BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG


Biểu 23: Tiến độ quản lý bảo vệ rừng theo giai đoạn



tải về 1.3 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Biểu 23: Tiến độ quản lý bảo vệ rừng theo giai đoạn


Đơn vị tính: Ha

Hạng mục

Đơn vị

Theo giai đoạn

Tổng

2009-2015

2016-2020

Bảo vệ rừng

ha

255.182,2

119.280,5

135.901,7

Rừng đặc dụng

ha

25.251,2

12.545,1

12.706,1

Rừng phòng hộ

ha

36.116,4

16.952,9

19.163,5

Rừng sản xuất

ha

193.814,6

89.782,5

104.032,1

+ Biện pháp kỹ thuật

- Đối với rừng đặc dụng: Chủ rừng là các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng bằng lực lượng chuyên trách của mình. Chỉ thực hiện khoán bảo vệ rừng ở những nơi không đủ lực lượng chuyên trách tính theo mức 500 ha/1biên chế kiểm lâm ( Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 2/5/2008 Hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010).

- Đối với rừng phòng hộ: Chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ tự tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng phòng hộ (theo mức 1000ha/biên chế). Nhà nước chỉ đầu tư khoán bảo vệ rừng đối với những khu rừng phòng hộ ở khu vực có nhiều khó khăn trong việc bảo vệ, có nguy cơ xẩy ra mất rừng cao và chưa có các nguồn lợi thường xuyên từ rừng phòng hộ này. Trong diện tích do BQL rừng phòng hộ Cấm sơn quản lý nếu theo định mức so với biên chế hiện tại sẽ có khoảng 3000ha sẽ phải giao khoán bảo vệ cho các hộ dân. Những diện tích rừng phòng hộ đã giao cho các cộng đồng dân cư thôn, các hộ gia đình, nhưng chưa có nguồn hưởng lợi từ rừng và tại những vùng rất nhạy cảm về bảo vệ rừng, UBND các tỉnh quyết định việc hỗ trợ bảo vệ rừng một phần từ kinh phí khoán bảo vệ rừng của tỉnh đã được Trung ương giao

Với những khu rừng phòng hộ đã có những nguồn lợi thu nhập thường xuyên theo quy định, nếu cần và nếu có nhu cầu của nhân dân địa phương thì các Ban quản lý rừng phòng hộ có thể khoán ổn định lâu dài cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức mà không có tiền khoán bảo vệ rừng hàng năm của nhà nước.



- Đối với rừng sản xuất: Chủ quản lý rừng tự tổ chức bảo vệ và tự túc kinh phí. Đối với rừng tự nhiên chủ rừng được quyền khai thác gỗ và lâm sản theo qui định hiện hành để bù đắp chi phí. Diện tích rừng chưa giao hiện do UBND xã quản lý sẽ được khoán bảo vệ và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách. Riêng diện tích rừng tự nhiên giàu và trung bình (IIIa3; IIIa2) đang áp dụng biện pháp đóng cửa rừng để bảo vệ ở huyện Sơn Động nếu khoán bảo vệ được hỗ trợ kinh phí với mức 200.000đ/ha/năm ( theo Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ). Đối với rừng trồng sau giai đoạn trồng và chăm sóc 3 năm tiếp theo chủ rừng tiếp tục tự bảo vệ đến khi khai thác.

- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích, chất lượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ.

- Tiến hành đóng mốc bảng, niêm yết nội dung bảo vệ rừng tại nơi nhiều người qua lại, gần khu dân cư.

- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng.

- Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại, tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời khen thưởng những người, đơn vị làm tốt.



2. Phát triển rừng

2.1. Khoanh nuôi tái sinh

+ Đối tượng: Diện tích đất trống Ic, Ib của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng (H>1,0 m) > 800 cây/ha và những diện tích không đủ điều kiện trên, nhưng phân bố phân tán, cao xa, dốc, xen kẽ trong rừng có khả năng nhận gieo giống tự nhiên.

+ Khối lượng: Tổng diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng là 1.553 ha. Trong đó rừng đặc dụng: 161 ha; rừng phòng hộ: 1.392 ha;

+`Tiến độ: thực hiện: 2009-2015: 1.553 ha

Theo dự kiến qui hoạch, sau 2015 sẽ chuyển toàn bộ diện tích khoanh nuôi giai đoạn trước 2015 sang bảo vệ rừng tự nhiên.



+ Biện pháp kỹ thuật

- Áp dụng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

- Tiến hành đo đạc, đóng mốc bảng, lập hồ sơ cho từng lô, điều tra mô tả đánh giá số, chất lượng cây tái sinh, hoàn thiện hồ sơ giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng…

- Triệt để tận dụng cây tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua những biện pháp ngăn chặn, nghiêm cấm mọi sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh và nạn lửa rừng.

- Thời gian khoanh nuôi tiến hành trong 5 năm.

- Cuối kỳ khoanh nuôi tiến hành nghiệm thu theo các tiêu chuẩn thành rừng hiện hành của Bộ NN&PTNT (Ban hành theo quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/1/2005)



2.2. Trồng rừng

2.2.1 Trồng rừng tập trung

+ Đối tượng:

- Trồng rừng trên đất trống: Diện tích đất trống có số, chất lượng tái sinh kém ( mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng H > 1,0 m đạt dưới 800 cây/ha) ở khu phòng hộ; trên đất trống và nương bãi bỏ hoang ở khu sản xuất. Những diện tích này thường gần các trục đường giao thông, các khu dân cư, thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và khai thác tiêu thụ sản phẩm . Tuy nhiên ở những khu vực dự kiến trồng rừng mới có diện tích tập trung mà chưa có đường vận xuất cần tiến hành mở đường lâm nghiệp để thuận lợi cho việc tăng quĩ đất trồng rừng.

- Trồng rừng trên đất cải tạo chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt (đối tượng; tiêu chuẩn; biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt ở mục 2.3)

- Trồng lại rừng trên đất sau khai thác trắng rừng trồng sản xuất.

- Trồng rừng trên diện tích cải tạo vườn vải hoang hoá.



+ Khối lượng:

Tổng diện tích trồng và chăm sóc rừng tập trung là: 87.834,9 ha, bình quân 7.319,5 ha/năm; trong đó cơ cấu các loại rừng được trồng như sau:



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương