CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

(VCD 20)178


179Chúng ta vừa mới đề cập đến người xưa rất trọng tình nghĩa, nên đối với người thân, đối với bạn bè đều thể hiện ra điều này. Lý Bạch viết một bài Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng, đề cập đến:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, 


Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. 
Cô phàm viễn ảnh bích không tận, 
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”


Dịch nghĩa 

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây, 


Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu. 
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút, 
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.

Cô phàm viễn ảnh bích không tận” (Bóng chiếc buồm đơn mầu xanh mất hút): Ông ta tiễn bạn là đợi đến khi hoàn toàn không nhìn thấy hình ảnh bạn, ông mới miễn cưỡng ra đi. Tình nghĩa đó, tâm tiếc nuối đối với bạn đó đã lộ ra trong khi tống biệt.

Thanh niên thời nay có thể viết được bài thơ như vậy chăng? Rất khó. Vì hiện nay các em không có tâm cung kính, luôn nôn nóng, bực bội. Thế nên trong những lễ nghi này, chính là trưởng dưỡng lòng cung kính của các em đối với người khác.

Hôm trước đại ca kết nghĩa của tôi, đến nghe tôi giảng bài. Anh ta từ Đài Trung đến, và nghe xong hai tiết thì anh lại có việc, chiều phải đi. Anh ấy nói:

- Không đến nghe em giảng anh rất khó chịu, anh ủng hộ em vô điều kiện.

Thật là anh rất ủng hộ tôi. Sau đó tôi đi cùng anh một đoạn đường, tiễn anh đến ga xe lửa. Khi anh ra đi, tôi cũng đứng mãi ở đó để Quá do đãi, bách bộ dư” (Đợi người đi, hơn trăm bước, mới quay đi). Đột nhiên nghĩ lại mười năm quen anh, tôi quyết định rất nhiều việc anh đều rất ủng hộ. Tuy có rất nhiều lần tôi thất bại, nhưng anh ta vẫn luôn tín nhiệm tôi. Anh nói:

- Chỉ cần em duy trì tâm ban đầu của mình đối với người, đối với xã hội, nhất định sẽ làm được những việc lợi ích tha nhân. Đại ca lúc nào cũng quan tâm đến tôi, thấy tôi mấy năm gần đây chuyên tâm vào việc giáo dục, anh cũng rất hoan hỷ, rất yên tâm.

180Chúng ta tiếp tục đọc câu kinh văn sau:

CHÁNH VĂN 11:


Trưởng giả lập, ấu vật tọa,

Trưởng giả tọa, mạng nãi tọa.

Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê,

Đê bất văn, khước phi nghi.

Tiến tất xu, thoái tất trì,

Vấn khởi đối, thị vật di.

Sự chư phụ, như sự phụ;

Sự chư huynh, như sự huynh.

DỊCH NGHĨA:



Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi,

Người lớn ngồi, cho phép ngồi, mới được ngồi.

Trước người lớn, phải nói nhỏ,

Tiếng quá nhỏ, cũng không nên.

Gặp người lớn, đến phải nhanh, lui phải chậm;

Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

Kính chú bác, như cha mẹ;

Anh em họ, như ruột thịt.

18111.1- “Trưởng giả lập, ấu vật tọa” (Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi)


Nghĩa là khi người lớn đứng thì hàng hậu sanh chúng ta không nên ngồi, đợi trưởng bối bảo chúng ta ngồi, chúng ta mới được ngồi. Đây là lễ tiến thoái.

Học lễ nghi cũng phải học một cách linh hoạt, không nên học một cách cứng nhắc.

Ví dụ: Thấy người cần phải hành lễ, phải cúi đầu, nhưng lúc quý vị đang ở trong thang máy, rất chật, đột nhiên thấy trưởng bối đến, quý vị có nên cúi đầu chào ông chăng? Nếu quý vị lúc này cúi đầu chào có thể người bên cạnh đều bị quý vị hất qua một bên. Thế nên học lễ cũng phải vận dụng một cách linh hoạt.

Lúc nãy giáo thọ Trương cũng nói:

- Khi ở trong nhà vệ sinh có cần cúi đầu hành lễ chăng?

Như vậy thì không cần, đợi ra ngoài rồi chào hỏi cũng được. Chúng ta nên thuận thế mà làm, vận dụng sao cho phù hợp từng nơi.


11-2. “Trưởng giả tọa, mạng nãi tọa” (Người lớn ngồi, cho phép ngồi, mới được ngồi)


Chúng tôi có một thầy giáo, ông cũng học Trưởng giả tọa, mạng nãi tọa” (Người lớn ngồi, cho phép ngồi, mới được ngồi). Cho nên khi ông đến một đơn vị, đàm luận với người phụ trách ở đó, người phụ trách này là phụ nữ. Ông đã đứng rất lâu để đợi cô này ngồi xuống. Khi cô này đã ngồi xuống, người bạn này của tôi vẫn chưa dám ngồi xuống, vì cô ta là trưởng bối nên khi cô chưa cho phép ngồi thì ông ta vẫn chưa dám ngồi vì ông đã học “Trưởng giả tọa, mạng nãi tọa” (Người lớn ngồi, cho phép ngồi, mới được ngồi). Cho nên khi “Trưởng bối” chưa nói cho phép ngồi thì anh ta vẫn tiếp tục đứng. Vì anh ta rất cao, mà cô ấy lại đã ngồi xuống, thế nên đầu vị trưởng bối này cứ phải ngẩng lên mãi. Đến lúc vị trưởng bối này cảm thấy đầu rất mỏi, cô liền ta nói:

- Anh ngồi xuống đi, đầu tôi sắp chịu không nổi rồi.

Cho nên khi chúng ta nhìn thấy người khác ngẩng đầu lên mỏi đến như vậy, thì không nên đợi đến lúc trưởng bối kêu ngồi mới ngồi, mà cũng nên rất tự nhiên ngồi xuống. Vì thế không nên học một cách cứng nhắc.

Có một đứa trẻ khoảng hai ba tuổi, là một bé gái. Một hôm cùng cha mẹ và bà ngoại đi dạo trong công viên. Ba của em ngồi đó xem báo, bé gái ngồi trên ghế đá. Lúc đó bà ngoại đi đến, đứa bé này đột nhiên đứng dậy, rồi nhảy xuống khỏi ghế. Vì chiếc ghế này hơi cao, mà nó lập tức nhảy xuống, do không đứng vững nên nó liền nghiêng về phía trước, sau đó ngã xuống. Bà ngoại và ba em đều cảm thấy rất kỳ lạ, liền đứng dậy đỡ em lên và hỏi:

- Con nhảy xuống làm gì?

Bé gái nói:

- Trưởng giả lập, ấu vật tọa” (Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi).

Nên khi thấy bà ngoại đến, nó lập tức nhảy xuống. Người cha đứng đó ngượng ngùng toát mồ hôi, bà ngoại đi đến ông ngồi đó xem báo không hề nhúc nhích, mà đứa bé gái hai ba tuổi này lại nhảy xuống. Thật là “Hậu sanh khả úy182. Đối diện với những đứa trẻ đọc sách thánh hiền, chúng ta cũng phải như chúng vậy cố gắng học thật tốt và thực hành “Đệ Tử Quy”.


11-3&4. “Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê; Đê bất văn, khước phi nghi” (Trước người lớn, phải nói nhỏ; Tiếng quá nhỏ, cũng không nên)


Đây là lễ phép khi nói chuyện.

Trước mặt trưởng bối âm thanh phải thấp xuống, nếu không sẽ ảnh hưởng đến người lớn nói chuyện.

Trẻ em hiện nay đối với việc khi nào nên nói, khi nào không nên nói, thiếu sự đắn đo chừng mực. Thông thường khi một đám trẻ gặp nhau là không khống chế được, la hét rất lớn ồn đến dậy trời. Lúc này trưởng bối nên bắt chúng dừng lại đúng lúc, nếu không đợi chúng thành thói quen, sẽ rất khó thay đổi chúng.

Đặc biệt khi phát hiện các em nói chuyện lớn tiếng ảnh hưởng người lớn nói chuyện, phải lập tức nói:

- Các con nhỏ tiếng một chút.

Có một vài người lớn quát:

- Nhỏ tiếng một chút.

Các em liền nhỏ tiếng lại, nhỏ lại được bao lâu? Ba phút, sau đó lại không khống chế được. Lại quát:

- Nhỏ tiếng lại.

Lại được ba phút là hết hiệu quả. Lúc này nhiều trưởng bối nói:

- Thôi kệ chúng đi, đừng để ý chúng.

Như vậy đúng hay không? Không đúng. Thế nên giáo dục rất cần tính nhẫn nại.



Cho nên ngay trong âm thanh khi nói với trưởng bối này không quá to, nhưng cũng không quá nhỏ, cũng là như người xưa rất nhấn mạnh đạo “Trung dung”. Thật ra đạo trung dung biểu hiện ngay trong cuộc sống hằng này của một người.

Ví dụ nói:

Mặc áo quần có cần đạo trung dung chăng? Mặc quá nhiều thì rất nóng, mặc quá ít sẽ cảm lạnh.

Còn ăn cơm thì sao? Ăn quá nhiều sẽ đau bao tử, ăn ít thì đói.

Vậy nói chuyện cần trung dung chăng? Đúng vậy, đây là Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê (Trước người lớn, phải nói nhỏ), nhưng nếu nói chuyện với trưởng bối mà nói không rõ ràng, như vậy là rất thất lễ, cho nên Đê bất văn, khước phi nghi” (Tiếng quá nhỏ, cũng không nên). Nói chuyện với người lớn, phải để trưởng bối nghe rõ ràng chúng ta đang nói gì, mà còn phải chú ý.

11-5. “Tiến tất xu, thoái tất trì” (Gặp người lớn, đến phải nhanh, lui phải chậm)


Gặp người lớn phải đi nhanh đến, không nên để trưởng bối đợi quá lâu. Khi nói chuyện với trưởng bối xong và muốn đi, thì từ từ thụt lùi mấy bước sau đó mới bước đi. Không nên trưởng bối vừa nói xong:

- Vâng, tạm biệt!

Liền lập tức quay đầu bỏ đi. Như vậy giống như nói với trưởng bối rằng “Tôi muốn đi ngay lập tức, không muốn lưu lại thêm một giây nào nữa”. Phải nghĩ đến cảm nhận của người khác trên mọi phương diện, gọi là Thoái tất trì” (Lui phải chậm).

11-6. “Vấn khởi đối, thị vật di” (Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng)


Khi nói chuyện mắt phải nhìn đối phương, nhìn trưởng bối. Chúng ta nói chuyện với trẻ em hiện nay, mục quang của chúng có thể chuyên chú vào quý vị bao lâu? Không lâu được, mười phút đã là không tệ. Các em nói chuyện với người khác mắt đều không chuyên chú, chứng tỏ chúng không có tâm cung kính, rất nông nổi. Tại sao hiện nay các em lại nông nổi như vậy? Chính là quá thiếu sót giáo dục lễ tiết, lâu ngày thành “Chuyện ta, ta làm”.

Cho nên những chi tiết nhỏ này đều cần các bậc trưởng bối, cố gắng nhẫn nại để hướng dẫn, khiến chúng dần dần đi vào quy củ, lúc nào cũng nghĩ cho người khác. Câu sau cùng trong Xuất Tắc Đệ:


11-7. “Sự chư phụ, như sự phụ” (Kính chú bác, như cha mẹ)


“Chư phụ” có nghĩa là chỉ cho bác, chú, cậu, dì.
1. Tận tâm, tận lực với chú bác, cậu dì

Chúng ta có thể hồi tưởng lại, các vị chú, bác cũng đều bầu bạn chúng ta, chăm sóc chúng ta trưởng thành. Cũng không biết đã từng ẵm bồng chúng ta bao nhiêu lần, trong lòng chúc phúc chúng ta mạnh khỏe lớn khôn, tất cả đều rất quan hoài chúng ta. Tục ngữ nói “Nhận của người dù chỉ là một chút, cũng phải hết sức báo đáp183. Có thái độ như vậy nhân sinh mới có hậu đạo, nhân sinh mới sung mãn hoan hỷ.

Lần này giảng bài cũng thấy rất nhiều trưởng bối, rất nhiều bạn bè, đều là người tôi quen mấy năm gần đây. Cũng có người một hai năm chưa gặp mặt, khi gặp nhau những vị trưởng bối, bạn bè này đều rất hoan hỷ. Họ cũng chúc phúc tôi trong giai đoạn này có thể tiến bộ thêm. Khi tôi đối diện với sự chúc phúc chân thành của họ, tôi đều ghi nhớ trong lòng “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo” (Chịu ân một giọt nước thì nên lấy suối báo đáp), nên càng cố gắng nâng cao chính mình để cống hiến cho xã hội, khiến những người chúc phúc chúng ta đều có thể sanh tâm hoan hỷ.


2. Cha mẹ người khác đều phụng dưỡng cung kính

“Chư phụ” (chú bác) ngoài việc chỉ nhân duyên là thân thuộc ra, chúng ta có thể giải thích nó rộng hơn: “Chư” có thể coi là đại chúng, cũng chính là phụng dưỡng cha mẹ của bất cứ người nào, chúng ta đều phải có tâm cung kính.

11-8. “Sự chư huynh, như sự huynh” (Anh em họ, như ruột thịt)

1. Tận tâm tận lực với anh chị em họ con chú bác

“Chư huynh” là anh chị em con cô, con bác, và anh chị em con dì, con cậu, những quan hệ thân thích này.

Những huynh đệ tỷ muội đều là những người bầu bạn chúng ta cùng lớn lên, cũng nhắc nhở và quan tâm chúng ta rất nhiều. Tình nghĩa này chúng ta lúc nào cũng phải giữ mãi trong lòng. Khi họ có nhu cầu gì, chúng ta nhất định tận tâm tận lực giúp đỡ.


2. Anh chị em người khác đều quan tâm

“Chư huynh” (anh em họ), cũng là đối đãi với tất cả anh chị em của người khác, chúng ta cũng phải có lòng yêu thương, cũng phải quan tâm. Khi chúng ta dùng cách này để lý giải thì tất cả nội tâm sẽ vô cùng rộng mở, lượng lớn phúc cũng lớn.

Bà nữ sĩ Hứa Triết ở Singapore, bà là quốc bảo của Singapore. Từng có ký giả phỏng vấn bà, vì cuộc đời mấy mươi năm của bà đều tận lực chăm sóc bệnh nhân, quan tâm người nghèo khổ. Ký giả hỏi bà:

- Bà giúp nhiều người như vậy, giúp nhiều người khác như vậy...

Khi ký giả hỏi mới một nửa bà đã nói:

- Tôi đâu có giúp người khác đâu? Tôi giúp đều là anh chị em của mình.

Nên trong thái độ đó của bà, đâu là nhà của bà ấy? Toàn thể vũ trụ đều là nhà của bà ấy. Ký giả lại hỏi:

- Bà chăm sóc người khác, vậy ai chăm sóc bà?

Quý vị xem, con người có rất nhiều phiền não, chăm sóc người khác còn sợ không ai lo cho mình. Người trưởng bối này rất vui, bà liền nói:

- Tôi không cần chăm sóc tôi, ông trời sẽ chăm sóc tôi.

Thái độ nhân sinh vô cùng rộng rãi. Thái độ nhân sinh này hoàn toàn tương ưng với kinh điển thánh hiền. Lão tử có nói:“Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Trời không thiên vị, thường giúp người lành).

Cho nên người lương thiện phước báo của họ không thể hạn lượng. Thế nên bà Hứa Triết nói:

- Tủ lạnh của bà không biết vì sao có rất nhiều thức ăn, mà cũng không biết ai đưa đến.

Các bạn, vì sao không biết ai đưa đến? Khi người cho không cần hồi báo, thì người hồi báo cũng không muốn để họ biết. Ví dụ hôm nay chúng ta đem quà đến tặng là có mục đích, khi đem lễ vật đến còn nói với đối phương “Cái này là tôi đem đến”. Khi chúng ta bỏ ra có mục đích thì đối phương nhận sẽ có gánh nặng, hình như là nợ quý vị, giữa người với người sống với nhau như vậy sẽ có áp lực.

Bà Hứa Triết bỏ công sức ra không cần hồi báo, bà còn cảm thấy tất cả đều là việc nên làm. Nên người nhận sự giúp đỡ của bà đều cảm động tận đáy lòng, chỉ cần có cơ hội giúp bà làm việc, mọi người đều rất chủ động, vì vậy mà họ mua ít thức ăn bỏ vào tủ lạnh.

Khi cô Dương ra ngoài dạy các em đọc kinh, viết thư pháp. Mỗi lần dạy xong, học sinh đều đã về hết, cô xuống bếp đều phát hiện một ít đồ ăn. Bên này một bịch rau, bên kia một bịch trái cây, cũng không biết ai đưa đến. Nên chúng ta đích thực có thể dùng chân tâm của mình, để kết giao với mọi người. Khi quý vị xem người trong thiên hạ là anh em, người trong thiên hạ cũng coi quý vị như huynh đệ.

Cho nên “Tứ hải chi nội giai huynh đệ” (Người trong bốn biển đều là anh em) là một kết quả, còn nguyên nhân phải trồng như thế nào? Nhất định là chúng ta xem người trong thiên hạ như người nhà, chúng ta chủ động bỏ ra mới có thể đạt được kết quả như vậy.

Trong Hiếu Kinh có đoạn nói: “Kính kỳ phụ tắc tử duyệt, kính kỳ huynh tắc đệ duyệt, kính kỳ quân tắc thần duyệt, kính nhất nhân nhi thiên vạn nhân duyệt”.

Kính kỳ phụ tắc tử duyệt”: Khi chúng ta đối diện với cha của người khác, chúng ta đều rất cung kính, con cái họ đều sanh tâm hoan hỷ. Tin rằng quý vị cùng với người trong gia đình họ giao tiếp một cách tốt đẹp.

Kính kỳ huynh tắc đệ duyệt”: Quý vị tôn kính huynh trưởng của họ, thì tất cả em trai em gái của họ, cũng đều rất vui.

Kính kỳ quân tắc thần duyệt”: Quý vị tôn kính cấp trên của họ, hoặc tôn kính công ty của họ, như vậy những người đồng sự, đồng nghiệp của họ cũng rất tôn trọng quý vị.

Kính nhất nhân nhi thiên vạn nhân duyệt”: Nếu chúng ta lúc nào cũng giữ tâm cung kính, tự nhiên sẽ có được tình hữu nghị của mọi người, vạn người hạnh phúc.

Nên thực ra quan hệ giữa người với nhau không phức tạp, chỉ cần quý vị có một con tim chân thành, nhất định đạt được nhân duyên rất tốt.

Các cháu con của anh chị em họ đêu quan tâm

Ngoài việc chúng ta vừa đề cập đối với cha anh người khác phải cung kính, tiến thêm một bước làm được Ái ốc cập ô184, có nghĩa là kính “Chư phụ”, kính “Chư huynh”, thì con của anh, con của em hay là con của bác, con của chú, chúng ta cũng nên yêu thương.

Chuyện cô gái Trương Giai Anh, thời nhà Minh

Ngày xưa vào thời nhà Minh, có một cô gái tên là Chương Giai Anh. Cha mẹ cô qua đời từ rất sớm, nên từ nhỏ là cô nhi. Cô có ba người anh trai, sau đó ba người anh trai cũng qua đời sớm, cô với chị dâu cùng nhau chăm sóc mấy đứa cháu. Nhưng thật không may, ba người chị dâu của cô cũng lần lượt qua đời. Trong tình cảnh đó, Chương Giai Anh nhất định gánh vác trách nhiệm này, phải cố gắng nuôi dưỡng những đứa bé này trưởng thành. Khi cô có thái độ này, đó mới thật là Sự chư phụ, như sự phụ, sự chư huynh, như sự huynh” (Kính chú bác, như cha mẹ; Anh em họ, như ruột thịt). Vì cô làm như vậy, nhất định khiến các anh của cô rất yên lòng. Huynh trưởng yên lòng, cũng khiến cha mẹ cô được yên lòng. Cũng vì thế cô suốt đời không lấy chồng. Vậy cô có thiệt thòi chăng? Tin rằng vì cô dùng lòng yêu thương chân thành để thương yêu những đứa trẻ này, tuổi về già của cô cũng sẽ được hàng hậu sanh này phụng dưỡng cô.

Trong quá trình dạy học tôi cũng từng gặp một học sinh cha mẹ mất sớm, được người cô nuôi dưỡng. Người cô này khi nói chuyện với mọi người đều nói:

- Tôi nhất định phải dẫn hai đứa cháu này theo khi lấy chồng.

Lúc đó tôi đang nói chuyện với cô ấy, toàn thân tôi phát sinh một tình cảm rất kính ngưỡng, nên thật sự nói chuyện với cô ấy, nói giữa chừng nước mắt không dừng được đã chảy ra, cảm nhận được lòng trung nghĩa đó của cô ta.

Thế nên khi mỗi vị trưởng bối lúc nào cũng có thể thương yêu con cháu của mình, tin rằng dù gia đình có trong sự không viên mãn cũng sẽ có phát triển rất tốt. Đây là đề cập đến “Ái ốc cập ô”. Thế nên phải kính đối với người lớn, phải từ ái đối với người nhỏ.

4. Với tất cả mọi người đều yêu thương

Lúc nãy là đề cập đến bà Hứa Triết, bà coi người trong thiên hạ đều như người nhà của mình.

Chuyện Tổ Tốn

Vào thời nhà Tấn có một người đọc sách gọi là Tổ Tốn, đương thời quốc gia nhà Tấn không được ổn định, phương bắc Ngũ Hồ Loạn Hoa185. Ông ta bất đắc dĩ dẫn theo mấy trăm hộ gia đình, bao hàm thân thích của ông, ngoài ra còn có dân cư quanh làng, tất cả đều đưa đến Hoài Tứ.

Vì ông từ nhỏ rất có hiệp khí, rất biết chăm sóc người khác, nên trên đường đi tất cả xe ngựa, đều nhường cho người lớn tuổi ngồi, còn tự mình đi bộ. Cũng đem tất cả tài vật, thuốc thang trong nhà đều đem ra để mọi người dùng, trên đường đi chăm sóc tất cả mọi người như vậy.



Đường thời lúc đó là Tấn Nguyên Đế cũng rất kính phục đức hạnh của ông, nên phong quan chức để ông làm, ông cũng xử lý rất tốt. Luôn ôm chí nguyện, nhất định lấy lại đất đã mất của quốc gia, rất có “Hùng tâm, tráng khí. Quả thật như mong đợi, trong cuộc đời của ông đã lấy lại tất cả số đất đã mất của nhà Tấn. Trong quá trình đi lánh nạn, Tổ Tốn lúc nào cũng nghĩ đến sinh hoạt của tất cả mọi người, đều giúp họ làm sao để canh tác, làm sao để có thu hoạch tốt. Khi gặp những hài cốt, vì thời đại chiến loạn nên thường có rất nhiều hài cốt, rất nhiều trên đất có thể nhìn thấy. Tổ Tốn liền tổ chức mọi người đem những hài cốt này chôn cất đàng hoàng, còn tổ chức một vài hoạt động tế kỵ cho họ. Những hành vi này đều khiến những người dân đi theo ông rất cảm động.

Có lần khi mọi người cùng nhau ăn cơm, rất nhiều trưởng bối trong lúc nói chuyện đều nói. Họ nói:

- Chúng ta tuổi tác đều đã lớn, có thể gặp được Tổ Tốn cũng giống như cha mẹ tái thế của mình vậy, nên chúng ta có chết cũng không có gì hối tiếc.

Lòng nhân nghĩa này của Tổ Tốn không biết làm cảm động bao nhiêu nhân dân bá tánh. Khi Tổ Tốn qua đời, tất cả nhân dân cảm thấy như mất chính cha mẹ mình vậy, bi ai đau đớn đến như vậy. Đích thực Tổ Tốn đã thực hiện được Sự chư phụ, như sự phụ. Sự chư huynh, như sự huynh” (Kính chú bác, như cha mẹ, Anh em họ, như ruột thịt).

Khi tôi đến Úc Châu học, có một vị trưởng bối lớn tuổi hơn ba tôi. Thời gian ở Úc Châu, bao tử ông bị xuất huyết, ói ra rất nhiều máu. Khi ông đến Học viện của chúng tôi, lúc tôi gặp ông, khuôn mặt ông trắng bạch, rất nhợt nhạt. Tôi lập tức thông báo công nhân viên ở đó nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện, cũng may không có chuyện gì lớn, chỉ cần điều trị một thời gian. Vì chúng tôi đi học, mỗi ngày phải học rất nhiều môn, nhưng vị trưởng bối này rất cần người chăm sóc, tôi liền tự nguyện đảm nhận.

Tôi nói:

- Để tôi đến chăm sóc, tôi muốn lãnh hội một chút cảm thọ của việc hiếu dưỡng cha mẹ.

Vì tôi và cha mẹ sống cùng một thời gian, nên rất nhiều bạn đều nói “Anh hiếu thảo quá, đều sống cùng cha mẹ”. Tôi nghe rồi rất xấu hổ, vì thân thể cha mẹ tôi còn tốt hơn tôi, mới xem tưởng tôi chăm sóc họ, thật ra rất nhiều việc đều là họ chăm sóc tôi.

Cho nên lúc này ở Úc Châu có cơ hội, vị trưởng bối này bị bệnh, tôi có thể thực hiện Thân hữu tật, lạc tiên thưng” (Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước), có thể làm được những điều này, “Thần tắc tỉnh, hôn tắc định” (Sáng phải thăm, tối phải viếng), nên lúc nào cũng nhìn thấy nhu cầu của ông. Tôi rất hoan hỷ, tuy bài không học được, nhưng chúng ta có thể thông qua việc chăm sóc vị trưởng bối này, những gì tôi học được thật sự đã làm được.

Vì bao tử ông ta đã bị tổn thương, không thể ăn những thực vật khó tiêu hóa nên nhất định phải bắt đầu ăn từ cháo bột của trẻ em, mà còn khoảng trên dưới hai tiếng đồng hồ phải ăn một lần. Tôi đã bắt đầu học tập chăm sóc người lớn, hai tiếng đồng hồ là nấu một bát cháo để ông ăn. Trong quá trình nuôi bệnh này, tôi đã nâng cao thêm trình độ tỉ mỉ của mình, vị trưởng bối đó cũng rất hoan hỷ. Chúng tôi cùng dưỡng bệnh với ông.

Cũng vì nhân duyên này, nên từ vị trưởng bối tôi học được rất nhiều đạo lý đối nhân xử thế. Vị trưởng bối này tuy là công nhân, công việc của ông cũng rất nhiều, có khi còn phải xuống dưới “thủy đạo”186, xuống rất sâu dưới thủy đạo, làm những công việc cực nhọc, ông đều dẫn theo rất nhiều người Ấn độ (vì Singapore có rất nhiều quốc gia di dân đến). Ông nói ông dẫn người của các quốc gia và luôn là người xung phong đi đầu. Xuống dưới rất nguy hiểm, nhưng ông không để công nhân của mình xuống trước, mà tự ông xuống trước. Khi trong cuộc sống công nhân rất túng quẫn, ông đều khẳng khái đi giúp đỡ họ, nhưng xưa nay chưa từng cần gì ở họ. Thế nên trong quá trình này, tôi thân cận được một người nhân đức. Tuy ông là lao động, nhưng ông lại rất thích văn hóa Trung quốc, ông còn là một tay viết thể chữ “triện”187, x tuyệt đẹp.

Thế cho nên đích thực chúng ta phải kính lễ tất cả mọi người, rất nhiều “Ngọa hổ, tàng long(rồng ẩn, cọp núp) đều ở bên cạnh chúng ta mà ta không hề hay biết. Nếu quý vị có thể không ngừng duy trì tâm cung kính như vậy, quý vị sẽ thường gặp được quý nhân, có thể lãnh hội được Năng thân nhân, vô hạn hảo, đức nhật tiến, quá nhật thiểu” (Gần người hiền, tốt vô hạn. Đức tiến dần, lỗi ngày giảm).

Do chúng tôi ở cùng nhau đều quan tâm lẫn nhau, ngoài bác Trần còn có mấy người nam cùng ở với chúng tôi. Đến hôm tôi phải đi trước, tối hôm trước tụ tập một chỗ, sau đó họ đưa tôi ra đi. Tình cảm không nở giữa đàn ông với nhau, nhưng tôi cũng cảm nhận rất sâu sắc. Vì thế tôi nói không chỉ con trai và con gái có chân tình, giữa con trai với nhau cũng có chân tình chân nghĩa, nhưng quan trọng nhất vẫn là cần chúng ta có phần chân tâm này để đối đãi người khác.

Đây là “Sự chư phụ, như sự phụ, sự chư huynh, như sự huynh” (Kính chú bác, như cha mẹ; Anh em họ, như ruột thịt). Tiếp theo chúng ta đi vào phần thứ ba “Cẩn”.



***

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương