CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

(VCD 15)64


65Các bạn, quý vị sẽ làm như thế nào? Làm sao để khuyên người anh trai này?

Trịnh Quân liền đi làm người giúp việc cho người khác, làm từ công việc thấp bé nhất, làm đúng một năm như vậy. Dùng sức lực để kiếm một ít tiền, toàn bộ đưa hết cho anh trai mình, rồi nói với anh trai rằng:

- Những thứ chúng ta thiếu, chỉ cần dựa vào sức lực của chúng ta để kiếm tiền, thì có thể mua được rồi, nhưng danh dự con người chỉ cần mất rồi thì một đời xem như hỏng hết.

Anh trai ông ta thấy em trai vì khuyên can mình mà phải đi làm người giúp việc cho người ta tròn một năm như vậy. Anh trai ông ấy cũng rất xấu hổ, nên bắt đầu thay đổi thái độ của mình, sau đó trở thành rất thanh liêm.

Trịnh Quân sau này phát triển rất tốt, còn làm đến thượng thư, tương đương với chức vị tể tướng. Cho nên người có hiếu có đễ, đối với quốc gia tất nhiên sẽ tận trung. Ông cũng thường thường can gián Hoàng đế. Hoàng đế rất cảm kích sự hiệp trợ của ông, còn phong cho ông một danh hiệu “Bạch y thượng thư”, hơn nữa còn cho ông hưởng bổng lộc đến cuối đời là đều dùng bổng lộc của thượng thư để phụng dưỡng ông.

Chư vị bằng hữu, quý vị xem lúc đầu ông vì khuyên anh trai mình còn đi làm người hầu. Phải chăng ông bị tổn thất rất nhiều? Không phải! Mà đó gọi là “Phước điền tâm canh”. Một người thật sự dùng đạo đức để lập thân hành đạo thì phúc phần của họ tuyệt đối càng tích lũy càng dày. Không phải là phúc không đến được mà thời khắc rồi sẽ đến, phúc phần của họ chắc chắn sẽ không mất được. Cho nên người ta nói “Chịu thiệt là phúc”, câu nói này rất có ý nghĩa.

Vừa rồi nhắc đến sự khuyên can giữa anh em. Trong quan hệ ngũ luân còn có một mối quan hệ là quan hệ bạn bè.

6. Bạn bè khuyên nhau
Thứ nhất: Xây dựng sự tín nhiệm bằng thời gian

Tôi đã từng cùng chú Lô đến thăm một người bạn của chú ấy. Tôi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, dường như có rất nhiều chuyện rất đặc sắc, tôi đều gặp được hết. Tôi và chú Lô đi tìm người bạn của chú. Người bạn này của chú đã kết bạn với chú 17 năm rồi. Lần đó chú còn cầm đến rất nhiều kinh điển của Thánh hiền, có quyển thì để cho con của bạn đọc, có quyển thì để tặng cho người bạn của chú, và vợ của bạn chú ấy đọc. Trên đường đi, chú Lô liền nói với tôi. Chú nói:

- Chú quen biết người bạn này 17 năm rồi, đã thấy anh ta thành công, buôn bán làm ăn rất lớn, tài sản rất nhiều, rất nhiều. Nhưng lúc đó chú đã nhìn thấy được, rất có thể sau này tài sản của anh ta sẽ không giữ được. Bởi vì:



  • Một người rất giàu có, tiêm nhiễm thói xa hoa thì tiền tài dù có nhiều bao nhiêu đi nữa thì cũng sẽ bại hoại thôi.

  • Hơn nữa không chỉ tiêm nhiễm thói xa xỉ, mà rất có khả năng ngạo mạn. Những thói quen xấu không ai bì nổi này đều dưỡng thành trong quá trình như vậy.

  • Lúc một người ngạo mạn, họ sẽ khinh suất, nên rất có khả năng sẽ có những phán đoán sai lầm, kết quả là tiền có nhiều bao nhiêu cũng hao hụt hết.

Sau đó đúng là sự nghiệp của người bạn này cũng sạch hết, rồi còn nợ nần. Lúc ông mắc nợ tất cả bạn bè sẽ như thế nào? Đều không thấy đâu nữa. Kỳ thực phúc họa liền nhau. Tài sản không còn nữa, cũng khiến cho họ học được bài học gì? Bạn bè thật sự không phải dùng tiền mà mua được. Lúc ông suy vi nhất, chú Lô mỗi tuần đều đi xe mấy tiếng đồng hồ đến giúp ông giải quyết vấn đề tài vụ. Không những không nhận tiền của ông, mà chú đều móc tiền túi mình ra đi đi lại lại giúp ông xử lý rất nhiều việc. Trong quá trình này chú ấy đã xây dựng được tín nhiệm, tình nghĩa càng sâu đậm hơn. Vì thế đợi đến 17 năm sau, nhân duyên chín muồi rồi…

Một người thực sự muốn làm cho nhân sinh đi đến viên mãn, tuyệt đối không phải có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu quyền lực, mà là có bao nhiêu trí tuệ mới được.

Đúng lúc tôi cũng đi trên chuyến xe này cũng thể hội được chú Lô có thể dùng 17 năm để giúp đỡ cho một người bạn. Cho nên “Vật tự bạo, vật tự khí” (Đừng cam chịu, không thua kém), ta phải lấy họ làm gương, lúc chúng ta khuyên người khác, lúc giúp đỡ người khác, nếu cảm thấy bản thân có chút bực mình, đột nhiên sẽ nghĩ đến một chữ số “17 năm”, sau đó cảm thấy rất xấu hổ, nhắc nhở đạo nghĩa của chúng ta đối với bạn bè, tiếp tục giúp đỡ, trợ giúp.

Thứ hai: Muốn khuyên người, mình phải làm gương trước

Ngoài ra, lúc đang ở Úc Châu, tôi cũng thấy chú Lô rất thiện xảo trong việc khuyên nhủ bạn bè xung quanh. Lúc chúng tôi đến Úc Châu, có tám, chín người ở chung trong một phòng. Tám, chín người đàn ông ở cùng nhau, sẽ phát sinh chuyện gì? Sẽ nảy sinh việc trên bàn có nhiều rác, ai cũng cho rằng “Không phải là tôi vứt đâu, mà tức là hơi lôi thôi một tí thôi”. Tôi thấy chú Lô không nói một câu nào, hàng ngày chú ấy thấy mọi người nói chuyện phiếm xong thì đi ngủ. Phòng tắm hay là bồn rửa tay đều là những thứ dơ bẩn, bản thân chú ấy liền âm thầm nhặt nhạnh lại, cũng lau dọn nhà bếp sạch sẽ không còn giọt nước, đều lau dọn sạch sẽ, rồi sau đó mới đi ngủ. Ngày này qua ngày khác đều làm vậy, làm cũng khoảng bốn năm ngày, bỗng nhiên có một người bạn liền đứng dậy, anh ta nói:

- Các anh vẫn còn vứt bừa bãi vậy à, không nhìn thấy người ta mỗi ngày giúp các anh dọn dẹp sạch sẽ như vậy, các anh không cảm thấy quá đáng lắm sao?

Tất cả mọi người đều cảm thấy rất xấu hổ, liền cúi xuống nhặt. Từ đó về sau như thế nào? Sạch sẽ hơn nhiều. Cho nên chú Lô không dùng “ngôn giáo” mà dùng “thân giáo”, làm cho tất cả mọi người đều nhận ra rằng bản thân nên giữ gìn cho môi trường này sạch sẽ.

Thật ra trong thế giới của người lớn, quan trọng nhất vẫn là bản thân nên làm gương trước, tự nhiên liền có thể cảm hóa được người khác.

Tôi vào khoảng năm 25 tuổi bắt đầu tiếp xúc với học thuyết của Thánh hiền. Trước đó tôi theo chủ nghĩa “thăng học” (điểm số cao - chủ nghĩa học vị). Chủ nghĩa thăng học đem đến cho nội tâm chúng ta đều là gì? Cạnh tranh. Nhìn thấy người khác điểm số rất cao thì rất buồn, nhắm mắt nhắm mũi. Cho nên quý vị biết được vì sao mắt tôi không lớn rồi.

Nhưng khi tôi học học vấn của Thánh Hiền, nội tâm rất cảm động. Tôi nhớ rõ lúc tôi lên trung học, ngữ văn, quốc văn đều rất kém, kém đến mức độ nào? Nhất định kém hơn quý vị. Bởi vì lúc tôi học cấp ba, thi thi tốt nghiệp cấp ba, tổng cộng thi 7 môn, bị trừ mất 88 điểm, 7 môn trừ 88 điểm, nhưng chỉ riêng 1 môn quốc văn bị trừ 44 điểm, bằng với tổng điểm bị trừ của 4 môn khác. Tôi còn nhớ hồi cấp hai còn có một đề thi trắc nghiệm là “Lão Khí: 1- Hoành xuân; 2- Hoành hạ; 3- Hoành thu; 4- Hoành đông” - tức là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tôi cảm thấy cái đề mục này đang sỉ nhục tôi, nhưng thực sự là tôi không biết khoanh vào câu nào cho đúng. Tôi còn ngồi đó hát một bài, hát một chữ chấm một chấm, xem đến cuối cùng chấm đến chữ nào thì chấm ăn may vào chữ đó. Sau đó vẫn viết sai. Vậy theo quý vị thì “Lão Khí” là gì? Hoành thu! Sao mà quý vị trả lời nhanh thế? Đối với tôi đó là một sự tổn thương. Lên cấp ba, vận xui vẫn chưa giải được, thật sự không cất đầu lên được, cho nên lúc lên lớp, có một lần thầy giáo quốc văn của tôi, kêu tôi đứng dậy, thầy nói:

- Thái Lễ Húc, em học giờ quốc văn của tôi, nếu như còn ngủ nữa, tiếp tục ngủ gục, tôi sẽ ghi là em vắng học đấy.

Vì thế ngữ văn của tôi thi vào đại học cũng không đủ điểm. Nhưng trong quá trình học cấp ba, trong đầu tôi có hai lần dường như phát ra quang minh, đó là lúc đọc đến hai bài văn học:

Bài thứ nhất chính là Xuất Sư Biểu của Gia Cát Lượng, trong đó đề cập đến: “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”66. Vốn vẫn đang ngủ gục, đột nhiên như thế nào? Bỗng nhiên cảm thấy câu nói này làm sao lại chấn động như vậy, nhưng cũng bừng sáng lên trong năm giây mà thôi. Sau đó lại mây đen bao phủ.

Câu thứ hai là lúc học Nhạc Dương Lầu Ký của Phạm Trọng Yêm, trong đó đề cập đến: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”67. Kỳ thực đúng ra cũng không hiểu lắm, nhưng lại cảm thấy có một sự cảm động mơ hồ nào đó.

Sau đó bắt đầu tiếp xúc với học vấn Thánh hiền, thường thường xem sách Câu Chuyện Đức Dục, đều đọc đến lúc cảm động không ngăn được cảm xúc, thật là rất cảm động. Tôi qua những câu chuyên này thể hội được tâm ý của thánh hiền nhân, đích thực vô cùng nhân từ, vô cùng bao la. Cảm nhận được rồi, chúng ta phải thực hành theo điều đó.

Cho nên lúc tôi học trường sư phạm, cũng cách nhà khá xa, từ sớm tôi đã ngồi xe lửa, lúc đến nơi thì học sinh cả lớp ngày đầu tiên đi học đều chưa đến lớp, chỉ có một mình tôi. Đó là dịp vừa nghỉ hè xong, nên vừa đi vào lớp nhìn thấy tất cả bàn và ghế đều là một lớp bụi. Các bạn, quý vị sẽ làm như thế nào?

Tôi lúc đó trong đầu liền nghĩ đến (bỗng nhiên bản thân làm đạo diễn): Nếu một vài bạn nữ đi vào, nhìn thấy bụi bặm như vậy, những bạn nữ này sẽ có phản ứng gì? Cô ta sẽ nói: “Sao mà dơ như vậy”. Chúng ta đều có thể suy tưởng đến, các bạn ấy nhất định sẽ có cảm giác khó chịu như vậy. Cho nên tôi liền chạy ra ngoài vườn trường, đến nhà vệ sinh tìm một miếng khăn lau bàn, lau từ đầu đến cuối. Tôi lau rất là nhanh, vì rất sợ người khác nhìn thấy, có một chút làm bộ như vậy. Tôi nhanh chóng lau chùi cho xong, lau xong rồi bản thân cũng cảm thấy hôm nay sống rất có ý nghĩa, có thể phục vụ được cho mọi người, vì sau đó bạn học đi vào sẽ ngồi được rất an ổn.

Lúc quý vị có suy nghĩ vì người khác như vậy, xin hỏi quý vị và họ có “cảm nhận” được hay không? Con người chúng ta có một kiểu chấp trước, dường như cứ phải mặt đối mặt, rồi nói chuyện mới gọi là câu thông. Kỳ thật không phải vậy, mà lúc niệm tâm quý vị vừa khởi, thì chính là quý vị đã cùng người bên cạnh câu thông rồi.

Cho nên lớp chúng tôi năm đó, mỗi người đều đối xử với tôi rất tốt. Chúng tôi lên lớp ban ngày, ngoài ra ban đêm còn có các bạn trường sư phạm chúng tôi đến học. Tôi cũng rất vui. Chúng ta có tâm phục vụ người khác như vậy, tự nhiên sẽ cảm ứng được người khác đối xử rất hòa thuận với chúng ta. Bởi vì tôi thường đến khá sớm, rác ở sau phòng học tôi đều chủ động mỗi ngày đem nó đi đổ. Kết quả đổ chưa được bao lâu, có một lần lúc tôi chuẩn bị đi đổ rác, có một bạn học liền chạy đến nói:

- Bạn đừng đổ nữa, chúng tôi đi đổ cũng được.

Cho nên đúng thật là giữa bạn bè với nhau, nhất định phải bản thân chúng ta có tâm phục vụ trước, tấm lòng của chúng ta sẽ thức tỉnh được tâm mỗi người hướng thiện, tâm thông cảm cho nhau.

Chúng ta vừa nói đến trong quan hệ ngũ luân làm thế nào để khuyên ngăn, cũng nêu ra nhiều ví dụ như vậy, mục đích nêu những ví dụ này là trưởng dưỡng tấm lòng của chúng ta, sau đó hành động, trí tuệ đối xử với mọi người, và còn tính nhẫn nại của chúng ta, tin rằng ngày tháng sau này, trong cuộc sống của mỗi người sẽ có từng đoạn từng đoạn kịch hay để diễn.



68Kế theo chúng ta đọc tiếp câu sau:

CHÁNH VĂN 7:


Thân hữu tật, dược tiên thường;

Trú dạ thị, bất ly sàng.

Táng tam niên, thường bi thiết;

Cư xứ biến, tửu nhục tuyệt.

Táng tận lễ, tế tận thành;

Sự tử giả, như sự sanh.


DỊCH NGHĨA:

Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước;




Ngày đêm hầu, không rời bước.




Tang ba năm, thường thương nhớ;




Không vui chơi, kiêng rượu thịt.




Tang đủ lễ, cúng hết lòng;







Việc người chết, như người sống.

7-1.“Thân hữu tật, dược tiên thường” (Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước)

1. Trị bệnh cho cha mẹ thế nào?
Thứ nhất: Thuốc bắc phải nếm trước xem nóng, lạnh

Lúc cha mẹ bị bệnh, con cái phải nếm trước xem độ nóng của thuốc có nóng quá không. Không nóng quá mới bưng cho cha mẹ uống. Đó là thể hiện người con hiếu đối diện khi cha mẹ bị bệnh, họ đều ở bên cạnh để chăm sóc.

Câu chuyện này bắt nguồn từ Hán Văn Đế thời nhà Hán. Chúng ta đều biết “Văn, Cảnh Chi Trị”69. Văn và Cảnh là hai vị hoàng đế có thể trị lý quốc gia tốt như vậy, căn nguyên cũng ở chỗ dùng hiếu để trị thiên hạ. Kỳ thật muốn dẫn dắt đoàn thể, gia đình cho tốt, thậm chí dẫn dắt đất nước cho tốt, hoàn toàn không phức tạp như chúng ta tưởng tưởng. Văn Đế phụng sự mẹ của ông tròn ba năm, mẫu thân bệnh ba năm, ông đều tự tay chăm sóc thuốc thang. Sau đó mẫu thân bệnh tình cũng chuyển biến tốt.


Thứ hai: Cho cha mẹ uống thuốc nên thế nào?

Hiện nay quý vị có nghe qua cha mẹ bị bệnh, con cái luôn luôn ở bên chăm sóc? Nhất định có! Bởi vì như Lão Tử ở trong Đạo Đức Kinh có nói: “Nước nhà hỗn loạn, quý vị mới nhìn ra được ai là trung thần”. Lúc người ta càng ngày càng bất hiếu, quý vị có thể từ đó mà nhìn ra được người con thực sự có hiếu. Họ sẽ không vì thời đại này, họ sẽ vững vàng không dao động, cũng tin tưởng rằng lúc họ có thể làm được hành vi như vậy, thân thể cha mẹ họ cũng sẽ nhanh chóng khỏe trở lại. Trước đây chúng ta cũng nhắc đến Mạnh Tông Khấp Trúc Sanh Duẩn (Mạnh Tông khóc tới khi trúc mọc măng), do sự thực lòng này, làm cho những cây măng kia đều mọc lên. Mẫu thân anh ta ăn rồi sau đó cũng rất thích, bệnh cũng thuyên giảm.

Một là: Nếu là thuốc tây y không cần nếm trước

Về điều này, chúng ta sẽ dạy con cái rằng “Nay mẹ bị bệnh rồi, thuốc đó có nên nếm trước hay không?” Đương nhiên giả sử như mẹ uống thuốc bắc, có thể nếm một tí, có nóng quá hay không. Còn nếu như là uống thuốc tây, có thể nếm thuốc trước không? Chúng ta dạy “Đệ Tử Quy”, mỗi câu quý vị nắm được nghĩa của kinh, nhưng phải phối hợp với hoàn cảnh cuộc sống mới được. Nếu không đến lúc đó uống rồi, mẹ anh ta sẽ nói:

- Sao con lại làm như vậy?

- Thầy giáo con dạy: “Mẹ có bệnh, thuốc phải nếm trước”.

Hai là: Nước để uống thuốc phải vừa đủ ấm

Cho nên chúng ta liền thêm bước nữa, hướng dẫn trẻ con, lúc con bưng ly nước lọc đó, phải suy nghĩ đến không nên lạnh quá, cũng không nên nóng quá.

Thứ ba: Dạy trẻ xử lý tình huống khi bố mẹ nguy cấp

Chúng ta còn dẫn dắt con trẻ suy nghĩ tức là lúc cha mẹ bệnh, hoặc là lúc gặp tình trạng nguy cấp, chúng ta làm con cái, nên ứng phó như thế nào? Ví dụ như mẹ vừa bị cao huyết áp, đột nhiên bệnh, ngã bệnh rồi, vậy người con này phải làm thế nào?

Các bạn, xử lý nguy cơ, không phải chỉ xí nghiệp nói xử lý nguy cơ, mà gia đình cũng cần có xử lý nguy cơ.

Cho nên từ nhỏ đã dạy cho con cái đối diện với những tình huống nguy cấp phải ứng phó như thế nào. Chúng sẽ hiểu trong lúc khẩn cấp phải như thế nào để thong dong điềm tĩnh xử lý sự việc. Vậy phải chú ý những phương diện nào?

Một là: Thuốc men để ở đâu?

Lúc khẩn cấp làm sao lấy được những thuốc men đó?

Lấy thuốc nào?

Giả sử một đống thuốc ở đằng kia, trong tình hình khẩn cấp tìm ra được không? Chân tay lúng túng;

Hai là: Rồi điện thoại cấp cứu gọi số mấy?

119, 110 cầu cứu.

Ba là: Số điện thoại người thân thích gần nhất

Những điều này đều cần phải chuẩn bị cho chúng lúc nào cũng biết. Làm cho chúng lúc gặp phải biết được mà xử lý.

Thậm chí lúc cha mẹ bị bệnh nằm trên giường, nên chăm sóc như thế nào, quý vị đều làm cho con cái biết được, thậm chí làm cho nó có cơ hội để làm. Tin rằng trong quá trình chúng làm, chúng có thể làm việc càng ngày càng tỉ mỉ, càng thông cảm được tật bệnh cực khổ ở đâu, hoặc là họ cần điều gì.

Cho nên ở đây là “Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước”. Chúng ta có thể phát huy cho nó rộng ra thêm, dạy dỗ con cái những phương pháp này, thái độ này.

2. Trị “mệnh” cho cha mẹ thế nào?
Thứ nhất: Bố thí vô úy, giúp cha mẹ trị mệnh

Một người bị bệnh, ngoài việc phải trị bệnh này ra còn phải nên làm được một số việc gì mới có thể làm cho bệnh của cha mẹ, thậm chí bệnh của người thân nhanh chóng lành hơn? Điều này cũng đáng để suy nghĩ.

Tục ngữ có câu:“Bác sĩ có thể trị bệnh, không thể trị mệnh”. Quý vị xem có rất nhiều người có tiền, nhưng họ cũng không thể trường thọ. Cho nên con người muốn trường thọ, cũng cần mong cầu như lý như pháp. Giữa trời đất, chỉ cần quý vị như lý như pháp để cầu, thì đều có thể cầu được.


Thứ hai: Nhân quả của việc bố thí

Những tiết học trước đây của chúng ta đã đề cập đến rồi, ví dụ nói:

Một là: Bố thí tài được giàu có

Bố thí tài vật là nhân chính để được giàu có, gọi là nhân duyên vạn pháp mới sanh được.

Hai là: Bố thí pháp được thông minh trí tuệ

Sự thông minh trí tuệ của một người làm sao để nâng cao? Bố thí pháp được thông minh trí tuệ.

Điểm này tôi thể hội được rất nhiều. Tôi còn nhớ tôi muốn thi vào trường đại học sư phạm, phải đến lớp ôn thi để ôn thi. Lúc đó tôi cũng cho mình một số kỳ vọng là lên lớp vừa học xong lập tức phải hiểu. Tôi cũng rất chuyên chú, ngồi ở dãy bàn thứ ba. Bởi vì ngồi trước đa phần đều là các bạn nữ nhiều, chiều cao của tôi có cao hơn một tí, nên các bạn đằng sau đều biết phía trước có một bạn học đầu nhô lên, đó là tôi. Rất nhiều bạn nữ, toán học, vật lý, hóa học bọn họ hơi kém, nên thường cầm đến hỏi tôi. Cho nên tôi thường bỏ ra một ít thời gian, nói cho các bạn những vấn đề các bạn ấy chưa biết. Trong đó có một người bạn tôi rất quen, liền bước đến, đập bàn trước mặt tôi, đập xuống bàn, bạn ấy nói:

- Cậu dạy bạn này hơn một tiếng đồng hồ, bản thân cậu nếu rơi vào tình trạng này thì có muốn học nữa không? Bạn ấy thấy còn không được nữa. Cậu làm sao mà có thể đem thời gian của mình giành cho người khác nhiều vậy?

Tôi liền cười với bạn ấy, tôi nói:

- Thật ra khi tôi nói với cô ấy thì bản thân tôi được nhiều nhất. Vì cô ấy muốn hiểu được cái đề này, cho nên tôi bắt buộc phải dạy cho cô ấy hiểu chứ không phải là tôi buộc cô ấy phải học, cũng không phải là tôi hoài hơi tốn công với cô ấy. Cho nên điều cậu nghĩ và điều tôi đang làm, là không giống nhau rồi.

Suy nghĩ của chúng ta phải càng rõ ràng, thì càng thâm nhập. Tôi dạy người khác toán học, nhưng bản thân tôi rất ít khi đi luyện giải nhiều bài toán, vì cũng không có thời gian. Trong khi đó rất nhiều bạn học còn làm được những bài của các lớp học thêm khác. Sau đó thi cử, năm đầu tiên thi toán học tôi thi được 90 điểm, trọn điểm là 100 điểm, thi 90 điểm. Năm thứ hai thi môn thầy giáo dạy thay, tôi đều không học đến, bởi vì không có thời gian, cũng thi được 88 điểm. Năm thứ ba thi nữa vẫn thi được 88 điểm. Điều này chứng tỏ là do trước đây mình đã thực hành bố thí pháp.

Cho nên muốn thí pháp cho người khác thì đầu tiên quý vị rất hoan hỷ đem những phương pháp này nói cho người khác, thì năng lực tư duy logíc của bản thân quý vị càng ngày càng nâng cao. Chính xác là bố thí pháp được thông minh trí tuệ.

Vì sao tuổi già thì trí nhớ kém?

Do thể hội được như vậy, tôi luôn luôn hỏi bạn bè một câu rằng, tôi nói:

- Trí nhớ phải chăng tỷ lệ nghịch với tuổi tác, có phải không? Không phải!

Thông thường đều nói sống càng già, trí nhớ sẽ càng đi xuống. Nếu như sống càng già trí nhớ càng giảm là kết quả, còn nguyên nhân là ở đâu?

Vì quý vị không cần nó nữa

Còn gì nữa không?

Phiền não nhiều quá

Mỗi ngày đều mây đen dày đặc, nghĩ đến lúc không nghĩ được nữa.

Cho nên trí nhớ của con người vì sao suy giảm? Quý vị không cần nó, lại thêm cả đống phiền não, đương nhiên càng ngày càng suy giảm.

Bạn xem, thầy Lý Bỉnh Nam 97 tuổi mà lúc giảng bài có cần lật sách không? Không cần. Đúng vậy. Vì thế tôi từ lúc 25 tuổi bắt đầu tiếp thu những kinh điển thánh hiền, cũng rất chăm chỉ học tập, trí nhớ của tôi luôn luôn giữ được ở mức độ như thế này.

Cho nên đích thực là bố thí pháp có thể được thông minh trí tuệ. Hơn nữa mỗi người đều có thể làm được như vậy. Chúng ta nên biết Mạnh Phu Tử nói với chúng ta: “Vua Thuấn là người như thế nào, tôi là người như thế ấy”70. Là người có học đều có thể như vậy. Đó là pháp thí.

Ba là: Bố thí vô úy được mạnh khỏe trường thọ

Cuối cùng là bố thí vô úy được mạnh khỏe trường thọ: “Vô úy” tức là làm cho người khác không còn lo sợ. Đó gọi là vô úy.

Chúng ta nêu một ví dụ chân thật nhất, ví dụ có thật nhất. Singapore có một nữ sĩ 106 tuổi, tên là Hứa Triết. Bà không ngớt giúp đỡ người khác tránh khỏi những đau đớn của bệnh tật, thậm chí những đau khổ trong cuộc sống, bà đều chủ động đi giúp họ. Bà nói lúc bà năm mươi mấy tuổi mới học làm y tá. Tinh thần đó đã khiến chúng ta rất khâm phục. Bà luôn luôn giúp đỡ người khác, luôn giải quyết những đau khổ cho người khác, cho nên bà được cái gì? Mạnh khỏe trường thọ. 106 tuổi đi bộ rất nhanh, nói chuyện cũng rất có tinh thần, mọi người đều không ai nhìn ra là bà đã hơn 100 tuổi rồi.

Cho nên chân lý là phải thông qua bản thân chúng ta đi ấn chứng. Như vậy lòng tin của quý vị mới đầy đủ.

Thầy Thái bố thí vô úy trị mệnh cho ông nội

Trước lúc tôi đến Úc châu, ông nội tôi, lúc đó đã 84 tuổi, bị tai biến. Lúc ông bị bệnh là lúc nửa đêm, chúng tôi nhanh chóng đưa đến bệnh viện, nhưng bác sĩ nói:

- Tám mươi mấy tuổi rồi, chúng tôi không dám đụng dao đến, nhưng vì toàn bộ huyết quản đều bị tắc (thông thường bị tai biến là như thế nào? Là một đường, đó là toàn bộ huyết quản bị tắc nghẽn), cho nên quý vị đợi mà lo hậu sự thôi.

Vì ông nội tôi vốn cũng không bị bệnh tim gì cả, dáng người cũng cao cao ốm ốm, nhìn có vẻ thân thể khỏe mạnh. Nhưng thật ra đã có bệnh trạng xuất hiện rồi, chỉ là không chú ý đến mà thôi. Bởi vì thời gian đó, ông nội tôi cũng cảm thấy chóng mặt, thật không ngờ, ông cũng không bị cao huyết áp, nên chóng mặt thì nghĩ có lẽ là cảm cúm, không phát hiện được căn bệnh này. Phụ thân tôi và còn một vài cô chú của tôi nữa đều rất hiếu thảo, đối diện với sự việc bất ngờ xảy ra này, tôi thấy cha tôi và một vài người lớn đều hoảng hốt. Lúc đó tôi liền nói với ba tôi:

- Bố thí vô úy được khỏe mạnh trường thọ, nay ba phải đưa cho con năm vạn tiền, nhất định phải là tiền của ông, bởi vì đem tiền của ông đi làm bố thí vô úy, sự giúp đỡ đối với ông mới trực tiếp.

Đương nhiên phụ thân tôi cũng rất tín nhiệm tôi, liền đưa tiền cho tôi. Sau đó tôi đến phòng hồi sức cấp cứu, tôi trao đổi với ông nội tôi, tôi nói:

- Bây giờ người nghèo khổ, người đối diện với đói khát tương đối nhiều, chúng ta còn có chút sức để giúp đỡ họ.

Cuối cùng ông nội tôi gật đầu, ông không thể nói được nữa. Tôi nhanh chóng cầm tiền đi làm cứu trợ thiên tai quốc tế, đi giúp đỡ một số người khốn khổ. Kết quả tại phòng hồi sức cấp cứu, ông nội tôi nằm năm ngày, sau đó ông nội tôi được chuyển đến phòng bệnh thường.

Cho nên thật đúng là quý vị nên đi ấn chứng. Sau đó ông được ra khỏi phòng bệnh phổ thông. Bác sĩ lại nói:

- Người tám mươi mấy tuổi bị tai biến, không thể đi lại được, quý vị phải có chuẩn bị trước.

Lúc đó tôi đã từ bỏ công việc để đến Úc châu học tập. Tôi bèn hẹn với ông nội tôi, tôi nói:

- Lần sau cháu về lại, ông phải đi cho cháu xem đấy.

Có hẹn ước với ông như vậy rồi, sau đó tôi đi. Vì Tịnh Tông Học Viện đang bồi dưỡng rất nhiều những giáo viên để hoằng dương học vấn Thánh hiền. Nên tôi cũng mang theo một số tiền để đến đó bố thí, cũng dùng danh nghĩa của ông tôi để đóng góp món tiền đó. Vừa đúng ngày tôi quyên góp xong, tôi gọi một cuộc điện thoại cho mẹ tôi, mẹ tôi nói:

- Ông của con ngày nay đi được rồi.

Nên rất nhiều chân lý chúng ta tuyệt đối phải dùng tâm chí thành để đi cầu chứng, Thánh nhân tuyệt đối không thể nói lời vọng ngữ được.

Thế nên “Thân hữu tật, dược tiên thưởng” (Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước), ngoài việc trị bệnh cho cha mẹ ra còn phải trị mệnh cho họ nữa. Lúc một người bố thí vô úy càng nhiều, thân thể mới có thể càng mạnh khỏe.


7-2. “Trú dạ thị, bất ly sàng” (Ngày đêm hầu, không rời bước)


Đó là một kiểu tâm chí thành của người con hiếu được biểu hiện ra bằng hành vi.

Đương nhiên thân thể quý vị nếu như không khỏe lắm, cũng không nên gắng sức quá, lúc nên nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi một lúc, nhưng chỉ cần khi cha mẹ cần Quý vị, lập tức quý vị biết được là được rồi. Quý vị cũng có thể ngủ bên cạnh, rồi lấy một sợi dây cột lại, chỉ cần cha mẹ quý vị khi cần kéo một cái, quý vị liền tỉnh dậy.

Chúng ta nên hiểu được sự biến thông. Quý vị không nên nói Hán Văn Đế cũng không ngủ, ta cũng nên học tập, không cần phải như vậy.

7-3. “Táng tam niên, thường bi thiết” (Tang ba năm, thường thương nhớ)


Đây là chỉ cho cha mẹ đã qua đời rồi.
Thứ nhất: Đối đãi cha mẹ phải thế nào?

Táng tam niên” (Tang ba năm): Trong Hiếu Kinh có một đoạn giáo hóa rất quan trọng, đề cập đến:

  1. Khi ở chung thì rất cung kính71

  2. Khi nuôi nấng thì rất vui vẻ72

Chúng ta phải dùng tâm cung kính, dùng tâm làm cho cha mẹ hoan hỷ, để phụng dưỡng cha mẹ.

  1. Khi bệnh hoạn thì rất lo lắng73

  2. Khi tang sự thì rất thương xót74

Lúc làm tang sự, chúng ta nên cảm hoài ân đức của cha mẹ;

  1. Khi tế lễ thì rất trang nghiêm75

Lúc tế lễ phải rất nghiêm túc trang trọng, không quên lời cha mẹ dạy dỗ. Đó là bổn phận mà một người con hiếu phải làm tròn. Cho nên lúc tang lễ chúng ta nên làm cho nghiêm túc trang trọng, không nên ồn ào náo nhiệt. Có nơi tổ chức tang lễ, còn mời cả đám người đến khóc giùm, như vậy có ý nghĩa gì không? Làm gì có ý nghĩa gì. Lẽ ra ân đức của cha mẹ luôn luôn ghi nhớ trong lòng.

Hơn nữa Âu Dương Tu có một lời dạy rất hay: “Tế nhi phong, bất như dưỡng chi bạc dã” (Cúng giỗ dù cho có hậu đến mấy cũng không bằng phụng dưỡng một cách đơn bạc): Tế lễ có tốt đến mấy cũng không bằng lúc cha mẹ sanh tiền phụng dưỡng cho tốt, càng có ý nghĩa hơn. Lúc sống không phụng dưỡng, lúc chết rồi lại bỏ tiền ra cho nhiều cúng giỗ, đó thật là điên đảo quá rồi.

Cho nên chúng ta ngày nay cha mẹ còn sống khỏe, phải vô cùng trân quý, phụng dưỡng cha mẹ cho tốt. Cha mẹ mất rồi chúng ta cũng cảm thấy được yên lòng, được an ủi vì chúng ta cũng đã tận lực rồi.

Ngày xưa có một câu danh ngôn: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn báo hiếu mà cha mẹ không đợi”76-vi. Những tiếc nuối như vậy tuyệt đối không nên để xảy ra đối với bản thân chúng ta nữa.


Thứ hai: Khi cha mẹ đã qua đời báo hiếu thế nào?

Nhưng giả sử như cha mẹ quý vị đã đi rồi, quý vị có thể tận hiếu tâm nữa không? Đương nhiên có thể:

  • Chỉ cần quý vị tận tâm tận lực “Lập thân hành đạo, nêu danh cho hậu thế”, thì có thể làm hiển vinh cha mẹ.

  • Hơn nữa chúng ta lại tận tâm, tận lực dạy con cái chúng ta cho tốt, làm cho huyết mạch gia tộc chúng ta có thể càng ngày càng tốt hơn, như vậy cũng an ủi cha mẹ ở trên trời.

Cho nên tang lễ làm cho trang nghiêm nghiêm túc, có thể y theo tâm nguyện của cha mẹ để làm. Mà trong tang lễ, chúng ta cúng là toàn bộ gia tộc, tưởng nhớ một đời cha mẹ chúng ta đã cống hiến cho toàn bộ gia tộc này. Cũng có cha mẹ kỳ vọng đối với gia tộc chúng ta, cho nên chúng ta có thể thông qua tang lễ để truyền đạt. Ba năm này là lễ nghi của thời xưa, phải phục tang thời gian ba năm.

Thường bi thiết” (Thường thương nhớ): Rất nhiều người y theo văn tự này mà giải thích, họ nói: “Phải khóc ba năm”. Như vậy thì mệt chết được. Nếu y văn giải nghĩa thì Thánh hiền đều la lên là “Oan uổng quá”.

Thường bi thiết” (Thường thương nhớ) này là một người con hiếu tự nhiên sẽ có tâm trạng như vậy, bởi vì người con hiếu mấy mươi năm nay, niệm niệm đều để ân đức của cha mẹ trong lòng, nên cha mẹ mất đi, họ rất khó chấp nhận. Chỉ cần nghĩ đến cha mẹ, nước mắt của họ sẽ không ngăn được mà rơi xuống. Cho nên “Thường bi thiết”.

7-4. “Cư xứ biến, tửu nhục tuyệt” (Không vui chơi, kiêng rượu thịt)


Bởi vì có những cảm hoài này nên mới “Cư xứ biến, tửu nhục tuyệt”. Vì vậy “lễ”, kỳ thực là phát từ trong nội tâm của một con người, mà tự nhiên làm ra được. Cha mẹ đều đã mất rồi, họ còn có thể đi rượu chè be bét sao? Không thể được. Cho nên cha mẹ qua đời, “Cư xứ biến” thì tự nhiên đối với những hoang phí kia, những thứ rượu thịt đều không muốn ăn nữa, nên “Tửu nhục tuyệt”.

7-5. “Táng tận lễ, tế tận thành” (Tang đủ lễ, cúng hết lòng)


Chữ “tế” này chính là mỗi năm có thời gian cố định để cúng tế cha mẹ. Đó là mỹ đức của người xưa, cho nên có “Từ đường” (Nhà thờ tổ tiên).

Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn nói: Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành (Tổ tông dù xa, thờ cúng không thể không thành tâm)77.

Luận Ngữ cũng nói: “Thận chung, truy viễn, dân đức quy hậu” (Cẩn thận lo tang lễ cha mẹ, thường nhớ về tổ tiên xưa, dân chúng cảm đức mà theo về). Con người chỉ cần luôn luôn nghĩ đến vì có cha mẹ, vì có tổ tông, nên hôm nay mới có chúng ta, luôn luôn có tâm cảm ơn như vậy, tâm người sẽ phúc hậu.

Tế phải thành kính, mỗi lần cúng kỵ không nhất định phải làm cho phức tạp, nhưng chúng ta nhất định phải giữ được lâu dài như vậy, làm để cho con cái chúng ta học tập.

Có một người cha, ông là một người con phụng dưỡng cha mẹ rất hiếu thảo. Sau khi cha mẹ ông mất rồi, ông dành thời gian cố định để đi tảo mộ. Hai đứa con ông đều nhìn thấy như vậy. Một hôm ở trường mẫu giáo, phát cho mỗi cháu mỗi cái kẹo, đều là những loại kẹo rất ngon. Đứa trẻ không ăn ngay tại trường, mà đem về nhà đưa cho ba mình. Ba của nó nhìn thấy vậy cũng rất cảm động. Sau đó đứa trẻ liền nói:

- Ba ơi, lúc ông nội bà nội còn sống mỗi lần có cái gì, ba đều đưa cho ông bà nội ăn trước, cho dù ông bà nội đã qua đời rồi, ba cũng thường đem đồ đến cúng tế. Hôm nay trường chúng con phát hai cái kẹo, con cũng đưa cho ba ăn trước. Cho nên đây là trên làm dưới học theo.


7-6. “Sự tử giả, như sự sanh” (Việc người chết, như người sống)


Thái độ phụng dưỡng cha mẹ tuyệt đối giống như lúc cha mẹ còn sống vậy. Sự dạy dỗ và kỳ vọng của cha mẹ đối với chúng ta chắc chắn không phải vì cha mẹ đã qua đời mà có những thay đổi, thậm chí càng phải nỗ lực hơn nữa mới đúng, phải xứng đáng với công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Có một người bạn nhỏ, lúc bà ngoại cậu ta qua đời, thân tộc, họ hàng đều ngồi trên xe tang, cậu của nó bưng hũ tro cốt của bà ngoại. Trên con đường này khá tròng trành, cậu của nó liền nói với người lái xe:

- Anh lái xe chậm một tí bởi vì mẹ tôi không quen ngồi xe chạy nhanh.

Đứa trẻ này nhìn thấy cũng rất cảm động, trở về trường liền nói với thầy giáo của chúng rằng:

- Thưa thầy, hành vi của cậu em có phải là “Thờ người chết như khi còn sống không?”

Cho nên các bạn, không nên xem thường, trẻ con cũng rất có ngộ tính.

Đoạn kinh văn “Nhập tức hiếu” (Ở nhà phải hiếu), chúng ta tức giảng đến điều này thôi.

III. TỔNG KẾT CHƯƠNG “NHẬP TẮC HIẾU”

III-1. Dạy trẻ “hiếu” có nhiều phương pháp


Chúng ta đều có thể ứng dụng tốt trong cuộc sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về việc dạy con trẻ hiếu thảo, có những phương pháp quan trọng nào, chúng ta phải nắm được cương lĩnh. Quan trọng nhất là gì?
1. Lấy thân làm gương

Điều này quan trọng lắm trong dạy hiếu.
2. Cha mẹ và thầy giáo hợp tác

Cô giáo cũng dạy, phụ huynh ở nhà cũng phối hợp. Hành vi của con trẻ nhanh chóng có thể tuân theo quy củ.

Tại trường mẫu giáo ở Thâm Quyến, cha mẹ các em mỗi tuần đều dạy một tiết giáo dục gia đình, đều là dạy “Đệ Tử Quy”, học tập từng câu từng câu. Những bậc cha mẹ này và thầy cô giáo phối hợp rất tốt, hành vi của trẻ em chuyển biến rất nhanh, bởi vì thầy cô giáo và cha mẹ có sức ảnh hưởng lớn nhất đến con cái lúc còn nhỏ. Vì sao vậy? Quý vị xem, trẻ em lúc nhỏ ngậm miệng, mở miệng đều là gì? “Ba con nói”, “Mẹ con nói”; Lên mẫu giáo rồi nói gì? “Cô giáo chúng con nói”. Cho nên cơ hội tốt như vậy phải tận dụng cho tốt. Cha mẹ thầy cô phải hợp tác.

Cô giáo dạy được ít, không hề gì, bởi vì cô giáo chưa chắc đã biết dạy hiếu thảo là quan trọng. Đương nhiên lúc cô giáo không hiểu, quý vị nên như thế nào? Phải cầm “Đệ Tử Quy” đi giảng cho cô giáo. Bởi vì xã hội là tương tác, chúng ta không nên xem nhẹ sức lực của bản thân.

3. Vợ chồng phối hợp

Ở Hải Khẩu có rất nhiều trường học đang thúc đẩy cha mẹ dẫn đầu. Lúc cô giáo còn chưa dạy, chúng ta phải nhanh chóng dạy. Vậy là vợ chồng có thể phối hợp. Phối hợp như thế nào?

Ví dụ: Giả sử khi quý vị làm mẹ, quý vị định nói với con trai rằng:

- Con trai à, mẹ sinh con ra vất vả lắm, con phải hiếu thảo với mẹ.

Quý vị có nói ra lời được không? Dường như cảm thấy kỳ kỳ. Nói chung không thể đắp vàng lên trên mặt mình. Cho nên lúc này để người cha dạy con cái phải hiếu thảo với mẹ. Người cha này nói:

- Con trai à, con có thể không hiếu thảo với ba, nhưng con nhất định phải hiếu thảo với mẹ con. Vì sao vậy? Bởi vì mẹ con lúc mang thai con cực khổ biết bao, mỗi ngày đều nôn ọe…

Quý vị liền đem những cực khổ của người mẹ rủ rỉ kể ra hết. Quý vị nói càng chân thành, con trai quý vị có thể mới nghe được một nửa thì nước mắt đã lã chã rồi. Khi nó biết ơn sẽ biết báo ơn.

Quý vị chớ nên nói với tôi rằng:

- Thầy Thái, giai đoạn (vợ tôi mang thai) đó tôi không biết, tôi bận rộn công việc.

Người chồng như vậy là không đủ tiêu chuẩn rồi, phải nên quan tâm đến vợ nhiều hơn. Khi người chồng nói ra những ân đức của người mẹ như vậy, liền có thể làm cho đứa trẻ hiểu được đối với ân đức của mẹ, để quan tâm, biết được để trân quý.

Còn người vợ thì nên nói giúp cho ai? Nói giúp cho chồng. Phải nói với con rằng:

- Cha con công việc rất vất vả.

Làm cho nó cảm nhận được sự cực khổ hằng ngày của cha. Tự nhiên nó sẽ sanh khởi tâm hiếu tâm cung kính đối với cha. Quý vị đã từng nói giúp chồng mình những lời tốt đẹp chưa? Phải nói. Như vậy con cái mới cảm nhận được sự cực khổ của người làm cha làm mẹ.

Có một người phụ nữ, không những không nói đến công lao của chồng, mà có lúc còn trước mặt con cái nói xấu chồng mình “Ba của con (thế này, thế nọ)...”.

Lời lẽ như vậy phạm vào điều đại kỵ của binh gia. Lời lẽ như vậy, sẽ xảy ra những ảnh hưởng không tốt như thế nào? Cung kính của con cái đối với phụ thân dần dần tiêu mất.

Hôm nay bất kể chồng quý vị có làm việc gì đó không tốt, chúng ta phải làm được “tốt khoe, xấu che”. Nếu quý vị cứ lôi ra những điều không tốt của chồng ra mà nói, thì con cái đối với phụ thân sẽ không còn tôn trọng nữa. Khi con cái không tôn trọng phụ thân nữa. Phụ thân có thể cảm nhận được không? Họ sẽ nói:

- Vợ coi thường tôi, ngay cả con cái cũng coi thường tôi. Được, ta sẽ làm việc xấu cho các người xem.

Có thể vô hình trung đã đẩy họ ra ngoài gia đình.

Cho nên con người chắc chắn đều có tốt có xấu, quý vị thường nói với con: “Phụ thân con có những điều này rất tốt”. Con cái thấy vậy liền nói với phụ thân: “Ba à, điều này ba rất tốt, điều kia ba cũng rất tốt”. Người cha này thấy con trai coi trọng mình như vậy, vậy thì mình phải càng trân quý, càng phấn đấu hơn nữa. Phải xứng đáng với sự ủng hộ này của con trai. Nên tự nhiên họ sẽ hướng đến điều tốt mà phát triển. Cho nên dạy hiếu cũng có thể vợ chồng cùng phối hợp để dạy.


III-2. Trong nhà giáo dục phải có nguyên tắc chung


Còn nữa, trong gia đình nguyên tắc giáo dục phải nhất trí, tức là phải có hiểu biết chung.

Giả sử chồng và vợ, nguyên tắc giáo dục con cái không giống nhau thì con cái nghe ai? Giả sử ông bà nội lại tham gia vào nữa, vậy là biến thành xe đến mấy con ngựa? Lúc đó con cái sẽ nghe ai? Con cái nhất định chọn ai mà nó trốn sau lưng sẽ không có chuyện gì xảy ra, lúc đó sẽ không dễ dạy nữa. Cho nên đúng là phải câu thông với nhau mới được.

Có một người phụ nữ, cô ta cũng tự mình âm thầm dạy “Đệ Tử Quy” cho con, cũng không nói “Chồng phải nên làm như thế nào”, “Anh phải làm như thế nào”. Cô ấy không làm như vậy. Cô tự mình dạy từng tí từng tí cho con trước.

Có lần, con trai của cô ấy đến phòng của ông nội rồi nói với ông nội rằng:

- Ông ơi cháu có thể lật cái này ra xem được không?

Ông nội đứa trẻ đột nhiên cảm thấy đứa trẻ này nhỏ như vậy lại biết lễ phép như thế. Ông nói:

- Ai dạy cháu vậy?

Đứa trẻ nói:

- Mẹ dạy cháu đấy, mẹ cháu nói: “Sự tuy tiểu, vật thiện vi” (Việc không hợp, dù tuy nhỏ, chẳng nên làm).

Ông vừa nghe vậy rất vui lòng. Lập tức đi nói với con trai, ông nói:

- Con dâu rất để tâm dạy con cái, con phải phối hợp tốt với nó.

Cho nên cha chồng lại nói giúp cô ấy. Nhà họ mỗi sáng sớm thức dậy liền mở băng đọc “Đệ Tử Quy”, cùng nhau dậy. Tự giúp mình, rồi sau có người giúp, dùng sự chân thành của chúng ta để góp phần, tự nhiên có thể khiến cho những người xung quanh chúng ta dần dần nhận được sự hiểu biết chung.

***


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương