CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Chú thích


1 VCD 10 – Đoạn sau 1

2 5-1.“Thân sở háo, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm)

1. Đáp ứng sở thích của cha mẹ thế nào cho đúng?

Thứ nhất: Dốc lòng, nếu sở thích cha mẹ hợp nhân sinh

Thứ hai: Không làm theo sở thích danh lợi

2. Sở thích người phàm phu là gì? Danh lợi

Thứ nhất: Cầu “Phú, quý” - Là cầu lợi, danh

Thứ hai: Quan niệm “Phú, Quý” của người đời

Một là: Phú là nhiều tiền, giàu có – Là lợi

Hai là: Quý là làm quan lớn – Là danh

Thứ ba: Nhiều tiền chưa hẳn phú,

Một là: Những kết cục của việc “xông” đi kiếm tiền

1- Lao tâm, lao lực:

2- Bận rộn đến mức người thân xem như “đã chết”

3-“Lang đang nhập ngục”

4-Thân thể bệnh hoạn

Hai là: Thành công là kiêm cả sự nghiệp, gia đình

Thứ tư: Làm quan chưa hẳn quý


3 VCD 10 – Đoạn sau 2

4 “Tri túc thường lạc”

5 Tử viết: «Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biểu ẩm, tại lậu hạng. Nhân bất kham kỳ ưu. Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai Hồi dã»:

Đức Khổng cũng khen Nhan Hồi như sau: «Hiền thay là trò Hồi! Người ở trong ngõ hẹp với một giỏ cơm, một bầu nước. Ở cảnh ấy người ta không ai chịu cực khổ cho nổi. Thế mà trò Hồi chẳng đổi chí vui thích của mình. Hiền thay là trò Hồi.»

6 “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước, mạc bả nhi tôn tác mã ngưu”: Con cháu tự có phước của con cháu. (Cha ông) đừng vì con cháu mà làm trâu ngựa.

7 Thọ, Phú, Khương ninh, Du hiếu đức, Khảo chung mạng.

  • Trường thọ: Là số mạng không chết yểu, lại có phước thọ lâu dài.

  • Phú quý: Là tiền bạc sung túc, lại có được địa vị tôn quý.

  • Khương ninh: Là thân thể khoẻ mạnh và tâm linh được an ổn.

  • Hiếu đức: Là thường làm việc lành, lại còn rộng chứa âm đức.

  • Thiện chung: Là biết trước được thời gian mình qua đời, đến lúc mạng chung không gặp những tai hoạ ngang trái, thân thể không đau bệnh, trong lòng không còn vướng mắc và sầu lo về nhân thế, an lành và tự tại lìa bỏ cõi nhân gian.

8 “Hiếu thân, tôn sư”

9Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi, tam lạc dã”:

Tạm dịch: Cha mẹ đều còn, anh em không bị gì, ấy là vui thứ nhất; Ngửa mặt lên trời mà không hổ, cúi đầu đối với người mà không thẹn, ấy là vui thứ nhì; Được và dạy anh tài trong thiên hạ, ấy là vui thứ ba. 



10 Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố”

11 Gia đình hòa thuận, mọi sự hưng thịnh.

12 “Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân”.

13 Tùng tiền chủng chủng, Tỷ như tạc nhật tử”: Đủ thứ tội lỗi từ trước, Cũng giống như ngày hôm qua đã chết rồi (Trích Liễu Phàm Tứ Huấn).

14 Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo chi”

15 Đốn luân tận phận, nhàn tà tồn thành”: “Giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận; Dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành”

16 Văn Thiên Tường (6/6/1236-9/1/1283) là thừa tướng nhà Nam Tống, một thi sĩ nổi tiếng và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Ông xuất thân từ Cát Châu Lô Lăng (bây giờ là huyện Cát An, tỉnh Giang Tây):

Lúc còn nhỏ, Văn Thiên Tường chăm học, đọc nhiều sách, ông thích nhất là những câu chuyện nói về "Trung thần nghĩa sĩ". Tư tưởng yêu nước đã ăn sâu vào tâm hồn ông. Năm 1253, đời vua Tống Lý Tông, Văn Thiên Tường 17 tuổi, tham gia kỳ thi Hương ở Lô Lăng, tên đậu đầu bảng. Lúc đứng trước tượng Âu Dương Tu, ông đã nói: "Sau này tôi chết đi, nếu không được như ông, là được mọi người tưởng nhớ, thì tôi không phải là bậc đại trượng phu”.

Xt: Âu Dương Tu (1007 - 1072) có tên tự là Vĩnh Thúc hiệu "Tuý Ông"; Quê ở Lư Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc). Năm Thiên Thánh thứ 7(1030). Ông đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự... Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung.

Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm Từ xuất sắc đời Tống. Ông là người khai sáng ra thể loại "thi thoại" cuốn "Lục Nhất thi thoại" là cuốn thi thoại đầu tiên của Trung Quốc. Ông còn viết những bài rất nổi tiếng như Tuý Ông đình kí, Mai Thánh Du thi tập tự, Thu thanh phú, Bằng đảng luận. Vì thế, Âu Dương Tu tự xưng mình là "Lục nhất cư sĩ" (cư sĩ với 6 cái "một": Một vạn quyển sách, Một ngàn thạch văn, Một cây đàn, Một bàn cờ, Một bầu rượu và Một thân già).

17Bách thiện hiếu vi tiên” 

18 VCD 11 – Đoạn 3

19(VCD 12 &13): VCD 12 - Đoạn 1; VCD 13 - Đoạn 3; VCD 13 - Đoạn 2, VCD 12 - Đoạn 2.

20 VCD 12 – Đoạn 1

21 Xt:

Quân tử hữu cửu tư:

  1. Thị tư minh,

  2. Thính tư thông,

  3. Sắc tư ôn,

  4. Mạo tư cung,

  5. Ngôn tư trung,

  6. Sự tư kính,

  7. Nghi tư vấn,

  8. Phẫn tư nạn,

Kiến đắc tư nghĩa.

Người quân tử có 9 điu thận trọng, suy tư

  1. Lúc nhìn suy nghĩ cho phân minh;

  2. Lúc nghe suy nghĩ cho thông suốt;

  3. Sắc mặt giữ ôn hòa,

  4. Thái độ giữ cung kính,

  5. Lời nói giữ trung thực,

  6. Làm việc giữ cho kính cẩn,

  7. Có điu nghi hoặc phải hỏi,

  8. Trước khi giận phải nghĩ tới hậu quả

tai hại sẽ xảy ra

Thấy mối lợi thì nghĩ đến điu nghĩa.

22 VCD 11 - Đoạn 2

23 VCD – Đoạn 4

24 “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”: Người noi theo Đất, Đất noi theo Trời, Trời noi theo Đạo mà Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên.

25 Tên gọi tắt nước ở bắc Mĩ Châu: “Mặc-tây-ca Hợp Chủng Quốc” (United States of Mexico) – Còn gọi là Mễ Tây Cơ (Mexico)

26 Hiệu ứng nhà kính

27 Lợi mình lại có thể lợi người

28 VCD 13- Đoạn 3

29 VCD 13 – Đoạn 2

30 Tôn kính, nhưng chỉ có thể nhìn từ xa, không thể gần hoặc không muốn gần (vì không thể noi theo được hoặc vì quá xa lạ với mình)


31 Tiếp tục VCD 12 – Đoạn 2

32 Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự (đã giải thích ở VCD 10-tập 1)

33Đường Thái Tông - Lý Thế Dân (626 – 649) trị nước anh minh, hiểu người biết việc, chính trị sáng suốt, sử gọi là Trinh quán chi trị”.

Khi Đường Cao Tông - Lý Trị ở ngôi, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên nắm chính quyền, phế nhà Đường lập nhà Chu, tự phong Hoàng đế. Tuy chính sự có rối ren, nhưng xã hội tương đối ổn định.

Đường Huyền Tông - Lý Long Cơ (ở ngôi 712 – 756) khởi đầu cho thời gian đất nước vững mạnh, sử gọi là “Khai nguyên chi trị”.


34 Loạn An Sử (chữ Hán: 安史之亂: “An Sử chi loạn”) là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do họ An và họ Sử cầm đầu. Cả họ An và họ Sử đều xưng là Yên Đế trong thời gian nổi dậy. Năm Thiên Bảo thứ 15 (755), Tiết độ sứ An Lộc Sơn Phạm Dương cùng bộ tướng Sử Tư Minh phát động cuộc phản loạn, chiếm Lạc Dương, đánh Trường An, vua Huyền Tông phải bỏ chạy về Thành Đô. Quân Đường do sự nỗ lực của Quách Tử Nghi đã bình định được phản loạn, nhưng triều Đường cũng từ đây bắt đầu suy vong.

35 “Ngạo bất khả trưởng, chí bất khả mãn”

36 Xt: Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn còn có các tên gọi khác:


  • Chu Tử Gia Huấn;

  • Bách Lô Tiên Sanh Trị Gia Cách Ngôn

  • Chu Bách Lư Tiên Sanh Trị Gia Cách Ngôn. Do CHU DỤNG THUẦN (1617 – 1688) thời Minh mạt Thanh sơ, tự Trí Nhất, Hào Bách Lư, người Giang Tô biên soạn. Ông viết thành từng câu dưới dạng đối theo thể Phú, lập thành một thiên về gia huấn cách ngôn. Toàn văn có 506 chữ, phân thành 6 đoạn. Nội dung chủ yếu là những lời dạy về lập thân xử thế, khuyến khích cần kiệm trị gia, an phận thủ thân và chú trọng luân thường.

“Tam cô lục bà, thật dâm đạo chi môi

Tỳ mỹ thiếp kiều, phi khuê phòng chi phúc

Nô bộc vật dụng tuấn mỹ, thê thiếp thiết kỵ diễm trang.


Dịch nghĩa:
Ba cô sáu bà, chính là nguồn gốc trộm cắp và dâm tà.

Tỳ thiếp xinh đẹp, không có phúc chốn khuê phòng.

Tôi tớ chớ dùng giỏi đẹp, thê thiếp cấm ham trang sức.

37 Lê minh tức khởi, sái tảo đình trừ, yếu nội ngoại chỉnh khiết.

Ký hôn tiện tức, quan tỏa môn hộ, tất thân tự kiểm điểm”.
Mờ sáng dậy ngay, rảy nước quét sân, để trong ngoài gọn sạch.

Đêm đến đi ngủ , đóng rào khóa cửa, tất phải tự kiểm tra.



38 Nhân phi Thánh Hiền, thục năng vô quá; Quá vật đan cải, thiện mạc đại yên”: Con người nào phải Thánh Hiền, ai chẳng lầm lỗi? Chẳng sợ sửa đổi, còn gì tốt hơn.

39 VCD 13 gồm có: VCD 13- Đoạn 1; VCD 13- Đoạn 4; VCD 13- Đoạn 6; VCD 13- Đoạn 5; (VCD 13- Đoạn 2; VCD 13- Đoạn 3 đã cắt sang VCD 12)

40 VCD 13- Đoạn 1

41 “Bất y quy củ bất thành phương viên”

42 VCD 13 – Đoạn 4

43 “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã”.

44 Đổng Trác (132-192) là tướng nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

45 Giết cả chín họ.

46 “Tích thiện chi gia, tất dư hữu khánh”

47 Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân. Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn, thất ngôn. Tri giả bất thất nhân, diệc bất thất ngôn”: Có thể nói với họ mà không nói với họ thì mất người. Không thể nói với họ mà nói với họ là mất lời. Kẻ biết rõ đối tượng thì không mất người, cũng không mất lời.

48 VCD 13 – Đoạn 5


49 Nhan Uyên (Nhan Hồi): Nhan Hồi, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, người nước Lỗ.

Nhan Hồi theo học với Đức Khổng Tử, và là học trò giỏi nhứt trong số các học trò của Đức Khổng Tử. Nhan Hồi kém hơn Đức Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng lễ, làm việc gì cũng không lầm lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng.

50 Sai không quá hai lần.

51Băng đống tam xích, phi nhất nhật chi hàn” (Băng đông lại dày thành ba thước, hoàn toàn không phải chỉ do lạnh có một ngày).

52 Liên quan tới việc trị dân, Tử Hạ nói: "Quân tử tín, nhi hậu lao kỳ dân. Vị tín, tắc dĩ vi lệ kỷ dã. Tín nhi hậu gián. Vị tín, tắc dĩ vi báng kỷ dã"
Dịch nghĩa:
Người quân tử tạo được niềm tin, rồi sau mới chỉ huy nhân dân lao động. Chưa tạo được niềm tin mà chỉ huy, thì sẽ bị coi là bạo ngược với họ. Tạo được niềm tin rồi sau mới can ngăn người khác. Chưa tạo được niềm tin mà can ngăn, thì sẽ bị coi là chê bai họ.

53 VCD 14 gồm có: VCD 14 – Đoạn 1; VCD 14 – Đoạn 3; VCD 14 – Đoạn 2; VCD 14 – Đoạn 4; VCD 14 – Đoạn 7; VCD 14 – Đoạn 17; VCD 14 – Đoạn 9; VCD 14 – Đoạn 19;

VCD 14 – Đoạn 6: Chuyển sang VCD 15;



VCD 14 – Đoạn 18, 13, 14, 15, 11, 5, 10, 12, 16, 8: Chuyển sang VCD 19

54 VCD 14 - Đoạn 1

55 VCD 14 - Đoạn 3

56 VCD 14 – Đoạn 2

57 VCD 14- Đoạn 4

58 1 dặm Anh (mile) = 1.609 m (1,609 Km)

59 VCD 14 - Đoạn 7

60 VCD 14 - Đoạn 17

61VCD 14 - Đoạn 6

62VCD 14- Đoạn 9

63VCD 14 - Đoạn 19

64 VCD 15 gồm có: VCD 15 –Đoạn 1; VCD 14- Đoạn 6; VCD 15 – Đoạn 2

65 VCD 15- Đoạn 1

66 Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ”

67 Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc

68VCD 15 - Đoạn 2

69 Hán Văn Đế (202 TCN – 6 tháng 7157 TCN), tên thật là Lưu Hằng là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 180 TCN đến năm 157 TCN, tổng cộng 23 năm: Ông nổi tiếng là một minh quân, thiết lập và cai trị quốc gia Đại Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm biến động. Triều đại của ông cùng con trai ông Hán Cảnh Đế Lưu Khải được xưng là Văn Cảnh chi trị .

70 Mạnh tử nói:“Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị.” (Thuấn là người nào, Vũ là người nào, họ làm được mình cũng làm được)

71Hiếu tử chi sự thân: Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kì kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm”:

Người con hiếu phụng thờ cha mẹ: Khi ở chung thì rất cung kính, khi nuôi nấng thì rất vui vẻ, khi bệnh hoạn thì rất lo lắng, khi tang sự thì rất thương xót, khi tế lễ thì rất trang nghiêm”

71 “Cư tắc trí kỳ kính,

72 Dưỡng tắc trí kỳ lạc”

73 Bịnh tắc trí kỳ ưu,

74 Táng tắc trí kỳ ai,

75 Tế tắc trí kỳ nghiêm”

76Thuở xưa Tử-Lộ nhà nghèo ngày ngày phải đội gạo ra chợ bán để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ già. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ vất vả, nhưng Tử-Lộ trên tay không lúc nào buông thả kinh sách. Đêm đêm thức khuya chuyên tâm nghiên tầm học hành. Đến khi Tử-Lộ thi đậu làm quan thì cha mẹ đã qua đời. Nghĩ đến cha mẹ, Tử-Lộ ngậm ngùi than thở: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình. Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là:“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Con muốn đền đáp nghĩa sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhưng cha mẹ không còn!”

77 Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành

Tử tôn tuy ngu, kinh thư bất khả bất độc”.

Dịch nghĩa:
Tổ tông dù xa, thờ cúng không thể không thành tâm.

Con cháu dù ngu, kinh sách không thể không tìm độc.



78 (VCD 16) gồm có: VCD 16–Đoạn 1; VCD 18–Đoạn 2; VCD 16–Đoạn 2

79 VCD 16 – Đoạn 1

80 “Trí, Nhân, Dũng”: Trí là để biết rõ các sự lý; Nhân là để hiểu điều lành mà làm; Dũng là để có cái chí khí cương kiện mà theo làm điều lành cho đến cùng. Ba cái đạt đức ấy là 3 cái cửa đi vào Đạo, có ba điều ấy mới sửa được mình, trị được người và trị được thiên hạ và quốc gia.

81Hiếu học cận hồ Trí”

82Lực hành cận hồ Nhân”

83Tri sỉ cận hồ Dũng”

84 Sự giáo dục dạy dỗ trong nhà

85 Giáo dân thân ái, mạc thiện ư hiếu.

Giáo dân lễ thuận, mạc thiện ư đễ.

Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc.

An thượng trị dân, mạc thiện ư lễ...”

Dịch nghĩa:

  • Dạy dân tương thân tương ái, không có gì tốt hơn hiếu đạo.

  • Dạy dân cung kính hòa thuận, không có gì tốt hơn đễ đạo.

  • Muốn chuyển di phong khí của xã hội, thay đổi tập tục dân văn, không có gì tốt hơn âm nhạc.

  • Muốn ổn định thân tâm của trường quan, trị dân một nước, không có gì tốt hơn lễ pháp.




86Bất học lễ, vô dĩ lập”: Không học lễ không thể tự lập được ở đời

87Cùng chung cha mẹ ai nấy tiến,

Đừng cho lời nói tổn thâm tình

Mỗi lần gặp mặt già thêm mỗi,

Còn làm huynh đệ được mấy đêm.



(Quảng Chánh dịch)Chung sống anh em nhẫn trước tiên 

Chớ vì lợi lộc khởi tranh đoan 

Sinh con nếu muốn thành người tốt

Phải sống làm gương để chúng tin. 


88 

89 Vận mệnh hay sản nghiệp gia đình

90 Tăng Quốc Phiên (1811-1872) tên tự là Bá Hàm, hiệu là Điều Sinh, người Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, đỗ Tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một Nho gia lỗi lạc theo phái Đông Thành, nhân vật tiêu biểu của địa chủ người Hán, sau được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh.
Ông là tướng lĩnh chỉ huy Tương quân (đoàn quân khởi phát ở Tương Hương), cánh quân chủ lực trong cuộc chiến chống quân Thái Bình Thiên Quốc.

91 VCD 18 – Đoạn 2

92Xt: “Giáo dĩ hiếu, sở dĩ kính thiên hạ chi vi nhân phụ giả dã”: Dạy con cái hiếu thảo, thì chúng cũng sẽ kính trọng cả cha mẹ của người khác;

Giáo dĩ đễ, sở dĩ kính thiên hạ chi vi nhân huynh giả dã”: Dạy con cái kính trọng bậc trưởng bối, thì chúng cũng sẽ kính trọng tất cả những trưởng bối của người khác;


Giáo dĩ thần, kính thiên hạ chi vi nhân quân giả dã”: Dạy con cái có lòng kính trọng thiên hạ, thì chúng sẽ là người lãnh đạo của nhân dân.

93 VCD 16 - Đoạn 2

94 “Nhân giả ái nhân, hữu lễ giả kính nhân. Ái nhân giả nhân hằng ái chi. Kính nhân giả nhân hằng kính chi”: Người có Nhân tức người có lòng yêu người, người có Lễ tức người biết kính người. Yêu người thì được người yêu, kính người thì được người kính lại.

95 Tiền là tài sản phải thông thương (lưu thông)

96 Thời Trung Hoa Dân Quốc sơ niên (1912-1919)

97 Có nghĩa là 1 một Đại viên bằng 10 vạn

98 Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”: Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có thừa niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có thừa tai ương.

99 Cẩm y vệ”: Trong thời đại nhà Minh, Hoàng đế Trung Hoa sở hữu một vũ khí vĩ đại và nguy hiểm hơn bất cứ thứ gì khác - đó là đội Cẩm Y Vệ - một đội thị vệ có thanh thế.

Đây là 1 tổ chức an ninh công khai dưới thời Minh, tập hợp nhiều cao thủ, phần lớn là con em của các võ quan trong triều và một số ít thường dân giỏi võ. Cứ mỗi 3 năm 1 lần, triều đình mở 1 cuộc thi tuyển, mỗi đợt chỉ tuyển khoảng 10 người, đòi hỏi phải tinh thông thập bát ban võ nghệ, binh pháp, chính sách an dân trị quốc.nhiêm vụ chính của Cẩm y vệ là coi sóc an ninh kinh thành, bảo vệ hoàng đế, quan lại.




100 (VCD 17) gồm có: VCD 17 – Đoạn 1; VCD 18 – Đoạn 3; VCD 17 – Đoạn 2; VCD 18 –Đoạn 5; VCD 17 – Đoạn 3; VCD 18 – Đoạn 6


101 VCD 17 - Đoạn 1

102 Các nhánh nhỏ trong họ tộc

103 Trật tự có trên dưới

104 Thứ tự người trên, người dưới

105 Quả lê

106 Ngũ Đại (907-960) bao gồm năm triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu.


  1. Năm 907, tại Biện Châu, Chu Ôn soán Đường, kiến lập Hậu Lương, khởi đầu cho Ngũ Đại.

  2. Con của Lý Khắc Dụng là Lý Tồn Úc diệt Hậu Lương, lập nên Hậu Đường.

  3. Sau thời Hậu Đường, quân vương Ngũ Đại đều xuất thân là tử tôn hoặc bộ thuộc của Lý Khắc Dụng. Trải qua khuếch trương và chỉnh đốn dưới thời Hậu Đường Minh Tông, quốc lực Hậu Đường cường thịnh, nhưng sau lại phát sinh nội loạn, Thạch Kính Đường dẫn quân Khiết Đan diệt Hậu Đường, kiến lập Hậu Tấn.

  4. Không lâu sau, quan hệ giữa Khiết Đan và Hậu Tấn trở nên xấu đi, quân Khiết Đan tiến về phía nam tiêu diệt Hậu Tấn, kiến lập triều Liêu. Đồng thời, Lưu Tri Viễn tại Thái Nguyên kiến lập Hậu Hán, sau đó thu phục Trung Nguyên.

  5. Tiếp đến, Quách Uy soán Hậu Hán, kiến lập Hậu Chu, Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh khổ tâm mưu hoạch phát triển, khiến Hậu Chu có tia hy vọng thống nhất Thiên hạ, song ông đột ngột qua đời khi Bắc phạt nhằm lấy lại Yên Vân thập lục châu từ tay người Khiết Đan. Sau đó, Hậu Chu bị Triệu Khuông Dẫn soán, Ngũ Đại kết thúc.

107Thiệu Khang Tiết (còn gọi Thiệu Tử), tên thật là Thiệu Ung, tự là Nghiên Phu, hiệu là Khang Tiết, người Hà Nam sinh vào thời Bắc Tống Chân Tông Đại Trung Tương Phù tứ niên (Năm 1011 công nguyên) mất năm thứ mười đời Thần Tông Hy Ninh (1077 công nguyên).
Ông đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ - nhân - chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc.
Các trước tác của Thiệu Khang Tiết gồm: Mai Hoa Dịch Số, Hoàng Cực Kinh Thế, Quan Vật Nội Thiên, Ngư Tiều vấn đối, Tập thơ Quân Xuyên, Nhượng Sơn tập, Tử Bá Ôn biệt truyện …

108 Quân tử vui vẻ làm quân tử

109 Vì hiểu rõ lý nên tâm an vui

110 Tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân

111 Trích Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ - Trang nghiêm - Thanh tịnh - Bình đẳng – Giác Kinh – Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải – Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hòa chuyển ngữ);

112 “Hoặc”, “Nghiệp”; “Khổ”; Do mê hoặc tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà chịu khổ (Từ điển Phật học Việt nam – Thích Minh Châu – NXB KHXH 1991)

113Binh lính thì hoảng loạn, ngựa chạy lung tung

114 VCD 18 - Đoạn 3

115 VCD 17 - Đoạn 2

116Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”: Bệnh do miệng mà vào, họa do miệng mà ra

117 Một niệm tâm sân khởi lên, trăm vạn cửa chướng ngại đều mở ra

118 VCD 17– Đoạn 7

119 VCD 17 – Đoạn 3

120 Chú thích trang 77

121 Dao sắc cắt vào thân thể, vết thương còn dễ lành; Lời nói cay độc tổn thương người khác thì người ta sẽ hận mãi khôn nguôi

122 VCD 17 – Đoạn 4

123 “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn”: Hết thảy pháp thành tựu bởi Nhẫn

124 “Bất luận người khác đúng hay sai, bản thân nhất định phải làm cho đúng”.

125 Tâm xấu hổ, hổ thẹn

126 VCD 17 – Đoạn 5

127Kiến hiền, tư tề”: Thấy người giỏi thì muốn bằng người (Luận Ngữ)

128 Văn tự của Trung Quốc gọi là “Văn Ngôn Văn”: Văn tự của Trung Quốc, toàn thế giới bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều không có, văn tự Trung Quốc là một loại chữ phù hiệu.
Văn Ngôn là một loại văn viết được lưu hành đã lâu, có nghĩa đen là “Lối viết văn chương cổ điển được sử dụng trong sách vở”, Văn Ngôn khác với văn nói thông thường (Bạch Thoại). Theo Vương Lực (một nhà Hán học trứ danh cận đại), Văn Ngôn lấy ngôn ngữ thời Tiên Tần (trước thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa) làm cơ sở, được canh cải qua các đời Hán, Đường, Tống trở thành một thứ văn viết thống nhất và không bị lệ thuộc vào ngôn ngữ hội thoại thông dụng. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”.
Sau phong trào vận động Ngũ Tứ (1919) của một số người quá khích muốn xóa bỏ toàn bộ nền học vấn cũ, hầu như không còn sách vở nào viết bằng Văn Ngôn. Ngay trong số những người tốt nghiệp đại học ở Đại Lục hoặc Đài Loan hiện thời (nhất là tại Đại Lục), có không ít người lúng túng, cảm thấy Văn Ngôn rất khó hiểu. (A DI ĐÀ Kinh yếu giải – tập I – Chủ giảng: PS. Tịnh Không – Bửu Quang Tự Đệ tử Như Hòa chuyển ngữ)

129 VCD – Đoạn 9

130 Khoan dung, đem lòng mình để hiểu người khác mà không chấp nhất trách phạt gì. Td: Khoan thứ.

131 Im lặng, không nói hơn là nói

132 VCD 17- Đoạn 6

133 VCD 18 - Đoạn 5

134 VCD 18 – Đoạn 6

135 VCD 17 – Đoạn 10

136 Đoạn này chuyển từ sau lên

137 VCD 18 – Đoạn 9

138“Thế sự đồng minh giai học vấn.

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương