CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

(VCD 18)144

145 Thứ ba: Tác động chuyển biến khí chất

Thay đổi khí chất từ đâu? Từ tâm.

Trong kinh điển ví dụ lấy “Đệ Tử Quy” để nói, những giáo huấn của nó như ăn uống, ngồi, đi, lớn đi trước, nhỏ đi sau, người lớn đứng, người nhỏ không được ngồi, người lớn ngồi, cho mới được ngồi.

Khi đọc những kinh văn này, họ dần dần sẽ thực tiễn. Khi họ thực hiện những hành vi này, sẽ từ bên ngoài dần dần nội tâm của họ được chuyển hóa, tâm cung kính này của họ ngày càng vững chắc. Tâm cung kính vững chắc, trong “Thành ý” tự nhiên biến hóa thành “Khí chất”.

Khi con cái đọc kinh văn mà không làm, có thể biến hóa khí chất chăng? Hiệu quả rất có hạn, nên học quý thực hành.

1469-3&4. “Trưởng hô nhân, tức đại khiếu; Nhân bất tại, kỷ tức đáo” (Người lớn gọi, liền gọi thay; Nếu không có, mình làm thay)


Động tác này rất quan trọng, nó có thể vận dụng rộng rãi, chính là lễ nghi tiếp đãi khách.
1. Lễ nghi tiếp đãi khách

Ngày xưa vì họ là đại gia đình, khi khách đến nhà, có thể họ muốn gặp ông nội hay là tìm bác. Không thể khi khách đến nhà, lại đến phòng quý vị để tìm người, như vậy không hợp lễ nghi.

Chúng ta là “Vãn bối” (thế hệ sau), gặp trưởng bối và khách đến nhà phải chủ động:

- Xin hỏi ông tìm ai?

Giả dụ khách nói là muốn gặp bác, thì em nhỏ này nên làm gì? “Tức đại khiếu” (Liền gọi thay), đi tìm bác, đi nhanh không được thất lễ với khách, để người ta đợi lâu là không tốt. Nếu bác không ở nhà, Nhân bất tại, kỷ tức đáo” (Nếu không có, mình làm thay), phải trở lại nói với khách:

- Bác cháu không có ở nhà. Xin hỏi quý vị có việc gì chăng?

Vì rất có thể họ từ xa đến, có câu: “Không có việc không đến điện tam bảo”, người ta đến tìm chắc là có việc. Vì thế chúng ta nên hỏi:

- Xin hỏi quý vị có việc gì chăng? Có điều gì cháu có thể thay ông truyền đạt được chăng?

Khi một đứa bé từ nhỏ đã ứng đối như thế, sau này quý vị để chúng làm việc có yên tâm được chăng? Yên tâm. Vì thế không nên xem thường những lễ tiết này, nó nói lên khi chúng đối mặt với một việc, nhất định xử lý nó một cách triệt để, gọi là thái độ có thủy có chung. Khi chúng làm được như thế, tâm chúng không dễ nông nổi, cấp bách.

Thế nên thông qua sinh hoạt lễ nghi này, đều là đang trưởng dưỡng tu dưỡng cho bọn trẻ.



***

(VCD 19)147


148Buổi sáng chúng ta nói đến Trưởng hô nhân, tức đại khiếu, nhân bất tại, kỷ tức đáo” (Người lớn gọi, liền gọi thay; Nếu không có, mình làm thay).
Thứ nhất: Lễ nghi tiếp khách khi khách đến nhà

Chúng ta ở trong gia đình nên xem một chút, hiện nay các em có biết tiếp đãi khách chăng? Ví dụ có dì đến chơi, các em ở đó chơi vi tính, các em sẽ làm sao? Chúng sẽ hét lớn:

- Mẹ ơi! Dì đến!

Như vậy được chăng? Đã quen như thế, nên chúng rất làm biếng, rất tùy tiện. Vì sao? Vì việc tôn kính trưởng bối được đặt ở thứ yếu. Vậy với chúng điều nào quan trọng? Trò chơi của tôi quan trọng hơn. Lâu ngày tâm cung kính không còn nữa, thế nên mới cần phải dạy.

Quý vị nào từng dạy con cách tiếp đãi khách xin đưa tay? Điều này ảnh hưởng chúng rất sâu sắc, nếu đứa bé này không học lễ phép, có thể khi ở trường và sau này là ở công ty, đều không được suôn sẻ.

Chúng tôi từng dạy các em, từng em một đến luyện tập làm sao tiếp đãi khách. Điều trong kinh văn này không chỉ giảng giải suông mà phải để các em thao tác thực tế. Không chỉ thao tác một lần, hai lần, phải để chúng luyện tập nhiều lần, chúng sẽ lâu ngày thành quen.

Một hôm buổi sáng, khi ăn cơm trưa có một dì đến (Những đứa bé này học được cũng là sự sắp xếp khéo léo). Các em vốn đang ăn cơm, trước khi bà bước vào cửa phòng học, tất cả các em đều dừng lại, buông bát cơm và đũa xuống, để làm gì? Tranh nhau ra tiếp đón khách. Thật ra khi chúng có thể vừa học vừa hành, chúng sẽ học một cách hoan hỷ. Dì này vừa bước đến cửa lớp, sáu đứa trẻ xếp thành một hàng, cùng một lúc cúi người xuống nói:

- Xin chào quý khách!

Dì này không dám bước vào. Bà nói:

- Được sủng ái mà lo sợ, xưa nay chưa từng được tiếp đãi bằng lễ nghi long trọng như vậy.

Bà nói tiếp:

- Nếu trẻ em đời tiếp theo đều như vậy thì chúng ta rất được an ủi.

Tiếp theo khi khách bước vào, chúng tôi dạy chúng cách để dép, nên để dép như thế nào để chỗ khách bước vào, khi bước ra thì lập tức có thể mang vào.

Thế nên các bạn, mỗi động tác của lễ nghi, thật ra đều là đang đặt mình vào hoàn cảnh người khác, nghĩ cho người khác. Tâm nhân hậu của chúng cũng đang thực hành từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Nên việc để dép cũng phải để sao cho người ta lúc mang vào phải được dễ dàng.

Khi dì đó bước vào, chúng đều nói:

- Mời dì ngồi, con đi rót nước cho dì.

Mời dì ngồi trước, sau đó nói:

- Mời dì dùng trà, con đi mời mẹ con đến.

Đây chính là lễ nghi tiếp đãi khách ở trong gia đình cần phải học tập.


Thứ hai: Lễ nghi tiếp khách khi ở trường, cơ quan

Lại nữa, khi ở trường, chúng tôi thấy lớp bên cạnh, khi thầy cô giáo bước vào lớp, các em nhìn thấy, chúng sẽ làm như thế nào? Chúng đứng nguyên tại chỗ, bắt đầu hô lớn:

- Thầy ơi! Thầy giáo lớp bên cạnh tìm thầy.

Điều này không phù hợp thái độ lễ phép, thế nên điều này cũng phải dạy học sinh. Hướng dẫn chúng nhất định trước phải nói:

- Thưa thầy, xin thầy đợi một chút, để em đi gọi thầy chúng em đến.

Nói với thầy giáo xong. Sau đó mới đưa thầy cô giáo đến, tức là phải làm tốt công việc từ đầu đến cuối.

Thật ra khi chúng đang thực hành lễ nghi, sự nhẫn nại và trầm tĩnh của một đứa bé đang trưởng dưỡng, bồi dưỡng trong quá trình thực hiện lễ nghi này.

Chúng ta thấy trong công ty nổi tiếng, nếu có người đến tìm bạn của họ, hoặc là tìm cấp trên. Thông thường khi người ta đối diện tình cảnh này sẽ làm như thế nào? Ví dụ khách muốn tìm giám đốc, nhưng có thể lúc đó giám đốc đang họp. Lúc này nhân viên liền nói:

- Tìm giám đốc à, ông ta ở trong đó.

Như vậy có được chăng? Người khách này liền vừa bước vào phòng thì liền thấy ở trong đó đang họp. Ông ta mở cửa ra, như vậy sẽ xuất hiện tình huống gì? Rất ngượng nghịu lúng túng, vì buổi họp đang dang dở, rốt cuộc là tiếp tục họp hay là tiếp đãi khách? Như vậy thật sự rất thất lễ. Nếu như ông chủ này truy cứu xem ai là người tiếp đón? Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần tình huống này, có thể mất việc như chơi, vì việc thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.

Thế nên đối diện với tình cảnh đó, phải mời khách ngồi trước, rót ly nước để họ uống, rồi nói:

- Để tôi đi xem giám đốc bận hay không, ông đợi tôi một chút.

Đi xem thấy đang họp, thì thỉnh thị xem, nếu có thể còn khoảng mười đến hai mươi phút thì trở lại nói với khách để trong lòng khách có sự chuẩn bị.

Cho nên lúc nào cũng phải phù hợp lễ nghi, khi nào cũng khiến người ta cảm thấy thoải mái.

Lễ tiếp đón này, không chỉ ở nhà, ở trường, trong công ty mà thậm chí ở cả các cơ quan chính phủ. Cơ quan nhà nước tiếp đón là những ai? Rất nhiều khách có thể là người quan trọng của các nước, hoặc là nhân dân trong cả nước. Nếu nhân viên làm việc ở cơ quan chính phủ mà có những hành vi không phù hợp lễ tiết như vậy thì có thể không chỉ mất mặt đến tận nước ngoài, mà còn có thể khiến nhân dân mình mất lòng tin đối với họ. Cho nên lễ đích thực rất quan trọng.

Khổng Lão Phu Tử nói Bất học lễ, vô dĩ lập” (Không học lễ, không làm nên gì cả), rất khó đứng vững ở trong xã hội hay đoàn thể. Thế nên câu kinh văn này, chúng ta có thể đem nó giải thích thành lễ nghi tiếp đãi.

149Trong lễ nghi tiếp khách, còn có một lễ nghi nữa cũng không được coi thường, chính là cách tiếp điện thoại. Chúng ta thấy các em hiện nay, chúng có biết tiếp điện thoại chăng?

2. Lễ nghi tiếp điện thoại

Tôi từng gọi một cuộc điện thoại, đúng lúc do con của bạn tiếp. Tôi hỏi:

- Ba con có nhà không?

Nó nói:

- Không có! Đi đâu không biết!

Rụp! Liền cúp điện thoại mất. Nếu trẻ em đến tiếp điện thoại cũng không biết, ngoài việc không có tâm cung kính ra, còn khiến cho thể diện của gia đình thế nào? Đều mất hết. Cho nên lễ nghi nghe điện thoại chúng ta cũng phải hướng dẫn chúng. Khi các em tiếp điện thoại, chúng ta nên để chúng thao luyện thực tế:

Cầm điện thoại lên:

- Chào ông! Tôi là Thái Lễ Húc (nói tên mình ra), xin hỏi ông tìm ai?

Ví dụ khách nói:

- Ba con có ở nhà chăng?

Nếu ba có ở nhà thì nói:

- Xin ông đợi một chút, để cháu đi gọi ba.

Liền bỏ điện thoại xuống đi gọi ba nghe điện thoại. Nếu ba không có ở nhà, lúc này trẻ em phải biết nên ứng phó như thế nào? Có thể thỉnh giáo đối phương:

- Thật ngại quá, ba cháu không có ở nhà, xin hỏi ông là ai? Có việc gì cần cháu chuyển lời đến ba cháu chăng?

Tức là có thể hỏi xem lý do họ gọi điện vì nói cho cùng, người ta gọi điện đến là nhất định có việc. Chúng ta phải hỏi rõ ràng để họ không uổng gọi một cuộc điện thoại. Cũng có thể hỏi đối phương:

- Xin hỏi ông có việc gấp không ạ?

Nếu là việc gấp, có thể lấy số điện thoại di động của ba nói cho khách biết. Các em từ nhỏ hiểu được cách ứng đối, thì mức độ thuần thục trong làm việc của chúng sẽ ngày càng cao. Nghe điện thoại còn có một động tác sau cùng, đó là khi gọi điện cho trưởng bối xong, nhất định phải đợi trưởng bối gác điện thoại trước, chúng ta mới gác, vì có thể trưởng bối còn có một vài lời, nếu chúng ta lập tức tắt điện thoại thì có thể lời họ chưa kịp nói hết thì điện thoại đã tắt. Nên động tác này cũng là thể hiện tâm cung kính đối với trưởng bối.



150Câu kinh văn tiếp theo, chúng ta đọc qua một lượt.

CHÁNH VĂN 10:




Xưng tôn trưởng, vật hô danh;

Đối tôn trưởng, vật hiện năng.

Lộ ngộ trưởng, tật xu ấp,

Trưởng vô ngôn, thoái cung lập.

Kỳ hạ mã, thừa hạ xa,

Quá do đãi, bách bộ dư.


DỊCH NGHĨA:

Kính người lớn, chớ gọi tên;

Trước người lớn, chớ khoe tài.

Gặp người lớn, ở trên đường, nhanh đến chào,

Người chưa nói, kính lui đứng.

Gặp người già, đang đi bộ, phải xuống ngựa,

phải xuống xe,

Đến thăm hỏi, đợi người đi, hơn trăm bước,

mới quay đi.

10-1. “Xưng tôn trưởng, vật hô danh” (Kính người lớn, chớ gọi tên)

1. Cách xưng hô với trưởng bối

Xưng hô với trưởng bối, không nên trực tiếp gọi tên họ ra, thật ra đây cũng là tâm cung kính.

Tôi nhớ khi ở nhà xưng hô với hai người chị, đều gọi là “đại tỷ” (chị cả) và “nhị tỷ” (chị hai). Đột nhiên có bạn hoặc đồng học hỏi tôi:

- Chị bạn tên gì?

Khi tôi nói tên chị ra, cảm thấy toàn thân không thoải mái, hình như có chút gì đó không tôn kính. Vì thế không nên coi thường cách xưng hô này, gọi lâu ngày, càng gọi càng thân, nên gọi chị, anh! Thật vậy trong cách xưng hô này, giữa người và người ngày càng thân mật hơn.

Nhưng nếu trực tiếp gọi tên, ví dụ khi vợ chồng xưng hô đều là gọi ba chữ. Ba chữ vậy, gọi lâu ngày, không khí đó ngày càng lãnh đạm, thậm chí là ngày càng quá đáng.

Cho nên chúng ta cũng nên đối với tôn trưởng cách xưng hô đều lấy chú, bác, dì để xưng hô.


2. Cách xưng hô với lãnh đạo

Ra ngoài xã hội, chúng ta cũng dùng, ví dụ như “Giám đốc Trần”, “Tổng giám đốc Trần”, nên xưng hô như vậy, người ta nghe thấy dễ chịu, cũng không đến nỗi mạo phạm người khác.

Lớp trẻ hiện nay, chúng ở nhà hay ở trường cũng phải thực hiện thái độ này.


3. Cách xưng hô với đồng sự

Đồng sự, ví dụ chúng tôi làm thầy cô giáo, giữa đồng sự với nhau, trước mặt học sinh không nên trực tiếp gọi “thầy Lễ Húc”, hoặc là “thầy gì gì đó”, không nên xưng hô như vậy. Vì như vậy là đang gọi tên của thầy cô giáo đó. Nên xưng hô thế nào cho tốt? “Thầy Trần”, “Thầy Thái”, đây cũng là làm mẫu cho học sinh thấy. Tuy là xưng hô giữa người lớn với nhau, có thể thân mật một chút, nhưng trẻ em cần phải học tập từ nhỏ thái độ khiêm cung. Chúng ta là thầy cô giáo cũng phải chú ý từng chi tiết nhỏ này.

Đây là Xưng tôn trưởng, vật hô danh” (Kính người lớn, chớ gọi tên). Vì phong tục phương Tây truyền vào phương Đông, người phương tây xưng hô ba mẹ mình, đều gọi tên trực tiếp. Rất nhiều người cảm thấy, mặt trăng của phương tây tròn hơn, chúng tôi có một người bạn, anh ta xem sách phương Tây rồi nói:

- Có thể trực tiếp gọi tên.

Cho nên anh dạy con gái mình gọi tên của ba mẹ. Sau khi gọi mấy năm thì tôi đến Hải Khẩu dạy “Đệ Tử Quy”, anh ta mới biết là sai. Vì lúc này con gái anh ta đã nói chuyện với anh ta rất bình đẳng, thiếu đi sự cung kính, lúc này thì không dễ hướng dẫn nữa rồi. Cho nên xưng hô là phải kiến lập thái độ lớn nhỏ, phải có tôn ty, nên lễ nghi này không thể bỏ. Câu tiếp theo:


10-2. “Đối tôn trưởng, vật hiện năng” (Trước người lớn, chớ khoe tài)

1. Tài để làm gì?151-ix
Thứ nhất: Tài hoa152 nghệ thuật để làm gì?

Buổi sáng chúng ta cũng đề cập đến các em đã nâng cao tài hoa nghệ thuật của chúng, nhưng chúng ta phải dẫn dắt chúng mục đích của tài hoa là gì? Học tập nhiều tài hoa như thế, mục đích rốt cuộc là gì? Các bạn, quý vị cho con cái học nhiều tài hoa nghệ thuật như vậy để làm gì? Điều này rất quan trọng, vì quý vị đều là đang dẫn dắt các con đi theo phương hướng mục đích của này.

Một là: Không phải để sĩ diện, khoe khoang

Tôi có người học trò, em học thêm đến bốn môn, trong khi em mới đang học lớp sáu. Tôi liền nghĩ, chỉ cần em đến lớp siêng năng nghe giảng, nhất định không cần học thêm nhiều như vậy. Tôi liền kêu em đến thảo luận một chút, tôi nói:

- Em học thêm bốn môn quá nhiều, hay là chỉ học thêm hai môn trước xem thử.

Em này nói:

- Thưa thầy, không được đâu, trên đoạn đường chúng em ở, tất cả các bạn đều học thêm bốn môn.

Quý vị xem, việc các em học thêm mục đích ở đâu? Người khác đều đi, tôi không thể thua người khác. Cũng vậy, hiện nay học quá nhiều môn nghệ thuật, mục đích ở đâu? Người khác biết đàn dương cầm, tôi không thể không biết; Người ta biết nhảy, tôi không biết không được. Nếu như đều là vì muốn hơn người khác, vì sĩ diện, thì khi các em này học xong những tài nghệ đó, không những không có lợi ích gì (vì học quá nhiều nên học không chắc chắn) mà còn có thể tiêm nhiễm nếp sống hư vinh, nên khi học xong thường muốn khoe khoang với người khác. Cho nên thái độ của “gia trưởng” (trưởng gia đình) như chúng ta vô cùng quan trọng.

Hai là: Tài hoa nghệ thuật để hy sinh phụng hiến

Buổi sáng chúng ta cũng đề cập đến, nếu trẻ học nghệ thuật, chúng ta nên hướng dẫn chúng phải có chí hướng rằng “Học tài hoa nghệ thuật này là phải có thể tạo phước cho nhân dân”. Cho nên tôi thường nói với chúng:

- Mọi người của quốc gia xã hội là một thể hỗ tương lẫn nhau, mỗi người cống hiến năng lực và tài hoa của mình để lợi ích đoàn thể.

Ví dụ chúng ta có thể hướng dẫn chúng:

- Các em xem, ví dụ khúc nhạc mà chú Lý Thúc Đồng tiên sinh viết, hiện nay vẫn không ngừng hun đúc tánh tình của con người. Nếu các em muốn học âm nhạc cũng phải giống như Lý Thúc Đồng tiên sinh, lập định chí hướng cao, phải có thể Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc”153, dùng âm nhạc để cải thiện nếp sống xã hội.

Khi chúng ta dẫn dắt như vậy, chúng sẽ có chí hướng, tin rằng việc học tập của chúng nhất định có sự khác biệt với các em khác.

Còn khi chúng chỉ vì khoe khoang, thì đứa bé học môn tài hoa nghệ thuật này tuyệt đối sẽ gặp trở ngại mà không thể đột phá. Vì khi chúng thích so sánh với người khác, chúng có tâm được mất hơn thua, niềm hứng thú này sẽ rất nghiêm trọng, đến lúc đó sẽ không leo lên được. Nhưng khi chúng có chí hướng, chúng sẽ không ngừng cổ động mình hướng lên trước.

Thế nên chí hướng quyết định tất cả mấu chốt thành bại.

Thứ hai: Học tập giỏi để làm gì?

154Có người mẹ dẫn theo con gái ra phố mua đồ, gặp được một người bạn. Người bạn này liền nói với bé gái:

- Sao con vẫn chưa đi học?

Đứa bé vẫn còn nhỏ, nó liền hỏi mẹ:

- Mẹ à đi học để làm gì?

Người bạn này lập tức nói với bé gái:

- Cháu đi học để có thể kiếm được nhiều tiền.

Phải cận thận. Nếu quý vị là mẹ trong trường hợp như vậy, quý vị phải làm như thế nào? Hiện nay giá trị quan “Chí ở kiếm tiền” như thế chiếm đại đa số.

Một là: Học tập giỏi cũng để hy sinh phụng hiến

Bà mẹ này lập tức nắm bắt cơ hội này để giáo dục con cái, bà liền dùng cái nhìn nhẹ ra dấu cho người bạn này để cô ta không nên nói nữa. Bà ta liền nói với con gái:

- Đi học quan trọng nhất là học được bản lĩnh, vì nếu chúng ta có bản lĩnh thì có thể đi giúp đỡ người khác, có thể cống hiến cho xã hội.

Chúng ta nên nhớ rằng: Xã hội quốc gia giả, h trợ chi thể dã”. Khi bọn trẻ cảm thấy xã hội chính là sự giúp đỡ lẫn nhau, khi thái độ này của chúng hình thành, chúng đối diện với tất cả ngành nghề sẽ như thế nào? Sẽ tôn trọng, sẽ cảm tạ.

Nhưng nếu mục đích học của chúng là phải học được bản lĩnh kiếm nhiều tiền, như vậy sau này chúng dùng cách nào để nhìn các ngành các nghề? Xem tiền nhiều hay ít, chúng sẽ coi thường người của rất nhiều ngành nghề.

Học vấn ở nơi chủ tâm, nên chỉ cần tâm thiên lệch thì hoàn toàn trái ngược với đạo đức và học vấn.



Thế nên người mẹ lập tức hướng dẫn con gái mình, bà nói:

- Đi học chính là muốn học được bản lĩnh. Nhưng học được bản lĩnh rất trừu tượng, vì con còn quá nhỏ nên khó có thể hiểu.

Người mẹ lập tức (vì họ vừa mới đi từ trong siêu thị ra, mua một ít bánh bao) liền nói:

- Giống như chú lúc nãy mà ta vừa mua bánh bao đó, vì chú có bản lĩnh nên chú biết làm bánh bao, chú ấy có thể giúp chúng ta làm bánh bao để chúng ta có cái mà ăn. Cho nên chúng ta phải cảm ơn chú. Nhưng chúng ta cảm ơn chú ấy bằng cách nào? Có thể đem đồ chơi của con tặng cho chú ấy chăng? Hay là đem chiếc xe của con tặng cho chú chăng? Chú ấy nhất định là không cần đến những thứ này. Cho nên chúng ta cảm ơn chú bằng cách có thể cầm ít tiền đem đến cảm ơn để chú ấy cũng có thể dùng số tiền đó để đi mua những gì mình cần.

Bà đã mượn cơ hội này để dạy dỗ con tăng trưởng “bản lĩnh” của mục đích học tập, làm phương tiện phục vụ “tha nhân” (người khác). Khi bé gái đã có thái độ này thì không dễ sinh ngạo mạn.

Hai là: Tại sao có trẻ lúc nhỏ rất giỏi lớn lên lại bình thường?



155Chúng ta thường nghe có câu:Tiểu thời liễu liễu, đại vị tất giai”156, rất kỳ lạ. Vì sao khi nhỏ thì biết tất cả, năng lực tốt như vậy, nhưng khi lớn lên lại không chắc chắn có tiền đồ tốt?

Đây là một kết quả, nguyên nhân ở đâu? Chúng ta không thể vì kết quả dừng lại mà sống không minh bạch. Các bạn, quý vị cảm thấy như thế nào?

Không có tấm gương để noi theo

Vì nó cho là nó rất giỏi, biết tất, hơn tất cả mọi người khác, cho nên nó không còn có tấm gương nào để noi theo. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng.

Chúng ta có thể đem vấn đề này suy nghĩ tận tường. Có một người cha nói:

- Khi con trai tôi hai tuổi, cảm thấy nó có thể làm người lãnh đạo quốc gia. Khi con tôi lên cấp hai, cảm thấy chỉ cần nó có thể thi đậu đại học là tốt rồi. Khi con tôi học cấp ba, cảm thấy sau này nó học xong có công việc là tốt rồi, sao lại khác quá nhiều như vậy.

Khi người cha kỳ vọng ở con cái ngày càng thấp, như vậy con cái có thành công chăng? Không! Khi người lớn không làm gương tốt cho chúng, chúng cũng không có chí hướng gì, dần dần suốt ngày chỉ an nhàn buông trôi, rất vô vị.

Ba là: Muốn học vấn thành tựu phải lập chí

Thế nên vì sao chúng ta khi vừa mới học hay nhấn mạnh “Học quý ở lập chí”.

Hơn nữa năng lực, mục đích học ở đâu? Điều này cần phải cẩn thận ngay từ khi mới học xem năng lực học của các em, mục đích thật sự ở đâu? Vì sao phải học giỏi?

Chúng ta mới đầu nói đọc sách “Chí tại thánh hiền. Nhưng mà người hiện nay đọc sách “Chí ở kiếm tiền”, như vậy mục đích sai lầm thì liệu có thể có kết quả tốt chăng? Cho nên mới bắt đầu nhất định cần hướng dẫn quan niệm chính xác mới được. Vì sao khi nhỏ rất giỏi, có bản lĩnh, rốt cuộc lớn lên làm gì cũng không xong. Vì rất nhiều tài năng chỉ là khoe khoang. Thế cho nên vì sao Đối tôn trưởng, vật hiện năng” (Trước người lớn, chớ khoe tài). Các em từ nhỏ học được một ít anh văn, học được một ít năng lực, người lớn đem chúng đi khắp nơi khoe khoang. Trong tâm linh nhỏ bé của chúng sẽ cảm thấy chúng như thế nào? “quý vị xem người lớn đều vỗ tay, người lớn đều nói họ đều phải học tập tôi, vì tôi rất giỏi”.

Bốn là: Học vấn cao nhất là gì?



157Hôm qua chúng ta nói đến câu kinh văn sau: “Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu; Trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Lúc ăn uống, ngồi hay đi; Người lớn trước, người nhỏ sau): Thật ra lễ nghi này, tuy chỉ là chi tiết nhỏ trong cuộc sống, nhưng quan trọng nhất là trưởng dưỡng tâm cung kính cho các em. Cho nên học vấn thật sự chính là chủ tâm của chúng. Chủ tâm gì?

Nghĩ cho người khác

Có câu nói: “Học vấn cao nhất của con người chính là nghĩ cho người khác”. Đây mới gọi là học vấn cao nhất.

Con trai lớn của Phạm Trọng Yêm, ông đặt tên cho con là Phạm Thuần Nhân.

Những bậc làm cha mẹ, quan tâm đến con cái vô cùng chu đáo, ngay đến đặt tên cũng đều là giáo dục con cái. Mục đích người xưa đặt tên là gì? Thông qua cái tên này mà kỳ vọng con cái, khiến chúng luôn cảnh tỉnh mình. Nên Phạm Trọng Yêm đặt tên cho con trai là Thuần Nhân, là ông kỳ vọng con mình luôn giữ được trái tim nhân từ.

Chúng ta xem chữ “Nhân” này, là chữ hội ý. Bên trái một chữ “Nhân” (người), bên phải một chữ “Nhị” (hai), có nghĩa là gì? Hai người, hai người nào? Nghĩ đến mình thì cần phải nghĩ đến người khác.



Cho nên vật mà mình không muốn chớ nên cho người khác158, vật mình yêu thích mới đem cho người;

Cái lợi mà mình muốn hãy đem cho người, cái mình muốn đạt, hãy làm người khác đạt.



Bọn trẻ từ nhỏ biết được rằng đây là cha kỳ vọng đối với chúng, tự nhiên chúng sẽ thường cổ vũ mình, đốc thúc mình làm theo phương hướng này.

Phạm Thuần Nhân đích thực cũng không cô phụ kỳ vọng của cha.

Có một lần Phạm Trọng Yêm nói với con:

- Ở đây cha có 500 đấu lúa mạch, con hãy giúp cha trở về quê nhà.

Phạm Thuần Nhân từ kinh thành, giúp cha vận chuyển về quê nhà ở Giang Tô. Giữa đường gặp được bạn cũ của cha. Người này liền đem tình trạng gia đình mình nói với Phạm Thuần Nhân:

- Cha mẹ tôi vừa đã qua đời, nhưng không có tiền an táng, còn có con gái cũng chưa gả đi, tình hình cuộc sống rất khó khăn.

Phạm Thuần Nhân nghe xong, lập tức bán 500 đấu lúa mạch, đem tiền đưa cho vị trưởng bối này. Nhưng số tiền bán lúa này vẫn không đủ.

Giúp người phải như thế nào? Giúp người phải giúp đến cùng,Đưa Phật phải đưa đến Tây thiên.

Cho nên Phạm Thuần Nhân liền đem chiếc thuyền vận chuyển lúa mạch bán đi thì số tiền mới đủ để đưa cho người bạn này.

Sau khi Phạm Thuần Nhân xử lý xong, liền trở lại kinh thành gặp phụ thân. Cùng phụ thân ngồi xuống, sau đó bắt đầu báo cáo với cha, nói rằng anh ta giữa đường gặp được người bạn cũ của cha, và nói đến quyết định sau cùng là đem bán 500 đấu lúa mạch để giúp ông ta, nhưng tiền vẫn chưa đủ. Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu lên nói với con:

- Vậy thì con đem thuyền bán đi.

Con trai ông nói:

- Ba à! Con đã bán nó rồi.

Thế nên “Phụ tử đồng tâm (Cha con đồng lòng), “Gia đạo(Gia đình) có thể trường cu(dài lâu) không suy. Phạm Gia đều là một trái tim nhân hậu, có thiệt thòi chăng? Không thiệt, được đại phú. Ba tôi đặt tên cho tôi, cũng là hy vọng tôi phải làm cho tốt lễ nghĩa, mà còn phải có sứ mạng phải xem lễ phép như chín vầng mặt trời, phải đem nó phát triển rộng rãi. Như vậy chúng ta mới không cô phụ cha đã đặt tên này cho chúng ta.



Nên học vấn cần phải trưởng dưỡng, chính là trái tim nhân hậu, trái tim cung kính này.
Thứ ba: Đọc sách để làm gì?

159Trong Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có đề cập đến, đọc sách chí hướng ở đâu? Chí ở Thánh hiền160.

Người hiện nay đọc sách chí hướng là gì? Kiếm tiền. Nên quý vị xem, người đọc sách đều học rất khổ, học mà đến giận mình vì họ thi không tốt, mục tiêu đó là sai lầm.

Cũng vậy, rất nhiều người học nghệ thuật, nghệ thuật chí ở đâu? Khoe tài. Cho nên công phu của họ, không thể thăng tiến.

Chúng ta cần nắm chắc căn bản. Phạm Trọng Yêm đọc sách mục đích ở đâu?

Để hy sinh phụng hiến

Đó là phải tìm thấy và nắm bắt một cơ hội có thể phục vụ cho nhân dân. Cho nên tâm cảnh của ông so với người đọc sách chỉ vì công danh, hiệu quả có giống nhau chăng? Tuyệt đối không giống nhau.

Cho nên giáo dục ở Thận ư thủy” (Cẩn thận khi mới bắt đầu), chúng ta hướng dẫn các em học tập tài hoa nghệ thuật, kỹ năng, cần phải có quan niệm chính xác.

2. Trưởng dưỡng khiêm tốn cho trẻ

161Vì thế không thể hiện năng” (khoe tài), mà phải là trưởng dưỡng thái độ khiêm tốn của chúng.

Trong Kinh dịch có đề cập đếnKhiêm chi nhất quái, lục hào giai kiết”162.

Trong Thư Kinh cũng đề cập đến Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích”163.

Trong 64 quẻ trong Kinh Dịch, mỗi quẻ đều có kiết hung xen tạp, chỉ có một quẻ tất cả sáu vạch đều là kiết, chỉ có một “Khiêm quái”. Cho nên một đứa trẻ hiểu được khiêm tốn, chúng có thể không gặp bất lợi.

Trong bốn bài của Liễu Phàm Tứ Huấn, nói về điểm mấu chốt của triết học nhân sinh, trong đó bài thứ tư có miêu tả lợi ích của sự khiêm tốn.

Ông Viên Liễu Phàm khi thi, cũng từng tham gia mấy lần thi tiến sĩ. Mỗi lần trước khi thi, ông quan sát những bạn đồng học đi thi và phát hiện có một số người đặc biệt khiêm tốn, khiêm tốn vượt trên người khác, đối với người khác rất cung kính, nhún nhường. Tuy những đồng học này có người tuổi còn rất trẻ, nhưng ông cảm thấy họ nhất định trúng tuyển, và cuối cùng kết quả đều như mong đợi, những người khiêm tốn đều trúng tuyển.

Thế nên chúng ta từ nhỏ cũng phải thường nhắc nhở con cái luôn giữ sự khiêm tốn.

Mặc dù ngày nay tài hoa chúng ta có giỏi đến đâu, nhưng tài hoa này liệu có phải chăng là dựa vào chính mình mà hình thành? Không phải, mà là trong quá trình trưởng thành, rất nhiều người chiếu cố cất nhắc chúng ta.

Cho nên càng có tài hoa, chúng ta càng cảm niệm nhiều người đã ủng hộ chúng ta. Có tâm như vậy tự nhiên sẽ không ngạo mạn. Đây là Đối tôn trưởng, vật hiện năng” (Trước người lớn, chớ khoe tài).

3. Đoạn trừ kiêu mạn của trẻ
Thứ nhất: Không khen ngợi tài năng học tập

164Lúc khi tôi còn nhỏ, tôi là cháu đích tôn nên được sự cổ vũ rất nhiều. Cho nên khi tôi làm bất cứ một việc gì thì mục đích là của tôi là tiếng vỗ tay, ngó xem người khác có thấy tôi đang làm hay không, nên đã trở thành sống trong tiếng vỗ tay.

Khi tôi học đại học, có một lần lên bục giảng thuyết trình, năm thứ tư đại học. Một vị trưởng bối của tôi, ông nghe tôi giảng bài xong đi xuống, ông rất vui nói:

- Con thật là người đang sống trong tiếng vỗ tay.

Ông ta vốn là đang khẳng định tôi. Thế nhưng khi tôi nghe câu nói này thì đột nhiên “Hồi quang phản chiếu165, giả như không có tiếng vỗ tay, tôi có làm hay không? Không làm. Nhưng rất kỳ lạ, rất nhiều việc vô cùng quan trng trong cuộc đời lại đều không có tiếng vỗ tay. Khi một người giả dụ thường sống trong tiếng vỗ tay, tâm được mất của họ tất nhiên rất nặng, cuộc đời như vậy tuyệt đối không tự tại an vui.

Thế là tôi bắt đầu thay đổi. Vì trước đây lời khen ngợi nghe quá nhiều, thật vậy nghe lời khen ngợi quá nhiều, nên chỉ cần một câu phê bình thì trong lòng liền cảm thấy không được dễ chịu. Cho nên tôi thường đọc câu văn trong “Đệ Tử Quy”: Văn dự khủng, văn quá hân, trực lương sĩ, tiệm tương cận (Nghe khen sợ, nghe lỗi vui. Người hiền lương, dần gần gũi).



Vì sao? Vì đích thực chúng ta chỉ có hai con mắt, hai lỗ tai, vậy thì có thể thấy được bao nhiêu, có thể nghe được bao nhiêu? Nhưng khi chúng ta có một con tim khiêm tốn, không biết có bao nhiêu cặp mắt nhìn đường giúp chúng ta, bao nhiêu lỗ tai giúp quý vị nghe được rất nhiều tin tức, rất nhiều khuyết điểm của quý vị.

Cho nên bọn trẻ cần phải lớn trong sự khiêm tốn, chứ không phải tự mãn.
Thứ hai: Không khen ngợi tướng mạo

166Có rất nhiều phụ huynh khen con điều gì?

- Ôi con lớn lên đẹp quá.

Quý vị khen chúng đẹp để làm gì? Khen chúng đẹp giúp được gì cho chúng? Nhưng nếu quý vị nói với chúng:

- Con rất có khí chất, phải chăng đó là mỗi ngày đều đọc “Đệ Tử Quy”? Phải chăng là vì thường đối với các bậc trưởng bối đều rất lễ phép? Nên có thể Thành ư trung, hình ư ngoại” (Trong lòng thành thực, thì sự thành thực hiện ra mặt).

Ngoài ra nói như vậy sẽ rất thuận tiện có thể ôn tập kinh văn.

Rất nhiều trẻ em, ví dụ các em gái nhỏ, rất nhiều người lớn vừa nhìn thấy chúng:

- Ngũ quan sao mà đẹp như vậy, mũi ra mũi, miệng ra miệng, con gái như vậy.

Em gái nhỏ này được quý vị khen như vậy hai ba năm, sẽ tạo thành kết quả như thế nào? Chúng mỗi ngày nhất định mang theo trên người một thứ, đó là cái gương.

Trong trường mẫu giáo có hai chị em đến nhập học, hai chị em đều rất đẹp, nhưng nét đẹp của đứa bé gái, thường thu hút người lớn hơn. Thế nên mỗi người nhìn thấy đều khen em gái đẹp, nên em gái này thường học đến nửa chừng liền lấy gương ra soi. Kết quả là em gái này học tập kém hơn rất nhiều so với em trai, vì em chỉ coi trọng bên ngoài, thường suy nghĩ vẩn vơ nên không chuyên chú, thường chỉ để ý xem người khác có nhìn mình hay không. Trẻ em như vậy về sau rất dễ đi đến con đường hư vinh (vinh quang hư ảo), cuộc sống phù hoa không thật. Vì thế không nên khen ngợi tướng mạo của bọn trẻ.

Thứ ba: Không khen ngợi tài hoa nghệ thuật

Khi quý vị khen ngợi tài hoa nghệ thuật của chúng, thì cũng phải hướng dẫn chúng trở về mục đích có tài hoa. Vì sao vậy? Vì có tài hoa, ví dụ chúng sử dụng đàn tranh rất tốt, vậy thì mục đích ở đâu? Biểu diễn cho người khác xem, sau đó để họ thấy mình rất giỏi ư? Như vậy là không đúng. Giả dụ quý vị hướng dẫn chúng như thế, đảm bảo việc sử dụng đàn tranh của đứa bé này nhất định sẽ có trở ngại.

Tài hoa phải quay về mục đích lợi ích xã hội

Nếu chúng ta hướng dẫn nói với chúng: Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc”167: Âm nhạc có thể hun đúc tánh tình của con người, có thể cải thiện nếp sống của toàn xã hội. Cho nên con học đàn tranh, học cổ cầm (đàn cổ) nhất định phải dùng tâm chân thành để học, thì mới có thể đàn ra khúc nhạc lợi ích xã hội đại chúng.

Khi chúng có mục tiêu này, tự nhiên toàn bộ thái độ của chúng sẽ không giống nhau. Vì thế không nên thường khen ngợi tài hoa nghệ thuật của chúng, mà nên khen ngợi đức hạnh của chúng.


Thứ tư: Chỉ khen ngợi phẩm hạnh của trẻ

Chúng ta cũng có thể tiến thêm một bước nữa để lợi dụng, và hướng dẫn trẻ. Chúng ta khen chúng, phải nhằm vào phẩm hạnh tốt của chúng mà khen, chứ không phải nhằm vào tài năng của chúng. Khen tài năng lâu ngày nhất định xảy ra vấn đề.

168Lại nói việc em bé tặng dép mới cho bạn, còn mình thì đi dép cũ. Chúng tôi liền khuyến khích đứa bé này:

- Em đúng là học sinh tốt của Khổng Tử.

Một là: Dạy trẻ phải nỗ lực làm gương cho người

Tiếp theo chúng tôi cũng tiến thêm một bước khuyến khích nó nói:

- Trong đám bạn học này em là anh lớn, nên sau này em phải làm tấm gương tốt.

169Chúng ta khen ngợi đứa bé này vì thấy nó chịu lấy giày mới của mình cho bạn mang. Chúng ta cũng đã tiến thêm một bước là khuyến khích đứa trẻ phát triển hạnh này của nó, hy vọng sau này trên phương diện đức hạnh, phẩm đức nó có thể làm gương cho mọi người.

Cho nên không nên thường khen ngợi tài hoa nghệ thuật của chúng, mà nên khen ngợi đức hạnh của chúng.

Hai là: Cần khẳng định trẻ

Chúng ta cần khẳng định bọn trẻ, cần phải để nó không quên lập chí, không quên để nó nâng cao định vị của mình, làm tấm gương cho người. Thế nên khen ngợi con trẻ cũng là một môn học vấn.

Vì sao ngày xưa người làm anh trai đều rất ưu tú, đều đặc biệt có trách nhiệm, vì sao vậy? Vì từ nhỏ cha mẹ đã nhắc nhở họ:

- Ba mẹ làm việc rất gian khổ cực nhọc, ở nhà con phải cố gắng chăm sóc nhiều đến các em.

Quý vị thấy chúng được kỳ vọng, có trách nhiệm tự nhiên năng lực sẽ tăng trưởng rất nhanh. Cho nên những câu kinh này, trong quá trình chúng ta hướng dẫn các em, cũng sẽ có rất nhiều cơ hội.

170Khi quý vị khen ngợi phẩm đức của chúng, ví dụ nói:

- Con quả thật rất hiếu thảo.



Hiếu thảo này tương ưng với tự tánh của chúng, chúng càng làm càng có tinh thần, điều này không có tác dụng phụ. Thế nên khen ngợi cũng phải tùy theo phẩm đức để xưng tán:

Ở “Đệ Tử Quy”!Nhất môn thâm nhập(Ði sâu vào một môn), một môn có thể nắm bắt cương lĩnh, cho nên các bạn, quý vị phải đọc thuần thục “Đệ Tử Quy”, nghe kỹ, phải đọc thuộc. Cho dù đối với chúng ta đã lớn tuổi, nói học thuộc lòng rất có áp lực, nhưng vẫn phải nên đọc thuộc.


Thứ năm: Dù là phẩm hạnh cũng không khen quá nhiều

171Tôi cũng từng thấy một người bạn hai mươi mấy tuổi. Lần đầu tiên tôi thấy anh ta, anh ta cao hơn tôi, lại đẹp trai hơn tôi, đã từng đọc sách thánh hiền. Chúng tôi nhìn thấy rất là ngưỡng mộ, vì anh ta đọc sách thánh hiền trước tôi, nên rất mừng cho anh ta, tôi liền khen ngợi anh ta:

- Thật hiếm có!

Tôi cứ khen ngợi anh ta như vậy. Lần đầu tiên gặp mặt có thể khen ngợi, nhưng có thể khen thật nhiều chăng? Không thể. Cho nên ngôn ngữ cần phải cẩn thận, tôi đã chưa làm tốt điều này. Tôi đã không kiềm chế được niềm vui của mình nên đã khen ngợi anh ta hơi nhiều. Sau đó tiếp xúc hơn một tuần lễ, tôi quan sát được một chi tiết nhỏ trong sinh hoạt, không được thỏa đáng lắm (vì anh ta nhỏ hơn tôi rất nhiều tuổi, nên chúng tôi cũng coi như tôi là anh của anh ta) cho nên tôi nói chuyện với anh ta về điều không thỏa đáng này, và thái độ cũng là Di ngô sắc, nhu ngô thanh” (Mặt vui tươi, lời hiền hòa). Nhưng khi ngôn ngữ tôi nói ra, sắc mặt anh ta lập tức thay đổi. Tôi cũng là người rất mẫn cảm, vốn là muốn khuyên, nhưng khuyên đến một nửa lập tức dừng lại, vì nếu anh ta nghe không lọt, thì sẽ làm mất không khí, lần sau không dễ nói chuyện.

Từ trong câu chuyện này tôi cũng lãnh hội được, khen ngợi người khác nên thuận theo phẩm đức họ mà khen ngợi. Nếu không như vậy đích thực trong tiếng khen ngợi làm mất đi chính mình.



172Nhận được lời khen ngợi nghe quá nhiều thì khi có những ngôn ngữ kiến nghị sẽ nghe không lọt vào tai. Thế nên khen ngợi người cũng phải dùng lý trí, cũng phải dùng trí huệ mới được. Điều này tôi cũng lãnh hội từ chính mình mà ra, và cũng nhìn thấy từ người khác, sau đó giở kinh điển để ấn chứng.

Chúng ta xem Lễ Ký phần thứ nhất Khúc Lễ nói về Tứ Bất Khả. Trang đầu tiên ghi rằng:Ngạo bất khả trưởng; Dục bất khả túng; Chí bất khả mãn; Lạc bất khả cực”173 (“Kiêu ngạo” không để tăng trưởng; “Dục” vọng không thể phóng túng, buông lung; “Chí” hướng không thể thỏa mãn; “Vui” không hưởng đến cực).

Chúng ta thử xem “Tứ bất Khả” (bốn điều không thể) bốn câu này, người hiện nay có phạm chăng?

Thứ sáu: Bài học ứng dụng “Tứ bất khả”

Một là: “Ngạo bất khả trưởng”

“Kiêu ngạo không để tăng trưởng”: Chỉ cần tâm ngạo mạn khởi lên, sẽ không có cách nào “thọ giáo” (hấp thụ được sự giáo dục), nên rất khó trưởng thành.

Giả dụ các em từ nhỏ đã ngạo mạn, đời này rất khó có thành tựu lớn lao. Vì sao?Tiểu thời liễu liễu” (Lúc nhỏ thông minh nhanh nhẹn), vì lúc nhỏ có những năng lực này nên tự ngạo, vậy thì rất phiền phức.

Vì nếu muốn học vấn thành tựu, quan trọng ở thái độ thọ giáo và khiêm tốn, có như vậy họ mới biết rằng mình giỏi còn có người giỏi hơn mình.

Hai là: “Dục bất khả túng”

“Dục vọng không để phóng túng”: Chơi bời lêu lổng. Quý vị xem hiện nay phải chăng là chơi bời xô xát đến mức đổ máu.

Ba là: “Chí bất khả mãn”

“Chí hướng không thể thỏa mãn”: Bọn trẻ hiện nay không có chí hướng, nên bình thường khi nhàn rỗi, chúng sẽ cảm thấy rất vô vị. Cho nên nói “Chí đương tồn cao viễn”, nghĩa là: Một người nên có chí hướng cao xa, cuộc đời của họ sẽ hoàn mỹ, họ luôn cảm thấy tôi phải nâng cao chính mình, mới có thể phục vụ xã hội, phục vụ tha nhân (mọi người).

Bốn là: “Lạc bất khả cực”

“Vui” không hưởng đến cực: Vui quá sanh bi ai, cho nên khi một đứa trẻ, từ nhỏ không biết nắm chắc từng chút, thường thường chơi đến không biết gì cả thì rất có thể trên thân thể sẽ xuất hiện một vài khả năng nguy hiểm. Các bạn, chư vị tổ tông trong mấy ngàn năm trước, đã đem những giáo huấn này viết thành kinh văn. Các bậc tổ tông không phụ lòng chúng ta, cho nên chúng ta càng không thể có lỗi với tổ tông.


17410-3. “Lộ ngộ trưởng, tật xu ấp” (Gặp người lớn, ở trên đường, nhanh đến chào)


Khi trên đường gặp trưởng bối, chúng ta phải chủ động đến chào hỏi.

Tôi từng nghe mẹ tôi nói, có một số học sinh mẹ từng dạy, khi đi trên đường nhìn thấy bà lập tức tránh nơi khác, không đến chào hỏi. Các bạn, tình trạng này là nguyên nhân gì tạo thành?

Đương nhiên có rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ chúng ta làm thầy cô giáo, không thân lắm với học trò, nên chúng cũng không gần gũi; Cũng có thể những đứa bé này từ nhỏ không quen hành lễ với người lớn, nên chúng không chủ động chào hỏi người lớn, không hiểu được đạo lý đối nhân xử thế. Cho nên chúng ta cũng phải nói với các em:

- Khi gặp trưởng bối nhất định phải đến trước cúi mình hỏi han. Đây là lễ nghi gặp mặt.

Các bạn, cúi người xuống có dễ chăng? Hiện nay bảo quý vị cúi người 90 độ trước người khác, có thể rất nhiều người không quen.

1. Lễ nghi phải được nội hóa thành tâm cung kính

Ở Thẩm Quyến có một trường mầm non, ở đó huấn luyện các em cúi đầu, huấn luyện khoảng một hai tháng, vẫn tiếp tục huấn luyện. Phải để động tác này nội hóa thành tâm cung kính của chúng.

Ví dụ về dạy lễ cho trẻ ngạo mạn, bất kính

Có một đứa bé, mẹ của đứa bé này có ba người chị em, ba của bé có bốn chị em, nhưng chỉ có ba mẹ của bé là sinh được bé, tức là chị và em của mẹ không có con, chị của ba cũng không có con, tất cả chỉ có một mình bé. Cho nên rất nhiều người quan tâm chăm sóc em. Thế nên, các bạn, đứa bé này có dễ nuôi chăng? Không dễ nuôi! Sao quý vị biết? Vừa có ông bà ngoại, ông bà nội, có rất nhiều người thương yêu.

Có một lần ông nội em bé này nói với các trưởng bối. Ông nói:

- Gặp đứa cháu này cũng giống như gặp tôi vậy, lời đứa bé này nói chính là tôi nói, nếu ai đánh nó chính là đã đánh tôi.

Trong tình trạng đó, đứa bé này sẽ như thế nào? Điều này có thể không phải là hại một đời. Cho nên nếu người lớn nếu không biết cách dạy trẻ con như thế nào, thì đích thực thương quá cũng trở thành hại. Chúng ta xem thấy bọn trẻ hiện nay không dễ hướng dẫn, vấn đề xảy ra ở chỗ nào? Thương yêu.

Ba mẹ bé nhìn thấy tình hình đó, đúng lúc cũng có cơ duyên là bắt đầu học “Đệ Tử Quy”, họ lập tức thấy tình hình như vậy không thỏa đáng, cho nên họ đem nó về nhà. Một lần đứa bé này đang ăn cơm, thức ăn trên bàn quá ít, nó lập tức dùng chân đạp bàn về sau nói:

- Thức ăn ít quá con không ăn.

Như vậy có đúng không? Không đúng! Nhưng cả nhà xem thấy rất bình thường, vì họ rất yêu thương nó, yêu thương nó như một ông vua con vậy. Vua ăn cơm cần mấy món? 100 món, sao quý vị biết rõ thế. Nên thức ăn quá ít nó không chịu ăn.


  1. Không dùng cương, phải nhẫn nại

Sau khi người mẹ đem nó từ ông bà về nhà rồi, mỗi buổi sáng nấu bát cháo rất có dinh dưỡng cho nó ăn, nhưng nó nói với mẹ:

- Con chỉ ăn mì, không ăn cháo.

Bà mẹ cũng không nổi giận vì Băng đông ba thước, không phải do lạnh một ngày”175, cho nên nó đã dưỡng thành thói xấu, nay phải nhẫn nại mới thay đổi được. Thế nên bà nói:

- Con không ăn à, thôi được rồi.

Đến chín giờ, nó nói với mẹ mình rất đói. Bà mẹ lại bưng bát cháo đó ra, nó vẫn không ăn.

Hiện nay có rất nhiều trẻ em tính khí rất ngoan cố, cho nên chúng ta phải làm sao? Không nên cứng rắn với chúng, phải cọ xát với chúng. Cho nên khi thấy nó không chịu ăn, bà mẹ lại đem cất đi. Đến chín giờ rưỡi nó lúc này thật sự rất đói, đưa bát cháo ra, nó liền ăn một hơi. Ăn xong nó nói:

- Cũng rất ngon.

Đúng vậy, nó đâu biết nhân gian tật bệnh khổ cực.



  1. Làm thân giáo cho con

Đến khi đưa nó đi học mẫu giáo, hai người, cả cha và mẹ của đứa bé này, cũng rất dụng tâm phối hợp với thầy cô giáo, liền dạy em cúi người. Mẹ em dẫn em đi, gặp thầy cô giáo, liền dạy em phải cúi người trước thầy cô giáo. Đứa bé này đứng yên không nhúc nhích (nó là đứa bé trai), cho nên bà mẹ liền bắt đầu cúi người chào thầy cô giáo, bà nói:

- Con làm giống như mẹ vậy.

Bà mẹ này cúi người chào khoảng mười lần, đứa bé vẫn như như bất động. Nhưng vì phải đi làm, bà mẹ phải đi gấp, đi đến trước cửa câu lạc bộ cảm thấy không đúng, giáo dục phải cẩn thận khi mới bắt đầu (“thận ư thỉ”). Mới đầu không dạy tốt chúng, về sau muốn dạy lại càng khó khăn. Bà liền gọi điện thoại cho chồng, người chồng lập tức đi đến.

Hai vợ chồng cùng đến trước con nói:

- Bây giờ ba dạy con cúi đầu, cúi đầu trước thầy cô giáo.

Sau đó người ba liên lục cúi đầu, cũng không biết làm như vậy bao nhiêu lần. Đến lúc này đứa bé đứng đó liền bật khóc. Chân tâm của người cha, khiến con tim khó tiêu hóa của em phải tan chảy, và đứa bé ngay tại đó cúi đầu trước thầy cô giáo. Khi em có thể cúi đầu được, thì về sau không còn khó khăn nữa. Vì thế dạy tốt một đứa bé, đích thực quan trọng nhất chính là sự hợp tác của phụ huynh và thầy cô giáo.

Người mẹ này cũng rất nhạy cảm về giáo dục, vì đứa trẻ này được quá nhiều người thương yêu, không có tâm cung kính đối với người khác, nên bà tìm mọi cách để điều phục ngạo mạn của con, hy vọng nó biết cung kính.


  1. Dạy con cung kính từ người vị trí thấp nhất

Mỗi lần trước khi rời khỏi khu tập thể của họ, nhà ở tập thể thường có nhân viên bảo vệ. Có lần bà gọi con:

- Đến đây chào chú, chào buổi sáng đi con.

Mỗi lần như vậy đứa bé này đều không bằng lòng. Có một lần mẹ nó, đứng bên người nhân viên bảo vệ và nói với con:

- Hôm nay con không cúi đầu chào thì chúng ta không đi lên.

Đứa bé vẫn ngoan cố không cúi đầu. Bà liền nói với đứa bé, bà nói:

- Từ người lãnh đạo quốc gia đến tất cả những người đang làm việc, mỗi người đều có cống hiến đối với xã hội, đều đáng để chúng ta tôn kính. Con tuổi còn nhỏ, mọi việc đều cần cha mẹ chăm sóc, ngoài ra còn có rất nhiều người phục vụ cho con, vì thế con nên chủ động cảm ơn và chào hỏi chú bảo vệ này.

Bà đã đứng trước chú bảo vệ này, giáo dục con mình. Khi đứa bé có thể nghe được những đạo lý này, thì nó đều có thể cúi đầu trước các bậc trưởng bối, tin rằng nó sẽ dưỡng thành thái độ cung kính, điều này đối với cuộc đời nó lợi ích vô cùng.

2. Lễ nghi khi gặp mặt?
Thứ nhất: Cúi đầu hoặc bắt tay

Lễ nghi khi gặp mặt, chúng ta có thể dùng cách cúi đầu. Vậy giữa người lớn với nhau thì sao? Hiện nay thông thường dùng phương pháp gì? Bắt tay. Thật ra bắt tay là lễ nghi của người phương tây, còn chúng ta thông thường nên dùng cách cúi đầu chào. Đương nhiên khi gặp trưởng bối, chúng ta phải Cấp xu tổn” (Nhanh đến chào), phải chủ động cúi đầu. Quý vị không thể từ xa nhìn thấy ông nội, vẫn cứ đi từ từ, đó là không cung kính. Đối diện với người lớn, chúng ta có thể cúi đầu chào hỏi, nếu ngang hàng thì cúi đầu rất tự nhiên.

Chúng ta thấy hiện nay xem thấy bộ phim Thương Đạo dài tập của Hàn Quốc, quý vị thấy họ gặp nhau đều cúi người như vậy, cảm thấy rất dễ chịu. Đến ngay cả người mà chúng ta nhìn thấy không thuận mắt, họ cũng bớt phóng túng một chút, khi ta hành lễ với họ.


Thứ hai: Cách bắt tay

Một là: Trưởng bối đưa tay trước

Hiện nay có rất nhiều trường hợp, đều dùng cách bắt tay để chào hỏi. Các bạn, bắt tay nên chú ý đến điều gì? Ví dụ ai đưa tay ra trước mới phù hợp lễ nghi hơn? Chúng ta nên suy nghĩ đến vấn đề thứ tự:

Khi bắt tay, trưởng bối và hậu học ai đưa tay ra trước? Trưởng bối đưa trước, mới đến hậu học đưa tay ra (còn nếu không chúng ta cúi đầu chào là được, không cần thứ tự).

Hai là: Cấp trên đưa tay trước

Cấp trên và thuộc hạ ai đưa tay trước? Cấp trên đưa tay trước. Ví dụ quý vị đến công ty người khác, nhìn thấy tổng giám đốc, tổng giám đốc chưa đưa tay, quý vị đã đưa tay ra:

- Chào ông! Chào ông!

Người ta không biết quý vị là ai, nên không đưa tay ra bắt, không phải quý vị thấy rất ngượng nghịu sao? Thế nên đối diện với cấp trên của người khác, cũng là đợi cấp trên đưa tay trước, chúng ta mới đưa tay. Thứ tự này không được điên đảo, nếu không có thể sẽ có tình huống khó xử xảy ra.

Ba là: Người nữ đưa tay trước

Nam và nữ ai nên đưa tay trước? Nữ. Quý vị rất có kinh nghiệm, đúng! Là nữ đưa tay trước. Nếu không người nam đưa tay ra, người ta không bắt tay quý vị, quý vị rất lúng túng, đây là thứ tự.

Bốn là: Khi bắt tay mắt nhìn đối phương

Khi chúng ta bắt tay, phải chú ý vấn đề thái độ. Bắt tay nên chú ý những động tác nào? Thái độ nào? Chúng ta diễn thực tế để tập luyện một chút, vị nào xung phong lên để chúng ta bắt tay. Đây, vị này, chính là anh. Nhân sinh sẽ có rất nhiều quả cầu biến hóa, khi quý vị tiếp được, quý vị cần phải rất tự nhiên. Khi chúng ta gặp bạn cần bắt tay, đầu tiên chúng ta cần chú ý đến đôi mắt. Mắt phải nhìn đối phương, ví dụ bây giờ tôi bắt tay anh này:

- Chào anh, chào anh

Đối phương sẽ cảm thấy như thế nào? Sao không có chút thành ý nào cả thế, có tình hình này. Vì sao? Vì trong buổi tiệc gặp rất nhiều bạn bè nên trong khi bắt tay với họ, nhưng mắt lại nhìn người khác. Đang bắt tay người này mà quay qua “chào anh, chào anh”, không tập trung, không có thành ý, thế nên mắt phải nhìn thẳng đối phương.

Năm là: Không dùng lực quá mạnh

Ngoài đôi mắt ra, còn phải chú ý đến tay, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ bóp tay người ta rất đau. Ví dụ tôi dùng lực mạnh bóp tay anh ta: “Chào anh, chào anh”, sức chịu đựng của anh ta khá mạnh, nên phải chú ý mức độ dùng sức.

Sáu là: Không quá lỏng, hoàn toàn không có lực

Hơn nữa lực khi bắt tay cũng phải đúng, ví dụ có nhiều người khi bắt tay, hoàn toàn không có lực, chính là như vậy: “Chào anh, chào anh”. Có ai thấy bắt tay như vậy chưa? Giống như là bệnh nghề nghiệp vậy, chỉ đụng vào tay người ta. Như vậy đều không có thành ý.

Bảy là: Thời gian bắt tay không quá lâu



Tiếp theo, phải chú ý thời gian bắt tay. Không thể quá lâu, không thể như vậy:Chào anh”, sau đó giữ tay họ quá lâu, họ không biết khi nào quý vị buông tay. Đặc biệt là người nam khi gặp cô gái đẹp, điểm này càng không thể phạm sai lầm. Khi chúng ta lúc nào cũng chú ý đến những điểm này thì như vậy người khác bắt tay chúng ta sẽ rất hoan hỷ.

Được! Cảm ơn anh, cho một tràng pháo tay động viên. Đây là trong khi bắt tay, lúc nào cũng để người ta cảm thấy dễ chịu.


Thứ ba: Giới thiệu

Hậu sanh, hoặc người nam phải giới thiệu trước

Bắt tay xong phải giới thiệu, phải giới thiệu lẫn nhau. Thứ tự giới thiệu rất khéo léo, nó trái ngược với thứ tự khi bắt tay. Ví dụ trưởng bối đưa tay trước, mới đến hậu sanh đưa tay. Nhưng khi giới thiệu, lại đem hậu sanh giới thiệu với trưởng bối, đem thuộc hạ giới thiệu cho thượng cấp,

Đem người nam giới thiệu trước người nữ, đúng là đảo ngược lại.

Thật ra nó tuy là một lễ nghi, nhưng ngày nay chúng ta thiết nghĩ, khi quý vị dẫn bạn học của mình đến làm quen với ba mẹ. Quý vị có nắm tay ba mình nói:

- Ba đến đây, chúng ta đến làm quen với bạn con, như vậy cảm giác rất kỳ cục.

Thật ra lễ nghi, nó chính là thuận theo tự nhiên. Làm gì có chuyện dẫn người lớn đến làm quen một người, có thể thân cao còn kém họ một bậc, như vậy quả thật rất kỳ quái. Nên lễ, trong Lạc Ký của Lễ Ký có đề cập đến:Lễ giả, thiên địa chi tự dã”176, thiên địa là một thứ tự và quy luật rất tự nhiên. Đây là những tình huống cần chú ý khi giới thiệu. Trong quá trình giới thiệu, rất có thể người ta sẽ đưa danh thiếp cho quý vị. Đưa danh thiếp và nhận danh thiếp cũng phải chú ý.


Thứ tư: Đưa, nhận danh thiếp

Một là: Chỉ nên đưa một tấm

Đưa danh thiếp như thế nào? Quý vị không nên cầm cả hộp đựng danh thiếp của mình rồi đưa cho anh một tấm, chị một tấm. Làm vậy khiến người khác có cảm giác gì? Không tôn trọng người khác.

Khi một người không tôn trọng người khác, thật ra đó cũng là không tôn trọng chính mình. Tục ngữ gọi là: Tự thủ kỳ nhục” (Tự rước lấy nhục).

Khi quý vị không kính người khác, thật ra là đã bất kính với chính mình. Tấm danh thiếp đó là tượng trưng cho quý vị, sao quý vị có thể phát một cách tùy tiện như vậy.

Hai là: Đưa hai tay, mặt chính quay về đối phương

Nên cầm ra một tấm, dùng hai tay đưa cho người khác. Khi đưa, nên dùng mặt chính hướng về người đối diện? Họ lập tức có thể thấy được mặt chính. Nếu ta đưa mặt trái, họ phải trở lại để xem. Ngay từ chi tiết nhỏ này cũng thường hiển lộ ra, phải thường nghĩ cho người khác.

Ba là: Khi nhận danh thiếp phải xem qua

Còn khi quý vị đón lấy danh thiếp người khác đưa, nhất định phải xem qua một lần. Quý vị không nên cầm lấy danh thiếp mà không xem rõ người ta họ gì, đã ngồi xuống nói chuyện, mới nhớ ra là không biết người ta họ gì, liền cầm ra để xem lại, như vậy thì quá ngượng ngùng.

Bốn là: Chào đối phương, không được gọi tên

Xưng tôn trưởng, vật hô danh” (Kính người lớn, chớ gọi tên). Không chỉ đối với tôn trưởng như vậy, mà đây là cách giao tiếp thông thường giữa người với người. Nếu như họ là tổng giám đốc, nếu như là trưởng khoa, chúng ta dùng cách xưng hô dưới đây để thể hiện sự tôn kính, họ cũng cảm thấy rất hoan hỷ. Cho nên chúng ta nhất định xem kỹ họ của người ta, ví dụ như “Trưởng khoa Trần”, liền nói:

- Trưởng khoa Trần, chào ông.

Năm là: Cất danh thiếp vào ví



Cầm danh thiếp rồi nên để ở đâu? Có thể quý vị lấy ví ra để vào. Rất nhiều người trực tiếp để trên bàn, trong quá trình ăn cơm, múc canh bị đổ xuống vào danh thiếp. Có thể đối phương nhìn thấy “Ôi danh thiếp của tôi, đối với danh thiếp của tôi mà còn không tôn trọng như vậy…”. Có thể để lại một ấn tượng không tốt cho họ, vậy liệu họ có hợp tác với quý vị chăng? Họ có buôn bán với quý vị chăng? Khi chúng ta lúc nào cũng giữ lễ, sẽ để lại ấn tượng tốt cho người khác, như vậy quý vị đã đi cùng chiếc cầu hữu nghị với người ta. Cho nên lễ nghi khi gặp mặt, chúng ta cũng không thể sơ suất.

Từ khi bắt đầu chúng ta nói về lễ nghi tiếp đãi, bây giờ nói về lễ gặp mặt:


10-4. “Trưởng vô ngôn, thoái cung lập” (Người chưa nói, kính lui đứng)


Ví dụ chúng ta đến chào hỏi trưởng bối, nếu trưởng bối không có việc gì, thì chúng ta đợi họ đi rồi chúng ta mới được đi, gọi là “Trưởng vô ngôn, thoái cung lập”.

Về thăm cha mẹ, kiên nhẫn chờ cha mẹ nói chuyện

Khi tôi học đại học, rất ít có dịp về nhà, một học kỳ trở về không được mấy lần. Khi chúng tôi vừa bước vào cửa, nhìn thấy ba mẹ, đây gọi là gặp người lớn, chúng tôi gọi:

- Ba, mẹ.

Rất nhiều sinh viên đại học khi trở về nhà, đối với mẹ rất lạnh nhạt. Chào hỏi xong cha mẹ là coi như xong, sau đó còn bận rộn hơn bình thường ở trường, bận làm gì? Tìm một số bạn học để gặp gỡ. Có tình trạng này chăng? Quý vị xem ba mẹ đợi, rất lâu quý vị mới về nhà, có thể có rất nhiều chuyện muốn nói với quý vị, vậy mà chúng ta bỏ quên cảm nhận của ba mẹ và trưởng bối. Điều này tôi cũng đã từng làm, nên cần phát lồ sám hồi.

Nhiều người sau khi chào hỏi cha mẹ xong, cất hết tất cả hành lý, lập tức đi đến bạn bè. Vì cha mẹ đã một thời gian không nói chuyện với quý vị, nên không hiểu rõ tình hình của quý vị, nhất định ba mẹ lo lắng rất nhiều. Thế nên lúc này quý vị nên ngồi xuống, xem sách cùng mẹ cũng được, uống với mẹ tách trà cũng được, thời gian này tuyệt đối không thể bỏ. Rất nhiều người nói:

- Mẹ tôi chẳng có gì nói với tôi cả.

Vì quý vị chào xong là đi mất, trong khi lời của bà còn chưa kịp lắng đọng để nói ra.

Thật ra khi quý vị có tâm, chỉ cần yên lặng ngồi bên mẹ cha, ngồi với người lớn một lúc, thì linh cảm của họ sẽ đến. Tự nhiên có rất nhiều lời có thể câu thông với quý vị. Cho nên khi chúng ta nói chuyện với cha mẹ, người lớn, cần phải có nhẫn nại. Cùng ngồi với họ, thật sự ngồi được một lúc, nếu cha mẹ đích thực không nói gì, chúng ta mới Trưởng vô ngôn, thoái cung lập” (Người chưa nói, kính lui đứng).

Khi tôi từ Hải Khẩu về, trưa hôm đó tôi đi thăm ông nội trước, thăm ông nội xong, tối trở về. Cũng là có hơn bốn tháng không nói chuyện cùng ba mẹ, nên tôi bỏ hết tất cả, nói chuyện với ba mẹ trước, nói chuyện đến hai ba tiếng. Trong quá trình nói chuyện, tôi đem tình hình sinh hoạt, công tác của mình báo cáo với ba mẹ rất tường tận, để ba mẹ yên tâm về những gì chúng tôi làm ở đó. Còn nhớ lần đầu tiên tôi trở về báo cáo với ba, thế nên ba tôi trong quá trình nghe, trong mắt có ba lần rơi lệ, vì ông nghe ở Hải Khẩu, ở Thẩm Quyến rất nhiều người học xong trở về lạy cha mẹ, nên khi ông nghe như vậy, không nén được cảm xúc nên chảy nước mắt.

Sau lần đó tôi trở lại nơi làm việc tiếp tục làm việc, lần đầu gọi điện về nhà cho ba mẹ, kết quả ba tôi liền nói:

- Con ở đó làm việc, cố gắng làm cho tốt, không cần lo việc ở nhà, việc ở nhà ba điều xử lý rất tốt.

Ba còn khiến tôi an tâm, hy vọng tôi không vướng bận gì.

Còn nhớ có lần tôi kể với ba tôi một trường hợp là ở Hải Khẩu có một học sinh, anh ta rất nỗ lực dạy họ “Đệ Tử Quy”. Khi cuối năm anh ta về nhà, liền muốn lễ bái cha mẹ, cảm ơn sự quan tâm trong năm qua. Anh ta liền bưng hai ly nước, ở trong phòng chuẩn bị bước ra. Trước khi anh ta muốn bưng ra, cảm thấy tim mình đập rất hồi hộp, có chút không dám. Nhưng chưa kịp bước ra thì có khách đến, một số người khách đến, khiến anh ta càng thoái lui, lại có người khác, càng lúc càng thấy ngại. Sau đó anh ta lấy lại dũng khí, nhớ lời thầy giáo đã dạy, chúng ta phải nỗ lực để làm. Thế nên anh ta mở cửa, trực tiếp bước đến trước mặt cha mẹ. Anh ta đột nhiên quỳ xuống, tất cả người thân vốn đang nói chuyện, anh ta vừa quỳ xuống thì hoàn toàn yên tĩnh, không biết sức mạnh nào, kể cả những người có chút hài hước cũng đều im lặng. Sau đó anh ta nói:

- Cảm tạ ân dưỡng dục của cha mẹ trong năm qua, năm mới bắt đầu, chúc ba mẹ sức khỏe sống lâu.

Nói xong liền lạy cha mẹ ba lạy. Người lớn ngồi quanh đó thấy vậy đều rất cảm động, anh ta cũng đang ảnh hưởng người lớn. Sau khi anh ta trở lại trường đã viết một bài văn, anh ta nói “Khi tôi đi cảm ân cha mẹ, tôi rất run, nhưng khi tôi quỳ xuống, đột nhiên cảm thấy đầu óc rất tnh táo. Thế nên bước chân đầu tiên có hơi khó khăn, nhưng chỉ cần ta dũng cảm bước ra, sẽ cảm thấy càng làm càng tốt. Câu tiếp theo:

10-5. “Kỳ hạ mã, thừa hạ xa (Gặp người già, đang đi bộ, phải xuống ngựa, phải xuống xe)

1. Đang trên xe gặp trưởng bối phải xuống hành lễ

Đây là miêu tả lại công cụ giao thông ngày xưa, ngồi trên ngựa, ngồi trên xe. Khi chúng ta ngồi trên ngựa, hoặc là đang ngồi trên xe, mà gặp trưởng bối, phải lập tức xuống ngựa, xuống xe hành lễ. Nếu quý vị ngồi trên lưng ngựa, gặp ông nội của quý vị, sau đó quý vị nói:

- Ông nội! Chào ông!

Như vậy quả thật không cung kính.

2. Dù đang bận, trưởng bối đến phải dừng hỏi thăm

Suy rộng ra, có thể đúng lúc quý vị đang bận. Ví dụ như đang đánh vi tính, khi có trưởng bối đến, trước nên như thế nào? Trước là dừng công việc để hỏi thăm, lúc nào cũng không nên quên tâm cung kính này.

Nhưng nếu như hiện tại đang ngồi trên xe, xe đang chạy trên đường cao tốc, đột nhiên phát hiện trưởng bối đang chạy xe, lúc này nên làm thế nào? Có thể hạ cửa xe xuống, rồi lớn tiếng gọi “Chú à” hay không? Điều này nên suy nghĩ về vấn đề an toàn.

Vì thế học lễ nghi cũng phải học một cách linh hoạt, không thể học cứng ngắc.

17710-6. “Quá do đãi, bách bộ dư” ến thăm hỏi, đợi người đi, hơn trăm bước, mới quay đi)


Đây chính là lễ nghi tiễn khách, chính là tiễn trưởng bối, tiễn khách, chúng ta phải đợi họ đi rồi chúng ta mới đi.

Khi giảng giải về điều này, tôi sẽ để học sinh tiễn khách thực tế: Một người làm chủ, một người làm khách, sau đó đi đến trước cửa nói:

- Tạm biệt.

Chủ nhân lập tức “ầm” đóng cửa lại.

Các đồng học khác liền được một trận cười. Sau đó lại mở cửa ra và hỏi khách:

- Giả dụ người ta tiễn bạn như vậy, bạn có cảm giác gì?

Anh ta nói:

- Hình như là muốn đuổi tôi đi cho rồi, lần sau tôi không đến nữa.

Thế nên tiễn khách cũng phải để người ta cảm thấy khách đến mà như trở về nhà, cảm nhận được sự tôn trọng. Chúng tôi trực tiếp thông qua thảo luận, ngoài thao tác thực tế ra, còn thông qua thảo luận.

- Các em, các em cảm thấy tiễn khách như thế nào là thích đáng?

Nhiều em bắt đầu suy nghĩ:

- Tiễn họ đến thang máy, đi thang máy xuống, sau đó chúng ta trở lại.

Như vậy trong lòng khách có cảm nhận gì? Rất ấm áp. Nếu như không có cầu thang máy? Chúng ta tiễn họ đến cửa cầu thang rồi trở lại.



Người xưa, khi họ tiễn trưởng bối, tiễn sư trưởng đích thực đều làm được Quá do đãi, bách bộ dư”ến thăm hỏi, đợi người đi, hơn trăm bước, mới quay đi), đều là thấy thầy r hết đường cong, không nhìn thấy bóng thầy họ mới đi.

Khi tôi đến Úc Châu học, học là phải hành, cho nên buổi tối khi thầy giảng bài xong, chúng tôi cùng nhau tiễn thầy trở về nơi thầy ở. Tôi thường đứng mãi ở đó, đợi khi thầy vào phòng, chúng tôi mới ra về. Các bạn học cảm thấy rất kỳ lạ, vì sao tôi cứ đứng mãi ở đó? Tôi liền nói với họ:

- “Quá do đãi, bách bộ dư” (Đến thăm hỏi, đợi người đi, hơn trăm bước, mới quay đi).

Thật ra khi chúng ta làm động tác này, trong lòng cảm thấy thật là hoan hỷ. Vì trong quá trình tiễn thầy, trong đầu chúng ta không ngừng hiện lên điều gì? Hiện lên cuộc đời chúng ta, nếu không gặp được thầy, trí tuệ không khai, phiền não không đoạn. Chính nhờ có sư trưởng giáo huấn từng li từng tí, chúng ta mới có nhiều trưởng thành trong cuộc đời. Thế nên trong quá trình tiễn thầy, đều bao hàm một trái tim cảm ân, trân trọng nhân duyên thầy trò này.

Cho nên người xưa, giữa người với người rất có tình nghĩa. Có phần tình nghĩa này, mới viết ra được rất nhiều thi từ vô cùng cảm động.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương