CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc giảng ngàY: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 3.04 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.04 Mb.
#35400
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

(VCD 12)19


20Vừa rồi chúng ta nói đến Thái Thuận đi hái dâu tằm, vì ông biết mẹ mình thích ăn ngọt, cho nên dùng một cái giỏ chuyên đựng trái ngọt cho mẹ, còn ông thì ăn trái chua để nhường mẹ trái ngọt. Hiếu tâm như vậy đã làm cảm động bọn cướp, nên bọn cướp mới thả cho ông về. Họ không chỉ thả ông ra, mà còn lấy những thức ăn trong rừng tặng cho ông nữa.

Các bạn! Nếu quý vị là Thái Thuận thì quý vị có nhận không?

- Không nhận!

Người ta thành tâm thành ý cho mình thì sao? Nếu họ năn nỉ ông rằng:

- Ông nhận đem về báo hiếu cho mẹ.

Vậy thì ông có nên nhận không?

- Nhận!

Quý vị sao đổi ý nhanh vậy. Có nhận không?

- Nhận!

- Tốt lắm.



Trước khi nhận vật gì phải xem nguồn gốc

Thái Thuận nghe ý kiến của quý vị, đã nhận đồ họ tặng đem về. Thái Thuận về đến nhà vừa ngồi xuống. Đột nhiên người của quan phủ đến hỏi: “- Gạo của nhà Trương Tam vì sao ở trong nhà ông? Rau của nhà Lý Tứ tại sao ở trong nhà ông? Bắt ông ta lại”. Phải làm sao bây giờ? Lúc này thì quý vị có trăm cái miệng cũng không biện bạch được. Cho nên Khổng Tử nói “Quân tử hữu cửu tư”21 (Người quân tử có 9 điều thận trọng, suy tư). “Cửu tư” (chín điều thận trọng suy tư) tức là nếu quý vị gặp nhiều tình huống, thì phản tỉnh như thế nào, quán chiếu như thế nào? Trong đó có một “tư” gọi là “Kiến đắc tư nghĩa” (Thấy mối lợi thì nghĩ đến điều nghĩa). Khi quý vị muốn nhận vật gì, trước hết phải nghĩ đến nguồn gốc của nó có phải là trong sạch, có phải là bình thường không. Những đồ vật ở trong rừng này là từ đâu mà có? Nếu do ăn cướp mà có, thì tuyệt đối không được nhận.

Bài học rút ra đạo lý giáo dục từ các câu chuyện

Các bạn! Quý vị nghe câu chuyện của Thái Thuận, có ấn tượng gì sâu sắc không? Khi kể một câu chuyện, quan trọng là phải đem đạo lý trong đó nói cho con cái nghe, như vậy mới phối hợp “Sự, Lý viên dung”. Nếu như quý vị chỉ giảng sự tình, giảng xong rồi, con của quý vị chỉ biết nói:

- Chuyện này con đã nghe qua rồi.

Còn nếu quý vị không kể câu chuyện, mà chỉ giảng đạo lý cho nó thì nó nghe chưa đầy năm phút liền nói:

- Mẹ ơi! Con buồn ngủ rồi.

Cho nên “Lý” và “Sự” phải phối hợp tốt, người nghe kể chuyện mới cảm thấy hấp dẫn. Bất luận quý vị là thầy cô giáo hay cha mẹ, đều có thể vận dụng trong lúc kể chuyện này, lồng vào một số đạo lý nhắc nhở và dạy dỗ nó một vài điều trong cuộc sống. Khi chúng ta kể cho các em nhỏ những câu chuyện này,

Hai là: Chủ động tìm hiểu sở thích của cha mẹ

Ví dụ có thể nói:

- Con xem những người con hiếu ngày xưa, ý niệm đầu tiên của họ là nghĩ đến cho cha mẹ.

Ví dụ có thể hỏi:

- Các bạn nhỏ? Các con có biết mẹ mình thích ăn gì không?

Hỏi đến là chúng nó suy nghĩ hết nửa ngày, có em tương đối có lương tâm, nghĩ ra liền, còn lại rất nhiều em nghĩ không ra. Tôi thấy tình thế khó khăn của chúng nó, nên hỏi:

- Vậy mẹ có biết em thích ăn gì không?

Chúng nó liền lộ ra nụ cười rạng rỡ:

- Đương nhiên là biết rồi.

Nó còn nói được rất nhiều món nữa là khác.

Tiếp đó tôi nói với chúng nó rằng:

- Các em thấy đó, mẹ thì biết các em thích ăn gì, còn các em lại không biết mẹ thích ăn gì, như vậy có công bằng không? Các em thấy mẹ thương yêu các em như vậy, các em lại không thương mẹ. Cho nên hôm nay về nhà phải làm bài tập gì đây? Phải biết rõ mẹ thích ăn gì, như vậy mới làm được “Thân sở háo, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm) chứ. Sau này đi chợ mua gì, thì không phải là mua những thứ mình thích ăn trước, mà là trước phải mua những món mẹ thích ăn, trước phải mua những món ba thích ăn nhé. Chúng ta phải cố gắng noi theo bậc Thánh Hiền, như trong Đệ Tử Quy dạy “Vật tự bạo, vật tự khí, thánh dữ hiền, khả tuần chí” (Đừng cam chịu, không thua kém; Thánh và Hiền, dần làm được), chúng ta lấy đó làm gương.


22Thứ hai: Đối với sở thích tinh thần

Ví dụ nói cha mẹ hy vọng thân thể của các con khỏe mạnh, hy vọng các con học giỏi. Những yêu cầu này chúng ta làm con cái, phải tận tâm tận lực để đạt được. Cho nên “Thân sở háo, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm) này, hiếu tử ngày xưa họ cũng luôn luôn làm đầy đủ yêu cầu của cha mẹ.

Một là: Con cái phải giữ thân thể khỏe mạnh



23Cha mẹ đều rất quan tâm đến trạng thái sức khỏe của chúng ta. Một người muốn khỏe mạnh, bắt buộc thân tâm phải điều hòa.

Người xưa nói “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” (Bệnh do miệng (ăn uống) mang vào, họa cũng từ miệng (do nói chuyện thị phi) mà gây ra).



  1. Việc ăn uống phải rất cẩn thận, lành mạnh

Thức ăn phải đặc biệt chú ý, bằng không bây giờ một đống “bệnh văn minh” sản sanh.

Các bạn! Quý vị có chắc mình không bị bệnh văn minh không? Sao quý vị không ai đưa tay lên vậy?

Tri thức chính là sức mạnh, nhưng tri thức đúng đắn mới có thể cho quý vị lòng tin. Quý vị cũng không cần lo lắng “Mình phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe” vì tri thức này đã có rất nhiều người đầu tư mấy mươi năm cuộc đời của họ, họ ở đó nghiên cứu suốt. Quý vị có cần học từ đầu không? Không cần. Tôi thường nói “Đứng trên vai của người khổng lồ, có thể nhìn rất xa”. Các bạn! Ai là người khổng lồ?

Ví dụ nói ở phương diện trí tuệ, chúng ta muốn dạy trí huệ cho con cái phải biết Khổng Tử, Mạnh Tử chính là người khổng lồ mà quý vị có thể trực tiếp học trí huệ, kinh nghiệm.

Ví dụ nói ở phương diện sức khỏe, ai là người khổng lồ? Quý vị đến nhà sách xem, những quyển sách nào nói về sức khỏe đều bán rất chạy, quý vị có thể đến học hỏi họ. Rất nhiều năm về trước, tôi được đọc quyển Thân Tâm Hoàn Toàn Mạnh Khỏe của tiến sĩ Lôi Cửu Nam, trong đó có nhắc đến ăn ít thịt, ăn nhiều rau, như vậy mới có sức khỏe.


  1. Ăn thịt nhiều dẫn đến thừa chất béo

Chúng ta biết rằng người thời nay thân thể không được khỏe mạnh, vậy là do dinh dưỡng không tốt hay là dinh dưỡng quá dư thừa? Do quá dư thừa. Quý vị thấy đó, rõ ràng là dinh dưỡng quá dư thừa. Nhưng trong não của con người lưu lại những thứ gì? Có ai phát hiện ra con người hình như chậm đi nửa nhịp là lưu lại ở chỗ “Sợ cái này không đủ, sợ cái kia không đủ”. Quý vị thấy, điều chúng ta sợ thì lại rất ít khi gặp nó phát sanh.

Trẻ em bây giờ muốn tìm được đứa thiếu dinh dưỡng cũng không dễ. Quý vị phải ngồi máy bay đến châu Phi mới tìm thấy, ở Đài Loan thật sự tìm không ra. ở Đài Loan cái mà tìm thấy là tìm thấy được đều là mùa nghỉ hè, nghỉ đông người ta còn mở lớp giảm béo, đúng không? Nhảy nửa ngày, để giảm cân, lúc đó trong tâm đứa trẻ này nghĩ rằng “Chỉ cần tôi chịu đựng qua ngày hôm nay, ngày mai có thể đến tiệm thức ăn nhanh rồi”, như vậy thì giảm béo có ích lợi gì không? Không từ gốc rễ bắt đầu, ở đó mà nhảy đến chảy mồ hôi, bụng của nó càng đói hơn. Cho nên vấn đề bây giờ không phải ở chỗ dinh dưỡng không tốt, mà ở chỗ dinh dưỡng quá dư thừa.

Kỳ thật con người không cần chất béo nhiều, một số người cảm thấy trong thịt có nhiều chất béo, nhưng ăn quá nhiều chất béo sẽ tổn hại đến gan, tổn hại đến thận. Mỗi người một ngày chỉ cần chất béo từ 40 gam đến 60 gam là đủ rồi.

Thật ra thì chất béo trong thực vật không ít hơn ở động vật, chúng ta biết những thực vật như đậu phộng, rong biển, đều chứa những chất béo rất tốt.

1) Thừa chất béo thân thể tỏa a xít, nội tạng bị phá hủy

Khi chất béo của chúng ta quá dư thừa, thân thể của quý vị sẽ tỏa ra tính a-xit.

Có câu nói rằng “Thể chất của tính a-xit là môi trường thích hợp, là nguồn gốc của căn bệnh mãn tính”. Vì sao vậy?

Chúng ta suy nghĩ một chút, nếu thân thể của quý vị rất nhiều tính a-xit, làm cho tất cả nội tạng của quý vị đều ngâm trong đó. Nửa đêm quý vị có nghe gan của quý vị nói: “Tôi sắp ngừng hoạt động rồi”; Còn dạ dạy lại nói: “Tôi sắp chịu không nổi rồi”. Quý vị có nghe không? Không nghe à! Quý vị làm người chủ tại sao vô trách nhiệm như vậy. Những nội tạng này trường kỳ ngâm trong môi trường tánh a-xit, công năng của nó rất dễ suy thoái, cho nên nhiều bệnh nan y mới càng lúc càng đến sớm như vậy.

Tôi đã từng nghe, một em 18 tuổi bị tai biến mà chết, không biết còn ai sớm hơn nữa không? Đây là nhiều năm trước tôi nghe vậy. Cho nên quý vị thấy bây giờ bệnh nan y đều liên tục đến trước thời hạn, bởi vì con người ăn thức ăn không đúng, cho nên không chỉ là nội tạng dễ dàng suy kiệt mà còn các bệnh khác.

2) A xít nhiều thì bị loãng xương

Bây giờ còn có một loại bệnh cũng rất lợi hại, tên là bệnh “Loãng xương”. Nghe nói đây là một trong mười nguyên nhân lớn dẫn đến tử vong sau này. Vì sao vậy? Khi quý vị bị loãng xương nghiêm trọng rồi, thì hắt hơi một cái thì chuyện gì xảy ra? Xương cốt bị gãy mất.

Quý vị không nên bị tôi làm giật mình nhé! Điều này không phải tự tôi nói, mà là báo chí nói đấy.

Chúng ta thường nói, người già sợ nhất là gì? Sợ té ngã, bởi vì ngã xuống là có thể gãy xương, đứng lên không được nữa. Bây giờ không phải người già bị ngã sẽ gãy xương mà có rất nhiều người trẻ đi đo cũng đều bị loãng xương. Giống như khi tôi đi đo, nét mặt của người phụ trách đo cũng cũng rất khó coi nói:

- Anh miễn cưỡng đạt tiêu chuẩn mà thôi.

Chúng ta đừng để ba bốn mươi tuổi mới đi đo, kết quả là đã thành xương của người 80 tuổi, vậy là phiền phức rồi đó.

Vì sao thể chất tính a-xit tạo thành bệnh loãng xương? Bởi thân thể của con người là một công nghiệp hóa học rất lớn, nó phải duy trì cân bằng chất a-xit và chất kiềm, mà trong thân thể của quý vị toàn là chất a-xit rồi thì thân thể sẽ không chịu nổi, cho nên nó phải dung hòa với chất kiềm. Trong thân thể của con người chất kiềm lớn nhất chính là chất can-xi. Kho chứa chất can-xi nằm ở đâu? Là ở xương của quý vị, mỗi ngày nó rớm ra từng chút từng giọt, lâu ngày như vậy thì bị xương loãng ra.

Cho nên thức ăn chúng ta phải quân bình, trong các loại thịt hàm chứa chất béo cao thì không được ăn quá nhiều.

Lại nữa, không chỉ là chất béo quá cao mà trong thức ăn còn có độc tố hữu hình, và độc tố vô hình nữa.

3) Thịt còn có độc tố hữu hình

Thế nào gọi là độc tố hữu hình? Chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh, thuốc bảo quản thực phẩm.

Chúng ta thấy gà bây giờ nuôi thời gian bao lâu là lớn? Khoảng chừng 5- 6 tuần lễ. Trước đây phải nuôi bao lâu? Nửa năm. Đúng là khoa học kỹ thuật phát triển, phải vậy không? Nhưng làm sao có thể nuôi nhanh như vậy? Người xưa thường nói phải “Đạo pháp tự nhiên”24-ii (Đạo thì noi theo lẽ tự nhiên), cho nên đây là cách nuôi không thuận theo tự nhiên, vì bắt buộc chích chất kích thích tăng trưởng, chích chất kháng sinh, chích một lượng độc tố lớn cho nó. Những độc tố này cuối cùng vào bụng của ai? Bụng chúng ta à? Đúng rồi.

Tôi nhớ khi tôi chưa ăn chay, vừa gắp miếng thịt ra ăn thì thấy một cục mỡ, đó là gì? Đó là chất kích thích. Vì thế bây giờ kinh nguyệt của các em gái nhỏ, càng lúc càng sớm, có em chưa đầy 10 tuổi đã có kinh nguyệt rồi. Kinh nguyệt đến càng sớm thì thọ mạng của nó càng ngắn. Cho nên những thực vật này đều đang tàn hại thế hệ sau của chúng ta, chúng ta làm cha mẹ chẳng thể không cẩn thận, thân thể của chính mình cũng chẳng thể không cẩn thận bảo hộ nó.

4) Thịt có độc tố vô hình tiết ra khi con vật bị giết

Ngoài các độc tố hữu hình này ra còn có độc tố vô hình. Chúng ta suy nghĩ một chút, khi con vật bị giết, tâm trạng của nó như thế nào? Chắc chắn nó vô cùng sợ hãi, vô cùng phẫn nộ.



Chúng ta có thể xét lại bản thân một tý, mỗi lần quý vị nổi nóng, phải mất bao nhiêu ngày mới lắng lại? Ba ngày à, vì sao vậy? Quý vị đã thấy người nào sau khi nổi nóng mà tinh thần sảng khoái dễ chịu chưa? Không có đúng không. Bởi vì khi nổi nóng thì tuyến tố chất trong thận của quý vị tiết ra lượng chất độc rất lớn nên quý vị sẽ bị toàn thân vô lực.

Cho nên khi con vật bị giết toàn thân nó phẫn nộ, liền tiết ra rất nhiều độc tố. Khi chúng ta ăn thịt, vì trong đó hàm chứa rất nhiều chất không tốt, cho nên con người thời nay mới có một đống “bệnh văn minh” như vậy.

5) Chăn nuôi dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu

Ăn thịt không chỉ nguy hại cho thân thể, mà còn nguy hại tới toàn cầu. Vì một số lượng lớn người chăn nuôi đã cho nhân loại ăn những con vật này, nên cũng làm nguy hại rất lớn cho toàn bộ người trên trái đất của chúng ta. Vì sao mà nguy hại? Rất nhiều bạn nói:

- Anh giảng gì mà phức tạp thế? Tôi chưa từng nghĩ qua điều này.

Kỳ thật toàn bộ trái đất tuyệt đối là một sinh mạng thể cộng đồng, nhổ một sợi tóc động đến toàn thân. Quý vị không nên xem nhẹ những gì quý vị ăn hàng ngày, nó đang ảnh hưởng đến sự tử vong của trái đất.

Bởi vì nhân loại ăn thịt quá nhiều, cho nên phải chặt đi rất nhiều rừng nguyên sơ, để trồng các loại lúa mạch, các loại ngũ cốc này. Rừng nguyên sơ đã bị chặt rồi thì tạo thành ảnh hưởng như thế nào? Đất đá chảy xuống, rất nhiều đất đai đều bị xốp ra. Cho nên tại sao ngày nay hiện tượng sụt lở đất, núi xảy ra ở rất nhiều nơi. Rừng nguyên sơ là gì của địa cầu? Là lá phổi, nó giống như lá phổi của con người, đang giúp quý vị lọc đi rất nhiều không khí bẩn. Khi rừng nguyên sơ càng lúc càng ít thì phẩm chất không khí của toàn thể địa cầu càng lúc càng kém. Cho nên thời tiết của chúng ta bây giờ không ổn định. Vì sao mà không ổn định như vậy? Ngay cả ở Mặc Tây Ca25 cũng rơi tuyết, Mặc Tây Ca là vùng nhiệt đới mà cũng rơi tuyết. Nhiệt độ rất khác thường, danh từ bây giờ gọi là “Ôn thất hiệu ứng26- iii. Trước đây chúng ta đều thuộc lòng “Ôn thất hiệu ứng”. Vì sao mà tạo thành “Ôn thất hiệu ứng”? Đều do nhân loại thải ra quá nhiều khí thải và lá phổi của trái đất đã bị cắt mất từng chút từng chút rồi. Kỳ thật những thứ cho súc vật ăn đó, những loại ngũ cốc đó, nếu đem cho con người ăn, chắc chắn không có người chết đói.

6) Đất đai, nguồn nước ô nhiễm do chất thải động vật

Ngoài việc ảnh hưởng bởi không khí ra, đối với đất đai, đối với nguồn nước cũng có ảnh sự hưởng trực tiếp, bởi vì nuôi nhiều động vật như vậy, chúng nó sẽ thải ra lượng lớn chất thải gì? Là phân và nước tiểu, những thứ này làm ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước của chúng ta.

Thật ra thì nhân loại có thể sống nhẹ nhàng hơn, sạch sẽ hơn, chỉ cần chúng ta biết lựa chọn thói quen ăn uống có lợi cho bản thân, có lợi cho môi trường.

Kỳ thật khi chúng ta bảo vệ môi trường là thực hiện trong mỗi ngày “Tự lợi, lại có thể lợi tha”27. Vậy cớ sao mà không làm? Cho nên khi quý vị ăn cơm cũng phải có sứ mệnh, cũng là vì sức khỏe của trái đất.

Khi chúng ta có tri thức đúng đắn, mới có thể nuôi dưỡng tốt thân thể, mới có thể làm được “Thân sở háo, lực vi cụ”.

28Hai là: Thường nên về thăm cha mẹ

Lúc chúng ta có nhiều thời gian hơn thì có thể “Thân sở háo, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm), cũng như trước đây chúng ta cũng có nhắc đến “Thần hôn, định tỉnh” (Sáng thăm, tối viếng). Từ hai điều này chúng ta nên thường thường về nhà thăm cha mẹ, cha mẹ sẽ rất vui.

Có một số người trẻ tuổi, họ cũng biết tranh thủ thứ bảy hoặc chủ nhật về nhà thăm cha mẹ. Nhưng thăm như thế nào? Dẫn một hai đứa con về. Vừa vào nhà liền ngồi nơi salon, bắt đầu ngồi đó đọc báo. Hai vợ chồng thì đều ngồi nơi salon, còn để cho con cái vừa vào đến nhà thì chạy đông chạy tây. Ông bà bận rộn nên cũng không vui lắm. Bà ở trong nhà bếp, sáng sớm đã đi mua thức ăn, trở về lại nhanh chóng làm cơm, sau đó nấu xong lại dọn cơm ra. Lúc đó chúng ta mới bỏ báo xuống:

- À ăn cơm thôi.

Rồi cả nhả cùng ăn cơm. Ăn cơm xong chúng ta cũng không giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp bát đũa, rửa chén bát. Ăn xong liền nói:

- Mẹ, con phải đi rồi.

Sau đó phủi quần mà đi, rồi dẫn con cái về thôi. Ông bà ngồi trên ghế salon thở dài vài cái, mệt chết được, chẳng bằng không về còn hơn, nhà yên ả hơn.

Vì thế chúng ta nên hiểu đến việc chúng ta về nhà thăm ba mẹ là để: Một là tâm tận hiếu, hai là chăm sóc cha mẹ nhiều hơn. Cho nên chúng ta nên gọi điện thoại trước cho ba mẹ:

- Mẹ à, thức ăn chúng con đã mua rồi.

Lúc về nhà, hai vợ chồng nên chủ động đi làm cơm, như vậy mới bớt đi sự lo lắng cho cha mẹ, tấm lòng hiếu đễ của chúng ta mới thật sự làm tròn.

Thân sở háo” (cha mẹ thích) này, chúng ta cũng có thể triển khai nó ra không chỉ là cha mẹ mà cả những điều mong muốn của người thân chúng ta, chúng ta có thể làm được thì cũng nên dốc sức mà làm.

295. Đáp ứng sở thích của người thân
Thứ nhất: Tăng thời gian chia sẻ với người thân hơn

Ví dụ như đối với vợ (chồng), con cái chúng ta, họ nhất định mong muốn chúng ta có thể chia sẻ với họ nhiều hơn. Có câu nói như thế này: “Tất cả những thành công đều không thể thay thế cho thất bại của gia đình”.

Rất nhiều người nói rằng:

- Hiện nay công việc tôi bận rộn như vậy, làm gì có thời gian chăm sóc con cái.

Họ cũng còn nói:

- “Con người nơi giang hồ, bản thân không thể làm chủ” (“Nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ”).

Câu nói này có lý hay không? Đây gọi là kiếm cớ.


Thứ hai: Học cách từ chối những việc “không đâu”

Con người chỉ cần có tâm, nhất định có thể làm tốt mọi việc. Đương nhiên chắc chắn trong giao tiếp ngoài xã hội cũng có rất nhiều sự việc sẽ xảy ra, cho nên quý vị nhất định phải học tập một năng lực, gọi là năng lực từ chối. Nếu không thời gian quý vị sẽ luôn luôn tiêu hao nơi ứng phó, tiêu hao rất nhiều nơi những việc chẳng có liên quan gì lớn đối với gia đình, nhân sinh.

Từ chối có khó học hay không? Các bạn, quý vị thấy từ chối có dễ học hay không? Không dễ dàng gì. Muốn từ chối người khác, chúng ta có thể đem ra hai pháp bảo lớn, hai pháp bảo này đem ra rồi, thông thường bạn bè sẽ không làm khó quý vị.

Một là: Pháp bảo thứ nhất chính là cha mẹ

Ví dụ như nói bạn bè muốn tìm quý vị đi ăn chơi tụ tập, thật sự quý vị không muốn đi. Nếu đi lại phải thức đến nửa đêm, thậm chí một hai giờ sáng. Mà nói chuyện đều là vấn đề gì? Tán hươu tán vượn, bày trò khôn vặt, những lời lẽ này. Quý vị thật sự không muốn đi, lúc đó quý vị có thể mượn danh cha mẹ, rồi nói với họ:

- Tôi đã hứa với cha mẹ phải về nhà, tối nay ở nhà với mẹ, một hai tuần lễ trước tôi đã hứa với mẹ rồi, cho nên tôi phải về nhà.

Thông thường bạn bè nghe quý vị nói phải về nhà thăm viếng cha mẹ, họ đương nhiên sẽ không miễn cưỡng quý vị nữa. Nói không chừng khi quý vị vừa nói như vậy, họ cũng đột nhiên nghĩ đến “Mình cũng rất lâu rồi chưa về nhà thăm cha mẹ”. Quý vị từ chối như vậy rồi ngoài việc quý vị không phải đi, còn thức tỉnh hiếu tâm của họ. Đó là pháp bảo thứ nhất.

Hai là: Pháp bảo thứ hai là vợ con

Lúc quý vị không muốn đi đến những nơi vô vị như vậy, quý vị có thể nói với họ:

- Tối hôm nay tôi phải cùng con tôi giảng hai câu chuyện Đức Dục cho nó, đã hứa với con rồi. Bởi vì hiện nay tôi đang cùng con dùng “Đệ Tử Quy” làm gia quy của chúng tôi, “Đệ Tử Quy” nói: “Phàm xuất ngôn, tín vi tiên” (Phàm nói ra, tín trước tiên). Con cái vẫn còn nhỏ, chúng ta không thể thất tín với chúng, cho nên tôi phải về nhà.

Lúc quý vị đem hai con át chủ bài này ra, cơ bản bạn bè sẽ không làm khó quý vị.

Nếu như hai con át chủ bài này đã đem ra rồi mà vẫn vô dụng, vẫn cứ muốn kéo quý vị đi, vậy phải làm sao? Nếu như bạn bè như vậy, tôi thấy đời người nên có sự chọn lựa. Lựa chọn gì? Bàn bè như vậy nên “Kính nhi viễn chi”30 là hơn. Chúng ta xem câu tiếp theo là:

5-2. “Thân sở ố, cẩn vi khứ” (Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ)


31Cha mẹ “ố” (ghét) cái gì? Không muốn con cái giao du với bạn bè xấu; Hoặc là không muốn con cái có thói quen xấu, cho nên chúng ta phải nhanh chóng trừ bỏ nó đi.
1. Không giao du với bạn xấu

Quý vị kết giao với một số bạn bè, làm cho cha mẹ mỗi ngày phải lo lắng, cho nên quý vị nên có sự chọn lựa bạn bè, bởi vì bạn bè đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta;

Các vị phụ huynh! Quý vị có lo lắng sau này con của quý vị sẽ chơi với những đứa bạn không tốt hay không? Có lo lắng không? Có à! Lo lắng có ích gì không? Vậy phải làm sao?


Thứ nhất: Nâng cao năng lực chọn bạn của con

Phải nâng cao năng lực phán đoán “đối nhân” của con cái thì nó mới biết thân cận người lương thiện, nó mới biết được tránh xa bạn xấu.

Với bạn xấu phải “Kính nhi viễn chi” (Tôn kính nhưng chỉ có thể nhìn từ xa, không thể gần hoặc không muốn gần). Vả lại khi nó “Kính nhi viễn chi” thì nó cũng sẽ biết cố gắng diễn tốt bản thân mình, rất có thể sẽ cảm động đến những đứa bạn này.

Vậy bạn bè phải như thế nào để nó hiểu được nên chọn mà chơi?

Thứ hai: Xem bạn đó có thực hiện giống Đệ Tử Quy?

Điều này thật ra thì chúng ta đã và đang học rồi. Một người không có đức hạnh phải xem từ đâu? Là xem họ có hiếu đạo hay không. Cho nên một người có đáng để giao tiếp hay không, chỉ cần quý vị phán đoán họ thực hành “Đệ Tử Quy” được nhiều ít! Tôi nói với các bạn rằng:

- “Đệ Tử Quy” là kính chiếu yêu, quý vị muốn chọn bạn hoặc là chọn vợ chọn chồng thì chiếu một lúc là có thể biết được hay không ngay, nên “Đệ Tử Quy” gọi là kính chiếu yêu. “Đệ Tử Quy” cũng là kính hiển Thánh, nếu quý vị thấy những người bạn này làm được rất nhiều điều trong “Đệ Tử Quy” thì người bạn như vậy quý vị nên kết bạn suốt đời.


2. Trừ bỏ những thói quen xấu

Thân sở ố, cẩn vi khứ” (Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ). Đây là nói về những thói quen xấu của chúng ta, là từ thói quen mà nói.

Có ba người tội phạm cùng một lúc bị nhốt vào một nhà lao. Gặp quản ngục trưởng cũng rất từ bi, mặc dù thấy họ đã phạm sai lầm, nhưng ông vẫn dùng “Tứ nhiếp pháp”32 để đối xử với họ. Ông đã nhiều lần mời họ ăn cơm, nhiều lần tặng lễ vật cho họ, ông nói với họ rằng:

- Ba người các anh vào đây phải nhốt ba năm, các anh có nguyện vọng gì không? Nếu có thể giúp được tôi sẽ giúp các anh.

Người thứ nhất là một người Mỹ, anh ta cũng không cần suy nghĩ, liền nói rằng:

- Cho tôi bao thuốc lá.

Quản ngục trưởng nói:

- Được, không vấn đề gì.

Lấy bao thuốc đưa cho anh ta rồi đóng cửa ngục lại.

Người thứ hai là người Italy. Các bạn! Quý vị ấn tượng như thế nào về người Italy? Ấn tượng như thế nào? Quý vị không có ai quen với người Italy à? Họ rất nghệ thuật, rất lãng mạn đúng không? Nói thì nghe rất hay, nói thẳng là “Háo sắc”. Anh ta suy nghĩ một tý rồi nói:

- Tôi cần một người phụ nữ.

Quản ngục trưởng nói:

- Được! Còn nằm trong khả năng của tôi.

Rồi đem anh ta nhốt lại.

Người thứ ba là người Do Thái, người Do Thái buôn bán rất giỏi. Anh ta nói:

- Cuộc đời của tôi đã sai lầm rồi, cho nên tôi phải cố gắng ghi nhớ những lời giáo huấn. Vậy ông có thể cho tôi một chiếc điện thoại để tôi gọi ra ngoài không?

Quản ngục trưởng nói:

- Được! Không vấn đề gì.

Liền tặng cho anh ta một chiếc điện thoại.

Ba năm sau, ba phạm nhân này đã được thả tự do.

Thứ nhất: Thói quen hút thuốc

Cửa ngục vừa mở thì người Mỹ liền xông ra:

- Diêm quẹt đâu? Diêm quẹt đâu? Diêm quẹt của tôi đâu?

Trong vòng ba năm đó, anh ta thường nghĩ về điều gì? Mỗi ngày ngồi run rẩy “Làm sao mà để quên diêm quẹt được”. Thời gian ba năm của anh ta hao ở đâu? Hao ở chỗ thói quen xấu này.

Các bạn! Nếu như một người nuôi lớn thói quen xấu, thì cuộc đời của họ không thể làm chủ được mình, đều bị thói quen xấu lôi kéo. Hạng người như vậy có nhiều không? Nhiều lắm. Vậy phải làm sao để cho cuộc đời của một người không bị những thói quen xấu này lôi kéo? Chúng ta phải dạy con cái từ nhỏ, từ nhỏ phải có chí hướng, không được chơi bời lêu lổng.

Người Mỹ này có thói quen hút thuốc, nếu không hút thuốc thì anh ta cảm thấy rất khó chịu.

Chúng ta không nên cười người Mỹ này nhé. Thật ra thì chúng ta cũng có thể có những thói quen xấu này, nếu mỗi ngày không làm theo thói quen đó thì rất đau khổ. Đó là những việc nào? Ví dụ nói chúng ta xem phim bộ, mỗi lần xem xong thì nói:

- Diễn gì mà nhàm chán quá vậy? Thật là xằng bậy.

Thế nhưng hôm sau vẫn là ngoan ngoãn ngồi đó xem. Xem phim đều là xem cuộc đời của người khác, mỗi ngày tốn nhiều thời gian như vậy mà có giúp gì cho cuộc đời mình được không? Không có. Ngày qua ngày, việc cần làm thì không làm, đến khi muốn làm thì có thể không còn cơ hội nữa rồi.

Khổng Tử đã từng đứng bên bờ sông nói:

- “Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Khổng Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng).

Quý vị xem, Khổng Tử thấy nước chảy liền nghĩ đến, thời gian giống như dòng nước vậy, một đi không trở lại.

Cho nên chúng ta cũng không được để cho sinh mạng của chúng ta ngày ngày hao ở những sự việc không ích gì lợi cho bản thân.

Chữ ‘ố’ (ghét) này chúng tôi vừa nói là hút thuốc không tốt.

Thứ hai: Thói quen háo sắc

Người thứ hai: Thói quen của người thứ hai là gì? Là háo sắc.

Tôi đã từng nói với học sinh trung học rằng:

- Háo sắc là thói quen rất xấu, các em có lãnh hội được điều này không?

Các em đó trả lời:

- Dạ được

Bởi vì trên đầu chữ “sắc” là một con dao. Người xưa tạo chữ rất lợi hại đúng không? Rất lợi hại. Trên đầu chữ sắc là một con dao, con dao này sẽ như thế nào? Sẽ phá hủy cuộc đời của quý vị, sẽ phá hủy gia đình hạnh phúc của quý vị, cũng có thể phá hủy sự hưng suy của một quốc gia. Có như vậy không?

Quý vị thấy triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông khi chưa gặp Dương Quý Phi, ông là “Khai Nguyên Chi Trị”33, rất tận tâm tận lực trị vì quốc gia. Gặp Dương Quý Phi rồi thì biến thành người như thế nào? “An Sử chi loạn”34.

Các bạn! Sự suy bại của triều Đường, ai là người chịu trách nhiệm lớn nhất? Là ai nào?



  • Phía nam giới đều nói là Dương Quý Phi;

  • Phía nữ giới thì nói là Đường Huyền Tông.

Nhưng chân lý thì chỉ có một mà thôi, sắc không mê người, cho nên căn bản là ở Đường Huyền Tông, đúng không? Nếu như khi Đường Thái Tông còn tại vị thì Dương Quý Phi có đến, cũng không có tác dụng gì, bởi vì ông luôn coi trọng giang sơn xã tắc.

Cho nên gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, không thể đẩy trách nhiệm ra ngoài, mà phải phản tỉnh chính mình. Đây mới là nguyên nhân chân chánh có mặt.

Người Italy này rất háo sắc, cánh cửa ngục vừa mở ra, anh ta chưa kịp đi ra ngoài, đã nghe thấy những âm thanh gì? Là âm thanh của con nít.

Rất nhiều em học sinh trung học nghe xong cười ha ha. Tôi liền hỏi các em rằng:

- Người Italy thê thảm hơn, hay là người Mỹ thê thảm hơn nào? Cả hai người đều thê thảm à?

Các em trả lời:

- Người Italy thảm hơn.

Câu trả lời này là của một nữ sinh, em nói:

- Bởi vì anh ta khi ra khỏi nhà lao, không chỉ phải lo cho cuộc sống của mình, mà còn phải nuôi rất nhiều con nhỏ nữa.

Tôi nói:


- Xin hỏi anh ta có nuôi nổi không?

Tôi tin quý vị sẽ nói một lời dứt khoát là “Không”, vì anh ta chỉ buông thả theo dục vọng, anh ta không đảm nhiệm nổi ý thức trách nhiệm của mình.

Chọn bạn đời phải chọn người có trách nhiệm?

Thông qua câu chuyện này, tôi nói với học trò rằng:

- Cho nên khi tìm đối tượng của mình phải là người như thế nào? Là phải tìm người có trách nhiệm.

Tôi kêu một em bình thường không siêng năng quét dọn, thường không chịu nộp bài tập, tôi kêu nó:

- Em đứng dậy, em không được kết hôn nghe chưa!

Nó giật mình không biết tôi đang nói gì. Tôi nói tiếp:

- Ngay cả bản thân mình em cũng không chăm sóc tốt, cũng không thể có trách nhiệm với bản thân, em không có tư cách để kết hôn, kết hôn rồi sẽ hại thế hệ sau đấy. Bản thân không chăm sóc được mình thì không được kết hôn.

Em học trò này sẽ nhớ được bao lâu? Tuy tôi đang la mắng nó, kỳ thật là la cho ai nghe? Cho cả lớp nghe. Các bạn nữ sẽ lưu lại ấn tượng như thế nào? Là tìm đối tượng phải tìm một người có tinh thần trách nhiệm thì mới có thể nương tựa được; Còn các bạn nam cũng sẽ xét lại một chút, mình có ý thức trách nhiệm không?

Cho nên rất nhiều thuốc tiêm ngừa phải chích sớm, không được đợi đến lúc chúng nó đơm hoa kết trái rồi mới chích, lúc đó thì không kịp nữa rồi.

Đây là thói quen xấu của người thứ hai mà chúng ta phải trị tận gốc.

Người thứ ba, người Do Thái này đi ra khỏi nhà lao, liền cung kính đi đến trước mặt quản ngục trưởng, cúi đầu chào ông ta:

- Cảm ơn ông đã cho tôi chiếc điện thoại. Ba năm nay, tôi thông qua điện thoại mà biết được rất nhiều tin tức bên ngoài, nên tôi cũng đã làm một số đầu tư. Hôm nay tôi đã có một khoản tài sản, sau này cuộc đời của tôi, tôi sẽ gắng sống thật tốt.

Ba người chọn ba điều không giống nhau, nên cũng có vận mệnh không giống nhau.

Chúng ta tuyệt đối đừng hy vọng con cái chúng ta sẽ tự tốt, nếu chúng ta không bỏ công dạy dỗ chúng thì những thói quen xấu sẽ khiến cho nó phải trụy lạc.

Cho nên từ nhỏ quý vị phải trị tận gốc những thói quen xấu của nó.

Thói quen xấu như háo sắc, hút thuốc đều là cha mẹ “ố” (ghét).


Thứ ba: Thói quen cờ bạc

Còn có một thói quen nữa cũng sẽ hại cho chính bản thân, còn tạo thành nhà tan cửa nát, đó là cờ bạc.

Nếu một người đàn ông thích cờ bạc thì chúng ta tuyệt đối không được giao tiếp với họ, rất nguy hiểm, bởi vì họ không thể kiềm chế bài bạc, rất có thể đem tài sản trong nhà, thậm chí đối với tài sản của tổ tiên cũng đem đi bán để kiếm tiền đánh bạc.


3. Trừ bỏ những “tập tánh” xấu

Các bậc Thánh Hiền đã sắp xếp lại, con người có bốn tập tánh xấu cần phải đối trị đó là “Kiêu, Xa, Dâm, Dật’ (Kiêu mạn, Xa xỉ, Dâm và Dật).
Thứ nhất: “Kiêu” (Kiêu mạn)

Chúng ta đối chiếu một chút:

Cái thứ nhất “Kiêu mạn” mình có không? “Tu thân” mới có thể “Tề gia”. Nếu như bản thân chúng ta có thì phải nhanh chóng sửa đổi, đó chính là “Tu thân”.

Lại đối chiếu một chút, bây giờ con cái có thói quen này không? Nếu như có thì phải nhanh chóng dạy bảo nó.

Một là: Kiêu mạn đoạn nhân duyên gặp quý nhân

Ở trước chúng ta nói phải “Trưởng thiện, cứu thất” (Tăng trưởng điều thiện, bổ cứu những khuyết điểm).

“Kiêu” là kiêu ngạo, kiêu ngạo không được nhiều thêm, bởi nó không chỉ làm bản thân không học được, mà trong vô hình cũng đoạn mất nhân duyên gặp quý nhân của mình. Vì sao?

Vì một người có đạo đức, có học vấn thì họ thích giao tiếp với hạng người như thế nào? Người khiêm tốn. Chỉ cần quý vị ngạo mạn thì những người này sẽ lánh xa quý vị.

Tôi rất may mắn, lúc tôi học cấp hai, thầy giáo chủ nhiệm của tôi là thầy giáo dạy môn lý, hóa. Một hôm thầy viết một hàng chữ, bắt đầu từ hôm đó tôi không dám quên nó. Thầy viết rằng: “Con người không được có khí ngạo mạn, nhưng không thể không có khí phách”35. Khi thầy viết ra câu này, dường như có một tia sáng rực rỡ chiếu vào trong tâm tư của tôi, bởi vì dưới chủ nghĩa học phổ thông rất ít nghe được lời dạy cách làm người, thật sự như vậy. Điều này đã cho tôi ấn tượng rất sâu sắc, và tôi cũng kỳ vọng mình không được ngạo mạn.

Khi tôi học ở Úc, gặp được rất nhiều trưởng bối. Khi học đến câu “Sự chư phụ, như sự phụ. Sự chư huynh, như sự huynh” (Kính chú bác, như cha mẹ; Anh em họ, như ruột thịt), đột nhiên tôi cảm thấy mình học rồi là phải thực hành ngay. Vả lại tôi cũng cảm nhận rất sâu dày, làm cha mẹ quả thực không dễ, mỗi vị làm cha mẹ mỗi ngày không chỉ cống hiến cho con cái, mà mỗi ngày họ cũng đang cống hiến cho xã hội này.

Khi tôi trở về phòng thì bắt đầu tìm những bậc trưởng bối. Tôi hỏi:

- Xin hỏi ông sinh vào năm nào ạ?

Ông ta nói ra nên tôi biết ông lớn tuổi hơn cha của tôi. Tôi nói:

- Con chào bác Đàm.

Các bạn! Cái khom cúi đầu chào này đã phát sanh sự biến hóa hóa học nào? Khi khom lưng rồi đứng lên, vị trưởng bối này cười lớn.

Ông ta nói:

- Bay mấy vạn km rồi còn nhận được một đứa cháu trai như cháu.

Ông ta thật sự rất vui. Tôi tiếp tục hỏi người khác, hỏi đến Trần tiên sinh. Tôi nói:

- Con chào chú Trần.

Bởi vì ông ta cũng nhỏ tuổi hơn cha tôi. Khi đó bỗng nhiên có một vị trưởng bối đi đến. Ông ta nói:

- Còn tôi nữa nè.

Đây chính là người ảnh hưởng rất sâu sắc đến sinh mạng của tôi sau này, chính là chú Lô này. Sau sự việc này tôi nghĩ, vị trưởng bối này thật sự rất yêu thương hàng hậu thế chúng tôi, ông sợ chúng tôi không gọi ông là “Chú”, nên tự mình đi đến nói “Còn tôi nữa”. Ông đang tạo cơ hội cho kẻ hậu thế chúng ta.

Cho nên tôi cũng kính cẩn lễ phép cúi đầu:

- Con chào chú Lô.

Sau cái cúi đầu này, cuộc đời của tôi liền xuất hiện sự thay đổi hoàn toàn. Cho nên các bạn! Lễ phép có cần dạy không? Cần chứ.

Chiều hôm sau, chú Lô kêu tôi đến, tôi ngồi trên ghế ở phòng khách, chú nói với tôi:

- Lúc chú 29 tuổi đã làm tổng giám đốc rồi (Tổng giám đốc này không phải là do tự đặt. Nghe nói lúc đó có một bài báo, đã chỉ trích rất nhiều tổng giám đốc kiểu này. Chú thì không phải loại tổng giám đốc đó). Những người góp vốn cho công ty, họ ngồi hai dãy ghế, mỗi người đều chất vấn chú rằng “Nếu xí nghiệp của họ phát sanh vấn đề gì đó; Hoặc khi nhân sự xuất hiện tình trạng nào đó, ông nên giải quyết như thế nào?”. Đây đòi hỏi phải có công phu và kinh nghiệm chân thật - chú đối đáp rất thông suốt. Thế là bắt đầu từ 29 tuổi thì chú làm tổng giám đốc chuyên nghiệp, chuyên môn giúp mọi người giải quyết nguy cơ của xí nghiệp.

Chúng ta rất khó gặp được người có năng lực như vậy, nhưng rất may mắn, bởi tôi là một người lễ phép, khiến cho chú cảm thấy rất vui “Lớp trẻ bây giờ mà còn có đứa lễ phép như vậy”. Cho nên vừa ngồi xuống là chú đem kinh nghiệm và trí huệ mấy mươi năm cuộc đời của mình kể cho tôi nghe.

Tôi nghe rồi vừa mừng vừa lo. Tôi lo điều gì? Lo nhãn quang của mình quá kém, không biết chân diện mục của “Lô sơn” (núi cao), bởi chú Lô ngồi xuống cạnh tôi, tôi không nhận ra được. Nhưng cũng từ đó tôi lãnh hội được một đạo lý, người thật sự càng có năng lực thì càng như thế nào? Càng khiêm nhường. Chú Lô giống như người chú rất thân thiết ở bên cạnh, tuyệt đối không phải khoe khoang với tôi.

Hai tiếng đồng hồ nói chuyện với chú, nội tâm của tôi rất kích động, tôi chỉ muốn lập tức làm một động tác, động tác nào? Lúc đó tôi thật sự cảm nhận sâu sắc vì sao người xưa lại coi trọng sư đạo như vậy. Vì sao? Bởi thầy giáo chắc chắn là không tư lợi, chỉ hy vọng dùng trí huệ của họ để thành tựu cuộc đời của học trò, hoàn toàn không cầu sự đáp trả. Lúc đó tôi cảm nhận rất sâu sắc, liền định quỳ xuống. Vì lúc trẻ chú Lô học nhu đạo, cho nên động tác của chú đặc biệt nhanh, chú lập tức kéo tôi đứng dậy, nói rằng:

- Không được!

Vậy là tôi quỳ không thành công. Kể từ hôm đó, mỗi lần tôi học xong, chú Lô nói:

- Đến đây, đi bộ với chú.

Vừa đi chú lại hỏi tôi:

- Hôm nay con nghe “Đệ Tử Quy” cảm thấy như thế nào? Nghe câu chuyện Đức Dục cảm thấy thế nào?

Tôi báo cáo tâm đắc của mình cho chú. Chú nói:

- Con thấy chưa được sâu sắc lắm, con thấy chưa được rộng lắm.

Rồi chú mỗi mỗi phân tích cho tôi nghe. Cho nên tuy sống cạnh chú chỉ hơn hai tháng, mà thực sự đã cho cuộc đời của tôi một sự nhắc nhở, không phải tính trong vòng hai tháng này, mà thật sự là trợ lực suốt cả cuộc đời tôi. Ngoài hai tháng này ra, sau khi tôi đi khỏi nước Úc, chỉ cần có cơ hội, tôi đều chủ động gọi điện cho chú Lô. Chú cũng rất vô tư cho tôi nhiều kiến nghị rất tốt, cho tôi lời dạy rất hay.

Hai là: Nuôi dưỡng thái độ khiêm nhường từ nhỏ

Vậy nên các vị phụ huynh! “Ngạo” không được nuôi lớn, gọi là “Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích” (Kiêu căng chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn hưởng được lợi ích), cho nên nhất định phải nuôi dưỡng thái độ khiêm nhường cho con cái.

Thứ hai: “Xa” (Xa xỉ)

Nếu như một đứa trẻ đã sống xa xỉ, thì rất khó chuyển đổi nó, bởi vì “từ xa xỉ vào tiết kiệm rất khó”.

Một là: Không đưa trẻ đến chốn ăn uống xa hoa

Có một thầy giáo dạy thư pháp, một vị phụ huynh học sinh gọi điện đến nói rằng: Hôm nay ông đến đón con trễ một chút, lại nói mời thầy đi ăn tối với con ông ta, rồi ông ta mới đến đón được. Vị thầy giáo này đồng ý, cùng với đứa nhỏ này (đứa nhỏ học cấp I) ra quán ăn. Vừa bước vào, đứa nhỏ này liền cầm thực đơn lên rồi nói:

- Đến đây.

Người phục vụ chạy đến.

Nó nói:


- Cho tôi hai chai côca.

Người phục vụ liền đi lấy côca, nó liền nghênh ngang bắt đầu chọn món. Sau đó người phục vụ đem cô ca đến, nó chỉ:

- Món này, món này, món này…

Đều tự nó chọn món.

Vị thầy giáo này trố mắt nhìn, đợi nó chọn xong, thầy lấy thực đơn lại xem, nó chọn đều là những món rất đắt tiền.

Các bạn! Đứa nhỏ này học theo ai? Cha của nó là làm quan. Quý vị xem, hành vi xa hoa của người cha này đã trực tiếp truyền lại cho ai? Con trai ông.

Các vị phụ huynh! Chúng ta không nên thường xuyên dẫn con cái vào chốn ăn uống xa hoa. Nó quen ăn uống cao lương như vậy rồi, đương nhiên không quen ăn những món ăn thanh đạm; Hơn nữa đến những quán ăn lớn, sẽ thấy những người lớn có những hành vi không tốt lắm.

Cho nên những nơi con cái không được đến, những nơi không cần thiết đến, thì không nên dẫn nó theo. Cẩn thận, không nên làm tăng trưởng tác phong xa hoa của con cái.

Hai là: Mẹ ngày thường không trang điểm lộng lẫy

Mẹ tôi rất ít trang điểm, khi phải đến những nơi chính đáng, mới trang điểm sơ qua một tý. Cho nên hai người chị của tôi cũng không trang điểm nhiều, nhưng cũng rất có ý nghĩa, không trang điểm nhưng da lại rất đẹp. Đây là trên làm, dưới theo. Trong Châu Tử Trị Gia Cách Ngôn có nói đến “Nô bộc vật dụng tuấn mỹ, thê thiếp thiết kỵ diễm trang” (Tôi tớ chớ dùng giỏi đẹp, thê thiếp cấm ham trang sức)36.



Cho nên làm người vợ, hàng ngày không nên trang điểm lộng lẫy. Vì sao? Ra ngoài sẽ như thế nào? Sẽ có những người đến quấy nhiễu mình, mình cũng quấy nhiễu người khác, không tốt.

Có một em nhỏ đi ra ngoài với cha mẹ, mẹ của nó trang điểm rất đẹp. Đứa con trai nói với mẹ rằng:

- “Thê thiếp thiết kỵ diễm trang” (Thê thiếp cấm ham trang sức).

Bởi nó vừa học thuộc Châu Tử Trị Gia Cách Ngôn. Hai vợ chồng nhìn nhau mà cười. Người mẹ cảm thấy con mình hiểu được đạo lý, nên cô ta tự đi làm son phấn nhạt đi. Vì vậy không nên làm tăng trưởng tác phong xa hoa của con cái. Thói quen xấu tiếp theo là “Dâm”.

Thứ ba: “Dâm” (Thường đắm vào thú vui nào đó)

Quan điểm của một số người thế gian cho “Dâm” là nữ sắc, kỳ thật không chỉ là nữ sắc mới dâm. Chữ “Dâm” này là nói con người đắm vào trong những dục vọng nào đó mà không thể nào ra khỏi được.

Một là: Cần hạn chế trẻ nhỏ với những thú vui chơi

Ví dụ nói trẻ nhỏ bây giờ chơi điện tử, lên Internet, nó chơi bao lâu? Mấy tiếng đồng hồ, chơi nhiều hại chí. Cho nên những thứ vui chơi, chúng ta cũng nên có hạn chế với trẻ nhỏ.

Hai là: Hướng trẻ vào niềm vui cầu học vấn

Kỳ thật khi một người thật sự cảm nhận được niềm vui của sự cầu học vấn, khi họ thật sự cảm nhận được sứ mệnh trên thân họ thì họ sẽ không mất quá nhiều thời gian hao ở những sự việc không liên quan với cuộc đời của mình.

Chúng ta cứ liên tục bảo họ không được làm điều này, không được làm điều kia, không bằng quý vị mở rộng tâm lượng của họ, để họ có chí hướng cho cuộc đời của mình, sau đó quý vị hướng dẫn họ cùng nhau học tập, nuôi lớn thái độ hiếu học của họ. Điều này rất quan trọng.


Thứ tư: “Dật” (Chơi bời lêu lổng)

Cuối cùng là chữ “Dật” là “Phóng dật”, tức là chơi bời lêu lổng.

Chúng ta thấy rất nhiều lời giáo huấn trong gia đình, đều chú trọng vấn đề nuôi dưỡng thái độ cần cù cho con cái.

Nuôi dưỡng thái độ cần cù cho con được gì?

Câu đầu tiên trong Châu Tử Trị Gia Cách Ngôn nói đến “Lê minh tức khởi, sái tảo đình trừ” (Mờ sáng dậy ngay, rảy nước quét sân)37, phải “Yếu nội ngoại chỉnh khiết” (để trong ngoài gọn sạch), “Ký hôn tiện tức, quan tỏa môn hộ, tất thân tự kiểm điểm” (Đêm đến đi ngủ, đóng rào khóa cửa, tất phải tự kiểm tra).



  1. Hiểu sự khổ nhọc của cha mẹ, mới biết cảm ơn

Trước đây rất nhiều người sống trong một gia đình, vậy ai là người làm việc? Là con cái làm, có lao động mới không ăn không ngồi rồi. Khi con cái biết gánh vác việc nhà, nó mới hiểu được sự khổ nhọc của người làm việc. Chúng ta có nhắc đến “Có cực nhọc mới biết cảm ơn”. Quý vị có phát hiện ra lòng biết ơn của lớp trẻ bây giờ rất khó có hay không? Nguyên nhân ở đâu? Bởi vì nó là “Trà đến mới đưa tay bưng, cơm đến mới há miệng”.

Có một em nhỏ sau khi nghe rồi, nó nói với tôi:

- Thưa thầy, nếu trà đến không đưa tay bưng, cơm đến không há miệng thì làm sao ăn được?

Đúng là nó không biết được sự cực khổ của dân gian.

Có một em nhỏ, thầy giáo của nó dùng “Đệ Tử Quy” để dạy dỗ. Thầy nói với học trò:

- Sinh nhật là ngày chịu nạn của mẹ. Cho nên trước đây thì nghĩ đến mua bánh kem bông lan, bây giờ thì nên khác đi.

Tức là hướng dẫn chúng vào sinh nhật nên dốc hết tâm lực để cho mẹ khỏi phải quá khổ cực.

Lại có một bé gái học lớp 4 nghe xong, về đến nhà nó liền nói với mẹ:

- Con muốn xào một đĩa thức ăn cho mẹ ăn.

Nó xào món bí đỏ. Vừa vào bếp, bởi thân không đủ cao nên nó nhắc một cây ghế rồi đứng lên đó. Bắt đầu đổ dầu vào chảo, dầu bắn lên, nó liền đi tìm một cái găng tay, sợ tay bị dầu bắn trúng nên nó tìm một cái găng tay lớn, tiếp đó lại đổ bí đỏ vào, dầu bắn lên như thế nào? Càng cao hơn. Trong tình thế cấp bách này, nó nhanh chân đi lấy mũ bảo hiểm của ba nó đội lên đầu, thế là đầy đủ vũ trang rồi. Cuối cùng mồ hôi nhễ nhại mới xào được đĩa thức ăn. Nó bưng đĩa thức ăn đó ra, trong lòng có trưởng thành không? Sau này nếu ăn thức ăn của mẹ nấu có còn chê bai nữa không? Chắc chắn là không rồi. Có làm nó mới biết mẹ mình vừa đi làm vừa nấu nhiều thức ăn như vậy, thật không dễ. Cho nên có cực nhọc mới biết cảm ơn.



Quý vị xem, chúng ta khi đi làm, làm xong phần công việc của tháng đầu tiên, lương mới có chút chút, bỗng nhiên cảm thấy rằng “Tiền rất khó kiếm”; Cũng sẽ cảm nhận được rằng: “Trước đây mình tiêu tiền quá nhiều, thật có lỗi với cha mẹ”. Nhưng con người không phải là Thánh Hiền, chẳng ai không có lỗi38, nên bây giờ mình phải tiết kiệm.

  1. Thân thể khoẻ mạnh

Bởi nếu những đứa trẻ thường lao động thì nó rất cần mẫn, cho nên ngoài sự có cực nhọc mới biết cảm ơn ra thì cần mẫn rất có lợi cho thân thể, sức khỏe.

  1. Tích lũy kinh nghiệm

Và trong quá trình nó làm việc đầu óc của nó cũng theo đó mà linh động. Cho nên những học trò thường giúp làm việc nhà thì đầu óc của nó đặc biệt linh hoạt, có đứa thành tích rất tốt; Còn những đứa ở nhà không làm bất cứ việc gì, thì nhiều lúc quý vị sắp việc cho nó làm, có khi cũng bị nó làm tức chết được, bởi vì nó không có kinh nghiệm làm việc. Tôi có gặp một đứa học trò, chỉ cần đụng đến công việc là nó nhất định bảo mẹ nó gọi điện cho tôi, nói với tôi. Tôi liền nói với nó:

- Em trực tiếp nói với thầy là được rồi, làm gì phải phiền đến mẹ em như vậy?

Đầu nó cúi cúi như thế này. Lần sau vẫn bảo mẹ nó điện thoại cho tôi.

Bởi vì con cái ít khi đảm nhiệm công việc nên khi đối mặt với công việc nó sẽ thiếu tự tin. Kỳ thật như thế là chúng ta đã làm hại con cái rồi.



  1. Tăng thêm ý chí của con người

Chú Lô đã từng nói, khi chú còn nhỏ, thùng chứa nước nhà bên cạnh đã khô cạn. Mẹ của chú nói:

- Con đi gánh nước đổ vào thùng cho đầy.

Thùng nước đó của nhà ai? Là của nhà hàng xóm. Lúc đó đã hơn 4 giờ, 4-5 giờ rồi, mà gánh nước thì phải đến con suối nhỏ, vừa đi vừa về, hơn nữa không phải gánh một lần là đầy thùng được, mà phải gánh hai vòng, gánh xong hai vòng này có thể cũng đến 8-9 giờ. Chú có gánh không? Thời đó con cái đối với cha mẹ rất tôn kính “Phụ mẫu mạng, hành vật lãn” (Cha mẹ sai, chớ lười biếng), cho nên chú phải đi gánh. Về nhà là đã 8-9 giờ mới ăn cơm thì đã nguội.

Quý vị cam lòng không? Cam lòng không? Nếu quý vị không cam lòng thì không thể thành nhân tài như chú Lô được.

Mẹ của chú biết giúp đỡ người khác, tiện đó rèn luyện ý chí của chú. Chú nói mỗi khi gặp phải áp lực lớn, áp lực công việc, trong đầu chú đều hiện lên một ảnh tượng khi chú đang gánh nước, lúc đó chú nghĩ: “Tôi sắp không kham nổi rồi, nhưng nếu như không kham nổi, thì ở lại chỗ này cũng chẳng biết làm sao”, nên chú đã kiên trì bước đi từng bước một. Vì thế khi chú đối diện với sự thách đấu, ý niệm đầu tiên của chú là gì? Là phải vượt qua. Cho nên lao động sẽ khiến cho ý chí của một người không ngừng nâng cao.

Các bạn! Lớp trẻ thời nay có phải là thiếu những thứ này không? Đúng rồi. Vì vậy phải nhanh chóng dạy cho con cái làm nhiều công việc nhà, biết giúp đỡ người khác thì mới có thể nuôi lớn những đức hạnh tốt, thái độ tốt cho nó.



***

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 3.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương