CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

CHƯƠNG III

“CẨN”

(CẨN THẬN HÀNH VI HÀNG NGÀY)



I. ĐỀ CHƯƠNG “CẨN”


Chúng ta nhìn thấy chữ “Cẩn” này là nghĩ đến điều gì? Phải rất cẩn thận, cẩn thận ngôn ngữ và hành vi.

Thật ra khi nói Nhập tắc hiếu, “Xuất tắc đệ”Cẩn thận” có quan hệ hay không? Có! Ngay trong Xuất tắc đệ” đề cập đến một vài lễ nghi như Trưởng giả lập, ấu vật tọa. Trưởng giả tọa, mạng nãi tọa (Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi; Người lớn ngồi, cho phép ngồi, mới được ngồi); “Hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu. Trưởng giả tiên, ấu giả hậu” (Lúc ăn uống, ngồi hay đi; Người lớn trước, người nhỏ sau), đây đều là chừng mực trong ngôn ngữ và hành vi, chúng ta cũng phải cẩn thận để đối đãi.


I- 1. Ý nghĩa chữ “Cẩn”

1. Cẩn thận hành vi
Thứ nhất: Cẩn thận với việc

Có một công ty nước ngoài rất nổi tiếng ở Bắc Kinh muốn tuyển nhân viên. Những nhân viên dự tuyển này phải thông qua các chỗ phỏng vấn, kiểm tra rất nhiều, còn phải thi anh văn. Trong quá trình này đã loại ra rất nhiều người, chỉ còn lại một nhóm người chuẩn bị phỏng vấn lần sau cùng. Đúng lúc này chủ quản của công ty đi vào, ngồi với họ một lúc thì chủ quản nói:

- Bây giờ tôi có việc cần phải đi mười phút, quý vị đợi tôi một chút.

Vị chủ quản này liền đi ra, tất cả mọi người ở trong đó ngồi khoảng một hai phút liền đứng lên, nhìn thấy ở phòng làm việc có một tài liệu nên mở ra xem. Một người xem xong lại chuyền qua cho người khác xem, người khác cũng dở ra xem. Đã mười phút trôi qua, vị chủ quản này bước vào, ông nói:

- Tất cả quý vị đều không được nhận.

Vì phòng làm việc có cài camera, nên ông nhìn thấy mỗi người đều động đến vật công cộng. Vì họ chưa học “Sự tuy tiểu, vật thiện vi, cẩu thiện vi, tử đạo khuy” (Việc không hợp, dù tuy nhỏ, chẳng nên làm; Nếu đã làm, thì bất hiếu). Họ cũng chưa học qua Nhập hư thất, như hữu nhân” (Vào phòng trống, phải xem như, đang có người), mặc dù chủ nhân không có, cho dù người khác không có, nhưng chúng ta vẫn phải giữ chừng mực, không thể có chút giảm thiểu nào.

Khi chủ quản tuyên bố “quý vị đều bị loại”, những những sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp này đều tức giận bất bình, họ nói:

- Sao có thể như vậy? Từ nhỏ đến lớn chưa có ai nói với chúng tôi không thể xem tài liệu của người khác.

Thế nên những cách xử sự làm người này vô cùng quan trọng, vì thế phải cẩn thận. Công phu của chữ Cẩn” này nếu nhìn từ phương diện nhỏ, có thể chúng ta không cẩn thận sẽ làm trở ngại người khác.

Ví dụ quý vị ngồi thì không có tướng ngồi, chân duỗi thẳng ra có thể đạp nhằm người khác. Nếu ở phương diện rộng không đủ cẩn thận, cũng có thể tạo thành tai họa, tạo thành thương vong.

Thứ hai: Cẩn thận với vật

Trước đây, ở Mỹ có chiếc trực thăng rơi xuống, sau đó tra ra nguyên nhân, khi kiểm tra máy trực thăng thấy thật ra nó đã nứt ra, nhưng do không kiểm tra ra, cho nên trực thăng vỡ nát, còn người thì tử vong.

Khi chúng ta đang làm việc mà chúng ta nên làm, cần phải luôn cẩn thận, nếu không có thể vì sơ xuất mà tạo thành tổn thất sinh mạng tài sản của tha nhân (người khác).


Thứ ba: Cẩn thận với bản thân

Như tôi thường đi máy bay đến nhiều nơi để diễn giảng. Nếu như không cẩn thận, ví dụ như hôm nay phải đi Malaysia nhưng tìm không ra hộ chiếu, như vậy sẽ phát sinh tình huống gì? Vì không có Trí quán phục, hữu định vị; Vật loạn đốn, chí ô uế” (Mũ, quần áo, để cố định; Chớ để bừa, tránh dơ bẩn), như vậy sẽ có kết cuộc gì? Không chỉ chính mình, tất cả tâm trạng của mình sẽ rất lo sợ, mà đến lúc đó không đi được, thì có lỗi với ai? Có lỗi với nhóm người đang đợi quý vị. Nên cẩn thận tuy là một phương diện nhỏ, nhưng mặt ảnh hưởng của nó lại rất lớn. Nếu người lãnh đạo một đơn vị, ông không cẩn thận, có thể vì một việc rất nhỏ mà tạo thành sai lầm không thể bù đắp. Thế nên thái độ cẩn thận, nhất định phải dưỡng thành từ khi còn nhỏ.
2. Cẩn thận lời nói
Thứ nhất: Lời nói không gây hận thù với người

Ở Đại Lục năm ngoái có một vụ án khiến tất cả mọi người đều phải suy nghĩ, gọi là “Sự Kiện Mã Gia Tước”: Mã Gia Tước là một sinh viên chưa tốt nghiệp, tham gia rất nhiều thí nghiệm vật lý, hóa học toàn quốc, còn đạt được danh hiệu. Như vậy Mã Gia Tước có ưu tú chăng? Ưu tú! Nhưng vì xung đột với đồng học mà giết chết bốn người, nên bị toàn quốc truy bắt. Sự kiện này làm chấn động toàn bộ giới giáo dục, cho nên phải chú trọng giáo dục đạo đức của thanh thiếu niên.

Tôi cũng đã hỏi một vài người bạn:

- Quý vị thấy Mã Gia Tước làm ra chuyện như vậy, quý vị có nhận xét gì?

Có số người nói:

- Người như vậy nên để anh ta chết mau, bắn một phát chết.

Cũng có một số người từ trên việc giáo dục, có thể họ không đứng trên góc độ này, họ cảm thấy Mã Gia Tước rất đáng thương:

- Anh ta còn chưa bước ra xã hội, tại sao làm ra chuyện tàn nhẫn như thế? Chuyện kinh khủng như vậy?

Qua sự kiện này, gia đình cần phản tỉnh, nhà trường cũng phải phản tỉnh. Vì sao những thái độ làm người này, một sinh viên có thành tích ưu tú như vậy lại không học được. Khi sự kiện này chưa phát sinh, anh ta có thể là niềm kiêu hãnh của cha mẹ, vì anh ta ở một nơi rất xa xôi mà thi đậu đại học, trong thôn đó chỉ có mình anh ta là sinh viên.

Cho nên đích thực là chúng ta không thể bị vẻ bên ngoài, như “danh” nhận chìm, mà phải nhìn thấy thực chất thì mới có thể khiến cuộc sống của một người bước đi một cách vững chắc viên mãn, đó chính là “Không phải trình độ, mà là đức hạnh” mới có thể khiến cho cuộc sống viên mãn.

Mã Gia Tước chưa học “Đệ Tử Quy”, nếu như anh ta học được Phàm thị nhân, giai tu ái” (Phàm là người, đều yêu thương), thì anh ta không thể làm như vậy; Nếu như anh ta học Huynh đạo hữu, đệ đạo cung” (Anh thương em, em kính anh); Nếu như anh ta đã học Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” (Lời nhường nhịn, diệt oán hận), sẽ không tạo thành chuyện ngoài ý muốn này. Vì sao anh ta lại có ý đồ giết chóc này? Vì các bạn đồng học thường cười anh ta, vì anh ta quá nghèo không có áo quần tốt để mặc. Khi anh ta ở trong ngục, còn nói với trưởng giám ngục:



- Bộ áo quần tù này là bộ áo quần đẹp nhất mà tôi được mặc.

Nên tất cả đồng học đều chế nhạo anh ta, cảm giác tự ti anh ta ngày càng không chịu được, chính là vì kích động này mới mất đi lý trí.

Từ sự kiện này tôi cũng nói với các gia trưởng, quý vị nên từ một góc độ khác để nhìn xem vì sao những đồng học này bị giết? Vì sao? Phải chăng là ngẫu nhiên? Không phải! Vì họ không có chừng mực của việc làm người. Họ chưa học Vật siểm phú, vật kiêu bần” (Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo), họ chưa học được Nhân hữu đon, thiết mạc yết; Nhân hữu tư, thiết mạc thuyết” (Khuyết điểm người, đừng bơi móc; Chuyện riêng người, chớ nói ra). Đem chuyện riêng tư trong gia đình người ta ra để chế nhạo, hèn gì người ta không lý trí đối đãi họ. Lại có một câu nói đến Dương nhân ác, tức thị ác, tật chi thậm, họa thả tác” (Chê người ác, là việc ác; Tổn hại nhiều, họa tự chuốc) người ta tức nước cũng vỡ bờ.

Từ sự kiện này chúng ta cần phải suy nghĩ, chúng ta dạy con cái tuyệt đối không thể để chúng tổn hại người như Mã Gia Tước vậy. Cũng vậy, chúng ta cũng phải dạy con cái không vì người khác gây chuyện mà công kích đối với họ. Cho nên trong ngôn ngữ của con cái có cười nhạo người khác, có khinh mạn người khác, chúng ta đều phải cẩn thận dạy bảo chúng ngay từ đầu, nếu không điều này khiến cuộc sống sau này của chúng luôn là sẵn nguy cơ.

Từ trong sự kiện này chúng ta cũng thấu hiểu được, nhất định cần phải cẩn thận từ ngôn ngữ đến hành vi mới được.

Thứ hai: Lời nói phải lợi ích cho người

188Người xưa có câu: “Nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tán bang” (Một lời nói có thể giúp một đất nước hưng thịnh, một lời có thể khiến đất nước suy vong).

Cho nên cuộc sống cẩn thận, có thể tránh được rất nhiều sai lầm, thậm chí tai nạn đều có khả năng tránh được.

Có một người bạn, anh ta hẹn ba người bạn cùng ăn cơm, nhưng chỉ đến có hai người, còn một người vẫn chưa đến. Anh ta đứng ở cửa vừa đợi vừa nói:

- Sao mà người nên đến thì lại chưa đến?

Hai vị này ngồi trong nhà, trong đó có một vị bắt đầu khó chịu “Nên đến thì không đến? Phải chăng tôi không nên đến?” Người bạn này có chút không vui nên đã ra về. Anh ta xem lại thấy người bạn này đã đi, anh ta lại lẩm bẩm:

- Sao người không nên đi thì đi?

Rốt cuộc người bạn sau cùng cũng về nốt, “Vì như vậy tôi là người nên đi”. Vậy bữa cơm tối đó ai ăn? Tự mình ăn. Tuy là một câu chuyện cười, nhưng bài học rút ra cho chúng ta thấy:

Một người đối với lời mà mình nói ra, cũng nên suy nghĩ ba lần trước khi nói, cũng nên đề cao độ mẫn cảm, lời chúng ta nói ra có làm thương tổn đối phương, phải có mức độ cẩn thận như thế.

Tục ngữ cũng có nói “Trước người thất ý, đừng nói chuyện đắc ý; Trước người đắc ý, đừng nói chuyện thất ý”189. Điều này nói lên là trong ngôn ngữ luôn luôn hiển lộ suy nghĩ cho người khác. Cho nên ngôn ngữ hành vi đều phải cẩn thận.

3. Cẩn thận từ ý niệm

Căn bản ngôn ngữ hành vi đều xuất phát từ trong ý niệm của mỗi một người. Người thật sự tu thân, cẩn thận ở đâu? Cẩn thận trong khi khởi tâm động niệm. Khi ý niệm đều có thể cẩn thận, thì ngôn ngữ hành vi sẽ không có sự thiên lệch quá lớn.

Ví dụ nói chúng ta “Cẩn thận” ở phần này chính là “Lão dị chí, tích thử thời” (Dù chưa già, cũng phải biết, quý thời gian). Đây chính là nói thường phải cẩn thận không thể lãng phí thời gian; Ngay cả thức ăn cũng không được lãng phí, vì đây là ý niệm xa xỉ. Ý niệm tham lam, ý niệm lười biếng, những ý niệm bất kính này khởi lên, lập tức phải điều phục nó.


I-2. “Cẩn thận” giúp gì cho nhân sinh?


Chúng ta có thể quy nạp giáo huấn về phần “Cẩn” này, có thể huấn luyện năng lực của một người trên ba phương diện.

  • Thứ nhất: Năng lực tiết chế190

  • Thứ hai: Năng lực sinh hoạt độc lập

  • Thứ ba: Năng lực làm việc

Trẻ em hiện nay thiếu ba năng lực này chăng? Cho nên nhất định phải dạy mới biết.

Trước đây chúng ta cũng đề cập đến, ở Sơn Đầu có đứa bé bảy tuổi. Khi thầy cô giáo của chúng dạy Đệ Tử Quy, dạy khoảng một hai tháng. Thầy cô giáo muốn để chúng lên phát biểu về cảm nhận và trưởng thành trong giai đoạn học tập này, vì thế đã mời cha mẹ chúng đến ngồi ở dưới nghe. Đứa bé bảy tuổi này lên nói câu đầu tiên, nó nói:

- Con học Đệ Tử Quy rồi mới biết, thì ra làm người cần phải hiếu thảo.

Câu nói này có ý nghĩa chăng? Then chốt là ở chỗ “thì ra”. Người lớn chúng ta thường nói:

- Chúng đã lớn thì cần biết.

Chữ “Cần” này của quý vị có chút độc quyền. Vì sao? Vì giáo huấn của thánh hiền đã bị lãng quên một hai đời nay, nên rất nhiều trẻ em hành vi sai lệch. Đầu tiên chúng ta không nên trách cứ chúng, mà trưởng bối phải phản tỉnh trước, rốt cuộc chúng ta đã dạy chúng hay chưa? Mà dạy không phải chỉ là dạy bằng miệng, phải làm gương. Vậy có lấy mình làm gương hay không mới được.

Đứa trẻ này nói tiếp:

- Khi con chưa học Đệ Tử Quy, mỗi ngày đều nghĩ làm sao để mưu hại cha mẹ.

Bảy tuổi - mẹ em ngồi bên dưới đột nhiên nghẹn họng không nói lên lời. Bà tuyệt đối không tin rằng con mình nghĩ đến mưu hại cha mẹ.

Các bạn, chúng ta có biết các con đang nghĩ gì chăng? Có biết là mỗi ngày chúng đang làm gì, nói gì chăng? Biết chăng? Khi chúng ta đều không biết chúng đang nghĩ gì, như vậy làm sao dạy được?

Thế nên đích thực giáo dục cần phải dụng tâm, cần lòng nhẫn nại. Chúng ta phải bỏ thêm ít thời gian để thấu hiểu các con, quan tâm các con, mới có thể khiến chúng dần dần đi vào quy củ.



Vì sao một đứa bé bảy tuổi lại nghĩ đến mưu hại cha mẹ? Đây chính là “Phụ tử vô thân” (Cha con không thân thiết). Nếu như “Phụ tử hữu thân191 (Cha con thân thiết) thì liệu có khả năng này chăng? Vì sao hiện nay “Phụ tử vô thân”? Nguyên nhân do đâu?

Cha mẹ rất nỗ lực kiếm tiền, không có thời gian gần gũi chúng, vậy chúng thân với ai hơn? Thân với thầy cô giáo dạy thêm, thân với người làm.

Còn mẹ thì sao? Cha mẹ có khi vì hư vinh, vì sĩ diện nên đưa con đi học thêm rất nhiều. Chúng càng học càng chán ghét. Tâm cảnh như vậy, tình cảm như vậy cha mẹ có phát giác ra chăng? Có thể không phát giác ra.

Cho nên chúng ta thật sự phải dùng tâm để thấu hiểu tâm tình, nhận xét và suy nghĩ của chúng mới được.


Chúng ta nhất định phải tìm ra nguyên nhân, mới dễ dàng tiến thêm bước nữa hướng dẫn chúng.

1. Năng lực tự tiết chế

“Cẩn” ở phần này, trẻ em hiện nay sức tự chế chưa đủ, nên “Cẩn” mới bắt đầu đã:

Triu khởi tảo, dạ miên trì; Lão dị chí, tích thử thời” (Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ; Dù chưa già, cũng phải biết, quý thời gian). Tức là một người có thể sống theo quy luật, tuyệt đối không nên thường ngủ dậy muộn, đây cũng là sức tự chế.

Đối ẩm thực, vật giản trạch; Thực thích khả, vật quá tắc” (Với ăn uống, chớ kén chọn, ăn vừa đủ, chớ quá no). Trên phương diện ẩm thực chúng cũng biết cách tiết chế, đây đều là đang huấn luyện năng lực tự chế của một đứa bé.

2. Năng lực sinh hoạt độc lập

Trên phương diện cuộc sống: “Trí quán phục, hữu định vị; Vật loạn đốn, chí ô uế” (Mũ, quần áo, để cố định; Chớ để bừa, tránh dơ bẩn).

Tuy chỉ nói đến hai thứ y phục (quần áo) và mũ phải để đàng hoàng, nhưng có phải chúng ta chỉ dạy hai điều này thôi ư? Không phải vậy! Vậy phải nên dạy như thế nào? Tất cả phẩm vật, thậm chí tất cả thời gian đều phải để nó theo quy luật. Có câu Động vật quy nguyên”, nghĩa là những vật gì đụng đến đều nên trả lại nguyên chỗ. Nhờ năng lực sinh hoạt này, trẻ mới hiểu làm như thế nào không để sinh hoạt trở nên lẫn lộn.

Nghe nói hiện nay có rất nhiều sinh viên nhờ người làm giặt áo quần giúp họ, giúp họ quét dọn nhà cửa. Những sinh viên này tiêu tiền của ai? Dùng tiền của cha mẹ để nhờ người đến dọn dẹp. Nên đích thực học sinh hiện nay, trong phương diện năng lực sinh hoạt thật sự cần phải tăng cường. Khi chúng tự mình không chăm sóc được mình thì sau này trong sự nghiệp và gia nghiệp liệu chúng có thể đảm nhận chăng? Đó là điều rất khó khăn.

Chúng ta làm cha mẹ, nếu không để chúng luyện tập nhiều, tất cả mọi việc đều phải tự mình gánh vác thì thử hỏi các bậc cha mẹ có thể gánh vác đến khi nào?

Hiện nay có rất nhiều người kết hôn và sinh con, sinh con xong giao cho ai? Đều là ông bà nội (ông bà ngoại) chăm. Rốt cuộc ông bà nội (ngoại) đến khi nào mới được thanh nhàn? Tôi nghĩ có thể đến khi nhắm mắt cũng không thể thanh nhàn. Cuộc sống như vậy có tốt không? Nhìn bên ngoài thì hình như “tôi đang giúp con cái”, nhưng sự thật thì bậc làm cha làm mẹ đã không làm tròn trách nhiệm, cũng chưa học được những bản lĩnh làm sao để làm tròn bổn phận.

Vì vậy những người làm cha mẹ như chúng ta nên đem công việc mà các con nên làm để cho chúng làm, như vậy cuộc đời chúng mới sống một cách thực tế, mới không hổ thẹn với lòng, như vậy mới viên mãn.

3. Năng lực làm việc

  • Sự vật mang, mang đa thác (Lúc làm việc, chớ vội vàng, vội sai nhiều)

  • Vật úy nan, vật khinh lược (Đừng sợ khó, chớ xem thường)

  • Sự phi nghi, vật khinh nặc (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời)

  • Cẩu khinh nặc, tiến thoái thác (Vội nhận lời, làm hoặc không, cũng đều sai)

Đây đều là năng lực làm việc.

cho nên phần “Cẩn” này cũng có mấy phương diện có thể nâng cao năng lực của trẻ.


II. NỘI DUNG CHƯƠNG “CẨN”


Chúng ta xem tiếp kinh văn, chúng ta cùng nhau đọc một lượt.

CHÁNH VĂN 12:


Triều khởi tảo, dạ miên trì;

Lão dị chí, tích thử thời.

Thần tất quán, kiêm thấu khẩu,

Tiện nịch hồi, tiếp tịnh thủ.

DỊCH NGHĨA:



Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ;

Dù chưa già, cũng phải biết, quý thời gian.

Sáng rửa mặt, phải đánh răng,

Vệ sinh rồi, liền rửa tay.

19212-1. “Triều khởi tảo, dạ miên trì” (Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ)


Ý của câu này là buổi sáng dậy sớm một chút, tối đến ngủ ít một chút.

Rất nhiều “gia trưởng” đều nói:

- Như vậy thì bọn trẻ không đủ sức khỏe, phải để chúng ngủ nhiều một chút.

Thật ra có khi ngủ còn quan trọng hơn ăn cơm, vì trong lúc ngủ toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, rất nhiều cơ năng của thân thể đang hồi phục, thế nên thông thường trẻ em cần giấc ngủ hơi dài. Nhưng nếu như một người rất có chí hướng, rất mạnh mẽ, thì thời gian họ ngủ cũng tự nhiên mà giảm dần.

Cô giáo Dương Thục Phương, chúng tôi đều gọi cô là “Ngủ sớm dậy sớm”. Nghĩa là gì? Buổi sáng hai ba giờ cô mới đi ngủ; Sáng sáu bảy giờ dậy, nên gọi là ngủ sớm dậy sớm. Không biết các bạn đây đã gặp cô giáo Dương Thục Phương chưa? Một ngày cô ngủ bốn tiếng đồng hồ, khí sắc như thế nào? Mặt mày hồng hào, những người trẻ tuổi như chúng ta đều tự than không bằng.

Ở Đại Lục, có một vị bác sĩ đông y rất giỏi bắt mạch cho cô, ông nói với cô Dương:

- Cô ngủ ít như vậy nhưng khí sắc rất tốt.

Chính là vì cô hấp thu khí của trời đất. Thế nào là khí của trời đất? Chính là chánh khí: Khi mỗi niệm của chúng ta đều giữ tâm giống như các bậc thánh hiền thì thân tâm quý vị ngày càng tốt hơn.

Nhưng các bạn à, “Dục tốc tắc bất đạt(Muốn nhanh tất không thành), cho nên ngay lập tức quý vị không nên nói: “Tôi muốn học theo cô Dương”, thế là hôm nay trở về chỉ ngủ bốn tiếng. Sau một tuần, thân hình ốm nhom, tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé. Chúng ta có thể khiến cuộc sống mạnh mẽ hơn thì nên xem sách nhiều. Khi quý vị được pháp hỷ sung mãn, thì ham muốn ngủ nghỉ có thể giảm bớt từ từ.

Thật ra “Triều khởi tảo, dạ miên trì” (Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ), là vì người xưa đều rất hiếu thảo, nên dậy rất sớm để làm việc trong gia đình. Trong Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có đề cập đến:

Lê minh tức khởi, sái tảo đình trừ, yếu nội ngoại chỉnh khiết.

Ký hôn tiện tức, quan tỏa môn hộ, tất thân tự kiểm điểm.”193

Buổi tối đi xem cửa nẻo quanh nhà đã đóng chưa, sau đó mời cha mẹ đi ngủ trước, cha mẹ ngủ rồi mình mới đi ngủ, đây là Dạ miên trì” (tối ngủ trễ). Chúng ta cũng thường nghe được một số thi ca ngày xưa194:

Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê

Chính thị nam nhi lập chí thì

Dịch nghĩa:

“Canh ba dậy thắp đèn, canh năm gà mới gáy,

Chính là lúc nam nhi lập chí học hành”

12-2. “Lão dị chí, tích thử thời” (Dù chưa già, cũng phải biết, quý thời gian)


Một người khi cuộc sống của họ có chí hướng, họ đều rất quý trọng thời gian không muốn lãng phí. Người xưa rất quý thời gian, có câu: “Tấc vàng cũng khó mua được tấc thời gian195. Kể cả khi quý vị rất có tiền, quý vị có gia tài vạn quan, cũng tuyệt đối không thể mua lại được thời gian đã mất đi. Khi một đứa trẻ đối với thời gian vô cùng cung kính, vô cùng cẩn thận, chúng không dễ để thời gian trôi qua một cách vô ích.

Vào thời nhà Hán, có một bài thơ phổ nhạc cũng đề cập đến:

Bách xuyên Đông đáo hải
Hà nhật phục Tây quy
Thiếu tráng bất nỗ lực
Lão đại đồ thương bi
.

Dịch nghĩa:

Trăm sông chảy về biển Đông


Ngày nào mới quay lại phía Tây
Thời trẻ không chăm chỉ
Về già sẽ đau thương.

Chúng ta hy vọng cuộc đời của bọn trẻ sau này sẽ không có sự tiếc nuối như vậy, thì từ nhỏ nhất định phải để chúng biết quý trọng thời gian, làm việc và nghỉ ngơi trong sinh hoạt phải bình thường. Không nên vừa đến ngày nghỉ là đến nửa đêm chưa ngủ, ngày mai lại ngủ đến trưa. Cách ngủ như vậy thật sự tôi không học được. Chúng ta hướng dẫn các em đọc kinh, cũng rất chú trọng thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong sinh hoạt này. Phải nói với chúng:

- Sáu giờ rưỡi thức dậy, bảy giờ phải đọc “Đệ Tử Quy”.

Những đứa bé này đều sáu, bảy tuổi mà thôi, sau khi học xong phải hành trì. Vào ngày mồng một tết, vì giao thừa nên ngủ muộn hơn một chút, mẹ của một em liền chỉnh đồng hồ reo trễ một giờ, hy vọng có thể để con ngủ thêm một chút. Rốt cuộc bé gái này, có thể cuộc sống đã thành thói quen, khoảng hơn sáu giờ em liền tỉnh dậy, xem lại thì mới hơn năm giờ nên em ngủ tiếp. Nhưng khi ngủ cảm thấy càng ngủ càng không thoải mái, sao thời gian lại trôi qua chậm đến thế? Em coi lại thì đã hơn bảy giờ. Khi ra khỏi phòng xem, tám giờ, bé gái này lập tức khóc lớn nói:

- Tám giờ rồi, con chưa đọc “Đệ Tử Quy”.

Vì sao đứa bé khóc? Quý vị xem, em đối với việc học rất có trách nhiệm, đối với thầy cô rất cung kính. Em không muốn làm trái lời thầy cô giáo dạy. Thế nên chúng ta làm phụ huynh cần phải phối hợp với thầy cô, không nên càng giúp càng bận. Các em ngủ ít đi nửa tiếng không sao, để em mất đi lòng cung kính đối với thầy cô, như vậy mới là vấn đề lớn lao. Tiết học hôm nay chúng ta học đến đây, xin cám ơn.



HẾT TẬP II

(TỪ VCD 11-20)





Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương