BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Chiến lược PTLN 2006-2020.

Như vậy dự báo thị trường gỗ nguyên liệu trong nước và thế giới đến 2020 khá thuận lợi cho các dự án trồng rừng sản xuất của tỉnh Bắc Giang. Hiện nay nhu cầu cho chế biến nội địa và xuất khẩu đang rất lớn. Giá trị công nghiệp chế biến và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đang tăng rất nhanh hàng năm sau khi Việt nam gia nhập WTO. Mặc dầu kinh tế thế giới trong năm 2009 và một số năm sau có thể suy thoái nhưng ngành sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng như các sản phẩm nông lâm nghiệp sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.



3. Dự báo phát triển lâm nghiệp và nhu cầu lâm sản chủ yếu tỉnh Bắc Giang.

Căn cứ vào Qui hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2020 có dự kiến một số mục tiêu phát triển như sau:



Biu 20: Dù kiÕn mét sè môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng nghiÖp, n«ng th«n tØnh B¾c giang đến 2020

H¹ng môc

§¬n vÞ

HiÖn tr¹ng

n¨m 2005

Dù kiÕn

n¨m 2010

Dù kiÕn

n¨m 2015

Dù kiÕn

n¨m 2020

1. Tèc ®é t¨ng tr­ëng gi¸ trÞ s¶n xuÊt

%/n¨m













- Ngµnh n«ng-l©m nghiÖp, thuû s¶n




7,75

7,80

7,90

8,00

- Ngµnh n«ng nghiÖp




8,10

7,50

7,20

7,00

- Ngµnh l©m nghiÖp




0,90

9,20

10,00

10,50

- Ngµnh thuû s¶n




6,85

15,80

18,50

21,40

2. C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt n«ng – LN , thuû s¶n

%

100

100

100

100

- N«ng nghiÖp




93,92

92,0

89,0

84,0

- L©m nghiÖp




3,65

4,5

5,0

6,0

- Thuû s¶n




2,43

3,5

5,8

10,0

Nguồn: QH phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2020

Theo dự báo trên thì tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp khá cao so với hiện tại. Tuy vậy với tiềm năng đất đai lớn, ngành lâm nghiệp vẫn có thể phấn đấu đạt chỉ tiêu phát triển như trên.

Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế xã hội đến 2020 và nhu cầu lâm sản của người dân, có thể đưa ra dự báo nhu cầu lâm sản tỉnh Bắc Giang như sau:

Biểu 21: Dự báo cơ bản về nhu cầu lâm sản trong tỉnh đến 2020

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2008

Năm 2015

Năm 2020

Tỷ lệ tăng dân số

%

1,10

1,08

1,01

Tổng dân số

Nghìn người

1.613,6

1.737,8

1.825,5

Nhu cầu gỗ gia dụng

m3/năm

48.408,0

52.134,0

54.765,0

Nhu cầu gỗ củi

Ster/năm

806.800,0

868.900,0

912.750,0

Tỷ lệ che phủ

%

40,7

42,0

43,0

( Nhu cầu gỗ 0,03 m3/người/năm; củi 0,5 Ster/người/năm)

Dự báo với sự phát triển chung của nền kinh tế và nhu cầu tiêu thụ lâm sản tăng dần kéo theo sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp sẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế và góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho các vùng nông thôn miền núi.



4. Dự báo thị trường gỗ nguyên liệu

Theo kết quả khảo sát việc tiêu thụ gỗ năm 2008 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có thể đưa ra một số nhận định:



+ Thị trường tại chỗ

- Theo dự báo (biểu 21), hàng năm nhu cầu gỗ tiêu thụ tại chỗ giai đoạn 2009-2020 khoảng 48-55 ngàn m3/năm và khoảng 800-900 ngàn ster củi.



- Trong tỉnh hiện có trên 2.200 tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình chế biến lâm sản và sản xuất đồ mộc gia dụng. Các cơ sở này đang tiêu thụ một lượng gỗ rất lớn, chủ yếu là gỗ rừng trồng như Keo, Bạch đàn… Một số hộ mua gỗ nguyên liệu rồi hợp đồng xẻ thanh theo quy cách khách hàng đặt trước. Một số cơ sở chế biến đồ mộc từ cây Keo như đóng cửa gỗ, bàn ghế, bóc lạng, ván dán... Tất cả các xưởng chế biến gỗ trong tỉnh được phỏng vấn đều cho biết đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu, đặc biệt là gỗ lớn có D> 35cm. Hiện tại nguyên liệu gỗ cho chế biến (Xẻ sơ chế, đóng đồ mộc, bóc lạng) tại Bắc Giang mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% cho các cơ sở chế biến trong tỉnh. Các cơ sở này chủ yếu tiêu thụ loại gỗ có đường kính trên 20cm. Do vậy thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng tại chỗ cũng còn rất thuận lợi. Đó là lợi thế cần nắm bắt cho việc phát triển các dự án trồng rừng sản xuất từ 2008-2020.

+Thị trường trong nước

- Nguyên liệu gỗ trụ mỏ có thị trường tại Quảng ninh cũng đang thiếu trầm trọng. Hiện nay ngành cung ứng gỗ mỏ đang phải mua gỗ từ các tỉnh xa như Hoà Bình, Tuyên quang…nên tỉnh gần như Bắc Giang sẽ thuận lợi vì giảm được chi phí vận chuyển. Các loại gỗ nhỏ, gỗ củi có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi là các nhà máy chế biến ở Quảng ninh và Thái nguyên



- Hiện nay gỗ nguyên liệu Bắc Giang chủ yếu đang được bán cho nhà máy dăm gỗ xuất khẩu Cái Lân - Quảng Ninh (công suất 300.000 tấn/năm) với giá 760.000đ/tấn (giá tháng 8/2008, tại cổng nhà máy). Đây là nơi tiêu thụ thuận lợi và ổn định cho thị trường gỗ Bắc Giang vì nhà máy vẫn đang luôn thiếu nguyên liệu.

+Thị trường nước ngoài

- Việc phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu trực tiếp ra các nước chưa được các doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng nhưng có tiềm năng rất lớn nếu nguồn gỗ nguyên liệu dồi dào trong những năm tới.

- Hiện tại trong nước vẫn xuất khẩu gỗ nhỏ, dăm gỗ, đồ mộc chế biến ra các nước nhưng nhập về gỗ tròn, bột giấy và giấy, ván MDF. ..Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đến năm 2010 cả nước cần tới 11-12 triệu m3 cho sản xuất và xuất khẩu nhưng hiện tại chỉ đáp ứng được tối đa 30%.

- Thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu đang rất lớn, tuy nhiên việc xuất nguyên liệu thô như vậy sẽ không hiệu quả bằng việc gắn sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến. Đây là điểm cần chú ý trong việc chuẩn bị cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lâu dài.

Nhìn chung nguồn cung về nguyên liệu gỗ trên địa bàn Bắc Giang và các tỉnh lân cận và cho xuất khẩu đang thấp hơn nhu cầu. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thêm rừng sản xuất nguyên liệu.



II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 2009-2020

- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và bền vững, lấy nhiệm vụ phát triển trồng rừng kinh tế theo phương thức thâm canh có hiệu quả cao làm trọng tâm. Lấy hiệu qủa kinh tế để đánh giá hoạt động sản xuất lâm nghiệp gắn với chỉ tiêu tăng độ che phủ rừng.

- Tăng cường bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn. Tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt rừng đặc dụng bảo tồn đa dạng sinh học và gắn với du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Phát triển kinh tế rừng phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đồng thời mở rộng liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, kinh doanh rừng, bao tiêu sản phẩm.

- Phát huy cao nội lực và các nguồn lực trong dân, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, các nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ, các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển nghề rừng và dịch vụ du lịch sinh thái. Lấy hộ gia đình làm cơ sở, các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn làm nòng cốt trong việc liên doanh liên kết bảo vệ và phát triển rừng.

       - Phát triển lâm nghiệp gắn với việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát huy văn hoá truyền thống của các cộng đồng dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực của con người.Thông qua bảo vệ và phát triển rừng để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi khu vực nông thôn miền núi, góp phần vào nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo của địa phương và phát triển rừng bền vững.



III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN QH VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ BVPTR

1. Mục tiêu :

+ Mục tiêu kinh tế - xã hội

Phát triển rừng là một trong những động lực chính để phát triển kinh tế vùng núi, ở các xã nghèo và vùng nông thôn. Thông qua bảo vệ và phát triển rừng tạo việc làm cho khoảng 2,5 vạn lao động gồm cả lao động trong các khâu chế biến tiêu thụ và dịch vụ cho lâm nghiệp. Nâng cao thu nhập của người làm nghề rừng lên gấp 2,5 lần so với hiện nay, góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương các xã miền núi. Phấn đấu đưa cơ cấu của ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 3% trong GDP của tỉnh vào cuối thời kỳ quy hoạch.

Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phục vụ công nghiệp khai thác than và công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc, phát triển dịch vụ lâm nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất kinh doanh nhằm dần nâng cao giá trị chế biến và dịch vụ thay cho giá trị lâm sinh đơn thuần. Phấn đấu trong kỳ qui hoạch tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 180 tỷ đồng hiện nay lên 460 tỷ đồng vào năm 2020; cung cấp đầy đủ nguyên liệu để ngành công nghiệp chế biến lâm sản, đóng đồ mộc tăng giá trị sản xuất từ 265 tỷ hiện nay lên 505 tỷ vào 2020, tạo thêm nhiều việc làm trong chế biến lâm sản và dịch vụ.

+ Mục tiêu môi trường

Bảo vệ, duy trì diện tích rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để có chất lượng tốt hơn. Trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc; khoanh nuôi tái sinh rừng trên đất trống Ic thuộc rừng phòng hộ, đặc dụng; nâng độ che phủ rừng từ 31,2% hiện nay lên 36-37% vào năm 2020 (không tính che phủ của rừng trồng cây ăn quả lâu năm); nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng đầu nguồn sông Thương và sông Lục Nam; nâng cao khả năng dự trữ nước cho hệ thống 70 hồ đập đặc biệt là hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn thần, hồ Suối Nứa ..., điều hoà nguồn nước tưới cho vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng ở vùng trung du và đồng bằng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gien động thực vật quí hiếm và duy trì tính đa dạng sinh học của rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong thời gian tới.



  1. Lựa chọn phương án qui hoạch

Để đạt được các mục tiêu đề ra, có ba phương án để phân tích lựa chọn.

+ Phương án I

Phương án I được xây dựng trên cơ sở kế thừa những chỉ tiêu về sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp 2003-2008, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,2%/năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo tốc độ tăng trưởng dự kiến từ 180 tỷ đồng hiện nay đến 2015 sẽ đạt 209 tỷ đồng, năm sẽ 2020 đạt 234 tỷ đồng; Tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp (không kể cây ăn quả trên đất lâm nghiệp) từ 31,2% hiện nay đạt 33% vào 2015; đạt 34,2% vào 2020.



+ Phương án II:

Phương án II được xây dựng dựa trên những chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông – lâm nghiệp, thuỷ sản dự kiến thời kỳ 2006-2020, yêu cầu về tỷ lệ che phủ rừng trong thời kỳ 2009 – 2020 của Bắc Giang đã được hoạch định trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, qui hoạch ba loại rừng và thực trạng sản xuất lâm nghiệp 2003-2008.

Từ những căn cứ trên, phương án II được xác định một số chỉ tiêu chính về phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 – 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 4,0%/năm giai đoạn 2009-2015 và 3,5% giai đoạn 2016-2020 (bằng tốc độ tăng trưởng chung ngành nông lâm nghiệp- thủy sản) .

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành (không tính giá trị chế biến lâm sản) đến 2015 đạt 235 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 286 tỷ đồng .

- Tỷ lệ che phủ rừng tính cả cây ăn quả trên đất lâm nghiệp đến năm 2020 đạt 43% ( tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp tương đương 35 %).



+ Phương án III:

Phương án III được xây dựng dựa trên những chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu GDP của tỉnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, yêu cầu về đảm bảo an ninh lương thực và tỷ lệ che phủ rừng trong thời kỳ 2009 - 2020 của Bắc Giang đã được hoạch định trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và qui hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Giang đến 2020.

Từ những căn cứ trên, phương án III được xác định một số chỉ tiêu chính về phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2009 – 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 10,0%/năm

- Cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản chuyển dịch từ 94,95% - 2,77% - 2,28% (năm 2008), đến năm 2010 đạt 92,0% - 4,5% - 3,5% và đến năm 2020 đạt 84% - 6% - 10%.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp (chưa tính giá trị CN chế biến) đến 2015 đạt 307 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 460 tỷ đồng .

- Tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp năm 2008 là 31,2%; đến năm 2020 đạt 36,8 % ( Nếu tính cả che phủ cây ăn quả lâu năm trên đất lâm nghiệp là 44,8%).

+ Phân tích, lựa chọn phương án:

- Phương án I: Có ưu điểm là phát triển lâm nghiệp với tốc độ chậm nhưng ổn định như trong thời gian qua; giữ vững qui mô rừng và đất lâm nghiệp như rà soát qui hoạch ba loại rừng đã được phê duyệt năm 2007; Không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng lâm nghiệp vì không mở rộng qui mô sản xuất. Tính khả thi phương án I rất cao vì thực tế đã đạt được các chỉ tiêu tương tự. Tuy nhiên phương án I có nhược điểm là duy trì tốc độ phát triển thấp, không theo kịp tốc độ của phát triển của nhóm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu thực hiện theo phương án này thì sản xuất lâm nghiệp sẽ ngày càng tụt hậu so với sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Theo phương án II: Có ưu điểm là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tương đương tốc độ dự kiến tăng trưởng chung của nhóm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tốc độ tăng trưởng phương án II chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng thực tế 2003 - 2008 khoảng 1,5 lần. Chỉ tiêu phương án II phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng lâm nghiệp trong Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020 và tương đương so với bình quân chung của cả nước. Chỉ tiêu phương án II là phù hợp với quĩ đất qui hoạch cho lâm nghiệp và nguồn lực hiện có. Đây là mục tiêu có cơ sở thực hiện, phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Băc Giang đến 2020. Tuy nhiên tốc độ phát triển phương án II vẫn thấp, chưa phát huy hết khả năng đất đai dự trữ, chưa tính toán hết sự tăng trưởng mạnh về giá trị khai thác gỗ rừng trồng đang có tốc độ tăng rất nhanh trong những năm gần đây và những năm tới. Nếu thực hiện theo phương án II thì sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa có bước đột phá so với hiện nay và so với sự phát triển chung của nền kinh tế thì chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Theo phương án III: Có ưu điểm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp khá cao so với hiện tại và cao hơn chỉ tiêu trong Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020; cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Thực hiện theo phương án này sẽ tạo bước đột phá trong sản xuất, đặc biệt ở vùng có nhiều diện tích đất lâm nghiệp. Thực hiện theo phương án này sẽ tạo ra khối lượng lâm sản lớn, cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến lâm sản; tiêu dùng tại chỗ và xuất ra các tỉnh lân cận và xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn miền núi.

Độ che phủ cây lâm nghiệp theo phương án này đến 2020 là 36,8% (tương đương 44,8% nếu tính cả cây ăn quả trên đất lâm nghiệp) là tương đối cao so với quĩ đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Đây là mục tiêu khá cao nhưng với tiềm năng hiện có vẫn có thể thực hiện được. Phương án này có nhược điểm là vốn đầu tư cho sản xuất sẽ tăng vọt do phải áp dụng sản xuất thâm canh và đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng và chế biến lâm sản. Ngoài ra quĩ đất lâm nghiệp cũng cần được bổ sung rất lớn từ quĩ đất chưa sử dụng mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Với sự phát kinh tế chung của tỉnh dự kiến từ 9-12% năm và sự hỗ trợ từ các chương trình dự án phát triển rừng của chính phủ kết hợp nguồn vốn đầu tư FDI, ODA… sẽ tạo ra nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu đề ra.

Với quan điểm, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ nông nghiệp - nông dân - nông thôn của tỉnh như trên. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế nói chung và nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh trong 10 năm qua và nguồn lực phát triển của tỉnh. Phương án được lựa chọn để xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2020 là phương án III. Đây là phương án tích cực, có tính hiện thực và phù hợp với định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang đến năm 2020.



3. Dự kiến qui mô đất lâm nghiệp đến 2020

3.1 Hiện trạng đất lâm nghiệp đến 30-6-2008: 166.609 ha,

Theo kết quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt theo quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 3/3/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang, diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp là 166.609 ha.

Trong diện tích đất lâm nghiệp hiện nay có 36.788,6 ha trồng cây Vải. Theo Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020, Qui hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn Bắc Giang 2020, Qui hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Giang đến 2010…thì diện tích Vải này được thống kê vào đất trồng cây ăn quả lâu năm thuộc đất sản xuất nông nghiệp. Để tránh chồng chéo và thuận lợi cho quản lý, ngành lâm nghiệp định hướng sẽ chuyển diện tích này sang đất sản xuất nông nghiệp cho thống nhất với qui hoạch chung của tỉnh.

3.2. Dự kiến quỹ đất lâm nghiệp đến 2020

Theo các qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã được phê duyệt, đến 2020 quĩ đất dành cho lâm nghiệp ổn định với diện tích 145.974,7 ha. Dự kiến qui mô quĩ đất lâm nghiệp như sau:



+ Dự kiến qui mô rừng đặc dụng đến 2020

  • Hiện trạng 2008: 13. 023 ha.

  • Dự kiến qui mô rừng đặc dụng đến 2020: 13.010,1

Trong phạm vi rừng đặc dụng hiện tại, chuyển 12,9 ha ra khỏi đất rừng đặc dụng (2 ha Vải, 9 ha khai thác mỏ than và 1,9 ha đất khác xen lẫn). Diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ổn định đến năm 2020: 13.010,1 ha .

      + Dự kiến qui mô rừng phòng hộ đến 2020



  • Hiện trạng 2008: 20.958 ha

  • Dự kiến diện tích rừng phòng hộ đến 2020: 19.410,2 ha

Trong diện tích các khoảnh phòng hộ được qui hoạch trước đây, chuyển 526,5 ha Vải thuộc BQL rừng phòng phòng hộ Cấm Sơn ra khỏi diện tích phòng hộ; Chuyển 191,2 ha đất lâm nghiệp của Công ty lâm nghiệp Lục ngạn xen lẫn trong diện tích phòng hộ sang rừng sản xuất; Chuyển 383,2 ha rừng trồng của dân địa phương và 596 ha đất nông nghiệp và đất khác xen lẫn trong khu phòng hộ do BQL Sơn động quản lý ra khỏi diện tích phòng hộ; Bổ sung 149,1 ha đất đồi núi chưa sử dụng trong tiểu khu 30- BQL RPH Cấm Sơn vào diện tích phòng hộ. Như vậy dự kiến diện tích rừng phòng hộ đến và 2020 là : 19.410,2 ha. Trong quá trình rà soát điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và qui hoạch ba loại rừng theo định kỳ, có thể điều tra xem xét qui hoạch thêm khu phòng hộ sinh thái môi trường Khu du lịch suối Mỡ khoảng 1000 ha vào diện tích phòng hộ.

      + Dự kiến qui mô rừng sản xuất



  • Hiện trạng năm 2008: 132.628 ha .

  • Dự kiến qui mô rừng sản xuất đến 2020: 113.554,4 ha

Trong diện tích rừng sản xuất hiện nay chuyển 30.777,3 ha Vải ra khỏi đất lâm nghiệp; cải tạo 5.480,8 ha Vải hoang hoá sang trồng rừng kinh tế; Bổ sung rừng sản xuất 191,2 ha do Công ty Lục ngạn quản lý xen lẫn trong khu phòng hộ Lục ngạn; Bổ sung 383,2 ha rừng sản xuất xen lẫn trong Khu phòng hộ của BQL Sơn Động; và bổ sung từ quĩ đất đồi núi chưa sử dụng 11.129,3 ha (Gồm Yên thế 400ha; Lục Nam 200 ha; Lục ngạn 4629,3 ha; Sơn động 5900 ha). Diện tích quy hoạch ổn định đến năm 2020 là 113.554,4 ha.

  1. Nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đến 2020.

4.1 Nhiệm vụ chung

Từ mục tiêu và phương án qui hoạch được lựa chọn trên, nhiệm vụ cụ thể cho DA bảo vệ phát triển rừng tỉnh Bắc Giang đến 2020 như sau:

+ Sử dụng bền vững diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Phát triển rừng sản xuất theo hướng mở rộng liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đầu tư vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm. Tiếp tục xây dựng, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ. Quản lý bảo vệ tốt khu rừng đặc dụng Tây Yên Tử, xây dựng lâm phận ổn định theo 3 loại rừng, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng lên 35,5% vào năm 2015 và khoảng 36,6% vào năm 2020 (không kể diện tích rừng đặc sản cây ăn quả ).

+ Tăng cường khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho nhu cầu tại chỗ của người dân; cho các nhà máy chế biến gỗ ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận khoảng 470.000 m3/năm..

+ Tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (Không tính công nghiệp chế biến lâm sản) bình quân 10 %/năm, đạt 307 tỷ đồng/năm vào 2015 và 460 tỷ đồng/năm vào 2020.

Trong giai đoạn 2009-2020, ngành lâm nghiệp Bắc Giang có nhiệm vụ thực hiện được một số chỉ tiêu cơ bản về bảo vệ và phát triển rừng như sau để đạt được các mục tiêu đề ra:

Biểu 22 : Nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang 2009-2020

Đơn vị tính: Ha



Hạng mục

Năm 2008

Năm 2015

Năm 2020

Tổng đất QH lâm nghiệp

166.609,1

145.974,7

145.974,7

1. Đất có rừng

156.069,2

135.901,7

140.321,7

- Có rừng ( cây lâm nghiệp)

119.280,6

135.901,7

140.321,7

- DT rừng đặc sản (Vải)

36.788,6

-

-

-Tỷ lệ đất có rừng (cả cây đặc sản)

40,7%

43,6%

44,8%

-Tỷ lệ che phủ cây LN

31,2%

35,5%

36,6%

2. Đất trống

10.539,90

10.073,0

5.653,0

- Rừng Đặc dụng

13.023

13.010,1

13.010,1

+ Có rừng (cây LN )

12.545,1

12.706,1

12.706,1

+ Rừng đặc sản ( Vải)

2,0

-

-

+ Đất trống

475,9

304,0

304,0

- Rừng Phòng hộ

20.958

19.410,2

19.410,2

+ Có rừng (cây LN)

16.952,9

19.163,5

19.163,5

+ Rừng đặc sản (Vải)

526,5

-

-

+ Đất trống

3.478,6

246,7

246,7

- Rừng sản xuất

132.628

113.554,4

113.554,4

+ Có rừng (cây LN)

89.782,5

104.032,1

108.452,1

+ Rừng đặc sản (Vải)

36.260,1




-

+ Đất trống

6.585,4

9.522,3

5.102,3

4.2. Nhiệm vụ bảo vệ phát triển ba loại rừng

+Rừng đặc dụng: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (12.545,1 ha); khoanh nuôi tái sinh trên diện tích đất trống Ic (161 ha); Xây dựng vườn thực vật để thu thập các loài thực vật bản địa quí hiếm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học; Xây dựng thêm 3 chòi canh lửa và bảo vệ rừng vùng giáp ranh của Khu bảo tồn.

+ Rừng phòng hộ: Chuyển 191,2 ha rừng của Công ty LN Lục Ngạn xen lẫn trong khu Phòng hộ sang rừng sản xuất; Chuyển 383,2 ha rừng của dân xen lẫn trong khu phòng hộ của BQL rừng phòng hộ Sơn Động sang rừng sản xuất; Bảo vệ tốt diện tích rừng còn lại; khoanh nuôi tái sinh các diện tích đất trống Ic (1.392 ha); Trồng rừng phòng hộ bằng cây đa mục đích và cây phù trợ trên đất Ia, Ib khoảng 1.393 ha. Khai thác tỉa thưa cường độ 20% diện tích rừng trồng đến tuổi thành thục để có nguồn thu nhập và vốn cho việc đầu tư tái tạo rừng.

+ Rừng sản xuất: Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn hiện có; Trồng rừng trên đất trống và nương bãi bỏ hoang (8.194,4 ha gđ 1 và 4.420ha gđ2) và đất sau khai thác bằng các loài cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; Khai thác trắng diện tích rừng trồng thành thục (30.484ha gđ1-32.858ha gđ2) để có nguồn thu nhập cho người lao động và vốn cho tái tạo rừng; Khai thác chính và khai thác tận dụng rừng tự nhiên có trữ lượng trên 90m3/ha (IIIa2): 692 ha; Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt (5.004,2ha) và rừng đặc sản kém chất lượng (5.480,8ha) bằng rừng trồng mới.

    1. Nhiệm vụ giai đoạn 2009- 2015:

+ Bảo vệ rừng hiện có: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên (SX; PH; ĐD và trồng thuộc rừng trồng đặc dụng và rừng trồng phòng hộ ngay sau khi rừng hết giai đoạn chăm sóc .

+Phát triển rừng: Trồng rừng tập trung trên 50.917,7 ha (Bao gồm cả trồng lại sau khai thác ; bình quân 7.274 ha/năm); Khoanh nuôi tái sinh 1.553,6 ha rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ và đặc dụng, nâng độ che phủ rừng (không tính rừng đặc sản) từ 31,2% năm 2008 lên 35,5% năm 2015; tương đương diện tích có rừng cây lâm nghiệp khoảng 135.902 ha

+ Trồng cây phân tán qui đổi 7.467,4 ha (bình quân 1.066 ha/năm)

+ Khai thác trắng 30.484,4 ha rừng trồng sản xuất hiện có (và trồng lại rừng năm kế tiếp) để cung cấp gỗ nguyên liệu, đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân (bình quân khai thác khoảng 4.355 ha/năm) và để quay vòng vốn sản xuất, cụ thể hoá lợi nhuận trồng rừng.

+ Khai thác tận dụng tận thu gỗ và lâm sản trên diện tích 5.004,2 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt bình quân 10m3/ha

4.4 Nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020

+ Tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bình quân 10 %/năm, đạt khoảng 460 tỉ đồng/năm vào năm 2020.

+ Duy trì diện tích rừng hiện tại 135.902 ha (diện tích khai thác xong phải được trồng lại ngay năm kế tiếp).

+ Trồng thêm 4.420 ha rừng mới trên đất trống . Nâng độ che phủ rừng cây lâm nghiệp từ 35,5% năm 2015 lên 36,6% năm 2020 (Nếu tính cả độ che phủ rừng đặc sản thì độ che phủ đạt trên 44,8%).

+ Khai thác chính bằng phương thức chặt chọn 692 ha rừng sản xuất tự nhiên loại IIIa2 thuộc các Công ty lâm nghiệp Mai Sơn và Sơn Động quản lý để cung cấp gỗ cho xây dựng và gỗ trụ mỏ. Lượng khai thác bình quân 15m3 gỗ sản phẩm và 5m3 gỗ tận dụng/ha.

+ Khai thác tận dụng rừng sản xuất tự nhiên loại IIIa2, IIIa3 thuộc phạm vi giao khoán cho hộ gia đình và cộng đồng để cung cấp nhu cầu xây dựng và dân dụng tại chỗ cho nhân dân đặc biệt là đồng bào các xã đặc biệt khó khăn. Sản lượng khai thác không vượt quá lượng tăng trưởng.

+ Khai thác rừng trồng sản xuất đến kỳ khai thác để cung cấp nhu cầu lâm sản tại chỗ và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh. Tổng diện tích khai thác rừng trồng khoảng 32.858,1 ha, bình quân khoảng 6.572 ha/năm. Diện tích khai thác xong phải được trồng lại vào năm kế tiếp.

+ Khai thác chọn, tỉa thưa rừng trồng phòng hộ đến tuổi khai thác, cường độ 20% để bù đắp chi phí tạo rừng và có vốn tái tạo rừng phòng hộ.



IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Bảo vệ rừng

+ Đối tượng: Bao gồm diện tích rừng tự nhiên (SX; PH; ĐD) hiện có và diện tích rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc

+ Khối lượng, Tiến độ : Tổng cộng giai đoạn 2009-2020: 255.182,2 ha

-Giai đoạn 2008-2015: 119.280,5 ha

- Giai đoạn 2016-2020: 135.901,7 ha.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương