CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

53(VCD 14)


54Muốn khuyên can người khác cần có điều kiện tiên quyết, nhất định phải nhận được sự tín nhiệm của đối phương trước đã. Nếu như tín nhiệm chưa đủ, có thể lúc quý vị khuyên họ, họ sẽ hiểu nhầm quý vị rằng “Phải chăng quý vị thấy họ không thuận mắt? Có phải đang hủy báng họ”. Cho nên cần có tín nhiệm trước.

Vậy làm sao để đạt được sự tín nhiệm của thân hữu? Sự tín nhiệm này chắc chắn không phải tự nhiên mà có, mà tất nhiên phải thông qua việc chúng ta phải thật lòng quan tâm, hy sinh mới có thể xây dựng được sự tín nhiệm.

Một là: Biết quán sát nhu cầu của người khác

Cũng có một số bạn bè rất nhiệt tình, thích giúp đỡ người khác. Nhưng rất nhiều bạn bè nhìn thấy anh ta thì bỏ chạy, cảm thấy anh ta thật phiền phức, càm ràm quá. Sau đó sẽ nói với anh ta rằng:

- Cho tôi xin, anh đừng có quan tâm đến tôi nữa.

Có người như vậy không? Có! Cố gắng hết sức, nhưng lại làm cho người ta chán chết đi được. Có kiểu người như vậy. Bởi vì sự quan tâm và sự hy sinh của anh ta không nhắm đến nhu cầu của người khác.

Cho nên chúng ta phải biết quan sát nhu cầu của người khác, sau đó mới thực hiện thì tự nhiên có thể có được sự tín nhiệm. Đợi đến lúc thời cơ thích đáng, lời chúng ta nói ra họ sẽ tiếp thu được.

Hai là: Tận tâm, tận lực hy sinh vì người



  1. Quan hệ cha con: Là người hiếu thảo nhất

Ví dụ nói trong quan hệ cha con, lúc phụ thân quý vị rất tín nhiệm quý vị, cho dù có thể ông có đến mấy người con trai, nhưng nếu ông đặc biệt tin tưởng một ai đó, thì có lẽ người con này là người làm ông yên tâm nhất, là người hiếu thảo nhất, cho nên đã được phụ thân tín nhiệm. Bởi vì lúc phụ thân cần đến anh đều luôn luôn tận tâm tận lực, làm tròn bổn phận làm con của mình.

  1. Quan hệ vua tôi: Dốc lòng gánh vác công việc

Thêm nữa, trong quan hệ quân thần, cấp trên cần nhất là điều gì? Cần nhất là chúng ta đến giúp họ gánh vác một số công việc. Chúng ta đều có thể ầm thầm làm giúp, hơn nữa mỗi lần làm đều có thể khiến cho họ yên tâm. Cho nên cũng là vì họ cần mà cống hiến, họ sẽ rất tín nhiệm chúng ta.

  1. Quan hệ vợ chồng: Chăm sóc gia đình tốt, nói năng chừng mực

Thêm nữa quan hệ vợ chồng cũng vậy. Ví dụ như người vợ ở nhà, dọn dẹp nhà cửa cho tốt, rồi dạy dỗ con cái cho tốt, làm cho người chồng không phải lo lắng việc ở nhà, thì tự nhiên người chồng sẽ rất tín nhiệm người vợ này.

Lời lẽ người vợ nói ra cũng có chừng mực.

Người vợ được gả đến nhà chồng, lúc nào mới có thể can gián? Lúc nào mới có thể khuyên ngăn chồng mình, thậm chí là thân hữu ở trong gia đình chồng? Liệu ngày đầu tiên mới gả đến đã có thể bắt đầu nói: “Chỗ đây không tốt, chỗ kia cũng không tốt”, có thể như vậy chăng? Giả dụ mới đến đã chỉ chỉ chỏ chỏ “Chỗ này phải sửa đổi, chỗ kia phải sửa đổi”. Như thế hậu quả sẽ thế nào? Chắc chắn sẽ làm người nhà chồng rất bài xích, bởi vì mới vừa cưới về, chưa có sự tín nhiệm sâu sắc. Cho nên chúng ta phải tùy thuận tình người, phải hiểu được cảm nhận của người khác.


  1. Quan hệ anh em: Hết lòng quan tâm

55Tiếp theo anh em cũng như vậy, quý vị càng quan tâm anh em mình, anh em sẽ càng tín nhiệm quý vị.

  1. Quan hệ bạn bè: Có sự qua lại lâu ngày

Cuối cùng là bạn bè, bạn bè vì không có quan hệ ruột thịt, cho nên sự tín nhiệm đều do thông qua sự qua lại lâu ngày, gọi là lâu ngày biết lòng người, mới có thể thực sự có được sự tín nhiệm của bạn bè. Từ đó mà coi trọng những lời khuyên của chúng ta đối với họ. Thời cổ đại rất nhiều người Thánh triết, đều thể hiện rất tốt.

Các bạn, quý vị hãy suy nghĩ mà xem, quý vị đi khuyên người khác, xác suất thành công vượt qua năm phần xin đưa tay lên? Không nhiều phải không. Có phát hiện ra rằng người hiện nay rất khó khuyên ngăn không?



  • Một là thật sự người ta không tiếp thu sự răn dạy của Thánh hiền, vì cổ nhân đã nói dù rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Con người mới sinh ra vốn thiện), nhưng “Cẩu bất giáo, tánh nãi thiên” (Không được giáo dục, bản tính sẽ thay đổi);

  • Một góc độ khác là hiện nay tâm chúng ta vội vàng quá, cho nên lúc khuyên người, có khi trên thái độ, phương pháp đều chưa nắm chắc được.
Thứ hai: Nhìn nhiều, nghe nhiều, làm nhiều, nói ít

56Chú Lưu từng nói với tôi:

- Đến một môi trường mới nhất định phải nhìn nhiều. Nhìn cái gì? Nhìn người khác cần ở đâu? Rồi mới làm. Nghe nhiều. Nghe cái gì? Nghe xem nhu cầu của người khác, có lúc cũng nghe ra được những điều cấm kỵ, điều người khác không muốn nhắc đến, chúng ta nên tránh trước. Cho nên cần nghe ra những nhu cầu, và cũng cần nghe ra những điều cấm kỵ. Nhìn nhiều, nghe nhiều, ít nói, ít có ý kiến.

Chúng ta đến một công ty mới, phải chăng cũng nên nhìn nhiều, nghe nhiều, ít nói. Lúc quý vị làm nhiều, nói ít, chủ quản của quý vị, cấp trên của quý vị, sẽ rất tín nhiệm quý vị. Đến lúc đó ý kiến của quý vị, họ sẽ rất coi trọng. Cho nên đạo lý đều tương thông, đều thích hợp.

Chúng ta làm dâu cũng nên quan sát đến lúc nào nên đóng vai trò gì. Sự lãnh hội này tôi học được từ mẹ tôi. Lúc mẹ tôi được cưới về nhà chồng thì em gái chồng, em trai chồng đều đang đi học. Lúc mẹ tôi định đi lấy chồng, ông ngoại tôi cực lực khuyên ngăn. Ông ngoại cũng ghê lắm, ông bắt đầu phân tích. Ông nói:

- Con xem, con lấy anh ta, chồng con là trưởng tử, em trai chồng, em gái chồng vẫn còn đi học, rồi bố chồng. Nếu như con về bên đó, bố chồng lại làm nghề đánh cá, thu nhập không ổn định, cho nên con về đến đó chắc chắn sẽ rất mệt.

Mẹ tôi liền nói:

- Cha à! Con vẫn về bên đó.

Vì sao vậy? Bởi vì bà cảm thấy bố tôi rất hiếu thảo, người hiếu thảo mới có tình nghĩa, mới có đạo nghĩa. Cho nên thấy cả đám người giàu có hỏi mẹ tôi nhưng mẹ tôi lại không muốn, lại muốn một người nghèo khó. Cuối cùng mẹ tôi được gả cho bố tôi. Sau khi về bên này, đúng là thực sự rất vất vả, tiền dạy học đều đem ra tiêu dùng việc nhà, còn phải cung cấp tiền ăn học cho em gái, em trai chồng đi học.

Các bạn, giả sử như con gái quý vị, quý vị có gả hay không? Cho nên một là phải có nhãn quan, phải nhìn xa rộng, biết được con hiếu, có gia đình truyền thống hiếu thảo, sau này nhất định sẽ hưng thịnh; Hơn nữa người xưa nói “Chịu thiệt chính là phúc”. Lúc quý vị biết chịu thiệt, thì sẽ được người khác tôn trọng quý vị, khâm phục Quý vị. Cho nên trong nhà mẹ tôi cũng coi như là giàu có, gả đến nhà chồng lại biết cống hiến như vậy, nên em gái và em trai chồng rất khâm phục bà. Những ông chú của tôi đối với mẹ tôi cũng rất tốt. Rồi dần dần tình hình gia đình cũng được cải thiện. Bởi vì người có tâm hiếu, họ đối với gia đình nhất định có trách nhiệm.

Mẹ tôi gả đến nhà cha chúng tôi khoảng hơn 20 năm, bà mới bắt đầu mở lời. Lúc sự tín nhiệm đã đến một mức độ nào đó, mở lời mới có sức mạnh.


Thứ ba: Khi kiến nghị không nói nhiều việc một lúc

Chúng ta phải tích lũy nhiều mà thể hiện ít, không nên vội vàng quá. Cổ nhân có nói“Dục tốc tắc bất đạt” (Muốn nhanh thì không thành công). Hơn nữa khi kiến nghị đối với người khác, quý vị không nên xưa nay chưa từng kiến nghị, vừa kiến nghị lại kiến nghị năm điều, kiến nghị sáu điều. Như vậy cũng không tốt. Chỉ thỉnh thoảng kiến nghị một điều. Có thể kết quả tuy họ không làm, nhưng sau đó giống như quý vị ấn chứng vậy, “À! nói rất chuẩn”. Dần dần sự tín nhiệm sẽ càng ngày càng cao.

Vậy nên mối quan hệ cha con, mối quan hệ quân thần, mối quan hệ vợ chồng, đều cần xây dựng trên sự tín nhiệm, sự cống hiến.


Thứ tư: Khuyên ngăn phải “thiện xảo phương tiện”

576-4. “Hiệu khấp tùy, thát vô oán” (Dùng khóc khuyên, đánh không giận)

1. Con khuyên cha - Quan trọng là phải kiên trì

Vào thời kỳ đầu của nhà Đường, lúc đó vẫn chưa coi là thời sáng lập nhà Đường, đúng vào thời kỳ giao tế giữa Tùy và Đường. Phụ thân của Đường Thái Tông là Lý Uyên, ông dẫn quân đội nam chinh bắc phạt, đương nhiên Lý Thế Dân (sau này lên ngôi hiệu là Đường Thái Tông) cũng đi theo bên cạnh. Có một lần Lý Uyên quyết định phải đưa quân đội đi theo tuyến đường này. Lý Thế Dân vừa nhìn, tuyến đường này rất có khả năng sẽ gặp phải quân địch mai phục, toàn quân sẽ bị đánh úp. Lý Thế Dân khuyên phụ thân không thể đi theo tuyến đường này. Ông khuyên mãi, nhưng phụ thân ông vẫn không nghe. Kết quả buổi sáng hôm đó phải xuất phát, đột nhiên nghe bên ngoài trại có người khóc lớn. Lý Uyên rất ngạc nhiên, làm sao có một người đàn ông lại ở kia mà khóc lớn vậy? Lý Uyên liền đi ra, liền nhìn thấy Lý Thế Dân ngồi bệt trên đất mà khóc lớn. Rồi Lý Thế Dân nói:

- Phụ thân à, đi như vậy chắc chắn làm cho toàn quân bị tiêu diệt.

Ông càng nói càng khóc lớn hơn. “Đệ Tử Quy” có nói “Khóc lớn mà khuyên, đánh cũng không oán” (“Dùng khóc khuyên, đánh không giận”). “Khóc lớn mà khuyên” này chính là biểu diễn của Đường Thái Tông - Lý Thế Dân. Phụ thân ông vừa nhìn thấy con trai như vậy, “Đứa con này thật là đáo để, kiên trì muốn khuyên can ta”. Sau đó ông đúng là đã đổi tuyến đường, quân đội mới tránh được nguy nan. Cho nên các bạn, hiếu tâm của một người con có thể cứu được những gì? Một quân đội. Giả dụ như quân đội này không được giải cứu thì lịch đại của chúng ta sẽ như thế nào?

Các bạn có cảm giác được rằng đời người đích thực phải rất cẩn thận, sai một ly sẽ đi một dặm. Nay quý vị hồi tưởng lại xem mấy mươi năm nay, giả sử trong mỗi lúc then chốt quý vị lựa chọn sai rồi, không liệu trước phòng xa, thì nay sẽ không có phúc phần đó nữa, liệu có thể ở nơi đây, nghe lời dạy của thánh hiền chăng. Cho nên con người nên cẩn thận mọi lúc, và còn luôn luôn cảm ơn, bởi vì trong quá trình này cũng có rất nhiều thân hữu đã nhắc nhở chúng ta những điều quan trọng, dẫn dắt, khuyên bảo.

Đó là nói con trai khuyên phụ thân.

2. Cha khuyên con - Quan trọng là giữ thể diện cho con

Đương nhiên cũng có phụ thân khuyên con trai. Phụ thân khuyên con trai phần lớn là lúc con trai đã trưởng thành, nên cũng không tiện để quát mắng nó nữa. Lúc còn nhỏ, chúng ta có thể dùng lời lẽ nghiêm khắc để răn dạy con, nhưng lớn rồi thích thể diện, cho nên quý vị trước mặt nhiều người mắng con, thì con cái có thể không tiếp thu mà còn oán hận trong lòng.

Có một người thanh niên 16 tuổi, anh ta vừa lái xe đưa phụ thân đến khu vui chơi, để phụ thân xuống đó, sau đó hẹn với phụ thân anh ta, bốn giờ chiều gặp nhau ở chỗ này. Khi anh lái xe đi đến trạm xăng để đổ xăng, thì anh ta thấy thời gian vẫn còn mấy tiếng đồng hồ, bên cạnh lại có rạp xem phim gần đó. Anh ta định trong lúc chờ đợi sẽ đến rạp chiếu phim này để xem phim, sau đó sẽ quay đến trạm xăng lấy xe rồi sẽ về đón phụ thân. Rốt cuộc vừa xem phim thì quên mất thời gian, khi sực nhớ ra thì đã trễ hơn một tiếng đồng hồ. Anh ta vội vàng chạy đến trạm xăng, lấy xe lái đến nơi đã hẹn với phụ thân. Cuối cùng anh ta nghĩ bụng, phụ thân nhất định sẽ mắng mình. Cho nên anh ta đã nghĩ ra một lý do, nói với phụ thân rằng do xe bị hư, phải đi sửa chữa.

Chúng ta không thể trách anh ta, bởi vì anh ta chưa học qua cái gì? Anh ta chưa học “Đệ Tử Quy”, vì trong “Đệ Tử Quy” có nói: “Vô tâm phi, danh vi thác” (Lỗi vô ý, gọi là sai); “Hữu tâm phi, danh vi ác” (Lỗi cố ý, gọi là ác), là cố ý làm sai, thì gọi ác “Thảng yểm sức, tăng nhất cô” (Biết sửa lỗi, lỗi không còn; Nếu che giấu, tội tăng thêm). Cho nên, anh ta cho rằng mình rất thông minh, sau đó nhìn thấy phụ thân mình liền bắt đầu nói với cha:

- Cha à, vì xe bị hư, cho nên con mới đến trễ như vậy.

Phụ thân anh ta nói:

- Vì sao con phải lừa dối ta?

Anh ta cũng không bỏ cuộc, anh ta nói:

- Cha à, lời con nói đều là thật.

Phụ thân anh ta nói tiếp:

- Ta đã gọi điện thoại đến trạm xăng rồi, họ nói với ta “Xe con cứ để ở đó mãi”.

Cuối cùng lời nói dối của anh ta đã bị lộ, anh ta rất xấu hổ. Phụ thân anh ta nói tiếp:

- Ta rất tức giận, không phải giận con, mà ta giận chính bản thân ta. Ta dạy con đã 16 năm, vậy mà con lại vì sợ ta trách mắng mà đi lừa dối ta. Đó là ta dạy con không có phương pháp. Cho nên ta phải nghiêm túc kiểm điểm mình mới được. Đoạn đường này ta tự đi bộ về.

Đoạn đường này cách nhà họ đến 18 dặm Anh58. Một tiếng đồng hồ đi khoảng bốn, năm dặm Anh. Phụ thân anh ta thực sự làm như vậy, từng bước từng bước đi bộ về. Con trai lái xe đi theo sau bố mình. Sau này người con trai này nói:

- Đó là đoạn đường gian nan nhất mà tôi phải trải qua trong đời này. Nhưng cũng chính là môn học tốt nhất mà tôi đã học trong đời này. Bắt đầu từ đó đến nay tôi không bao giờ nói dối nữa.



Người cha này dùng đức hạnh của mình, dùng tâm “tàm, quý” (xấu hổ, hổ thẹn) của mình để thức tỉnh tâm “tàm, quý” của con mình. Đây cũng là lời khuyên của cha đối với con trai.

Cho nên chúng ta khuyên, ngoài chân tâm, ý định, thiện tâm phải có ra, cũng cần có phương pháp thật hay.


3. Bề tôi khuyên Vua – Phải thiện xảo phương tiện
Thứ nhất: Ngụy Trưng khuyên Đường Thái Tông

Dùng “Nghệ thuật ngôn ngữ”

Chúng ta làm quân cũng phải khuyên lãnh đạo. Làm thần tử có trách nhiệm khuyên can quân vương của họ. Nhắc đến khuyên can, chúng ta nhất định nhớ đến vị đại thần nào? Ngụy Trưng đời nhà Đường.

Ngụy Trưng, kỳ thật theo cảm nhận của tôi, ông là một người rất đáng yêu. Ông bắt đầu phò tá Đường Thái Tông. Ông thường nói với Đường Thái Tông ngay ở phần mở đầu, rất có nghệ thuật ngôn ngữ:

- Thưa Hoàng thượng, thần không cần làm trung thần, thần phải làm lương thần.

Đường Thái Tông nghe xong cảm thấy không hiểu, vì sao không làm “Trung thần” mà lại muốn làm “Lương thần”? Ngụy Trưng nói tiếp:

- Bởi vì làm trung thần đều phải bị chém đầu, làm lương thần mới không mất mạng.

Đường Thái Tông vừa nghe, liền cười lớn. Kỳ thật Đường Thái Tông là một người thông minh, lúc ông ngồi đó cười lớn, ông sẽ nghĩ, trung thần thường bị ai giết? Bị bạo quân giết. Giả sử ta giết ông ta, vậy ta sẽ trở thành bạo quân trong lịch sử tồi. Cho nên thật ra lời của Ngụy Trưng đã khiến cho tính mạng bản thân ông ta có thể được bảo đảm rồi.

Ngụy Trưng cũng thường lúc Đường Thái Tông có một số lỗi lầm đều nói thẳng không kiêng nể. Ông cũng thường thường nhắc nhở Đường Thái Tông:

- Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền; Nhân dân có thể ủng hộ ngài, thành tựu sự nghiệp của ngài, nhưng lúc ngài không yêu quý nhân dân, cũng như vậy họ có thể lật đổ ngài.

Cho nên Đường Thái Tông cũng luôn luôn thận trọng trị vì quốc gia. Có một lần Ngụy Trưng can gián rất kịch liệt, làm cho Đường Thái Tông vô cùng giận dữ. Sau đó Đường Thái Tông giận đùng đùng chạy về tẩm cung, vừa đi vừa hét:

- Tức chết đi được! ta nhất định phải giết ông ta!

Cứ như vậy giận đùng đùng bỏ về tẩm thất của mình. Hoàng hậu nhìn thấy vua giận như vậy, hoàng hậu nghĩ bụng “Ai có thể làm được điều này? Chỉ có Ngụy Trưng làm được”. Nên hoàng hậu lập tức đi thay y phục vô cùng đoan trang, y phục rất chính thức. Thay xong rồi liền đến trước mặt Đường Thái Tông quỳ xuống thưa với vua:

- Chúc mừng Hoàng thượng, chúc mừng Hoàng thượng!

Đường Thái Tông vốn đang tức giận muốn chết được, nhưng đối với hành động của hoàng hậu cảm thấy không hiểu, rồi hoàng hậu liền nói:

- Hoàng thượng! Nhất định có minh chủ xuất hiện, minh quân thánh chủ xuất hiện, mới có “thần tử” (bề tôi) dám nói thẳng không kiêng như vậy.

Rốt cuộc Đường Thái Tông vừa nghe liền chuyển giận thành vui. Vậy ta là minh chủ rồi.

Cho nên một người vợ đối với chồng có thể có ảnh hưởng rất lớn. Giả sử lúc này hoàng hậu lại thêm vài lời sàm tấu đối với Ngụy Trưng, vậy thì tôi thấy “Trinh quán chi trị” có thể bị viết lại rồi.

Cho nên sự hưng thịnh của một gia đình, hưng thịnh của một triều đại, tuyệt đối đều do rất nhiều người đóng góp, rất nhiều người tham dự mới có thể làm được. Chúng ta hiểu rõ điểm này. Trong cuộc đời chúng ta thành tựu một số việc, chắc chắn phải đem công lao đền đáp cho mọi người, vì nhất định là phải có chí hướng của mọi người mới có thể thành tựu.

Vì thế Đường Thái Tông không chỉ có Ngụy Trưng mà còn có hoàng hậu bên cạnh, ông có nhiều người hiền đức như vậy phò tá. Sau này Ngụy Trưng qua đời, Đường Thái Tông khóc rất thương tâm, ông nói:

- Ta có ba tấm gương mà hiện tại đã hư mất một cái.

Dĩ đồng vi kính, khả dĩ chánh y quan” (Lấy đồng làm gương, có thể chỉnh sửa mũ áo) có thể làm cho y phục, mũ áo được chỉnh tề, vì trước đây gương đều là kính bằng đồng;

Dĩ sử vi kính, khả dĩ tri hưng thế” (Lấy thời xưa để làm gương, có thể biết được hưng thịnh và suy bại): Dùng lịch sử để quán chiếu bản thân cầm quyền trị nước; “Khả dĩ tri hưng thế” (có thể biết được hưng thịnh và suy bại).

Làm như thế nào mới có thể khiến cho triều đại hưng thịnh, làm như thế nào khiến cho triều đại bại hoại. Họ có thể từ trong lịch sử mà quán chiếu được, rồi rút kinh nghiệm cho triều đại mình;

Dĩ nhân vi kính, khả dĩ minh đắc thất” (Lấy người khác làm gương, có thể rõ cái được mất): Dùng một vị đại thần hiền lương để khuyên can ông, “khả dĩ minh đắc thất” thì có thể hiểu được sự được mất của toàn thể chính sách, để rồi sửa đổi.

Cho nên Đường Thái Tông nói ông có ba tấm kính, mà hiện tại đã hư hết một cái, tức là Ngụy Trưng đã mất.

Thứ hai: Bính Cát khuyên Hán Vũ Đế

Dùng sự chính trực, sẵn sàng dùng cái chết

59Vừa rồi đó là nói Đường triều, còn giờ nói đến vào thời Hán Vũ Đế, Vũ Đế thời đó cũng là một triều đại chính trị quân sự tương đối hưng thịnh.

Nhưng Vũ Đế vào cuối đời xảy ra một chuyện rất bất hạnh, gọi là “Vu Cổ chi loạn”. Tức là có người vu cáo thái tử và hoàng hậu, họ dùng một số tà thuật để hãm hại người khác, đem chôn xuống dưới đất, kỳ thật là muốn giá họa cho hoàng hậu và thái tử. Cuối cùng thái tử cảm thấy tình hình này không hay rồi, liền khởi binh giết chết những người đầu độc này, giết những người giang hồ thuật sĩ lừa dối hoàng đế này. Nhưng do những hành động này, Hán Vũ Đế cho rằng thái tử muốn tạo phản. Cho nên lúc đó Hán Vũ Đế cho bắt Thái tử và người thân của Thái tử, tất cả đều bị nhốt lại hết. Làm cho cả gia tộc hoàng thất nhà Hán cũng vô cùng hỗn loạn.

Rốt cuộc lúc đó Hán Vũ Đế tức giận xung thiên liền nói:

- Chỉ cần ở trong nhà giam đều giết hết.

Giết người của mình. Có một đứa trẻ mới vừa ra đời, là chắt nội của Hán Vũ Đế, cũng là Hán Tuyên Đế sau này, mới vừa ra đời. Lúc đó có một đại thần tên là Bính Cát, ông cũng phụ trách sự việc này, là thẩm phán của sự việc tà thuật này. Nhưng ông không chịu giao nộp Tuyên Đế. Hán Vũ Đế đã phái người đến đòi người. Bính Cát tuy biết Hán Vũ Đế đã giận quá, nhưng ông vô cùng chính trực, ông liền trả lời rằng:

- Với người không có tội, chúng ta đều không nên giết họ, hà huống người này là người thân của hoàng thượng.

Cuối cùng những người đến đem những lời này về thưa lại với Hán Vũ Đế. Hán Vũ Đế đột nhiên tỉnh lại, mới đại xá những người chưa bị giết này. Cho nên Bính Cát lấy cái chết để khuyên can vua, bởi vì lúc Hoàng đế đang giận quá, rất có thể sẽ bị liên lụy, ngay bản thân cũng không giữ được. Nên ông sẵn sàng dùng cái chết để can gián, mới có thể thức tỉnh được Hán Vũ Đế. Sau này khi Hán Tuyên Đế kế vị, Bính Cát chưa từng nhắc đến chuyện này.

Người có học thời xưa cảm thấy mình làm như vậy là “Sát thân thành nhân, xả thân thủ nghĩa” (Xả bỏ thân mạng, để giữ tròn nhân nghĩa). Là vì cái gì? Chắc chắn không phải là vì sau này xem ta có lợi hay không thì mới tuân thủ lời dạy của thánh hiền hay không. Có thể luôn luôn vì nhân dân, vì quốc gia, và còn không hổ thẹn với lương tâm của mình. Đây là chúng ta tại nhà Đường, nhà Hán mà nhìn thấy được lời khuyên của chư thần đối với hoàng đế, đối với quân chủ.


60Thứ ba: Dĩnh Khảo Thúc khuyên Trịnh Trang Công

Dùng mưu trí để gỡ thể diện cho vua

Vào triều đại nhà Chu có một vị quân chủ tên là Trịnh Trang Công. Ông ta có xung đột với em trai của mình. Bởi vì mẹ ông ta khá cưng chiều em trai ông, thậm chí còn ủng hộ người em trai này rất nhiều sức mạnh, làm cho đứa em này nổi lên chống đối anh trai. Cho nên Trịnh Trang Công đối với mẫu thân vô cùng tức giận, trong lúc tức giận liền nói ra một câu:

- Ta và mẫu thân không đến hoàng tuyền không gặp nhau.

Ý là gì? Đời này có chết cũng không gặp mẹ nữa. Trịnh Trang Công vừa nói câu này xong thì như thế nào? Quý vị cảm thấy ông ta sẽ như thế nào? Sẽ cảm thấy rất vui sướng sao? Kỳ thực người ta nói lời tức giận, sau khi nói xong đều rất hối hận, nhưng bởi vì không rút lại được nữa, hơn nữa ông ta là vua của một nước, vua của một nước thì “Nhất ngôn cửu đỉnh” (Một lời nói ra nặng tựa chín đỉnh), nói lời phải giữ lời.

Rốt cuộc sau đó đúng như vậy, Trịnh Trang Công không còn gặp mặt mẹ ông ta nữa.

Cho nên chúng ta phải nhớ kỹ, người và người, những tình thân này phải cư xử cho tốt.

Cổ nhân có câu: “Vật dĩ tiểu hiềm sơ chí thân, vật dĩ tân oán vong cựu ân”. Nghĩa là: Không nên vì hiềm khích nhỏ mà làm xa cách những người thân thân nhất của mình; Không nên vì những va chạm mới, liền quên đi những ân đức mấy mươi năm.

Làm như vậy là hại bản thân, làm như vậy rất tổn phước phần của mình mà còn tổn thương đến người khác. Con người không nên ngốc nghếch như vậy. Chúng ta không nên làm những điều tổn thương người, lại bất lợi cho mình, vì kỳ thực tổn người bảo đảm sẽ bất lợi cho mình, đó là chân lý.

Tình hình của Trịnh Trang Công như vậy. Một thần dân của ông ta thấy được, thần dân này là một người con hiếu, tên là Dĩnh Khảo Thúc. Các bạn, một người con hiếu nhìn thấy quân vương đối xử với mẫu thân như vậy, ông ta sẽ muốn làm như thế nào? Khuyên. Bởi vì một người con hiếu, chắc chắn có thể cảm nhận được sự cực khổ của người làm mẹ. Nên lúc mẹ người khác không được con cái phụng dưỡng, nội tâm ông ta sẽ như thế nào? Cũng sẽ rất buồn, ông ta có thể cảm động lây.

Cho nên trong Hiếu kinh có đề cập đến: “Giáo dĩ hiếu sở dĩ kính thiên hạ chi vi nhân phụ giả dã” (Dạy con cái hiếu thảo, thì chúng cũng sẽ kính trọng cả cha mẹ của người khác). Một người thực sự có tâm hiếu, họ sẽ tôn kính cha mẹ của người khắp trong khắp thiên hạ.

Vả lại tôi nghĩ, Dĩnh Khảo Thúc không những suy nghĩ đến mẫu thân của Trịnh Trang Công, ông còn suy nghĩ đến một sự ảnh hưởng sâu xa hơn, tức là làm vua của một nước mà bất hiếu với mẫu thân sẽ tạo thành sự việc nghiêm trọng hơn, đó là con dân của cả nước, họ sẽ nói:

- Quân vương cũng bất hiếu với mẹ, sao bảo tôi phải có hiếu.

Sinh khí của toàn quốc rất có khả năng chỉ trong nháy mắt đã trở nên xấu xa. Cho nên làm thần dân, ông cảm thấy đây là trách nhiệm của mình, phải nhanh chóng khuyên can vua, nhưng phải khuyên sao cho Trịnh Trang Công tâm phục khẩu phục. Ông liền nghĩ ra một cách. Một hôm Dĩnh Khảo Thúc đem lễ vật thật tốt đến tặng cho Trịnh Trang Công.

Do vì lễ nghi đương thời, “thần tử” (bề tôi) chỉ cần tặng quốc vương vật phẩm, quốc vương nhất định phải trả lễ, nhất định phải mời họ ăn cơm. Dĩnh Khảo Thúc đã tính hết rồi, đã dự tính trước “Nhất định vua sẽ mời tôi ăn cơm”. Quả đúng như sắp đặt, vua mời Dĩnh Khảo Thúc ăn cơm, trong quá trình mời ăn cơm này, Dĩnh Khảo Thúc chỉ ngồi đó, lấy rất nhiều đồ ăn ngon đặt qua một bên. Trịnh Trang Công càng nhìn càng thấy hiếu kỳ. Ông nói:

- Ta ban cho ngươi thức ăn, vì sao ngươi không ăn?

Dĩnh Khảo Thúc nói:

- Thần từ nhỏ đến lớn, tất cả những thức ăn ngon, nhất định phải để mẹ ăn trước, rồi thần mới ăn. Mà mẹ thần chưa từng được ăn thức ăn do quân vương ngài ban tặng, cho nên thần phải mang chúng về nhà để mẹ thần ăn rồi, còn lại thần mới ăn.

Trước tấm lòng hiểu thảo của ông, Trịnh Trang Công nghe xong rất cảm động. Ông ta nói:

- Ừ! Ngươi có mẫu thân để mà hiếu kính, quả nhân hiện nay không có mẫu thân để mà hiếu kính nữa.

Vài câu nói như vậy, đã thức tỉnh được hiếu tâm của Trịnh Trang Công. Dĩnh Khảo Thúc liền nói:

- Thưa quân vương, ngài tuyệt đối có thể lập tức hiếu kính mẫu thân của ngài, bởi vì thần đã tìm được một nơi, có một cái động thông xuống dưới đất, địa danh đó gọi là “Hoàng tuyền”. Ngài và mẫu thân ngài chỉ cần hẹn gặp nhau ở đó là ngài có thể đón bà về nước được rồi, như vậy là tất cả đều viên mãn rồi.

Vì thế Trịnh Trang Công liền với mẹ ông gặp nhau nơi “Hoàng tuyền” đó. Sau đó liền dùng lễ rất long trọng đón mẹ ông trở về hoàng cung. Chúng ta có thể tưởng tượng, trong lúc mẫu thân ông ta đi trên con đường lớn của quốc gia, nhân dân nhìn thấy sẽ như thế nào? Sẽ vui mừng sung sướng.

Quý vị xem Dĩnh Khảo Thúc khuyên can như vậy, ảnh hưởng lại rất lớn.

Đây là chúng ta nói về quân thần.

Thứ tư: Ứng dụng trong quản trị Xí nghiệp, Quốc gia

61Từ đây chúng ta cũng có thể nhìn ra được. Một vị quân chủ hiền minh, chắc chắn vô cùng quý người tài, thích người tài, họ mới có thể được một số đại thần này tín nhiệm đối với họ.

Trị lý quốc gia như vậy, hiện nay trị lý xí nghiệp cũng như vậy.

Một là: Làm thế nào tìm người tài để cộng sự?

Các bạn, hiện nay giới doanh nghiệp rất chú ý đến học vấn quản lý. Thật ra trong Tứ Thư có học vấn quản lý không? Có chứ. Hơn nữa đều là học vấn quản lý vô cùng thấu triệt, đều là mấu chốt của vấn đề. Chúng ta suy nghĩ xem:

Trong Trung Dung có đề cập đến: “Phàm vi thiên hạ quốc gia hữu cửu kinh”, nghĩa là: Có chín phương pháp tốt để trị vì thiên hạ:


  1. Tu thân dã (Tu thân)

  2. Tôn hiền dã (Kính hiền tài)

  3. Thân thân dã (Thương yêu họ hàng)

  4. Kính đại thần dã (Kính đại thần)

  5. Thể quần thần dã (Thương yêu công bộc quốc gia)

  6. Tử thứ dân dã (Thương lê dân như con cái)

  7. Lai bách công dã (Khuyến khích nhân tài, mở mang bá nghệ)

  8. Nhu viễn nhân dã (Đón tiếp người viễn xứ)

  9. Hoài chư hầu dã (Che chở chư hầu)

Cầu học vấn phải chủ động, cho nên ở đây tôi chỉ nói ba điều là được rồi. Những điều khác quý vị xem ở trong Trung Dung.

Đây là chín phương pháp. Kỳ thật dùng vào hiện tại, chắc chắn có thể làm cho doanh nghiệp quý vị phát triển nhanh chóng.



  1. Tu thân giã (Tu thân)

Là nhất định phải tu thân. Bản thân thật có đức hạnh mới được người thật sự tốt cộng sự với quý vị. Chỉ cần có người tốt thì không sợ không thể làm tốt công việc. Cho nên trong Đại Học cũng nhắc nhở chúng ta: “Có đức ắt sẽ có người”.

Ngày nay người có tiền, chưa chắc đã tìm được người tài. Hiện nay người giàu mới nổi rất nhiều, nhưng họ muốn tìm người cũng không mời được người ưu tú, nhưng chỉ cần bản thân có đức hạnh, tự nhiên đức hạnh sẽ chiêu cảm những người có chí đến với họ.

Cho nên có câu rằng “Nhân dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (Người nhóm theo loài, vật tụ theo bầy), vì thế điều căn bản vẫn là tu thân.


  1. Tôn hiền dã (Tôn kính người hiền tài)

Tôn kính người hiền tài thì sẽ có nhiều người hiền triết đến cộng sự, bởi vì người thật sự hiền tài, không phải dùng tiền bạc có thể mời họ đến được. Dùng gì mới có thể mời họ đến được? Khổng Minh có phải dùng tiền mà mời đến được không? Lưu Bị “Ba lần đến am tranh”v mới mời được Khổng Minh.

Nguyên nhân mời được là gì? Là tâm chân thành, tâm cung kính. Cho nên nếu chúng ta cung kính đối đãi người hiền đức, họ sẽ đồng ý đến. Ngoài tâm chân thành, tâm cung kính ra, còn một thứ nữa, là phải tâm vì nhân dân phục vụ, mới có thể mời được những người này đến.

Tôi vừa nói đến Đường Thái Tông trân trọng Ngụy Trưng như vậy, nhất định sẽ làm càng nhiều người có học vấn đồng ý đến tận trung với ông. Đó là tôn hiền.

Giả sử ngày nay làm ông chủ nhưng không tôn trọng người hiền, lại còn tật đố rất nhiều cấp dưới có năng lực làm việc, thậm chí ông ta còn háo sắc, thì cho dù ông ta hiện tại cực kỳ hưng thịnh, sớm muộn gì cũng suy bại thôi. Nên một người biết tôn hiền thì có thể “Khứ sàm viễn sắc” (bỏ qua lời sàm bậy, xa rời nữ sắc).

Hai là: Muốn cảm hóa được nhân viên làm thế nào?


  1. Thân thân dã (Thương yêu họ hàng)

Chữ “thân” này chỉ cho cha mẹ của họ, người thân của họ.

Là một người lãnh đạo, đầu tiên họ phải làm cho được là người con hiếu, thì chắc chắn có thể dùng đức để cảm hóa nhân viên của họ, cảm hóa nhân dân của họ.

Ở Trung Quốc có một doanh nghiệp, nó vốn đã bị thua lỗ đến bảy tám trăm triệu nhân dân tệ. Thua lỗ nhiều như vậy, rất nhiều doanh nghiệp có lẽ không vực dậy được nữa. Nhưng nó vẫn kiên trì tiếp tục nỗ lực. Trong quá trình nỗ lực này, gia phong của doanh nghiệp này rất tốt, mỗi lần đến những ngày lễ tết quan trọng, tổng giám đốc nhất định dẫn con cháu mình đến cùng lạy mẹ ông ta. Gia phong hiếu đạo trong gia đình này rồi, ông huấn luyện nhân viên của ông cũng rất cẩn thận, đó chính là coi nhân công như người thân vậy. Họ dùng “Đệ Tử Quy” để huấn luyện nhân công.

Dùng “Đệ Tử Quy” huấn luyến nhân công điều này rất hiếm có. Thông thường doanh nghiệp, thương nghiệp, huấn luyện nhân công đều huấn luyện những gì? Làm sao bán hàng cho được. Có phải vậy không?

Nhưng ông chủ doanh nghiệp này lại dùng “Đệ Tử Quy” để huấn luyện nhân công, hy vọng nhân công ở chỗ học này có thể trưởng thành, có thể thực sự học được cách làm người, làm việc, để sau này cho dù ông có rời đi rồi, ông cũng cảm thấy không hổ thẹn đối với nhân công.

Có được sự hiếu đạo của ông, cùng với tấm lòng đối với người làm luôn có ý quan tâm, đào tạo này, nên ông đã từ chỗ thua lỗ bảy tám trăm triệu nhân dân tệ, đến nay doanh nghiệp phát triển với tốc độ rất nhanh, cũng rất thành công.

Cho nên đích thực là tổ tông chúng ta nói những đạo lý này, tuyệt đối sẽ không vì thời gian không gian mà thay đổi. Siêu việt thời không.

Nhiều doanh nghiệp vì sao không thể duy trì lâu dài? Bởi vì họ đều không trở về với thái độ cơ bản làm người. Có rất nhiều người suy sụp rồi vẫn không biết bản thân vì sao lại bị suy sụp.

Chúng ta vừa từ Đường Thái Tông mà hiểu được tiếp thu thuộc hạ, tiếp thu thần dân can gián đối với mình. Điều đó nói lên ông “tôn hiền” (trọng người hiền). Chúng ta từ lời nói, hành động, cử chỉ của một Thánh chủ, cũng có thể học được vì sao họ lại thành công như vậy.

Thứ năm: Ứng dụng để tu sửa bản thân

Khi chúng ta đã biết được rồi, thì phải đem những thái độ này như thế nào? Nghe xong câu chuyện của Đường Thái Tông, của Ngụy Trưng thì phải như thế nào? Cuộc đời chúng ta, nhân vật chính của kịch trường này là ai? Là bản thân chúng ta. Cho nên chúng ta trong quá trình nghe câu chuyện, ai là Đường Thái Tông? Ta chính là Đường Thái Tông, phải học tập thái độ ưu điểm của ông ta. Nếu không, nghe xong rồi, Mẫn Tử Khiên là Mẫn Tử Khiên, Tử Lộ là Tử Lộ, vậy không phải là nghe suông rồi sao?

Có một thầy giáo thầy trưởng thành rất nhanh, một hôm thầy nói với một vị thầy giáo khác, thầy nói:

- Tôi cảm thấy thầy Thái giảng bài, mỗi câu nói đều như đang chửi tôi.

Nhìn tôi giống như đang chửi người ta sao? Nhưng câu nói này của anh ta đã chỉ ra được vì sao anh ta lại tiến bộ nhanh như vậy? Bởi vì anh ta luôn nhìn thấy được điều tốt liền nhắc nhở mình phải sửa đổi. Nghe đến điều không tốt lập tức như thế nào? “Kiến nhân ác, Tức nội tỉnh” (Thấy người ác, tự phản tỉnh), dường như cảm thấy mỗi người như đang nói ta vậy. Đó gọi là biết học.

Cho nên cùng nghe giảng như vậy, nghe nhiều đến vậy, mỗi người học được đều không giống nhau. Nên biết học tập rất quan trọng.

Chúng ta sẽ xem tiếp đối với vợ chồng khuyên nhau, anh em khuyên nhau thì như thế nào.


4. Vợ khuyên chồng - Quan trọng nhất là thái độ

62Tiếp theo chúng ta xem, giữa vợ chồng cũng phải khuyên can.

Vừa rồi cũng nhắc đến hoàng hậu của Đường Thái Tông cũng rất thiện xảo khuyên can đức vua.

Có một người bạn, cô ta muốn khuyên chồng mình bỏ hút thuốc. Làm sao để khuyên chồng bỏ hút thuốc?

Có một nữ cư sĩ bảo chồng không nên hút thuốc nữa. Đúng lúc chồng cô ấy cùng một số bạn bè đang ăn cơm, một người bạn khác đưa cho chồng cô ta một điếu thuốc. Cô ta lập tức giật lấy điếu thuốc. Làm như vậy có thành công hay không? Điều này nhất định sẽ tạo thành hiệu quả ngược. Cho nên lúc chúng ta khuyên, nên quán xét xem tâm của mình, không phải là khống chế theo “cái kiểu”:

- Anh phải nghe tôi.

Như vậy sẽ phản tác dụng. Muốn khuyên được chồng bỏ thuốc thì:



  1. Trước tiên tâm nhất định phải nghĩ đến lợi ích của đối phương

  2. Tiếp đến phải nắm đúng thời cơ

  3. Thái độ khuyên: Phải vui vẻ, nhẹ nhàng. Còn khi quý vị giật như vậy, thể diện của anh ta sẽ như thế nào? Bị mất thể diện rồi. Cho nên quý vị phải suy nghĩ đến thái độ

  4. Ngoài ra khuyên chồng bỏ thuốc phải suy nghĩ đến phương pháp, không phải khuyên như vậy.
Thứ nhất: Tâm phải nghĩ đến lợi ích đối phương

Cô ấy phải nên nói với chồng mình rằng:

- Anh à, anh xem con chúng ta còn nhỏ như vậy, con nó đáng yêu như vậy, cho nên sức khỏe của anh là chỗ dựa suốt đời cho chúng.

Đây là nghĩ đến sức khỏe của chồng.

Thứ hai: Thái độ khuyên

Không phải chỉ có đàn ông nói lời lẽ ngọt ngào mới hiệu quả, người nữ nói cũng rất hiệu quả. Người chồng đột nhiên cảm thấy “Ta rất quan trọng”. Dùng những lời nhẹ nhàng như vậy khuyên chồng bỏ thuốc.
Thứ ba: Phương pháp khuyên

Không những khuyên chồng bỏ thuốc, mà còn nói với anh ta phương pháp, tức mua rất nhiều hạt dưa, chỉ cần anh muốn hút thuốc thì lập tức cắn hạt dưa, nói cho anh ta phương pháp.

Rồi sau khi cắn hạt dưa một hồi, một số bối cảnh khác sẽ đến, anh ta lại hút trở lại. Lần thứ nhất không thành công, lần thứ hai không tiếc tiền của, đổi thành sôcôla, lúc muốn hút thuốc thì ăn sôcôla, kết quả là lần thứ hai duy trì được một thời gian, rất có công hiệu.


Thứ tư: Thời cơ khuyên

Đột nhiên có một người bạn đến tìm chồng cô ta, vừa ngồi xuống người bạn này liền cầm một điếu thuốc đưa cho chồng cô ta.

Lúc này giả sử quý vị là vợ anh ta thì phải làm thế nào? Trong tình thế nguy cấp, vợ anh ta đi đến, cũng là “Nét mặt vui tươi, lời nói nhẹ nhàng”, cô ta nói với bạn của chồng mình rằng:

- Anh nên thông cảm cho tôi, tôi đang muốn chồng tôi cai thuốc, thứ nhất mua hạt dưa cho anh ta cắn, cắn lâu lắm rồi, sau đó việc này thất bại, lại mua rất nhiều sôcôla cho anh ta, tôi đã tốn tiền nhiều như vậy rồi, tiếp đến lại không cai được nữa, thế thì tôi chẳng biết mình phải tốn bao nhiều thời gian, bao nhiêu công sức nữa, xin anh đấy.

Giả sử như quý vị là bạn của chồng cô ta, liệu quý vị có đang tâm vẫn cầm thuốc đến sao? Cho nên dùng lời nhu hòa đã khuyên nhủ được người khác mà thể diện của chồng cô ta như thế nào? Cũng giữ được.Cho nên đích thực, chúng ta ngoài phải có một tấm lòng ra, cần phải là người từng trải. Dùng những phương pháp tốt để khuyên nhủ người khác. Không thể vì người khác không nghe, chúng ta liền xấu hổ thành tức giận, đó là làm theo cảm tính, cuộc đời sẽ càng đi càng nhiều hối hận, và oán trách.

Vì thế khuyên nhủ người khác, cũng cần chúng ta luôn luôn quan sát thời cơ, quán sát phương pháp.

5. Anh em khuyên nhau – Quan trọng là “thân giáo”

63Khuyên anh, em mức độ khó cũng rất cao. Bởi vì giữa anh em tuổi đời gần bằng nhau, muốn nảy sinh sự kính trọng sâu sắc, trừ phi đức hạnh của quý vị làm cho họ rất khâm phục, nếu không quý vị khuyên nửa chừng họ sẽ nói:

- Anh thì có hơn gì tôi, anh 50 bước, còn đi cười người 100 bước. Anh cũng tương đương vậy thôi, anh có tư cách gì nói tôi?

Giả sử anh em chúng ta nói như vậy, chúng ta phải như thế nào? Lúc này “Lúc này không nói còn hơn nói”, có lúc cần phải im lặng, im lặng như sấm vang. Lúc quý vị im lặng thì nếu họ càng nói những lời hà khắc, họ sẽ càng nói càng thiếu tự tin, bởi vì rốt cuộc thì quý vị cũng có ý tốt mà khuyên nhau.

Thứ nhất: Trần Thế Ân (thời nhà Minh) khuyên em

Đời nhà Minh có một người có học tên là Trần Thế Ân. Em trai ông ta chơi bời lêu lổng, thường thường đều nửa đêm mới về nhà. Anh trai của Trần Thế Ân thấy vậy rất giận, mỗi lần nhìn thấy em trai đều mắng nó, thậm chí còn xử phạt nó. Em trai là người lớn như vậy rồi, mắng như vậy liệu có ích lợi gì không? Càng mắng càng không về nữa, phản ứng ngược lại.

Cho nên chúng ta làm việc gì nên xem kết quả như thế nào, nếu như hiệu quả không tốt, phải nhanh chóng sửa đổi phương pháp, thái độ.

Trần Thế Ân liền nói với anh trai mình:

- Anh à, anh để em thử xem.

Từ hôm đó trở đi, Trần Thế Ân liền đứng ở cửa, đợi em trai về. Cuối cùng thấy mười giờ, rồi mười một giờ rồi mà vẫn chưa về. Lúc này rất quan trọng, chúng ta phải làm như thế nào? Dằn cơn tức giận xuống. Nếu như quý vị không dằn cơn tức giận xuống được “Làm sao mà còn chưa về chứ?” Có thể quý vị vừa nhìn thấy em trai liền như thế nào? Cơn tức lại dâng lên.

Cho nên chúng ta vừa nhắc đến, khuyên người còn phải có đầy đủ cái gì? Đó là nhẫn nại. Đợi đến 11giờ, 12 giờ rồi, cuối cùng thì cũng nhìn thấy em trai rồi. Không đợi em trai đi đến cổng, ông ta lập tức chạy đến, nắm tay em trai nói:

- Em trai à, bên ngoài trời lạnh quá, em có lạnh không?

Rồi dắt tay em trai vừa đi vừa nói:

- Em chắc chắn đói bụng rồi, anh gọi chị dâu nấu giúp em tô mì nhé.

Ông dẫn em trai vào, lại tự tay đóng cửa lại. Ông ta cứ kiên trì như vậy được mấy ngày, sau đó em trai ông dần dần càng ngày càng về nhà sớm hơn.

Đương nhiên lúc em trai ông đã sinh hoạt bình thường rồi, lúc đó ông mới tiến thêm bước nữa, đem rất nhiều lời dạy dỗ của Thánh hiền dạy em trai, vì em trai cũng cần phải có nhân sinh quan đúng đắn, anh ta mới có thể quản lý cuộc đời cho tốt.

Điều quan trọng nhất là Trần Thế Ân dùng tấm lòng chân thật của mình, dùng sự quan tâm của mình, ông không dùng lời dạy, mà dùng cái gì? Dùng thân giáo, nên ông đã có lại được tình anh em từ em trai mình.

Vì thế sự khuyên nhủ giữa anh em này đã làm tấm gương cho người đời sau học tập.

Thứ hai: Trịnh Quân (đời Hán) khuyên anh

Vào đời nhà Hán có một người có học thức tên là Trịnh Quân. Anh trai ông ta đang làm huyện lệnh. Ông luôn nhìn thấy anh trai thường nhận sự hối lộ của người khác, trong lòng ông rất lo lắng “Anh trai mình cứ tiếp tục nhận như vậy, sớm muộn gì cũng sinh chuyện, vậy ta làm sao mà khuyên? Ông ta lại là anh trai mình”.

***


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương