CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC


Nhân tình luyện đạt tức văn chương”



tải về 3.04 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Nhân tình luyện đạt tức văn chương”.

Dịch nghĩa :



Nhìn thấu chuyện đời đều là học vấn.

Luyện được nhân tình tức văn chương.

Muốn nhìn thấu chuyện đời phải có học vấn, và mỗi mỗi chuyện đời nhìn thấu cũng là học vấn cần phải học; Văn chương chân chính xuất phát từ sự tu dưỡng đối đãi nhân tình hợp đạo lý. Tu dưỡng nhân tình đến mức thì văn chương tự khắc tuôn trào



139 VCD 18 – Đoạn 7

140 Học là sửa mình, dạy là sửa cho người

141 VCD 18 – Đoạn 10

142 “Nhân tình luyện đạt tức văn chương”

143 VCD 18 – Đoạn 11

144 (VCD 18) gồm có: VCD 18 – Đoạn 1; VCD 18 – Đoạn 4; VCD 18 – Đoạn 8

145 VCD 18 - Đoạn 4

146 VCD 18 - Đoạn 8

147(VCD 19) gồm có: VCD 19 – Đoạn 1; VCD 21 -Đoạn 1, VCD 19 – Đoạn 2, VCD 14 – Đoạn 18, 13, 14; VCD 19 – Đoạn 3, 4; VCD 14 – Đoạn 15, 11, 5, 10, 12, 16, 8; VCD 19 – Đoạn 5, 7; (VCD 19 – Đoạn 6: Chuyển sang VCD 20)

148 VCD 19 - Đoạn 1

149 VCD 21- Đoạn 2

150 VCD 19 – Đoạn 2

151 Gồm có: Tài hoa nghệ thuật, tài năng học tập, kỹ năng, kỹ xảo, học vấn

152 Học những môn nghệ thuật

153Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc”: Muốn chuyển dịch phong khí của xã hội - đổi dời phong tục, thay đổi tập tục dân văn, không có gì tốt hơn âm nhạc.


154 VCD 14 – Đoạn 18

155 VCD 14 – Đoạn 13

156Tiểu thời liễu liễu, đại vị tất giai”: Hoa nở quá sớm, một khi héo úa, thường héo úa nhanh nhất. Đây cũng là quy luật khách quan trong giới tự nhiên. Nhân vì nở quá sớm, các phương diện không có cách gì phối hợp, đương nhiên rất nhanh chóng kiệt lực mà héo tàn.
Giống như Phương Trọng 方仲 vịnh thần đồng: “Tiểu thời liễu liễu, đại vị tất giai”: Lúc nhỏ thông minh nhanh nhẹn, lớn lên chưa chắc đã hay.
Chính do bởi khai phát quá sớm mà trở thành người bình thường. Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thường thấy một số người lúc còn trẻ im lìm không ai biết đến, nhưng nhân vì không ngừng tích luỹ và chuẩn bị, cuối cùng có được thành tích rất lớn.
Điều này đối với sự giáo dục hiện nay của chúng ta rất có ý nghĩa: chỉ có thể thuận ứng theo tự nhiên, chứ không thể nôn nóng nhón mạ giúp cho mạ mau lớn. “Nhón mạ giúp cho mạ mau lớn” (Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu có đoạn: Có người nước Tống lo mạ của mình không lớn nên đã nhón mạ lên, ông ta mệt nhọc quay trở về nói với người nhà rằng: “Hôm nay mệt quá, ta đã giúp cho mạ mau lớn.” Người con liền chạy ra ruộng xem, mạ đều bị khô héo cả.

157 VCD 14 – Đoạn 14

158 Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”

159 VCD 19 – Đoạn 3

160 “Độc thư chí tại thánh hiền,

Vi quan tâm tồn quân quốc”Đọc sách chí ở thánh hiền,

Làm quan để tâm đến dân nước.



161 VCD 19 – Đoạn 4

162 “Thị cố khiêm chi nhất quái, lục hào giai cát”– “Lục hào giai cát chỉ nhất khiêm”: Trong sáu hào chỉ có quẻ khiêm là tốt nhất - Đây là xem trong số 64 quẻ trong Kinh Dịch, mỗi một hào đều là may mắn mà không có tướng xấu, duy chỉ có quẻ Khiêm, chỉ có một quẻ này.

163 “Thư viết: mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích”: Kinh Thư nói: “Tự mãn gây thiệt thòi, khiêm tốn được ích lợi”.

164 VCD 14- Đoạn 15


165 Hồi quang phản chiếu”. Chữ “hồi” là quay lại, “quang” là ánh sáng, “phản” là trở lại, “chiếu” là soi sáng. “Hồi quang phản chiếu” tức là quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình. (HT. Thích Thanh Từ) 

166 VCD 14 – Đoạn 11

167Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc”: Muốn chuyển dịch phong khí của xã hội - đổi dời phong tục, thay đổi tập tục dân văn, không có gì tốt hơn âm nhạc.


168 VCD 14 – Đoạn 5

169 VCD 14 - Đoạn 10

170 VCD 14 – Đoạn 12

171 VCD 14 – Đoạn 16

172 VCD 14- Đoạn 8

173“Tứ bất khả” gồm có:

  1. “Ngạo bất khả trưởng”: Có ý niệm kiêu ngạo trong lòng thì phải diệt ngay, chớ để cho nó lớn lên;

  2. “Dục bất khả túng”: Phải kiềm chế dục vọng, đừng có buông lơi;

  3. “Chí bất khả mãn”: Đừng nên tự mãn về chí khí, vì kẻ tự mãn về chí khí không bao giờ lập được công, nghiệp to;

  4. “Lạc bất khả cực”: Gặp lúc có việc vui mừng, không nên hưởng đến mức cùng cực.

174 VCD 19- Đoạn 5

175 Băng đống tam xích, phi nhất nhật chi hàn”

176Nhạc giả thiên địa chi hòa dã; Lễ giả thiên địa chi tự dã”: Nhạc là cái điều hòa của trời đất, Lễ là cái trật tự của trời đất.

Xt:Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, ngại chư dĩ lễ nhạc”. Nghĩa là: Bậc thánh nhân cai trị thiên hạ, kiềm chế họ bằng lễ nhạc. Lễ là cái quân vương có thể dùng để trị quốc, lúc ấy chẳng cần pháp luật hà khắc thiên hạ cũng tự nhiên thái bình; trong khi đó nhạc là cái củng cố giúp lễ trở nên trọn vẹn đầy đủ.

177 VCD 19- Đoạn 7

178 VCD 20 gồm có: VCD 20 – Đoạn 1; VCD 19 – Đoạn 6; VCD 21- Đoạn 2; VCD 20 – Đoạn 3

179 VCD 20 – Đoạn 1

180 VCD 19- Đoạn 6

181 VCD 20- Đoạn 2

182Hậu sinh khả úy”: Kẻ sanh sau nhưng thật đáng nể sợ.

183 “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”: Chịu ân một giọt nước thì nên lấy suối báo đáp.

184 Ái ốc cập ô: Chỉ vì yêu thích căn nhà mà yêu cả con quạ trên mái nhà nữa (Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng).

185 “Thập lục quốc”, còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương Bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều.

186 Cống ngầm, đường biển, đường sông

187 Tiểu triện小篆 hay Tần triện秦篆 là văn tự được nhà Tần thống nhất sử dụng sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc (221 trc.CN),

188 VCD 21- Đoạn 2

189 Trước người thất ý, đừng nói chuyện đắc ý”: Vì nói chuyện vui (được như ý nguyện) chỉ làm tăng thêm nỗi buồn của đối phương. Vì vậy cho dù vạn sự như ý thì cũng nên cố ý nói những điều buồn khổ cho đối phương nghe.
Trước người đắc ý đừng nói chuyện thất ý”: Vì người đắc ý thường không thể thông cảm với nỗi buồn khổ của người thất ý. Vì vậy cho dù có nhiều điều không như ý thì cũng phải cố gắng phấn chấn tinh thần lên.


190 Tiết chế: Kìm hãm, coi chừng cho khỏi vượt quá độ; Chế: Nắm giữ, kiểm soát

191Phu phụ hữu biệt, Phụ tử hữu thân, Quân thần hữu nghĩa, Trưởng ấu hữu tự, Bằng hữu hữu tín”: Vợ chồng phân biệt, Vua tôi có nghĩa, Anh em có thứ tự, Bạn bè có chữ tín

192 VCD 20 – Đoạn 3

193Mờ sáng dậy ngay, rảy nước quét sân, để trong ngoài gọn sạch.

Đêm đến đi ngủ, đóng rào khóa cửa, tất phải tự kiểm tra.



194Xt: Khuyến học - Tác giả: Nhan Chân Khanh
Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê

Chính thị nam nhi lập chí thì

Hắc phát bất tri cần học tảo

Bạch đầu phương hận độc thư trì

Canh ba dậy thắp đèn, canh năm gà mới gáy,


Chính là lúc nam nhi lập chí học hành;

Khi đầu xanh không biết chăm dậy sớm mà học,

Lúc bạc tóc mới hối hận đã đọc sách muộn quá


195 Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,

Thốn kim nan mãi thốn quang âm,

Thất lạc thốn kim dung dị đắc,

Quang âm quá khứ nan tái tầm.Một tấc thời gian, một tấc vàng, 
Tấc vàng khó mua tấc thời gian, 
Tấc vàng rơi mất còn dễ kiếm, 
Thời gian trôi bẵng mới khó tìm.

iXt: “Cảnh Hạnh Lục vân:

  • Hưu hận nhãn tiền điền địa trách, thoái  hậu nhất bộ tự nhiên hoan.

  • Thế vô bách tuế nhân, uổng tác thiên niên kế.

  • Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước, mạc bả nhi tôn tác mã ngưu”.

*Dịch nghĩa: Sách Cảnh Hạnh chép: 

  • Ðừng hận ruộng trước mắt hẹp, bước lùi một bước tự nhiên thấy rộng ra;

  • Ðời không có người trăm tuổi (Thế mà có kẻ) uổng công làm kế hoạch nghìn năm.

  • Con cháu tự có phước của con cháu. (Cha ông) đừng vì con cháu mà làm trâu ngựa.

*Diễn ca:

Nhìn trước mắt, ruộng đồng quá hẹp,


Lùi bước chân, rộng đẹp ngay ra.
Mấy ai trăm tuổi đâu mà!
Hòng chi nghìn tuổi, thật là viển vông!
Cháu con có phước cháu con,
Bắt làm trâu ngựa, đời còn gì vui?

iiXt: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”: Người noi theo Đất, Đất noi theo Trời, Trời noi theo Đạo mà Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên.

Trung Quốc thời cổ đại tồn tại 3 tư tưởng triết học lớn, được gọi là Tam giáo, đó là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Trong đó Lão Tử là người đề xuất ra quan điểm chủ đạo của Đạo giáo.



Quan điểm của Đạo giáo:

Lão Tử là người nước Sở, ông sinh vào thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên). Đây là thời kỳ mà đất nước Trung Quốc rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc triền miên, nhưng cũng là một thời kỳ được coi là vàng son của triết học Trung Quốc. Trong thời kỳ này có rất nhiều học giả đưa ra các quan điểm rất khác nhau về nhân sinh quan và thế giới quan, cho nên người đời sau mới gọi thời kỳ này là thời kỳ của Bách gia chư tử (hàng trăm trường phái).

Lão Tử là người có nhiều quan điểm mới và khác biệt so với các luồng tư tưởng triết học lúc bấy giờ. Ông đã viết bộ sách Đạo Đức kinh gồm 2 quyển tổng cộng 81 chương:


  • Thượng thiên nói về Đạo,

  • Hạ thiên nói về Đức.

Đạo Đức kinh không phải là một tác phẩm có kết cấu lô-gíc của một thế giới quan mà nó chỉ là tập hợp của những câu triết lý rời rạc. Tuy vậy nó cũng thể hiện một quan điểm rõ ràng về tư tưởng triết học của một trường phái và có một giá trị nhất định.

Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người noi theo Đất, Đất noi theo Trời, Trời noi theo Đạo mà Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên) [Đạo Đức kinh - chương 25]. Là một triết lý thể hiện quan điểm chủ đạo của Đạo gia. Đặc biệt là sự khác biệt với các triết gia khác trong cách nhìn nhận về Đạo.



Vậy Đạo là gì?

Theo Lão Tử, Đạo là nguyên thủy của trời đất, của vạn vật. “Đạo là cái tổng nguyên lý do đó mà muôn vật sinh, Đạo là đường lối muôn vật noi theo, là cái tổng quy luật chi phối sự sinh thành biến hóa của trời đất muôn vật” [Đại cương triết học Trung Quốc, tg Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, tr 191]. “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh…Ngô bất tri kỳ danh, tự viết chi Đạo” [Thượng thiên] (Có một vật hỗn độn mà thành, sinh trước trời đất,…Ta không biết tên nó là gì, tự gọi là Đạo).

Lão Tử thừa nhận là không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo “Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh” (Đạo mà có thể gọi được là Đạo thì không phải là đạo thường, tên mà có thể là tên được thì không phải tên thường). Như vậy, ông đã thể hiện được quan điểm chủ đạo trong vấn đề nhận thức thế giới vận vật thông qua sự nhìn nhận về khái niệm Đạo. Điều này có một giá trị rất lớn trong việc đánh giá sự vật.

Giá trị về căn bản luận:

Từ quan niệm về Đạo, Lão Tử - đại diện của Đạo gia đã phủ nhận quan điểm: Trời sinh ra mọi vật. Tuy mơ hồ nhưng ông cũng đã đưa ra được luận điểm về nguồn gốc của mọi vật đều phải xuất phát từ một bản căn nào đó, ngay cả trời đất cũng không phải là sự xuất hiện đầu tiên (Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh). Cái nguồn gốc của mọi sự vật ấy được ông gọi là Đạo (như đã nói ở trên).



Giá trị về tương quan luận:

Trong câu “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, Đạo gia đã đưa ra một khái niệm về quan hệ tương quan giữa con người và tự nhiên (trời, đất) cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần này. Cũng lại xuất phát từ bản căn của sự vật, Đạo gia cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà nguyên nhân chính là cái bản căn của mọi vật (Đạo). Tức là nhìn nhận sự tác động lẫn nhau của vạn vật dựa trên quan điểm bản thể luận mà không phải xuất phát từ quan niệm duy tâm.



Giá trị về tự nhiên luận:

Đạo gia đã đưa ra quan điểm về quy luật tự nhiên của vạn vật. Tất cả mọi vật hình thành, biến đổi đều tuân theo quy luật tự nhiên chứ không phải do trời hay các đấng thần linh tối cao quyết định. Và bản chất của mọi vật vốn xuất phát từ tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên mà biến đổi. Lẽ tự nhiên ấy sinh ra Đạo-nguồn gốc của mọi sự vật, do vậy mọi vật đều phụ thuộc nhau và phụ thuộc tự nhiên (Người noi theo Đất, Đất noi theo Trời, Trời noi theo Đạo mà Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên). Quan điểm của Đạo gia cho thấy sự nhìn nhận quy luật tự nhiên như là một tất yếu của sự vật.

Bỉ chính chính giả, bất thất kỳ tính mệnh chi tình. Cố hợp giả bất vi biền, nhi chi giả bất vi kỳ; trường giả bất vi hữu dư, đoản giả bất vi bất túc. Thị cố phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tính trường phi sở đoạn, tính đoản phi sở tục, vô sở khử ưu dã” [Trang Tử, Biền Mẫu]:

Dịch nghĩa: “Người hay sự vật chí phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. (Ngón chân) hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên, chân vịt tuy ngắn nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì nó sầu. Vậy, bản tính dài thì chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn thì chớ nối dài thêm. Bản tính như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi”.

Tôn trọng quy luật tự nhiên và tuân theo quy luật tư nhiên mà tồn tại là một quan điểm lớn nhất của Đạo gia.

Như Ăng-ghen đã nêu: Con người phải tuân theo quy luật, khi tuân theo quy luật tưởng như mất tự do nhưng thực tế lại tự do. Đó cũng chính là cái ý nghĩa tôn trọng quy luật tự nhiên của sự vật đã được thể hiện trong tư tưởng của Đạo gia.


iii Xt: “Ôn thất hiệu ứng”: Hiệu ứng nhà kính

Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thiệt, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn.

Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện này thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.


iv Vương Tường, đời Tần, mồ côi mẹ, phải sống với dì ghẻ. Bà dì ghẻ rất độc ác, tuy vậy, Vương Tường vẫn một lòng hiếu thảo. Có một mùa Đông tuyết giá, bà dì ghẻ thèm ăn cá tươi, Vương Tường bèn cởi trần nằm trên băng tuyết để chờ bắt cá. Bỗng nhiên tảng băng bị nức làm đôi, có hai con cá chép nhảy lên. Vương Tường bắt hai con cá về cho dì ghẻ ăn, nhờ vậy mà cảm hóa được lòng bà dì ghẻ.

Mạnh Tông, đời Tam Quốc, mồ côi cha, sống chí hiếu với mẹ. Đang mùa măng khan hiếm mà mẹ bị bệnh, thèm ăn măng. Không biết làm sao, Mạnh Tông ra bụi tre sau vườn ngồi khóc. Bỗng chốc có mụt măng dưới đất mọc lên, Mạnh Tông bèn hái về nấu cháo cho mẹ ăn, nhờ đó mà mẹ khỏi bệnh.

"Nằm Giá, Khóc Măng" là thuật ngữ ý chỉ tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ


v Ba lần đến am tranh”:

Lưu Bị tự Huyền Đức, người Trác Quận, là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương - Lưu Thắng, con vua Hán Cảnh Đế.

Gia tộc ông đã lụn bại, hoàn cảnh gia đình rất neo đơn. Cuối thời Đông Hán, vì cuộc khởi nghĩa khăn vàng khiến thiên hạ trở nên đại loạn. Lưu Bị muốn nhân dịp này đứng ra phù trợ Hán thất. Nhưng trong hơn 20 năm trời đánh đông dẹp bắc, tiêng tăm tuy lớn được người đời ngưỡng mộ, nhưng ông vẫn phải nương nhờ dưới mái hiên nhà người ta. Ông thường than thân trách phận đã không thể thực hiện được hoài bão của mình.

Sau trận đánh Quan Độ, Viện Thiệu bị thất bại thảm hại. Lưu Bị nguyên trước đó tới nương nhờ vào Viên Thiệu, nhận thấy người này gặp việc lớn thì co rụt lại, thấy lợi nhỏ thì sẵn sàng thí mạng, nên đã tìm cớ rời khỏi Viên Thiệu. Ông dẫn theo Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân đến sống nhờ Lưu Biểu, người anh em đồng tông với mình.

Lưu Biểu đối đãi Lưu Bị rất tử tế, nhưng ông là một người nhát gan và lòng dạ hẹp hòi, những lo thế lực Lưu Bị ngày một lớn mạnh, nên đã cử Lưu Bị đến đồn trú ở Tân Dã, một huyện nhỏ rất xa xôi hẻo lánh. Lưu Bị đến Tân Dã bèn bắt tay vào việc chiêu binh mãi mã, tìm kiếm nhân tài. Ông được tin ở Tương Dương có một danh sĩ tên là Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy, bèn tìm đến thăm viếng. Khi Tư Mã Huy hỏi về nguyên do thì Lưu Bị thành khẩn đáp rằng:

- Tôi đến đây muốn được nghe tiên sinh dạy bảo về thời cuộc.

Tư Mã Huy chỉ đáp rằng:

- Ngọa Long và Phụng Sồ, trong hai người chỉ cần được một là có thể trị yên thiên hạ.

Lưu Bị vội hỏi hai người này tài năng ra sao và hiện sống ở đâu, Tư Mã Huy đáp rằng:

- Ngọa Long tự Khổng Minh. Còn Phụng Sồ là Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, đều là hai kỳ tài sống ở gần Tương Dương. Hoàng thúc nên tự mình đến mời họ, còn việc khác thì tôi chẳng thể giúp được gì hơn.

Lưu Bị đành cáo từ ra về.

Lưu Bị vừa về đến nhà bèn hỏi quân sư Từ Thứ có quen biết Ngọa Long tiên sinh không, thì Từ Thứ đáp rằng:

- Người mà Hoàng thúc vừa nói đây chính là Khổng Minh, chúng tôi là bạn bè rất thân với nhau.

Lưu bị nghe vậy vô cùng mừng rỡ vội nói rằng:

- Hai người đã là chỗ quen biết, thì hãy mau mau mời ông ta đến đây.

Từ Thứ lắc đầu nói rằng:

- Làm thế sao được, một đại hiền sĩ như vậy chỉ có Hoàng thúc đích thân đến mời, thì may ra mới mời nổi.

Lưu Bị bèn cùng Quan Vũ, Trương Phi đem theo nhiều lễ vật sang Long Trung. Khi ba người tới đèo Ngọa Long, thì thấy một túp lều tranh nép mình dưới bụi trúc xanh tươi. Họ đến trước cửa lều xuống ngựa, Lưu Bị gọi cửa thì thấy một chú tiểu đồng bước ra liền nói rằng:

- Hãy mau vào báo với Ngọa Long tiên sinh, là có Lưu Bị đến xin gặp.

Tiểu đồng chần chừ hồi lâu rồi đáp rằng:

- Tiên sinh nhà tôi cùng bạn bè đi du ngoạn ngắm cảnh chưa về.

Ba người nghe vậy đành phải quay trở về. Mấy hôm sau, Lưu Bị đoán chừng Khổng Minh đã về, ba anh em lại đến Long Trung, nhưng lần này vẫn không gặp được Khổng Minh.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bấy giờ đã là mùa xuân, Lưu Bị chọn ngày lành tháng tốt lại lần nữa đến Long Trung. Lúc này Khổng Minh đang ngủ trưa, Lưu Bị im lặng đứng đợi ở ngoài cửa, mãi sau khổng Minh thức dậy, Lưu Bị mới vào gặp và mời Khổng Minh phân tích về tình hình thời cuộc.

Khổng Minh khiêm tốn hồi lâu rồi phân tích rằng:

- Tào Tháo có 1 triệu quân, lại bức ép thiên tử hiệu triệu thiên hạ, thật không nên tranh chấp với hắn. Còn Tôn Quyền ở Giang Đông, có Trường Giang hiểm trở, lại được lòng dân và lắm nhân tài, thì nên liên hợp với họ. Kinh Châu là một mảnh đất dụng võ thông sang Cửu Châu, nếu tướng quân đứng vững chân tại Kinh Châu, rồi đánh chiếm Ích Châu, sau đó chuyên tâm chính trị, tăng cường sức nước để chờ thời cơ, thì còn lo gì đại nghiệp không thành, Hán thất không được hưng vượng.

Lưu Bị nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn mời Khổng Minh ra giúp mình cùng mưu nghiệp lớn, Khổng Minh thấy Lưu Bị rất thành khẩn bèn nhận lời. Từ đó, được sự trợ giúp đắc lực của Khổng Minh, Lưu Bị bắt đầu gây dựng sự nghiệp theo theo mưu lược đã bàn tại Long Trung.



vi Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn hiếu, mà cha mẹ không đợi!

Hiếu là trọn đạo thờ cha mẹ.

Thầy Tử Lộ:

Tên là Do, học trò đức Khổng Tử. Một hôm vào hầu, thưa:

- Đội nặng đường xa thì tiện đâu nghỉ đó, không đợi chọn chỗ rồi mới nghỉ. Nhà nghèo, cha mẹ già, thì con làm nên thế nào, hay thế ấy, không đợi có chức trọng quyền cao mới làm. Ngày trước Do này, lúc song thân còn, cơm thường dưa muối, đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân. Sau khi song thân mất rồi, làm quan ở Sở, xe ngựa hàng trăm, bổng lộc hàng vạn, ăn những miếng ngon, mặc những đồ tốt, mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn dưa muối, đội gạo để nuôi người như trước, thì không sao được nữa! Cha mẹ tuổi già như bóng qua cửa sổ. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn báo hiếu, mà cha mẹ không đợi!



Đức Khổng Tử nói:

- Do, trò phụng sự song thân như thế rất phải. Lúc người còn thì hết lòng phụng dưỡng, lúc người mất thì hết lòng thương tiếc.Hết lòng phụng dưỡng lúc cha mẹ còn sống và hết lòng tiếc thương khi cha mẹ đã qua đời, đó là hiếu.

Thầy Tử Lộ đã nổi tiếng là người chí hiếu.

Hàn Bá Du – Đời Hán

Hàn Bá Du, người đất Lương ở đời nhà Hán.

Bá Du mồ côi cha, thờ mẹ rất có hiếu. Những khi có lỗi bị mẹ đánh, ông vẫn tươi cười. Một hôm phải đòn, ôm mặt khóc. Mẹ hỏi:

- Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, nhận ngay. Lần này sao con lại khóc dai thế ?

Bá Du quỳ thưa:

- Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khỏe, con mừng. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, nên con nghĩ thương mẹ mà khóc.

Chao ôi! Câu nói đơn sơ mà thắm thía làm sao! Ai nghe mà không cảm động? Người xưa nói ; " Lòng hiếu thảo cảm động quỉ thần " thật đúng vậy.

Chuyện ông Khấu Chuẩn – Đời Tống:

Khấu Chuẩn là một nhân vật trứ danh đời Tống. Ông nổi tiếng là công minh chính trực.

Buổi nhỏ tính du đãng, không giữ lễ phép, lại thích chơi chim, chơi chó. Bà mẹ quở phạt mà ông vẫn không chừa.

Một hôm, ông bỏ học đi chơi, bà mẹ giận quá, cầm quả cân ném phải chân ông, máu chảy đầm đìa, phải chữa lâu ngày mới khỏi. Từ ấy ông hồi tâm, chuyên lo học tập. Về sau, thi đỗ, làm quan đến Tể Tướng. Lúc vinh hiển thì mẹ ông đã mất. Mỗi khi ông sờ đến chiếc sẹo ở chân, thì ông nức nở khóc và nói rằng:

- Chính vết thương này làm ta nên người. Mà khi nên người, mẹ lại không còn nữa!

Lúc bần hàn thì có cha mẹ, mà lúc phú quý lại không có cha mẹ, ấy là một điều đau khổ của kẻ làm con. Cho nên người còn cha mẹ mà không hết lòng phụng sự, đến khi cha mẹ trăm năm rồi thì không khỏi ăn năn.

Thầy Tăng Sâm:

Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đáng vào lưng. Tăng Sâm đau quá, nhưng sợ cha giận thêm, không dám bỏ chạy. Đương cơn tức giận, cha đánh đến ngất đi, ngã gục hồi lâu mới tỉnh lại. Khi về nhà đến thưa với cha rằng:

- Lúc nãy con có tội đến nỗi cha phải đánh, thật con lỗi đạo. Xin cha tha thứ.

Nói xong lui xuống vừa gảy đàn vừa hát, có ý để cho cha nghe tiếng biết rằng mình không còn đau đớn gì nữa.

Đức Khổng Tử nghe chuyện, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào. Tăng Sâm nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận. Đức Khổng Tử nói:

- Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, luôn ở bên cạnh, cha sai khiến gì cũng không dám trái. Cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu, đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn, lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha, liều mình để chịu cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất, thì có phải làm cho cha

mắc tội chăng? Tội bất hiếu còn to hơn nữa? Tăng Sâm nghe dạy, biết mình lầm lỗi, đến tạ tội cùng đức Khổng Tử.

Liều mình để chiều cơn giận của cha mẹ như Tăng Sâm còn bị đức Khổng cho là đại bất hiếu, huống hồ chiều lòng cha mẹ làm những điều bất nghĩa.

Cổ nhân có nêu lên ba điều bất hiếu là:

- Gia bần thân lão, bất vị lộc sĩ. (Cha mẹ già, nhà nghèo mà không chịu ra làm quan để lấy lộc nuôi dưỡng).

- A ý khúc tùng, hãm thân bất nghĩa. (Dựa theo ý muốn của cha mẹ để làm điều vạy, tức là hãm cho mẹ vào điều bất nghĩa.)

- Bất thú, vô tử, tuyệt tiên tổ tự. (Không cưới vợ, không có con, làm dứt nồi giống tổ tiên.)

Điều thứ ba, theo thầy Mạnh Kha thì là điều bất hiếu lớn nhất. (Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại) .

Ông Doãn Thuần:

Doãn Thuần đời Tống, lúc nhỏ học Trình Di, thường chỉ cốt theo nghề khoa cử. Có một khoa tiến sĩ, ông đã vào đến kỳ Văn sách, đầu bài ra có câu "Tru Nguyên Hựu chư thần " nghĩa là "giết các bề tôi đời Nguyên Hựu ", ông bỏ đề tài không làm, đi ra. Khi về thưa cùng thầy:

- Từ nay con không đi thi Tiến sĩ nữa.



Ông không đi thi nữa là vì đầu bài ra trái ngược với lẽ phải. Bởi bầy tôi đời Nguyên Hựu vốn là người tài đức, mà lại bảo đem giết, như thế ý muốn cho kẻ thi đỗ sau này ra làm quan phải bác đời vua trước để nâng cao đời bấy giờ là đời Tĩnh Khang lên.

Ông Trình Di vẫn biết như thế, nhưng lại bảo:

- Nhà ngươi còn mẹ già kia mà?

Doãn Thuần về trình cùng mẹ việc thi cử và lời thầy dạy. Bà mẹ nói:

- Ta muốn con lấy điều phải mà nuôi ta, hơn là lấy bổng lộc không ra gì mà nuôi.

Ông Trình Di nghe được, khen rằng:

- Hiền thay! Bà mẹ như thế !

Như thế là ông Doãn Thuần tuy "gia bần thân lão " mà " bất vị lộc sĩ", vẫn được khen là người có hiếu.

vii Thiệu Khang Tiết

Các trước tác của Thiệu Khang Tiết gồm: Mai Hoa Dịch Số, Hoàng Cực Kinh Thế, Quan Vật Nội Thiên, Ngư Tiều vấn đối, Tập thơ Quân Xuyên, Nhượng Sơn tập, Tử Bá Ôn biệt truyện …

Mai Hoa Dịch Số từ trước vẫn được cho là trước tác của Thiệu Khang Tiết, tuy nhiên, thực tế “Mai Hoa Dịch Số” có phải là nguyên tác của Thiệu Khang Tiết hay không cũng đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và cần phải nghiên cứu thêm. Có điều, đóng góp to lớn và mối liên hệ mật thiết của Thiệu Khang Tiết trong việc phát triển và phổ biến Mai Hoa dịch là không thể phủ nhận.

Nguồn gốc tên Mai Hoa số:

Khi chưa đạt, Thiệu Khang Tiết đã dán Dịch lên vách, tâm trí hướng vào đó, mắt nhìn vào đó. Khi đã đạt được cái lý của Dịch rồi, tiên sinh lại muốn tạo các số của Dịch mà vẫn chưa tìm ra được đường lối. Một hôm đang ngủ trưa thì có con chuột chạy qua chiếc gối của tiên sinh, gặm rồi kêu lên mấy tiếng. Con chuột chạy khỏi thì chiếc gối vỡ ra. Trong gối có chữ, lấy xem thì thấy có ghi: “Chiếc gối này bán cho Thiệu Khang Tiết, ngày … tháng … năm … chuột cắn vỡ ra.” Tiên sinh thấy lạ vô cùng bèn tìm đến nhà người bán gối để hỏi. Người bán gối nói:

- Trước đây có một người tay cầm “Chu Dịch” đến đây ngồi nghỉ, lấy chiếc gối lên xem. Chữ này chắc của ông ta đó thôi. Cách đây cũng không lâu lắm đâu. Tôi có biết nhà ông ta.

Tiên sinh theo người làm gối đi tìm tới nhà thì biết ông ta đã vừa mất. Nhưng có để lại một cuốn sách và dặn người nhà rằng “Ngày … tháng … năm … giờ … có một vị tú sĩ đến nhà, thì sẽ trao cuốn sách này cho ông ta. Thế là có thể kết thúc công việc của đời ta được rồi.”

Người nhà lấy cuốn sách trao cho tiên sinh. Thiệu Khang Tiết vô cùng vui mừng, đem ngôn từ và bí quyết của “Dịch” suy ra diễn số. Tiên sinh nói với người con của ông già đã qua đời rằng:

- Khi còn sống, cha anh đã chôn vàng ở phía Tây Bắc giường ngủ, anh cứ đào lên lấy tiền buôn bán và lo việc ma chay.

Người con nghe lời quả đào được vàng. Tiên sinh cầm sách đem về. Sau xem hoa mai thấy chim sẻ tranh giành nhau đoán biết tối hôm sau có người con gái đến bẻ hoa bị ngã rồi bị té gãy tay. Tiên sinh bốc bói đều trúng cả. Hậu thế truyền nhau mà đặt tên là “Quan Mai số” hay Mai Hoa dịch số.



viii “Văn ngôn văn”:

Văn tự của Trung Quốc, toàn thế giới bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều không có, văn tự Trung Quốc là một loại chữ phù hiệu. Lão tổ tông chúng ta thông minh tuyệt đỉnh, đối với con cháu đời sau, thương yêu đến cùng tột, nên lão tổ tông chúng ta nghĩ xem phải làm thế nào đem trí tuệ của họ, kinh nghiệm của họ truyền lại cho con cháu đời sau mà không bị mất đi. Nên họ đã nghĩ ra một công cụ để truyền đạt lại, công cụ này chính là văn tự, lại đặc biệt phát minh ra một công cụ hi hữu “Văn Ngôn Văn”.

Văn ngôn văn” là gì? Những đại đức xưa nay họ biết ngôn ngữ sẽ tuỳ theo thời đại mà thay đổi, nếu như “ngữ” cùng “văn” là như nhau thì sau khi thời đại thay đổi, loại văn tự này người xem sẽ không có người hiểu được. Người phương Tây phạm phải cái lỗi này, văn La Linh của Âu châu hiện tại không có người xem hiểu, ngay cả Phạn văn của Ấn Độ hiện tại cũng không có người xem hiểu. Lão tổ tông chúng ta thông minh, biết được cái tình hình này liền phát minh ra Văn Ngôn Văn, chính là Văn cùng Ngữ phân khai, ngôn ngữ sẽ thay đổi, Văn thì vĩnh viễn không thay đổi.

Khổng Lão Phu Tử cách chúng ta hơn 2500 năm nhưng ngày nay chúng ta đọc “Luận Ngữ” vẫn là y như thông tin mặt đối mặt với Khổng Lão Phu Tử vậy, chúng ta có thể xem hiểu được Ngài, có thể lý giải ý nghĩa của Ngài, đó chính là chỗ tốt của Ngữ cùng Văn phân ra, chỗ này là không thể tìm được ở bất cứ dân tộc quốc gia nào trên toàn thế giới như vậy, chúng ta mới thể hội được tổ tiên yêu thương đến thế nào đối với hậu thế, quan tâm đến thế nào, chân thật có trí tuệ (Trích: Thuyết giảng Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ - Trang nghiêm – Thanh tịnh – Bình đẳng – Giác Kinh – Tập 6- Chủ Giảng Pháp sư Tịnh Không – Chuyển ngữ Vọng Tây Cư sĩ – NXB Hồng Đức 2015)



ix Tài năng:

Xt: Câu chuyện Lưu Huy gặp Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị - chữ Hán: 白居易) (772-846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường

Lưu Huy đậu trạng nguyên năm Kỷ hợi (1059) – Năm thứ 4 đời Tống Nhân Tông, lúc đó ông 30 tuổi.

Ông nội và cha của ông đều là làm ruộng, gia cảnh bần hàn, nhưng Lưu Huy không hề có hứng thú với làm ruộng mà vô cùng hiếu học. Có đoạn thời gian ông du học đến Giang Châu (nay là thành phố Cửu Giang tỉnh Giang Tây), ở tại Thiền Viện Đông Lâm. Trong Thiền Viện có bức vẽ của đại học giả Bạch Cư Dị đời Đường. Lưu Huy nghĩ thầm “Bạch Cư Dị có tài như vậy, là người có sức ảnh hưởng lớn, nhất định sẽ thành thần”; nên từ đó thường xuyên cúng lên một ít trái cây, thành kính cầu khẩn trước bức họa của Bạch Cư Dị nói rằng:

- Nếu tôi có thể được một, hai phần tài hoa của Ngài, xem như thượng tiên đã ban đại ân rồi”.

Sau khi Lưu Huy khấn thầm, chậm rãi bước ra bên cạnh một dòng sông nhỏ phía ngoài chùa, bỗng nhiên ông nhìn thấy một ông lão ngồi trên tảng đá, dung mạo nho nhã ôn hòa như một học giả uyên bác, liền chủ động đến chào hỏi. Ông lão cũng không lấy làm lạ liền đáp lời trò chuyện. Ông lão nghị luận rất sâu sắc, tri thức uyên bác, hiểu biết rất nhiều phương diện, Lưu Huy không chỗ nào không gật đầu đồng ý, thái độ ông lão cũng rất khiêm cung.

Về sau ông lấy hết can đảm nói:

- Lão tiên sinh uyên bác như vậy, không gì không biết, đó là vì sao vậy?

Ông lão cười nói:

- Nói thật với anh, ta chính là Bạch Cư Dị. Nhận được tình nghĩa của anh, rất hổ thẹn vì không có biện pháp nào khác giúp anh đạt được nguyện vọng, chỉ có thể gặp mặt anh để nói một vài nhận thức của mình.

Lưu Huy thầm giật mình, lại càng thêm cung kính. Ông lão dừng một chút rồi nói:

- Tài năng của một người mấu chốt ở thiên phú, nếu thiên phú cao có thể làm được cái gọi là “Thanh xuất nhi lam nhi thắng vu lam” (trò giỏi hơn thầy – Hậu sinh khả úy).

Còn về phần học vấn là dựa vào đọc viết ở hậu thiên mà được, có thể thông qua việc tích lũy lâu dài để đạt đến trình độ cao. Mọi người hay nói: “Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi. Nhân thập năng chi, kỷ thiên chi” (Người phấn đấu một phần, mình phấn đấu trăm phần; Người ta phấn đấu một phần, mình phấn đấu nghìn phần), chính là loại tình huống này.

Tài năng cao thấp của một người đã là trời sinh, đó đương nhiên là không thể cưỡng cầu được; Nhưng nếu muốn làm một người kiến thức rộng rãi, hạ bút không gặp cản trở, tựa như đã qua suy nghĩ rất kỹ lưỡng rồi thì điểm mấu chốt chính là người đó phải trải qua nhiều kinh nghiệm sinh tử, số đầu thai làm người phải nhiều.

Lần ta làm người ở đời Đường Đức Tông (780-804), Thuận Tông (805-820) đã là lần đầu thai làm người thứ 21. Bởi vì có nhiều lần kinh nghiệm nên ta đối với chỗ nhìn thấy, nghe thấy không thứ gì chưa quen thuộc, cho nên động não thì ghi ra văn thơ, đều nhanh chóng mau lẹ, đều có thể thông hiểu đạo lý như “Cửu kinh”, như Bách Gia Chư Tử; Ta dùng kiến thức rộng lớn như thế làm sự nghiệp, lại lấy tinh tế nhất thời làm thành thơ ca, cho nên dù là miêu tả gió trăng hay khắc họa thiên nhiên, cũng giống như đã được tính toán rất kỹ lưỡng.

Hiện tại anh mới đầu thai làm người 6 lần nên còn không có chỗ đặc biệt vượt qua người thường, nhưng anh cũng có bổng lộc và chức quyền, trong mệnh của anh được định sẽ đỗ rất cao.

Lưu Huy nghe xong liên tục bái tạ, lại thỉnh giáo tiếp:

- Bổng lộc và chức quyền đã biết rõ, còn về tuổi thọ dài ngắn ra sao, có thể cho tôi biết không?

Ông lão nói:

- Điều này đều có quan viên âm phủ ghi chép, ta không biết.

Nói xong ông lão đứng dậy nhẹ lướt đi tiến vào rừng trúc rồi mất hút không dấu tích. Về sau Lưu Huy quả nhiên đậu trạng nguyên.



x Xt: Chữ “Triện”

Thư pháp Trung Hoa là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (xem bài Thư pháp Á Đông).

Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "Long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "Tuệ thư", Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra "Vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "Quy thư", Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "Chung đỉnh văn". Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại

Hệ văn” tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ Giáp Cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán.

Kim văn”金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "Bi văn".

Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), Lệ thư 隸書, Khải thư 楷書, Hành thư 行書, và Thảo thư 草書.

Các kiểu viết chữ minh 明: Đại triện, Tiểu triện, Lệ, khải, Hành, Thảo (thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên)

Chữ “Triện”: Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ Đại triện thành chữ Tiểu triện.

Chữ “Lệ” là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN.

Chữ Khải” (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III CN. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.





HỒI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh độ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Cùng phát tâm bồ đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh về Cực Lạc quốc.



NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!





Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương