TÀi liệu cơ BẢn vưƠng quốc hashemite jordan



tải về 81.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích81.48 Kb.
#35366
BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á



TÀI LIỆU CƠ BẢN

VƯƠNG QUỐC HASHEMITE JORDAN




A. THÔNG TIN VỀ JORDAN
I. Khái quát
- Tên nước: Vương quốc Ha-si-mit Jordan

- Thủ đô: Amman

- Ngày quốc khánh: 25/5/1946

- Vị trí: Jordan nằm ở đông nam Địa Trung Hải, bắc giáp Syrie, đông bắc giáp I-rắc, đông nam giáp A-rập Xê-út, tây giáp Israel.



- Diện tích: 97.740 km2 (vùng bờ Tây 5.600 km2 bị Israel chiếm đóng từ 1967)

- Khí hậu: Mùa hè nóng và cát bụi, nhiệt độ ở vùng cao nguyên và thung lũng lên tới 49 độ C. Mùa đông lạnh, khô, nhiệt độ, xuống tới 7 độ C, nhiều nơi có tuyết. Mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 4, lượng mưa từ 200 đến 600 mm.

- Dân số: 6,198 triệu người (7/2008)



- Địa hình: Đại bộ phận đất đai Jordan là sa mạc hoặc nửa sa mạc, chiếm khoảng 80% diện tích, trong đó vùng Biển Chết rộng 755 km2. Vùng núi nằm ở phía Tây, vùng cao sa mạc chạy dài xuống phía đông và vùng thung lũng nằm giữa vùng núi cao, thấp hơn mực nước biển từ 200m-400m.

- Tài nguyên thiên nhiên: phốt-phát, dầu đá phiến…

- Ngôn ngữ: Tiếng A-rập

- Tôn giáo: Đạo Hồi (chiếm 80% dân số), hơn 90% là người Hồi giáo Sunnitte, Shiitte chiếm thiểu số

- Đơn vị tiền tệ: Jordanian dinar

-Vua:ABDELLAH II BIN HUSSEIN BIN TALAL (Lên ngôi từ 7/2/1999)



- Thủ tướng: NADER AL DAHABI (26/11/2007)

- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: SALAH AL DIN AL BASHIR (25/11/2007).

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 9/8/1980
II. Lịch sử

Jordan hình thành cách đây khoảng 2000 năm. Trước tiên 1 số người từ bán đảo A-rập đến ở vùng thung lũng sông Jordan, lúc đầu sống du mục, sau định cư thành các bộ tộc, làng mạc, lan rộng xuống phía đông giáp Biển Chết. Đến thế kỷ thứ I sau công nguyên hình thành khu vực Jordan (gốc là Jordan). Jordan liên tiếp bị các đế quốc A-rập, Babilon, Assyrien, La Mã, Thổ... thống trị.



  • Thế kỷ 7 Đạo Hồi được truyền bá ra khắp khu vực, Jordan trở thành một bộ phận của đế chế A-rập Hồi giáo.

  • Thế kỷ thứ 10, 11 bị quân thập tự chinh chiếm đóng.

  • Thế kỷ thứ 12 Jordan trở thành một bộ phận chính của Ai Cập.

  • Thế kỷ thứ 16 bị sát nhập vào đế quốc Ottoman.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Jordan nằm trong vùng ảnh hưởng của Anh.

Người A-rập dần dần có nhận thức về tinh thần độc lập dân tộc và mong muốn giành lại đất đai. Họ đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Al Sharif Hussein đòi tự do, độc lập. 6/1916, Al Sharif Hussein tuyên bố toàn bộ đất đai Hedjaz (A-rập Xê-út ngày nay) thuộc về người A-rập và ông trở thành vua của nước A-rập mới này.

Quân A-rập do Faysal (con trai thứ 3 của Al Sharif) lãnh đạo đã liên tiếp giành thắng lợi (chiếm được vịnh Aqaba vào 7/1917 và Damas vào 10/1918). Chẳng bao lâu quân Ottoman phải rút khỏi Syrâ, Jordan và các quốc gia A-rập khác.

Với sự giúp đỡ của các sĩ quan Anh, Faysal đã thành lập một chính phủ tự trị ở Damas. Chiến tranh thế giới thứ nhất kêt thúc, Faysal đã xây dựng một nhà nước A-rập ở Syria, bao gồm cả Jordan, Palestine và Liban kéo dài từ Alep (phía bắc) tới Aqaba (giáp Hồng Hải).

Tháng 4/1920 Anh, Pháp bí mật ký Hiệp định San Remo, chia cắt Syria thành nhiều phần dưới ảnh hưởng của Anh, Pháp. Palestine bao gồm cả Jordan đặt dưới sự uỷ trị của Anh, còn Syria, Liban giao cho Pháp. Faysal buộc phải rút khỏi Damas.

Năm 1922 Hội quốc liên quy định biên giới Palestine chỉ đến miền tây sông Jordan, phần phía đông sông Jordan (Transjordan) là một quốc gia riêng biệt.

Ngày 15/5/1923 Anh chính thức công nhận Transjordan là một quốc gia độc lập do Anh bảo trợ.

Sau đại chiến II, Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ uỷ trị, công nhận Transjordan là một quốc gia độc lập có chủ quyền. 22/3/1946, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và đồng minh.

25/5/1946 Jordan được hoàn toàn độc lập, hoàng tử Abdallah Bin Hussein (con trai thứ 2 của Al Sharif Hussein) được suy tôn làm vua hợp pháp, đổi tên thành vương quốc Hashemite Jordan.

14/12/1955 Jordan chính thức gia nhập LHQ.

Trong cuộc tranh A-rập - Israel năm 1948-1949, Jordan chiếm miền Tây sông Jordan của Palestine, nhưng lại bị Israel chiếm mất vào 1967.

III. Chính trị

Jordan theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng lựa chọn Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội bao gồm Thượng nghị viện (do vua chỉ định) và Hạ nghị viện do dân cử.

Trước đây các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động (trừ Liên minh dân tộc A-rập do vua Hussein lập ra năm 1972).

Các tổ chức chính gồm có:


  • Đảng Xã hội phục hưng A-rập (Baath)

  • Đảng Cộng sản Jordan

  • Tổng liên đoàn các nghiệp đoàn Jordan.

Từ cuối những năm 80, đầu 90, do ảnh hưởng của xu thế chung trên thế giới và đòi hỏi cấp bách của tình hình trong nước, Jordan đã dần dần điều chỉnh chính sách, thực hiện dân chủ hoá và đa đảng, bãi bỏ lệnh thiết quân luật (ban hành từ 1967). Tháng 7/1992 xoá bỏ lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động. 5 đảng mới được chính thức đăng ký hoạt động gồm Jordan National Alliance, Pledge Party, Islamic Action Party, Popular Union Party, Future Party.

12/1992 Quốc hội Jordan thông qua luật báo chí và phát hành, cho phép các đảng được tự do phát hành báo trong thời gian 40 năm đầu. Đây là những bước chuyển quan trọng, tiến tới tự do hoá về chính trị.



IV. Kinh tế

Jordan là một nước nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, đặc biệt không có dầu mỏ. Khoáng sản chính có phốt phát, xi măng, ngoài ra có quặng sắt, đồng, thạch cao, măng gan và muối khoáng ở vùng Biển Chết. Công nghiệp chủ yếu là các ngành khai thác. Jordan đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu phốt phát (sau Ma-rốc, Mỹ). Năm 1988, sản lượng khai thác phốt phát đạt gần 6,5 triệu tấn. Xuất khẩu phốt phát chiếm 35,2% tổng số xuất khẩu (1989). Từ 1990 do ảnh hưởng của chiến tranh vùng Vịnh, xuất khẩu phốt phát của Jordan bị giảm dần. Ngoài ra còn  có 1 số nhà máy xi măng, hoá chất khác và một nhà máy lọc dầu (dầu thô do A-rập Xê-út và I-rắc cung cấp).



  • GDP (PPP): 31,01 tỷ USD (2007)

  • GDP đầu người (PPP): 5.000 USD

  • Thất nghiệp 13,3%

  • Sản phẩm công nghiệp chiếm 12,5% GDP.

  • Đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% tổng diện tích toàn quốc, sản phẩm nông nghiệp chiếm 5% GDP, gồm lúa mì, đại mạch, ô liu, đậu và rau quả các loại. Chăn nuôi có bò sữa, dê cừu, gia súc và cá.

  • Jordan nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Từ cuối thập kỷ 80, kinh tế Jordan khủng hoảng nghiêm trọng. Chiến tranh I-ran - I-rắc kết thúc, các khoản tiền viện trợ cho không của các nước sản xuất dầu vùng Vịnh bị cắt giảm và số tiền của người Jordan lao động ở nước ngoài chuyển về cũng bị giảm nhiều. 

V. Đối ngoại

Jordan là một nước KLK, quan hệ tốt, hài hoà với phần lớn các nước A-rập nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh tế.

Jordan công nhận quyền tự quyết của nhân dân Palestine và nêu yêu cầu Israel phải rút khỏi các vùng bị chiếm đóng từ 1967. Jordan tán thành nghị quyết 242 và 338 của LHQ về vấn đề Trung Đông, hoan nghênh sáng kiến hoà bình Trung Đông do A-rập Seoud đưa ra năm 2002, ủng hộ lộ trình hoà bình.

Jordan ủng hộ hoà ước PLO-Israel đã ký hiệp ước hoà bình chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 46 năm, bình thường hoá quan hệ với Israel (cùng lập Sứ quán tại Thủ đô của nhau ngày 11/12/1994), mở cửa biên giới và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước.



B. QUAN HỆ VIỆT NAM – JORDAN

I. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Trước kia Jordan có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với nguỵ quyền Sài Gòn. Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng, Chính phủ Jordan công nhận Chính phủ cách mạng lầm thời CHMN Việt Nam.

- 9/8/1980 ta và Jordan lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay ĐSQ Việt Nam tại Riyadh/Ả rập Seoud kiêm nhiệm Jordan và ĐSQ Jordan tại Bắc Kinh/Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

- 8/1982 Đặc phái viên Chủ tich HĐBT Võ Đông Giang thăm Jordan

- 5/1994 Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh trên đường đi thăm một số nước A-rập dừng chân tại Amman, Bộ trưởng Kinh tế Jordan đã ra đón và làm việc với đoàn tại sân bay, tỏ thái độ rất trọng thị và thân tình.

- 18/11/1994, hai bên đã ký Hiệp định về vận chuyển hàng không (có hiệu lực kể từ 30/7/1995).

- 4/1995, Đại sứ đầu tiên của Jordan (thường trú tại Bắc Kinh) vào ta trình thư uỷ nhiệm.

- Tháng 3/1997, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Jordan; nhân dịp này hai nước đã ký Hiệp định thương mại.



II. Quan hệ kinh tế - thương mại

Kim ngạch buôn bán hai chiều: 18,061 triệu USD (năm 2003), 16,8 triệu USD (năm 2005), 21,5 triệu USD (năm 2006) và 25,7 triệu USD (năm 2007). Sang năm 2008, kim ngạch trao đổi song phương giữa hai nước đạt 52,7 triệu USD. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Jordan gồm có: sắt thép, hải sản, cà phê, hạt tiêu,… Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này gồm có: đồng phế liệu…


 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Jordan



giai đoạn 2006 - 2008

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Việt Nam XK sang Jordan

Việt Nam NK từ Jordan

2006

37,110

16,822

20,288

2007

25,570

19,138

6,431

2008

52,718

45,241

7,477

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam –Jordan năm 2008

(Đơn vị: USD)


STT

TÊN HÀNG XK

TRỊ GIÁ (USD)

TÊN HÀNG NK

TRỊ GIÁ (USD)

1

Hàng hải sản

12.319.063

Lân tự nhiên (mã HS 2510)

3.080.000

2

Sản phẩm sắt thép Thuộc chương 73

11.295.642

Hàng hóa khác

1.668.570

3

Sắt thép các loại

11.255.124

Phân bón khác

1.157.040

4

Hàng hóa khác

2.446.787

Đồng phế liệu

718.123

5

Chè

2.319.610

Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày

216.769

6

Cà phê

2.042.923

Vải

207.080

7

Dây điện & dây cáp điện

1.044.683

Hàng Hải sản

194.000

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 81.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương