Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức


/ Sự trung thành với Thánh Kinh và với truyền thống Kitô giáo



tải về 1.01 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.01 Mb.
#13530
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1/ Sự trung thành với Thánh Kinh và với truyền thống Kitô giáo: Bất cứ ai muốn làm thần học Kitô giáo đều phải bảo trong những gì mà các tín hữu thuộc các thế hệ đi trước đã thừa nhận là tương hợp với đức tin.

2/ Sự nhất quán (nội tại): Ý niệm mạc khải phải có thể được diễn tả với những khái niệm rõ ràng trong một cách trình bày sáng sủa và không vướng phải tình trạng mâu thuẫn nội tại. Những quan điểm tự mâu thuẫn là những quan điểm tự tiêu hủy mình.

3/ Tính phù hợp: Lý thuyết ấy phải không đi ngược với những gì được thường tình nghĩ là đúng trong các cảnh vực khác của đời sống – trừ phi nó có khả năng đưa ra một sự giải thích mới về những hiện tượng đã hình thành dư luận chung.

4/ Tính thích nghi với kinh nghiệm: Một lý thuyết về mạc khải có thể chấp nhận được sẽ có sức soi chiếu những chiều sâu hơn của kinh nghiệm thế tục và kinh nghiệm tôn giáo cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng Kitô giáo.

5/ Kết quả thực tiễn: Lý thuyết ấy sẽ phát huy sức thuyết phục đối với các Kitô hữu nếu – một khi được chấp nhận – nó nâng đỡ nỗ lực luân lý, đẩy mạnh mối liên kết Kitô giáo và phát triển sự sống liên đới và sứ mạng của Giáo Hội. Ở đây cũng không loại trừ những ích lợi về xã hội và về tâm lý nữa.

6/ Kết quả về mặt lý thuyết: Lý thuyết về mạc khải phải đáp ứng việc tìm hiểu về tôn giáo – và do đó giữ vai trò hỗ trợ cho hành trình thần học.

7/ Giá trị đối thoại: Lý thuyết ấy sẽ càng dễ được chấp nhận hơn nữa nếu nó đắc lực cho cuộc trao đổi nhận thức với những Kitô hữu thuộc các trường phái hay truyền thống khác, với những người ủng hộ các tôn giáo khác, và với những người ủng hộ các lý tưởng trần thế cao đẹp.

Bảy tiêu chuẩn này – trong khi vẫn có tính thần học đúng nghĩa – còn được thấy là tương đối “trung dung,” vì để chấp nhận chúng không đòi phải giả định trước một chọn lựa tiên thiên đối với bất cứ lý thuyết mạc khải cụ thể nào; dù những người thuộc một số trường phái thần học có thể thấy tiêu chuẩn nầy hoặc tiêu chuẩn kia là có ít hoặc không có giá trị. Đàng khác, các tiêu chuẩn này khá trừu tượng. Khi người ta cố gắng xác định chính xác ý nghĩa của những từ “trung thành,” “ nhất quán,” “phù hợp,” hay “  thích nghi với kinh nghiệm,” “kết quả” có nghĩa đích xác là gì, hoặc loại đối thoại nào đáng lấy làm hoài bão – thì những bất đồng sẽ bộc phát ra. Các tiêu chuẩn trên, vì thế, có chứa đựng một số hàm hồ.

Nói rằng hàm hồ không có nghĩa rằng những tiêu chuẩn ấy là rỗng tuếch. Thực tế cho thấy phần lớn các lý thuyết được bênh vực bởi vì chúng đáp ứng một số tiêu chuẩn tốt hơn những lý thuyết tranh chấp với chúng, và chúng không thể được chấp nhận nếu người ta đánh giá chúng bằng những tiêu chuẩn khác. Bởi đó những tiêu chuẩn nói trên nếu không có ý nghĩa rõ ràng dứt khoát thì ít nhất cũng có tác dụng khơi gợi. Chúng giúp đưa ra một số vấn nạn và nhờ đó có thể xác lập tiêu điểm để tranh biện. Bất cứ ai muốn chọn lựa một cách sáng suốt giữa các lý thuyết thì đều phải cân nhắc những lời giải đáp có sẵn (trong các lý thuyết đó) cho các vấn nạn, và đều  phải xác định cho được mức độ thuyết phục của những giải đáp này.

Bố Cục Của Sách Này

Những chương tiếp theo đây có thể được phân thành hai phần chính, phần thứ nhất có tính mô tả nhiều hơn, còn phần thứ hai thiên về tính suy tư. Các chương III – VII, tạo nên xương sống của Phần Một, sẽ trình bày những lý thuyết phổ biến thời nay về mạc khải theo lược đồ 5 tiêu đề chính. Những chương này sẽ được bắt đầu bằng trình bày và sau đó là phê bình. Chương II sẽ dành để giới thiệu phương pháp các mẫu thức xét như được áp dụng cho thần học mạc khải, và chương VIII – chương kết của Phần Một, sẽ rút ra một số kết luận.

Chương IX là chương chuyển tiếp giữa Phần Một và Phần Hai. Chương này sẽ cố gắng đề ra một lý thuyết – đó là lý thuyết trung gian biểu  hiệu – như là một phương thế biện chứng để kết hợp một số nhận thức tích cực nhất trong các lý thuyết tranh chấp nhau, để vượt qua một số bế tắc giữa các trường phái đối nghịch nhau và để vạch rõ những thiếu sót trong một số quan điểm.

Phần Hai sẽ có tính hệ thống hơn. Trong các chương X – XV, những chương nòng cốt của phần này, chúng ta sẽ xem xét 6 vấn đề trọng tâm – là những vấn đề phải được liên hệ vào bất cứ lý thuyết khả dĩ đầy đủ nào về mạc khải. Những chương này sẽ minh họa kỹ hơn những căng thẳng giữa các mẫu thức và cho thấy giá trị của phương pháp biểu hiệu trong nỗ lực đạt đến một giải pháp quân bình.

Để đúc kết toàn bộ tác phẩm, chương XVI sẽ trở lại với những vấn nạn đã đặt ra ở chương I – nhờ ánh sáng có được qua quá trình phân tích. Ở đấy chúng ta sẽ khảo sát lại vai trò của mạc khải trong liên hệ với đức tin của cá nhân, với sứ mạng của Giáo Hội và với công việc của thần học Kitô giáo. Và cũng ở đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn vấn đề có thể trả lời không và trả lời thế nào cho những đối kháng chống lại mạc khải như được kể ra ở chương I.155 views13 Sep 1004VIDEO BỘ SƯU TẬP HÌNH ẢNH CÁC ĐỨC GIÁM MỤC VIỆT NAM 2431 views

24 Nov 09

05

 CHƯƠNG II



VIỆC SỬ DỤNG CÁC MẪU THỨC TRONG THẦN HỌC MẠC KHẢI

Những Khuynh Hướng Gần Đây Trong Thần Học Mạc Khải

Vì một số lý do, tập sách này sẽ không cố đưa ra một bảng thu thập các ý kiến về mạc khải được tìm thấy trong Thánh Kinh và trong lịch sử thần học Kitô giáo. Người viết đã có xuất bản một biên khảo tóm tắt về lịch sử thần học mạc khải, và mặc dù hẳn còn nhiều điều phải bổ sung vào bản toát lược ấy nhưng những bổ sung sẽ dẫn đến những vấn đề rườm rà có thể gây xáo trộn cho một nghiên cứu nhắm đến các vấn đề có tính hệ thống như những vấn đề ta đang bàn tới. Hơn nữa – như đã có nói trong bản toát lược ấy – các tác giả Thánh Kinh và các nhà thần học trước thế kỷ XVI ít khi dùng hạn từ “mạc khải” theo nghĩa hiện đại chỉ về một ý niệm có tính kỹ thuật để gọi bất cứ cái gì cần thiết làm cho một cái gì đó trở thành một vấn đề của thần linh và của đức tin Kitô giáo.

Các tác giả thời trước thường hiểu mạc khải (La ngữ: revelatio; Hy ngữ: apocalypsis) như một biến cố ngoại thường của ý thức trong đó những điều kín nhiệm đột nhiên được nhận thức xuyên qua những hiện tượng tâm thần như nhìn thấy và nghe thấy. Mạc khải, theo nghĩa hẹp của hạn từ, là một yếu tố làm nên nhiều tôn giáo – từ những tôn giáo sơ khai nhất đến những tôn giáo phức tạp nhất, và vẫn tiếp tục lôi cuốn sự chú ý của những ai quan tâm đến cái mà ngày nay gọi là “mạc khải tư.” Trong Thánh Kinh và trong giáo huấn của Giáo Hội, những mạc khải theo nghĩa sau trên đây thường xuyên được đề cập đến, nhưng những mạc khải ấy xem ra không chiếm phần trung tâm trong đức tin của Israel xét như một dân tộc hay trong nhận thức của Giáo Hội sơ khai về chính mình. Điều mà ngày nay chúng ta gọi là mạc khải có liên hệ nhiều hơn với sự tự biểu lộ của Thiên Chúa xuyên qua các biến cố và các nhân vật trong lịch sử, và nhất là nơi Đức Giêsu Kitô – đối với các Kitô hữu. Mặc dù những biến cố và những nhân vật này có thể không phải là mạc khải trừ khi được diễn dịch theo một cách thức đặc biệt, cái khả năng diễn dịch như thế thường không được các văn sĩ Thánh Kinh hay truyền thống thần học cổ điển gọi là mạc khải. Nếu ngày nay chúng ta bảo rằng những biến cố ấy và những sự giải thích về chúng là mạc khải thì đó là vì chúng ta đang xuất phát từ một số quan niệm hiện đại về mạc khải – và chính những quan niệm này cần phải được giải thích trước hết. Vì thế, đối với một khảo cứu có hệ thống thì dường như tốt nhất là khởi đi từ thần học hiện nay. Dưới ánh sáng của một quan niệm mạch lạc về mạc khải, nhà học giả Thánh Kinh hay sử gia của Giáo Hội mới có thể tìm thấy những yếu tố của một thần học mạc khải trong Thánh Kinh và trong những nhà thần học thượng cổ và trung cổ.

Ở đây cũng nên nói qua về sự xuất hiện của ý niệm có tính kỹ thuật về mạc khải trong những thời kỳ hiện đại. Với một số nền móng trong tư tưởng kinh viện thế kỷ XIV, các nhà thần học kinh viện của thế kỷ XVI bắt đầu sử dụng hạn từ “mạc khải” không phải chủ ý để nói về một tác động đặc biệt về phía Thiên Chúa nhưng đúng hơn để chỉ một sự ủy thác khách quan về chân lý mà các tín hữu Kitô nhìn nhận rằng sự ủy thác đó không được ban cho ai khác ngoài Giáo Hội. Đối với những người Công Giáo của Phong Trào Chống Cải Cách thì sự ủy thác này bao gồm tất cả những gì mà Giáo Hội dạy phải chấp nhận nhân danh Đức Kitô. Còn đối với những người Thệ Phản thời ấy thì sự “ban cho” này chính là lời của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Vì những cuộc tranh cãi lúc bấy giờ chủ yếu xoáy vào nội dung của mạc khải và vào phương tiện truyền đạt mạc khải nên cả hai bên Tin Lành và Công Giáo thời thế kỷ XVI đều không cho thấy bao nhiêu quan tâm đến việc phân tích tiến trình theo đó mạc khải bắt đầu. Luận đề thần học về mạc khải thần linh – vì thế – phải được xây dựng.

Nếu như vào thế kỷ XVI người Tin Lành và người Công Giáo tranh cãi kịch liệt với nhau thì trái lại trong hai thế kỷ sau đó luận đề mạc khải đã được phát triển nhằm mục đích minh giáo bởi cả hai bên, Tin Lành và Công Giáo, khi họ hợp lực để chống lại chủ nghĩa duy lý của phái thần luận. Phái thần luận chủ trương rằng mọi chân lý căn bản của tôn giáo đều có thể được nhận thức bởi lý trí mà không cần sự hỗ trợ của mạc khải siêu nhiên. Các Kitô hữu chính thống cố nhấn mạnh đến sự khiếm khuyết của tôn giáo tự nhiên – là những khiếm khuyết được rút ra từ sự phân tích chủng loại các vật thụ tạo, và họ khẳng quyết sự cần thiết phải có một mạc khải siêu nhiên do Thiên Chúa ban cho vào những thời gian và nơi chốn đặc biệt. Trong khi đem lại được sự phân biệt sáng sủa hơn giữa các trật tự tự nhiên và siêu nhiên – thì những nhà minh giáo của thời kỳ này đã không phát triển bao nhiêu về sự nhận thức một cách hệ thống đối với mạc khải.

Vào thế kỷ XIX trận tuyến tranh chấp ý niệm chính thống về mạc khải được nối kết vào hai mặt trận: Lực lượng thù địch thứ nhất là phái bất khả tri – những người này, dưới ảnh hưởng của Immanuel Kant – đã lập luận rằng tri thức nhân loại tất yếu gắn chặt với trật tự hiện tượng và con người  ta không thể hiểu được siêu việt, ngay cả khi họ nhờ đến mạc khải. Trong truyền thống Kant – được tiêu biểu bằng một số cách thế qua Friedrich Schleiermacher – có một khuynh hướng nhấn mạnh đức tin hơn là mạc khải và mô tả đức tin như một quyết định thuộc cảm tính hay thuộc thực tiễn trong đó hàm chứa rất ít hoặc không hàm chứa chút lý tính nào.

Loại đối thủ thứ hai – được đại diện bởi J.G.Fichte, G.F. W.Hegel, và những người khác nữa – chủ trương rằng mạc khải, đúng hơn là một sự can thiệp có tính siêu nhiên và tự do của Thiên Chúa, là một giai đoạn cần thiết trong tiến trình phát triển nội tại của tinh thần con người hướng đến chân lý có tính cách hoàn toàn lý tính của triết học thuần túy. Để chống lại cả hai loại đối thủ nói trên, các nhà thần học chính thống – cả Tin Lành và Công Giáo – đã bênh vực ý niệm mạc khải xét như là sự nhận thức đích thực được ban cho loài người một cách nhưng không qua những sự can thiệp thần linh, được bảo đảm bởi năng lực tiên tri và phép lạ. Đối với tín hữu Công Giáo Rôma thì Công Đồng Vatican I (1869 – 1870) là một sự chuẩn nhận chính thức đối với thần học nầy ở cấp độ cao nhất.

Cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20, thần học mạc khải không còn được xem như một ngành của tâm lý học thần bí hoặc một sơ giải có tính minh giáo cho thần học, nhưng đã được định hình như một luận đề mạch lạc tổng quát và đóng vai trò làm nền móng cho toàn bộ tín lý. Nhưng khi luận thuyết mới mẻ này xuất hiện thì các nhà thần học chuyên môn về nó bắt đầu tách ra thành những trường phái khác nhau với những quan niệm dị biệt tận căn về mạc khải. Các trường phái và các xu hướng nhiều vô kể, và mức độ dị biệt giữa chúng thật khó dò; quả là không dễ gì làm công việc đúc kết chung chung về cái thời kỳ trăm hoa đua nở một cách chưa từng có này. Trong khi nhận ra sự sơ sài của các phạm trù như vậy, chúng ta có thể tập chú vào 8 xu hướng chính sau đây:



1/ Khuynh hướng chính thứ nhất – đạt đến cao điểm vào những thập niên đầu của thế kỷ XX – có thể được gọi là khuynh hướng giải phóng. Thần học giải phóng – theo truyền thống Kant – có tính phản siêu hình và bất khả tri về trật tự siêu việt. Những người Tin Lành thuộc khuynh hướng giải phóng này như Wilhelm Herrmann, Julins Kaftan, và Adolf von Harnack đã xem sự xuất hiện của Đức Kitô trong lịch sử như là dữ kiện giúp cho lý trí thực tiễn nhận ra tính chất bó buộc của sứ điệp Tin mừng về tình yêu. Đối với lý trí thực tiễn thì đôi khi Tin mừng được hiểu là mạc khải. Nơi các sử gia tôn giáo như Ernst Troeltsch, Rudolf Otto và Nathan Soderblom thì mạc khải được đồng hóa với kinh nghiệm về thiêng thánh. Đối với các tín hữu Kitô thì kinh nghiệm này được kích động rất mãnh liệt nhờ Đức Giêsu Kitô, nhưng những người có tín ngưỡng ngoài Kitô giáo có thể nhờ các biểu hiện khác mà kinh nghiệm về sự thiêng thánh.

2/ Vào thời gian giao thừa giữa hai thế kỷ 19 và 20 phái duy tân Công Giáo Rôma (Alfred Loisy, George Tyrrell và những người khác) chịu ảnh hưởng từ những người Tin Lành theo khuynh hướng giải phóng như Auguste Sabatier, và chịu ảnh hưởng của phái duy trí theo Hegel như Edward Caird. Họ có khuynh hướng nhìn mạc khải như một kinh nghiệm có vẻ thần bí như được thấy nơi ý thức của Đức Giêsu và nơi cuộc sống của các Tông Đồ là những người đã gắn bó với Ngài. Họ xác định rằng giáo lý là một loại trầm tích đạt được khi mạc khải được làm đối tượng của suy tư con người. Đối với các tác giả này, tín lý luôn luôn mang tính lịch sử và tính văn hóa bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh trong đó nó được trình bày.

3/ Những học thuyết kỳ quặc của thần học giải phóng và thần học duy tân đã báo trước, khai mầm và thúc đẩy cho khuynh hướng bảo thủ trong thần học mạc khải. Sự phản ứng mạnh mẽ nhất về phía Tin Lành là khuynh hướng Thánh Kinh cực đoan (fundamentalism) – rất có ảnh hưởng vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Phái cực đoan này khẳng quyết rằng chỉ duy nhất Thánh Kinh là mạc khải và Thánh Kinh phải được giải thích theo ý nghĩa rõ mặt chữ – và toàn thể Thánh Kinh không thể sai lầm. Mặc dù không được coi như là một người thuộc phái cực đoan đúng nghĩa, Benjamin B.Warfield – giáo sư ở Princeton – đã cống hiến những tư tưởng chủ đạo và đã thu hút được sự kính nể cho khuynh hướng này.

Về phía Công Giáo Rôma, phản ứng chống lại tư tưởng duy tân mặc lấy hình thức của một loạt những sắc lệnh có những lời lẽ mạnh mẽ do Toà Thánh đưa ra quyết liệt bênh vực tính siêu nhiên của mạc khải và tính cách đầy đủ của các dấu hiệu khách quan (những phép lạ và những lời nói tiên tri được ứng nghiệm trọn vẹn) theo đó người ta biết là mạc khải đích thực. Rôma cũng khẳng quyết rằng mạc khải có một nội dung xác định và nội dung này được bảo tồn trong tín lý của Giáo Hội. Thần học tân kinh viện dùng để giảng dạy chính thức trong nửa đầu thế kỷ XX – nhận ảnh hưởng sâu đậm nơi các luận chứng chống phái duy tân – đã ủng hộ giáo huấn của những luận chứng ấy và trong một số trường hợp đã làm giàu cho giáo huấn đó bằng những tri thức rút từ Thánh Tôma Aquinô và những nhà kinh viện trung cổ.



4/ Thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến Karl Barth đã gây được một ảnh hưởng phi thường trong lĩnh vực thần học mạc khải. Đối với Barth và những người liên kết với ông thì mạc khải là một biến cố cánh chung trong đó cái vĩnh cửu hiện diện một cách nghịch thường trong lịch sử, vô hạn nằm trong hữu hạn, lời Thiên Chúa trong tiếng nói của con người. Nhà chú giải lừng danh người Đức, Rudolf Bultmann, đã phát triển một thần học có tính hiện sinh hơn, nhấn mạnh đến lời mời gọi sự quyết định cá nhân chứa đựng trong lời rao giảng của Đức Giêsu. Công trình của Barth, Bultmann và những người liên hiệp với hai ông – thường được người ta gọi là “thần học biện chứng” – sẽ được khảo sát ở chương VI.

Paul Tillich, dù có những điểm na ná với thần học biện chứng của Barth và tư tưởng hiện sinh của Bultmann, vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm hơn từ phái duy trí của Đức ở thế kỷ XIX, rõ nhất là của Friedrich Schelling. Đối với Tillich, mạc khải được chuyên chở nơi biểu hiệu hơn là nơi lời nói.



5/ Trong những năm liền trước và liền sau thế chiến thứ hai, thần học mạc khải phía Tin Lành được khơi động bởi một cuộc đua nở của thần học Thánh Kinh. Các học giả Thánh Kinh nhấn mạnh đặc biệt ý niệm mạc khải nơi một số biến cố lịch sử qua đó Thiên Chúa đã nói với dân Người. Và xảy ra là nhiều nhà thần học Thánh Kinh – như Oscar Cullmann – đã nói về sự mạc khải xuyên qua lịch sử cứu độ. Người ta đã cố gắng để cho thấy rằng ý niệm của Thánh Kinh về lịch sử – như một đường thẳng liên tiến – đối lập rõ ràng với những ý niệm tuần hoàn về lịch sử phổ biến trong ngoại giáo cổ thời.

6/ Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II, thần học Công Giáo Rôma ở Tây Âu đã dốc sức vượt qua sự tù túng của tư tưởng kinh viện chính thức. Các nhà thần học như Henri de Lubac, Jean Daniélou và Hans Urs von Balthasar đã đóng góp rất nhiều cho thần học mạc khải bằng những nhận thức rút được nơi các Giáo phụ Hilạp. Những thần học gia Công Giáo khác đã phát triển thần học mạc khải trong sự liên kết chặt chẽ với thần học Thánh Kinh (J. L. McKenzie, L. Alonso Schokel) – với thần học giảng thuyết (J.A. Jungmann) và với phong trào phụng vụ (R.Guardini). Tất cả những khuynh hướng này đã giữ vai trò sửa soạn cho những tuyên bố rất tích cực và rất lạc quan hướng về phía trước của Công Đồng Vatican II, đặc biệt trong Hiến chế về Mạc khải Thần linh (1965).

7/ Kể từ những năm đầu của thập niên 1960 thần học mạc khải bị chi phối bởi rất nhiều khuynh hướng mà phần lớn những khuynh hướng đó đầu tiên không hề quan tâm đến mạc khải như một chủ đề. Đặc biệt có ý nghĩa chi phối việc tìm hiểu của chúng ta là thần học thế tục tức khoa thần học cố tìm cách để biện luận rằng mạc khải của Thiên Chúa không chỉ nằm trong lịch sử “thánh” như được phô bày trong Thánh Kinh nhưng còn nằm trong toàn thể vũ trụ và trong toàn thể lịch sử loài người. Nhận một số ảnh hưởng của Pierre Teilhard de Chardin, Vatican II đã đúc kết các khía cạnh của khoa thần học thế tục này vào trong Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay của mình. Những nhà thần học đương thời như Edward Schillebeeckx, Johann Baptist Metz, Wolfhart Pannenberg và Jurgen Moltmann trong khi dị biệt nhau về nhiều điểm vẫn được thấy là thống nhất với nhau trong việc cùng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa mạc khải với đời sống công cộng và đời sống chính trị. Cũng có thể nói như thế về một số nhà thần học giải phóng ở Châu Mỹ La tinh.

8/ Tuy nhiên, những khuynh hướng tiến bộ này đã gặp sự đối đầu của một cuộc tái phát thần học bảo thủ, nhất là nơi phong trào Thệ Phản duy Thánh Kinh trong những năm 1970. Chủ nghĩa duy Thánh Kinh bảo thủ – sẽ được cứu xét rộng rãi hơn ở chương III – thường tìm cách đứng biệt lập khỏi khuynh hướng Thánh Kinh cực đoan nhưng kỳ thực vẫn duy trì một số điểm đặc trưng của khuynh hướng nầy.



Từ Lịch Sử Đến Tiêu Thức Luận

Thực tiễn cho thấy tất cả các nhà thần học đều dựa trên công trình của những người đi trước và đồng thời cải biến những công trình đó. Thường thường họ theo – với một số linh động – tư tưởng của một giáo sư mà họ thụ huấn. Một số trường hợp, cũng chính người này sẽ trở thành môn đệ kế tục, thành người cộng tác và người triển khai – như trường hợp Tôma Aquinô đối với Albertô Cả và Melanchton đối với Luther.

Cũng là điều thường xuyên việc nhà thần học kết hợp vào một lối đi hoàn toàn mới mẻ nào đó những tri thức có tính chìa khóa của một số người đi trước mà hoặc họ học biết trực tiếp hoặc qua sách vở. Karl Rahner – chẳng hạn – đã hoàn chỉnh một số luận đề của người đàn anh mình trong Dòng Tên là Joseph Maréchal, bằng những luận đề khác rút từ Martin Heidegger – người mà sau này ông đã theo học. Paul Tillich đã tổng hợp những tư tưởng của Friedrich Schelling – là người mà ông làm đề tài luận án tiến sĩ – với những tư tưởng của các thầy dạy của mình, như Martin Kihler.

Đành rằng đôi khi những sự kết hợp có tính tiếp tục này cho thấy là có giá trị, chúng vẫn không đương nhiên phòng tránh cho các nguyên lý nền tảng của nhà thần học khỏi trở thành một cái gì có tính ngẫu nhiên đúng hơn là do chủ ý lựa chọn. Khi họ được thong dong để lựa chọn, các nhà thần học hẳn sẽ đưa ra một quyết định rõ ràng về chuyện có nên đặt mình hay không đặt mình vào trong một truyền thống thần học nào đó – và nếu nên – thì sẽ chọn truyền thống nào. Cũng thế, người nghiên cứu mạc khải hẳn sẽ ước mong làm một sự chọn lựa có cân nhắc giữa những quan điểm thần học khác nhau. Người ta có thể làm tốt việc lựa chọn này nếu ngoài sự thấu đáo rộng rãi các khuynh hướng khác nhau, họ suy tư một cách kỹ lưỡng về những điểm tương đồng và những điểm bất đồng, những lập luận thuận nghịch phô bày trong các văn liệu.

Phần lớn các nhà thần học đều có thể được xếp loại căn cứ vào cách trả lời của họ đối với một khung toàn bộ những vấn nạn có tính hỗ tương. Đàng sau bất cứ hệ thống thần học nào cũng có một lựa chọn căn bản giữ vai trò ấn định trước – trong một mức độ nào đó – những giải đáp sẽ được đưa ra cho một loạt những vấn đề đặc biệt. Khi người ta bảo một nhà thần học nào đó là giải phóng hay duy tân hay Thánh Kinh cực đoan hoặc gì gì khác, thì tức là người ta cố ý nói đến một sự lựa chọn căn bản như thế.

Để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra giữa các khuynh hướng khác nhau trong thần học mạc khải, thiết tưởng là hữu ích nếu ở đây chúng ta chuyển từ việc trình thuật biên niên sang việc điều tra tiêu thức học – nhằm xếp loại các khác biệt chủ yếu của thần học mạc khải. Phương pháp tiêu thức sẽ rút ra khỏi những đặc thù về thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh để tập chú nhiều hơn vào những nét có tầm cơ cấu của các hệ thống. Nếu như những liên lạc thực tế giữa các nhà thần học thường làm cho họ thu dụng cùng một tiêu thức (hoặc một tiêu thức nghịch lại), thì người ta cũng phải chú ý đến những điểm tương đồng và tương dị về mặt tiêu thức học giữa những nhà thần học không hề biết đến công trình của nhau.

Tiêu thức học đã được sử dụng rộng rãi trong văn chương thần học kể từ tác phẩm mở đường của Ernst Troeltsch: “Những Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Kitô Giáo.” Phương pháp này được hoàn thiện nhiều hơn trong tác phẩm đỉnh cao của H.Richard Niebuhr: “Đức Kitô Và Văn Hóa” – là một công trình điều tra về vấn đề làm sao mà các nhà thần học thuộc các thời đại khác nhau lại cùng nhất trí rằng đức tin Kitô giáo cần phải can dự vào mối quan hệ giữa một cá nhân với văn hóa nhân loại. Phương pháp tiêu thức này – như được Troeltsch và Niebuhr theo đuổi – có giá trị rất lớn trong việc giúp vạch ra cho thấy những vấn đề nêu lên và những sự chọn lựa cần được thực hiện, đồng thời cũng cho thấy những nội dung lý thuyết hàm chứa trong các quan điểm thuần túy. Đàng khác, như chính Niebuhr thừa nhận, phương pháp tiêu thức này không thấu triệt hoàn toàn được những sự phức tạp trong các quan điểm cá nhân – trong đó có nhiều quan điểm mà ta không thể dễ dàng nhốt cũi được. Về điểm nầy Niebuhr đã viết:

Một tiêu thức bao giờ cũng là một cái gì đó mang tính cấu trúc, ngay cả trường hợp nó không hề được xây dựng trước khi người ta đi vào quá trình nghiên cứu (lâu dài) về những cá nhân và những khuynh hướng quan trọng. Khi người ta rời bỏ lược đồ có tính giả thiết để quay lại với sự phức hợp của các sự kiện cá thể – thì rõ ràng lập tức không người nào hay nhóm nào còn tiếp tục hoàn toàn nhất trí với một tiêu thức nữa. Mỗi một khuôn mặt lịch sử sẽ biểu thị những đặc điểm tương ứng ít nhiều với một gia đình nào đó khác, hơn là tương ứng với cá nhân mà khuôn mặt ấy được gán tên cho; hoặc giả những sắc thái (của khuôn mặt ấy) sẽ được thấy dường như hoàn toàn độc đáo và cá biệt. Tuy nhiên, phương pháp tiêu thức học – dù không tương ứng về mặt lịch sử – vẫn có ích lợi trong việc thúc đẩy người ta chú ý đến sự liên tiến và đến tầm quan trọng của những mô típ lớn đã xuất hiện đi xuất hiện lại trong cuộc đấu vật dằng dai của các tín hữu Kitô với vấn đề trường kỳ của họ.””

Vì các tiêu thức là những cấu trúc thần học rất tự do nên không ai có thể hạn định bất cứ tiêu thức luận nào có sẵn. Phần lớn các hệ tiêu thức đều thường dựa trên ý nghĩa rút được từ những trường hợp thực tế hơn là dựa trên những phán đoán tiên thiên. Người ta ghi nhận rằng các nhà thần học đương đầu với các vấn nạn giống nhau có thể được xếp loại thành các nhóm, căn cứ vào những giải đáp mà họ đưa ra – không chỉ cho những vấn đề riêng rẽ nhưng là cho cả một loạt toàn bộ những vấn đề – xét như là kết quả của một hệ tư tưởng nào đó. Vì thế mà các nhà thần học đã được xếp nhóm với một số những đặc điểm chung. Mặc dù mọi tiêu thức chính đều có thể được chẻ thành những tiêu thức phụ nhỏ hơn nhưng trong một trình bày có tính dạo đầu thì thường là tiện hơn – nếu ta đưa ra một số lượng tương đối ít các tiêu thức, và tất cả những tiêu thức ấy có thể được niệm tưởng đồng thời. Phương pháp tiêu thức luận sẽ càng thành công hơn nữa, nếu các tiêu thức được trình bày một cách sáng sủa sao cho những dị biệt giữa chúng hiện lộ rõ ra – và nếu mỗi tiêu thức đều có thể được đặc điểm hóa bằng một định hướng hay một hệ qui chiếu đơn thuần làm chìa khóa giải thích các quan điểm đạt được về một khối lượng lớn các vấn đề.

Có một số quan điểm mà người ta có thể chọn bất cứ quan điểm nào trong đó để xây dựng một tiêu thức luận về các nền thần học mạc khải. Người ta có thể qui chúng vào những phạm trù căn cứ vào những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác – chẳng hạn: thời giáo phụ, thời đan tu, thời kinh viện, thời duy trí, thời duy nghiệm, thời hiện sinh. Hoặc giả người ta có thể xây dựng các tiêu thức theo một số nét thông thường của tư duy con người – như: theo lịch sử, theo lý tính, theo thần bí. Lại nữa, người ta có thể phân loại các thần học mạc khải theo các tiêu thức được xây dựng bằng cách nhìn qua một ngành thần học khác – chẳng hạn, bằng việc tìm hiểu những gì hàm chứa trong những lựa chọn khác nhau thuộc khoa Giáo Hội học đển nhận thức về mạc khải. Trong tác phẩm này, tôi muốn đề ra một bộ tiêu thức áp dụng đặc biệt cho thần học mạc khải thế kỷ XX. Những hệ thống hiện nay – theo ý kiến của tôi – có thể được qui vào 5 loại chính dựa theo cách hiểu căn bản của họ về vấn đề mạc khải xảy ra thế nào và ở đâu. 5 tiêu thức này – được nghiên cứu chi tiết hơn trong 5 chương kế tiếp sau đây – có thể được trình bày tóm lược ở đây như sau:



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương