Chiếc xe lexus và CÂy oliu



tải về 2.25 Mb.
trang18/24
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích2.25 Mb.
#11655
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24

Cách mạng là nước Mỹ

Không sớm thì muộn McDonald cũng là chủ đề trong mọi câu chuyện:

Tôi tin vào học thuyết 5 trạm xăng của thế giới.
Đúng vậy: Tôi tin rằng bạn có thể giảm số lượng các nền kinh tế thế giới của ngày nay xuống 5 trạm xăng cơ bản. Trước tiên đó là trạm xăng Nhật Bản. Một gallon xăng hiện nay có giá 5 USD. Bốn người đàn ông mặc đồng phục và đeo găng tay trắng, với các hợp đồng lao động suốt đời, phục vụ bạn. Những người này bơm xăng cho bạn. Họ thay dầu cho bạn. Họ lau cửa sổ và vẫy tay chào bạn bằng một nụ cười thân thiện khi bạn lái xe đi. Thứ 2 đó là trạm xăng Mỹ. Giá xăng chỉ có 1 USD/gallon, tuy nhiên bạn phải tự bơm lấy xăng cho mình. Bạn phải lau cửa sổ, phải tự thay lốp. Và khi bạn lái xe quanh đó, sẽ có 4 người vô gia cư tìm cách lấy cắp những nắp tròn đậy trục bánh xe của bạn. Trạm thứ 3 đó là trạm xăng Tây Âu. Giá xăng tại khu vực này cũng là 5 USD/gallon. Chỉ có một người đang làm nhiệm vụ. Anh ta miễn cưỡng bơm xăng và thay dầu cho bạn mà không nở lấy một nụ cười, nhắc bạn thấy rằng hợp đồng lao động của anh ta chỉ buộc anh ta phải bơm xăng và thay dầu. Anh ta không phải lau cửa sổ. Mỗi tuần, anh ta chỉ làm việc 32 tiếng, mỗi ngày 90 phút nghỉ ăn trưa, vào lúc trạm xăng đóng cửa. Ngoài ra, vào mùa hè, anh ta cũng có một kỳ nghỉ kéo dài 6 tuần tại miền Nam nước Pháp. Trên đường phố, 2 người anh trai và một ông bác của anh ta - những người đã nghỉ làm trong 10 năm do số tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp họ nhận được còn cao hơn so với tiền lương của công việc cuối cùng họ làm, đang chơi trò bóng gỗ trên thảm cỏ. Trạm thứ 4 là trạm xăng của các nước đang phát triển. Mười lăm người làm việc ở đó và họ đều là anh em với nhau. Khi bạn lái xe đến nơi, không có ai chú ý tới bạn bởi họ đang bận tán gẫu với nhau. Giá xăng chỉ có 35 Uscent/gallon do được chính phủ trợ giá, song trên thực tế chỉ có 1 trong 6 trạm bán xăng thực sự hoạt động. Những trạm khác bị hỏng hóc và đang chờ đợi phụ tùng thay thế từ châu Âu. Trạm xăng này còn tồi tệ hơn bởi ông chủ của nó đang sống tại Zurich và được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ bên ngoài đất nước đó. Ông ta không biết rằng một nửa nhân viên của mình đang ngủ trong khu sửa chữa vào buổi đêm và sử dụng thiết bị rửa xe để tắm. Hầu hết khách hàng tại trạm xăng của các nước đang phát triển đều đi loại xe Mercedes đời mới nhất hoặc xe ga (scutơ). Trạm xăng của các nước đang phát triển luôn luôn đông đúc, mặc dù có rất nhiều người dừng lại đó sử dụng bơm không khí để bơm lốp xe đạp của mình. Trạm cuối cùng là trạm bơm của các nước cộng sản. Ở đây, giá xăng chỉ có 50 Uscent/gallon, song không có xăng để bán do 4 gã nhân viên làm việc ở đó đã bán tất cả ra chợ đen với giá 5 USD/gallon. Chỉ có 1 trong số 4 gã này được thuê làm việc tại trạm xăng thực sự có mặt ở đó. Ba gã kia đang làm những việc khác trong một nền kinh tế ngầm và mỗi tuần chỉ trở lại một lần để nhận lương.

Theo nghĩa rộng nhất, những điều đang xảy ra trên thế giới ngày nay là, thông qua quá trình toàn cầu hoá, mọi người đang buộc phải hướng tới trạm xăng của Mỹ. Nếu bạn không phải người Mỹ và không biết cách bơm xăng cho chính mình, thì tôi khuyên bạn nên học cách làm việc đó. Với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đang biến chủ nghĩa tư bản theo kiểu Aglo-American và chiếc áo khoác vàng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá cũng làm cho cả thế giới biết tới những cái tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của Mỹ. Nó cũng làm cho cho cách mạng Mỹ và lý thuyết trạm xăng của Mỹ được áp dụng cho cả thế giới.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thích trạm xăng Mỹ và cái mà trạm xăng này ủng hộ. Gắn với các trạm xăng của Nhật Bản, Tây Âu và các nước cộng sản là các hợp đồng xã hội hoàn toàn khác xa so với trạm xăng Mỹ và cả những thái độ khác xa nhau về cách thức các thị trường sẽ hoạt động và được kiểm soát ra sao. Người châu Âu và Nhật Bản tin vào năng lực thực hiện của nhà nước đối với con người và các thị trường, trong khi đó người Mỹ lại có xu hướng tin tưởng nhiều hơn việc trao quyền cho người dân và để thị trường phát triển tự do nhằm phân loại người thắng, kẻ thua. Do Nhật Bản, Tây Âu và các nước cộng sản không thoải mái với các thị trường mở hoàn toàn cũng như những lợi ích và trừng phạt bất công mà chúng tạo ra, nên các trạm xăng của họ được thiết kế để hạn chế những bất bình đẳng này và bình đẳng hoá các lợi ích. Các trạm xăng cũng chú ý nhiều hơn tới truyền thống phân biệt và những ưu tiên giá trị của cộng đồng mình. Người Tây Âu thực hiện việc này bằng cách thuê ít nhân viên hơn, song lại trả lương cao hơn và thu thuế cao hơn để hỗ trợ cho những người thất nghiệp và cam kết tài trợ một khoản tiền phúc lợi xã hội rất hào phóng. Trong khi đó, người Nhật Bản trả lương cho nhân viên ít hơn đôi chút nhưng đảm bảo cho họ một nghề nghiệp lâu dài, và sau đó đem lại những công việc và lợi ích suốt đời bằng cách hạn chế các đối thủ nước ngoài tham gia vào thị trường Nhật. Ngược lại, trạm xăng Mỹ là nơi hoạt động hiệu quả hơn nhiều: khách hàng là thượng đế, trạm xăng không có chức năng xã hội, và mục đích duy nhất của nó là cung cấp một lượng xăng lớn nhất có thể với một mức giá rẻ nhất. Nếu việc này có thể thực hiện được không cần một nhân viên nào, thì đó là điều tốt hơn cả. Một thị trường lao động linh hoạt sẽ tìm cho họ công việc ở nơi khác. Bạn cho rằng, điều đó là quá khắc nghiệt đúng không? Cũng có thể. Tuy nhiên, dù muốn hay không, thì đây vẫn là một mô hình mà tất cả các nước khác trên thế giới đang hướng tới.

Nước Mỹ nổi tiếng về điều này bởi vì trong nhiều cách, toàn cầu hoá là chúng ta. Chúng ta không phải là con hổ. Toàn cầu hoá là con hổ. Tuy nhiên chúng ta là những người thông thái nhất cưỡi lên lưng hổ và chính chúng ta hiện giờ đang bảo những người khác tiếp tục cưỡi hay tụt khỏi lưng hổ. Nguyên nhân giúp chúng ta có thể rất thành thạo khi cưỡi lên con hổ này là vì chúng ta đã nuôi nó từ khi còn nhỏ. Ba vấn đề dân chủ hoá phần lớn đã được nuôi dưỡng tại Mỹ. Chiếc áo khoác vàng hầu hết được tạo ra tại Mỹ. Quần thể điện tử nằm dưới quyền lãnh đạo của những người đầu cơ giá lên trên thị trường chứng khoán phố Wall, và con người có quyền lực nhất thế giới đang gây áp lực đòi các nước khác mở rộng thị trường cho thương mại và đầu tư tự do vẫn là chú Sam. Bức quảng cáo tuyển dụng của chúng tôi có dòng chữ: Chú Sam muốn có bạn (cho Quần thể điện tử).

Trên hết, toàn cầu hoá có một gương mặt nước Mỹ khác biệt. Nó có hình dáng cái tai của chuột Mickey, nó ăn Big Maes, uống Coca Cola hoặc Pepsi và làm công việc lập trình bằng chiếc máy tính xách tay của hãng IBM hoặc Apple, sử dụng hệ điều hành Windows 98 với bộ xử lý Intel Pentium II và liên kết mạng từ Cisco Systems. Do đó, mặc dù hầu hết người Mỹ có thể hiểu được sự khác biệt giữa cái gọi là toàn cầu hoá và cái gọi là Mỹ hoá, song vấn đề này không dễ dàng đối với nhiều người khác trên thế giới. Ở phần lớn các nước, mọi người không thể phân biệt giữa quyền lực Mỹ, xuất khẩu của Mỹ, cuộc tấn công văn hóa của Mỹ, xuất khẩu văn hoá Mỹ và toàn cầu có mùi vani rõ rệt. Tất cả những thứ đó đều được gói gọn làm một.

Martin Indyk - cựu đại sứ của Mỹ tại Israel đã kể cho tôi một câu chuyện mô tả quan điểm này rất rõ ràng. Với tư cách là đại sứ, ông được yêu cầu mở một cửa hàng McDonald đầu tiên tại Jerusalem. Tôi hỏi ông về điều mà ông đã nói nhân dịp khai trương cửa hàng McDonald tại thành phố linh thiêng này, và ông trả lời “Thức ăn nhanh cho một nước tiên tiến”. Tuy nhiên, phần thú vị nhất mà ông kể với tôi sau đó, là McDonald đã tặng cho ông một cái mũ bóng chày đủ màu sắc với lôgô của McDonald trên đó để đội vào khi ông được mời tới dự buổi lễ lớn đầu tiên Big Mac tại nhà hàng McDonald đầu tiên của thành phố Jerusalem - buổi lễ này được truyền hình Isarel phát sóng trong chương trình tin tức buổi tối. Nhà hàng chật ních những thanh niên trẻ Israel hào hứng tham gia để kỷ niệm sự kiện lịch sử này. Trong khi ngài đại sứ Indyk đang chuẩn bị ăn chiếc bánh Big Mac chính thức đầu tiên của Jerusalem, thì một thiếu niên Israel rẽ đám đông và bước tới chỗ ông. Anh ta đang đội chiếc mũ McDonald của chính mình và đưa nó cho ngài đại sứ Indyk một chiếc bút và hỏi “Ông có phải là ngài đại sứ không? Tôi có thể xin chữ ký của ông được không?”

Vẻ ngượng ngùng, ngài đại sứ Indyk trả lời “Chắc chắn rồi, trước đây tôi chưa bao giờ được yêu cầu xin chữ ký cả”.

Khi ông đại sứ cầm chiếc mũ và chuẩn bị ký tên lên tờ giấy, thì anh ta nói với ông “Ôi chao, giống như việc ngài đại sứ từ McDonald đi khắp thế giới mở nhà hàng McDonald ở mọi nơi?”

Đôi chút ngạc nhiên, ngài đại sứ Indyk nhìn vào chàng thiếu niên Israel và nói “Không, không. Tôi là đại sứ của Mỹ, không phải là đại sứ của McDonald”.

Chàng thiếu niên Israel nhìn mọi thứ buồn bã. Ngài đại sứ mô tả điều xảy ra tiếp theo". Tôi nói với anh ta. Điều này chứng tỏ cháu không thích chữ ký của ta đúng không? Và cậu thiếu niên trả lời “Không, cháu không thích chữ ký của ông và sau đó lấy lại chiếc mũ và đi khỏi đó”.

Không có gì ngạc nhiên về mối quan hệ yêu – ghét đã từng tồn tại lâu nay giữa Mỹ với phần còn lại của thế giới và đang ngày càng rõ nét hơn trong những thời gian này. Đối với một số người, Mỹ hoá – toàn cầu hoá còn hơn cả một cái gọi là một con đường nhỏ đầy cám dỗ, hấp dẫn, quyền lực và khó tin đối với mức sống ngày càng cao. Trong khi đó, đối với nhiều người khác, Mỹ hoá – toàn cầu hoá có thể làm nảy sinh một ý tưởng sâu sa về lòng đố kỵ và điều oán giận đối với nước Mỹ - đố kỵ vì Mỹ dường như ngày càng giỏi trong việc cưỡi lên lưng hổ, và oán giận vì Mỹ hoá – toàn cầu hoá giống như thể Mỹ đang thúc các nước khác tăng tốc, nâng cao khả năng liên kết mạng, cắt giảm chi tiêu, thực hiện tiêu chuẩn hoá và đưa nền văn hoá Mỹ vào một Thế Giới Nhanh. Mặc dù tôi chắc chắn là vẫn có nhiều người yêu nước Mỹ hơn là người ghét nước Mỹ, nhưng chương này lại nói về những người ghét nước Mỹ. Chương này đề cập đến phản ứng dữ dội khác đối với toàn cầu hoá - một sự oán giận ngày càng tăng đối với nước Mỹ nảy sinh khi chúng ta bước vào hệ thống toàn cầu hoá mà hiện nay đang chịu quá nhiều ảnh hưởng của hình tượng, thị trường và sức mạnh Mỹ

Nhà sử học Ronald Steel đã từng chỉ ra: “Liên bang Xô Viết chưa bao giờ, mà chính nước Mỹ mới là nơi có sức mạnh cách mạng thực sự. Chúng ta tin tưởng rằng, các thể chế của chúng ta phải hạn chế tất cả thể chế khác đối với đống tro tàn lịch sử. Chúng tôi dẫn đầu một hệ thống kinh tế đã chôn vùi một cách có hiệu quả mọi mô hình sản xuất và phân phối khác, để lại nhiều của cải và đôi lúc là đống tro tàn vào lúc bắt đầu. Thông điệp văn hoá chúng tôi đưa ra thông qua Hollywood và McDonald với cả thế giới là để thu hút và cũng là để huỷ hoại các xã hội khác. Không giống như các đế quốc xâm lược truyền thống hơn, chúng tôi không muốn đơn thuần chinh phục các nước khác: Chúng tôi luôn mong muốn họ sẽ giống chúng tôi. Và tất nhiên vì ý chí của chính họ. Chúng tôi là những nhà truyền đạo nghiêm khắc nhất thế giới. Thế giới phải dân chủ. Phải là chủ nghĩa tư bản. Nó phải được gắn chặt với những thông điệp có tính chất lật đổ của hệ thống mạng thế giới. Rõ ràng là nhiều người đang cảm thấy bị đe doạ bởi những hình ảnh mà chúng tôi đại diện”.

Bức chân dung tự hoạ nước Mỹ cổ điển là “kiểu kiến trúc Gothic Mỹ của Grant Wood”, một cặp vợ chồng già nghiêm nghị, với một cây xỉa trong tay, mọi biểu hiện được kiểm soát, đứng lạnh lùng nhìn ra ngôi nhà thô sơ. Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thế giới, kiến trúc Gothic Mỹ thực sự giống như 2 kỹ sư phần mềm Mỹ độ tuổi chỉ ngoài 20- những người bước vào nước bạn với bộ tóc dài, đeo dãy hạt và đi xăng đan với những chiếc nhẫn trên mũi và thuốc sơn trên ngón chân. Họ đá vào cánh cửa trước, đảo lộn mọi thứ trong nhà, dán băng dính Big Mac vào mồm bạn, lấp đầy vào đầu con cái bạn những ý tưởng mà bạn chưa bao giờ có hoặc không thể hiểu, ném một chiếc hộp cáp vào chiếc tivi của bạn, khoá kênh MTV, ngắt đường kết nối Internet vào máy tính của bạn và nói với bạn “Tải xuống hay là chết”.

Đó là chúng tôi. Chúng tôi, những người Mỹ là những người đề xướng của thế giới nhanh, kẻ thù của truyền thống, người đề xướng của thị trường tự do và những thầy tu cao cả của công nghệ cao. Chúng tôi muốn mở rộng cả giá trị và cả cái bánh Pizza của chúng tôi. Chúng tôi muốn thế giới theo bước chúng tôi và trở nên dân chủ, tư bản chủ nghĩa với một website trong mọi công ty, một chai Pepsi trên mỗi cái môi, hệ điều hành Microsoft Windows trong mọi chiếc máy vi tính, và hầu hết trong mọi thứ, với mọi người, mọi nơi đều đổ được xăng cho chính mình.

Tôi đã trông thấy một ký hiệu trên chiếc cửa trước ngay khi tôi bước vào hành lang của khách sạn Homa trên khu phố Teheran vào tháng 9/1996. Trên đó có những dòng chữ “Đả đảo nước Mỹ”. Đây không chỉ là một biểu ngữ. Không phải là hình vẽ grafito. Nó được lát dính vào tường”

Tôi tự nhủ “Biểu ngữ này được gắn lên tường sao! Những người này chắc phải có vấn đề gì đó với nước Mỹ”.

Một thời gian ngắn sau đó tôi nhận ra rằng những giáo sĩ hồi giáo Iran, những người luôn nhạy cảm với sự thăng trầm của quyền lực văn hoá và quân sự Mỹ hơn bất kỳ một người nào khác, đã bắt đầu gọi nước Mỹ là không gì khác hơn ngoài “một con quỷ sa tăng khổng lồ” và pháo đài của “chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa do thái”. Những người Iran này đã bắt đầu gọi nước Mỹ là “thủ phủ của sự ngạo mạn toàn cầu”. Tôi nhận thấy đó là một sự tế nhị song bộc lộ một sự chuyển đổi. Những nhà lãnh đạo của người Iran dường như hiểu rằng “tính kiêu ngạo toàn cầu” khác xa với chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc là khi bạn chiếm đóng người khác và buộc họ phải phụ thuộc vào cách của bạn. Trong khi đó, tính kiêu ngạo toàn cầu là khi nền văn hoá và cái tát kinh tế quá lớn mạnh, lan tràn rộng rãi đến nỗi mà bạn biết rằng không cần chiếm giữ những người khác để tác động tới cuộc sống của họ. Như lời của bộ trưởng tài chính Ấn Độ Shri Yashwant Sinha đã từng nói với tôi về mối quan hệ của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới ngày nay: “Không cân bằng, không đối trọng. Bất kỳ điều gì bạn nói đều là luật.”

Và đó là điều làm cho sự kết hợp của Mỹ hoá và toàn cầu hoá ngày nay trở nên quá mạnh mẽ. Điều làm rất nhiều người tỏ ra khó chịu về nước Mỹ ngày nay không phải là chúng tôi đưa lính đến mọi nơi, mà vì chúng tôi đưa cả nền văn hoá, giá trị, kinh tế học, công nghệ và phong cách sống tới khắp mọi nơi – cho dù chúng tôi hay những người khác có muốn những thứ đó hay không. “Nước Mỹ hoàn toàn khác”. Chuyên gia về chính sách ngoại giao của Đức Josef Joffe đã gây chú ý trong một bài luận viết tháng 9/1997 về vấn đề “Ngoại giao”. “Ngoại giao gây khó chịu và gây áp chế, nhưng không chế ngự. Nó cố gắng điều khiển và uốn cong các luật lệ, song không tham chiến vì đất đai và danh tiếng… Nước Mỹ có lực lượng quân đội tinh nhuệ nhất, nhưng không phải là lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng nó nằm trong một mức độ của chính mình trong trò chơi quyền lực mềm. Trên chiếc bàn đó, Trung Quốc, Nga và Nhật, thậm chí cả Tây Âu cũng không thể hy vọng có được phần nhiều của số tiền mà Mỹ nắm giữ. Mọi người đều muốn xâm nhập vào Mỹ, mà không phải là Trung Quốc, bất chấp cả những điều rủi ro như có thể chết trên biển. Cũng không có nhiều người muốn có được một tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường đại học Matxcơva, hay mặc và nhảy múa giống người Nhật. Buồn thay, ngày càng có ít sinh viên muốn học tiếng Pháp hay tiếng Đức. Tiếng Anh theo giọng Mỹ đã trở thành ngôn ngữ của thế giới. Loại quyền lực này - một nền văn hoá toả ra bên ngoài và một thị trường thu hút vào trong - dựa trên việc kéo mà không đẩy, chấp nhận mà không chinh phục. Tồi tệ hơn, loại năng lực này không thể kết hợp lại hay có thể điều chỉnh cân bằng. Trong vũ đài này, tất cả các nước, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga không thể kết hợp để chống lại Mỹ như trong liên minh của năm trước. Tất cả các xưởng phim điện ảnh hợp lại với nhau cũng không thể phá vỡ ảnh hưởng của Hollywood. Hay một consooctium của các trường đại học cũng không thể hạ bệ được Havard… Điều này lý giải vì sao “sự hợp tác chiến lược” giữa Nga và Trung Quốc bấy lâu dường như trở nên quá lỗi thời vào năm 1997. Các nước này sẽ làm gì để đối phó với Mỹ? Tổng thống Nga Boris Yelsin sẽ khó có thể tìm được bí quyết và máy tính ở Bắc Kinh. Và Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm đối với thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của mình.

Không có gì đáng ngạc nhiên sau đó khi du lịch vòng quanh thế giới vào cuối những năm 90, tôi nhận thấy rằng không chỉ người Iran gọi Mỹ là “thủ phủ của lòng kiêu ngạo toàn cầu”, mà sau lưng của chúng tôi, người Pháp, Malaysia, Ai Cập, Nhật Bản, Mehico, Hàn Quốc, Đức, và cả những người khác nữa cũng đều nghĩ như vậy. Tổng thống Irắc Saddam Hussein, cũng giống như những người Iran, là người nhạy cảm với cả những thay đổi khó thấy trong lập trường quốc tế của Mỹ, đã khôn ngoan tận dụng sự oán hận của thế giới đối với Mỹ bằng cách thay đổi đường lối tuyên truyền của mình. Trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh lần đầu tiên vào đầu những năm 90, tổng thống Saddam đã mô tả mình là Robin Hood của người Arập, đến lấy của người Arập giàu chia cho người nghèo. Trong cuộc khủng hoảng chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 2, vào cuối những năm 90, Samdam tự phong cho mình là Luke Skywalker, đứng trên đế chế ma quỷ Mỹ. Mỗi lần ông ta được phỏng vấn trên tivi, bộ trưởng ngoại giao của Saddam phàn nàn rằng Mỹ đã đối xử giống như “những ngày cuối cùng của đế chế La Mã. Điều này đã trở thành đường lối tuyên truyền mới của Irắc, từ các quan chức cao cấp đến những người dân trên đường phố. Một hôm tôi đang theo dõi kênh CNN và nghe thấy họ đang thực hiện cuộc phỏng vấn với “một người trên đường phố Baghdad”, người vừa mới xuất hiện để ám chỉ nước Mỹ là “con quỷ quốc tế hút máu người trên khắp thế giới”.

Vâng, vậy thì, phần còn lại của thế giới cho rằng chúng tôi là những kẻ rất đáng ghét và ghen tỵ với chúng tôi? Đó là cái gì? Điều này có tác động thật sự nào đến mối quan hệ giữa Mỹ và các chính phủ khác? Câu trả lời ngắn gọn là nó làm cho mối quan hệ của Mỹ với mọi quốc gia ngày nay trở nên phức tạp hơn đôi chút. Một số nước hiện đã ra khỏi đường lối của mình chỉ để véo mũi Mỹ, những nước khác ngồi yên và hưởng vai trò của “con mã tự do” - họ để Mỹ là kẻ đứng đầu thế giới, thanh toán toàn bộ chi phí đối chất với Saddam Husseins và những kẻ đểu cáng khác, và hưởng lợi, trong khi đó suốt ngày vẫn luôn phàn nàn về nước Mỹ; những nước khác khó chịu oán giận với sự thống trị của Mỹ, những nước còn lại thì chỉ lặng lẽ đứng vào hàng.

Trên thực tế, mối quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới hôm nay giống như mối quan hệ của Michael Jordan – trong thời hoàng kim của mình - với phần còn lại của liên đoàn bóng rổ quốc gia. Mỗi cầu thủ và các đội bóng khác đều muốn đánh bại Michael Jordan; họ ghét anh ta vì cách anh ta có thể phơi bày tất tất cả những điểm yếu của chính họ; các cầu thủ và đội bóng khác đánh giá mình với Michael Jordan, và trong một chừng mực nào đó bắt chước những cử động của anh ta; các cầu thủ và đội bóng thường xuyên phàn nàn rằng các trọng tài để Michael qua mặt bằng tất cả các mánh mà không ai khác có thể làm được. Mặc dù vậy, không ai trong số các đội bóng khác thực sự muốn thấy Jordan bị thương hay giải nghệ, bởi vì mỗi lúc anh ta thi đấu, tất cả các ghế trên khán đài đều được bán hết. Anh ta là cái ống hút khuấy động cốc nước cho tất cả mọi người.

Chỉ cần xem xét một vài ví dụ về hiện tượng này: Khi Anatoly Chubais - một trong những kiến trúc sư đầu tiên của chương trình tư nhân hoá nước Nga đang thương lượng thêm một khoản viện trợ cho Nga từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào mùa hè năm 1998, IMF yêu cầu có các điều khoản chặt chẽ hơn lúc nào hết, và Chubais gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhượng bộ. Vào đỉnh điểm của cuộc thương lượng, truyền hình Nga đã trình chiếu kịch rối Kukli – loại hình mô tả các con rối mặc quần áo như nhiều nhà lãnh đạo Nga, với vở rối “Little red riding hood”. Boris Yelsin là bà và thủ tướng Kiryenko đóng là “Little red riding hood”, đang cố gắng đi gặp Yelsin để tác động kế hoạch viện trợ cuối cùng của Nga trước những người khác. Khi Kiryenko đến nhà bà, ông thấy rằng Chubais đã ngồi đối diện với Yelsin. Chubais mặc một bộ comple vũ trụ và đội mũ mặt trăng. Đằng trước bộ comple có dòng chữ Nga đề “IMF” và một lá cờ Mỹ. Chubais được mô tả như một tay sai đến từ hành tinh Mỹ, ở đó để chỉ cho người Nga phải làm gì. Khi Kiryenko nhìn thấy ông ta ngồi đối diện với Yelsin, ông nói với khán giả, “Tôi nghĩ rằng tôi đã đến quá trễ.”

Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế thế giới Davos năm 1999, Minoru Murofushi - chủ tịch của công ty thương mại khổng lồ Itochu Corporation, Nhật Bản có mặt trong ban hội thảo với thủ tướng Nga Yevgeny Primakov. Murofushi đang bình luận về những nỗ lực của Primakov trong việc thương lượng chấm dứt cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga, thì trong một lời nói hớ, thương gia Nhật này nói “Tôi biết ông Primakov sẽ có cuộc họp vào ngày mai với ông Fischer từ công ty IBM – có nghĩa là từ IMF.” Vâng, IBM, IMF, chẳng có điều gì khác biệt - đều dưới quyền kiểm soát của người Mỹ.

Yuan Ming – giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường đại học Bắc Kinh, là một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ. Bà đã từng kể cho tôi một câu chuyện cho thấy Trung Quốc coi cách duy nhất để phản ứng với sự kiêu ngạo của Mỹ là chỉ ra một kiêu ngạo nào đó của chính mình: “Các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi trong các bài phát biểu trước công chúng không sử dụng thuật ngữ “toàn cầu hoá”. Họ sử dụng thuật ngữ “hiện đại hoá.” Có một lý do văn hoá cho sự phân biệt này. Bài học lịch sử vẫn còn quá mới mẻ trong đầu óc của người dân Trung Quốc đến nỗi mà Trung Quốc bị buộc tham gia vào cộng đồng quốc tế trong thế kỷ vừa qua bằng tàu chiến – toàn cầu hoá đại diện cho một thứ gì đó mà Trung Quốc không theo đuổi hơn là cái mà phương Tây hay Mỹ đang áp đặt. Nói cách khác, hiện đại hoá là cái gì đó mà chúng ta có thể kiểm soát. Có một chương trình truyền hình chào mừng năm mới hàng năm được trình chiếu trên kênh truyền hình quốc gia chính. Đây là một trong những sự kiện trên truyền hình lớn nhất của năm tại Trung Quốc, được gần 1 tỷ người theo dõi. Chương trình này thường chỉ xuất hiện ca sỹ và diễn viên. Tuy nhiên, 3 năm trước (vào năm 1995), chương trình này đã chiếu một câu chuyện kể về một cặp vợ chồng sống ở một vùng nông thôn gọi điện cho con trai đang theo học tại Mỹ. Họ hỏi con “Con thấy thế nào về ngày năm mới này?” Cậu con trả lời cậu thấy ổn và có kế hoạch trở về nhà sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Mỹ. Cha mẹ cậu tỏ ra rất hài lòng khi nghe điều này. Tuy nhiên, dòng mà tôi nhớ nhất, đó là khi bố mẹ nói với con trai rằng Trung Quốc đang tương đương với Mỹ ở nhiều lĩnh vực. Họ nói: “Con đã từng rửa bát cho người Mỹ. Bây giờ sẽ có một vài người Mỹ tới Trung Quốc và cũng làm công việc rửa bát cho chúng ta.”

Vào ngày 14/12/1997, tôi đang trên chuyến bay từ Nhật Bản về nhà và đọc được những dòng chữ dành cho người biên tập trong tờ Japan Times của ngày hôm đó. Tôi thích đọc những dòng chữ này ở bất kỳ nước nào tôi có mặt, bởi vì ở đó tôi luôn thấy những con người thú vị trong đó. Dòng chữ này có tiêu đề “Nước Mỹ ngạo mạn” và biện hộ cho rất nhiều người. Dòng chữ này có tiêu đề: Tôi lại bị mất vị thế trong các chiến thuật đe doạ của Mỹ. Lần này, tôi đọc được rằng Mỹ từ chối ký bất kỳ một hiệp định nào (tại Hội nghị Kyoto về thay đổi khí hậu) nếu 3 trong số các “yêu cầu” của mình không được được thoả mãn. Tôi sẽ không bao giờ coi nhẹ lịch sử “giúp đỡ” của Mỹ nơi nó có thể - nhưng nước mạnh nhất “thế giới” (theo lời của Mỹ, chứ không phải tôi) phải học cách khiêm tốn. Sự trở lại thời kỳ hưng thịnh của Mỹ gần đây đồng nghĩa với sự thất bại của các hệ thống kinh tế và chính trị của các đối thủ của Mỹ. Niềm tự hào đến trước khi thất bại. Chính phủ Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng “ Đã ký: Andrew Ogge. Tokyo”.

Tôi đã đi thăm Ấn Độ sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân năm 1998 của nước này, và trung tướng Ấn Độ V.R.Raghavan (đã nghỉ hưu) - cựu giám đốc phụ trách hoạt động của Quân đội Ấn Độ và nay là nhà phân tích tại nhóm chính sách Delhi, đã kể với tôi rằng ông vừa tham gia vào một cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề hạt nhân. Các bên tham gia bao gồm các chuyên gia của Anh, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cùng với nhiều nước khác. Trung tướng nói “Trong một buổi nghỉ giữa giờ, chúng tôi đi một vòng quanh ngôi làng nhỏ của Ấn Độ và chỉ cho họ các cửa hàng, nhà cửa, và phân bò được sử dụng như một nguồn năng lượng”. “Nhưng điều thú vị nhất là chuyến thăm của chúng tôi tới một trường trung học cơ sở trong ngôi làng này. Có khoảng 30 trẻ em ở độ tuổi trên mười, và một số giáo viên, và các thành viên trong nhóm chúng tôi muốn nói chuyện với họ. Vì vậy, họ xếp ra một số ghế dài và có một buổi nói chuyện. Trong nhóm có một luật sư đến từ New York và ông hỏi bọn trẻ chúng nghĩ gì về Trung Quốc và Mỹ. Không cần được nhắc nhở, những đứa trẻ này trả lời, Trung Quốc là nước láng giềng rộng lớn nhất của họ, và Ấn Độ đã từng có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, song Trung Quốc luôn ủng hộ cho cho các quốc gia yếu hơn và hiện nay Ấn Độ không có vấn đề gì với Trung Quốc nữa. “Vậy thì các cháu biết gì về Mỹ?” Ông hỏi bọn trẻ. Chúng cho rằng Mỹ là kẻ hay bắt nạt kẻ yếu, chuyên đi huých mọi người và chỉ nghĩ đến mình mà thôi. Mọi người trong nhóm không thể tin vào điều đó”.
Vào năm 1997, tôi đã tham gia hội thảo học thuật tại Marốc có chủ đề “Toàn cầu hoá và thế giới Arập”. Hầu hết những người Arập tham gia đều là người Arập được hưởng nền giáo dục Pháp đến từ Bắc Phi và Pháp. (Trở thành một trí thức Arập chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp quả là sự kết hợp tồi tệ nhất có thể để hiểu được toàn cầu hoá. Điều này giống như 2 lần bị tật nguyền, bởi cả 2 nền văn hoá này đều không lấy gì làm thân thiện để có thể gộp thành một). Tôi được yêu cầu đưa ra một bài giới thiệu tóm tắt về toàn cầu hoá, một việc mà tôi đã làm. Khi tôi nói xong, cựu thủ tướng Algeria - người đang sống lưu vong và tham gia cuộc hội thảo, đã phản ứng với những đánh giá của tôi. Nói bằng tiếng Pháp, ông ta phản đối mọi thứ tôi đã phải nói. Ông lập luận rằng “vấn đề toàn cầu hoá mà anh nói chỉ là một âm mưu khác của Mỹ để lật đổ thế giới Arập, chẳng khác gì chủ nghĩa phục quốc do thái và chủ nghĩa đế quốc”.

Tôi lắng nghe một cách lịch sự những lời nhận xét của ông, những lời xuất phát từ tâm trạng kéo dài một hơi, và sau đó quyết định đáp lại bằng một dáng vẻ khiêu khích thận trọng, với hy vọng xoá tan lối suy nghĩ đã ăn sâu vào đầu óc ông ta. Tôi nói đại khái như sau (với những lời tục tĩu đã được cắt xén): “Thưa ngài thủ tướng, ngài nói về toàn cầu hoá chẳng khác gì một âm mưu khác của Mỹ để lật đổ chính các ngài. Thực tế còn tồi tệ hơn thế nhiều. Ngài thấy đấy, ngài nghĩ là chúng tôi ủng hộ cho điều đó, Washington nghĩ về các ngài và bày mưu tìm cách lật đổ các ngài, quay tất cả những cái đồng hồ và kéo tất cả các đòn bẩy chỉ để thực hiện điều đó. Tôi mong là chúng tôi có thể làm được. Cầu chúa, tôi mong muốn chúng tôi có thể làm được. Vì cũng giống như các ngài, và tôi sẽ quay mặt đồng hồ theo hướng khác để vực các ngài dậy. Tuy nhiên, sự thật là, chúng tôi chẳng nghĩ gì tới các ngài chút nào! Không một giây nào. Chúng tôi không đưa nhằm vào các ngài. Và đó không nằm ngoài ác tâm. Đó là bởi vì chúng tôi đã bị xoáy vào những sức ép tương tự như các ngài, và chúng tôi đang cố gắng duy trì một bước trước cuộc thi như các ngài, và chúng tôi lo ngại về thị trường tài chính sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới, cũng như các ngài. Vì vậy tôi mong tôi có thể xác nhận cho các ngài rằng có một âm mưu lật đổ các ngài, nhưng tôi không thể… Bây giờ, nếu các ngài muốn xây dựng một chiếc cầu hồi giáo cho chiếc tàu toàn cầu hoá này, thì hãy xây dựng một chiếc tàu hồi giáo. Các ngài muốn xây dựng một chiếc cầu Mao Trạch Đông thì hãy xây dựng nó. Và nếu các ngài muốn xây dựng một chiếc cầu Jeffersonian cho chiếc tàu này, hãy xây dựng chiếc tàu Jeffersonian. Tuy nhiên, hãy hứa với tôi một điều - rằng các ngài sẽ xây dựng một chiếc cầu. Bởi vì chiếc tàu này sẽ ra đi mà không có các ngài.”

Tuy nhiên, đối với mỗi người Bắc Phi, những người đang phản ứng với Mỹ hoá – toàn cầu hoá bằng cách ném quả đấm của anh ta vào nó, thì một điều khác là đứng vào hàng và tìm cách có được phần nhiều nhất của nó. Trong lần tôi đến Casablanca vào năm 1997, tàu chiến tên lửa dẫn đường USS Carr kéo vào cảng để ủng hộ cho một lời kêu gọi. Lãnh sự quán Mỹ tại Casablanca đã tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi cho các quan chức địa phương và khách mời trên boong tàu Carr và đã mời tôi tới tham dự. Trong lúc một số cô gái trẻ Marốc đùn đẩy nhau ra chụp ảnh với thủy thủ Mỹ trong những bộ váy đồng phục và khách ăn tối với chân gà và thưởng thức Budweiser lấy từ vòi của một thùng thép lớn, tôi đã có cuộc nói chuyện với thị trưởng của thành phố Casablanca. Mặc một bộ comple hàng hiệu, quan chức Marốc này giải thích một cách rất tự hào với tôi bằng một giọng Pháp hoàn hảo về lí do tại sao ông cho 2 con tới học ở một trường Mỹ tại Casablanca và không phải là những trường của Pháp mà ông đã từng học.

Có 2 lý do”, ông giải thích. “Thứ nhất, trong thế giới mà chúng ta đang sống, nếu bạn không nói tiếng Anh, thì bạn là người mù chữ. Thứ hai, hệ thống giáo dục của Pháp dạy cho bạn cách làm thế nào để trở thành một người quản lý. Trong khi đó, hệ thống Mỹ dạy cho bạn cách tồn tại bằng chính bạn. Đó là điều mà tôi muốn con cái tôi biết”.

Mặc dù nền văn hoá và giáo dục Pháp đã ghi dấu ấn rất mạnh lên các thành phố lớn của Marốc từ năm 1912, nhưng hiện tại ở Marốc có 3 trường học Mỹ và đều được ưa thích nhiều đến nỗi mà trường nào cũng những danh sách chờ cho danh sách chờ. Trên thực tế, giữa Mỹ và Pháp hiện nay có một sự cạnh tranh văn hóa thực sự về con tim và trí tuệ trong thế hệ mới ở Bắc và Tây Phi nơi chịu ảnh hưởng của Pháp, và đó là một sự cạnh tranh mà Mỹ đang ngày càng thắng thế – thậm chí chẳng cần phải cố gắng. Điều đó hoàn toàn do nhu cầu định hướng. “Hệ thống giáo dục Pháp không thích nghi với thời kỳ cách mạng này”, Ông Dominique Moisi - người đã từng giảng dạy tại trường quản lý quốc gia ENA nổi tiếng của Pháp - và là một trong những chuyên gia hàng đầu về các vấn đề quốc tế của Pháp, nhận xét. “Hệ thống giáo dục Pháp ban thưởng cho mọi người vì năng lực của họ trong việc theo đuổi một con đường rộng mở đối với họ. Nó không khuyến khích mọi người phá cách hay phát triển tính cách của mình. Vấn đề là nếu mọi thứ đang thay đổi vào những năm 90, thì không phải là do Pháp. Mỹ đã trở thành một tấm gương của những ngờ vực của chính chúng ta. Chúng ta nhìn vào bạn và xem là đang thiếu cái gì ”.

Một phản ứng phổ biến khác đối với Mỹ hoá – toàn cầu hoá ngày nay là xu hướng một số nước phàn nàn một cách chua chát về việc Mỹ đang gây ảnh hưởng tới các nước xung quanh, trong khi họ ngồi lại một chỗ và hưởng thụ những thành quả của quyền lực Mỹ. Người Nhật Bản sẽ kể với chúng ta một cách bí mật rằng chúng ta đang “chết ngay” nếu đòi hỏi Trung Quốc thực hiện theo các luật bản quyền quốc tế. Và họ sẽ kể cho chúng ta rằng các công ty Nhật Bản, như Sony và Nintendo, phải chịu những tác động mạnh khi bị Trung Quốc xâm phạm quyền tác giả tương đương với những ảnh hưởng mà nó đưa đến đối với Disney và Microsoft của Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ không can thiệp với Bắc Kinh trong vấn đề này. Nhật sẽ để Washington – siêu cường duy nhất của thế giới thực hiện điều đó trong khi nắm giữ chiếc áo khoác của Mỹ và tiếp tục tiến hành càng nhiều hoạt động kinh doanh với Trung Quốc càng tốt - thậm chí tận dụng cả các thị trường mà Mỹ đánh mất khi phải đương đầu với Bắc Kinh. Và một ngày nào đó, nếu người Mỹ thành công trong việc dành được những nhượng bộ bản quyền mới từ tay Trung Quốc, thì Nhật Bản cũng sẽ được hưởng từ điều đó. Vậy làm cách nào bạn nói được “con mã tự do” trong người Nhật Bản?

Cuối cùng, có một xu hướng của các nước tìm kiếm cơ hội để làm phức tạp hoá thuật ngoại giao của Mỹ và kiểm tra quyền lực Mỹ, cả về lý do địa chính trị truyền thống và cả lý do để làm trò vui của nó. Thử lấy Nga hay Pháp làm ví dụ, họ càng không thể đạt được địa vị và giá trị trong Thế Giới Nhanh, thì họ càng tìm cách để có được nó ở tất cả những địa điểm không phù hợp - bằng cách thách thức tài ngoại giao của Mỹ tại Bosnia, Kosovo, Liên hợp quốc hay Irắc. Trên thực tế, khi Nga càng yếu đi, thì nước này càng bị cuốn vào vòng xoáy thổi phồng thậm chí cả những khác biệt rất nhỏ của mình với Mỹ và sẽ có thêm một số người Nga tìm cách chọc một ngón tay vào mắt của Mỹ để có cảm giác tốt hơn về chính mình - để cảm thấy bằng cách này hay cách khác họ vẫn là những đối thủ của Mỹ.

Có một lần nhà bình luận Nga Aleksei Pushkov nói với tôi: “Thái độ phổ biến ở đây bây giờ là Nga có nên là một thế lực cân bằng để điều chỉnh những vị trí mà Mỹ đang được hưởng bằng quyền lực của mình.” Tôi sẽ đặt nó ở một lĩnh vực hơi khác biệt. Khẩu hiệu hiểu ngầm của Nga và nhiều nước khác ngày nay là: “Nếu bạn không thể có một cuộc chiến tốt thêm nữa để thay đổi chủ đề từ những rắc rối trong nước, thì ít nhất hãy có một cuộc tranh luận thẳng thắn với người Mỹ.”

Là siêu cường duy nhất trên thế giới không đảm bảo rằng Mỹ có thể làm được mọi thứ mình muốn ở mọi nơi, nhưng một điều chắc chắn là Mỹ sẽ bị chỉ trích ở mọi nơi. Một lần nữa, hãy liên tưởng tới NBA. Gary Payton là hậu vệ nổi tiếng trong đội hình toàn cầu thủ sao của Seattle SuperSonics. Anh là một cầu thủ tuyệt vời, nhưng anh ta không phải là Michael Jordan và anh ta tìm cách lấp đi một vài khiếm khuyết trong kỹ năng bằng cách gây bực tức đối thủ, đặc biệt là với Michael Jordan trước khi anh ta giải nghệ. Theo ý kiến của tôi, Pháp và Nga ngày nay là những Gary Payton của xã hội có tổ chức - những người kẻ nói phét giỏi nhất thế giới, luôn luôn tìm lấp liếm đi những nhược điểm của mình bằng cách cư xử thô lỗ với mọi người, đặc biệt là Washington.

Trong bộ phim cổ điển “Món xúp vịt” của Marx Brothers, có một cảnh trong đó Chico và Harpo đang nói chuyện với cái ác, lợi dụng chính khách châu Âu Trentino - đối thủ chính trị của Groucho, người đã thuê Chico và Harpo làm gián điệp. Khi Chico và Harpo đến văn phòng của Trentino để thông báo về tiến triển trong hoạt động gián điệp của họ, thư ký của Trientino bước vào với một bức điện tín. Harpo vồ lấy bức điện từ tay của cô thư ký, xem xét một cách kỹ càng và sau đó xé toạc thành những mảnh nhỏ, thả tung toé xuống sàn và lắc đầu. Rất sững sờ và ngạc nhiên, Trentino liếc sang Chico với một cái nhìn đầy giễu cợt, như thể có ý hỏi “Tại sao anh ta lại làm điều đó?” Và Chico trả lời: “Anh ta phát điên lên vì anh ta không được đọc.”

Cảnh tượng đó nhắc tôi nhớ đến một xu hướng khác trong phản ứng đối với Mỹ hoá – toàn cầu hoá, một phản ứng thực sự nguy hiểm. Đó là phản ứng của những người hoặc là không ủng hộ cho Mỹ hoá – toàn cầu hoá, hoặc là không muốn ủng hộ cho nó vì lý do văn hoá, kinh tế hoặc chính trị, và luôn muốn khơi lại mỗi khi phải đối mặt với nó. Đó là những kẻ Harpo - những đàn ông và phụ nữ giận dữ và không giống như lãnh đạo của họ, không muốn có được nó bằng cả 2 cách. Họ không chỉ muốn nhượng bộ Mỹ và sau đó đứng sau chỉ trích Mỹ. Họ muốn có được nó bằng một cách, cách cũ, cách của họ.

Để diễn giải một điều mà Ronald Steel đã từng nói với tôi, những người đàn ông giận dữ này coi Mỹ hoá – toàn cầu hoá như một vị khách không mời mà đến: Bạn cố gắng đóng cửa ra vào thì nó đi xuyên qua cửa sổ. Bạn cố gắng đóng cửa số thì nó đi trên dây cáp. Bạn cắt dây cáp, thì nó lại đi trên Internet qua đường dây điện thoại. Bạn cắt đường dây điện thoại, nó đi qua vệ tinh. Khi bạn ném điện thoại di động đi, nó hiển hiện trên bảng thông báo. Khi bạn xoá bảng thông báo, thì nó xuất hiện qua nơi làm việc và sàn nhà máy. Và nó không chỉ ở trong phòng với bạn, đó là Mỹ hoá – toàn cầu hoá. Bạn ăn nó. Nó nằm bên trong bạn. Và khi nó xuất hiện, nó càng làm tăng khoảng cách giữa cha và con trai, mẹ và con gái, ông bà và cháu chắt. Nó dẫn tới một tình trạng mà một thế hệ nhìn thế giới với con mắt hoàn toàn khác biệt với cha mẹ chúng, và điều đó hoàn toàn là do lỗi của Mỹ. Ví dụ, chủ đề thường xuyên về tên trùm khủng bố triệu phú Arập Osama bin Laden, là nước Mỹ phải ra khỏi bán đảo Arập, và ra khỏi thế giới đạo Hồi một cách tự do, bởi cách sống của nó đang “làm vẩn đục ngôi nhà Hồi giáo.”

Cựu thủ tướng Ấn Độ I.K.Gujral không biết tới Osama bin Laden, hoàn toàn không biết. Nhưng một lần tôi đã có cuộc nói chuyện với ông ở thủ đô New Dehli, trong đó, ông mô tả nỗi sợ hãi mà một số người cảm thấy theo cái cách mà Mỹ hoá – toàn cầu hoá xâm nhập vào từng người trong gia đình và ngôi nhà. “Tôi thấy có một điều tương tự đang xảy ra lúc này tại Ấn Độ - những thay đổi trong quần áo, thói quen ăn uống của chúng tôi”, ông Gujral nói. “Cháu gái tôi lên 4 tuổi. Lúc nào nó cũng nói chuyện về kẹo cao su, chứ không phải là món ăn Ấn Độ, hoặc có lúc lại nói “Cháu không thích Pepsi, cháu thích Coca.” Thậm chí nó nói tiếng Anh còn nhiều hơn tiếng Hindu. Một hôm tôi hỏi nó tại sao nó không nói chuyện với tôi bằng tiếng Hindu, và nó bước tới chỗ mẹ nó và hỏi: “Tại sao ông không nói tiếng Anh nhỉ?” Tôi tiếp tục quan sát cháu bởi vì đó là một sự xem xét bản chất bên trong. Một ngày khác cháu gái tôi nói nó muốn ăn bánh pizza. Thế là bà nó nói rằng bà sẽ làm một chiếc bánh pizza cho nó để ăn ngày hôm sau. Nó nói: “Không, không, con muốn có bánh pizza Hot cơ.”

Tại Thượng Hải, tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Vương Quốc Lượng - một quan chức hàng đầu của Ngân hàng truyền thông, một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc. Để cho vui, tôi hỏi ông về việc ông lấy tin tức trên khắp thế giới từ nguồn nào. Ông trả lời, mỗi sáng thư ký của ông chuẩn bị một bản tóm tắt tin từ Internet và Reuters, ngoài ra ông còn có rất nhiều tin từ con trai.

Sau đó, hoàn toàn bất ngờ, ông bắt đầu đi vào bài thuyết trình về mối quan hệ cha con đã từng bị đả kích trên mạng Internet.

“Con trai tôi là một chuyên gia về mạng. Mỗi khi nó bắt gặp một thứ gì đó thú vị trên mạng, nó đều chỉ cho tôi xem.” Ông nói. “Nhưng cha không nên để con chỉ dẫn. Con trai tôi thường đưa ra gợi ý cho tôi, nhưng tôi không thích hầu hết những cái nó gợi ý. Cha không nên lắng nghe con trai. Điều đó làm giảm uy quyền. Tôi nhắc con trai xem mạng ít hơn và học nhiều hơn nữa.”

J.K.Gujral và Vương Quốc Lượng là những người có học thức cao và dễ dàng hiểu được vấn đề này, không giống như những người đàn ông giận dữ khác. Những người đàn ông giận dữ không có một ý thức hệ thay đổi phát triển mạnh đối với Mỹ hoá – toàn cầu hoá. Họ giống như nhân vật Harpo. Họ chỉ thích khơi gợi lại thông điệp này và dẫm chân lên nó. Và không giống như các chính phủ của mình - người luôn phàn nàn về chú Sam nhưng lại đi theo gót chân của anh ta, những người giận dữ sẵn sàng vượt qua đường đó và bóp cò.

Bây giờ chúng tôi mới biết điều gì thực sự đáng sợ. Mỹ hoá – toàn cầu hoá không chỉ tạo cho những con người nổi giận đó một động cơ lớn hơn nhiều lần để ghét nước Mỹ, mà còn cho họ quyền lực lớn hơn, như những cá nhân để bóp cò. Toàn cầu hoá trao quyền tối cao cho họ theo 2 cách rất quan trọng.

Cách thứ nhất, với việc thế giới liên kết với nhau theo cách của nó, trong đó tất cả chúng ta ngày càng liên kết với nhau ở ngày càng nhiều nơi trong nhiều thời gian hơn, những kẻ khủng bố bây giờ có thể làm cho rất nhiều người sợ hãi ngay lập tức. Lại nhắc tới kỳ nghỉ đông của tôi vào tháng 12/1998, khi tôi đang trượt tuyết trên dãy núi Rocky Mountains, và lần đầu tiên, tôi nhận thấy rằng ở hầu hết những lên dốc lên khi tôi leo lên núi, có một người đang nói chuyện với người khác bằng điện thoại di động. Một người bạn của tôi đang trượt tuyết với chiếc máy nhắn tin cầm tay có thể giúp anh ta có được thông tin ngay cả về chỉ số Dow Jones và danh mục vốn đầu tư cổ phiếu. Anh ta kiểm tra máy nhắn tin lúc xuống núi. Trong lúc tôi đang đi gửi vài chương của cuốn sách này ở văn phòng vệ tinh chuyển phát nhanh liên đoàn, để chuyển trước lúc 10 rưỡi sáng, thì ngày hôm sau, tôi tình cờ bắt gặp uỷ viên NBA David Stem bước xuống phố với chiếc di động bên tai, đang đàm phán kết thúc đóng cửa NBA. Cuối ngày trượt tuyết, tôi đi về nhà và kiểm tra một trong 40 kênh trên truyền hình cáp nội hạt, gọi điện cho bạn bè tại Cairo và Jerusalem sử dụng thẻ tín dụng AT&T hoặc sử dụng số AOL 800 của tôi để kiểm tra điện báo tin tức và bất kỳ cái email nào mà tôi nhận được. Tại bữa tiệc trước đêm giao thừa, tôi mặc chiếc áo khoác trong nhà hàng của chúng tôi và câu chuyện ngay sau đó đang diễn ra tại bàn trước giữa một khách hàng đang giận dữ và người quản gia: “Ông nói thế có nghĩa là ông không nhận được yêu cầu đặt trước của tôi sao? Tôi đã gửi cho ông bằng email vài tuần trước đây cơ mà! Tên của nó là Ashraf, A-s-h-r-a-f.” Trước khi tôi đi ngủ, tôi vớ được một bản của tờ “Nước Mỹ ngày nay” và trên đó có bức tranh chương 2 mô tả hình ảnh một người do Thái gọi điện thoại di động tương phản với những hòn đá của bức tường cổ Wailing với lời tựa: “Shimon Biton đặt chiếc điện thoại di động lên bức tường phương tây để một người họ hàng ở Pháp có thể nói một câu cầu nguyện ở một thánh địa.”

Tất cả điều này xảy ra, trong khi tôi đi nghỉ trên núi!

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta ở nhà hay ở cơ quan. Bây giờ chúng ta ngày càng kết nối với nhau nhiều hơn. Chúng ta biết, hay có thể biết, mọi thứ diễn ra ngay lúc đó. Và trong một thế giới như vậy, chỉ cần một lượng rất nhỏ dynamit hay vũ khí vi trùng hoặc phóng xạ urani có cường độ cao đã có thể khiến cho hàng tỷ người phải lo lắng và hoảng sợ ngay lập tức.

Toàn cầu hoá cũng tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố thực hiện thêm ngày càng nhiều các cuộc tấn công đánh bom để kiếm chác theo một cách khác. Khi vi mạch và tiểu họa hoá làm cho mọi thứ nhỏ hơn và sáng hơn, thì mọi thứ cũng trở nên nhỏ và sáng hơn. Sam Cohen - người phát minh ra bom nguyên tử, đã theo dõi tờ Thời báo Washington (ra ngày 7/6/1998) cho rằng, trong vòng 10 năm sau cuộc thử nghiệm phân hạt pluton đầu tiên diễn ra tại Alamogordo, các nhà chế tạo bom Mỹ đã có thể giảm được trọng lượng của một đầu nổ tên lửa, với sức công phá tương tự - 20 kiloton, bởi một nhân tố khoảng 100. Mỹ đã phát triển một đầu nổ tên lửa cho chiến trường NATO, đầu nổ này được 2 người phóng lên sử dụng một khẩu súng bazôka với sức công phá dưới 1/10 kiloton (1.000 tấn). Đó là người Nga. Chúng tôi đã phát hiện ra điều đó khi một cựu cố vấn an ninh quốc gia Nga, ông Alexander Lebed, nhắc tới 100 triệu vũ khí hạt nhân, còn gọi là “bom vali”, bị mất tích khỏi kho vũ khí của lực lượng đặc biệt Nga. Đây chính là nguyên nhân khiến Geoff Bachr – giám đốc thiết kế hệ thống của Sun Microsystems một lần đã đưa ra lời nhận xét với tôi: “Mối lo ngại lớn nhất, mà không hề quá lời, đó là toàn bộ cơ sở vật chất này rất dễ bị tấn công, không chỉ từ một kẻ tin tặc máy tính, mà bất kỳ người nào cũng có thể đột nhập vào đường dây điện thoại. Trên thế giới này, kẻ tấn công có thể xâm nhập bằng mặt trận điện thoại, về nhà và ăn bánh, quay trở lại và lại tiếp tục tấn công.”


Khi bạn kết hợp những người giận dữ mà Mỹ hoá – toàn cầu hoá tạo ra với cách mà toàn cầu hoá có thể trao quyền lực tối cao cho mọi người, bạn sẽ thấy điều tôi nghĩ là thực tế, mối đe doạ an ninh quốc gia thường trực đối với nước Mỹ ngày nay: đó là người đàn ông giận dữ siêu quyền lực. Đúng vậy, không phải là một siêu quyền lực khác đang đe doạ nước Mỹ vào cuối thế kỷ 20. Mối đe doạ lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt ngày nay là từ các cá nhân được trao quyền lực tối cao - những người ghét nước Mỹ hơn lúc nào hết do toàn cầu hoá cũng như những người có thể làm việc gì đó bằng chính sức lực của mình, thì hơn lúc nào hết, cũng là nhờ vào toàn cầu hoá.

Trong hệ thống chiến tranh lạnh, một người đàn ông giận dữ được trao quyền lực tối cao – một tên Hitler hay một Stalin- cần nắm quyền kiểm soát một tình trạng để tàn phá thế giới. Nhưng người đàn ông, hay người phụ nữ giận dữ được trao quyền tối cao có thể sử dụng những khả năng bao trùm toàn cầu hoá để tấn công cả một siêu cường. Đó là một đế chế la mã rộng khắp mà tất cả các con đường đều dẫn tới thành Rome, từ phía Bắc, Nam, Đông và Tây. Và đế chế đó đi qua hệ thống đường này mà Caesar mở rộng ra rất nhiều nơi. Và đó đều là những con đường lớn. Tuy nhiên, có một chuyện vui về những con đường này. Mọi người có thể đi hai lối, và khi Vandals và Visigoth quyết định tấn công Rome, thì họ tấn công ngay vào những con đường này. Điều này cũng đi cùng với toàn cầu hoá.

Những người đàn ông nổi giận được trao quyền tối cao xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Từ những người rất giận dữ nhưng kém thô bạo cho tới những kẻ giận dữ và có phần thô bạo hơn và cả những người rất giận dữ và rất thô bạo. Một ví dụ điển hình của người giận dữ nhưng kém thô bạo là những tin tặc - những kẻ đã tấn công tờ báo của tôi, tờ thời báo New York, trụ cột của sự thành lập nước Mỹ. Vào ngày 13/9/98, những kẻ tin tặc này đã làm phá huỷ trang web của thời báo New York, lần đầu tiên tin tặc đột nhập vào trang web của một tổ chức tin tức lớn. Ông Martin Nisenholtz, chủ tịch của công ty truyền thông điện tử thời áo New York đã kể với tôi câu chuyện sau đây: “Chúng tôi vừa mới phát hành ra báo cáo Keneth Starr cho tổng thống Clinton vào một ngày thứ 6 và đó là ngày tuyệt vời cho trang web của chúng tôi. Chúng tôi có một phiên bản mục lục hoàn chỉnh duy nhất của báo cáo Starr trực tuyến, vì vậy bạn chỉ cần đánh từ khoá và tìm những thông tin cần thiết, và chúng tôi đang mở ra tất cả các loại hồ sơ để sử dụng. Tôi quá thoải mái với nơi tôi ở đến nỗi mà tôi đã chấp nhận một lời mời tới Philadelphia để nói chuyện tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế Wharton. Vì vậy đến tối thứ 7 tôi đã đi Philadelphia. Lúc 7 giờ 45 sáng chủ nhật, tôi đã nhận được điện từ tổng biên tập trang web của chúng tôi rằng chúng tôi đã bị tin tặc tấn công. Sự việc này xảy ra ngay trước khi có một nhóm nào đó tìm cách rời khỏi các máy chủ của chúng tôi với những lời yêu cầu. Tuy nhiên điều này hoàn toàn khác. Tin tặc đã thực sự tiếp quản trang web của chúng tôi và đang công bố thông điệp của chính họ trên trang chủ của chúng tôi với biểu trưng HFG “Tin tặc tấn công những cô gái nhỏ.” Chúng đã lồng vào bức ảnh một người phụ nữ khoả thân trên hình của biểu trưng HFG này. Vì vậy chúng tôi đã lấy lại trang này và công bố lên trên cùng, và sau đó chúng trở lại và lấy lại trang này, và công bố lên trên cùng của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi lại trở lại và lấy lại trang này, rồi họ lại trở lại và lấy lại nó. Trong vòng 2 giờ, chúng tôi đã có cuộc tranh chấp tay đôi những trang chủ trên chính trang web của mình. Tin tặc đã đột nhập vào hệ thống của chúng tôi và tiếp quản các máy chủ của chúng tôi – nơi các trang web được lưu trữ và cuối cùng chúng đã có thể thiết lập kết nối với trang web của chúng tôi. Mỗi khi tin tặc ở đó, chúng đều có cách tiếp cận tương tự như khi chúng tôi quản lý trang web của tờ thời báo New York. Chúng tôi tiếp tục hỏi chính mình, liệu chúng tôi có phá bỏ trang web của mình hay không, và tôi nói không. Tuy nhiên cuối cùng, rõ ràng là chúng tôi đã phải làm điều đó. Lúc 10 giờ 20 phút sáng, chúng tôi đã phải dừng hoạt động của trang web và đóng cửa toàn bộ các hatches (các điểm vào ngoài mạng xa). Cách thức tin tặc đột nhập vào trang web là khai thác một lỗi hỏng trong hệ điều hành Unix. Chúng tôi đã xoá sạch các máy chủ bị tấn công và xây dựng lại trang web trên các máy chủ mới, cắt bỏ tất cả những kết nối với bất kỳ vùng ở xa nào.”

Điều tôi thấy thú vị nhất là những thông điệp mà những kẻ tin tặc đã đưa lên trang web của tờ thời báo New York. Thông điệp mở màn là: “Chúng tôi sở hữu con lừa câm.” Những phần của những lời nhắn nằm trong mã, một dạng ngôn ngữ cây ôliu công nghệ cao của chính họ. Tấn công các cô gái trẻ được viết là H4CKING FOR GIRL3Z. Những nguyên âm nhất định là những con số, như trong thông điệp cuối cùng của chúng: “R3ST ASUR3D, W3 WILL B3 BACK SOON”. Những kẻ tin tặc rõ ràng đang rất thích thú, gần giống như Jesse James, trong việc chỉ ra chúng thông minh hơn so với cấu trúc quyền lực toàn cầu, như đã trình bày trong tờ thời báo New York và trên trang web của nó. Thông điệp của những kẻ tin tặc là bạn có thể giàu, song bạn không thể cạnh tranh với những bộ não của tổ chức Internet, cho dù nó có ít quyền lực hơn nhiều. Ở một điểm các tin tặc viết: “Việc chúng tôi đánh vào tất cả các đỉnh và không sử dụng ngôn ngữ “elite” không có nghĩa là chúng tôi là trẻ con, hay chúng tôi không sở hữu con lừa câm của các ngài. Đối với những ai gọi chúng tôi là bọn trẻ chưa trưởng thành, thì chứng tỏ rằng có thêm một người nữa đã đánh giá thấp chúng tôi. Và điều tồi tệ hơn, nó chứng tỏ về tính an toàn (của các ngài) ra sao? “Bọn trẻ chưa trưởng thành có thể bỏ qua bức tường lửa trị giá 25.000 USD (của các ngài), bỏ qua an ninh thiết lập ở đó bằng với hàng chục năm kinh nghiệm, thậm chí hàng trăm năm kinh nghiệm từ một trường đại học nào đó, Nyah nyah.”

Yêu cầu duy nhất của những kẻ tin tặc này là thả ông Kevin D. Mitnick - một tin tặc máy tính khét tiếng đang nằm trong tù sau khi bị FBI bắt vào tháng 2/95. Từng là tin tặc máy tính bị truy nã nhiều nhất trên thế giới, Mitnick bị buộc tội vì đã có một thời gian phạm tội, từng là kẻ ăn cắp hàng nghìn file dữ liệu và ít nhất 20.000 số thẻ tín dụng của các hệ thống máy tính trên khắp nước Mỹ. Điều hành thông qua một modem máy tính kết nối với chiếc điện thoại di động, Mitnick đã bị bắt sau khi hắn thâm nhập vào máy tính gia đình của một chuyên gia an ninh máy tính danh tiếng, ông Tsutomi Shimomura - một nhà nghiên cứu tại trung tâm siêu máy tính San Diego. Shimomura đã giúp một đội vũ trang gồm các chuyên viên kỹ thuật của công ty điện thoại và nhân viên điều tra liên bang sử dụng máy quét tần số di động để truy lùng và bắt Mitnick.

Những kẻ tin tặc này về cơ bản đều là những người theo trào lưu Internet chính thống. Họ có thói quen của mình, có những anh hùng dân gian của mình, có ngôn ngữ riêng, học thuyết âm mưu riêng, và khởi nguồn niềm tin riêng. Tuy nhiên, họ không có hệ tư tưởng chính trị mạch lạc theo nghĩa của một hệ thống xen kẽ thực tế. Họ là những Harpo thực sự. Họ có một thái độ mà không phải là một hệ tư tưởng. Họ chỉ muốn chứng tỏ rằng hệ thống đó không thể kiểm soát họ, mà là họ có thể kiểm soát hệ thống.

Chuyển lên quy mô cao hơn, bạn có thể tìm thấy những người giận dữ hơn đôi chút và bạo lực hơn đôi chút. Giống như những kẻ theo chính sách ly khai những con hổ giải phóng Tamil giận dữ có quyền lực siêu phàm - những kẻ đã tấn công đại sứ quán Sri Lanka tại Washington vào tháng 9/1998. Tờ thời báo Washington đã viết: “Khi đại sứ quán Sri Lanka triển khai một địa chỉ email, thì quân du kích những con hổ giải phóng Tamil đã nhận được lệnh yêu cầu khủng bố. Ngay lập tức chúng đã bắt đầu bao vây đại sứ quán bằng những lời đe doạ đánh bom và quá nhiều thuốc mê “thịt giăm bông” thư điện tử mà các nhà ngoại giao không thể sử dụng địa chỉ đó cho các hoạt động kinh doanh hợp pháp. Một nhà ngoại giao đã gọi địa chỉ này là “chủ nghĩa khủng bố thư điện tử.” Câu chuyện trên có nhấn mạnh tới việc đại sứ quán Sri Lanka hồi năm ngoái, rút cuộc đã phải để một chuyên gia máy tính triển khai một chương trình mới nhằm lọc thư điện tử khỏi Những con hổ tự do hoá giải phóng Tamil Eclam (LTTE). Chiến thuật của những con hổ này được đề cập như một mối đe doạ mới trong bản báo cáo về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu của Bộ ngoại giao Mỹ. Báo cáo đã khẳng định có một nhóm tự xưng là Những con hổ đen Internet, trước đó vào tháng 8/97 đã tấn công bằng các vũ khí thư điện tử làm ngừng trệ hoạt động của các hệ thống thư điện tử của đại sứ quán. Theo bộ ngoại giao Mỹ, “nhóm này đưa lên Internet tự xưng là một nhóm của LTTE – chuyên “tự tử bằng bom thư điện tử”. Nhóm đã sử dụng cái gọi là “thư điện tử tới FTP tên lửa chống chủ” làm quá tải một địa chỉ thư điện tử mục tiêu và gây ra sự đổ vỡ tương tự về mặt khối lượng mà người nhận thư buộc phải loại bỏ hoàn toàn site thư điện tử của mình.

Và cuối cùng đó là những người đàn ông thực sự giận dữ và thực sự bạo lực, những người đàn ông giận dữ có quyền lực tối cao và là những người không chỉ sử dụng thư điện tử. Đó là các Harpo với những khẩu súng thật. Điều này có nghĩa là có một hệ thống đánh giá thế giới mà họ không phải, và không bao giờ là một phần trong đó. Theo quan điểm của họ, Mỹ, IBM, Thời báo New York, thị trường chứng khoán phố Wall và nền kinh tế toàn cầu đều là một phần của một dinh thự quyền lực cần được hạ bệ. Những người đàn ông giận dữ có quyền lực tối cao đầy bạo lực này gồm có phái Aum Shinrikyo (Niềm tin tối cao) tại Nhật Bản, nhóm do Osama Bin Laden tại Afghanistan, nhóm Unabomber và Ramzi Yousef tại New York. Aum Shinrikyo chủ trương một hỗn hợp các ý kiến của đạo Hindu, đạo phật, và các học thuyết âm mưu rộng khắp thế giới liên quan tới Mỹ, người Do thái, hội viên hội tam điểm và các nhà tư bản toàn cầu. Giáo phái Nhật Bản này đã giết hại 12 người và làm bị thương vài nghìn người vào tháng 3/95 khi phun khí huỷ hoại thần kinh sarin trong xe điện ngầm của Tokyo. Mặc dù vậy, theo tờ The Economists, Aum Shinrikyo đã cóp nhặt được khoảng một tỷ đôla tài sản và đã mua một chiếc trực thăng hiện đại của Nga được trang bị tiên tiến để phun các chất hoá học gây chết người. Osama Bin Laden - triệu phú người Arập Xêut đã từng tài trợ cho vụ ném bom vào các đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania vào tháng 8/97, làm thiệt hại hơn 200 người, thường xuyên liên hệ với các máy điện thoại vệ tinh trên khắp thế giới thông qua mạng trực tuyến hồi giáo Jihad của chính hắn (JOL). Tờ thời báo New York đã đưa tin rằng FBI đã tải xuống một máy tính cá nhân bị đánh cắp của Haroun Fazil - một trong những tên thám tử của Bin Laden tại Kenya và tìm thấy một thông điệp thư điện tử trong đó hắn ghi chi tiết cách thức theo dõi những vấn đề toàn cầu thông qua CNN, sử dụng Internet để liên lạc với những tên khác trong mạng lưới ngầm Bin Laden và tự gắn cho mình là “giám đốc thông tin truyền thông của mạng lưới di động Đông Phi.”

Ramzi Yousef là kẻ đã đạo diễn cuộc ném bom trung tâm thương mại thế giới tại New York hôm 26/2/93, khiến 6 người bị thiệt mạng và làm bị thương hơn 1.000 người. Hắn nằm trong thế hệ của những thanh niên trẻ nổi giận từ Thế giới thứ 3 - những kẻ từ lâu đã mong muốn làm những điều mà cha mẹ họ chưa thực hiện được trước đây. Điều này đã dẫn tới sự phẫn nộ đối với các nước phương Tây, hành động trả thù cho tất cả những rối loạn mà chúng đã chứng kiến trong xã hội của mình, nhưng thực hiện điều này bằng cách sử dụng công nghệ phương Tây trong khi lại bác bỏ đi cấu trúc giá trị phương Tây đằng sau nó. Những thanh niên này thích ý tưởng mà bạn có thể chắt lọc lấy bí quyết công nghệ, tính toán bằng thị thực của bạn và sống một lối sống của người theo trào lưu chính thống với những cánh cửa sổ đóng và một bức màn che. Nơi mà những kẻ theo trào lưu chính thống Internet chỉ sẵn sàng sử dụng một con chuột và một lỗi hỏng hóc của hệ Unix để thực hiện mục đích của mình, thì Ramzi Yousef và đồng nghiệp đã sẵn sàng sử dụng đynamit và một xe tải Ryder. Tuy nhiên về cơ bản chúng đều có mục tiêu chung - để bôi nhọ Mỹ hoá – toàn cầu hoá và dậm chân lên nó, bằng cách sử dụng hệ thống chống lại chính nó.

Ramzi Yousef thực sự là kẻ giận dữ có quyền lực tối cao. Hãy thử nghĩ một phút về hắn ta. Chương trình của hắn ta là gì? Tư tưởng của hắn ta là gì? Xét cho cùng, hắn ta đang cố gắng phá huỷ cả 2 toà nhà cao nhất tại Mỹ. Hắn ta muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo tại Brooklyn? Hắn ta muốn có một nhà nước Palestin tại New Jersey? Không. Hắn ta chỉ muốn phá huỷ 2 toà nhà cao nhất tại Mỹ. Hắn ta nói với toà án liên bang tại Manhattan rằng mục tiêu của hắn là gây ra một tiếng nổ lớn có thể làm một toà tháp của Trung tâm thương mại thế giới đổ xuống toà tháp kia và làm thiệt mạng 250.000 dân thường. Thông điệp của Ramzi Yousef là hắn ta không có thông điệp nào ngoài việc gợi lại thông điệp xuất phát từ một nước Mỹ đầy quyền lực tới xã hội của hắn. Tờ The Economist đã từng nhấn mạnh rằng “những kẻ khủng bố muốn có nhiều người chú ý đến nhưng không muốn nhiều người chết.” “Tuy nhiên không phải là những kẻ giận dữ có quyền lực siêu phàm vì chúng muốn cho nhiều người chết. Chúng không muốn thay đổi thế giới. Chúng biết rằng chúng không thể làm được điều đó, vì thế chúng chỉ muốn phá huỷ tất cả những cái có thể.

Một phần lớn trong vụ kiện của chính phủ Mỹ đối với Ramzi Yousef (ngoài việc phá huỷ trung tâm thương mại thế giới vào năm 1993, hắn ta còn có kế hoạch phá huỷ một chục máy bay dân dụng Mỹ tại châu Á vào tháng 1/95) phụ thuộc vào các file trong máy tính xách tay Toshiba màu trắng nhạt mà theo cảnh sát Yousef đã bỏ rơi khi hắn ta bay qua căn hộ của mình tại Manila vào tháng 1/95, chỉ một thời gian ngắn trước khi hắn ta biết được bị theo dõi. Khi các điều tra viên có được máy xách tay của Yousef và đột nhập vào các dữ liệu này, họ phát hiện rằng máy tính của hắn ta chứa các lịch trình bay, những lần nổ dự kiến và các tài liệu nhận dạng mẫu kèm ảnh một trong số kẻ chủ mưu của hắn ta. Tôi thích cái đó – Ramzi Yousef lưu tất cả những âm mưu của hắn ta trong ổ C của chiếc máy Toshiba của hắn.

Điều thú vị về Ramzi Yousef và những kẻ giận dữ có quyền lực siêu phàm xuất hiện bên ngoài thế giới hồi giáo Arập ngày nay nhắc tới chuyên gia nghiên cứu Trung Đông Stephen P.Cohen, đó là “chúng đã từng tin tưởng rằng chúng phải lật đổ các chính quyền của chính mình và nắm quyền kiểm soát nhà nước của mình trước khi có thể thách đố Mỹ. Bây giờ chúng chỉ thực hiện điều này một cách trực tiếp bằng chính sức của mình với tư cách cá nhân. “Toàn cầu hoá không chỉ giúp chúng có thể tấn công nước Mỹ như những cá nhân, mà còn cho chúng động cơ để làm điều đó, và cũng cho chúng khả năng logic. Lôgic ở đây là các nhà nước của chính chúng không còn đại diện cho cấu trúc năng lực thực sự. Cấu trúc năng lực tương ứng là toàn cầu. Nó nằm trong tay của những người có quyền lực siêu phàm và siêu thị của Mỹ và đó là những người có thể hướng dẫn cho các chính phủ khác phải làm gì. Do đó nếu như bạn muốn hạ bệ cấu trúc quyền lực thực sự, bạn phải đi theo những người có quyền lực siêu phàm và các siêu thị đó mà không dính líu gì với chính phủ Pakistan hay Ai Cập.

Điều gây khó khăn cho những kẻ giận dữ có quyền lực siêu phàm không chỉ là khái niệm cho rằng Mỹ có kỹ thuật cao cấp hơn mà còn là Mỹ làm cho giá trị của nó cũng siêu phàm, trong khi đó, theo quan điểm của những kẻ khủng bố, thì các giá trị Mỹ không có gì đáng giá hơn là chủ nghĩa bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng nhạt nhẽo, và lòng tôn thờ công nghệ một cách dại dột. Cuộc trao đổi tiếp theo diễn ra vào lúc đóng cửa phiên toà xử Ramzi Yousef, giữa hắn ta và quan toà Kevin Thomas Duffy. Đó là cuộc đối đầu của kẻ giận dữ có quyền lực tối cao đối với người có quyền lực tối cao.

Ramzi Yousef nói: “Các ngài tiếp tục nói chuyện về sự trừng phạt tập trung và giết hại những người vô tội… Các ngài đã là kẻ đầu tiên giết hại những người vô tội và bây giờ là kẻ đầu tiên đưa ra dạng chủ nghĩa khủng bố vào lịch sử loài người khi ném một quả bom nguyên tử giết hại hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ em ở Nhật Bản và khi làm thiệt mạng hơn 100.000 người, hầu hết là dân thường tại Tokyo bằng những quả bom cháy. Các ngài giết hại họ bằng cách thiêu họ đến chết. Và các ngài giết những người dân thường Việt Nam bằng hoá chất, cái gọi là chất độc màu da cam. Các ngài giết hại dân thường và những người vô tội, chứ không phải là những tên lính trong mọi cuộc chiến tranh đơn độc mà nó tham gia. Các ngài tham chiến nhiều hơn bất kỳ một nước nào trong thế kỷ này, và sau đó nó còn có can đảm nói chuyện về việc giết hại những người vô tội. Và bây giờ các ngài đã phát minh ra các cách mới để giết hại những người vô tội. Các ngài áp dụng cái gọi là cấm vận kinh tế, một cách giết hại không ai khác ngoài trẻ em và người già, và hơn cả Irắc, các ngài đã áp đặt cấm vận kinh tế đối với Cuba và những nước khác trong thời gian hơn 35 năm. Chính phủ trong phần kết luận của mình và bài diễn thuyết khai mạc cho thấy tôi là một kẻ khủng bố. Vâng, tôi là một kẻ khủng bố và tôi rất tự hào về điều đó. Và tôi ủng hộ cho chủ nghĩa khủng bố khi nó còn chống lại chính phủ Mỹ và Israel, bởi vì các ngài còn độc ác hơn cả những kẻ khủng bố: các ngài là kẻ tạo ra chủ nghĩa khủng bố và đang sử dụng nó hàng ngày. Các ngài là kẻ tàn sát, giả dối và đạo đức giả.”

Thẩm phán Kevin Thomas Duffy sau đó trả lời: bảo Yousef nắm sự cuồng nộ hư vô và phán quyết “Ramzi Yousef, anh tự xưng là quân đội Hồi giáo. Trong tất cả những người đã từng bị giết hại hoặc bị tổn thương theo một cách nào đó do trận ném bom Trung tâm thương mại thế giới, anh không thể kể tên ai là kẻ phản đối anh hay nguyên nhân dẫn đến hành động của anh. Anh không quan tâm, và cũng chẳng cần biết có bao nhiêu người bị chết và bị thương. Ramzi Yousef, anh không phù hợp để bảo vệ đạo Hồi. Chúa của anh là cái chết. Chúa của anh không phải là thánh Allah… Anh không tìm kiếm những sự chuyển đổi. Cái duy nhất mà anh muốn làm là gây ra cái chết. Chúa của anh không phải là thánh Allah. Anh tôn thờ cái chết và sự huỷ hoại. Cái anh làm, cái anh làm không phải để dành cho thánh Allah; anh làm chỉ để thoả mãn cảm giác cái tôi của chính mình mà thôi. Anh làm cho những người khác tin là mình là một quân nhân, nhưng các cuộc tấn công vào dân thường mà ở đây anh bị kết tội là đã thực hiện những cuộc tấn công lén lút, đã giết hại và làm bị thương những người dân vô tội… Ramzi Yousef à, anh đã đến nước này với tư cách là một người theo trào lưu chính thống hồi giáo, nhưng anh chả mấy quan tâm hoặc không hề quan tâm tới người hồi giáo hay lòng tin của những tín đồ Hồi giáo. Anh không ngưỡng mộ thánh Allah, mà ngưỡng mộ những tội ác mà chính anh đã có. Và tôi phải nói rằng là tôn đồ của tội ác, anh là người có ảnh hưởng lớn nhất.

Điều thú vị trong câu chuyện về Ramzi Yousef, đó là sự thật về một trong những kẻ chủ mưu cùng với hắn ta, Mohammed Salameh, đã trở về văn phòng cho thuê xe tải Ryder – nơi hắn ta đã thuê một chiếc xe tải để sử dụng trong vụ ném bom này. Salameh đã bỏ ra 400 USD tiền đặt cọc để thuê chiếc xe này và muốn lấy lại số tiền đó mặc dù hắn ta đã làm nổ lốp chiếc xe. (Hắn nói với những người cho thuê rằng chiếc xe đã bị đánh cắp). Đối với Salameh, thế giới là 2 vương quốc hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, hắn ném bom vào Trung tâm thương mại thế giới giết hại người Mỹ để lấy ân báo oán. Buổi chiều, hắn đến văn phòng lấy tiền lại theo những nguyên tắc pháp luật và bộ luật hợp đồng của Mỹ. Không có điều gì tốt hơn là việc nắm lấy khả năng của những người nổi giận có quyền lực siêu phàm để khai thác công nghệ của thế giới hiện đại mà không hấp thụ chút nào trong giá trị của nó. Khi Ramzi Yousef bị các nhà điều tra thẩm vấn hỏi làm cách nào Salameh có thể quay lại lấy được số tiền đặt cọc - điều giúp cho cảnh sát theo dõi và bắt được kẻ đánh bom này, thì hắn ta trả lời chỉ bằng một từ: “Ngu ngốc”.

Vậy thì có một sự biện hộ nào đối với những kẻ như vậy? Một điều tốt là phải tin tưởng rằng với những chương trình xã hội hay kinh tế hay văn hoá hợp lý, thì các xã hội sẽ có thể loại trừ được động cơ, nỗi oán giận và sự giận dữ của tất cả những kẻ có cảm giác bị đè bẹp bởi Mỹ hoá – toàn cầu hoá. Nhưng chúng tôi không thể. Những kẻ giống như Ramzi Yousef thường có động cơ thúc đẩy và hành động đồi bại ở mức cao. Cảm giác nỗi đau của chúng sẽ không quẩn quanh đâu đây, và cả công tác xã hội cũng thế. Thường có một phần cứng trong những kẻ như Ramzi Yousef. Cách bảo vệ duy nhất là cô lập phần cứng đó khỏi xã hội rộng lớn quanh nó. Cách duy nhất để làm được điều này là đảm bảo rằng phần đông xã hội đó có quyền lợi trong hệ thống toàn cầu. Điều làm sao một người có thể thực hiện được ý tưởng trên là một trong những chủ đề trong chương cuối của cuốn sách này.

Một người không nên có ảo tưởng. Những kẻ nổi giận siêu quyền lực có ở mọi nơi, và đó là mối đe doạ thường trực nhất ngày nay đối với nước Mỹ và sự ổn định của hệ thống mới này. Điều đó không phải bởi vì Ramzi Yousef là một kẻ siêu quyền lực. Không, không, không. Đó là bởi vì trong thế giới ngày nay có rất nhiều kẻ như Ramzi Yousef.
Nếu bạn muốn nói chuyện với con người


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương