BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Dựa theo mức độ tăng trưởng kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ đặt ra đến 2020 của tỉnh Vĩnh Long. Trên sở phân tích nhu cầu đến năm 2020 có thể dự báo mức độ tăng trưởng và nhu cầu cát san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các năm từ 2009 đến 2020 như sau:

TT

Năm

Mức độ tăng trưởng

Nhu cầu trong năm

1

2009

12,37%

3.000.000

2

2010

12,37%

3.371.100

3

2011

12,37%

3.788.105

4

2012

12,37%

4.257.200

5

2013

12,37%

4.783.816

6

2014

12,37%

5.375.574

7

2015

12,37%

6.040.532

8

2016

12,37%

6.787.746

9

2017

12,37%

7.627.390

10

2018

12,37%

8.570.898

11

2019

12,37%

9.631.118

12

2020

12,37%

10.822.488







TỔNG

74.055.839


IV. Phân khúc thị trường

Như đã nói ở trên thị trường cát san lấp tại khu vực Vĩnh Long nói riêng và đồng bằng Nam Bộ nói chung đã có từ lâu đang phát triển rất mạnh cùng đà phát triển với các ngành kinh tế xã hội khác.

Về vị trí có thể khai thác và tiêu thụ cát theo khu vực như sau:

- Cát ở thân cát ST-TQ.1, ST-TQ.2, CC-TQ.1, CC-TQ.2 cung cấp cho thị trường thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ.

- Thân cát CC-TQ.3, CC-TQ.4, CC-TQ.5 cung cấp cho các thị trường huyện Mang Thít, huyện Long Hồ.

- Thân cát CC-TQ.6, PT-TQ.1, PT-TQ.2, PT-TQ.3 cung cấp cho thị trường huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình.

- Thân cát SH-TQ.1, SH-TQ.2, SH-TQ.3 cung cấp cho thị trường huyện Bình Tân, Bình Minh, Tam Bình.

- Thân cát SH-TQ.4, SH-TQ.5, SH-TQ.6 cung cấp cho thị trường các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh.



V. Khả năng khai thác đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khoáng

Với công nghệ khai thác cát truyền thống: xáng gàu, xáng guồng, bơm hút như đã sử dụng từ trước đến nay theo mức độ đầu tư tăng trưởng như thời gian vừa qua thì khả năng khai thác hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, xu thế mới hiện nay trong khu vực đang sử dụng công nghệ khai thác bơm hút với công suất cực lớn. Các phương tiện này hiện đã có mặt tại Việt Nam, nếu sử dụng công nghệ khai thác này thì công suất khai thác còn có thể vượt xa hơn nhiều so với nhu cầu.



VI. Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long.

1. Chỉ tiêu công nghiệp đối với cát san lấp.

Về lý thuyết tất cả các loại cát (có cỡ hạt từ 0,05mm đến 2,0mm ) đều có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Chỉ tiêu công nghiệp đối với cát san lấp được áp dụng cho các mỏ cát đã được thăm dò như sau:

- Chiều dày cát tham gia tính trữ lượng tối thiểu >0,5m.

- Khoảng cách tham gia trữ lượng xa bờ >200m cho các sông lớn và sâu; >70-150m cho các sông nhỏ và cạn.

- Hàm lượng sét bột ( d < 0,05m) < 15-20%

2. Trữ lượng cát san lấp trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long (chỉ tính riêng cho tỉnh Vĩnh Long).

Như đã biết trữ lượng được tính ở các phần trước trong phạm vi riêng cho tỉnh Vĩnh Long như sau:

- Trữ lượng và tài nguyên tổng cộng: 129,833.822 triệu m3;

- Trữ lượng và tài nguyên có thể huy động vào thăm dò, khai thác: 125,297.690 triệu m3 (trừ một số khu vực cấm).

Nằm ở hạ nguồn lượng cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có thể được bổ cập hàng năm tùy thuộc vào chế độ dòng chảy và hàm lượng bùn, cát mang theo. Đây là nguồn tài nguyên quý giá và đặc thù của khoáng sản cát sông mà thiên nhiên ban cho Vĩnh Long cần tổ chức quản lý khai thác cho hợp lý nhất.



3. Điều kiện khai thác.

Đối với loại hình khoáng sản cát san lấp lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và các sông ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung đều nằm chìm dưới nước đôi chỗ phủ bùn việc khai thác bằng các phương pháp: gàu guồng, hút thổi xáng múc đều được. Cát được lấy lên khỏi khai trường là có thể đổ lên các phương tiện vận chuyển không phải chế biến và chở đi tiêu thụ. Các phương pháp này có ưu việt là chiều sâu khai thác không sâu, đơn giản, linh động quy mô nhỏ ít ảnh hưởng đến môi trường.



4. Giá trị kinh tế - địa chất mỏ khoáng.

Giá thành cát san lấp trên thị trường Vĩnh Long thì giá cát đã đóng thuế tài nguyên trên thị trường vào tháng 8 năm 2009 như sau:

- Cát đổ nền tại khu vực mỏ khai thác: 6.000 đ/m3.

- Trên xe tại thành phố Vĩnh Long: 45.455đ/m3.

Giá trị kinh tế – địa chất mỏ khoáng được tính đơn giản theo công thức:

Tổng tài nguyên cát x đơn giá cát san lấp (theo đơn giá đã đóng thuế tài nguyên).

= 129.833.822 m3 x 6.000 đ = 779,003 tỷ đồng.

Giá trị kinh tế tiềm năng tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long dự báo: bảy trăm bảy mươi chín tỷ đồng.

Theo dự đoán nhu cầu cát san lấp đến năm 2020 thì sản lượng khai thác đáp ứng đủ cho nhu cầu là 74.055.839 m3 sẽ mang lại doanh thu cho tỉnh Vĩnh Long là:

74.055.839 x 6.000 đ = 444,335 tỷ đồng.

Đóng góp các loại thuế cho nhà nước: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường 246.800.000.000 đ. Ngoài ra còn các khoản đóng góp khác như: giải quyết nguồn vật liệu phục vụ cho san lấp, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội… .

PHẦN III

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG

I. CÁC CĂN CỨ

1.Văn bản pháp lý

- Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khoáng sản số 46/2005/QH11

- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 7 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quyết định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 80/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ “Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 và nghị định số 07 /2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 18/2003/TT-BTC ngày 19/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí độc quyển thăm dò khoáng sản;

- Quyết định số: 71/2008/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 5 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 “về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông”;

- Công văn số 570/TTg-CN ngày 11/4/2006 của Chính phủ “V/v tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản”;

- Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định của chính phủ số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;

- Công văn số 1574/BCN-CLH ngày 12/4/2007 của Bộ Công thương “V/v hướng dẫn việc lập quy hoạch khoáng sản”;

- Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 20/2006/QĐ-BTN-MT ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành bộ đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định các công trình địa chất;

- Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định về trình tự, thời gian lập thủ tục đầu tư, kế hoạch đầu tư, chống lãng phí, thất thoát và nợ đọng trong quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Công văn số 3047/UBND-KTN ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận cho quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

- Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2009 về việc phê duyệt đề cương quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

- Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc quy hoạch nuôi cá lồng, cá bè;

2. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

 a) Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ, nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;

 b) Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cầu đường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;

 c) Khai thác khoáng sản cát sông phải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng nhân dân địa phương nơi có khoáng sản, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;

d) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát sông của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội của UBND tỉnh Vĩnh long; phù hợp với các quy hoạch ngành khác như Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch khu vực nuôi cá lồng cá bè… .



3. Căn cứ lập quy hoạch

Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Vĩnh Long và khu vực;

b) Kết quả khảo sát đánh giá về tài nguyên khoáng sản về tài nguyên cát sông;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vùng có khoáng sản và nhu cầu của thị trường;

d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

e) Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2000.

f) Phù hợp với quy hoạch của các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang là các tỉnh có ranh giới chung trên sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà Ôn. Ranh giới quy hoạch các thân cát cách ranh giới các tỉnh trên là 50 mét.



II. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

Quan điểm chung cho quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long như sau:

- Tài nguyên cát lòng sông là nguồn lợi vật chất đặc thù có tính tái tạo thuộc sở hữu Nhà nước phải được thống nhất quản lý. Do đó việc thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông phải có quy hoạch, kế hoạch khai thác đạt hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm. Khi chưa khai thác phải bảo vệ để dự trữ lâu dài; các hoạt động thăm dò, khai thác cát sông phải theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư khảo sát, thăm dò đánh giá toàn diện chất lượng, trữ lượng cát sông và các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác các sông hướng tới đầu tư phát triển bền vững;

- Việc khai thác cát sông phải đảm bảo đồng thời các lợi ích trước mắt cũng như lâu dài: thông thoáng dòng chảy, tránh và giảm thiểu nguy cơ sạt lở, các tác động xấu tới môi trường, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế... . Tuyệt đối không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu; gắn liền lợi ích của hoạt động khai thác cát sông với quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác. Khai thác cát sông phải phát triển hài hòa với các lợi ích khác trên sông như nuôi trồng thủy sản, luồng giao thông đường thủy nội địa, luồng hàng hải, chất lượng nước sông phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, tưới tiêu và đời sông của nhân dân địa phương trong khu vực khai thác;

- Hoạt động khai thác phải thường xuyên được giám sát và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện tự nhiên, tận dụng tối đa lợi ích của sông đem lại và giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường;

- Thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng cát lòng sông phải kết hợp chặt chẻ với việc bảo vệ môi trường, phù hợp với việc sử dụng tài nguyên đất đai, lãnh thổ. Khai thác cát sông phải đảm bảo tính phục hồi tài nguyên, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

- Gia tăng vị trí ngành công nghiệp khoáng sản cát lòng sông trong bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, thúc đẩy sự phát triển có định hướng công nghiệp khai thác cát, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh (cho nông nghiệp và dịch vụ);

- Phát triển công nghiệp khoáng sản của tỉnh phải có qua hệ chặt chẻ và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển ngành công nghiệp của trung ương và địa phương cũng như các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, xây dựng cơ bản, đô thị hóa và du lịch dịch vụ... trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tạo cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản cát lòng sông;

- Tạo điều kiện thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho công nghệ khai thác sử dụng cát lòng sông. Từ cơ sở đa dạng hóa và mức độ đầu tư sẽ cho phép đổi mới công nghệ, kết hợp thô sơ và hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao;

- Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực khai thác cát từ 12% trở lên, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh.



III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH

1. Nhận định chung về mối quan hệ giữa các yếu tố: tiềm năng cát, thị trường, môi trường đến vấn đề quy hoạch.

Như phần đánh giá tiềm năng tài nguyên cát san lấp trên lòng sông phạm vi tỉnh Vĩnh Long là 129.833.822 m3. Trữ lượng có thể huy động vào khai thác sau khi trừ đi một phần diện tích thân cát nằm trong vùng cấm còn lại là: 125,297.690 triệu m3. Nhu cầu về cát sông từ nay đến năm 2020 khoảng 74,055.839 triệu m3; trung bình nhu cầu hàng năm khoảng 6,171 triệu m3 như vậy tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đáp ứng được nhu cầu đến năm 2020. Trong quá trình xem xét cấp giấy phép thăm dò cho từng khu vực, các chủ sở hữu phải tiến hành công tác thăm dò đánh giá lại trữ lượng cát ở cấp trữ lượng 122, vì trong giai đoạn lập quy hoạch chỉ đưa ra trữ lượng và tài nguyên cát ở con số dự báo. Khả năng khai thác trên toàn tuyến sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra, sông Hậu, sông Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long có thể đạt 10-11 triệu m3/năm. Thực tế trong những năm qua sản lượng khai thác và tiêu thụ cát san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tính từ năm 2000 đến nay như sau: năm 2000 khai thác và tiêu thụ 684.000m3, đến năm 2005 khai thác và tiêu thụ 2.082.000m3, năm 2009 khai thác và tiêu thụ 3.000.000m3. Dự tính đến năm 2020 sản lượng khai thác để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh là 74.055.839 m3. Căn cứ theo tốc độ tăng trưởng dự tính mỗi năm sẽ thăm dò và đưa vào khai thác thêm 1 đến 4 khu mỏ như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển vừa đủ để bù cho các mỏ hiện khai thác sẽ bị cạn kiệt dần, đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế hàng năm về đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.

Việc khai thác cát sông thực chất là nạo vét đáy sông để lấy lên lượng cát. Mặc dù việc khai thác cát tuy có tác động đến môi trường nhưng có thể giảm thiểu bằng các biện pháp cụ thể trong các báo cáo ĐTM của từng mỏ và quan trọng hơn đó là giám sát định kỳ để có thể điều chỉnh hoạt động khai thác cho hợp lý.

2. Phương án quy hoạch

Từ mối quan hệ giữa các yếu tố: tiềm năng cát, thị trường, môi trường có thể đưa ra 2 phương án quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông tỉnh Vĩnh Long:

Phương án 1. Dựa theo các nhu cầu thị trường, khai thác mang lợi nhuận nhanh có thể đầu tư thăm dò, khai thác với công suất lớn, khai thác triệt để hết tầng khoáng sản tại các thân cát gần nơi tiêu thụ, điều kiện khai thác thuận lợi.

Phương án 2. Tổ chức thăm dò khai thác dạng dàn trải ở các khu vực có tiềm năng cát sông, ưu tiên các chỗ nông, gần thị trường tiêu thụ. Chỉ khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu cũng như khoảng cách xa bờ. Phương tiện khai thác phải có ít nhất ½ số lượng phương tiện do tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép làm chủ sở hữu.



Phương án 1:

Ưu điểm:

- Chi phí vận chuyển thấp do cự ly vận chuyển ngắn.



Khuyết điểm:

- Khai thác cát với công suất lớn làm giảm tuổi thọ mỏ dẫn đến hiệu kinh tế rất thấp

- Khai thác triệt để hết tầng khoáng sản cát sẽ làm cạn kiệt tài nguyên gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững.

- Khai thác tập trung sẽ dễ gây ra những biến động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội



Phương án 2:

Khuyết điểm:

- Chi phí vận chuyển cao do cự ly vận chuyển xa.



Ưu điểm:

- Khai thác cát dạng dàn trải tận dụng được quá trình bổ cập cát hàng năm làm tăng tuổi thọ mỏ đồng thời làm tăng hiệu kinh tế.

- Khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu và dàn trải sẽ không làm cạt kiệt tài nguyên làm tăng sự phát triển bền vững.

- Khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu cũng như khoảng cách xa bờ sẽ tránh được các biến động lớn về môi trường tự nhiên và xã hội như: sạt lở bờ sông, xâm thực sâu cục bộ lòng sông.

- Số lượng phương tiện khai thác cho 01 mỏ phải có ít nhất ½ phương tiện do tổ chức, cá nhân đó làm chủ sở hữu nhằm hạn chế: việc cho “thuê” mỏ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trong hoạt động khoáng sản; tránh hiện tượng “bóc lột” mỏ làm cạn kiệt tài nguyên vì nếu số lượng phương tiện tham gia khai thác vượt quá số lượng đăng ký khó kiểm soát được vị trí khai thác, sản lượng khai thác thực tế gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và xã hội.

Với điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Long và vì sự phát triển bền vững nên chọn phương án 2. Theo đó, khai thác công nghiệp các thân cát đã và đang tiến hành đầu tư thăm dò khai thác đồng thời tiếp tục cho đầu tư thăm dò và lập dự án đầu tư các khu vực còn lại, những năm đầu khai thác quy mô nhỏ. Việc đầu tư thăm dò khai thác dàn trải trên diện rộng, hạn chế công suất khai thác cho từng mỏ có những mặt tích cực khác như: quản lý được đồng đều trên các khu vực có cát, hạn chế hiện tượng khai thác trái phép, khi nhu cầu có sự tăng đột biến thì việc tăng công suất đáp ứng thị trường cũng rất thuận lợi. Đặc biệt, đầu tư khai thác dàn trải và hạn chế công suất trên từng mỏ sẽ có lợi về mặt không gây biến động lớn về môi trường.



Quy hoạch chung cho công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, được chia thành các nhóm quy hoạch như sau:

1. Khu vực đã thăm dò và cấp phép khai thác, tiếp tục đưa vào quy hoạch khai thác (chi tiết xem bảng: 3.1).

2. Khu vực đã và đang thăm dò tiếp tục cấp phép khai thác đến 2015 (chi tiết xem bảng: 3.2).

3. Khu vực cấp phép thăm dò khai thác mới giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến 2020 (chi tiết xem bảng: 3.3).

4. Khu vực tài nguyên dự trữ có thể sẽ cấp phép thăm dò khai thác sau năm 2020.

5. Khu vực cấm, tạm cấm khai thác.

6. Khu vực hạn chế công suất khai thác.

IV. QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC

1. Khu vực đã thăm dò và cấp phép khai thác, tiếp tục đưa vào quy hoạch khai thác.

Bảng: 3.1



TT

Tên sông và thân cát

Đã cấp Giấy phép khai thác số

Công suất đã cấp

m3/năm



Trữ lượng,

m3



Số hiệu khu vực trên bản đồ

Ghi chú

1

S. Tiền, ST-TQ.1

1156/QĐ-UBND

100.000

750.750

KT.1




2

S. Tiền, ST-TQ.1

1155/QĐ-UBND

300.000

1.540.000

KT.2




3

S. Tiền, ST-TQ.1

1152/QĐ-UBND

100.000

2.310.000

KT.3




4

Cổ Chiên, CC-TQ.1

1149/QĐ-UBND

200.000

2.299.000

KC.4




5

Cổ Chiên CC-TQ.1

1150/QĐ-UBND

200.000

2.926.000

KC.5




6

Cổ Chiên CC-TQ.2

1200/QĐ-UBND

200.000

1.651.500

KC.6




7

Cổ Chiên, CC-TQ.2

1147/QĐ-UBND

200.000

1.614.800

KC.7




8

Cổ Chiên, CC-TQ.2

2076/QĐ-UBND

200.000

871.625

KC.8




9

Cổ Chiên, CC-TQ.3

1153/QĐ-UBND

300.000

1.139.220

KC.9




10

Cổ Chiên, CC-TQ.5

1154/QĐ-UBND

150.000

3.165.910

KC.10

Diện tích khai thác 3/4 nằm ngoài thân cát cần thăm dò bổ sung

11

Cổ Chiên, CC-TQ.6

1148/QĐ-UBND

100.000

1.639.000

KC.11




12

Cổ Chiên, CC-TQ.6

1151/QĐ-UBND

40.000

1.788.000

KC12




13

Pang Tra PT-TQ.1, PT-TQ.2

1847/QĐ-UBND

200.000

448.154

1.194.730



KP.13

Hai khu ở hai thân cát

14

S.Hậu, SH-TQ.1

2075/QĐ-UBND

98.000

746.550

KH.14




15

S.Hậu, SH-TQ.4

2073/QĐ-UBND

150.000

918.000

KH.15

Một phần phía trên năm ngoài thân cát, phải điều chỉnh

16

S.Hậu, SH.4

215/QĐ-UBND

150.000

918.000

KH.16




17

N. Trà Ôn, TO-TQ.1

1126/QĐ-UBND

100.000

352.000

KO.17

Cần điều chỉnh lại vị trí cho phù hợp với địa hình

18

S.Hậu, nhánh Trà Ôn, TO-TQ.1

1296/ QĐ-UBND

100.000

7.870.720

KO.18

Cần điều chỉnh lại vị trí cho phù hợp với địa hình

19

S.Hậu, nhánh Trà Ôn, TO-TQ.1

2073/QĐ-UBND

100.000

1.273.536

KO.19




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương