BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

5. Động thực vật rừng:

+ HÖ thùc vËt:

Rừng tự nhiên Bắc Giang phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 700 -800m, có hệ thực vật nhiệt đới khá phong phú và có nhiều loài cây quí hiếm hoặc cho gỗ tốt. Theo các kết quả điều tra của Viện ĐTQH rừng từ trước tới nay cho thấy rừng Bắc Giang có 276 loài cây gỗ thuộc 136 chi của 57 họ thực vật. Ngoài ra còn có 452 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ, dây leo… Thành phần thực vật tầng cây cao thường gặp các loài Táu ( Vatica spp.) Dầu (Dipterocarpus spp.), Trường sâng (Amesiodendron chinense), Trám các loại (Canarium spp.), Gội (Aglaia spp.), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Các loài Dẻ (Lithocarpus spp., Castanopsis spp., Quercus spp.), Côm (Eleocarpus spp.), các loài họ Re (Cinnamomum spp., Litsea spp.), Giổi xanh (Michelia mediocris), Lim xanh (Erythrofloeum fordii)) Cứt ngựa (Archidendron balansae), Dung (Diospyros spp.), Trâm (Syzigium spp.), Xoan đào (Prunus arborea), Nhội (Bischofia javanica),... với đường kính đạt 25-30cm có trường hợp cá biệt đường kính đạt trên 80cm. Thực vật tầng giữa và tầng dưới thường gặp các loài Ngát trơn (Gironniera cuspidata), Ngát (G. subequalis), Dung (Simplocos spp.), Chân chim (Schefflera octophylla), Rè nhớt (Machilus leptophylla), Lòng trứng quảng đông (Lindera kwangtungensis), Thôi ba (Alangium chinensis), Chà hươu nhẵn (Wendlandia glabrata)... cùng nhiều loài khác

Mặc dù tổ thành loài thực vật tỉnh Bắc Giang vẫn rất phong phú nhưng số lượng các loài cây mục đích hiện nay bị suy giảm trầm trọng. Một số loài gỗ quí, có trữ lượng lớn và nổi tiếng của vùng Đông Bắc trước đây như Lim Xanh, Giổi, Lát hoa… hiện nay chỉ còn lại các cây tái sinh có đường kính nhỏ.

+ §éng vËt rõng:

Trước đây hệ động vật rừng tỉnh Bắc Giang khá phong phú nhưng do nan săn bắn bừa bãi nên hiện nay số lượng các loài thú đã suy giảm cạn kiệt. Một số kết quả điều tra của Viện ĐTQH rừng gần đây cho thấy Khu hệ động vật rừng Bắc Giang có 226 loài thuộc 81 họ và 24 bộ. Các loài thú rừng hiện nay thường chỉ gặp được một số loài như Lợn rừng, Hoẵng, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Cu ly, Sóc....



6. Lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài gỗ rừng tự nhiên Bắc Giang chủ yếu có tre nứa, song mây, hạt Dẻ, cây thuốc, nấm lim, nhựa trám, nhựa thông, nhựa sau sau... Trước đây những loại lâm sản này rất phong phú nhưng do khai thác quá mức từ tự nhiên không chú ý tới các biện pháp bảo vệ và gây trồng nên trữ lượng ngày càng cạn kiệt. Theo kết quả thống kê và ước tính, hiện nay tài nguyên lâm sản ngoài gỗ quan trọng tại Bắc Giang có thể khai thác từ rừng tự nhiên như sau:

- Tre nứa luồng: 12 triệu cây/năm

- Song Mây: 300 tấn/năm

- Hạt Dẻ: 250 tấn/năm

- Cây thuốc các loại: 35,5 tấn/năm

- Măng tươi : 280 tấn

- Mật ong: 15 tấn

Ở các huyện Lục Nam, Lục ngạn còn có hàng ngàn ha rừng Dẻ ăn quả do các hộ dân quản lý. Theo điều tra thực tế 55 hộ gia đình tại các xã Nghĩa Phương ; Bình Sơn; Trường Sơn; Lục Sơn huyện Lục Nam cho thấy hạt Dẻ là nguồn thu nhập ổn định hàng năm và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của gia đình. Mỗi ha Dẻ cho thu hoạch từ 0,7-1 tấn hạt/năm. Giá bán 1kg hạt từ 6.000 – 8.000 đ/kg. Cá biệt có gia đình (Thôn Quỷnh- Xã Nghĩa Phương) năm 2007 thu nhập từ hạt Giẻ lên đến 40 triệu đồng. Có nhiều hộ dân huyện Lục Nam và Sơn Động có thu nhập từ thu hái chế biến và thu mua cây thuốc từ rừng tự nhiên như Ba kích, Nấm Linh Chi, dây ruột gà, Hoàng lực, lá Khôi…Gần đây, dự án trồng rừng Việt- Đức đã hỗ trợ trồng 100 ha mây nếp tại một số xã của huyện Sơn Động. Bước đầu cho thấy mô hình này có triển vọng tốt và có thể nhân rộng ra các vùng khác.

Tỉnh Bắc Giang còn có rừng đặc sản trồng trên đất qui hoạch cho lâm nghiệp trên 36.000ha, hàng năm cho khoảng 228.000 tấn quả với doanh thu khoảng 450 tỷ đồng. Đây là nguồn thu rất quan trọng của người dân địa phương. Tuy nhiên mấy năm gần đây do phát triển diện tích ồ ạt trên những diện tích không phù hợp nên năng suất và chất lượng vải thấp, giảm hiệu quả kinh tế sử dụng đất nên nhiều nơi người dân mong muốn được hỗ trợ chuyển đổi và một số hộ đã tự cải tạo vườn Vải thành rừng trồng Keo, Bạch đàn...có hiệu quả kinh tế cao hơn.



7. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

7.1. Diện tích ba loại rừng

Hiện trạng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng năm 2008 như sau:



Biểu 07 : Hiện trạng ba loại rừng năm 2008.

Lo¹i ®Êt lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ % DTTN

IDiÖn tÝch tù nhiªn

382.738

100

II. §Êt l©m nghiÖp

166.609

43,5

1. §Êt rõng ®Æc dông

13.023

3,4

2. §Êt rõng phßng hé

20.958

5,5

3. §Êt rõng s¶n xuÊt

132.628

34,7

(Chi tiÕt c¸c lo¹i ®Êt ®ai t¹i c¸c huyÖn, thÞ xem biÓu 01/HT phÇn phô lôc)

Theo kết quả Quy hoạch 3 loại rừng năm 2007, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 166.609ha, chiếm 43,5% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng (gồm cả cây đặc sản) đến thời điểm này đạt 40,7%. Nếu chỉ tính riêng độ che phủ cây lâm nghiệp đạt 31,2%. Trong đó chủ yếu vẫn là rừng trồng, rừng non phục hồi và rừng nghèo, phân bố không đều.

Trong tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp thì có 13.023 ha đất rừng đặc dụng, chiếm 7,8% diện tích đất lâm nghiệp; diện tích đất rừng phòng hộ là 20.958 ha, chiếm 12,7% diện tích đất lâm nghiệp; diện tích đất rừng sản xuất là 132.628 ha, chiếm 79,5% diện tích đất lâm nghiệp.

Diện tích ba loại rừng năm 2008 không có biến động đáng kể so với rà soát qui hoạch ba loại rừng đã được phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang. Hiện nay các địa phương đang tiến hành rà soát điều chỉnh và chuyển một số diện tích đất sản xuất và các loại đất khác ra khỏi diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.



7.1.1 Rừng đặc dụng

Hiện nay tỉnh Bắc Giang có 1 Khu BTTN Tây Yên Tử thuộc địa phận các huyện Sơn Động và Lục Nam .



Theo rà soát qui hoạch ba loại rừng, tổng diện tích rừng đặc dụng của tỉnh Bắc Giang là 13.023 ha thuộc địa phận 2 huyện Sơn Động: 10.669,4 ha và Lục Nam : 2.351,7ha. Trên đất rừng đặc dụng, rừng tự nhiên còn nhiều và còn khá tốt với khoảng 10% rừng có trữ lượng giầu, 25% rừng trung bình, trên 30% rừng phục hồi. Theo đơn vị xã thì xã An Lạc có diện tích lớn nhất với trên 5 nghìn ha, xã Thanh Luận chỉ có 1.272,8 ha. Trong khu đặc dụng, diện tích đất trống không còn nhiều, chiếm khoảng 5% tổng diện tích.

Biểu 08: Hiện trạng rừng đặc dụng - năm 2008

Lo¹i ®Êt lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ % RDD

A DiÖn tÝch tù nhiªn

382.738




B. §Êt l©m nghiÖp

166.609




1. §Êt rõng ®Æc dông

13.023

100

a) §Êt cã rõng

12.547,1

96,4

- Rõng tù nhiªn

12.536,8

96,3

- Rõng trång

 10,3

0,1

b) §Êt ch­­a cã rõng

475,9

3,6

(Chi tiÕt c¸c lo¹i ®Êt ®ai t¹i c¸c huyÖn, thÞ xem biÓu 01/HT phÇn phô lôc)

Hiện nay công tác bảo vệ rừng tại Khu BTTN Tây Yên Tử đang gặp nhiều khó khăn do nằm trong khu vực phát triển công nghiệp nhiệt điện, khai thác mỏ than... nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực tới rừng.



7.1.2 Rừng phòng hộ

Sau khi rà soát đến 2008, rừng phòng hộ chỉ còn lại ở 3 huyện Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Dũng. Huyện Lục Ngạn có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất với 10.939,6 ha. Những diện tích này thuộc 3 khu vực phòng hộ chính là hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và đầu nguồn sông Lục Nam (xã Phong Minh và Xa Lý).

Rừng phòng hộ tỉnh Bắc Giang năm 2008 có diện tích 20.958 ha như sau:

Biểu 09 : Hiện trạng rừng phòng hộ – Năm 2008

Đơn vị: ha


Lo¹i ®Êt lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ % RPH

IDiÖn tÝch tù nhiªn

382.738




II. §Êt l©m nghiÖp

166.609




2. §Êt rõng phßng hé

20.958,00

100

a) §Êt cã rõng

17.479,40

83,40

- Rõng tù nhiªn

13.886,90

66,26

- Rõng trång

3.592,50

17,14

b) §Êt ch­­a cã rõng

3.478,60

16,60

(Chi tiÕt c¸c lo¹i ®Êt ®ai t¹i c¸c huyÖn, thÞ xem biÓu 01/HT phÇn phô lôc)

Diện tích rừng phòng hộ được giao cho 4 đơn vị quản lý như sau:

- BQL rừng phòng hộ Sơn Động: 9.227,4 ha

- BQL rừng phòng hộ Cấm Sơn: 10.042,7ha

- BQL rừng phòng hộ Yên Dũng: 791,0ha

- Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn: 705,7ha

- Diện tích còn lại 192 ha dự kiến chuyển sang rừng sản xuất (hiện Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn quản lý)

Đa số diện tích rừng phòng hộ đã được giao khoán quản lý bảo vệ bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.

Diện tích đất có rừng phòng hộ là 17.479,4 ha, che phủ 83,4 % diện tích khu phòng hộ, trong đó có 13.886,9 ha rừng tự nhiên và 3.592,5 ha rừng trồng. Diện tích đất chưa có rừng là 3.478,6 ha, trong đó có trên 1 ngàn ha đất trống Ic có khả năng khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích đất trống còn lại thường phân bố trên các dông đỉnh núi cao xa, do vậy việc trồng rừng phòng hộ trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

7.1.3 Rừng sản xuất

Trước rà soát qui hoạch ba loại rừng, diện tích rừng sản xuất có 99.703 ha, trong đó chỉ có 27,5 ngàn ha rừng trồng cây lâm nghiệp có giá trị khai thác gỗ, còn lại là rừng tự nhiên, cây ăn quả và đất trống. Do vậy giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm thấp trong cơ cấu nền kinh tế nói chung cũng như khu vực nông lâm nghiệp -thuỷ sản.

Sau khi rà soát qui hoạch, diện tích rừng sản xuất đã tăng lên trên 132,6 ngàn ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới. Hiện trạng rừng sản xuất hiện nay như sau:

Biểu 10: Hiện trạng rừng sản xuất năm 2008


Lo¹i ®Êt lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ % RSX

A DiÖn tÝch tù nhiªn

382.738




B. §Êt l©m nghiÖp

166.609




1. §Êt rõng sn xut

132.628,00

100

a) §Êt cã rõng

126.042,70

95,0

- Rõng tù nhiªn

44.500,80

33,6

- Rõng trång

81.541,90

61,5

b) §Êt ch­­a cã rõng

6.585,30

5,0

Việc xác định sản phẩm kinh doanh cho rừng sản xuất ở Bắc Giang hiện nay chỉ có tính chất tương đối. Trong một lô rừng tự nhiên và rừng trồng có thể cho nhiều loại sản phẩm với giá cả khác nhau tuỳ theo nhu cầu của thị trường tại từng thời điểm. Nếu phân chia rừng sản xuất theo định hướng sản xuất các nhóm loại gỗ khác nhau có thể xác định theo hai nhóm gỗ chính:

-Nhóm gỗ lớn: D > 30cm: Sử dụng làm gỗ xẻ , bóc, đóng đồ mộc…

-Nhóm gỗ nhỏ: D < 30cm: sử dụng làm ván ghép thanh; gỗ trụ mỏ; gỗ nguyên liệu giấy, dăm gỗ, củi…


  • Rừng Sản xuất gỗ lớn.

Rừng sản xuất gỗ lớn hiện nay được xác định là diện tích rừng tự nhiên loại IIIa2, IIIa1 có tổng diện tích 8.922,5 ha phân bố ở huyện Sơn Động (7.415,5 ha); Lục Ngạn (157,1 ha) và Lục Nam (1.349,9 ha). Rừng này có thể cung cấp các loại gỗ lớn có D >30cm làm nguyên liệu gỗ xẻ, đóng đồ mộc…Nhìn chung các diện tích rừng gỗ lớn này đã bị khai thác chọn qua nhiều năm nên trữ lượng và chất lượng rừng thấp. Các diện tích này hiện nay đang phải áp dụng biện pháp đóng cửa rừng để khoanh nuôi bảo vệ và chỉ có thể cung cấp một lượng gỗ xây dựng cho nhu cầu tại chỗ của dân địa phương.

  • Rừng Sản xuất gỗ nhỏ, nguyên liệu....

Hầu hết diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên phục hồi và rừng gỗ trồng của tỉnh Bắc Giang hiện nay là rừng cung cấp gỗ nhỏ và gỗ nguyên liệu. Các diện tích rừng phục hồi chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ cho xây dựng nhà cửa, gỗ trụ mỏ…. Các diện tích rừng trồng chủ yếu để cung cấp gỗ nguyên liệu (trụ mỏ, dăm gỗ, ván ghép thanh…); gỗ xây dựng (cột chống, cốp pha…). Đây là nhóm rừng có vai trò quan trọng nhất với sản xuất lâm nghiệp Bắc Giang hiện nay.

Trong cơ cấu rừng sản xuất hiện nay có trên 36 ngàn ha Vải thiều trồng trên đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Do công tác qui hoạch giữa các ngành lâm nghiệp; nông nghiệp và TNMT không thống nhất nên việc thống kê đánh giá diện tích này còn nhiều bất cập giữa các ngành. Hiện nay ngành lâm nghiệp thống kê diện tích này vào mục “Rừng trồng đặc sản” thuộc đất lâm nghiệp nhưng ngành nông nghiệp và TNMT thống kê vào “ cây lâu năm” hoặc “cây ăn quả” thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy trong thời gian tới cần có sự thống nhất số liệu giữa các ngành trong toàn tỉnh để thuận tiện cho việc qui hoạch.



7.2. Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.

Theo Báo cáo số 91/BC-UBND của UBND Tỉnh Bắc Giang ngày 12/11/2008 về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy đất lâm nghiệp đã được giao trên 87% diện tích qui hoạch cho lâm nghiệp theo các loại rừng và nhóm chủ quản lý sau:



+ Rừng sản xuất: Trong diện tích rừng sản xuất 132.628 ha được giao quản lý sử dụng như sau:

- Giao cho các công ty lâm nghiệp: 21.090,8ha

- Giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý: 90.629,3ha

- Giao cho cộng đồng quản lý: 198,3 ha

Diện tích đã qui hoạch cho lâm nghiệp chưa giao còn lại do UBND xã quản lý. Nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng dự kiến bổ sung cho đất lâm nghiệp mà đề án Giao đất của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đang thực hiện theo Quyết định số 14/QĐ-UBND phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013 thì diện tích còn lại sẽ được giao đất gần 31.000ha .

+ Rừng phòng hộ : Tổng diện tích rừng phòng hộ đã giao 20.766,8 ha trong tổng số 20.958 ha theo qui hoạch ba loại rừng (Còn lại 192 ha trong khu phòng hộ, dự kiến chuyển sang rừng sản xuất thuộc Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn) cho các BQL rừng phòng hộ như sau:

- BQL rừng phòng hộ Sơn Động: 9.227,4 ha

- BQL rừng phòng hộ Cấm Sơn: 10.042,7 ha

- Công ty LN Lục Ngạn: 705,7 ha

- BQL rừng phòng hộ Yên Dũng: 791,0ha

+ Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng Tây Yên Tử có diện tích 13.023 ha được giao cho BQL rừng đặc dụng Tây Yên Tử trực tiếp quản lý.

Như vậy công tác giao khoán đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đã được thực hiện khá tốt. Tuy vậy trong diện tích đất đã giao thì mới chỉ có khoảng 50% diện tích được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Để đảm bảo tính pháp lý cao hơn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất khinh doanh ổn định lâu dài.



(Chi tiết diện tích đất lâm nghiệp theo chủ quản lý xem phần phụ biểu)

7.3 Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

7.3.1 Diễn biến diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu ba loại rừng

So sánh số liệu qui hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 ( được phê duyệt theo Quyết định số 47/2003/QĐ-UBND ngày 2-7-2003 của UBND tỉnh Bắc Giang) và kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng (theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng) cho thấy biến động đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng như sau:



Biểu 11. Biến động diện tích ba loại rừng giai đoạn 2003-2008

Đơn vị: ha




Năm
3 LR

2003

2006

2008

(2008-2003)

Tăng (+); Giảm (-)



Đất lâm nghiệp

165.000

183.236

166.609

+1.609

-Rừng phòng hộ

68.210

68.210

20.958

- 47.252

-Rừng đặc dụng

15.411

15.323

13.023

- 2.388

-Rừng sản xuất

81.379

99.703

132.628

+ 51.249
Theo qui hoạch trước đây đến năm 2010, diện tích rừng sản xuất chỉ chiếm gần 50% đất lâm nghiệp. Trong diện tích qui hoạch rừng sản xuất thì đất trồng cây đặc sản (Vải thiều) chiếm khoảng 40%. Như vậy diện tích trồng rừng kinh tế trước khi rà soát qui hoạch ba loại rừng năm 2006 chỉ có 27.592ha (chiếm 17,6% diện tích qui hoạch đất lâm nghiệp). Do diện tích rừng trồng kinh tế ít trong khi rừng tự nhiên không được khai thác dẫn đến giá trị sản xuất lâm nghiệp thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang năm 2006 ( trước rà soát qui hoạch ba loại rừng) diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh tăng so với qui hoạch trên 18 ngàn ha ( chủ yếu đưa thêm diện tích đất chưa sử dụng vào đất rừng sản xuất). Cơ cấu ba loại rừng thời điểm này không có thay đổi lớn so với qui hoạch trước đó.

Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, toàn tỉnh đã rà soát qui hoạch 3 loại rừng, giảm diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, bổ sung diện tích rừng sản xuất thêm trên 51.000ha tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế lâm nghiệp trong thời gian tới.

7.3.2 Diễn biến diện tích các loại rừng

Từ năm 2003 đến nay, ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả quan trọng. Diện tích rừng tỉnh sau 5 năm, tăng 12.125 ha ( chưa tính rừng trong khu vực chuyển đổi sang đất trường bắn - quốc phòng). Ngoài ra hàng năm khai thác rừng trồng và trồng lại rừng khoảng 3-4ngàn ha/năm. Đây là thành tựu hết sức to lớn mà ngành lâm nghiệp, nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.



Biểu 12: Diễn biến rừng giai đoạn 2003 -2008

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương