các chủ bút của VIP Reference coi tạp chí điện tử của họ là cái đem lại những thông tin xác thực cho các nhà lãnh đạo cấp cao thực sự của Trung Quốc – “những người bình thường”. Chuyện tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực tài chính. Một công ty Internet thành lập ở Chicago năm 1998 có tên China Online đã sử dụng những thông tin nội bộ Trung Quốc để tìm hiểu thị trường và nhiều thông tin khác. Họ chuyển những thông tin này tới Chicago qua Internet và sau đó China Online phát những thông tin đó ngược trở lại Trung Quốc cũng qua Internet. Trong số những thông tin mà China Online đưa ra có thông tin hàng ngày về tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ với đồng đô la trao đổi trên chợ đen tại các thành phố lớn. Các phóng viên của tờ báo hàng ngày tới thị trường kiểm tra tỷ giá qua các thương nhân buôn bán ngầm và chuyển tin sang Chicago. Đây là những dữ liệu rất hữu ích cho bất kỳ người nào muốn làm ăn kinh doanh ở Trung Quốc, đặc biệt là làm ăn với người Trung Quốc. Đó là những thông tin mà chính phủ Trung Quốc không bao giờ cung cấp cho người dân nước mình cũng như cho thế giới nhưng đến giờ phút này họ không thể ngăn chặn được sự việc.

Ở Nam Teheran, một vùng lân cận thủ đô Iranian rất nghèo, một số gia đình có TV và một số không có. Khi tôi tới Teheran năm 1997, tôi nhận thấy rằng một số trong những người có TV ở Nam Teheran thường đặt một vài cái ghế và bán vé vào mỗi tuần khi xuất hiện chương trình vô tuyến của Mỹ được nhiều người ưa thích (thu qua vệ tinh). Chương trình ưa thích này là Baywatch, một chương trình của miền Nam California, trong đó tất cả phụ nữ đều mặc bikini và có số đo 36-24-36. Chính phủ Iran cấm lắp chảo vệ tinh và vì thế những người bạn Iran của tôi đã phải dấu dưới những chiếc dây phơi quần áo hay ngụy trang như những bụi cây ở ngoài ban công.


Tôi đảm bảo rằng Tổng thống của một nước đang phát triển như Malaysia có thể đứng trước người dân và nói “Thưa đồng bào, chúng ta đang dừng vận động theo hệ thống toàn cầu hoá. Chúng ta đang tạo ra những bức tường mới và lại đặt ra những kiểm soát vốn. Nền kinh tế của chúng ta sẽ ít bị tổn thương, dao động nhưng sẽ tăng trưởng chậm hơn vì chúng ta không quan hệ với các quốc gia khác. Vì thế, nếu bạn không thuộc tầng lớp trung lưu, bạn có thể sẽ phải chờ đợi một phép màu”. Nhưng khi tổng thống nói với một vài người tại một ngôi làng bên ngoài thủ đô họ sẽ phản đối “Nhưng, thưa Tổng thống, tôi đã xem Baywatch từ năm năm nay. Theo ý ông thì tôi sẽ không được xem nó nữa phải không? Không thế giới Disney? Không bikini?”. Chính phủ các nước muốn né tránh toàn cầu hoá không chỉ phải chứng minh đường lối của họ vẫn có thể cải thiện đời sống của dân chúng mà điều quan trọng hơn là phải thực hiện nó trong một môi trường mà ở đó chúng ta đều biết người khác sống như thế nào?
Chúng ta có thể nhìn vào cửa sổ nhà người khác. Và mọi người đều không hài lòng chấp nhận một cuộc sống thua kém hơn hàng xóm của mình. Với việc thu hẹp một thế giới, toàn cầu hoá chỉ cho mọi người biết đằng trước và đằng sau họ ra sao?

Một người bạn của tôi Laura Blumenfeld, cây viết chính của The Washington, người đã ở Trung Đông trong thời gian nghiên cứu một cuốn sách về thù hận đã tới Syria cùng với mẹ mình vào mùa xuân 1998. Cô ấy kể cho tôi câu chuyện sau : “Mẹ tôi và tôi thuê một người hướng dẫn, dẫn chúng tôi đi vòng quanh Damasecus. Tên anh ta là Walid. Sau một hồi chúng tôi nói với anh ta là chúng tôi đến từ Isarel. Anh ta nói rằng anh ta thích ngồi ở văn phòng vào buổi tối, ở đó có lắp một chảo ăngten và anh ta có thể xem được đài truyền hình Isarel. Theo như lời anh ta mô tả, tôi hình dung người đàn ông này ngồi trong căn phòng tối, mắt mở to nhìn như thôi miên xem những hình ảnh về những con người mà anh ta ghét nhưng lại muốn xem và ghen tỵ. Tuy nhiên anh ta cho biết trong tất cả những gì mà anh ta xem được ở đài Isarel thì điều thực sự làm anh ta bực mình là những hộp sữa chua. Thực tế là ở Isarel sữa chua được đựng trong những chiếc hộp có nhiều màu sắc - hồng và cam giống như ở Mỹ trong khi ở Syria chúng chỉ được đựng trong những chiếc hộp màu đen hoặc trắng. Thậm chí trông rất chán nản, một ngày khi đang đi trên đường phố, Walid chỉ cho chúng tôi thấy những hộp sữa chua ở Syria. Anh ta nói với chúng tôi "Những chiếc bánh bột ngô nướng ở nước tôi khi cho vào sữa sẽ mềm ra trong khi tôi thấy (trên các chương trình tivi của Isarel), bánh của họ vẫn cứng và giòn, không hề bị mềm nhũn". Không nhắc tới Gold Heights, điều thực sự khiến Walid bận tâm là những chiếc bánh bột ngô nướng và hộp sữa chua của Isarel. Một ngày anh ta nói với chúng tôi "Thật không công bằng, chúng tôi tụt hậu hơn người Isarel tới một trăm năm và gần đây họ mới tiến bộ".


Dân chủ hoá thông tin cũng làm thay đổi thị trường tài chính. Ngày nay, các nhà đầu tư không chỉ mua và bán chứng khoán, trái phiếu ra toàn thế giới mà còn có thể thực hiện việc mua và bán này thông qua máy tính ở nhà. Những trang web môi giới trên Internet có thể cung cấp cho họ thông tin và các công cụ phân tích để thực hiện các giao dịch mà không cần phải trả phí hay gọi điện cho một nhà môi giới nào. Chủ tịch của NASDAQ International, John T.Wall ước tính trong vòng 10 năm 70% giao dịch chứng khoán của công ty sẽ được thực hiện bằng máy tính ở nhà có nối mạng Internet. Càng nhiều người làm như vậy, họ càng cần nhiều thông tin và công cụ phân tích về các nền kinh tế và các công ty khác nhau và càng dễ kiếm tiền, thua lỗ thuộc về những người kém và phần thưởng giành cho những người tài giỏi. Wall nói với tôi :"Chúng tôi đã mở một văn phòng ở Luân Đôn để tiến hành kinh doanh quốc tế từ năm 1985 và mọi người ở đó nói với chúng tôi rằng "Chúng tôi thích những chứng khoán của ông nhưng chúng tôi không có được thông tin nào về nó'. Vì thế năm 1986, chúng tôi mở một trang web. Điều đầu tiên chúng tôi đặt trên Website này là một hộp thoại, bạn có thể kích chuột vào đó để biết về công việc uỷ thác giao dịch, các loại chứng khoán. Bất kỳ ai dù ở bất cứ nơi đâu cũng có thể truy cập vào những thông tin mới nhất của công ty mà bạn muốn đầu tư. Sau đó chúng tôi có một hộp thoại khác để bạn vào, trong đó có danh sách 3.500 công ty với đầy đủ báo cáo tài chính mới nhất của họ. Bạn không cần phải phụ thuộc vào nhà môi giới nào".
Charles Schwab, một công ty môi giới chiết khấu bắt đầu một chương trình quảng cáo vào cuối năm 1998 với hình ảnh một bà nội trợ đang rất tự hào về việc mua bán trên mạng và làm cách nào có thể lấy được hết tất cả các thông tin cô ta cần từ trang Web của Schwab. Trong chương trình quảng cáo, người phụ nữ có tên là Holly đó nói rằng "Cách đây vài năm, tôi được mời tham dự một hội đầu tư của phụ nữ có tên là "Grow Now". Thực sự là chúng tôi phải làm việc vất vả với những con số. Sau đó chúng tôi bàn bạc, nhất trí và tiến hành trao đổi. Đúng là mọi thứ tôi cần đều có ở Trung tâm phân tích trên Schwab.com. Các báo cáo ngành, thông tin về quản lý, dự báo sẽ giúp bạn cách đánh giá các loại chứng khoán".
Chẳng mấy chốc, tất cả mọi người đều có thể có vị trí trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Và đến năm 2001, thậm chí bạn không cần ngồi xuống vì bước tiến triển tiếp theo sẽ giải phóng mọi người khỏi máy tính để bàn, chúng ta có thể nối mạng bằng những chiếc máy điện thoại di động thông minh không dây và những chiếc máy tính cầm tay.
Những trang Web của Schwab, NASDAQ và những trang khác giống như vậy thực sự giúp cho dân chủ hoá tài chính, công nghệ và thông tin gắn kết với nhau, thể hiện mức độ toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính. Mùa thu năm 1997, Thời báo New York đã quảng cáo về E*Trade-một trang Web kinh doanh. Mục quảng cáo dài hai trang có một thông điệp nổi bật "Giấc mơ của nhà đầu tư, ác mộng của nhà môi giới, giới thiệu trang web mới E*Trade, một trung tâm tài chính với hơn 10X nghiên cứu, nhiều công cụ, nhiều sức mạnh. Bạn có thể đầu tư vào chứng khoán, vào các hợp đồng quyền lựa chọn và hơn 4.000 quỹ tương hỗ. Thiết lập và lưu lại danh mục đầu tư. Tiến hành giao dịch ngày đêm - trực tuyến hoặc qua điện thoại- với chi phí thấp 14,95 USD. Trợ giúp đầu tư tự do và đào tạo, như các công ty hiển thị quỹ tương hỗ. Niêm yết tự do thời gian thực tế vì thông tin cũ là thông tin tồi. Cung cấp thông tin. Đồ thị. Phân tích từ các nguồn tin hàng đầu. Và cách thức giữ an toàn, bảo mật, sử dụng công nghệ mật mã Internet .... Hiện nay đang mở tự do cho tất cả mọi người, 24/24 giờ, đăng ký, tiến hành nhanh, ngay lập tức, một ngày nào đó tất cả mọi người sẽ đầu tư theo cách này".
Tôi đoán nếu quảng cáo trên TV chương trình quảng cáo sẽ là "E*Trade, sức mạnh nằm trong tay bạn".

Hội chứng thiếu khả năng miễn dịch vi mạch MIDS

"Sớm muộn gì thì mọi chuyên chế sẽ không còn tồn tại"

Những người khư khư áp đặt cho khách hàng của mình sẽ sớm thất bại.

- quảng cáo trên Tờ Bưu điện Washington về Star Power, nhà cung cấp dịch vụ Internet, cáp và điện thoại mới, cạnh tranh với Bell Atlantic.


Đến đây một số người sẽ nói: "Này, Friedman, những thay đổi trong cách mà mọi người liên lạc, đầu tư và nhìn nhận thế giới mà anh nói là tạo nên toàn cầu hoá có thể sẽ tốt và tốt cho các nước phát triển, thế phần còn lại của thế giới này thì sao? Anh nói thế nào về việc toàn cầu hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu trong khi một bộ phận lớn dân chúng vẫn phải sống ở những ngôi làng không hề có điện thoại, và chưa bao giờ chạm tay vào máy tính hay gửi một bức thư điện tử?”
Đúng là hiện nay toàn cầu hoá không phải là quá trình diễn ra trên quy mô toàn cầu bởi chúng ta vẫn còn rất rất xa với thế giới mà trong đó mọi người đều trên mạng (mặc dù mỗi tuần có thêm khoảng 300.000 người sử dụng Internet mới). Nhưng về căn bản toàn cầu hoá vẫn là sự kiện có tính toàn cầu khi mà hiện nay mọi người dù trực tiếp hay gián tiếp đều cảm nhận được sức ép, áp lực và những cơ hội buộc phải thích nghi với sự dân chủ hoá trong công nghệ, tài chính và thông tin-phần chủ chốt của hệ thống toàn cầu hoá. Như Chen Yuan, phó thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã từng nói với tôi: "Mỗi quốc gia đều có phần kém phát triển. Thậm chí ngay cả ở Mỹ bạn có thể lái xe về phía Nam từ Washington tới Virginia và vẫn tìm thấy một vài ngôi làng nằm sâu bên trong, vùng sâu và miền núi. Nhưng bạn không thể nói rằng tại đây không diễn ra quá trình toàn cầu hoá. Trung Quốc cũng vậy”.
Quả thế thật. Nếu một nơi nào đó nằm ngoài biên giới của toàn cầu hoá thì đó là ngôi làng ở Gujialingzi, một thôn nhỏ ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, phía Bắc của Bắc Triều Tiên. Tôi đến thôn này vào mùa đông năm 1998 cùng với một đội thanh tra quốc tế tới đến để giám sát các cuộc bầu cử ở nông thôn Trung Quốc. Nhưng thực sự tôi có một lý do không nói ra. Tôi muốn xem toàn cầu hoá diễn ra như thế nào ở bên ngoài biên giới, bên ngoài hệ thống và tôi đã khám phá ra một vài điều căn bản trong chuyến đi. Tôi không thể ở đó, không thể vượt ra khỏi biên giới và không thể đứng bên ngoài hệ thống - một hệ thống mà ngày nay cũng đã lan rộng tới những ngôi làng vùng Đông Bắc Trung Quốc. Khi đội giám sát của chúng tôi tới Gujialingzi, hầu như tất cả các cử tri đều đã tụ họp đông đủ ở trong sân. Họ tụ họp tại đó để lắng nghe hai ứng cử viên chức trưởng thôn phát biểu. Đó là một nơi rất nghèo và những phòng học rất bẩn. Tỉnh này nằm ở Cát Lâm-trung tâm của vành đai công nghiệp Trung Quốc trước đây giờ chỉ còn là một vành đai ốm yếu vì các doanh nghiệp nhà nước không đủ sức cạnh tranh toàn cầu và chính phủ Bắc Kinh không thể trợ cấp cho những nhà máy này hay trợ cấp xã hội như trước đây vẫn thường làm. Có lẽ đó là lý do tại sao khi hai ứng cử viên phát biểu vận động họ bày tỏ quan điểm như thể đang là thị trưởng của một thị trấn thép miền Trung Ohio.
Người đầu tiên phát biểu đã từng giữ chức vụ trưởng thôn trước đây, Li Hongling. Đây là một vài trích dẫn bài phát biểu của ông: "Chào bà con, bà con có khỏe không? Để tôi nhắc lại cho mọi người nhé tôi năm nay 47 tuổi, là một đảng viên Đảng Cộng sản đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Tôi muốn làm một việc gì đó tốt đẹp cho làng ta. Như mọi người biết đấy, tôi đã giúp làng vượt qua khó khăn của cuộc Cách mạng Văn hoá. Bất kỳ chỗ nào mọi người cũng có thể nhận thấy công sức của tôi. Tôi đến thăm từng nhà. Tôi lắng nghe ý kiến của từng người. Tôi không bao giờ dùng tiền của dân làng vào các bữa tiệc. Tôi có gắng giải quyết mọi việc đúng theo pháp luật. Tôi hứa là sẽ cải thiện cơ sở vật chất của trường học và tăng thu nhập cho mọi người. Nếu được bầu, tôi sẽ mang rau của chúng ta tới thị trấn một cách nhanh nhất. Tôi sẽ cải thiện tình hình đoàn kết trong nội bộ làng ta. Chúng ta cần nhiều cây, và cũng cần cáp quang để mọi người có thể có điện thoại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tôi sẽ gắng sửa chữa những sai lầm của chúng ta. Đây là cam kết của tôi với các bạn”.
Sau tràng vỗ tay lịch sự, đối thủ của ông ta, LinFu, bước lên bục và phát biểu: "Lời đầu tiên tôi muốn nói với các bạn là ngày mai sẽ là ngày Quốc tế phụ nữ và tôi muốn bày tỏ lời chúc mừng tới tất cả các phụ nữ. Tôi năm nay 51 tuổi đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Tôi là chủ một quầy sữa đậu và tôi yêu làng của chúng ta. Tôi yêu tất cả các bạn. Sự nghèo đói của các bạn là nỗi hổ thẹn của tôi. Dưới sự dẫn dắt của Đảng, tôi sẽ tạo nên một trang sử mới cho nơi đây. Tôi hứa sẽ giảm bớt tình trạng cờ bạc, mại dâm ở làng ta và tạo ra nhiều cách kiếm tiền mới. Tôi sẽ không kiêu ngạo. Tôi sẽ cắt giảm ngân sách làng để tiết kiệm tiền của dân làng. Tôi sẽ không nhận hối lộ thậm chí nếu cấp trên từ thành phố tới đây, tôi sẽ không đãi tiệc linh đình. Chúng ta tổ chức quá nhiều tiệc tùng, tôi không tham dự một bữa tiệc hay uống một giọt rượu nào trong 10 năm qua. Tôi sẽ bảo vệ tiền của mọi người. Không một quan chức nào của làng được phép dùng tiền của làng đi ra thành phố. Tôi sẽ mang công nghệ tới đây. Tôi hứa sẽ đem công nghệ làm sữa đậu tới cho tất cả mọ người. Tôi sẽ cho khoan nhiều giếng nước. Cách mạng văn hoá đã làm cuộc sống của chúng ta mất đi 10 năm. Chúng ta cần phải suy nghĩ để tìm ta cách làm giàu. Tôi sẽ không là người tư tưởng hệ. Như Đặng Tiểu Bình đã nói: "Mèo đen hay mèo trắng điều đó không quan trọng miễn là bắt được chuột. Nếu bạn ngu dốt bạn sẽ không thể xây dựng được một nền kinh tế xã hội. Và tôi sẽ quan tâm tới tất cả các cử nhân những người không có đủ tiền để cưới vợ. Tôi sẽ giúp các bạn trở nên giàu có. Chúng ta hãy cùng sát cánh bên nhau".
Trong khi dân làng bỏ phiếu và chờ đợi công bố kết quả, tôi đi tới một vài điểm bầu cử và hỏi ngẫu nhiên một số người xem họ thích bài phát biểu nào nhất. Một người mổ thịt đội chiếc mũ màu xanh bước ra khỏi đám đông và bày tỏ nỗi niềm: "Khi một ứng cử viên nói là anh ta chưa tới một nhà hàng nào. Tôi tin anh ta. Không được tổ chức tiệc tùng khi cấp trên từ thành phố tới. Chúng tôi phải chấm dứt việc đó”.
Một người dân khác phụ hoạ theo: "Họ đang tạo ra một chính phủ nhỏ ở Bắc Kinh. Họ cũng phải làm việc đó tại đây... Và ông ta nói đúng, chúng tôi cần phải có cáp quang, chúng tôi không có điện thoại”.

“Thế anh biết gì về cáp quang?” Tôi hỏi anh ta.



Anh ta trả lời “Tôi không biết mà chỉ nghe nói về nó”.
Tại ngôi làng bên cạnh, HengDao tôi cũng nhận được những phản ứng tương tự sau khi nghe các bài phát biểu vận động tranh cử. Người đang giữ chức vụ trưởng thôn, Jiang Ying nói với dân làng :"Tôi đã cố gắng hết sức trong quá trình lãnh đạo để đưa làng ta ngày một giàu có. Thu nhập hàng năm của chúng ta hiện nay đạt 2.300 tệ một năm. Ngân sách đã nhỏ đi rất nhiều và trong nhiệm kỳ của tôi chúng ta đã cách chức nhiều cán bộ. Nếu được bầu, chúng ta cần phải chú trọng vào khoa học và công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, cần có nhiều doanh nghiệp và đẩy mạnh công cuộc làm giàu vì toàn thế giới đang trở thành một thị trường lớn cho tất cả mọi người”.
Tôi hỏi anh ta lấy thông tin đó ở đâu khi cả làng chỉ có một cái điện thoại. Anh ta trả lời:”Tôi đọc báo. Tôi nghe đài... Chúng tôi có một nhà máy sản xuất khung cửa sổ. Hiện tại sản phẩm chỉ được bán trong nội bộ làng như nhiều người bảo rằng nếu chúng tôi cải tiến chất lượng, chúng tôi có thể bán được ra nước ngoài, kiếm được nhiều tiền hơn”.
Vậy, toàn cầu hoá có phải là một quá trình không có tính toàn cầu?.
Đừng tin trong một giây. Tip O’Neill đã sai. Tất cả các hoạt động chính trị đều không phải là hoạt động nội bộ mà có tính toàn cầu. Không phải tất cả các quốc gia đều cảm thấy mình là một phần của hệ thống toàn cầu nhưng tất cả các quốc gia dù trực tiếp hay gián tiếp đều đang tiến hành toàn cầu hoá và hình thành nên hệ thống này. Và đó là lý do tại sao đó không phải là một sự kiện lịch sử như Đông Đức, Liên Xô cũ, chủ nghĩa tư bản châu Á, các ngành sở hữu quốc doanh Braxin, chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc, General Motor và IBM, tất cả hoặc sụp đổ hoặc buộc phải tái cơ cấu trong cùng một thời điểm. Đó là vì cùng chịu áp lực căn bản do sự sụp đổ của bức tường Berlin và những bức tường khác được dựng nên trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tất cả đều mắc phải một chứng bệnh và tôi gọi là Hội chứng thiếu khả năng miễn dịch vi mạch hay MIDS. Thiếu khả năng miễn dịch vi mạch là một loại bệnh chính trị của kỷ nguyên toàn cầu hoá. Nó có thể tấn công bất kỳ một công ty hay một quốc gia nào, lớn hay nhỏ, Đông hay Tây, Nam hay Bắc. Nếu viết vào từ điển y học, thì MIDS được mô tả như sau:
MIDS: một loại bệnh dịch có thể làm đau bất kỳ một hệ thống xơ cứng, béo phì, thừa cân nào trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Thường xuất hiện ở các quốc gia và các công ty, được chủng nhưng không phản ứng với những thay đổi liên quan tới vi mạch và dân chủ hóa trong công nghệ, tài chính và thông tin - những thứ sẽ giúp cho quốc gia, công ty đó tạo nên sự phát triển nhanh nhạy hơn, thị trường linh hoạt hơn, thông thoáng hơn, đạt hiệu quả cao hơn". Hội chứng thiếu khả năng miễn dịch vi mạch xảy ra khi quốc gia hay công ty bạn không có khả năng tăng năng suất, lương, đời sống, tri thức và khả năng cạnh tranh, phản ứng chậm chạp trước những thay đổi của một thế giới không ngừng biến động. Các quốc gia, các công ty nhiễm MIDS có xu hướng đi theo những mô hình của thời kỳ chiến tranh lạnh-theo đó một hay vài người đứng đầu nắm toàn bộ thông tin, đưa ra mọi quyết định và tất cả mọi người cấp thấp hơn đơn giản chỉ thi hành theo các quyết định đó, chỉ biết đến những thông tin cần cho công việc của mình. Phương thức chữa trị duy nhất cho loại bệnh này là “dân chủ hoá thứ 4”. Đó là dân chủ hoá trong hoạch định chính sách và dòng chảy thông tin, dân chủ hoá quyền lực theo đó cho phép nhiều người ở quốc gia, công ty bạn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến một cách nhanh hơn. Điều đó giúp họ theo kịp với một thị trường trong đó khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ có giá rẻ hơn phục vụ lợi ích của riêng họ. MIDS có thể gây tai hoạ cho những công ty, quốc gia không được chữa trị kịp thời (như trường hợp Liên bang Xô viết, Đông Đức và hãng hàng không Pan Am).
Ở mức độ nào đó, khái niệm MIDS không có gì mới. Kinh tế thị trường phát triển mạnh từ nhiều thế kỷ nay, tiêu diệt hàng loạt công ty làm ăn kém hiệu quả, không có khả năng thích nghi với những công nghệ mới, không theo kịp với sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng và không thể đáp ứng được những yêu cầu này với mức sử dụng lao động và vốn tối thiểu. Nhưng dân chủ hóa trong công nghệ, tài chính và thông tin được thổi phồng từ thập niên 80, buộc các công ty, các quốc gia phải thay đổi mình để tránh nhiễm phải MIDS là gì? Hãy nghĩ nó như một tiến trình gồm có 3 giai đoạn:
Nó bắt đầu trước khi các bộ vi xử lý và mạch vi xử lý có thể tạo nên máy tính cá nhân và trước khi máy tính cá nhân có thể tạo ra sự dân chủ hoá trong công nghệ, tài chính và thông tin. Đây là một kỷ nguyên bắt đầu cùng với sự kết thúc của thế chiến I và kéo dài tới cuối thập niên 70. Đó là khoảng thời gian mà các chính phủ, các công ty đều trở nên chậm chạp và kém hiệu quả vì tất cả mọi người đều tiến hành một trò chơi được bảo đảm. Như Alans Greenspan đã từng mô tả về hệ thống chiến tranh lạnh nhiều hạn chế trong một bài phát biểu: "Mọi điều chỉnh đều rất chậm chạp. Thương mại quốc tế bao gồm một phần rất nhỏ kinh tế của mỗi quốc gia. Thuế quan kìm hãm cạnh tranh, và những kiểm soát về vốn gây cản trở cho dòng tiền tệ chảy giữa biên giới các quốc gia. Nhìn lại, môi trường kinh tế hồi đó rất kém cạnh tranh, rất yên bình và hiển nhiên là không đe doạ bất kỳ ai dù nhiều hay ít kỹ năng. Quả thật, trước khi công nghệ máy tính tự động hoá nhiều chức năng, những người không có kỹ năng vẫn có thể góp phâdn tạo ra giá trị gia tăng và kiếm được mức lương tương đối cao so với những người được đào tạo. Trong một thế giới ít có nhu cầu như vậy, các chính phủ có thể xây dựng những mạng lưới an ninh xã hội và làm chính trị với mong muốn phân bổ lại thu nhập".
Theo Greenspan, chắc chắn mức sống bình quân thời kỳ đó cũng thấp hơn trong hệ thống chiến tranh lạnh và việc lựa chọn các sản phẩm trên thị trường không chịu ảnh hưởng nhiều từ thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng so với môi trường được tạo lập dựa vào những bộ vi xử lý như hiện nay. Tuy nhiên, đó là một thế giới tiến triển chậm chạp và nhiều người không nhận thấy được bất kỳ thay đổi nào. Nhiều rào cản được dựng nên để đảm bảo rằng thay đổi có liên quan diễn ra chậm hơn, và phải mất một thời gian lâu hơn các quốc gia, các công ty mới gặp phải vấn đề. Mặc dù chi phí lao động và giá thành vào thời điểm đó cao hơn và ít linh hoạt hơn so với chi phí cần phải có, một bộ phận lớn xã hội trì trệ và kém cạnh tranh như thời đồ đá.
Một ví dụ điển hình của một môi trường kinh tế kiểm soát chặt là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quản lý tập trung và can thiệp trực tiếp của Liên bang Xô Viết. Kết quả là không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng vẫn được chính phủ trung ương hỗ trợ. Tất cả thông tin chạy ngược lên trên còn mệnh lệnh được truyền từ trên xuống dưới. Tại thời điểm đó, các cán bộ lãnh đạo của một công ty sản xuất khung giường của Liên Xô được chính phủ trả lương không phải dựa vào họ bán được bao nhiêu cái khung giường mà dựa vào bao nhiêu thép được sử dụng. Số lượng thép sản xuất và được sử dụng là thước đo sức mạnh của quốc gia. Thời kỳ chiến tranh lạnh, liên bang Xô Viết chỉ chú trọng tới vế sau và chiến tranh lạnh càng kéo dài thì dòng chảy thông tin và mức độ thay đổi càng bị kiểm soát lâu. Liên Xô vẫn có thể thành công với một hệ thống quá ư là vô lý.
Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến đi với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Baker năm 1992 tới Chelvabinsk-70, nơi sản xuất bom nguyên tử tinh vi nằm ở phía Đông của Urals-một địa điểm bí mật, không có trên bản đồ của Liên Xô. Đây là Los Alamos của Nga, nơi ở của các nhà khoa học nguyên tử hàng đầu. Tuy nhiên điều mà tôi nhớ nhất là khi chúng tôi nghỉ qua đêm tại khách sạn tháng 10 (Octorber Hotel) gần Sverdlovsk và khi tôi đứng trong cầu thang máy tôi nhận ra rằng các nút bấm chạy từ 1,3,4,5,6,7,8,9 và 2. Ai đó quên bấm nút tầng 2 thì nó sẽ đổi đường đi. Khi bạn ấn nút 2 bạn sẽ lên được tầng 2 cho dù nó nằm ở vị trí thứ 10. Đó là một khách sạn quân sự liên hoàn sang nhất Liên Xô. Chỉ trong hệ thống chiến tranh lạnh phân lập, chia nhỏ và chậm chạp, Nga vẫn có thể duy trì chiếc cầu thang máy với những nút bấm chạy vòng quanh.
IBM thập niên 70 và 80 cũng gần giống như Gosplan, cơ chế kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô với mệnh lệnh từ trên xuống dưới đâu là sản phẩm đúng và đâu là cái mà người tiêu dùng cần. Một lần tôi hỏi John Chamber, chủ hệ thống Cisco sản xuất những hộp đen để nối máy tính với Internet trên phạm vi toàn thế giới và hiện là một trong những công ty quan trọng nhất của Mỹ rằng IBM đã hoạt động ra sao trong những ngày Gosplan. Chamber trả lời khi anh ta ở IBM đầu thập niên 80, IBM có một chính sách "mở cửa" nghĩa là mọi nhân viên có thể nêu thắc mắc với bất kỳ cấp trên nào và nếu cấp trên không trả lời được câu hỏi đó, anh ta có thể chuyển câu hỏi lên cấp cao hơn. "Tôi đã thử làm điều đó một lần", Chamber cho biết "và một trong những người bạn cùng làm trong công ty với tôi kéo tôi ra một góc và nói "Lần này, anh có thể thành công nhưng đừng dại mà lặp lại điều đó". Có một điều mà tôi muốn nói với một trong cấp trên của tôi là dây sản phẩm mà chúng tôi đang đẩy mạnh sản xuất sẽ không được khách hàng chấp nhận và cần phải dùng tới một nguồn lực khổng lồ để thay đổi điều đó nhưng anh ta không muốn nghe điều đó. Anh ta nói với tôi:"Tôi được thưởng để làm việc đó, vì thế hãy đi ra ngoài và bán càng nhiều càng tốt".
IBM đã được an toàn, những rào chắn càng kéo dài thì mức độ tinh vi trong kinh doanh máy tính càng cao, các công ty lớn, chậm chạp vẫn được bảo vệ dù phạm phải sai lầm thậm chí thất bại trong một thời gian dài. Và các nước như Liên Xô cũ cũng an toàn nhờ những rào cản lòng chảy thông tin và để nhận thức được điều đó không phải nhanh. Do đó Kremlin lớn và chậm chạp vẫn có thể duy trì quyền lực và sức mạnh khá lâu dù phạm phải sai lầm thậm chí thất bại.

… Và mọi chuyện kết thúc vào thập niên 80.


Giai đoạn thứ hai trong tiến trình phát triển của MIDS là xuất hiện cùng với quá trình xây dựng một thế giới vận động chậm chạp. Dân chủ hoá trong công nghệ, thông tin và tài chính bắt đầu có xu hướng quy về một mối cuối thập niên 80 và tạo nên những hiệu quả mới đáng kinh ngạc cả trong quy mô kinh tế cũng như một không gian mới để tiến hành kinh doanh được gọi là không gian điều khiển học. Sự thay đổi này là nhờ cuộc cách mạng thông tin và xuất hiện vào đúng thời điểm mà một trong số những quốc gia, công ty lớn đột phá về công nghệ, những thứ có thể đã xuất hiện ở mọi nơi từ 100 năm trước, giống như việc khám phá ra điện - bước đột phá căn bản của kỷ nguyên trước.
Có nhiều cách tổng kết cách mạng công nghệ là gì và 3 quá trình dân chủ hoá diễn ra thế nào trong cơ chế thị trường. Nhưng đối với tôi có thể gói gọn trong hai khái niệm đơn giản: Giảm đáng kể rào cản cho bất kỳ đối tượng nào muốn thâm nhập vào thị trường và cũng từ đó tăng mức độ cạnh tranh, và tốc độ của một sản phẩm bắt đầu từ giai đoạn phát minh tới khi trở thành một hàng hoá.
Tôi sẽ giải thích. Các rào cản giảm bớt vì với một máy tính cá nhân, một thẻ tín dụng, một đường dây điện thoại, một máy in màu, nối Internet, Website và tài khoản giao Federal Express, bất kỳ một ai ngồi ở tầng hầm và bắt đầu như một cửa hàng bán lẻ, công ty thiết kế, tư vấn, báo chí, quảng cáo, phân phối, môi giới, chơi bạc, mua bán băng hình, sách, chợ tự động hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm may mặc. Và nếu có thể làm qua đêm với chi phí thấp, công ty sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh toàn cầu vào sáng ngày hôm sau. Bạn có thể sống trong một không gian có tới 3 hiệu sách-Barnes&Noble, Grown Books và Border Books- và đặc biệt qua một đêm bạn có thể tạo ra một hành trình ngắn để trả tiền bằng cách tạo ra một "Borderless Books" trên không gian điều khiển học của Amazon.com. Amazon.com được tạo nên nhờ dân chủ hoá trong công nghệ (ngôi nhà máy tính cho tất cả mọi người), dân chủ hoá trong tài chính (thẻ tín dụng cho tất cả mọi người) và dân chủ hoá trong thông tin (Internet cho tất cả) và không chỉ trở thành một gian sách mua bán theo phương thức đặc biệt mà còn là một hiệu sách mở cửa ngày đêm, bạn có thể vào đó bất cứ lúc nào và toàn gian hàng chỉ để phục vụ bạn.
Khi những sự kiện trên bắt đầu diễn trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới, thì điều đó có nghĩa là bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng có thể hình thành rất nhanh chóng từ một phát minh hay một sáng kiến-ở giai đoạn mà chỉ một tới hai người có thể tạo ra và được thêm vào các thành tố giá trị gia tăng, tăng thêm ích lợi- trở thành một hàng hoá. Hàng hoá là bất kỳ một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình nào đó mà một số công ty sản xuất hay cung cấp và đặc trưng phân biệt duy nhất giữa các công ty này là ai có thể sản xuất nó với giá rẻ nhất. Việc sản phẩm hay dịch vụ trở thành hàng hoá không phải là điều gì đáng vui mừng bởi điều đó có nghĩa là lợi nhuận cận biên của bạn ngày càng nhỏ dần, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh và tất cả thứ mà bạn cần phải làm là sản xuất sản phẩm hay dịch vụ đó với giá rẻ hơn, bán được nhiều hơn nếu không sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ không thể tồn tại.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quá trình từ lúc phát minh tới khi thương mại hoá một sản phẩm hay dịch vụ diễn ra với tốc độ 10 dặm/h vì các rào cản thị trường lớn hơn và những hàng rào mà các chính phủ dựng nên xung quanh nền kinh tế nước họ nhiều hơn. Song, trong thế giới toàn cầu hoá, những rào cản này ít hơn hoặc được dỡ bỏ, vì thế quá trình trên diễn ra với tốc độ 110 dặm/h. Và vì chúng ta đều liên quan tới một nền kinh tế được hình thành bởi Internet, nên tốc độ phát triển một sản phẩm là 220 dặm/h.
Như Edward Yardeni, trưởng kinh tế gia của ngân hàng Deutsche đã nói, Internet là thứ hiện đại nhất trong thế giới ngày nay để tạo nên hình mẫu cạnh tranh lý tưởng. Trong hình mẫu cạnh tranh lý tưởng, "không có những rào cản, không có bảo hộ, không có sự nâng đỡ cho những sai lầm, những hãng làm ăn không hiệu quả và tất cả mọi người (người tiêu dùng và người sản xuất) dễ dàng và tự do tiếp cận tất cả thông tin. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi thương mại Internet có đủ 3 đặc trưng riêng. Internet hạ thấp chi phí so sánh xuống mức 0. Người tiêu dùng có thể tìm thấy những sản phẩm và dịch vụ giá rẻ nhất một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trong nền kinh tế điều khiển học, các nhà sản xuất chi phí thấp sẽ chào bán với giá thấp nhất và cung cấp thông tin miễn phí cho bất kỳ và toàn bộ khách hàng tiềm năng ở bất cứ nơi nào trên hành tinh". Theo Yardeni, trong một nền kinh tế công nghệ thấp, chi phí tìm kiếm sản phẩm giá rẻ tương đối cao. Bạn phải vượt qua tất cả các bức tường và dạo trên nhiều xa lộ để có vớ được thương vụ tốt nhất và điều này sẽ tạo nên một lợi thế gắn liền với những công ty hoạt động hiệu quả. Hiện nay, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà bán lẻ ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể tiến hành công việc kinh doanh ở bất cứ nơi đâu. Đó là lý do tại sao sẽ tốt hơn khi là một người tiêu dùng trong thời đại Internet đồng thời cũng là thách thức lớn nếu là một nhà kinh doanh. Đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao chủ tịch Intel, Anday Grove, lại đặt tiêu đề cho cuốn sách viết về phương thức kinh doanh trong thời đại toàn cầu hoá là "Chỉ hoang tưởng mới tồn tại".
Hãy nhìn vào lĩnh vực môi giới. Bạn có thể nghĩ trở thành một nhà môi giới chứng khoán là tham gia vào dịch vụ gia tăng giá trị cao, đem lại cho bạn mức lương đáng kể. Nhưng khi 50 địa điểm môi giới trên mạng đột nhiên xuất hiện trong không gian điều khiển học và tất cả các khách hàng của bạn có thể mua và bán chứng khoán với một phần nhỏ phí Merill Lynch và họ có được những thông tin phân tích miễn phí trên mạng, công việc môi giới chứng khoán của bạn có thể chuyển thành một hàng hoá. Khi những rào cản gia nhập công việc kinh doanh giảm mạnh và khi tốc độ thương mại hoá của các sản phẩm và dịch vụ trở nên nhanh hơn từ khi phát minh tới khi trở thành hàng hoá thì có nghĩa là công ty của bạn vẫn có thể tiếp tục duy trì mức lợi nhuận cận biên nếu năng động hơn, thích ứng nhanh hơn hoặc lớn mạnh hơn hoặc đạt được cả 3. Vì nếu bạn chỉ thay đổi một cách chậm chạp hoặc tốn kém nhiều tiền của thì có nghĩa bạn sẽ dễ dàng bị tụt hậu, thậm chí không còn sống sót trước khi bạn nhận ra rằng mình đang bị cái gì tấn công trong một thế giới mà những bức tường rào xung quanh được dỡ bỏ và cạnh tranh xuất hiện mọi nơi, mọi lúc.
Tôi sẽ dẫn chứng bằng một ví dụ thực tế trong thế giới mới này: Một ngày, tôi đọc lướt qua một tờ tạp chí và nhìn thấy một trang quảng cáo máy ảnh kỹ thuật số thế hệ mới của Sony. Điều đầu tiên tôi tự nhủ là: "Đợi chút, trang quảng cáo đó có phải nói về Sony sao? Sony chưa bao giờ kinh doanh máy ảnh hay máy quay phim. Tôi nghĩ là họ chỉ sản xuất những dàn âm thanh nổi, Walkmen và CDs". "Đúng là họ chỉ sản xuất những cái đó. Nhưng CD là cái gì? Đó chỉ là một miếng nhựa nhỏ được mã hoá bằng những con số 1's và 0's-những con số này sẽ được đọc bằng tín hiệu radio và chuyển thành âm thanh. Khi bạn nhìn nhận theo phương diện này, Sony kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số và với bí quyết số hoá, Sony có thể tiến hành bất kỳ công việc kinh doanh nào có thể chuyển hoá thành số hoá. Cái mà tôi nhìn thấy trên tờ quảng cáo là máy ảnh kỹ thuật số Mavica của Sony. Trang quảng cáo đó có 3 bức ảnh: Bức ảnh đầu tiên là chiếc máy ảnh Sony mới có thể chụp ảnh nhanh giống như chiếc Instamatic cũ của bạn, chỉ có điều nó ghi lại bằng con số. Phía trên chiếc máy là dòng chữ "Đây là chiếc máy ảnh của bạn". Bức ảnh kế tiếp là một chiếc đĩa mềm Sony 3,5 inch kèm theo dòng chữ quảng cáo phía trên "Đây là cuộn phim của bạn". Và tiếp theo chiếc đĩa mềm là một chiếc máy tính màn hình là bức ảnh của một em bé. Phía trên máy tính là dòng chữ :" Đây là bưu điện của bạn". Vì với chiếc máy ảnh kỹ thuật số này bạn có thể chụp các bức ảnh ghi lại bằng những con số 1's và 0's, lưu trong chiếc đĩa và sau đó với máy tính và modem e-mai hoàn hảo, các mức ảnh này sẽ được sao chụp gửi đi bất cứ nơi đâu vào bất cứ lúc nào. Tôi tự hỏi không hiểu những người vốn đã quen với Kodak cảm thấy thế nào khi họ đọc trang quảng cáo này của Sony. Nhưng sau đó nghe đài tôi cũng đã nghe được phần quảng cáo của Kodak, họ đang chuyển tất cả sang công nghệ chụp ảnh máy tính hoá hữu tuyến mới và nghe có vẻ như Kodak là một công ty máy tính cá nhân. Và điều này lại khiến tôi băn khoăn liệu những người đã quen với Compaq và Dell cảm thấy thế nào khi Kodak nói như thể họ là một công ty máy tính. Nhưng khi tôi đọc một vài quảng cáo của Compaq và Dell, họ đều nói rằng họ không chỉ bán máy tính - một loại hàng hoá, hiện tại họ còn bán "những giải pháp kinh doanh" qua máy tính khi công ty của bạn hay quốc gia bạn cần giải quyết khó khăn. Và điều đó khiến tôi lại băn khoăn không hiểu những người quen với Pricewaterhouse Coopers cảm giác ra sao khi họ nói rằng họ hiện đang cung cấp các giải pháp kinh doanh không chỉ là chuẩn bị thống kê thuế. Một người bạn của tôi làm việc ở PWC cho tôi biết họ không lo ngại các công ty máy tính, nhưng họ thực sự lo ngại Goldman Sachs, một ngân hàng đầu tư, hiện đang đưa ra những giải pháp tiết kiệm thuế, một loại sản phẩm tài chính mới mẻ. Vì thế hiện nay PWC đang lo lắng các ngân hàng đầu tư sẽ chuyển sang kinh doanh lĩnh vực tư vấn thuế. Bạn tôi đề nghị tôi nên tham khảo thông tin về lĩnh vực này vì thế tôi nghĩ mình nên đi ra ngoài và tới Border Books để mua một số quyển sách. Nhưng vợ tôi cho rằng cô ấy không bao giờ tới hiệu sách đó nữa vì chúng tôi có "Borderless Books:, a.k.a Amazon.com ngay tại ngôi nhà của chúng tôi. Do đó, tôi nháy chuột vào địa chỉ Internet Amazon.com và nhận ra rằng đó không chỉ là một hiệu sách mà còn bán cả đĩa CDs. Tôi tự nhủ "Ồ, có đúng đó không phải là lĩnh vực kinh doanh riêng của Sony?"
Điều này lại khiến tôi bắt đầu băn khoăn tất cả những cái này có nghĩa gì đối với việc bán cuốn sách mà bạn đang đọc. Tôi tới NewYork và nhờ Farr, Straus and Giroux-những nhà xuất bản ra cuốn sách này. Và tôi ngồi cạnh Mark Gates-một trong số những nhân viên có doanh số bán hàng đầu của công ty. Chúng tôi bắt đầu nói về việc bán sách và Gates tỏ ra lúng túng. Tại sao? Anh ta nói với tôi "Tôi vừa đến Brooks Brothes để tìm một bộ complê. Vì thế tôi đi tới gian hàng bán complê và nhìn vào một trong số những cái bàn có giá sách đặt cuốn sách mới nhất của Michael Jordan, Vì tình yêu đối với trò chơi. Đây là cuốn sách đang được Brooks Brothes bày bán, bên cạnh một đống complê. Tôi tới chỗ người bán hàng và nói "Đây không phải là hiệu sách. Ông cảm thấy thế nào nếu tôi nói với các hiệu sách của tôi là họ nên bán complê". Anh ta cười và hơi bối rối nhưng sau đó anh ta bảo tôi "ông có nhìn hoá đơn tiền điện của mình không. Commonwealth Edison có món quà đặc biệt dành cho lễ Giáng sinh. Họ giảm giá sách của Jordan 40% và bạn có thể trả tiền mua sách qua hoá đơn tiền điện và họ sẽ gửi nó cho bạn". Tôi thật sự buồn phiền. Tôi đã 46 tuổi. Tôi vạch ra kế hoạch nghỉ hưu 19 năm nay. Nhưng tôi tự hỏi liệu tôi có tính toán lên kế hoạch cụ thể gì trong 19 năm. Trong thâm tâm, tôi không nghĩ vậy. Mọi thứ hiện tại đều trở nên mờ nhạt".
Với sự chững lại của thời gian và không gian và với sự giảm dần của những rào cản, nói như John Chamber của Cisco : "nếu bạn không quan tâm tới khách hàng của mình một cách liên tục, khách hàng của bạn sẽ chuyển sang một nơi khác chỉ bằng cái nhấp chuột. Hoặc nếu bạn bỏ sót thị trường của một sản phẩm, chỉ trong vòng 2 năm toàn bộ công ty của bạn sẽ làm việc đó hoặc công việc kinh doanh của bạn sẽ trở thành một dạng hàng hoá. Và thậm chí nếu bạn có quan tâm tới việc đó nhưng không đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng bạn cũng dễ bị gạt ra ngoài".
Không còn nghi ngờ gì khi cho rằng giai đoạn nhiễm MIDS đầu tiên trong kỷ nguyên này là các hệ thống chậm chạp, quá tải, nặng nề, cồng kềnh như liên bang Xô viết và IBM. Giai đoạn nhiễm bệnh tiếp theo là những thứ gần với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô cũ - các nền kinh tế chịu sự chi phối lớn của nhà nước như các nền kinh tế Mỹ Latinh, những hệ thống phúc lợi thả nổi của Canada và Đông Âu và những tổng công ty hoạt động ì ạch, tập trung hoá của Bắc Mỹ. Đến cuối thập niên 90, virus của căn bệnh MIDS đã lan rộng sang châu Á và tác động trực tiếp vào các nền kinh tế nặng đầu, nhà nước can thiệp trực tiếp như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và thậm chí là Hàn quốc và Nhật bản.

Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ Larry Summer từng nói với tôi:"Tôi thường xuyên cảm thấy rằng rõ rằng là không có rủi ro gì khi các nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản, kế hoạch hoá và các tập đoàn cùng gặp khó khăn vào cùng một thời điểm, vì với máy tính và vi mạch, điều đó đem lại mạnh cho từng cá nhân, những người có khả năng tiếp cận thông tin nhiều hơn và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn một cá nhân đứng ở trên và cố gắng can thiệp trực tiếp vào mọi thứ".




Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương