BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG


Biểu 14. Sản lượng khai thác lâm sản chủ yếu giai đoạn 2000-2008



tải về 1.3 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Biểu 14. Sản lượng khai thác lâm sản chủ yếu giai đoạn 2000-2008

STT

Phân ngành

2000

2005

2006

2007

1

Gỗ SP qui tròn (m3)

35.538

39.094

39.282

50.329

2

Gỗ Củi ( ster)

135.986

152.943

155.228

165.212

3

Tre nứa (triệu cây)

11,1

12,3

12,0

12,0

4

Song mây (tấn-ước tính)




300

300

300

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang

Ngoài ra theo các số liệu thống kê, hàng năm bình quân toàn tỉnh có thể khai thác lâm sản ngoài gỗ bình quân khoảng 280 tấn măng tươi, 125 tấn nhựa Thông, nhựa Trám, nhựa Sau sau...Sản lượng các lâm sản ngoài gỗ được thu hái chủ yếu bởi người dân nên rất khó thống kê nhưng qua phỏng vấn một số hộ dân ở các xã gần rừng như Thanh Luận, Lục Sơn…cho thấy thu nhập từ các sản phẩm này có thể chiếm từ 3-5% tổng thu nhập của gia đình.



1.3. Hoạt động các dự án lâm nghiệp

+ Dự án PAM 5322 (1997-2002): được tài trợ bởi tổ chức lương thực thế giới, mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc và nhóm người nghèo trong vùng dự án bằng cách giúp đỡ họ phát triển lâm nghiệp trên đất được giao, địa điểm thực hiện dự án trên địa bàn 4 huyện; Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang và Yên thế. Kết quả từ năm 1997 đến năm 2002 dự án đã trồng được 8.136 ha /10.000 ha rừng tập trung đạt 81,08% kế hoạch của dự án, xây dựng 19,83 km đường lâm nghiệp và xây dựng được 20 km đường băng cản lửa, số người được hưởng lợi dự án này là 11.031 người.

+ Dự án 661: Từ 1999- 2005, tỉnh đã huy động vốn từ các nguồn để đầu tư cho dự án phát triển rừng trên 110 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách trung ương cấp cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gần 30 tỷ đồng (chiếm 25,16%), vốn tín dụng và vốn tự huy động các lâm trường vay để đầu tư trồng rừng nguyên liệu gần 37 tỷ đồng (chiếm 33,51%), và vốn đầu tư từ các dự án trồng rừng Việt - Đức, Việt - Thái và dự án PAM 5322 cho các hộ dân tham gia dự án 40,857 tỷ đồng (chiếm 37%). Ngoài ra, mỗi hộ dân tham gia các dự án rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đều tự đầu tư thêm công sức do nhà nước đầu tư thiếu so với mức quy định, ước tính khoảng 8,3 tỷ đồng

+ Dự án lâm nghiệp Việt- Đức 1: Là dự án do Chính phủ cộng hoà liên bang Đức tài trợ không hoàn lại thông qua ngân hàng tái thiết Đức. Đây là dự án đầu tiên hoạt động thuộc loại hình hợp tác tài chính Việt -Đức về Lâm nghiệp. Kết quả sau 5 năm thực hiện dự án đã xây dựng được 90 vườn ươm làng bản, trồng và khoanh nuôi được 5.294 ha rừng với 4.261 hộ gia đình tham gia và được cấp sổ tiến gửi lại các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Trong tổng số 5.311,4 ha rừng trồng có 3.616 ha rừng trồng được trồng hỗn giao giữa loài Thông với keo, 420,4 ha rừng trồng keo thuần, 831,2 ha rừng trồng trám xen keo và có 25,2 ha rừng trồng là loài cây Vối thuốc. Ngoài ra còn đào tạo, tập huấn và phổ cập, xây dựng các mô hình Nông – lâm kết hợp, trình diễn kỹ thuật trồng rừng, canh tác bền vững trên đất dốc…Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình mới khoanh nuôi có trồng bổ sung và trồng mới do người dân thực hiện đã thành công như mô hình trồng bổ sung Trám trắng ở Cẩm Đàn, xã Thanh Luận; trồng Lim xanh ở xã An Lạc, cùng huyện Sơn Động; mô hình trồng Vối thuốc ở xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn.

+ Dù ¸n trång rõng ViÖt - §øc 3 –Pha I: được thực hiện trên địa bàn 2 huyện Sơn Động và Lục Nam, thời gian thực hiện từ năm 1999-2004. Qua 5 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 6.076,2 ha với 4.105 hộ tham gia. Trong đó; Loài cây được trồng là Thông mã vĩ xen Keo với diện tích 1.741,3 ha. Diện tích trồng Thông thuần là 1.215 ha. Còn lại 2.023,3 ha khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ xung cây lâm nghiệp.

+ Dù ¸n trång rõng ViÖt - §øc 3 pha II (KFW3- pha 2): được thực hiện trên địa bàn 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn, thời gian thực hiện từ năm 2002-2008. Qua 6 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 3.342,3 ha. Trong đó: Trồng rừng tập trung là 1.880,7 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung cây lâm nghiệp 1.461,6 ha. Loài cây chủ yếu được trồng là Thông Mã vĩ, Trám trắng và Vối thuốc.

+ Dù ¸n trång rõng ViÖt - §øc 3 pha III (KFW3- pha 3): được thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Động, thời gian thực hiện từ năm 2007-2013. Sau 2 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 1.123,4 ha. Trong đó: Trồng rừng tập trung 302,83 ha. Khoanh nuôi tái sinh 820,57 ha.

+ Dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ mỏ: tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế: Dự án được xây dựng năm 1995 với mục đích trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp khai thác than với quy mô 20.000 ha trên địa bàn 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Kết quả bình quân mỗi năm trồng được 750 ha.

+ Dự án Lâm nghiệp Việt –Thái (do Hoàng Gia Thái Lan tài trợ): Dự án bắt đầu thực hiện từ năm 1998-2007. Dự án chủ yếu tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình cho khu vực thôn khuôn thần xã kiên lao huyện Lục ngạn, đến nay đã trồng được 648 ha rừng, xây dựng 10 km đường ranh cản lửa.

1.4. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

+Hệ thống quản lý nhà nước

Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng tương tự như nhiều địa phương khác được cơ cấu như sau:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

-Chi cục Lâm nghiệp giúp Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện các chương trình về phát triển lâm nghiệp.

- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan thừa hành pháp luật có chức năng quản lý và bảo vệ rừng.

- Các huyện, thị xã và thành phố đều có cán bộ phụ trách lâm nghiệp ở trong phòng địa chính - nông nghiệp, các ban quản lý dự án 661.



+ Các Công ty lâm nghiệp

Trước 2007 trên địa bàn Bắc Giang có 6 lâm trường quốc doanh do địa phương quản lý và 1 lâm trường Đồng Sơn do công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc quản lý. Hầu hết các lâm trường đều được thành lập trong giai đoạn những năm 60 – 70 và năm 2002. UBND tỉnh đã phê duyệt đề án đổi mới của 6 lâm trường theo Quyết định số 262/2005/QĐ-TTg, ngày 24/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nông lâm trường quốc doanh tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, các lâm trường ở Bắc Giang đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hầu hết các lâm trường đều bảo toàn được vốn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách đầy đủ, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo. Một số lâm trường đã có vai trò trung tâm kinh tế kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cung cấp giống lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho đồng bào ở các khu vực miền núi.

Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các lâm trường đều chưa phát huy hết khả năng và tiềm năng nguồn lực sẵn có (đất đai, lao động) để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Hầu hết các lâm trường kinh doanh còn đơn thuần, chưa chú ý đến các lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm…, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường còn thấp.

Cuối năm 2006, Bắc Giang đã chuyển đổi 6 lâm trường thành các Công ty lâm nghiệp (5 Công ty lâm nghiệp quốc doanh và 1 BQL rừng phòng hộ). Các Công ty lâm nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo các Quyết định số 1941-1946/2006/QĐ-UBND ngày 6/12/2006: đó là Công ty lâm nghiệp Sơn động II, Lục Ngạn, Lục Nam, Mai Sơn và Yên Thế trực thuộc Sở NN&PTNT. Ngoài ra trên địa bàn lâm trường Đồng Sơn trực thuộc công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc. Hiện nay các công ty lâm nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới:

- Các công ty lâm nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh rừng và dịch vụ lâm nghiệp, cung ứng kỹ thuật, cây giống cho các dự án lâm nghiệp.

- Các công ty lâm nghiệp là nòng cốt và cầu nối thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước và là nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cho người dân.

Tổng số lao động của các lâm trường tại thời điểm tháng 12/2006 theo sổ sách là 492 người. Sau khi sắp xếp lại, số lao động ở lại làm việc cho các Công ty lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ chiếm 20,5% so với trước sắp xếp. Việc qui hoạch sử dụng đất đai đã hợp lý hơn trước. Những diện tích gần dân, thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm kết hợp được giao về cho địa phương, các công ty lâm nghiệp chỉ để lại các diện tích cao xa, liền vùng liền khoảnh dễ quản lý sản xuất. Các hộ dân gần rừng của công ty lâm nghiệp đã được tạo điều kiện nhận khoán các công đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ …để tăng thu nhập. Công ty lâm nghiệp đảm đương khâu kỹ thuật, giống và tiêu thụ sản phẩm .

Các công ty lâm nghiệp đều đã xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất đai và phương án kinh doanh cụ thể, phù hợp với chế độ chính sách; phù hợp với thực tế ở địa phương và thị trường tiêu thụ sản phẩm, theo qui hoạch, kế hoạch và có tính khả thi cao. Công tác quản lý, sử dụng đất đai trong các Công ty lâm nghiệp cơ bản đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên việc chuyển đổi các lâm trường vẫn còn một số tồn tại như các đơn vị chưa có kinh phí để đo đạc, lập hồ sơ địa chính cấp giấy CNQSD đất. Một số công ty lâm nghiệp quản lý diện tích lớn so với khả năng sản xuất trong khi người dân sống gần rừng lại thiếu đất. Việc phân chia lợi nhuận giữa công ty lâm nghiệp và người nhận khoán còn chưa thoả đáng. Do vậy trong quá trình triển khai sản xuất vẫn còn tranh chấp đất đai xảy ra giữa các Công ty lâm nghiệp và người dân địa phương ở một số nơi.

Diện tích đất lâm nghiệp của các Công ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi đã chuyển giao cho các địa phương 7.937ha. Việc hoàn thành thủ tục hồ sơ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên diện tích đất này đang chậm được thực hiện nên gây bức xúc cho người dân ở một số địa phương. Trong thời gian tới các công ty lâm nghiệp đang rà soát và xây dựng phương án chuyển đổi tiếp khoảng 6000 ha đất lâm nghiệp về cho các huyện để giao cho các hộ gia đình quản lý sử dụng.

Trong các Công ty lâm nghiệp có Công ty lâm nghiệp Sơn Động chủ yếu được giao quản lý diện tích rừng tự nhiên. Do không được khai thác rừng tự nhiên, đất trồng rừng ít nên sản xuất và đời sống cán bộ CNV gặp nhiều khó khăn.



+Các BQL rừng phòng hộ; rừng đặc dụng:

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có các Ban quản lý rừng sau đây:

- Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động


  • Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn.

  • Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Thành lập từ khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ).

  • 8 Ban quản lý rừng 661 (gồm 6 Công ty lâm nghiệp và các huyện: Yên Dũng, liên huyện Việt Yên, Tân Yên và Lạng Giang).

Biểu 15: Hiện trạng Các Ban quản lý rừng PH, rừng ĐD

TT

Chủ quản lý

Diện tích (ha)

Số CB theo danh sách

Ghi chú

1

BQL RPH Sơn Động

9.227,4

14




2

BQL RPH Cấm Sơn

10.042,7

7




3

BQL RĐD Tây Yên Tử

13.023

27




4

Cty LN Lục Ngạn

705,7




Kiêm nhiệm

5

BQL RPH Yên Dũng

791,0




Kiêm nhiệm

Nguồn: Các Quyết định số 1941-1946/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang và hiện trạng 2008

Trong các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ có ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định trong quyết định số 08/2001/QĐ-TTG, số còn lại hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Ngoài các BQL rừng phòng hộ thì Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn vẫn còn quản lý 705,7 ha rừng phòng hộ tại khu vực hồ Khuôn Thần ngoài diện tích rừng sản xuất của Công ty.

Các Công ty lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ đang thực hiện hình thức giao khoán đất, giao khoán rừng theo nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông Nghiệp &PTNT. Với hình thức khoán này đang được nhân dân các địa phương hưởng ứng.



+ Các Hạt Kiểm Lâm: Hiện nay ở Bắc Giang có 7 Hạt Kiểm lâm của các huyện: Sơn Đông; Lục Ngạn; Lục Nam; Yên Dũng; Lạng Giang; Yên Thế, Hạt KL Tân Việt Hoà (phụ trách 3 huyện Tân Yên, Việt Yên và Hiệp Hoà) và Hạt Kiểm lâm của Khu BTTN Tây Yên Tử. Các Hạt Kiểm lâm ngoài nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn còn kết hợp triển khai các dự án trồng cây phân tán, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.

1.5. Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản

+ Chế biến gỗ và đồ mộc: Công nghiệp chế biến gỗ Bắc Giang nói chung có qui mô nhỏ và hầu hết là các xưởng sơ chế và đóng đồ mộc của các hộ gia đình đầu tư. Với trên 2.200 cơ sở chế biến lâm sản bao gồm 16 doanh nghiệp, 8 HTX và 2.186 hộ kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho trên 5,8 nghìn lao động. Một số cơ sở xẻ gỗ, chế biến gỗ, sản xuất mộc dân dụng, mộc xây dựng như Nhà máy chế biến gỗ Song Khê; Công ty VINEW (TP Bắc Giang), Công ty Bền Giang (Nghĩa Hưng- Lạng Giang), Công ty TNHH Trường Sơn, Cơ sở Vũ Thịnh, Cơ sở Anh Đào (Lạng Giang), Công ty Đăng Viên (Đồi Ngô - Lục Nam),…có quy mô sản xuất công nghiệp, doanh thu hàng năm 5-10 tỷ đồng/cơ sở. Còn phần lớn là cơ sở tiểu thủ công nghiệp, quy mô hộ gia đình, sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng như giường, tủ, bàn ghế phục vụ thị trường tại chỗ.

Hiện nay, Bắc Giang có một số nhà máy chế biến lâm sản qui mô vừa và nhỏ sau:



- Nhà máy chế biến gỗ Song Khê tại Thành phố Bắc Giang mới đi vào hoạt động năm 2008 do Công ty Nông Lâm nghiệp Đông Bắc đầu tư. Năng lực của nhà máy gồm bóc ván 5000m3/năm; Ván ghép thanh 5000m3/năm. Nguồn nguyên liệu cho nhà máy hiện nay đang thiếu nên nhà máy phải mua nguyên liệu ở các tỉnh xa như Hoà Bình, Phú thọ, Tuyên quang... Hiện nay giá thu mua nguyên liệu tại nhà máy 1,1 triệu/m3 (gỗ Bạch đàn; Keo- đầu nhỏ >11cm). Ngoài ra nhà máy cũng là đầu mối cung cấp gỗ trụ mỏ với lượng cung ứng hàng năm khoảng 80.000m3. Hiện nay nhà máy này vẫn trong tình trạng thiếu nguyên liệu do vùng sản xuất nguyên liệu gỗ lớn trong tỉnh chưa đáp ứng đủ. Do vậy đây sẽ là một trong những địa chỉ tiêu thụ gỗ nguyên liệu của địa phương trong những năm tới.

-Nhà máy giấy Dương Hưu (Công ty TNHH Hướng Dương) ở xã Dương Hưu - Sơn Động có công suất nhỏ 5000 tấn/năm. Nhà máy này hiện đang tiêu thụ nguyên liệu tre nứa cho 5 xã xung quanh và các nhà đầu tư đang dự định mở rộng chủng loại sản phẩm và nâng công suất nhà máy. Hiện nay nhà máy thu mua tre nứa với giá 650.000 đ/tấn; gỗ nguyên liệu 400.000đ/tấn

- Xí nghiệp chế biến bột giấy Yên Định thuộc sở Công Thương có công suất 10.000 tấn/năm, sử dụng nguyên liệu tre nứa tại địa phương.

- Xí nghiệp chế biến bột giấy Hoa My (của Hải Phòng), công suất 10.000 tấn/năm.

- Xí nghiệp chế biến bột giấy của nhà máy phân đạm, công suất 10.000 tấn/năm sử dụng nguồn tre nứa khai thác trên địa bàn.

- Cơ sở bột giấy Tuấn Đạo thuộc Công ty chế biến nông-lâm sản Hạ Long, công suất 5000 tấn /năm.



- Cơ sở bột giấy Cẩm Đàn thuộc Công ty Cổ phần Chế biến nông – lâm sản, công suất 5.000 tấn/năm.

- Trên địa bàn tỉnh có một số nhà máy giấy khác nhưng không lấy nguyên liệu thô của địa phương mà dùng nguyên liệu đã sơ chế từ các tỉnh khác như Nhà máy giấy Xương Giang, nhà máy giấy Mạnh Đạt...

Biểu 16. Số cơ sở sản xuất của ngành CNCB LS


STT

Nội dung chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Sơ bộ 2007

I

Tổng số cơ sở công nghiệp

11.252

12.200

12.694

13.074

13.459

13.525

II

Số cơ sở CB NLS

7.533

7.815

8.040

8.247

8.397

????

-

CB gỗ, lâm sản

1.695

1.884

2.057

2.185

2.210

2219

-

CB giấy và các SP từ giấy

4

4

4

8

12

12

Nguồn: Đề án phát triển CNCB NLS Bắc Giang đến 2015 và bổ sung.

+ Chế biến giấy và các sản phẩm từ giấy: Với 12 cơ sở (bao gồm 11 doanh nghiệp và 1 HTX), trong đó 1 cơ sở sản xuất bột giấy, 10 cơ sở sản xuất giấy gói hàng, giấy bao bì công nghiệp, 1 cơ sở sản xuất giấy in giấy viết; tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Nam và Khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng.

Phần lớn các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ ở mức trung bình, tình trạng gây ô nhiễm môi trường là phổ biến. Doanh nghiệp sản xuất giấy lớn nhất tại Bắc Giang là Nhà máy giấy Xương Giang thuộc Công ty CP xuất nhập khẩu Bắc Giang có tổng mức đầu tư 96 tỷ đồng, công suất 12.500 tấn giấy viết, giấy in/năm, sản xuất theo công nghệ hiện đại của Trung Quốc, được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2006. Hiện nay nhà máy đang sản xuất giấy từ bột giấy chế biến ở ngoài tỉnh mà chưa có khả năng tự chế biến bột giấy từ nguyên liệu trong tỉnh.



+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Đầu tư phục vụ và phát triển làng nghề trong những năm qua cũng đã được chú ý phát triển. Trong tỉnh hiện có 20 làng nghề mây tre đan. Thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm, trong những năm qua, mỗi năm đã đầu tư khoảng 2,0 tỷ đồng cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng của một số làng nghề truyền thống (như làng nghề mây tre đan Tăng Tiến…)

Biểu 17. Giá trị sản xuất của ngành CNCB NLS (giá hiện hành)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Phân ngành

2000

2005

2006

2007

Tốc độ TT BQ(%)

1

CB gỗ, lâm sản

13.870

49.424

81.195

148.590

30,35

2

Đồ mộc

34.640

78.357

92.960

116.954

7,10

3

CB giấy & SP bằng giấy

5.501

142.879

102.185

116.096

10,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2007

Tốc độ tăng trưởng gía trị chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa tăng mạnh trong những năm gần đây (bình quân trên 30%/năm). Mặc dù giá trị sản xuất lâm nghiệp thấp nhưng đang tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản có giá trị cao. Điều này cũng phù hợp với định hướng sản xuất lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị theo phương thức sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Việc tăng trưởng mạnh của ngành chế biến lâm sản tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ gỗ rừng trồng mà theo dự tính sản lượng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, khu vực chế biến lâm sản Bắc Giang trong những năm qua còn một số tồn tại:

- Giá trị sản xuất, tỷ trọng của công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là chế biến một số nông lâm sản có lợi thế như gỗ rừng trồng, mây tre… còn thấp so với nguyên liệu và thị trường hiện có.

- Chất lượng sản phẩm chế biến chưa cao, chủ yếu là sơ chế, mặt hàng đơn điệu, tính cạnh tranh kém, giá trị gia tăng thấp. Thị trường chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và các địa phương lân cận.

- Nguyên nhân tồn tại là do phần lớn các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn có quy mô nhỏ bé, phổ biến là các hộ kinh doanh cá thể, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công, phân tán.



    1. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác

- Hoạt động Trồng cây phân tán: Ngoài các dự án lâm nghiệp lớn như DA PAM; DA 327; DA 661; DA KFW…thì phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân cũng rất phát triển. Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2007, bình quân toàn tỉnh mỗi năm trồng được khoảng 0,6-1 triệu ha cây phân tán, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường và cung cấp gỗ củi cho nhu cầu tại chỗ của địa phương.

- Ứng dụng KHKT lâm nghiệp- Khâu lâm sinh: Bước đầu đã ứng dụng công nghệ mô, hom trong sản xuất cây giống trồng rừng thâm canh. Diện tích trồng rừng sản xuất những năm gần đây chủ yếu bằng giống mô, hom và trồng thâm canh thay cho cách trồng quảng canh để tăng độ che phủ như trước đây..



- Trong quản lý rừng: Trang thiết bị phục vụ quản lý lâm nghiệp ngày càng được tăng cường. Công nghệ hệ thống thông tin toàn cầu (GIS), công nghệ viễn thám đã bước đầu được sử dụng trong xây dựng bản đồ rừng, quy hoạch và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng...

2. Đánh giá chung những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân

2.1 Những thành tựu

Từ những phân tích, đánh giá tình hình phát triển lâm nghiêp của Bắc Giang trong thời gian qua như trình bày ở trên, rút ra những thành tựu và những mặt tồn tại cần khắc phục của ngành lâm nghiệp Bắc Giang làm cơ sở cho việc lập quy hoạch để đẩy nhanh tiến trình phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong thời kỳ 2009 – 2020 như sau: Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đem lại ý nghĩa rõ rệt về kinh tế, bảo vệ được môi trường sinh thái; Đã chuyển mạnh từ sản xuất lâm nghiệp thuần tuý nhà nước sang sản xuất lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần tham gia; Từ khai thác rừng tự nhiên là chính sang trồng rừng và sử dụng gỗ rừng trồng; Chất lượng rừng trồng ngày một được cải thiện; Các chỉ tiêu đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra; Vốn rừng và độ che phủ tăng giúp bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ cho hoạt động chế biến và dịch vụ lâm nghiệp; Đã tạo ra được vùng nguyên liệu tập trung qui mô trên 18 ngàn ha với chất lượng khá; Cơ sở hạ tầng đã và đang phát huy tác dụng tốt; Mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp có hiệu quả ngày càng được nhân rông; tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Sau đây sẽ điểm qua một số thành tựu nổi bật ở một số lĩnh vực:

+Công tác phát triển rừng và cơ sở hạ tầng

-Thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt như các dự án 661, dự án KFW, dự án phát triển cây ăn quả, dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, các dự án thuộc chương trình 135…đã làm cho sản xuất lâm nghiệp tiếp tục giành được thắng lợi. Độ che phủ rừng năm 2008 là 37,4% (không tính rừng trồng từ 1-3 tuổi). Tỷ lệ đất lâm nghiệp có rừng (bao gồm cả cây ăn quả trên đất lâm nghiệp) từ 37,6% năm 2003 nâng lên 40,7% năm 2008 giúp phòng hộ và bảo vệ cảnh quan, môi trường, cung cấp lâm sản cho tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu. Theo số liệu tính toán của Trung tâm điều tra qui hoạch nông lâm nghiệp Bắc Giang, tổng trữ lượng rừng trên toàn tỉnh năm 2008 là 5,34 triệu m3, tăng hơn 1,8 triệu m3 so với 2005 và tăng so với số liệu kiểm kê rừng năm 1999 là 3,05 triệu m3.



+ Công tác Bảo vệ rừng và giao đất giao rừng

Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng cũng được tăng cường. Hiện nay đã giao khoán bảo vệ rừng cho trên 45.900 ha (trên 80% đất có rừng). Cơ bản diện tích rừng giao khoán đã được bảo vệ tốt. Các lực lượng bảo vệ rừng đã tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nên đã giảm số vụ vi phạm khoảng 50% so với năm 2000. Công tác PCCCR cũng được tỉnh chú ý. Hàng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng từ cấp tỉnh đến cơ sở. Số vụ cháy rừng đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nguy cơ cháy rừng do ý thức chấp hành các qui định PCCCR của người dân chưa cao. Hàng năm từ 1999-2008 vẫn còn thiệt hại do cháy rừng bình quân khoảng 56 ha/năm.

Công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện khá tốt. Đến nay toàn tỉnh đã giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 145.706 ha chiếm 87% diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Tuy nhiên việc cấp giấy CNQSD đất còn chậm. Diện tích được cấp giấy CNQSD đất mới đạt khoảng 50% tổng số diện tích đất lâm nghiệp đã giao.

+ Việc qui hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

Qui hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang được xây dựng và phê duyệt tháng 7/2003 đã được thực hiện và vượt các chỉ tiêu đề ra về bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát qui hoạch ba loại rừng và sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp &PTNT, đến nay tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành. Công tác sản xuất lâm nghiệp đang được thực hiện theo rang giới qui hoạch ba loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007.

Việc qui hoạch lại ba loại rừng ngay trước kỳ qui hoạch mới phù hợp giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất gỗ nguyên liệu theo cơ chế thị trường, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ và bảo vệ đa dạng sinh học cần thiết. Để thực hiện tốt tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo qui mô ba loại rừng mới được qui hoạch rất cần đến qui hoạch bảo vệ phát triển rừng đang được xây dựng

+ Việc áp dụng KHKT trong sản xuất lâm nghiệp

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp đang được quan tâm đúng mức, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân...Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp của Bắc Giang đã có sự chuyển cơ cấu đáng kể, nhất là trong cơ cấu giống thông qua chương trình giống cây lâm nghiệp, đưa giống cây mọc nhanh, áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng, khuyến lâm vào trồng rừng đã làm tăng chất lượng và hiệu quả (đạt 15-20 m3/ha/năm), rút ngắn chu kỳ kinh doanh từ 10 năm xuống còn 6-8 năm. Việc lựa chọn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh làm cho năng suất và chất lượng rừng trồng ngày một được cải thiện. Do việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Do có sự hỗ trợ đầu tư của các dự án, có đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực của các Công ty lâm nghiệp, BQL rừng, BQL dự án, Hạt Kiểm lâm…hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong tỉnh. Do vậy đã góp phần khuyết khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Giúp nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và hình thành các vùng sản xuất gỗ nguyên liệu tập trung. Từ đó đã góp phần khuyết khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Giúp nông dân áp dụng công nghệ mô hom, giống lai... làm tăng năng suất rừng trồng, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và hình thành các vùng sản xuất gỗ nguyên liệu tập trung.



+ Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

Quan hệ sản xuất trong lâm nghiệp được đổi mới, ngày càng phù hợp có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Việc chuyển đổi các lâm trường thành các các Công ty lâm nghiệp và các BQL rừng, việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý đất lâm nghiệp lấy người dân địa phương làm trọng tâm... đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển. Thông qua phát triển sản xuất lâm nghiệp đã giải quyết đựoc việc làm cho hàng vạn lao động thường xuyên khu vực nông thôn, góp phần cải thiện thu nhập, ổn định an ninh xã hội. Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp đã góp phần vào xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn miền núi.



2.2 Một số tồn tại

Mặc dù ngành lâm nghiệp Bắc Giang trong những năm gần đây đã bắt đầu khởi sắc, tuy vậy vẫn còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới:

- Diện tích rừng nguyên liệu còn nhỏ lẻ. Chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất lâm nghiệp và đầu tư nhà máy chế biến công suất lớn. Ngành chế biến lâm sản vẫn phát triển tự phát với qui mô nhỏ, chủ yếu thực hiện công đoạn sơ chế nên giá trị gia tăng thấp.

- Việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp còn bất cập, lỏng lẻo; Tình trạng chặt phá rừng trái phép vẫn còn diễn ra; Chưa có đánh giá được trữ lượng và định giá rừng lô rừng trước khi giao đất giao rừng. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Chưa định giá rừng và thu được phí sử dụng rừng để bổ sung cho ngân sách bảo vệ phát triển rừng.

- Đóng góp của ngành lâm nghiệp vào GDP còn thấp so với tiềm năng đất đai hiện có.

- Đời sống người làm rừng còn khó khăn, thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất.

- Kết quả thực hiện lồng ghép chương trình phát triển rừng và giảm nghèo bền vững còn hạn chế.

- Vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chưa có sự gắn kết chặt chẽ.

Ngoài ra ngành lâm nghiệp trong thời gian qua còn có một số khó khăn khác như:

-Suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, đặc dụng còn mang tính hỗ trợ, trong khi đó đối tượng tham gia dự án đại bộ phận là hộ nghèo sống ở miền núi nên không khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Trước đây do chưa áp dụng kỹ thuật thâm canh nên năng suất rừng trồng thấp, hiệu quả kém. Việc hợp đồng sản xuất và phân chia lợi nhuận theo kết quả thực tế chưa thật hài hoà nên một số nơi người dân còn băn khoăn. Việc tranh chấp đất đai, khai thác trái phép rừng của các công ty lâm nghiệp vẫn xảy ra phổ biến.

- Diện tích đất trống và đất đồi núi chưa sử dụng còn tương đối nhiều, thường phân bố ở nơi cao xa, đất bị xói mòn, giảm độ phì và thoái hoá nên khó khăn cho việc trồng và tạo rừng mới. Trồng rừng với vốn vay, tỷ lệ lãi suất vẫn còn cao, do vậy chưa khuyến khích được sản xuất phát triển. Suất đầu tư cho việc trồng rừng và bảo vệ rừng thấp, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rừng trồng.

- Công tác bảo vệ rừng còn khó khăn, nạn khai thác trái phép từ rừng tự nhiên rừng trồng vẫn còn rất phổ biến. Ngoài ra do yêu cầu phát triển kinh tế, một số dự án phát triển công nghiệp đã có nguy cơ xâm hại diện tích rừng như ở rừng đặc dụng Tây Yên Tử…

-Về qui hoạch và thực hiện qui hoạch: Giai đoạn trước 2006 qui hoạch đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ và đặc dụng lớn (trên 50%). Đất qui hoạch cho rừng sản xuất và quĩ đất dành cho trồng rừng kinh tế ít nên giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp trong cơ cấu nền kinh tế. Việc qui hoạch sử dụng đất chưa có sự thống nhất giữa các ngành nên có những bất cập, các số liệu thống kê đất lâm nghiệp giữa các ngành có sự chênh lệch lớn gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất. Công tác sản xuất lâm nghiệp dựa vào người dân là chủ yếu nhưng một số sản xuất theo kiểu tự phát, ít có thông tin hướng dẫn từ các qui hoạch đã được phê duyệt, do vậy giữa qui hoạch và thực hiện qui hoạch vẫn còn có khỏang cách.



2.3 Nguyên nhân

Những tồn tại nói trên do một số nguyên nhân:

-Mật độ dân số cao và tỷ lệ hộ nghèo còn khá lớn gây ảnh hưởng tiêu cực tới rừng và đất rừng thông qua việc phát nương rẫy và thu hái lâm sản quá mức từ rừng tự nhiên. Công tác tuyên truyền dự án, công bố qui hoạch, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật… đến tận người dân chưa được thực hiện đầy đủ thường xuyên. Công tác khuyến lâm, nhân rộng các mô hình tiên tiến còn ít được chú ý.

-Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện xã còn nhiều bất cập. Một số nơi thiếu cán bộ lâm nghiệp hoặc phải kiêm nhiệm do thiếu biên chế, do vậy việc quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.

- Ngành Lâm nghiệp Bắc Giang giai đoạn trước 2003 tập trung thực hiện dự án 661 trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, lấy độ che phủ rừng làm mục tiêu phấn đấu, chưa đầu tư đúng mức để có hiệu quả kinh tế cao của rừng. Diện tích trồng rừng quảng canh còn lớn. Qui hoạch trước đây bố trí diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có diện tích lớn, đất dành cho trồng rừng sản xuất quá ít không tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.

    - Công tác giao đất, giao rừng chưa thực hiện đồng thời với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm và chưa kịp thời.Công tác quản lý, cập nhật hồ sơ giao đất, giao rừng ở cấp xã chưa chặt chẽ. Hệ thống chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng, quyền hưởng lợi còn thiếu hoặc được triển khai còn chậm.

- Chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp dài, đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp thời gian trước đây còn dàn trải, vốn huy động cho phát triển sản xuất còn khó khăn. Hộ gia đình khó vay vốn sản xuất trên đất được giao nên hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng và đất lâm nghiệp có diện tích lớn, vượt quá khả năng quản lý, bảo vệ nên chưa thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được giao. Nhiều diện tích rừng trước đây trồng theo phương thức quảng canh …cho năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp.

     IV. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC



1. Những lợi thế

Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2020 có một số thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã nêu ở phần trên còn có một số lợi thế cần nắm bắt và phát huy như:

- Về phát triển kinh tế: Từ khi tái lập tỉnh đến nay, đặc biệt là trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang đạt khá cao từ 7-9%năm, GDP/đầu người từ 2,32 triệu trồng (năm 2002), đến năm 2008 đạt 7,82 triệu đồng và. Thu ngân sách trên địa bàn từ 133,3 tỷ đồng (năm 2000) năm 2005 đạt 527,2 tỷ đồng và năm 2008 đạt 836,9 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,66% năm 2005 xuống 17,78% năm 2008. Sự phát triển kinh tế của tỉnh như trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, để thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp của tỉnh phát triển mạnh hơn trong những năm tới.

- Về khoa học kỹ thuật: Bắc Giang có hệ thống các Công ty lâm nghiệp quốc doanh với đội ngũ cán bộ CNV và nhân dân có kinh nghiệm trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây bản địa... là động lực tốt để phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện. Trong sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển mạnh từ lâm nghiệp thuần tuý sang lâm nghiệp cộng đồng, từ lấy Quốc doanh là chính sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần tham gia, từ khai thác rừng tự nhiên là chính sang trồng rừng, bảo vệ rừng, sử dụng gỗ rừng trồng, công tác khoanh nuôi tái sinh rừng phục hồi rừng là một biện pháp tạo rừng quan trọng. Rừng được tạo mới và bảo vệ tốt hơn. Đã áp dụng các tiến bộ về công tác giống và công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh rừng, khuyến lâm vào trồng rừng đã làm tăng chất lượng và hiệu quả. Kinh tế lâm nghiệp và nghề rừng trong tỉnh đã có bước phát triển, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện so với những năm trước, do có sự hỗ trợ đầu tư của các dự án. Có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong tỉnh.

-Về thị trường tiêu thụ lâm sản: Thị trường lâm sản ngày càng mở rộng. Nhu cầu lâm sản trong và ngoài tỉnh gia tăng. Số lượng các cơ sở chế biến lâm sản trong tỉnh đang trên đà phát triển. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Nhiều hộ gia đình đã có thể làm giàu từ việc trồng rừng. Rừng trồng đã đem lại lợi nhuận cho người trồng rừng và kích thích người dân đầu tư vào trồng rừng nên phong trào trồng rừng đang phát triển mạnh tại các địa phương trong tỉnh.

Nhu cầu thị trường lâm sản quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế Việt nam tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh nghề rừng, chế biến và thương mại lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ chế biến cả nước đạt khoảng 2,5 tỷ USD (trong đó đồ mộc nội thất, mộc mỹ nghệ là chủ yếu), tăng 21% so với năm 2006. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ và gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản.



- Về lao động: Lực lượng lao động vùng núi dồi dào, người dân đã có kiến thức và kinh nghiệm trồng rừng nhiều năm bao gồm cả trồng rừng thâm canh bằng cây mô hom nên thuận lợi cho việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lâm nghiệp .

2. Hạn chế

- Địa phương chưa đầu tư đúng mức cho trồng rừng sản xuất tập trung phục vụ chế biến. Chưa huy động được vốn của khu vực tư nhân và một số thành phần kinh tế khác. Mức độ đầu tư và hỗ trợ hiện nay của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp còn thấp, dàn trải. Lâm phận quốc gia ổn định chưa được xác định cụ thể.

- Đời sống của người làm nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với trung bình chung toàn quốc ảnh hưởng tới việc huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Bên cạnh đó, việc kinh doanh lâm nghiệp cũng chậm đổi mới trong cơ chế thị trường nên sản phẩm còn đơn điệu, vùng nguyên liệu còn nhỏ bé lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với việc chế biến và tiêu thụ nên đóng góp của lâm nghiệp trong GDP của tỉnh còn nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng về lâm nghiệp của địa phương.

-Nguyên nhân: tình trạng trên là do người trồng rừng chưa đầu tư đầy đủ cho sản xuất đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vì nhu cầu vốn hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 60% suất đầu tư và thực chất mới chỉ là hỗ trợ, chính sách hưởng lợi chưa có sức thuyết phục đối với người thực thi dự án mà đại bộ phận họ lại là những hộ nghèo ở miền núi. Rừng tự nhiên khu vực sản xuất lớn nhưng chưa cho sản phẩm đáng kể do đang phải khoanh nuôi bảo vệ. Quỹ đất lâm nghiệp thực hiện dự án của tỉnh có nhiều nhưng lại tập trung ở vùng ít lợi thế, phân tán, nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế ở vùng thuận lợi ngày càng tăng cũng tác động xấu đến diện tích rừng. Việc tuyên truyền về dự án, thực hiện chính sách hưởng lợi, nhân rộng mô hình tiên tiến trong quá trình thực hiện dự án chưa được quan tâm đúng mức nên hiện cũng còn nhiều người chưa hiểu đúng về mục đích, nội dung của các dự án bảo vệ phat triển rừng. Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở nhiều nơi còn lỏng lẻo; cán bộ lâm nghiệp ở 4 huyện trọng điểm về lâm nghiệp của tỉnh còn thiếu; sự phối hợp của cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp với các cấp, các ngành ở địa phương cũng còn hạn chế.

3. Thách thức

- Yêu cầu của ngành lâm nghiệp thời gian tới phải phát triển nhanh và bền vững nhưng nguồn lực về vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý…vẫn còn hạn chế.

-Tuy đời sống của các hộ nông dân đã được nâng cao một bước, song hiện nay mức thu nhập còn thấp so với cả nước. Tốc độ phát triển kinh tế có sự chuyển biến, song chất lượng tăng trưởng lâm nghiệp còn thấp, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 35% trong cơ cấu kinh tế. Thu ngân sách trên địa bàn tăng mạnh nhưng tỉnh vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách. Đây là một trở ngại trong việc huy động vốn đầu tư sản xuất lâm nghiệp.

- Tuy trình độ của người lao động đã dần được nâng cao, song nhìn chung trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường của người dân còn ở mức thấp. Tỷ lệ lao động được đào tạo trong ngành lâm nghiệp còn thấp. Việc đầu tư sản xuất lâm nghiệp của người dân còn theo phong trào, ít chú ý đến các định hướng qui hoạch. Đây là một trở ngại không nhỏ trong sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá và hướng tới kinh doanh rừng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

- Sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp của cả nước nói chung (gồm cả tỉnh Bắc Giang ) còn thấp, công nghệ chế biến lạc hậu và chủ yếu là sơ chế, giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Sau khi gia nhập WTO các tiêu chuẩn về môi trường đặt ra các yêu cầu ngày càng gắt gao đối với thương mại sản phẩm gỗ cả thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, bao gồm việc đảm bảo tính hợp pháp của việc khai thác và sử dụng nguyên liệu gỗ và khả năng tái sinh của rừng sau khai thác. Xu hướng chung trên thị trường lâm sản thế giới sẽ đòi hỏi có chứng chỉ rừng trong khi công tác quản lý rừng bền vững chưa được quan tâm.

- Sự suy thoái kinh tế thế giới từ năm 2008 đã ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu trong một vài năm tới và sẽ ảnh hưởng tới các nguồn vốn đầu tư cho sản xuât lâm nghiệp



4. Sự cần thiết phải xây dựng dự án qui hoạch

Rừng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có ý nghĩa lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng giúp giải quyết số lao động dôi dư ở vùng trung du miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo, giảm áp lực xấu cho xã hội.

Dự án qui hoạch ba loại rừng và sử dụng đất trống đồi núi trọc năm 2003-2010 sắp kết thúc, kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng mới được phê duyệt. Do vậy cần thiết xây dựng phương án qui hoạch bảo vệ phát triển rừng mới giai đoạn 2008-202 sát thực với điều kiện hiện tại và phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội đến 2020 của tỉnh cũng như chiến lược phát triển lâm nghiệp đến 2020 của ngành lâm nghiệp; Phát huy được lợi thế của địa phương và khắc phục được những hạn chế hiện nay.



Phần III. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

1. Dự báo về phát triển chung KTXH tỉnh Bắc Giang đến 2020.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với mục tiêu: Tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, mở rộng thị trường; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Tỉnh Bắc Giang đã xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2020 với những chỉ tiêu cơ bản sau:

Biểu 18. Các chỉ tiêu cơ bản phát triển KT-XH Bắc Giang đến năm 2020.

Chỉ tiêu

2005

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Tốc độ tăng GDP bình quân













10,5

12,0

12,0

GDP/người (triệu đồng, hiện hành)

4,785

10,0

21,7

45,6

10,5

12,0

12,0

Cơ cấu sản xuất (hiện hành)

100,0

100,0

100,0

100,0

9,3

10,8

10,8

- Công nghiệp – XD

22,0

35,0

44,7

49,2

-

-

-

- Nông, lâm, thuỷ sản

43,5

30,5

20,3

13,8

-

-

-

- Dịch vụ

34,5

34,5

35,1

37,1

-

-

-

Tỷ lệ thất nghiệp đô thị (%)

5,3

4,5

4,0

4,0

-

-

-

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

30,67

15

5 - 6

2,5-3

-

-

-

Độ che phủ rừng (%)

39,5

40,5

42

43

-

-

-

* Nhu cầu đầu tư (tỷ đồng)

- Giai đoạn 2006-2010: khoảng 25.862 tỷ đồng (ICOR = 4,0)

- Giai đoạn 2011-2015: khoảng 65.370 tỷ đồng (ICOR = 3,9)

- Giai đoạn 2016-2020: khoảng 143.078 tỷ đồng (ICOR = 3,8)


Nguồn: Nghị Quyết số 06/2006/NQ-HĐND về Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006-2020 và các qui hoạch, kế hoạch phát triển một số lĩnh vực cụ thể khác

Với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế khá cao và phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ trong những năm tới sẽ tạo tiền đề cho phát triển nông lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu KTXH khác có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản như sau:



- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 1,08 %. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30,67% năm 2005 xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2010; 5-6% vào năm 2015; 2,5-3% vào năm 2020, bình quân giảm trên 3%/năm (giảm trên 11 nghìn hộ nghèo/năm).

- Tốc độ tăng trưởng Nông nghiệp (bao gồm cả Lâm nghiệp và Thuỷ sản) đạt bình quân khoảng 4% năm cho giai đoạn 2006-2010; 3,8% năm giai đoạn 2011-2015 và xấp xỉ 3,5% năm giai đoạn 2016-2020. Phát triển nông nghiệp hàng hoá; kinh tế trang trại, kinh tế rừng. Mở rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông lâm sản. Hộ nông dân thu nhập 50- 100 triệu đồng/ năm; Trong giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh đã xây dựng một số dự án kêu gọi vận động vốn đầu tư nước ngoài từ nguồn vốn ODA, FDI, NGOs…

Trong những năm tới đặc biệt là từ nay đến năm 2010, Nhà nước tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cho các ngành, đặc biệt là ngành nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ. Trọng tâm là gắn sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản với phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả ở trong và ngoài nước. Phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn, thực hiện Chương trình hành động số 47-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh (khoá XVI) về nông nghiệp – nông dân - nông thôn . Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2020 cũng nằm trong thuận lợi chung đã trình bày ở trên.

Theo các chỉ tiêu KTXH tỉnh, riêng năm 2009 do ảnh hưởng kinh tế thế giới, tỉnh Bắc Giang vẫn phấn đấu đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 7,5-8%; huy động trên 5.500 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; giải quyết việc làm mới cho 23.500 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15,78%... như nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 14 đã đề ra.



2. Dự báo phát triển lâm nghiệp trong nước

Việt nam gia nhập WTO là cơ hội thuận lợi trong việc xuất khẩu lâm sản ra thị trường thế giới. Do vậy dự báo ngành lâm nghiệp trong nước thời gian tới cũng có nhiều cơ hội cho việc phát triển mạnh mẽ như Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến 2020 đã đề ra.

Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam đến năm 2020 có một số dự báo phát triển liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng Bắc giang đến 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp toàn quốc (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường) từ 3,5-4%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia.



- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp từ 2006 đến 2020 là khoảng 44 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 10 nghìn tỷ, chiếm 22,7%; nguồn vốn ODA là 4.6 nghìn tỷ, chiếm 10,5%; nguồn vốn FDI là 16 nghìn tỷ, chiếm 36,3%; các nguồn khác là 15 nghìn tỷ, chiếm 36,4%.

- Trồng rừng mới sau 2010 là 1,5 triệu ha, trồng lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm. Trồng cây phân tán 200 triệu cây/năm.

- Xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

- Dự đoán khả năng sinh lời và nhu cầu thị trường xuất khẩu dăm gỗ có triển vọng phát triển rất tốt.



  • Biểu 19: Dự báo thị trường lâm sản trong nước và xuất khẩu đến 2020.

Loại lâm sản

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Gỗ nội địa và xuất khẩu (1000m3)

14.004

18.620

22.160

a. Gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng

8.030

10.266

11.993

b. Gỗ nhỏ sản xuất ván nhân tạo, dăm gỗ xuất khẩu

2.464

2.922

1.682

c. Tiêu thụ gỗ nhỏ cho sản xuất bột giấy

3.383

5.271

8.263

d. Gỗ trụ mỏ

120

160

200

2. Giá trị lâm sản xuất khẩu ( triệu USD)

3.700

4.800

7.800

a. Sản phẩm gỗ

3.400

4.200

7.000

b. Lâm sản ngoài gỗ

300

600

800

3. Tiêu thụ củi ( triệu m3)

25,7

26,0

26,0

4. Nhập khẩu gỗ lớn

4.300

3.100

2.000

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương