BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang .

Từ năm 2000 đến nay tăng trưởng sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng vẫn chậm (khoảng 2,2%/năm). Tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (bình quân chung cả nước tăng 2,40%/năm). Giai đoạn 2001-2007 tăng trưởng giá trị về trồng rừng và nuôi rừng giảm do qui mô rừng trồng đã tương đối ổn định theo qui hoạch cũ. Giai đoạn 2001-2007 xu hướng tăng trưởng nhanh dần giá trị khai thác lâm sản do diện tích rừng trồng của các dự án trước đây bắt đầu đến tuổi khai thác (năm 2007, giá trị khai thác chiếm 71,95% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp). Giá trị khai thác rừng trồng sẽ còn tăng mạnh vào những năm tới góp phần nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp và cung cấp nguồn vốn cho việc tái tạo rừng.



- Ngành Thuỷ sản: Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2007 là 135,964 tỷ đồng, sản lượng thuỷ sản 16.830 tấn/năm. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 11.588ha. Năng suất nuôi, trồng thuỷ sản trong tỉnh chưa cao do chất lư­ợng ao hồ và giống ch­ưa tốt. Nuôi trồng thuỷ đặc sản có chiều hướng phát triển nhưng còn hạn chế về thị trường. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng diện tích mặt nư­ớc tư­ơng đối có hiệu quả, đặc biệt là các hộ nuôi đặc sản nh­ư ba ba, l­ươn, ếch... cho thu nhập cao.

Nhìn chung, tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn có những mặt hạn chế, yếu kém: Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm và không đồng đều. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều lao động. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh còn dàn trải, trình độ sản xuất hàng hoá thấp, quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; chưa chú ý xây dựng thương hiệu.

B. Công nghiệp - Xây dựng

Từ năm 2001 đến nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm đạt 18,9%; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 6.093 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000. Tỉnh Bắc Giang hiện có 83 dự án đã được cấp phép đầu tư trong giai đoạn 2001 – 2005, tiếp tục đi vào hoạt động trong giai đoạn 2006 – 2010 với tổng số vốn đăng ký 7.228,5 tỷ đồng. Đến 2007, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.957 tỷ đồng. Đã hình thành 9 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương. Trong 5 năm qua, đã cấp phép đầu tư cho gần 200 dự án, với tổng vốn đăng ký 9 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh và đạt kết quả khá. Đến nay, toàn tỉnh đã có 28 làng nghề và 13 nghìn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tăng gần 2 nghìn hộ so với năm 2000; một số nghề mới được du nhập; qui mô làng nghề mở rộng hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động khu vực nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm xi măng, phân bón, sản phẩm may, Điện, Bia-nước giải khát, gạch...Nhìn chung công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng còn thấp trong nền kinh tế và chưa phát triển hết tiềm năng.

Theo số liệu Cục thống kê tỉnh Bắc Giang: năm 2008 Kim ngạch xuất khẩu đạt 168 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 836,9 tỷ đồng. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong năm 2008, toàn tỉnh đã thu hút được 18 dự án FDI với số vốn đăng ký 173 triệu USD; 86 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 11.200 tỷ đồng. Một số dự án lớn có tiến độ thực hiện khá như: dự án Nhiệt điện Sơn Động đã chính thức phát điện tổ máy số 1 vào ngày 28/12/2008.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, hiệu quả không cao; sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa có sản phẩm mũi nhọn. Trình độ sản xuất và năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp còn yếu. Hiện nay tỉnh Bắc Giang vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách. Do vậy ảnh hưởng tới các nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế trong thời gian tới.

C. Dịch vụ

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của các ngành sản xuất vật chất, ngành dịch vụ – thương mại – du lịch của Bắc Giang đã có nhiều cố gắng vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng, hàng hoá tiêu dùng phong phú, thị trường sôi động, đã hình thành hệ thống mạng lưới chợ rộng khắp trên địa bàn tạo ra sự lưu thông hàng hoá theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao. Hiện nay toàn tỉnh có 121 chợ và 2 trung tâm thương mại đang được đầu tư xây dựng.

- Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng nhanh, năm 2000 đạt 1.811 tỷ đồng, năm 2005 đạt 4.342 tỷ đồng, năm 2006 đạt 5.277 tỷ đồng, năm 2007 đạt khoảng 6.226 tỷ đồng . Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 13,5%/năm.

2.2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông Bắc Giang đư­ợc phân bổ đều và thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đư­ờng sông.

- Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ 1A, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã với tổng chiều dài 4008 km. Trong đó quốc lộ gồm 5 tuyến với tổng chiều dài là 277,5 km. Đường tỉnh gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 387,5 km. Đường huyện có 54 tuyến với tổng chiều dài 469,5 km. Đường liên xã có tổng chiều dài 2874 km. Mật độ đường đạt 0,3 km/ km2 ở cả 3 vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Tuy nhiên chất lượng nhìn chung còn thấp, nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp trải nhựa. Đặc biệt là các tuyến đường nằm ở miền núi, trung du và các tuyến đường huyện xã.

- Đường thuỷ: Trên địa bàn có ba con sông lớn chảy qua là sông Thư­ơng, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km (hiện đang khai thác giao thông thuỷ 187 km) tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện. Hệ thống sông này cũng là nguồn cung cấp n­ước mặt phong phú với trữ lượng hàng trăm triệu mét khối cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Trên các tuyến sông có 3 hệ thống cảng: Cảng trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương với tổng năng lực bốc xếp khoảng 200 nghìn – 300 nghìn tấn.

- Đường sắt: Bắc Giang có 3 tuyến đư­ờng sắt đi qua với tổng chiều dài 87 km gồm các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội - Kép (Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh); Hà Nội – Kép – Lưu Xá.

- Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Giang hiện nay lấy từ hệ thống chung qua các đường truyền tải điện 220 KV, 110 KV: Phả Lại (Hải Dương) – Bắc Giang – Đông Anh (Hà Nội), qua trạm trung gian Đình Trám và trạm 220 KV Bắc Giang, đảm bảo cung cấp điện cho thành phố Bắc Giang, các huyện và các khu công nghiệp.

Hệ thống thuỷ lợi tưới nước: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 683 công trình tưới với tổng cống suất thiết kế tưới cho 67.847 ha. Trong đó:

- Hồ đập: 257 hồ, tổng công suất tưới hiện tại 31.575 ha.

- Trạm bơm: 121 trạm, tổng công suất tưới hiện tại 16.720 ha.

- Công trình tiểu thuỷ nông: 325 công trình, tổng công suất tưới hiện tại 12.250 ha.

Như vậy, đến nay Bắc Giang có diện tích tưới thực tế của các công trình thuỷ lợi đạt khoảng 75,8% diện tích đất canh tác cần tưới của tỉnh. Với diện tích rừng đầu nguồn được bảo vệ và phát triển tốt đã đảm bảo điều hoà nguồn nước cho các hồ đập và công trình thuỷ lợi nói trên.

Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu sử dụng của thành phố Bắc Giang. Riêng đối với các thị trấn huyện lỵ, và vùng nông thôn tỷ lệ được sử dụng nước sạch mới đạt 69 % dân số.



2.3. Văn hóa xã hội

-Y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đ­ược được tỉnh quan tâm phát triển. Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2007 là 56,3%. Toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực, 11 cơ sở hệ dự phòng, 229 trạm y tế xã, ph­ường, 1 nhà hộ sinh khu vực. Tỉnh đã chủ động phối hợp với các chư­ơng trình quốc gia lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các xã vùng sâu và vùng cao. Từ năm 1999, toàn bộ số dân thị xã và dân ở các thị trấn, trung tâm đô thị đ­ược dùng n­ước sạch; Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân: 22,6. Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân: 5,57.

- Giáo dục : Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo tiếp tục đư­ợc củng cố, phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay có 36% số trường học của tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống quy mô, loại hình trư­ờng lớp ở các ngành học, bậc học đ­ược mở rộng hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng. Toàn tỉnh có một trư­ờng Cao đẳng sư­ phạm, 4 tr­ường THCN, 25 trung tâm hư­ớng nghiệp, dạy nghề, giáo dục th­ường xuyên, tin học, ngoại ngữ, 5 trư­ờng dân tộc nội trú, 41 trư­ờng PTTH, 3 trường trung học cấp 2-3 và 219 trư­ờng THCS, 256 trư­ờng tiểu học, 12 trường phổ thông cơ sở. Ngoài ra còn có rất nhiều các điểm, lớp dạy tin học, ngoại ngữ, cắt may, sửa chữa cơ khí, điện tử, mộc dân dụng...



-Văn hoá-xã hội- thông tin: Công tác văn hoá, TDTT đ­ược tỉnh quan tâm và phát triển theo h­ướng xã hội hoá; phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, làng văn hoá đ­ược nhân dân hư­ởng ứng mạnh. Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày càng nâng cao, đ­ường giao thông nông thôn, nhà văn hoá ngày càng khang trang hơn, số hộ nghèo tiếp tục giảm. Số xã đặc biệt khó khăn năm 2007 là 27 xã (11,8%); Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 toàn tỉnh chiếm 17,78% ( năm 2005 chiếm 30,67%). Theo đánh giá của Chương trình giảm nghèo tỉnh Bắc Giang 2006-2010 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 10/5/2006 của Tỉnh uỷ) tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Giang vẫn cao gấp 1,5 lần so với bình quân toàn quốc.

- Hiện nay có 228/229 số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% có trường phổ thông, trạm y tế, 186/229 xã có bưu điện văn hoá. Tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 96%, Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 72%. Bình quân 2 xã có một chợ xã - liên xã.

Số phường xã có nhà văn hoá, thư viện: 132/230 xã

Tỷ lệ diện tích cây xanh/người: 12m2.



3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

Nhìn chung thành tựu kinh tế -văn hoá - xã hội toàn tỉnh trong những năm qua đã từng bước được nâng cao rõ rệt. Với sự nỗ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và nhân dân các dân tộc, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều đó được thể hiện ở nhiều mục tiêu quy hoạch đã được thực hiện và thực hiện vượt mức đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân (1997 - 2005) là 7,4% ; năm 2008 mặc dầu khó khăn do khủng hoảng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9,1% và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhiều mục tiêu quy hoạch được thực hiện vượt mức đề ra.

Tuy nhiên nền kinh tế vẫn bộc lộ những hạn chế như chất lượng tăng trưởng nói chung thấp; GDP bình quân/người chỉ bằng khoảng 60% mức trung bình của cả nước; Cơ cấu kinh tế lạc hậu so với bình quân cả nước (tỷ trọng công nghiệp còn nhỏ bé, tỷ trọng nông nghiệp còn cao); nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn hạn hẹp; khoảng cách giữa thu - chi ngân sách còn lớn; khả năng tích luỹ cho đầu tư phát triển hạn chế; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung vẫn trong tình trạng yếu kém; Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, đặc biệt ở các xã vùng núi của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

III. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RÙNG

1. DiÖn tÝch c¸c lo¹i ®Êt lo¹i rõng

Kết quả điều tra bổ sung hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2008 cho thấy diện tích các loại rừng như sau:



Biểu 05 : Diện tích và trữ lượng các loại rừng năm 2008.

Lo¹i ®Êt, lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tr lượng (m3 )

DiÖn tÝch tù nhiªn

382.738

% Đất có rừng

5.339.907

A. §Êt l©m nghiÖp

166.609,1




5.339.907

§t cã Rõng

156.069,2

100

5.339.907

1. Rõng tù nhiªn

70.924,5

45,4

3 .081.584

a. Rõng gç l¸ réng

69.592,5

43,9

3.080.618

- Rõng giµu

1.278,5

0,8

195.445

- Rõng trung b×nh

4.986,9

3,2

567.383

- Rõng nghÌo

14.577,0

9,3

725.480

- Rõng phôc håi

48.750,1

31,2

1.592.311

b. Rõng hçn giao gỗ / tre

1.332,0

0,7

 26.433m3 / 2,1 triệu c.

2. Rõng trång

85.144,7

54,6

2.258.323

- Rõng gç cã tr÷ l­­îng

33.306,9

21,3

2.258.323

- Rõng gç ch­­a cã TL

15.051,2

9,6




- Rõng ®Æc s¶n

36.786,6

23,6




3. §Êt ch­­a cã rõng

10.539,9







Trong tổng số 156.609,2 ha đất có rừng của tỉnh thì rừng tự nhiên chiếm 45,3% rừng trồng 54,4%. Rừng tự nhiên phân bố tập trung ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn. Trong 70.924,5 ha rừng tự nhiên, có 1.278,5 ha rừng giàu, chiếm 0,8 % đất có rừng; rừng trung bình 4.986,9 ha, chiếm 3,2% diện tích đất có rừng; rừng nghèo 14.577,0 ha, chiếm 9,3% đất có rừng và 48.750,1 ha rừng non phục hồi chiếm 31,2% đất có rừng.

Nhìn chung rừng gỗ tự nhiên có trữ lượng giàu và trung bình là rất ít, được phân bố ở những nơi cao, xa và tập trung chính ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nên khả năng cung cấp gỗ và lâm sản bị hạn chế, chủ yếu là cung cấp từ rừng trồng. Vì vậy, trữ lượng gỗ rừng tự nhiên có thể khai thác trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ và lâm sản của tỉnh .

Trong 166.609 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn, diện tích đất trống đồi núi trọc là 10.539,9 ha chiếm 6,3% đất lâm nghiệp. Tỷ lệ đất trống đồi núi trọc không lớn nhưng lại tập trung ở một số huyện như Sơn Động, Lục Ngạn. Bắc Giang là một tỉnh có vị trí rất quan trọng trong khu vực, do vậy cần phải khẩn trương phục hồi rừng và trồng mới rừng trên diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp để nhanh chóng tăng độ che phủ của rừng, góp phần phòng hộ đầu nguồn các con sông và hồ đập lớn như sông Thương, sông Lục Nam và các hồ như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần. Mặt khác đáp ứng nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nhân dân địa phương đặc biệt là vùng nguyên liệu ván dăm, bột giấy… là việc làm quan trọng và cấp bách hiện nay của địa phương.

Ngoài ra, toàn tỉnh còn khoảng trên 16.000 ha đất trống chưa sử dụng có tiềm năng lâm nghiệp, trong giai đoạn 2009-2020 có thể đưa vào quy hoạch cho lâm nghiệp để tăng quĩ đất trồng rừng.



2. Trữ lượng các loại rừng

Theo kết quả tính toán, tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh hiện nay là trên 5,3 triệu m3. Trữ lượng tre nứa khoảng 58,7 triệu cây (tre nứa xen lẫn trong rừng gỗ 56,6 triệu cây; trong rừng hỗ giao gỗ - tre nứa trên 2,1 triệu cây)

Trong tổng trữ lượng gỗ 5,3 triệu m3, gỗ rừng trồng chiếm trên 2,2 triệu m3 ( 42%). Trong đó rừng trồng có trữ lượng tập trung nhiều ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang và Sơn Động. Trữ lượng rừng trồng đang có xu hướng tăng nhanh do diện tích rừng trồng các dự án trước đây đang chuyển từ rừng non sang rừng có trữ lượng.

3. Đặc điểm các loại rừng

Tổng hợp các kết quả điều tra tính toán các chỉ tiêu định lượng bình quân của hiện trạng rừng cho kết quả như sau (biểu 06) :



Biểu 06: Các chỉ tiêu bình quân về trạng thái rừng.

Chỉ tiêu BQ

Trạng thái

Độ tàn che

D

(cm)

H

(m)

N/ha

(Cây)

G/ ha

(m2)

M/ ha

(m3)

- Rừng giàu IIIA3

0,5-0,8

28-32

16-17

240-300

15-22

110-140

- Rừng T.bình IIIA2

0,4-0,7

24-26

15-16

350-400

15-21

80-110

- Rừng nghèo IIIA1

0,3

22-24

13-15

250-300

9-10

50-80

- Rừng non IIb

0,4-0,6

10-18

12-14

480-550

10-13

35-50

- Rừng non IIa

0,4-0,5

8-12

8-10

600-700

3-8

10-35

- Rừng H.giao (gỗ)

0,3-0,4













30-45

-(tre nứa)




3-5

6-9

2.000







Các chỉ tiêu bình quân của rừng trồng có biến động lớn phụ thuộc vào loài cây, phương thức trồng và giai đoạn phát triển nên không đưa vào biểu trên; trữ lượng rừng trồng ở tuổi khai thác bình quân 70-80 m3/ha; rừng trồng thâm canh bằng giống mô hom đạt 90-120m3/ha.

Nhìn chung rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là rừng non và rừng đã qua khai thác có trữ lượng thấp gồm chủ yếu các cây gỗ có đường kính nhỏ. Hầu hết diện tích rừng chưa có khả năng cho khai thác chính mà chỉ có thể khai thác tận dụng tận thu để phục vụ nhu cầu tại chỗ. Do vậy cần bảo vệ nuôi dưỡng rừng tự nhiên (loại IIIa2; IIIa3) thêm một thời gian và có thể khai thác chọn vào cuối kỳ qui hoạch.



- Rừng tự nhiên

Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh là 70.924,5 ha, chiếm 45,4% diện tích đất có rừng và 18,5% tổng diện tích tự nhiên.



- Rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh là 85.144,7 ha, chiếm 22,2% tổng diện tích tự nhiên hay 54,6% đất có rừng. Trong đó có các loài cây trồng chính là Bạch Đàn và Keo và một số loài cây đặc sản khác:

+ Rừng trồng có trữ lượng: 33.306,9 ha, chiếm 21,3% đất có rừng.

+ Rừng trồng chưa có trữ lượng: 15.051,2 ha chiếm 9,6% đất có rừng.

+ Rừng cây đặc sản: 36.786,6 ha, chiếm 23,6 % đất có rừng.

(Chi tiết xem biểu 02/HT, phần phụ biểu)

Diện tích rừng đặc sản là 36.786,6ha, trong đó chủ yếu là những cây đặc sản như: Vải, Na, Nhãn, Hồng (chủ yếu là cây Vải). Diện tích này tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang... là loài cây phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn, cho hiệu quả kinh tế khá cao, đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân trong vùng.



4. Tình hình tái sinh phục hồi rừng

Kết quả tổng hợp điều tra đánh giá cây tái sinh trên đất trống cho thấy mật độ cây tái sinh có triển vọng trên đất trống biến động lớn, bình quân trên đất Ic là 2.600 cây/ha; trên đất trống Ib là 700cây/ha. Như vậy đất trống loại Ic phần lớn có khả năng khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên. Nhìn chung diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tại Bắc Giang có nhiều triển vọng, cây rừng tái sinh phát triển tốt. Nhiều khu vực diện tích khoanh nuôi sau 5-6 năm đã có độ tàn che 0,4 – 0,5 chiều cao cây rừng bình quân đạt 4-5 m. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì diện tích rừng sẽ có triển vọng thành rừng, đáp ứng yêu cầu phòng hộ. Từ 2005-2008 tỉnh Bắc Giang thực hiện công tác khoán khoanh nuôi tái sinh cho khoảng 3000ha.

Tuy vậy mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng ở một số diện tích rừng nghèo kiệt do khai thác quá mức (loại IIIa1) chưa đạt 800cây/ha, tổ thành cây tái sinh chủ yếu là các cây gỗ tạp kém giá trị, do vậy cần áp dụng biện pháp cải tạo và làm giàu rừng trên các diện tích này mới đem lại hiệu quả mong muốn.


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương