BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4. Rủi ro


Dự án Bảo vệ và phát triển rừng có chu kỳ thực hiện dài. Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện dự án, kể từ khi thiết kế, trồng rừng, chăm sóc rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng có thể có những rủi ro khách quan mà chủ dự án cần phải lường trước để giúp cho dự án có thể tránh hoặc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả cuối cùng của dự án. Những rủi ro trong dự án phát triển rừng sản xuất có thế là:

-Khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới trong những năm tới có thể tác động xấu tới việc thực thi và hiệu quả các dự án không đạt như dự tính dự báo.

- Ban QLDA không phải là chủ thể pháp nhân, nên không thể vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển mà chỉ có vai trò tư vấn, trợ giúp các hộ nông dân vay tiền. Khi nông dân vay vốn từ ngân hàng, yêu cầu phải có thế chấp, do vậy họ khó có thể vay tín dụng ngân hàng với tổng giá trị lớn. Nếu không vay đủ tiền, việc thực hiện dự án cũng sẽ gặp khó khăn. Trong giai đoạn thực hiện dự án, nhu cầu gỗ nguyên liệu, giá gỗ nguyên liệu có thể sẽ biến động, hiệu quả đầu tư sẽ thấp hơn dự kiến nếu không đầu tư đúng kỹ thuật và không tính toán hợp lý chi phí đầu tư.

- Trong suốt quá trình thực hiện dự án, có thể có ảnh hưởng bất lợi của thời tiết: Bão lốc làm gãy đổ cây, rét và sương muối làm chết cây…có thể lượng tăng trưởng của cây rừng sẽ không đạt được mức như kế hoạch đề ra, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.



VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Để quy hoạch được thực hiện có kết quả theo các mục tiêu đã đặt ra , các dự án sau cần được ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư:



1. Dự án Rừng Đặc dụng

1. Xây dựng dự án đầu tư Khu BTTN Tây Yên Tử giai đoạn 2010-2015.

-Mục tiêu: Xây dựng dự án đầu tư chi tiết các hạng mục lâm sinh và cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2015 làm cơ sở cho việc đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

-Qui mô; 13.010 ha

-Thời gian thực hiện: 2009-2010

2. Dự án xây dựng vườn sưu tập thực vật tại rừng đặc dụng Tây Yên Tử

-Mục tiêu: Sưu tập các loài thực vật bản địa; Bảo vệ nguồn gien quí hiếm; phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

-Quy mô: Diện tích 15.0 ha, tại xã Thanh Sơn - huyện Sơn Động .

-Thời gian thực hiện: 2009-2015

2. Dự án rừng phòng hộ

1. Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thương và sông Lục Nam

- Mục tiêu: Nhanh chóng nâng cao độ che phủ rừng, đảm bảo phát huy tác dụng phòng hộ cho các hồ đập để đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp

- Quy mô: Diện tích khoảng 20.000 ha, tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động.

-Thời gian thực hiện: 2009-2015

2. Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ cảnh quan môi trường núi Nham Biền.

- Mục tiêu: Duy trì và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, đảm bảo phát huy chúc năng phòng hộ chống xói mòn và tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp vùng bán sơn địa

- Qui mô: 791 ha tại huyện Yên Dũng

-Thời gian thực hiện: 2009-2015

3. Dự án rừng sản xuất

1- Dự án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2009-2013:

- Mục tiêu: Hoàn thành giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp trên diện tích chưa giao và đất lâm nghiệp mới bổ sung từ quĩ đất đồi núi chưa sử dụng. Dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 9/3/2009.

- Nội dung: Giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình; Cho thuê đất, thuê rừng với các tổ chức cá nhân có nhu cầu; Giao rừng có thu tiền sử dụng rừng cho các công ty lâm nghiệp; Rà soát, hoàn thiện hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng toàn tỉnh.

- Qui mô: trên diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

-Thời gian thực hiện: 2009-2013

2- Dự án Qui hoạch sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, bố trí dân cư huyện Sơn Động

-Mục tiêu: Thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Nội dung: Xây dựng qui hoạch chi tiết sản xuất nông - lâm - nghư nghiệp và bố trí dân cư đến 2015 phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững cho huyện Sơn Động

- Qui mô: huyện Sơn Động

- Thời gian thực hiện: 2009-2015


  1. Dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ trụ mỏ:

- Mục tiêu: Trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp khai thác than tại Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Qui mô: 20.000ha thuộc địa bàn 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế.

-Đây là dự án đã được đề xuất trước đây, nay tiếp tục thực hiện.

- Thời gian thực hiện: 2009-2020

4. Dự án trồng rừng nguyên liệu ván ghép thanh:

- Mục tiêu: Trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ván ghép thanh, ván ép Song Khê tỉnh Bắc Giang

- Qui mô: 5000 ha thuộc địa bàn 3 huyện Yên thế, Lục Nam, Sơn Động

- Thời gian thực hiện: 2009-2020

5. Dự án trồng rừng nguyên liệu Giấy- dăm gỗ

- Mục tiêu: Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hiện có và dự kiến xây dựng, phần còn lại sẽ xuất khẩu.

- Qui mô: 25.000ha Thuộc 5 huyện Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang.



- Thời gian thực hiện: 2009-2020

6. Dự án điều chế và quản lý rừng bền vững

- Mục tiêu: điều chế, quản lý rừng theo các tiêu chí rừng sản xuất bền vững tiến tới việc cấp chứng chỉ rừng, làm mô hình quản lý rừng cho các địa phương còn lại.

- Qui mô: 500 ha tại huyện Sơn Động



-Thời gian thực hiện: 2009-2015

7. Dự án phát triển Lâm sản ngoài gỗ .

-Mục tiêu: Phát triển sản phẩm lâm sản ngoài gỗ thế mạnh của địa phương để tăng giá trị của rừng và bảo tồn loài cây bản địa quí hiếm

-Nội dung: trồng bổ sung cây thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ trong cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung rừng tự nhiên với các loài cây : Trám, Dẻ ăn quả, Song mây, Ba kích, Măng điền trúc, Luồng …Tỉa thưa, cải tạo các khu rừng Dẻ ăn quả hiện có để có năng suất cao. Trồng tre măng, luồng trong rừng sản xuất

- Qui mô: 4.000 ha, tại Lục Nam, Sơn Động, Lục ngạn, Yên Thế.

-Thời gian thực hiện: 2009-2020

Ngoài các dự án ưu tiên thực hiện trong kỳ qui hoạch như trên, tiếp tục thực hiện đúng tiến độ các dự án đang triển khai như Dự án 661; Dự án 147; Dự án phân giới cắm mốc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Dự án hỗ trợ gạo đồng bào miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy; Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng; Dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và vườn Vải hoang hoá…



Phần IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

I/- TỔ CHỨC THỰC HIÊN

Để tổ chức thực hiện dự án quy hoạch các cấp, các ngành cần thực hiện tốt trách nhiệm sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, xã tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; đưa các nội dung của quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm;

Tổ chức công bố công khai quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, xã thực hiện các giải pháp quy hoạch, kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Ủy ban nhân dân các huyện, xã rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Cục Thống kê phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bên liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá ngành lâm nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và nghiên cứu về những đóng góp về kinh tế, môi trường.

5. Các Sở, ngành khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến ngành mình. Ủy ban nhân dân các huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện và xã. Các dự án lâm nghiệp tại địa phương phải lồng ghép với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.



II/- GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

1.Mục tiêu giám sát-đánh giá: là nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hạng mục công việc trong thực tế so với Qui hoạch đã đề ra và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tất cả các hạng mục công việc đều được thực hiện theo đúng qui hoạch

2.Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện qui hoạch, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng

Các chỉ tiêu sau cần được giám sát đánh giá:

- Diện tích bảo vệ và phát triển rừng.

- Chất lượng rừng.

- Sản lượng gỗ khai thác và bán ra thị trường.

- Số hộ gia đình tham gia dự án được cải thiện đời sống.

- Lợi ích kinh tế do dự án bảo vệ phát triển rừng mang lại.

3.Kế hoạch giám sát: Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

4. Thành phần đoàn giám sát- đánh giá

Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án qui hoạch cần được thực hiện độc lập bằng một ban liên ngành gồm cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp, đại diện cho UBND tỉnh Bắc Giang; cơ quan cho vay vốn tín dụng; cơ quan chuyên môn về điều tra quy hoạch rừng; cơ quan quản lý về lâm nghiệp cấp huyện và tỉnh Bắc Giang.

Ngân hàng phát triển nông nghiệp; ngân hàng chính sách tỉnh (tùy thuộc vào ngân hành nào cho người dân của năm xã tham gia dự án vay vốn).

Trung tâm Điều tra Quy hoạch nông lâm nghiệp (ĐTQHNLN) tỉnh Bắc Giang hoặc cơ quan tư vấn của tỉnh khác hoặc của Trung ương, nhưng có chuyên môn về ĐTQHNLN:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang.

- Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang; Chi cục Kiểm Lâm Bắc Giang

- Phòng Nông lâm nghiệp các huyện .



5. Phương pháp thu thập thông tin: Kiểm tra các sổ sách kinh doanh, số liệu thống kê, hồ sơ thiết kế trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác gỗ rừng trồng… của ban quản lý dự án và đối chiếu với diện tích rừng đã được bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới, khai thác tại hiện trường:

- Phỏng vấn và tham khảo số liệu của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

- Đối với việc theo dõi đánh giá đời sống của người dân tham gia dự án

- Kiểm tra sổ sách, thống kê của xã tham gia dự án và ban quản lý dự án cấp huyện

6. Kinh phí theo dõi, đánh giá: Kinh phí giám sát đánh giá được lấy từ ngân sách quản lý dự án.

7. Thành quả giám sát- đánh giá: Thành quả theo dõi đánh giá là báo cáo, biên bản giám sát đánh giá và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện dự án.


Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

II/- KẾT LUẬN

    Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2020 được xây dựng dựa trên những tài liệu điều tra mới nhất và đáng tin cậy, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của các Ngành, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia và của tỉnh cũng như các chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp của cả nước. Dự án đã thể hiện được tính kế thừa, thực tiễn và khoa học. Đây là Dự án có tính khả thi cao, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng và nhà nước.

Phương án qui hoạch hướng tới khai thác triệt để, có hiệu quả và bền vững diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch, đặc biệt là sử dụng tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, trên cơ sở có thu nhập cao và ổn định từ nghề rừng. Nghề rừng phát triển gắn với công nghiệp chế biến góp phần ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Phát triển rừng còn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực.

Công trình được xây dựng có căn cứ khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, với những bước đi hợp lý. Thực hiện đúng quy hoạch và các giải pháp phát triển rừng sẽ giúp đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển rừng nói riêng, đem lại lợi ích không những cho tỉnh Bắc Giang mà còn còn góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc đến 2020 đã được phê duyệt.



II/- KIẾN NGHỊ

1. Sau khi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được phê cần tiếp tục xây dựng qui hoạch chi tiết phát triển rừng sản xuất và sớm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện và cấp xã. Đề ghị UBND tỉnh cho lập các Dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên theo đúng trình tự đã dự kiến và kêu gọi các nhà đầu tư để thực thi quy hoạch có hiệu quả./.

2. Đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho việc phát triển rừng, đặc biệt là vốn vay cho phát triển rừng sản xuất, tăng vốn ngân sách cho việc bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ phát triển rừng sản xuất.

3. Cần có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến xã và các cơ quan chức năng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn làm cơ sở cho nghề rừng phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh



4. Cần tiếp tục thực hiện rà soát điều chỉnh qui hoạch ba loại rừng, qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và qui hoạch bảo vệ phát triển rừng theo định kỳ để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ.

PHẦN PHỤ LỤC

-Biểu 01/HT. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp

-Biểu 02/HT. Hiện trạng diện tích các loại rừng theo đơn vị hành chính

-Biểu 03/HT. Hiện trạng trữ lượng các loại rừng theo đơn vị hành chính

-Biểu 04/HT. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

-Biểu 05/HT. Hiện trạng trữ lượng rừng phân theo chủ quản lý

-Biểu 01/QH. Quy hoạch đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính

-Biểu 02/QH. Quy hoạch đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

-Biểu 03/QH. Quy hoạch khối lượng sản xuất theo đơn vị hành chính

-Biểu 04/QH. Quy hoạch sản lượng chế biến lâm sản chủ yếu theo giai đoạn

-Biểu 05/QH. Quy hoạch khối lương sản xuất theo chủ quản lý

-Biểu 06/QH. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư các hạng mục lâm sinh theo CQL


-Biểu 07/QH. Tổng hợp đầu tư theo hạng mục và giai đoạn.

-Biểu 08/QH Tổng hợp nhu cầu đầu tư theo hạng mục và nguồn vốn






Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương