BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

TỔNG CỘNG

3.000.000

35.417.495







Như vậy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 19 giấy phép khai thác cát sắp hết hạn, xin đề xuất các ý kiến như sau:

  1. Giấy phép 1152/QĐ-UBND (khu vực KT.3)

  2. Giấy phép 1149/QĐ-UBND (khu vực KC.4)

  3. Giấy phép 1200/QĐ-UBND (khu vực KC.6-02 khu)

  4. Giấy phép 1147/QĐ-UBND (khu vực KC.7)

  5. Giấy phép 2076/QĐ-UBND (khu vực KC.8)

  6. Giấy phép 1148/QĐ-UBND (khu vực KC.11)

  7. Giấy phép 1151/QĐ-UBND (khu vực KC.12)

  8. Giấy phép 1487/QĐ-UBND (khu vực KP.13-02 khu)

  9. Giấy phép 2075/QĐ-UBND (khu vực KH.14)

  10. Giấy phép 215/QĐ-UBND (khu vực KH.16)

  11. Giấy phép 2073/QĐ-UBND (khu vực KO.19-02 khu)

Trong 11 giấy phép khai thác trên vẫn tiếp tục hoạt động khai thác song song với việc chuyển đổi trữ lượng cấp C1 thành 122 và công tác thăm dò nâng cấp các khối trữ lượng C2 thành trữ lượng 122 với mạng lưới 200 X 400m (các lỗ khoan trên tuyến thăm dò cách nhau 200m và tuyến thăm dò cách nhau 400m), chỉ lấy và phân tích mẫu độ hạt cơ bản (các mẫu còn lại không cần lấy và phân tích). Nếu hết hạn giấy phép khai thác mà công tác chuyển đổi trữ lượng cấp C1 thành 122 và công tác thăm dò nâng cấp các khối trữ lượng C2 thành trữ lượng 122 chưa thực hiện xong thì phải dừng ngay hoạt động khai thác để hoàn thiện các công tác đã nêu ở trên rồi mới cấp phép khai thác tiếp tục trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2020 theo đúng Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT về việc chuyển đổi trữ lượng và tài nguyên theo qui định mới, bằng cách thành lập báo cáo kết quả chuyển đổi trữ lượng.

  1. Giấy phép 1156/QĐ-UBND (khu vực KT.1)

  2. Giấy phép 1155/QĐ-UBND (khu vực KT.2)

  3. Giấy phép 1150/QĐ-UBND (khu vực KC.5)

  4. Giấy phép 1153/QĐ-UBND (khu vực KC.9)

  5. Giấy phép 2073/QĐ-UBND (khu vực KH.15)

  6. Giấy phép 1126/QĐ-UBND (khu vực KO.17)

  7. Giấy phép 1296/QĐ-UBND (khu vực KO.18)

Trong 07 giấy phép khai thác trên một phần trong diện tích khai thác đều nằm ngoài diện tích các thân cát đã quy hoạch. Vì thế trước hết 07 khu vực đã cấp phép khai thác vẫn tiếp tục hoạt động khai thác song song với việc tiến hành công tác thăm dò đánh giá lại trữ lượng cát thực có trong mỏ, đồng thời kết hợp với việc chuyển đổi trữ lượng cấp C1 thành 122 và nâng cấp các khối trữ lượng C2 thành trữ lượng 122 với mạng lưới 200 X 400m (các lỗ khoan trên tuyến thăm dò cách nhau 200m và các tuyến thăm dò cách nhau 400m), chỉ lấy và phân tích mẫu độ hạt cơ bản (các mẫu còn lại không cần lấy và phân tích) để làm cơ sở chắc chắn cho bước kế tiếp cấp phép khai thác trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2020.

Riêng giấy phép khai thác 1154/QĐ-UBND (KC.10) hiện Công ty TNHH Tiến Đạt được cấp phép khai thác, đến nay 3/4 diện tích khai thác đã hết cát, vì vậy cần tiến hành công tác thăm dò đánh giá lại trữ lượng vào thân cát CC-TQ.5

Tóm lại: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 19 giấy phép khai thác cát sắp hết hạn, sau khi quy hoạch được thông qua thì tất cả các mỏ trước khi tiến hành xem xét cấp giấy phép sẽ điều chỉnh lại tọa độ, diện tích cho phù hợp với đặc điểm trữ lượng và đảm bảo an toàn giao thông, môi trường…

  1. Khu vực đã và đang thăm dò tiếp tục cấp phép khai thác đến 2015

Bảng 3.2

TT

Sông và thân cát

Chủ đâu tư

Diện tích thăm dò, km2

Cấp trữ lượng

Trữ lượng,

m3

Ký hiệu trên bản đồ

1

S. Tiền, ST-TQ.1

2007. Công ty SXTM &XD Minh Linh

0,675

122

1.418.299

TT.1

2

C.Chiên, CC-TQ.2

2008, Minh Thành phú

0,765

122

2.913.788

TC.2

3

C.Chiên, CC-TQ.6

2008, Hợp tác xã Sông Tiền

0,687

122

2.233.707

TC.3

4

C.Chiên, CC-TQ.6

2009, DV thủy lợi Vĩnh Long

0,883




Chưa có kq

TC.4

5

P. Tra, PT-TQ.2

2008, Vĩnh Phong

0,872

122

2.256.744

TP.5

6

Sông Hậu, SH-TQ.1

Khu vực thăm dò của Công ty TNHH Hòa Lợi (SCN)

Chưa cấp phép khai thác



0,27

C1+C2

589.801

TH.6

7

Nhánh trái Sông Hậu TO-TQ.1



Khu vực thăm dò của DN TN Hải Việt (SCN)

(Cấp phép khai thác chưa hết)



2,886

122

9.451.102

TO.7




TỔNG CỘNG

7,018




19.327.381




Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 04 khu vực đã thăm dò hiện đang làm thủ tục cấp phép khai thác và 01 khu hiện đang thăm dò của Công Cổ Phần Thủy lợi Vĩnh Long. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có hai khu vực Sở Công nghiệp đứng ra thăm dò: khu vực do Công ty TNHH Hòa Lợi đứng tên thăm dò trên sông Hậu và khu vực nhánh trái sông Hậu hiện còn nhiều chỗ trống chưa khai thác. Khu Hòa Lợi cần chuyển đổi và nâng cấp trữ lượng trước khi cấp phép khai thác.

  1. Các khu vực quy hoạch thăm dò khai thác mới

Khu vực Đồng Phú hiện đang nổi cồn ở bờ Vĩnh Long tại các lỗ khoan LK15, LK18, LK19 mức độ bồi tích từ 2,5-3,4m. Tuy nhiên hiện trạng địa hình cho thấy cồn đang có xu hướng tiến dần xuống hạ nguồn, do tác động của dòng chảy và tốc độ khai thác cát ở bên trái cồn. Sự bồi lắng này làm giảm lưu tốc dòng chảy trên sông Tiền và làm tăng lưu tốc trên sông Cổ Chiên qua các số liệu đo nhiều năm thu thập được và quá trình thi công Dự án cho thấy lưu tốc trên sông Tiền, sông Cổ Chiên, tốc độ dòng chảy sông thay đổi rất lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt, dòng chảy mùa lũ thường v > 1m/s đến 2,45m/s, mùa kiệt v = 0,3-1,0m/s, về mùa kiệt dòng chảy chịu sự chi phối của thủy triều, khi triều rút hoặc đang lên dòng chảy tăng nhanh có khi đạt v = 1,2m/s và khi triều cường lớn nhất v < 0,3-0,15m/s. Điều này đã góp phần gia tăng sạt lở bờ sông Cổ Chiên nhất là đầu cồn An Bình và bờ sông thuộc phường 1 và phường 9, Tp. Vĩnh Long.

Hiện tượng bồi lắng mạnh ở khu vực cồn Đồng Phú và sự thắt nút cổ chai ngay tại khu vực ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ dẫn đến lưu lượng nước trên sông Tiền giảm nước dồn về phía nhánh sông Cổ Chiên nhiều hơn, đây là yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự ổn định của thành phố Vĩnh Long. Vì thế khu vực cồn Đồng Phú hướng tới phải xử lý cho thăm dò và khai thác. nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên như đã trình bày.

Trên cơ sở phân tích nhu cầu, các khu vực thăm dò mới được quy hoạch theo giai đoạn từ 2010 đến 2015 và từ 2016 đến 2020 như sau:

Bảng 3.3


TT

Sông và Thân cát

Khu vực thăm dò mới và ký hiệu trên bản đồ

Tài nguyên cấp 333, m3

Thăm dò mới giai đoạn 2010 đến 2015

Thăm dò mới giai đoạn 2016 đến 2020




1

Sông Tiền, ST-TQ.1

TMT.1




3.436.364

2

Sông Tiền, ST-TQ.2

TMT.2




4.444.457


3

Sông C.Chiên, CC-TQ.1

TMC.3




3.477.437


4

Sông C. Chiên, CC-TQ.5

TMC.4




3.417.169

5

Sông C. Chiên, CC-TQ.6

TMC.7




20.588.441

6

Sông C. Chiên, CC-TQ.6




TMC.5

7

Sông C. Chiên, CC-TQ.6




TMC.6

8

Sông Pang Tra, PT-TQ.1




TMP.8

774.773

9

Sông Hậu, SH-TQ.1

TMH.9




7.330.068

10

Sông Hậu, SH-TQ.3

TMH.10




802.911

11

Sông Hậu, SH-TQ.6

TMH.11




2.493.216

12

Nhánh trái S.Hậu TO-TQ.1




TMO.12

4.578.439




TỔNG CỘNG

8 KHU VỰC

4 KHU VỰC

51.343.273

Như vậy từ năm 2010 đến 2020 sẽ có thêm 12 khu vực được thăm dò, khai thác mới. Trong đó có 8 khu vực (TMT.1; TMT.2; TMC.3; TMC.4; TMC.7; TMH.9; TMH.10 và TMH.11) được quy hoạch thăm dò khai thác từ nay đến năm 2015 và 4 khu vực (TMC.5; TMC.6; TMP.8 và TMO.12) quy hoạch thăm dò khai thác từ 2016 đến 2020.


  1. Các khu vực tài nguyên cát dự trữ thăm dò, khai thác sau năm 2020.

Các khu vực gặp thân cát nhỏ lẻ trữ lượng thấp, phân bố gần bờ, các khu vực hiện đường bờ có sạt lở sẽ được quy hoạch vào khu vực tài nguyên dự trữ. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có các khu vực sau:

- CC.2A: Một phần thân cát CC-TQ.2 đoạn dưới cùng, sông thắt nhỏ, có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 237.269m3;

- CC.4: Thân cát CC-TQ.4 quy mô nhỏ. Tài nguyên dự trữ: 581.970m3;

- PT.3: Thân cát PT-TQ.3 trên sông Pang Tra, quy mô nhỏ, phân bố gần bờ. Tài nguyên dự trữ: 488.077m3;

- SH.1A: Một phần thân cát SH-TQ.1 trên sông Hậu phân bố gần bờ, bờ sông bị sạt lở. Tài nguyên dự trữ: 1.928.240 m3;

- SH.2: Thân cát SH-TQ.2 trên sông Hậu, quy mô nhỏ, khu vực có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 338.396 m3;

- SH.5: Thân cát SH-TQ.5 trên sông Hậu quy mô nhỏ, có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 336.083 m3;

- TO.1A: Một phần thân cát TO-TQ.1 trên nhánh trái sông Hậu, sông rất nhỏ, trữ lượng cát không nhiều. Tài nguyên dự trữ: 2.866.674 m3.

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC CÁT SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Bảng 3.4


TT

Tên sông và số hiệu thân cát

Số hiệu khu vực tiếp tục cấp phép khai thác

Số hiệu khu vực đã và đang thăm dò cấp phép khai thác đến 2015

Số hiệu khu vực thăm dò và khai thác mới

Số hiệu khu vực tài nguyên dự trữ

đến 2015

Đến 2020

1

Sông Tiền, ST.1

KT.1

KT.2


KT.3

TT.1










2

Sông Tiền. ST.2







TMT.1







3

Sông C.Chiên, CC.1

KC.4

KC.5





TMC.2







4

Sông C.Chiên, CC.2

KC.6

KC.7


KC.8

TC.2







CC.2A

5

Sông C.Chiên, CC.3

KC.9













6

Sông C.Chiên, CC.4













CC.4

7

Sông C.Chiên, CC.5

KC.10

(Cần thăm dò bổ sung)






TMC.3







8

Sông C.Chiên, CC.6

KC.11

KC.12


TC.3

TC.4


TMC.6

TMC.4

TMC.5





9

Sông Pang tra, PT.1

KP.13

Cùng GP














10

Sông Pang tra, PT.2

KP.13

Cùng GP


TP.5




TMP.7




11

Sông Pang tra, PT.3













PT.3

12

Sông Hậu, SH.1

KH.14

TH.6

TMH.8




SH.1A

13

Sông Hậu, SH.2













SH.2

14

Sông Hậu, SH.3







TMH.9







15

Sông Hậu, SH.4

KH.15

KH.16














16

Sông Hậu, SH.5













SH.5

17

Sông Hậu, SH.6







TMH.10







18

Nhánh trái sông Hậu

KO.17

KO.18


KO.19

TO.7




TMO.11

TO.1A


  1. Các khu vực cấm khai thác

Các khu vực cấm khai thác bao gồm: khu nằm trong giới hạn bảo vệ công trình giao thông đường bộ; giới hạn bảo vệ bến phà; đường dây điện cao thế vắt qua sông; vực sâu nguy hiểm; giới hạn bảo vệ bờ sông và khu vực nuôi cá lồng, cá bè; riêng luồng tàu hàng hải và luồng giao thông thủy nội địa không đưa vào quy hoạch cấm chung mà tùy từng trường hợp thăm dò sẽ lấy ý kiến các đơn vị quản lý đường thủy. Các khu vực cấm khai thác bao gồm:

Sông Tiền

- KVCT.1: Khu vực cấm nằm trên cầu Mỹ Thuận là vực sâu nguy hiểm, có đường dây điện cao thế vắt qua (không nằm trên diện tích thân cát).

- KVCT.2 Khu vực cầu Mỹ thuận và giới hạn bảo vệ theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Diện tích ranh giới bảo vệ 1,3 km2, được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ như sau:

Tên điểm

Tọa độ VN2000 múi 3 độ kinh tuyến Vĩnh Long

X, m

Y, m

A

5 43 740

11 36 510

B

5 45 430

11 37 380

C

5 45 800

11 36 370

D

5 45 950

11 35 980

(Ranh giới bảo vệ cầu Mỹ thuận đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát ST-TQ.1: 506.502 m3).

- KVCT.3 Khu vực cấm liên quan đến vực sâu nguy hiểm đoạn ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ (không nằm trên diện tích thân cát).



Sông Cổ Chiên

- KVCC.4: Khu vực cấm trên sông Cổ Chiên khu vực Tp. Vĩnh Long (phía trên thượng nguồn bờ kè sông Tiền 01km kéo dài xuống bờ kè phường 5 – Tp. Vĩnh Long). Khu có vực sâu nguy hiểm. Diện tích ranh giới bảo vệ 2,1 km2, được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ như sau:



Tên điểm

Tọa độ VN2000 múi 3 độ kinh tuyến Vĩnh Long

X, m

Y, m

E

5 50 150

11 35 100

F

5 53 055

11 35 330

G

5 53 157

11 34 755

H

5 49 860

11 34 460

(Ranh giới bảo vệ Tp. Vĩnh Long đã chiếm một phần tài nguyên của hai thân cát CC-TQ.1: 1.227.124 m3 và thân cát CC-TQ.2: 991.656 m3).

- KVCC.5 Khu vực bến phà Đình Khao, giới hạn bảo vệ theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Diện tích ranh giới bảo vệ 0,63 km2, được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ như sau:



Tên điểm

Tọa độ VN2000 múi 3 độ kinh tuyến Vĩnh Long

X, m

Y, m

I

5 54 590

11 35 600

J

5 55 200

11 35 630

K

5 54 990

11 34 530

L

5 54 385

11 34 560

(Ranh giới bảo vệ phà Đình Khao đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát CC-TQ.2: 1.495.800 m3).

- KVCC.6, khu vực cấm trong giới hạn bảo vệ phà Cổ Chiên (không nằm trên diện tích thân cát).



Sông Hậu:

- KVCH.7, khu vực tạm cấm khai thác khi bến phà Cần Thơ đang hoạt động và hành lang bảo vệ theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 về việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và cho phép hoạt động khoáng sản sau khi thông cầu Cần Thơ. Diện tích ranh giới bảo vệ 0,7 km2, được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ như sau:



Tên điểm

Tọa độ VN2000 múi 3 độ kinh tuyến Vĩnh Long

X, m

Y, m

M

5 31 290

11 11 850

N

5 32 300

11 12 570

O

5 32 650

11 12 100

P

5 31 670

11 11 380

(Ranh giới bảo vệ phà Cần Thơ đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát SH-TQ.3: 315.050 m3).

- KVCH.8 Khu vực cấm trong hành lang bảo vệ cầu Cần Thơ (không nằm trên diện tích thân cát).

Như vậy tổng tài nguyên cát nằm lọt vào trong 4 khu vực cấm (cầu Mỹ Thuận, Tp. Vĩnh Long, Phà Đình Khao và phà Cần Thơ) là 4.536.132 m3.


  1. Các khu vực hạn chế công suất khai thác

Thân cát SH-TQ.3 nằm trên sông Hậu đây là khu vực bờ sông bị sạt lở, đáy sông có hiện tượng xâm thực sâu, Hạn Chế công suất khai thác ≤100.000m3/ năm.

Các khu vực khai thác năm trên sông nhỏ có tốc độ bồi lắng chậm: sông Pang Tra, sông Hậu nhánh Trà Ôn công suất giới hạn ≤150.000m3/ năm.

Các khu vực khai thác khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tùy từng trường hợp cụ thể nhưng công suất giới hạn ≤500.000m3/ năm.

Dựa vào dự báo mức độ tăng trưởng và nhu cầu cát san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các năm từ 2009 đến 2020. Như vậy tổng khối lượng khai thác cát sông trong tỉnh Vĩnh Long trung bình sẽ không quá 4,4 triệu m3/năm từ năm 2009 đến năm 2015 và trung bình không vượt quá 8,7 triệu m3/năm từ năm 2016 đến năm 2020. Trong trường hợp cần thiết không vượt quá 9 triệu m3/năm: sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra 6,5 triệu m3/năm; Nhánh trái sông Hậu 2,5 triệu m3/năm.



V. CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁT LÒNG SÔNG

5.1 Chế biến

Cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long theo kết quả phân tích mới nhất trong giai đoạn khảo sát lập đề án có thành phần hạt chủ yếu là hạt nhỏ cấp hạt 0,25-0,1mm chiếm tỷ lệ 80-90%, tỷ lệ bột sét cấp hạt <0,1mm chiếm tỷ lệ 10-20%, các thành phần hạt trung đến thô rất ít gặp hoặc chiếm tỷ lệ không đáng kể. Chất lượng cát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung chỉ đạt tiêu chuẩn sử dụng cho công tác san lấp mặt bằng, vì vậy để tăng chất lượng cát chỉ có thể lọc bỏ rác và mùn hữu cơ cũng như các thành phần hạt bột sét thông qua phương tiện khai thác bằng bơm hút. Việc tăng chất lượng bằng phương pháp này chỉ làm tăng sức cạnh tranh mua bán trên thị trường, không làm tăng giá trị thương phẩm hay mục đích sử dụng của cát. Vì vậy có thể khẳng định cát san lấp trên địa bàn Vĩnh Long hiện chỉ sử dụng với mục đích san lấp. Muốn áp dụng khoa học công nghệ chế biến sâu nhằm mục đích sử dụng cát cho các mục đích khác cần có công trình nghiên cứu công nghệ và ứng dụng.



5.2 Tình hình sử dụng cát sông tỉnh Vĩnh Long.

Như đã nêu ở trên cát sông tỉnh Vĩnh Long mục đích chủ yếu chỉ có thể sử dụng vào san lấp. Trong những năm gần đây cát đã được sử dụng vào san lấp các công trình: Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng khác trên địa bàn tỉnh.

Một xu hướng tệ hại hiện nay của thị trường sử dụng vật liệu cát sông làm vật liệu san lấp: sử dụng cát có hàm lượng cỡ hạt trung (từ 0,25mm đến 0,5mm) chiếm tới 30% làm vật liệu san lấp ở một số công trình quy mô lớn, tiến độ thực hiện nhanh. Về mặt khoa học điều này là lãng phí không cần thiết. Bởi lẽ nếu sử dụng cát có cỡ hạt nhỏ (phổ biến trên các lòng sông trong tỉnh Vĩnh Long) vẫn đáp ứng chất lượng san lấp, nhưng thời gian cố kết chậm, kéo dài thời gian thi công. Mặc dù vậy việc sử dụng cát sông trên địa bàn tỉnh cho các công trình trên địa phương sẽ tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào, giảm chi phí đầu tư đáng kể.

PHẦN IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG

I. Các tác đông đến môi trường khi khai thác cát

Khi chưa khai thác cát sông:

- Những mặt thuận lợi đối với con người và sinh vật khác: hệ sinh thái luôn hướng tới cân bằng tự điều chỉnh nhưng xảy ra trong một thời gian rất dài (lòng sông Tiền hiện nay, chúng ta chỉ thấy được kết quả của sự biến đổi chứ không thấy được quá trình); tài nguyên cát được bảo tồn.

- Những mặt bất lợi cho con người: lòng sông cũng như các sản phẩm tự nhiên khác bao giờ cũng theo quy luật sinh tồn. Trong những giai đoạn đầu của sông chủ yếu xảy ra quá trình lòng sông đào lòng (xâm thực sâu); những giai đoạn về sau là tích tụ và dịch chuyển ngang, uốn khúc. Ở giai đoạn sau lòng sông hẹp dần, quanh co cản trở quá trình giao thông thủy hạn chế phát triển kinh tế xã hội. Muốn thông thoáng lòng cần phải có kinh phí rất lớn cho nạo vét. Sự hình thành cồn nổi và dịch chuyển dòng sẽ tạo vùng xoáy và sạt lở tự nhiên hai bên bờ sông làm phá hủy các công trình ven sông. Độ tiêu thoát nước hạn chế dễ gây ngập úng, khả năng rửa phèn kém khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền.

Hoạt động khai thác cát sông về kỹ thuật thực chất là nạo vét lòng sông để lấy lên một lượng cát để tiêu thụ. Do điều kiện phân bố, kỹ thuật khai thác, ý thức thao tác sẽ tác động đến môi trường một cách tích cực hoặc tiêu cực.

Hoạt động khai thác cát sông sẽ mang lại hiệu quả và ổn định trong trường hợp phát huy mặt tích cực đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình khai thác.

1. Tác động tích cực.

1.1 Góp phần mở rộng và phát triển hệ thống giao thông qua khơi thông luồng lạch, tăng tải trọng tàu, ổn định độ sâu luồng; tạo điều kiện lưu thông hàng hóa thúc đẩy kinh tế phát triển.

Các cồn cát ngầm hình thành mà không khai thác chúng sẽ tiếp tục phát triển thành các cù lao lấn chiếm làm lệch dòng chảy tạo các vực xoáy, hoạt động giao thông thủy rất khó khăn. Nếu chỉ đơn thuần nạo vét cho hoạt động giao thông sẽ rất tốn kém. Theo quy luật tự nhiên ở một số vị trí dòng nước lại tích đọng các vật liệu trầm tích cát, bùn, nâng cao địa hình đáy sông gây cản trở cho phương tiện giao thông thủy. Việc khai thác cát sông có tác dụng khai thông luồng lạch, ổn định độ sâu luồng tạo điều kiện lưu thông hàng hóa thúc đẩy kinh tế phát triển.



1.2 Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

Phần lớn địa hình khu vực Nam bộ có địa hình thấp trũng, khi đầu tư công trình đòi hỏi lượng vật liệu san lấp rất lớn. Hiện nay có 3 loại vật liệu san lấp: cát sông, đất phún (từ miền Đông) và đất tại chỗ (gần công trình). Khu vực ven sông như tỉnh Vĩnh Long, nếu so sánh thì cát san lấp trên sông ở địa bàn tỉnh là vật liệu xây dựng có ý nghĩa chiến lược trong hiện tại và tương lai. Việc khai thác cát sông kết hợp các lợi ích: sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động; mang lợi nhuận cho nhà đầu tư, nếu khai thác trên cơ sở khoa học sẽ làm thông thoáng dòng chảy, giảm thiểu nguy cơ sạt lở và như vậy sẽ tạo hiệu quả kinh tế xã hội.



1.3.Góp phần ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tải ô nhiễm nguồn nước, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thủy lợi.

Sự hình thành các cồn cát ngầm sẽ phá hủy bờ làm dòng chảy uốn khúc mạnh. Như đã biết vào mùa lũ dòng chảy trên sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu rất mạnh đạt tốc độ tới 0,5 -2,45m/s tương ứng với lưu lượng lớn. Tại các khu vực có lòng sông hẹp để tăng khả năng thoát lũ dòng chảy sẽ làm mở rộng lòng gây phá bờ, làm mất đất đai, công trình ven sông. Ở các đoạn uốn khúc khi khai thác đủ làm dịch chuyển chủ lưu về giữa sông làm cho bờ đối diện đỡ lở, tạo khả năng thoát lũ nhanh, làm giảm thời gian ngập úng, rửa phèn cho đồng nội. Sự thông thoáng dòng chảy sẽ giảm nguy cơ sạt lở và xâm nhập mặn giảm ô nhiễm nguồn nước, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy lợi.



2.Tác động tiêu cực.

Việc khai thác cát thực chất là nạo vét lòng sông để lấy lên một lượng cát. Khi khai thác không đúng quy trình kỹ thuật hoặc giới hạn cho phép sẽ có những tác động tiêu cực như sau:



2.1 Tác động đến dòng chảy làm mất ổn định đến đáy và hai bên bờ sông.

Nếu khai thác tập trung phía gần bờ dễ tạo hố xoáy cục bộ làm thay đổi dòng chảy có thể gây sạt lở bờ làm mất an toàn cho công trình dân cư và đất đai ven bờ. Tác động này là có thật và đây là vấn đề nhạy cảm nhất hiện nay. Thực tế khai thác cát trên các sông tỉnh Vĩnh Long chưa lớn mức độ sản lượng mới chỉ đạt từ 2.000.000 - 3.000.000 m3 năm nên tác động đến dòng chảy chưa lớn. Phần lớn các đoạn bờ sông sạt lở chỉ liên quan đến xâm thực tự nhiên của dòng sông. Cùng với thời gian quy mô khai thác ngày càng lớn (những năm 2015 trở đi) có thể ảnh hưởng đến cân bằng của bờ và đáy sông. Để giảm thiểu cần có biện pháp khai thác hợp lý, được quy định trong từng dự án khai thác và báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cụ thể bao gồm: thiết kế khai thác đảm bảo khoa học, quá trình khai thác phải được giám sát chặt chẽ về:

- Độ sâu khai thác;

- Khoảng cách xa bờ;

- Sản lượng;

- Số lượng thiết bị;

- Chế độ giám sát.

2.2 Tác động đến hoạt động vận tải đường thủy.

Trên sông trong tuyến giao thông thủy nội địa và hàng hải cùng với các phương tiện vận tải thô sơ các loại, mật độ phương tiện giao thông rất lớn: từ 35 - 40 lượt tàu ghe qua lại trong 1 giờ (số liệu Đoạn quản lý đường sông số 11). Vị trí khai thác không đúng quy định nếu xâm phạm luồng giao thông thủy sẽ dễ xảy ra va chạm giữa phương tiện khai thác và phương tiện vận chuyển. Như vậy sẽ tạo sự cố nhiều khi rất nghiêm trọng như tràn dầu, an toàn tính mạng con người tham gia giao thông.

Các tác động này khó dự báo chính xác. Cần có biện pháp giảm thiểu và kiên quyết.

2.3 Tác động đến nguồn nước.

Việc khai thác cát có thể làm tăng độ đục, các chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ, nước thải sinh hoạt. Các tác động này rõ rệt, khó khắc phục ảnh hưởng đến nguồn nước. Tuy nhiên do lượng phù sa, cũng như độ đục giảm nhanh theo dòng nước từ 200-300m, lòng sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, rất rộng nên tác động này không lớn, có thể giảm thiểu bằng các biện pháp kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục.



2.4 Tác động đến không khí và tiếng ồn.

Tiếng máy, khói bụi sinh ra trong lúc vận hành, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân khai thác. Về ban đêm tiếng ồn lan cả đến các khu dân cư ven bờ. Tuy nhiên theo các quan trắc tương tự ở các vùng khai thác cát sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên thì tiếng ồn giảm nhanh trong phạm vi 50-100m. Tác động này có thực và có thể giảm thiểu bằng các biện pháp kỹ thuật.



2.5 Tác động đến tài nguyên khoáng sản, thủy sản và hệ sinh thái.

Khi khai thác sẽ giảm một khối lượng tài nguyên khoáng sản được bồi tụ trên sông làm biến hình lòng sông, thay đổi chất lượng nước sẽ mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Các hoạt động khai thác cát thường dàn trải nên ảnh hưởng đến hệ sinh thái lòng sông như tôm, cua, cá,… . Các hệ thực vật ven bờ ít ảnh hưởng. Khu vực Sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên có các dự án thủy sản (nuôi cá lồng, cà bè) đang thực hiện. Việc nạo vét cát sẽ tăng độ đục, cùng với chất thải suy giảm chất lượng nước, tăng độ sâu ảnh hưởng đến môi trường sống như: oxy hòa tan, thực phẩm ở đáy và ven bờ của các loài sinh vật này. Tác động này cần đánh giá kỹ hơn trong các dự án cụ thể.

Tóm lại: Việc khai thác cát trên sông đã và sẽ là nhu cầu khách quan, là công việc hợp lý và cần thiết do sản phẩm có trữ lượng lớn, chất lượng đáp ứng nhu cầu cải tạo cơ sở hạ tầng nói chung trên toàn khu vực mà hiện nay chưa có vật liệu nào thay thế tốt hơn. Các ảnh hưởng của việc khai thác cát đến môi trường là có thực và có thể tránh hoặc điều tiết.

II. Các biện pháp giảm thiểu và các giải pháp quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường.

Cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long thực ra mới chỉ khai thác ở quy mô vừa. Sau khi thăm dò đánh giá trữ lượng các doanh nghiệp phải lập báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế khai thác. Để phát triển bền vững cần thực hiện các biên pháp và giải pháp đồng bộ sau:



1. Thực hiện các biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác cát:

Như đã nêu ở trên khai thác cát sông thực chất là nạo vét lòng sông để lấy lên một lượng cát. Việc khai thác phải đảm bảo cân bằng hiện có của lòng sông: trục dòng chảy, đường bờ, đáy sông..., cũng như tránh được sự va chạm giữa các phương tiện khai thác với các phương tiện hoặc công trình giao thông.

Mỗi dự án khai thác cát nhất thiết phải có kết quả thăm dò địa chất, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo ĐTM. Trong báo cáo ĐTM cần nhấn mạnh các yếu tố sau:

a. Xác định độ sâu khai thác cho phép của từng khu vực và từng thân cát:

Khi khai thác đảm bảo cân bằng của trắc diện sông, hạn chế đến mức tối thiểu hiện tượng sạt lở bờ do khơi lòng sông quá mức cơ sở xâm thực. Và như vậy độ sâu khai thác tối đa cho phép chỉ có thể là mức cơ sở xâm thực hiện tại cho từng khu vực.

Đối với khu vực sông lớn gần bờ và sông nhỏ nên chọn độ sâu khai thác tối đa là -15m.

Để an toàn trên sông lớn có 02 mức độ sâu khai thác: đới trong gần bờ -18m và đới ngoài sâu hơn tối đa có thể đạt tới -20m.



b. Xác định khoảng cách xa bờ, cầu, phà khi khai thác:

Hoạt động khai thác phải đồng thời đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Cần tránh sự va chạm giữa các phương tiện khai thác với các phương tiện giao thông như phà, tàu bè. Định kỳ phối hợp cơ quan quản lý đường sông, hàng hải để điều chỉnh các vị trí khai thác để tránh tai nạn giao thông.

Dựa vào góc mái dốc ổn định của cát trong nước, trắc điện ngang của đáy sông, cấu tạo bờ, các công trình kiên cố ven sông. Các khu vực cấm hoạt động khai thác cát sông bao gồm: cầu Mỹ Thuận, Tp. Vĩnh Long, phà Đình Khao, phà Cổ Chiên, cầu Cần Thơ, phà Cần Thơ.

Để xác định bán kính ảnh hưởng do khai thác cát đến các công trình kiên cố vẫn sử dụng công thức như đối với bờ và có tính đến các hoạt động đặc thù của phương tiện khai thác.

Trước khi cấp phép khai thác, vị trí khai thác phải được cơ quan quản lý đường sông thỏa thuận, nhằm đảm bảo an toàn giao thông thủy nội địa được thực hiện theo Quyết định 27/2005/QĐ-GTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Quản lý đường thủy nội địa.

c. Tính trữ lượng cát và sản lượng có thể khai thác:

Kết hợp với nhu cầu cát trong tỉnh, khai thác cát với bảo vệ môi trường: vị trí (cách bờ, luồng giao thông thủy, khoảng cách đến các công trình kiên cố…), chiều sâu, từ đó quy định số lượng thiết bị, sản lượng khai thác cho từng doanh nghiệp. Theo bảng tổng hợp nhu cầu tài nguyên cát sông tỉnh Vĩnh Long thì sản lượng khai thác cát hàng năm trên toàn tỉnh trung bình khoảng 4.400.000 – 8.700.000m3/năm là hợp lý.



d. Tổ chức quản lý khai thác cát:

Các doanh nghiệp được quyền khai thác cát trên các khu vực đã có giấy phép thăm dò, báo cáo ĐTM và giấy phép khai thác. Tuy nhiên để tránh tác động xấu đến môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh lập Ban kiểm soát liên hợp để kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát trên sông. Cấm tuyệt đối mọi hình thức khai thác cát trái phép trên sông trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long. Để tránh hiện tượng khai thác trái phép, cần quy định đối với các nhà thầu san lấp bắt buộc phải có giấy phép khai thác cát (chứng minh tính hợp pháp nguồn vật liệu).



e. Thực hiện các quy định an toàn trên sông đối với các máy móc, thiết bị:

Các thiết bị xà lan, máy xúc phải được đăng ký và đăng kiểm, khi vận chuyển phải chấp hành luật giao thông, công nhân khai thác phải được đào tạo và trang bị bảo hộ lao động.



f. Xử lý và khống chế chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, nước thải xuống khu vực khai thác:

Mỗi phương tiện khai thác phải có các biện pháp thu gom dầu mỡ, chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, không xả thải bừa bãi xuống sông.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước nơi có các dự án nuôi trồng thủy sản:

j. Kiểm tra, giám sát môi trường khi khai thác:

Do diễn biến dòng sông rất phức tạp các yếu tố về dòng chảy, đường bờ và đáy sông cũng như trữ lượng cát luôn thay đổi. Vậy trong quá trình khai thác nhất thiết phải định kỳ giám sát hiện trạng khai thác môi trường lòng sông.

Lập Ban kiểm soát liên hợp dưới sự chỉ đạo của các UBND tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tp. Cần Thơ trên mỗi đoạn sông giáp ranh. Ban kiểm soát gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sơ KH – CN, Sở GTVT, Đoạn quản lý đường sông số 11, Sở NN & PTNT, Sở Tài chánh – Vật giá. Đặc biệt đề nghị phân cấp kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cho các địa phương huyện, xã nơi có khoáng sản cát sông.

Nội dung giám sát:

+ Quy trình công nghệ, vị trí, độ sâu khai thác, số lượng thiết bị;

+ Sản lượng khai thác của các doanh nghiệp, giá sản phẩm, ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy;

+ Diễn biến đường bờ, đáy sông quanh khu vực khai thác. Ý kiến của nhân dân ven bờ nơi có hoạt động khai thác;

+ Định kỳ đo vẽ địa hình đáy sông để điều chỉnh khai thác cho phù hợp, đánh giá lượng cát bổ cập. Đối với các khu vực nhạy cảm tầng suất giám sát 01 năm/lần; các khu vực khác bắt buộc 02 năm/lần;

+ Giám sát môi trường nước và chất thải.



2. Các giải pháp quy hoạch nhằm giảm thiểu tác động môi trường

* Biên giới khai trường:

Chiều sâu khai thác và khoảng cách xa bờ là hai thông số khai trường cần được tính đến trong việc xác định biện giới của khai trường. Các thông số này được tính theo từng mỏ cụ thể.

+ Khoảng cách khai thác đến bờ an toàn hiện nay các nhà chuyên môn thức tính mái dốc ổn định như đã nêu ở mục trên. Đối với sông lớn và sâu: khoảng cách 200m tính từ bờ sông; đối với các sông nhỏ và cạn: sông Pang Tra khoảng cách 100m; Nhánh trái sông Hậu , khoảng cách từ 70 -100m tùy từng khu vực; tính từ bờ sông. Khoảng các khai thác xa bờ này đáp ứng được giới hạn ảnh hưởng đến vùng quy hoạch nuôi cá lồng, cá bè tại Quyết định số Số: 44/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

+ Chiều sâu khai thác tối đa: được xác định trên cơ sở cân bằng động lực học dòng chảy, để đảm bảo khai thác cát không ảnh hưởng lớn đến cân bằng của sông. Hiện nay các nhà chuyên môn đều lấy độ sâu xâm thực cơ sở của đáy sông hiện có làm mức cao chuẩn để khống chế chiều sâu khai thác. Chiều sâu khai thác cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long trên các sông lớn: sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu là : -18m giải cách bờ 200-400m và -20m đới giữa sông cách bờ >400m. Các sông nhỏ: Sông Pang Tra, Nhánh trái sông Hậu độ sâu khai thác đến -15m. (có tham khảo độ sâu khai thác tại quy hoạch cát sông tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre)

+ Sản lượng khai thác.

Được tính toán dựa trên các yếu tố:

- Trữ lượng cát hiệu dụng của mỏ có thể huy động vào khai thác;

- Không tác động xấu đến môi trường; có thể điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi;

- Đáp ứng nhu cầu thực tế thị trường, đem lại lợi nhuận.

+ Phân tích xác định các khu vực không thể khai thác, hạn chế khai thác, khoáng sản do các nguyên nhân khác nhau.

Hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ; Hành lang an toàn khu vực bến phà

Theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao được quy định như sau: Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao. Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 m.

Hành lang bảo vệ an toàn đường điện cao thế trên không

Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không nghị định của Chính phủ số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.



Khu vực xâm thực sâu nguy hiểm ( cấm khai thác)

Những khu vực đáy sông có hiện tượng xâm thực sâu lớn như: khu vực ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ; trên cầu Mỹ Thuận; Khu vực TP. Vĩnh Long (phía trên thượng nguồn bờ kè sông Tiền 01km kéo dài xuống bờ kè phường 5 – TP. Vĩnh Long); khu vực sát bờ trên và dưới bến phà Cần Thơ.



Khu vực xâm thực ngang (hạn chế sản lượng khai thác).

PHẦN V

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên cát lòng sông

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương