CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

(VCD 17)100


101Chúng ta vừa mới nhắc đến Minh Thái Tổ cho Trịnh Liêm hai trái lê lớn. Nếu quý vị là Trịnh Liêm quý vị sẽ xử lý như thế nào?

- Mang trái lê đi nấu hết.

- Có đúng không?

Vỗ tay hoan nghênh cho người bạn này. Có thể người bạn này biết trái lê đem nấu đi, đối với cổ họng rất tốt.

Cách làm của Trịnh Liêm gần giống với bạn. Ông lấy hai chậu nước lớn, mỗi bên để một quả, mang quả lê này đập nát ra, để nước lê thấm ở trong chậu nước này. Sau khi xử lý xong, một người uống một bát, bình đẳng. Lòng người đều rất bình, cảm thấy thật công bằng. Vì trong đại gia đình hơn 1.000 người này cho nên nhất định có những người họ hàng rất gần, cũng có những người là họ hàng xa hơn, nên tuy huyết thống không thân với Trịnh Liêm nhưng họ cảm thấy vị trưởng lão này đáng tôn kính. Sau đó Minh thái Tổ hỏi ông:

- Làm sao ngươi quản lý được 1.000 người này? Rốt cuộc thì ngươi dùng phương pháp nào?

Trịnh Liêm trả lời mấy chữ, ông nói:

- Không nghe lời phụ nữ.

Các bạn nữ, không nên nghe lời này rồi nói:

- Tôi không muốn nghe nữa tôi đi đây.

Không nên “Y văn giải nghĩa” (Dựa vào câu văn mà giải nghĩa), vì bất kỳ một lời nào đều có ý nghĩa với thời đại của nó. Chúng ta nên hiểu phụ nữ thời xưa dường như không có cơ hội học sách thánh hiền, nên họ không lĩnh thọ được hoài bão đó của thánh hiền, do đó khó tránh được một chút tự tư. Chỉ cần có tự tư, vì con cái của mình lấy nhiều thêm ít, thì sẽ tạo nên oán trách của người khác. Cho nên nảy sinh oán hận chính là bắt đầu từ tự tư. Vì trong toàn gia tộc có rất nhiều người, nhiều thế hệ, rất nhiều “chi” trên, dưới102, nếu bắt đầu từ tự tư sẽ ở đó tranh giành thì tất cả 1.000 người này sẽ phân tán thôi. Còn phụ nữ chúng ta ngày nay đều có học, nên lời nói dường như sẽ không tự tư, tự lợi. Nhưng trái lại cũng rất có thể đàn ông lại tự tư, họ chỉ nghĩ cho bản thân, nếu là đàn ông như thế, thì tính cách của họ cũng giống như phụ nữ.

Cho nên câu này quý vị nên hiểu rộng ra, nghĩa là ở trong gia đình, tuyệt đối không thể so đo từng tí, như thế nhất định sẽ tạo nên tranh giành. Con người vì sao muốn tranh? Vì sao? Họ cảm thấy cái giành được là của họ. Gia tộc Trịnh Liêm có thể duy trì được ngàn người, không phải không có nguyên nhân. Câu sau rất quan trọng, cho chúng ta phương pháp làm thế nào để anh em, để gia đình, có thể vui vẻ với nhau.


8-3. “Tài vật khinh, oán hà sanh” (Tiền của nhẹ, oán nào sanh)

1. Tài vật của mình phải biết xả “bình đẳng”

Thời xưa có một đứa trẻ tên là Khổng Dung. Nó mới 5 tuổi, lúc cắt lê, nó liền mang miếng lớn nhường cho ai? Anh trai, nhường cho anh trai ăn. Cho anh trai miếng lê lớn hơn miếng lê của mình, như vậy có là bình đẳng không? Kỳ thực thái độ như vậy là hoàn toàn chính xác, vì sao chính xác? Vì nó có thể làm việc nhà ít hơn anh trai.
Thứ nhất: Bình đẳng về lý, không phải về sự

Ngày nay chúng ta đều nói “Bình đẳng, bình đẳng, nên bình đẳng với con cái”. Câu này đúng hay không? Câu này xem quý vị hiểu như thế nào?

Về lý thì nên bình đẳng trong nhân cách, quý vị rất tôn trọng chúng là một cá thể, chứ không phải là bình đẳng trên sự việc. Vì sao? Vì nó còn nhỏ, nên ví dụ xin hỏi kinh nghiệm cuộc sống của nó với quý vị có bình đẳng không? Không bình đẳng! Đúng. Trí tuệ, cuộc đời của nó và quý vị không bình đẳng, nên quý vị phải dẫn dắt nó, quý vị phải dạy dỗ nó.


Thứ hai: Bình đẳng phải có tôn ty

Muốn vậy phải có “tôn ty”103“Trưởng ấu hữu tự” (Người lớn, người nhỏ phải có thứ tự trên dưới) thì đối với quý vị nó mới sanh khởi tâm cung kính. Còn nếu như ngay cả đứng, ngồi nó đều bình đẳng với quý vị thì làm sao nó cung kính quý vị? Cho nên “bình đẳng” này chúng ta nên nhận biết rõ ràng thì làm con cái họ mới biết “Tôn ty trưởng ấu”104, họ mới biết “Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu, trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Lúc ăn uống, ngồi hay đi; Người lớn trước, người nhỏ sau). Vì sao trước đây cha chưa về thì con không được ăn cơm trước? Đó cũng là nghĩ đến sự vất vả của cha, gánh vác cả gia đình, đè lên thân ai? Thân cha! Đây đều là ở trong lễ nghi cho con cái phải mọi lúc nghĩ đến sự vất vả của cha. Nếu như cha đi làm chưa về, con cái thì đã ngồi trên bàn ăn, chân thì đưa đi đưa lại, rồi đũa cũng không cần dùng mà ở đó bốc ăn. Lâu ngày nó sẽ học được cái gì? Không còn biết cha mẹ lao động cực nhọc, không còn biết tri ân cha mẹ, chỉ còn thấy “tôi là nhất, tôi giỏi”. Cho nên“Cẩu bất giáo, tánh nãi thiên” (Nếu chẳng dạy, tánh bèn đổi dời), nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ đổi dời. Con cái thời nay rất khó bảo. Chúng ta phải tỉ mỉ nghiên cứu, vì sao trước đây mấy trăm người đều có thể giữ gìn quy củ như vậy? Phương pháp của họ rốt cuộc ở đâu? Ở “Đệ Tử Quy”, nhưng phải thật làm, quý vị mới đạt được lợi ích.

Khổng Dung nhường miếng lê lớn cho anh trai nó ăn, đây là “Tài, vật khinh” (tiền, của nhẹ). Anh nó cầm lấy miếng lê lớn của em trai, đối với em trai càng thêm yêu thương, “quý vị xem, em trai đều mỗi lúc nghĩ đến tôi”. Cho nên người làm anh trai này càng ngày càng ngẩng đầu ưỡn ngực, khi có việc gì thì nhất định chạy đến trước mặt bảo vệ em trai. Đây là hiểu được ở trong “vật”105 phải biết xả bỏ.


2. Tài vật mình được chia phải biết nhường nhịn

Trương Sĩ Tuyển nhường nhịn khi chia tài sản

Lại nữa, vào thời “Ngũ đại106, có một người tên là Trương Sĩ Tuyển, cũng là một người có học. Cha của ông mất sớm, ông được người chú nuôi lớn. Lúc ông 17 tuổi, chú ông nói với ông:

- Con đã lớn rồi, chúng ta bây giờ mang tài sản của tổ tông, chia thành 2 phần, con một phần, ta một phần.

Nhưng Trương Sĩ Tuyển lập tức thưa với chú rằng:

- Chú à, chú có 7 người con, cho nên theo con nên mang di sản chia thành 8 phần.

Ông chú đó nói:

- Không được, con là đại diện cho cha con, nên chia thành 2 phần.

Nhưng Trương Sĩ Tuyển lúc đó mới 17 tuổi, ông rất kiên trì, nhất định chia thành 8 phần.

Nhường tài sản như vậy là ông đã thiệt thòi rồi sao? Sự nhường này là sẽ “Nhường” ra cái gì? “Nhường” ra đức hạnh của họ, “Nhường” ra vui vẻ của gia đình, “Nhường” ra tâm lượng của ông.

“Tâm lượng” lớn, “Phước” lớn. Cho nên khi ông vào kinh thi cử, bỗng nhiên gặp một người bói toán đi ngang qua, vị thầy bói này thấy trên mặt người này tại sao có nhiều nếp âm đức (nghĩa là tích rất nhiều âm đức). Vị thầy bói này thì nói với ông:

- Lần này ông thi được bậc cao.

Quả nhiên như vậy, ông lần thi này được bậc cao. Tin rằng tấm gương của ông như vậy sẽ truyền cho con cháu của ông, chắc chắn đời đời đều có phát triển tốt. Vì “Nhường” như vậy là tương ưng với tự tánh của mình.


3. Tài vật của người không được tranh giành

Khi con người hiểu được “Trong mệnh đã có tất phải có, trong mệnh không có đừng cưỡng cầu”. Sau khi hiểu rõ đạo lý thì “Lí đắc, tâm an” (Hiểu được lý, thì tâm an), thì sẽ không lo được lo mất, sẽ không muốn tranh giành với người nữa.
Thứ nhất: Số mạng không có, giành cũng không được

Muốn hiểu rõ chân tướng của vận mạng, chúng ta phải đọc một quyển sách tốt, tựa là “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đạo lý hiểu rõ, thì tâm mới bình, sẽ không đi tranh. Viên Liễu Phàm tiên sinh lúc nhỏ, gặp được một vị rất giỏi bói toán, tên là Khổng tiên sinh. Khổng tiên sinh này chính là Thiệu Tử, tác giả của “Hoàng Cực số kinh thế”107, vii [truyền nhân của “Mai Hoa Dịch số”], cho nên bói rất là chính xác. Chắc các bạn có kinh nghiệm về bối toán, có hay không? Nghe nói bây giờ bói toán rất đắt, đúng không vậy?

Một là: Người bình thường số mạng an bài

Con người, nếu như mạng bị đoán trúng thì quý vị thực sự đã phí công đến cõi này, không gây dựng được gì, nói lên đời này của chúng ta không có cố gắng tận dụng. Vì sao vận mệnh bị đoán chuẩn như thế? Vì thiện, ác nghiệp của một người đều sẽ hiện ra ở trong đời sống này của họ, mới có thể bị đoán ra. Thông thường con người đều cảm thấy bói toán thật sự rất đúng.

Hai là: Người đại thiện, đại ác số mạng chuyển đổi

Nhưng mạng của một số người, lại không thể đoán trúng được, đó là những người nào? Có hai hạng người khi bói sẽ không đúng: Một hạng là đại thiện, một hạng là đại ác.

Người thường những thứ họ làm đều là tiểu thiện và tiểu ác nhiều, tâm lượng lại không mở rộng, nghĩ đến đều là con cái, cháu chắt, vợ, nhà cửa, tiền bạc, đều nghĩ đến những thứ này, không có đại thiện, cũng không có đại ác, cho nên vận mạng bị đoán rất chuẩn.

Tuy nhiên, vận mạng có cộng trừ nhân chia. Ví dụ nói trong mạng của quý vị có tiền tài một 1.000 vạn, nhưng quý vị làm được một chút tiểu thiện, vậy thì 1.000 vạn thêm bao nhiêu? Lên được một chút, ví dụ khoảng 5 vạn, chỉ sai lệch có một chút so với vận mạng, cho nên bói sẽ rất chuẩn; Ngược lại quý vị đã làm một chút việc ác nhỏ, ví dụ trở thành khoảng 995 vạn, cũng còn rất chuẩn.

Nhưng khi quý vị đã làm rất nhiều việc thiện, 1.000 vạn này được nhân ví dụ là 5 = bao nhiêu? 5.000 vạn. Khác xa so với con số 1.000 vạn theo vận mạng, cho nên lúc này bói tuyệt đối không chuẩn; Cũng vậy nếu như đã làm những việc không có tình người, 1.000 vạn này bị chia cho ví dụ là 5, còn 200 vạn, vậy cũng bói không chuẩn. Cho nên chúng ta hiểu được cho dù người này dùng thủ đoạn bất hợp pháp đi cướp giật tài sản, họ cướp được 200 vạn thì cũng chẳng qua là trong mạng vốn dĩ đã có, vậy mà họ cướp được 200 vạn [bằng 1/5 của 1.000 vạn trong mạng đã có], còn ở đó dương dương đắc ý “Anh xem tôi có lợi hại không”. Kỳ thực họ đã bị mất đi 800 vạn [vì tổn phước nên số tiền trong mạng đáng được có bị mất đi 4/5 = 800 vạn].

Cho nên “Quân tử lạc đắc tác quân tử”108“Tâm an, Lí đắc”109, “Tiểu nhân oan uổng tác tiểu nhân”110, vì cuồng vọng nên khi họ lấy được hai vạn này, không biết còn có được sống để mà xài tiền hay không? Vì nếu họ đã làm việc xấu, vi phạm pháp luật, rất có thể qua không bao lâu đã bị gông cùm vào ngục rồi. Người như vậy nhiều không? Nhiều. Thời đại bây giờ là chủ nghĩa công lợi, nên rất nhiều trường hợp vì ở trong những hoàn cảnh nào đó nên bí quá hóa liều.

Chúng ta thấy được người như vậy đều cảm thấy tiếc cho họ, vì dù sao họ cũng là người có phước lớn, chỉ là không có giáo dục tốt khiến cho cuộc đời của họ bị hủy hoại. Cho nên chúng ta đối với người như vậy, nên giữ một tấm lòng thương yêu, vì “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã”111 (Người đời trước chẳng lành, chẳng biết đạo đức; [cha ông] không bàn đến [thì con cháu chẳng biết gì] thật chẳng có gì là lạ!): Cha mẹ họ không dạy họ, ông bà của họ cũng không dạy.

Quý vị thấy ngày nay bình thường khi gặp gỡ bạn bè thân thích (Ví dụ như vừa thi lên thầy giáo rồi) thì hỏi câu thứ nhất là gì?

- Anh một tháng lương được bao nhiêu tiền?

Vì không được dạy giáo huấn thánh hiền mà chỉ dạy làm thế nào cho mình có lợi, nên vừa mở miệng ra là tiền, là lợi hại. Trong khi con người chỉ cần mở rộng tâm lượng là có thể làm chủ vận mệnh thì lại không dạy. Cho nên “mê hoặc”, “tạo nghiệp”, đến lúc “khổ” đến thì họ đương nhiên chịu không được112.

Hiểu rõ vận mệnh, lí hiểu được rồi thì tâm an, thì quý vị có thể “Tài vật khinh, oán hà sanh” (Tiền của nhẹ, oán nào sanh), trong nhà sẽ ngập tràn không khí hòa nhã.


Thứ hai: Dạy trẻ không tranh giành tài vật

Nếu chúng ta gặp phải học sinh trong lúc đang tranh giành nhau, vậy chúng ta phải làm thế nào?

Có một lớp, hôm đó ăn trái cây, ăn dưa hấu. Dưa hấu đã cắt rồi xong rồi đặt ở trên bàn, rất nhiều học sinh cơm vừa ăn xong, liền đi nhanh như bay đi giành miếng dưa hấu lớn nhất, ăn như sói như hổ. Vậy bạn nên làm gì?

Các bạn, nếu là học sinh của quý vị, quý vị làm thế nào? Quý vị sẽ thấy được một trận “Binh hoảng, mã loạn”113, tình thế hỗn loạn vậy phải làm gì?

Nhưng thầy giáo này cũng rất bình tĩnh, thấy được cảnh binh hoảng mã loạn, ông không hề biến sắc. Đợi học sinh ăn cơm xong, ngủ trưa rồi, đến tiết học đầu tiên vào buổi chiều, vị thầy này mới nói:

Một là: Nếu tranh giành được thì sao?

- Các em học sinh, nếu chúng ta như đi tranh cái miếng dưa hấu to nhất đó, tranh miếng lớn nhất đó, sẽ phát sinh hậu quả gì? Sinh ra ảnh hưởng gì? Các em hãy nói thử xem.

1- Mọi người đều xa lánh

Ông có chỉ ra người nào tranh miếng lớn nhất không? Không có. Đây là giữ chút gì cho họ? Thể diện. Rốt cuộc rất nhiều học sinh nói:

- Người đó thật tự tư, muốn tranh miếng lớn nhất với mọi người.

Thầy giáo nói tiếp:

- Các em có muốn làm bạn với người như vậy không? Đương nhiên không muốn.

Thông qua sự việc này để các em hiểu được, nhất cử nhất động của chúng, đều ảnh hưởng hình tượng của chúng trong lòng người khác.

Tham dục khiến trí mê mờ, dục vọng của họ sai khiến chỉ muốn đi tranh miếng lớn nhất, lúc đó có suy nghĩ đến là đã tạo nên những hậu quả nào chăng?

2- Hậu quả giành ăn uống, tiêu hóa không tốt

Tiếp theo thầy giáo lại nói:

- Nếu như học trò này tranh được miếng lớn nhất, rất vui mừng, lập tức ăn liền, vậy thì chắc chắn tiêu hóa bị ảnh hưởng, có đúng không? Vì ăn nhanh tiêu hóa không tốt.

3- Vui mừng chốc lát, không thoái mái dài lâu

Lại nữa, tranh được miếng lớn nhất, học trò này sẽ vui mừng bao lâu? Chỉ một lúc, sau đó sẽ nhận thấy ánh mắt người khác nhìn mình như thế nào? Nên lập tức vui mừng biến thành gì? Thành không thỏa mái rồi.

Hai là: Nếu tranh giành không được thì sao?

Lại nữa, lần này nếu tranh được miếng lớn nhất, vậy thì lần sau người này muốn tranh được cái gì cũng phải là lớn nhất.



  1. Trước tiên là đau khổ

Cho nên nếu lần sau không tranh được thì vui mừng biến thành gì? Đâu khổ “Tức chết đi được! không tranh được”.

  1. Sau là có thể biến thành trộm cướp

Một người mọi lúc mọi nơi đều đi tranh cái lớn nhất, lúc họ không có cách nào tranh được, họ sẽ thế nào? Họ có thể sẽ suy nghĩ không tốt, đi trộm, đi cướp.

Thầy giáo nói xong rồi cũng chưa kết luận gì, chỉ là để học trò thảo luận một lúc.

Qua ngày hôm sau tình hình ăn dưa hấu đã khác, các học trò đi đến chỉ lấy miếng nhỏ nhất.

Các vị phụ huynh với thầy giáo, chỉ cần quý vị thực sự là muốn dạy thì con cái rất dễ dàng tiếp thu.

Không những “Tài vật khinh, oán hà sanh” (Tiền của nhẹ, oán nào sanh) mà còn nếu thông thường một đứa trẻ có thể nhường nhịn, thì chúng sẽ có được sự chăm sóc đặc biệt của trưởng bối với chúng.

Ba là: Tài vật của mình cũng nhường khi bạn cần



114Ngoài ra còn có một đứa bé, đúng lúc bạn học nó bị đứt dép. Vì nó từng có một đôi dép hư một chút, nhưng nó đã thay một đôi dép mới. Đôi dép hư đó, nó lại không nỡ vứt đi nên đem nó bỏ dưới giường. Có thể nó đã học “Vật yếm cố, vật hỷ tân” (Không ghét cũ, chớ thích mới), nên có cảm tình với đôi dép cũ, vì thế không vứt nó đi mà để dưới giường. Vì người bạn học này, dép bị đứt không thể mang, nên thầy nói với nó:

- Em về lấy đôi dép cũ đó đến cho bạn.

Làm như vậy phải chăng là đang giúp bạn? Đúng! Nếu không bạn không có dép mang, mùa đông rất lạnh. Sau đó các thầy cô giáo đột nhiên phát hiện, đôi dép cũ đó ở dưới chân nó, còn đôi dép mới cho bạn nó mang. Những người lớn như chúng ta cũng được học một bài học.

Quý vị xem, nó thật sự làm được, xem tài vật rất nhẹ, như vậy oán đâu mà sanh. Bạn học của nó nhất định cảm nhận được “Bạn ấy rất quan tâm đến mình”.


1158-4. “Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” (Lời nhường nhịn, diệt oán hận)

1. Oán hận thường bắt đầu từ lời nói

Trong sự tiếp xúc giữa người với người, tình huống xung đột nhiều nhất chính là ở lời nói116, quý vị khơi ra xung đột, thì oán hận sẽ nổi lên. Tục ngữ nói “Nhất niệm tâm sân khởi, bách vạn chướng môn khai”117. “Chướng môn” (cửa chướng) này ở đâu? Chúng ta trước tiên suy nghĩ xem, dùng lời nói không tốt, nóng nảy, sẽ tạo thành trăm nghìn chướng ngại, sẽ hiện ra “Chướng môn khai”. Chướng ngại cái gì của mình?

  • Tâm lượng;

  • Cũng chướng ngại quan hệ tốt giữa người với người.

Quý vị nổi nóng 5 phút thôi, nhưng quý vị phải tốn bao nhiêu thời gian mới có thể đem những cái hiệu quả không tốt của nóng nảy này diệt trừ? Tốn bao nhiêu? Cuộc đời ngắn ngủi như vậy, vì sao không đối đãi tốt với nhau? Chúng ta thấy được kết quả như vậy, từ từ phải tìm ra phương pháp đối trị sự phẫn nộ của mình.
2. Phương pháp đối trị phẫn nộ?

Chúng ta hiểu được thì nên thận trọng, lần sau nếu nổi giận thì lập tức nhớ ngay đến câu “Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” (Lời nhường nhịn, diệt oán hận).
118Thứ nhất: Phòng ngừa phẫn nộ?

Câu kinh văn này giống như một luồng sáng vậy, phóng đến trong đầu óc của quý vị. Quý vị có thể làm được điều này chăng?

Thường đọc Đệ Tử Quy

Sớm tối, mỗi thời phải đọc một lần “Đệ Tử Quy”, bảo đảm có kết quả như vậy.

Ở Bắc Kinh có một bạn, anh ta thực sự đã làm được sớm tối đọc một lần. Anh ta nói khó sửa nhất của anh là chê nhà này, khen nhà kia đã quen rồi. Bây giờ học xong “Đệ Tử Quy” rồi, nhưng một lúc cũng khó sửa đổi. Tuy nhiên, khi anh ta muốn nói thị phi thì những chữ trong kinh văn này “Nhân hữu đoản, thiết mạc yết” (Khuyết điểm người, đừng bơi móc) đã chạy đến, anh ta liền che miệng, rất có hiệu quả.

Cuộc đời phải có chí khí, tuyệt đối nên làm chủ cuộc đời của mình, không nên để những thói quen xấu làm chủ vận mạng của chúng ta. Quý vị có chí khí như vậy thì có thể đối trị với những thói quen xấu.

Chúng ta cũng có thể nhớ những kinh văn “Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” này; Chúng ta cũng có thể nhớ những kinh văn “Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” này;


Thứ hai: Ngăn chặn phẫn nộ?

Một là: Trước khi “Phẫn” nghĩ tới hậu quả xảy ra

Hoặc quý vị nhớ câu đơn giản là “Phẫn tư nạn” (Trước khi giận phải nghĩ tới hậu quả tai hại sẽ xảy ra).



119Đây là điều thứ 8 ở trong Quân tử hữu cửu tư (Người quân tử có 9 điều thận trọng, suy tư)120 nhắc nhở chúng ta giận dữ không nên phát ra. Phải cẩn thận, vì phẫn nộ đã phát ra, rất khó trở về lại trạng thái như ban đầu, thậm chí có thể nói là không thể trở về lại. Cho nên trước khi giận phải nghĩ tới hậu quả tai hại sẽ xảy ra.

Tục ngữ lại nhắc đến: “Lợi đao cát thể thương dị hợp, Ác ngữ thương nhân hận bất hưu”121: Dao sắc cắt thân còn dễ lành, một hai tuần lễ thì có thể lành, nhưng lời ác hại người sẽ trong lòng họ bao lâu? Hận khó quên.

Hai là: Phải rèn luyện “Nhẫn”

122Công phu đối trị này phải luyện đến trình độ nào? Luyện đến trình độ của chữ “Nhẫn”.

Ý nghĩa chữ “Nhẫn”

Chúng ta hãy xem đi, chữ “Nhẫn” chữ hội ý, thì sẽ biết vì sao gọi là công phu của “Nhẫn”.

Chữ “Nhẫn” trên đầu có một con “Dao”, bên dưới một cái “Tâm”. Ý của nó nghĩa là gì? Nghĩa là người ta nắm một con dao, đâm vào tim của quý vị, quý vị phải như như bất động. Cho nên dù anh có mắng tôi thế nào thì tôi cũng không mắng lại, kể cả một cái tát tai. Nếu quý vị có thể nhẫn đến công phu này thì tất nhiên quý vị đã khiến người xung quanh rất nể phục rồi.

Cho nên “Nhẫn” là đại học vấn, quý vị mọi lúc mọi nơi đều đang thử nghiệm công phu của nhẫn. Ví dụ bây giờ đang nghe bài cũng là đang thử nghiệm nhẫn nại, có đúng không? “Nhẫn” không nên ngủ gục.

Từng có một cô gái, cô ấy nói với tôi. Cô ta nói:

- Thầy Thái, văn hóa Trung Quốc rất hay, mọi thứ có được đều do cái nhẫn đó123, rốt cuộc thì phải “nhẫn” đến lúc nào?

Cô ta đối với chữ nhẫn này không biết làm sao. Tôi nói:

- Nếu như tâm trạng của cô như vậy, tôi bảo đảm cô nhất định nhẫn đến núi lửa phun trào.

Ba là: Thay đổi một con người không thể chốc lát

Ngươi xưa có câu “Giang san dị cải, bản tính nan di” (Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời). Ví dụ nói đã học những bài này, biết được vợ chồng phải thông cảm cho nhau, trở về đột nhiên trở nên rất siêng năng, bắt đầu quét nhà, dọn dẹp trong nhà, nhưng chồng không nhìn thấy, cho nên người vợ vừa quét, vừa nhìn xem chồng có để ý hay không. Quét một tuần lễ ông chồng cũng không có phản ứng gì. Thế là đột nhiên tức giận nổi lên, sau đó mang cái chổi ném xuống đất nói:

- Tôi làm nhiều việc như vậy mà anh cũng không thấy sao?

Nếu sự tức giận này không kiềm chế được, bộc phát ra sẽ như thế nào? Phí công nhọc sức. Ông chồng lập tức nhìn quý vị với ánh mắt lạnh lùng nói:

- Thế mà cũng nói là học “Đệ Tử Quy”!

Cho nên công phu của nhẫn là phải có thể nhẫn được thật rõ ràng, phải vì việc lớn mà suy nghĩ, vì mọi người.

Ví dụ: Vợ chồng là đến từ mỗi gia đình không giống nhau, cho nên thói quen sinh hoạt khác nhau rất nhiều. Muốn thay đổi những thói quen đó của đối phương không phải ngày một ngày hai mà làm được, nên gọi là“Băng đống tam xích, phi nhất nhật chi hàn” (Băng đông dày ba thước, không phải chỉ do lạnh một ngày).

Bốn là: Dù người đúng hay sai, ta phải làm đúng

Chúng ta đã hiểu được, biết được thay đổi tuyệt đối không phải một lần là xong. Lúc này quý vị nên an tâm, người khác đúng hay không là việc của họ, còn bản thân tôi phải làm tròn bổn phận mình124. “Tâm an lí đắc”, tự nhiên thân giáo của quý vị sẽ truyền ra ngoài, quý vị khiến cho nước chảy thành sông. Cho nên nếu chúng ta hiểu rõ thì quý vị có thể bao dung.

Bây giờ nếu quý vị trở về bảo con cái rằng:

- Con phải nên siêng năng.

Nó không có lập tức siêng năng thì quý vị không thể nói rằng:

- Tức chết đi được.

Đây không phải con cái sai, mà là ai sai? Tự thái độ của chúng ta không đúng.

Cho nên để trở thành thói quen, tất nhiên phải là một quá trình tuần tự từ từ. Chúng ta phải nên như “Pháp tự nhiên” mà làm.

Năm là: Nhẫn nhịn là đang vì mọi người mà nghĩ

Ở trong gia đình vợ chồng nếu như hay cãi nhau, ở trong công ty giữa đồng nghiệp nếu như hay cãi nhau, vậy thì không khí gia đình này, không khí đoàn thể này thật là không tốt, gia đình này với đoàn thể này tất suy bại. Cho nên nếu chúng ta có thể nhẫn nhịn được thì quý vị chính là đang vì mọi người mà suy nghĩ. Nếu mọi nơi quý vị đều có thể nhẫn nhịn, thì cũng sẽ thức tỉnh tâm “tàm, quý”125 của đối phương. Nhẫn này nên nhẫn được rõ ràng, nhẫn được là vì mọi người mà suy nghĩ.

Chúng tôi lúc lên lớp dạy ở Bắc Kinh, có một vị nữ sĩ cô ấy cũng hơn 50 tuổi, hôm đó học xong bài “Xuất tắc đệ” (Làm người em khi ra ngoài), cô liền gọi điện cho em gái của cô. Trước đây chỉ vì một cái miệng mà chị em họ đã hai năm không nói nửa lời. Cho nên cô vừa nghe xong, cảm thấy tự mình sai, thì lập tức gọi điện cho em của cô. Điện thoại vừa cầm lên, cô nói:

- Em gái, chị xin lỗi.

Kỳ thực cô mới nói được ba chữ “chị xin lỗi”, em cô ấy lập tức vỡ òa lên khóc. Hai người đều như thế nào? Đang buồn về chuyện đó.

Tôi nói:


- Cũng may mới hai năm, nếu như cứ tiếp tục như thế, bảo đảm hai người có nguy cơ ung thư lớn, huyết mạch đều không thông, khổ nào hơn vậy.

Cho nên quý vị thấy, một lời xin lỗi thì hóa giải được tất cả hiềm khích. Hóa giải này, không chỉ viên đá trong lòng chị em rơi xuống, mà còn có viên đá của ai cũng rơi xuống? Của cha mẹ.



Đời người thực sự có thể đi đến hạnh phúc mỹ mãn, chỉ cần chúng ta buông xả những thói quen không tốt, chấp trước không tốt, thì nhất định sẽ càng ngày càng viên mãn.

126Bây giờ chúng ta biết đối với phẫn nộ phải biết phòng ngừa, ngăn chặn. Vậy còn phải biết thu phục.
Thứ ba: Thu phục phẫn nộ thế nào?

Các bạn, quý vị xử lý như thế nào khi đang phẫn nộ? Quý vị dùng phương pháp nào? Chúng ta thảo luận một chút, để mọi người có thể “Kiến nhân thiện, tức tư tề” (Thấy người thiện, ta học theo)127, cùng nhau mài giũa một lúc.

- Phương pháp nào? Bạn này!

Một là: Từ bi, nhân ái

- Từ bi, lân mẫn.

- Rất tốt! Chính là mở rộng tấm lòng thì tự nhiên không có chướng ngại.

- Còn phương pháp khác không? Phương pháp này quá cao, tôi có thể phải rèn ba năm, năm năm.

Cho nên xử lý “nộ” thực sự cũng rất quan trọng, vì một khi nộ khí của người đó chưa dứt trừ, nó sẽ chướng ngại thân tâm của quý vị.

Tôi ở Thượng Hải thảo luận với rất nhiều bạn về làm thế nào thu phục “nộ”, thì họ nói:

- Điện thoại khóc nói với người nào đó một lúc, mang những nộ khí này nói ra.

Tôi liền hỏi:

- Sau khi quý vị nói xong thì sao?

Họ nói:


- Thoải mái nhiều.

Tôi nói:


- Quý vị đã thoải mái nhiều, nhưng người được quý vị giãi bày không thoải mái. Nghe xong họ sẽ nói: “Cuộc đời thật khổ, tại sao xung đột nhiều như vậy?”

Chúng ta không thể mang rác đi vứt lung tung. Rất nhiều người đều phải làm “Thùng rác”, có hay không? Làm thùng rác sẽ có tình trạng nào xảy ra? Rồi sẽ đến lúc rác tràn ra ngoài. Quý vị thấy rất nhiều người chuyên môn làm tâm lý trị liệu cho người khác, đến cuối cùng họ như thế nào?

Cho nên chúng ta sẽ nhắc đến cảnh giới cao hơn, đó là nên làm lò đốt rác. Rác vừa đến thì lập tức như thế nào? Mang nó đốt đi. Cái này nên thấu qua đức hạnh của mình, giống như vừa nãy vị này nói “Dùng tấm lòng từ bi, nhân ái”.

Đáp án này kỳ thực là quý vị có thể xem thấy ngay ở [văn tự] của chữ Hán128, viii. Cho nên chúng ta sau này đối diện văn tự Trung Quốc thêm phần tôn kính, bởi vì văn tự này là do lão tổ tông tạo ra, nó có thể mang triết học nhân sinh nói ra. Trên toàn thế giới duy nhất có một loại, chỉ có loại chữ này, ngoài loại chữ này ra không còn chữ nào.

Hai là: Phẫn nộ là gì?


  1. Ý nghĩa chữ “Nộ”

Chúng ta hãy xem chữ “Nộ”: Chữ hội ý:

  • Phía trên là một chữ “nô”

  • Phía dưới một chữ “tâm”.

Chữ “nô” nói lên rằng khi một người phẫn “nộ”, “tâm” của họ đã bị “nô lệ” rồi, bị những thói quen xấu này nắm lấy mũi dắt đi, những thói xấu này muốn họ đi đông thì họ cũng không dám đi tây. Chúng ta quan sát rất nhiều người tức giận xong liền nói:

- Tôi vừa nãy không hiểu tại sao lại như vậy?

Rất hối hận đúng không? Nhưng cũng không cách nào kéo lại được nữa rồi. Có một người cha, thấy tính khí con cái của ông đặc biệt không tốt, cho nên vì dạy dỗ con của ông, ông nói với con:

- Bây giờ nếu con tức giận một lần thì hãy đến sân sau nhà chúng ta đóng một cái đinh trên cột trụ đó.

Đứa con đó liền thực hiện, mỗi khi nó tức giận thì mang một cây đinh sắt đóng lên cột. Khi bắt đầu thực hiện thì một ngày có tới năm, sáu cây đinh bị đóng vào cột. Đóng được mấy ngày, đứa con đó giật mình, chi chít chi chít, nó bỗng nhiên cảm nhận được “Tính khí của tôi sao lại có thể thành thế này”.


  1. Hậu quả của “nộ”

Kỳ thực rất nhiều người tính khí không tốt, nhưng họ không hề biết, thậm chí họ có lúc còn nói:

- Tính khí của tôi cũng đã tốt rồi, nếu như biết tôi mấy năm về trước, thì anh bây giờ không thể nhận ra được tôi.

Họ đều không biết là tính khí của mình không tốt. Cho nên đứa trẻ này vừa phát hiện thì bắt đậu tập luyện. Trải qua một thời gian sau, nó không còn tức giận nữa. Cha của nó lại nói:

- Chỉ cần hôm nay con không tức giận, thì hãy đi nhổ một cây đinh xuống.

Con của ông nhổ cũng rất có thành tựu, nhổ, nhổ, nhổ. Bỗng nhiên có một hôm nó nhổ xong hết, nó rất vui mừng, chạy đi báo cáo với cha nó:

- Con đều đã nhổ xong.

Cha nó không gấp không chậm, đưa nó đến trước cây cột gỗ này, ông nói:

- Tuy đinh sắt của con đều đã nhổ hết, nhưng lưu lại bao nhiêu lỗ hổng, vậy có thể trở về lại hình dáng ban đầu chăng? Không thể được.



Cho nên“Lợi đao cát thể thương dị hợp, Ác ngữ thương nhân hận bất hưu” (Dao sắc cắt thân còn dễ lành, lời ác hại người hận khó phai), đến lúc đó quý vị xin lỗi thế nào cũng không có thể trở về được quan hệ ban đầu.

Ba là: Khoan thứ là gì?

  1. Ý nghĩa chữ “Thứ”

129Từ “Nộ” sang “Thứ”130, hai chữ này có giống nhau không? Giống, bỏ đi một chút ở góc bên, đem góc cạnh của quý vị cắt một ít, thì biến thành “Thứ” rồi. Chữ “Thứ”, đây là chữ hội ý.

  • Phía trên là chữ “như”:

“Như” nói lên đặt mình vào địa vị của người ấy,

  • Phía dưới một chữ “tâm”:

“Tâm” xuất phát từ tâm của họ, từ góc độ của họ để nhìn sự việc, thì nộ khí của quý vị có thể giảm bớt một nửa.

  1. Đặt mình vào hoàn cảnh của người

Trong quá trình tôi dạy học, có một số học trò hành vi thực sự rất lệch lạc. Có lúc chúng tôi cảm thấy “Làm sao lớn như vậy mà còn có hành vi như thế?” Nhưng chúng ta không thể đánh giá ở kết quả, mà phải thăm dò từ nguyên nhân. Với những đứa trẻ này, chúng ta đi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của nó. Sao đáng thương như vậy! Không ai chăm sóc nên mới trở thành những thói quen xấu này, thì quý vị sẽ từ “nộ” thành “thứ”, từ giận dữ thành từ bi.

  1. Bao dung, tha thứ

Trước đây tôi dạy học ở một trường nọ, có một đứa trẻ ăn trộm tiền, đã trộm số tiền không ít, trộm 10 vạn. Kỳ thực nó chỉ muốn lấy một tờ một ngàn thôi. Hôm đó đúng lúc đồng nghiệp này của tôi đi thu một số tiền. Có thể là tai của đứa trẻ đó nghe được thông tin này. Cho nên các vị phụ huynh chúng ta ở trong lời nói cũng nên cẩn thận, gọi là “tài” không tiết lộ ra ngoài, “tài” tiết lộ ra ngoài có thể là động cơ khiến cho những đứa trẻ này phạm sai lầm. Nó thực ra chỉ muốn lấy một tờ, nhưng vì trong tình hình khẩn cấp nên nó đã lấy hết. Đồng nghiệp này cũng rất cảnh giác, phát giác nó ở trong trường thì nhanh chóng chạy tới, gọi nó lại:

- Em quay lại cho tôi.

Vì hy vọng cho đứa trẻ này một bài học, cho nên đồng nghiệp này đã sắp xếp cảnh sát đến ghi nhận lời khai, mong nó có thể ghi nhớ những lời giáo huấn này.


  1. Kiên trì, nhẫn nại

Đứa trẻ đó sau khi trải qua sự việc này, nó ngồi ở trước cầu thang. Giờ đó tôi không có tiết dạy, tôi đi qua nơi đó, thấy được phía sau lưng của nó, tuy chưa thấy được mặt, nhưng đã cảm thấy được nó rất buồn bã. Tôi đi đến bên nó, ngồi xuống bên cạnh, lúc này “vô thanh”131 thắng “hữu thanh”. Cả hai chúng tôi đều ngồi im lặng không nói gì, để nó bình tĩnh lại. Qua khoảng chừng một phút, đứa trẻ này đã mở miệng, nó nói:

- Thầy à, con rất muốn chết.

Cuộc đời như kịch, chúng ta làm thầy giáo cũng nên phải biết diễn kịch. Quý vị đừng nghe nó nói “rất muốn chết” thì quý vị lại nói “không được chết”. Không được như vậy, cần phải điềm nhiên, tôi hỏi nó:

- Tại sao con lại muốn chết?

Để học trò tìm ra nguyên nhân. Nó nói:

- Thầy à, không có người nào thích con, ai cũng ghét bỏ con.

Tâm tình của nó không tốt, chúng ta nên an ủi nó đúng lúc, cho nên tôi nói:

- Vị thầy giáo nào, thầy giáo hướng dẫn ghét bỏ con à?

Vì trường chúng tôi có hai vị thầy giáo đối với nó rất tốt. Trong đó có một vị thầy giáo hướng dẫn khác, còn một vị nữa, vị này là ai thì quý vị chắc biết rồi? Quý vị không quen à?

Cho nên chúng ta không thể nói mình trước, như vậy thật không khiêm tốn, nên nói vị thầy giáo này trước. Nó vừa nghe thì tâm tình đã tốt hơn rồi. Tôi nói:

- Vậy thầy Thái rất ghét con sao?

Nó lắc đầu, tâm tình của nó đã ổn định. Lúc này chúng ta có thể nghiêm túc nói với nó. Tôi nói:

- Mọi người không thích con, vậy là vì nguyên nhân gì tạo nên?

Nó tự nói:

- Vì con đã đánh người, con đã mắng người.

- Vậy con đừng đánh người, đừng mắng người, thì không phải mọi người đã thích con rồi sao.

Đứa trẻ này đã nói một câu, khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, nó nói:

- Thầy à con rất muốn sửa, nhưng con sửa không được.

Đây là một đứa trẻ lớp mới học 6, vậy mà cuộc đời của nó đã cảm thấy không khống chế nổi nữa. Cho nên không thể thêm thói quen xấu cho trẻ em, vì một khi cuộc đời của con cái chúng ta đã giao cho thói quen xấu làm chủ, thì cuộc đời thật sự không thể lường được.

Tôi liền hẹn với học trò này, hôm sau mang theo một quyển vở mỏng, bên trái viết chữ “thiện”, bên phải viết chữ “ác”, chúng tôi học tập “ghi trăm lỗi”. Tôi nói với nó:

- Hôm nay con làm những việc tốt nào, viết ở bên thiện này, làm những việc không tốt tự viết ra ở bên ác này. Chỉ cần yêu cầu tự mình ngày mai phải tốt hơn hôm nay.

Nói thực tế, hành vi (ăn cắp) này của học trò đã 10 năm rồi, nếu quý vị dạy nó đúng trở lại thì chỉ cần quý vị bỏ ra 3 năm thì thay đổi, như vậy quý vị đã là danh sư nổi tiếng rồi. Cho nên thực sự chúng ta nên nhẫn nại để bao dung thì quý vị có thể từ “Nộ” chuyển thành tấm lòng “Thứ” (Khoan dung). Khi mỗi lúc quý vị có thể khoan dung, tin rằng cả cuộc đời quý vị sẽ chuyển đổi lại.Bây giờ chúng ta đọc lại câu này, ý vị có giống nhau không?

Huynh đạo hữu, đệ đạo cung, huynh đệ mục, hiếu tại trung” (Anh thương em, em kính anh; Anh em hòa, là hiếu kính).

Tài vật khinh, oán hà sanh” (Tiền của nhẹ, oán nào sanh), vì chúng ta đã lĩnh thọ rất nhiều tấm gương của tổ tiên;

Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” (Lời nhường nhịn, diệt oán hận).

132Bây giờ chúng ta xem tiếp câu dưới, chúng ta cùng nhau đọc qua một lần.

CHÁNH KINH 9:




Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu,

Trưởng giả tiên, ấu giả hậu.

Trưởng hô nhân, tức đại khiếu,

Nhân bất tại, kỷ tức đáo.


DỊCH NGHĨA:

Lúc ăn uống, ngồi hay đi,

Người lớn trước, người nhỏ sau.

Người lớn gọi, liền gọi thay,

Nếu không có, mình làm thay.

Trong đoạn này chỉ nêu ra mấy động tác mà thôi. Nhưng khi đứa trẻ biết kính trọng bậc trưởng bối, phần tâm cung kính này của nó thực hành từng chút từng chút trong cuộc sống, dần dần tạo thành thói quen. Cái thói quen này ảnh hưởng đến tâm cung kính của con cái; Thói quen này cũng rất có khả năng ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp của con cái; Cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

9-1&2. Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu; Trưởng giả tiên, ấu giả hậu (Lúc ăn uống, ngồi hay đi; Người lớn trước, người nhỏ sau)


Làm con cái khi ngồi ăn uống, thấy thức ăn nên để trưởng bối ăn trước, thì đức hạnh của họ ở trong khi gắp thức ăn này đã được nâng cao rồi.
1. Mời trưởng bối ngồi trước

133Khi ăn uống, khi ăn cơm nên để trưởng bối ngồi trước, ăn trước.
Thứ nhất: Trưởng bối ngồi vị trí chủ

Ở Thẩm Quyến có một nhóm trẻ, thầy chúng không chỉ hướng dẫn chúng “Ăn cơm người lớn ăn trước” mà còn dạy chúng nên ngồi như thế nào:

- “Chủ” (vị trí chủ) nhất định nên để thầy cô giáo ngồi, các em nhỏ không thể dành ngồi.

Những đứa trẻ này được học như vậy, sau này đối với chúng có quan trọng chăng? Quan trọng.

Tôi từng nghe có một ông chủ doanh nghiệp, ông nói ông cần thảo luận với khách hàng. Sau đó ông dẫn theo một vài người của công ty đi cùng để tiếp khách. Nhưng một nhân viên của ông vừa bước vào đã đến ngồi vào vị trí chính, các người khác đều không biết phải làm sao? Vì đã lớn như vậy rồi mà nói họ ngay tại chỗ thì cũng rất khó coi.

Tại sao chủ vị nhất định phải là vị trí đối diện cửa chính? Vì chủ vị là của trưởng bối, hoặc là cấp trên, khi họ ngồi ở vị trí đó, có thể nắm bắt tình hình toàn cuộc. Còn nếu quý vị đem vị trí ngay cửa bước vào để cấp trên ngồi ở đó, thì như vậy ai vào họ cũng không biết.

Tất cả lễ nghi đều tùy thuận một tình huống tự nhiên, đều rất có đạo lý. Cho nên chủ vị phải nhường thầy cô giáo, bọn trẻ chúng sẽ không ngồi lung tung, rất có quy củ.


Thứ hai: Trưởng bối ngồi phải là tốt nhất

Sau đó thầy lại nói:

- Nếu như bàn có chỗ nào bị hư, chỗ nứt hư đó từng đường, từng đường vậy, không thể hướng về chủ vị, như vậy là không cung kính.

Tuy từng li từng tí như vậy nhưng đều đang tăng trưởng tâm cung kính, và trình độ tâm cẩn thận của chúng.

Vì tôi thường không ở trong lớp học, tôi đến các nơi để diễn giảng. Khi trở lại, cùng đi ăn cơm với những đứa trẻ này. Có một lần vừa ngồi xuống, liền thấy chúng quay bàn. Tôi nói:

- Kỳ lạ, sao các em lại quay bàn?

Chúng nói:

- Chỗ nứt này không thể (chỉ về hướng thầy Thái) hướng vào thầy ngồi, như vậy không cung kính.

134Thứ ba: Trưởng bối ngồi rồi, mới được ngồi

Có một đứa bé lớp bốn, nó cùng đi thăm thân thích với mẹ. Khi vào cửa, đúng lúc mẹ nó đang gọi điện thoại. Nó liền nói với mẹ:

- Mẹ! Mẹ ngồi đi.

Mẹ nó nói:

- Con ngồi trước đi.

Nó lại nói:

- Mẹ ngồi đi.

Mẹ nó cảm thấy rất kỳ lạ:

- Bảo ngồi thì cứ ngồi, sao cứ nói hoài vậy.

Nó nói:

- Mẹ không ngồi, con không thể ngồi.



Vì nó đang thực hành theo câu kinh văn này. Lúc này bậc làm cha mẹ, làm sư trưởng như chúng ta, phải có mẫn cảm, quý vị phải thành toàn hiếu tâm và cung kính tâm của chúng, chúng mới lập thân hành đạo. Người mẹ này mới trở lại tinh thần. Thật ra khi chưa học “Đệ Tử Quy”, thì ai ăn trước? Ai ngồi trước? Đều là bọn trẻ, đều đã đảo lộn, điên đảo thì hành vi của chúng đương nhiên điên đảo. Cho nên quý vị hiện nay lập tức phải thay đổi lại nó mới đúng. Đây là ngồi cũng vậy, đi cũng vậy. Tuy nhiên, có những trường hợp như không nhất định vậy. Ví dụ: Chúng tôi ở Hải Khẩu, ở Thâm Quyến, những đứa trẻ này sau khi học xong, lúc đang đi thang máy, chúng đều nhấn nút cửa mời thầy giáo đi trước. Nhưng chúng tôi nói với chúng:

- Đi thang máy các con đi trước đi.

Vì sao vậy? Sợ chúng còn nhỏ, đôi khi cái cửa đó khống chế không tốt, sẽ gây nên nguy hiểm. Cho nên tuy đây là nguyên tắc, nhưng cũng nên thay đổi mới được.

2. Mời trưởng bối ăn trước, uống trước
Thứ nhất: Mời trưởng bối ăn trước

135Chúng tôi có một học sinh nó mới 7 tuổi, nó đến học kinh điển, đã học một tuần rồi. Vốn dĩ trước đây đều là ông bà gắp thức ăn cho nó, học được một tuần lễ trở về, thì nó chủ động gắp thức ăn cho người nhà của mình. Người trong nhà vừa thấy lập tức sinh tâm vui mừng, cho nên đối với văn hóa xưa có phần chấp nhận.

Người thời nay đều rất hiện thực, chúng ta dạy tốt con cái họ thì con cái họ cũng sẽ kéo theo phụ huynh.


Thứ hai: Đồ ngon nhường trưởng bối trước

136Có một đứa trẻ theo chúng tôi cùng đi Thâm Quyến giảng bài. Đứa trẻ này rất không đơn giản, đã đọc kinh điển mấy năm rồi, khuôn mặt của nó tròn tròn, đôi tai rất lớn. Tôi thấy nó thì cảm nhận được, nó là người rất có phúc.

Có thể nghe được giáo huấn của thánh hiền, đó là phước lớn nhất của đời người.

Có lần nhóm chúng tôi đi giảng bài, có người tặng chúng tôi một hộp bánh, bên trong có 10 cái bánh, thực sự ăn rất ngon, mỗi người đều được phát một cái, đều ăn xong rồi. Đứa trẻ này ở trong phòng chạy ra, nói:

- Cái bánh này ăn rất ngon, còn nữa hay không?

Vì ăn hết 9 cái còn lại 1 cái, đứa trẻ này đi đến lấy cái bánh này, sau đó đi đến trước mặt tôi, nó nói:

- Cái này nên để thầy Thái ăn.

Nó không chỉ nhường người lớn ăn trước, nó còn có thể phán đoán nên để ai ăn trước.

Hoạt bát” là nhanh nhẹn nghĩ đến người khác

Cho nên quý vị thấy, con cái học lễ sẽ ngốc không? Tuyệt đối không ngốc. Con cái học lễ, mọi lúc chúng biết tôn trọng người khác, nghĩ đến người khác, đầu óc linh hoạt. Đây gọi là hoạt bát.

Người thời nay hiểu sai “hoạt bát”, họ xem thế nào là hoạt bát? Ba giây cũng không dừng lại được, ở đó chạy nhảy thì gọi là hoạt bát. Chúng tôi có lúc xếp hàng ở sân bay, rất nhiều trẻ con đều đứng không yên, ở đó sờ cái này cái nọ, người khách phía sau còn nói:

- Đứa trẻ này thật hoạt bát.

Đây đâu phải là hoạt bát, đó gọi là tùy tiện, không gia giáo.



Hoạt bát thực sự là tư tưởng nhanh nhẹn, là ở mọi nơi suy nghĩ đến người khác. Đây mới là hoạt bát, cho nên người học lễ tuyệt đối sẽ không ngốc.
3. Người tàn tật, đau yếu, phụ nữ, trẻ em ngồi trước

“Ngồi”, chúng ta cũng sẽ mở rộng đến, ví dụ nói ngồi xe, nhất định phải có trật tự, xếp hàng phải xếp thật tốt, không thể giành trước, sợ ở sau. Lên xe ngoài việc nhường trưởng bối, nhường người già ngồi, ngoài ra còn có những người tàn tật, yếu, phụ nữ có con nhỏ ra, chúng ta cũng phải đi về phía sau để nhường vị trí lại cho những người này. Không nên vừa lên xe, ở sau còn rất nhiều chỗ, nhưng chúng ta đều chọn chỗ ngồi ở trước. Đây là không cho người khác phương tiện, vì nếu như người lên sau là người già, mà phải để họ đi xa vậy ư? Cho nên chúng ta lúc nào cũng phải nghĩ đến người già, lúc nào cũng nghĩ đến người đến sau.

Các bạn, người lớn hiện nay làm được điều này chăng? Quý vị chú ý quan sát xem. Ví dụ nói một đoàn thể nào đó, hay một xí nghiệp nào đó cùng đi du lịch. Tuy nhiên, người lên sớm đều giành ngồi ở trước, người đến sau thì đành phải ngồi ở sau. Như vậy liệu có được chăng? Cho nên chúng ta lúc nào cũng phải thực hành cung kính, lễ nhường.

Có một trường tổ chức đi du lịch, rất nhiều thầy giáo đều ngồi ở trước.

137Trong trường vì có một cô giáo học qua “Đệ Tử Quy”, nhưng người lớn rất sĩ diện, cho nên nếu quý vị trực tiếp nói họ làm sai, có thể họ xấu hổ hóa thành giận, nên cô đi lên thấy các thầy giáo ngồi ở trước, cũng không tiện chỉ trích trực tiếp, lúc này Nhân tình luyện đạt tức văn chương”138, vận dụng nghệ thuật ngôn ngữ, cô nói với họ:

- Ưu tiên con gái, quý vị lui đằng sau.

Cho họ chút sĩ diện, không chỉ trích trước mặt họ, nhưng có thể làm gương cho họ thấy. Ví dụ quý vị chỉ ngồi một chút, sau đó có thầy giáo lớn tuổi đi lên, cô giáo này lập tức đứng lên nói:

- Thầy Ngô, mời thầy ngồi.

Làm cho những người khác thấy. Khi có một người làm như thế, tâm cung kính của những người khác cũng khởi dậy. Nên chúng ta ở trong bất cứ đoàn thể nào đều phải biểu diễn cho người ta thấy.

ấy nói ngoài việc ngồi xe nhìn thấy hiện tượng này thì còn những hiện tượng khác như: Đi du lịch, vừa vào cửa phòng trọ (hoặc khách sạn) liền mở tất cả điện trong phòng, vì sao mở hết? Vì không tốn tiền. Nên con người nếu khi nào cũng dùng tiền, sẽ làm ra rất nhiều việc giảm tổn phước báo của mình. Xin hỏi những ngọn đèn sáng này từ đâu đến? Từ điện mà có, điện từ đâu mà có? Điện lực, có thủy lực, có rất nhiều phương pháp phát điện. Mà tất cả phương pháp phát điện, đều cần phải hao tổn nguồn năng lượng của địa cầu, cho nên nếu đời này dùng càng nhiều, thì đời sau sẽ càng thiếu.

Tôi thường nói, từ khi có lịch sử nhân loại đến nay, bị đời sau sỉ vả thật nhiều là đời nào? Chính là đời này của chúng ta. Vì sao quý vị biết được? Quý vị có thể biết được tương lai, quý vị thật là rất có trí huệ. Chúng ta đều có thể suy đoán, người một trăm năm sau nhất định sẽ chửi rằng:

- Sao tôi lại có tổ tông kém đến vậy, để lại cho chúng tôi nước gì đây? Để lại cho chúng tôi không khí gì đây? Để lại cho chúng tôi vũ trụ bị phá hoại, để lại cho chúng tôi đất đai đều bị bơm thuốc, khiến chúng tôi sinh tồn rất khó khăn.

Quý vị có muốn làm tổ tông như thế chăng? Quý vị xem tổ tông mấy ngàn năm đã đối đãi chúng ta ra sao, đều lưu lại những gì tốt đẹp. Họ để lại trí huệ, chúng ta phải làm cho giống một bậc trưởng bối, giống hàng tổ tông mới được.

Cô giáo này không trực tiếp chỉ trích, nhưng họ mở đèn thì cô tắt đèn, tắt là được rồi.

4. Dạy trò, thầy phải học “Đệ Tử Quy” trước

Làm thầy cô giáo lúc nào cũng cần phải nghĩ đến tất cả ngôn ngữ, hành vi đều đem đến cho học sinh, cho xã hội đại chúng một tấm gương tốt.

139Cho nên đến thầy cô giáo cũng phải học tập “Đệ Tử Quy” thật tốt mới được, nếu không học có thể ngôn ngữ, hành vi nói không chừng đều đang phản giáo dục. Nếu thầy cô giáo phản giáo dục thì sao? Sẽ đọa đến 19 tầng địa ngục. Có một câu chuyện đã nói như vậy:
Thứ nhất: Nghề giáo phước lớn, tội có thể cũng lớn

Có một bác sĩ coi mạng người như cỏ rác. Vua Diêm La rất giận dữ, liền phán ông ta đọa 18 tầng địa ngục. Sau khi bị đọa ông ta rất ảo não, ở đó hét lớn:

- Tôi không phải cố ý, chỉ là không cẩn thận.

Quý vị thấy, ông ta chưa học “Đệ Tử Quy”, nên đã sai mà không thừa nhận. Ông không biết Quá năng cải, quy ư vô” (Biết sửa lỗi, lỗi không còn). Ví dụ ông ta lúc đó khởi lên một niệm sám hối, thì có thể đã ra khỏi 18 tầng địa ngục. Nhưng “Thảng yểm sức(Nếu che giấu) thì “Tăng nhất cô (Tội tăng thêm), tội thêm một bậc. Ông ta tiếp tục ở đó, giậm chân rất giận dữ. Đột nhiên ở dưới có người nói:

- Ông đừng có giậm nữa, làm vậy bụi rơi trên người chúng tôi.

Ông ta giật mình:

- Tầng 18 không phải là thấp nhất rồi ư? Sao bên dưới lại có người.

Ông ta nói tiếp:

- Tôi là bác sĩ, coi mạng người như cỏ rác nên đọa xuống tầng 18, còn anh làm ngành nghề gì? Sao lại đọa đến tầng 19 vậy?

Người ở dưới nói:

- Tôi làm thầy giáo.

Bác sĩ đoạt nhân mạng (mạng người) đọa tầng địa ngục 18, còn thầy cô giáo là đoạt huệ mạng của con người. Sanh mạng có hạn, nhưng huệ mạng vô cùng. Huệ nếu biết kiến lập chính xác, học trò quý vị sau này còn có con cái của họ, con cái của họ lại còn có con cái của họ. Quý vị đem đến cho học sinh một quan niệm chính xác, có thể sẽ ảnh hưởng đến con cháu nhiều đời của họ. Một thầy giáo một đời lại có thể dạy trên 100, trên 1000 học sinh, nên ngành giáo viên này gọi là công đức vô lượng. Làm một cách tốt đẹp gọi là công đức vô lượng, làm không tốt gọi là công đức không sáng, tiền đồ là một mảng đen tối.

Các bạn, quý vị không nên nghe xong nói:

- Vậy tôi không làm thầy giáo nữa, dễ sợ quá.

Thứ hai: Nghề giáo thực sự quan trọng là trái tim

Thật sự quan trọng là gì? Đó là trái tim.

Phương pháp dạy học của chúng ta, cũng phải tùy theo kinh nghiệm mà tích lũy dần dần, nhưng chân tâm đó của quý vị, mới là tác động quan trọng nhất cho bọn trẻ. Chúng ta thử nghĩ xem:

- Dạy học năm năm trước học sinh thân hơn? Hay năm năm sau học sinh thân hơn?

- Năm năm trước thân hơn à? Như vậy liệu có kỳ lạ?

- Còn phương pháp dạy học của quý vị, 5 năm trước tốt hơn hay 5 năm sau? Khi nào mới ngày càng tốt? Nhất định là sau.

Nhưng vì sao năm năm trước các em thân với quý vị hơn? Trình độ dùng tâm. Vì lúc đó quý vị lúc nào cũng nghĩ sợ mình dạy không tốt, thế nên quý vị cố gắng hết sức để dạy học sinh. Học sinh không đơn thuần chỉ nhìn thấy kỹ xảo dạy học của quý vị mà quan trọng hơn là thái độ dạy học của quý vị đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho chúng.

Nhưng khi quý vị dạy lâu ngày thì tuy kỹ xảo dạy học tốt hơn trước, nhưng tâm yêu nghề đã giảm bớt, đem đến cho bọn trẻ sự kích động nội tâm có thể không mãnh liệt giống như trước. Cho nên học trò năm năm trước có thể sẽ thân với quý vị hơn.

Làm thầy cô giáo không nên lo lắng kỹ xảo dạy học không đủ, chỉ cần quý vị có tâm, chắc chắn công đức thật sự vô lượng, tiền đồ rất sáng rỡ.


Thứ ba: Học mới có trí, dạy mới nhân từ

Làm thầy cô giáo lúc nào cũng phải giữ mãi:

Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (Học làm thầy nhân loại, thân làm mô phạm cho đời). Vì thầy cô giáo cũng không ngừng học tập, thế nên thầy cô giáo không thể dừng lại trước sự tìm cầu đạo đức và học vấn. Vì sao?

Học sở dĩ trị kỷ, giáo sở dĩ trị nhân”140. Chúng ta dạy và học đều không thể dừng lại:

“Học sở dĩ trị kỷ”: Học tập mới có thể nâng cao chính mình, tu sửa chính mình, đối trị tập khí của chính mình;

“Giáo sở dĩ trị nhân”: Thông qua giáo dục, mới có thể hướng dẫn quan niệm đúng đắn cho học sinh, xây dựng nhân sinh quan đúng đắn.

Cho nên không học rất khó có trí huệ chân thật, không học thì không có trí; Không dạy thì không có nhân từ, vì chỉ có giáo dục mới có thể khiến cuộc đời của một người cứu sống lại từ căn bản. Cho nên dạy và học lúc nào cũng phải đi đôi.

Thầy cô giáo tuyệt đối không phải tốt nghiệp Học Viện Sư Phạm rồi thì sách vở đều để một bên, trái lại cần phải tích cực học tập hơn, không thể cô phụ kỳ vọng của đất nước đối với chúng ta, không thể cô phụ tín nhiệm của trưởng bối đối với chúng ta, càng không thể cô phụ đoạn nhân duyên thầy trò của học sinh đối với chúng ta. Nên lúc nào cũng phải Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” mới được.

141 Rất nhiều thầy cô giáo đều nói:

- Như vậy tôi làm thầy giáo không phải cực khổ quá sao?

Thật ra nói những lời này, đều là họ còn chưa thật sự thực hành giáo huấn của thánh hiền. Nếu họ thật sự đã làm thì tuyệt đối họ không nói như vậy. Vì giáo huấn của thánh hiền là thật sự khiến quý vị sống tốt.

5. Dạy con, cha mẹ phải học Đệ Tử Quy trước

Tuy nhiên, để giáo dục gia đình thực sự có thể có tiến triển tốt, thì vẫn phải từ phụ huynh bắt đầu nâng cao. Ở bài trước chúng tôi có nói đến “Muốn dạy con dạy cái, trước dạy mình”. Điều này rất quan trọng, vì trên làm dưới theo.

Ví dụ con cái của quý vị hôm nay đang thực hành “Đệ Tử Quy”, nhưng cha mẹ chưa học chưa thực hành. Trong “Đệ Tử Quy” nói: “Trí quán phục, hữu định vị; Vật loạn đốn, chí ô uế” (Mũ, quần áo, để cố định; Chớ để bừa, tránh dơ bẩn). Nhưng cha vừa đi về tháo chiếc tất ra vứt đó, nằm xuống đọc báo. Con cái họ cảm thấy tại sao lại như vậy? “Bảo tôi làm, nhưng cha lại không làm”. Nó có cam tâm không? Không cam tâm. Nếu như quý vị là mẹ, sẽ làm thế nào?

Thói quen xấu của tôi lại đến rồi, người làm thầy giáo rất thích kiểm tra. Tình trạng này có thể xảy ra đấy, quý vị phải làm thế nào?

Nếu quý vị lập tức đi đến nói:

- Ông không biết con cái đang học “Đệ Tử Quy” sao? Nhặt ngay lên giùm tôi.

Thì chồng của quý vị nhất định nói:

- Không cần học những thứ đó.

Có một người mẹ, bà nói với con bà, bà nói:

- Cha con đã một ngày làm việc vất vả, con mau giúp cha một tí, mang tất ra kia, con xem cha mệt lắm rồi.

Dùng khía cạnh như thế con cái rất dễ chấp nhận, vì thực sự cha nó mới làm về nên đứa con liền mang tất đi. Ông chồng thấy được cảnh này sẽ như thế nào? Sẽ thấy đúng. Vậy chẳng phải đều viên mãn rồi sao. Cho nên thực sự nhân tình luyện đến chỗ văn chương rồi142.


6. Học lễ có lợi gì?
Thứ nhất: Sự nghiệp phát triển tốt sau này

Cái thói quen này ảnh hưởng đến tâm cung kính của con cái, thói quen này cũng rất có khả năng ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp của con cái sau này. Quý vị có tin không?

Ngày trước hiệu trưởng của lớp mẫu giáo nói với chúng tôi. Ông nói:

- Tôi đã mời một số giáo viên hơn hai mươi tuổi dạy trẻ.

Có lần ông có một người khách từ Quảng Đông đến, nên ông tiếp đón người khách Quảng Đông này. Ông cũng dẫn theo mấy vị giáo viên trẻ này của trường cùng đi ăn. Những giáo viên ở trong trường này có mấy vị là người Hồ Nam. Người Hồ Nam thích ăn cay, còn người Quảng Đông hầu như không ăn cay. Mời người khách Quảng Đông đi ăn thì phải chọn món ăn Quảng Đông. Sau khi chọn xong rồi, mọi bắt đầu ăn. Những vị giáo viên người này ở đó liền nói:

- Món này sao khó ăn quá, món kia sao khó ăn quá.

Hiệu trưởng dẫn những giáo viên này theo là để làm gì? Dẫn họ đến để tiếp đón khách. Nhưng họ đã làm gì? Phá rối. Không dễ gì để mang lên một món cay lên, nên vị hiệu trưởng này mang nó chuyển đến trước mặt người khách. Người khách vừa gắp một miếng thì những vị giáo viên này lập tức chuyển đến trước mặt họ cùng nhau ăn. Hiệu trưởng lại chuyển nó đi, họ lại mang nó về lại. Nhân viên như vậy quý vị có dám dùng không? Thành công chưa thấy, thất bại thì có thừa.

Làm một đứa trẻ, quý vị dạy nó mọi nơi đều có cái lễ tiến thoái thì khi quý vị bảo chúng làm việc, quý vị sẽ rất yên tâm.

Cho nên chủ quản dẫn cấp dưới đi dự tiệc, đều phải chọn những người gắp thức ăn rất giỏi, rót nước rót rất tốt, phải dẫn theo những người như vậy đi. Có đúng không? Đúng vậy. Rót nước cũng phải rót cho tự nhiên, đây chính là phải từ nhỏ đã làm như vậy đối với trưởng bối. Có thái độ này, cũng sẽ vì tương lai đời sau của quý vị, trải con đường tốt.


Thứ hai: Tác động tốt đến sức khỏe sau này

143 Quý vị lại nói:

- Đến ngồi còn phải có tướng ngồi, mệt chết đi được.

Quý vị cho rằng nằm dài trên ghế sopha tốt biết bao. Nhưng thật ra đó chỉ là thoải mái nhất thời trước mắt, về sau đau khổ lâu dài. Hiện nay bệnh tật nhiều nhất là xương cốt, như gai xương sống, thoát vị đĩa đệm. Quý vị dễ chịu một chút, nhưng cột sống bị vẹo, đến lúc đó phải nhờ người dùng chân đạp và dùng tay đấm, lúc đó mới kêu khổ thấu trời. Cho nên khi quý vị thật sự y theo những lễ tiết này để sống thì thân thể sẽ rất mạnh khỏe, quý vị sống một cách nhẹ nhàng.

Khi những thái độ cung kính này, quý vị làm đã đến nội hóa, thì khi làm cảm thấy rất thoải mái, tự tại, không hề cảm thấy mình đang làm.

Con người vì không hiểu, nên sản sanh ngộ nhận này, nên cần dựa vào mọi người biểu diễn cho xuất sắc, khiến họ cảm thấy người đọc sách thánh hiền luôn tươi cười, sau đó sống với người cũng rất hòa hợp. Quý vị không nên học kinh điển thánh hiền, học đến cuối cùng là một khuôn mặt đau khổ, khiến mọi người đều không dám học.

Cho nên, chúng ta là chiêu bài của Khổng Tử, là chiêu bài của Thánh hiền, phải thường đánh bóng nó. Chúng ta thường dùng thái độ Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” (Gột rửa cáu bẩn, trở thành con người mới, ngày ngày đổi mới, lại càng phải mới nữa), để trưởng dưỡng đạo đức và học vấn của chính mình. Lúc nào cũng hy vọng lấy thân giáo để lôi kéo tâm cung kính, tâm nhân từ của tha nhân (mọi người).

Đây là Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu. Trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Lúc ăn uống, ngồi hay đi; Người lớn trước, người nhỏ sau).

***


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương