BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG


Biểu 24. Tiến độ trồng rừng tập trung theo giai đoạn



tải về 1.3 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Biểu 24. Tiến độ trồng rừng tập trung theo giai đoạn.

Đơn vị tính: Ha

Loại rừng, loại sản phẩm

Tổng

2009-2015

2016-2020

Tổng cộng

87.834,9

50.556,8

37.278,1

Trồng rừng phòng hộ (trên đất trống)

1.393,0

1.393,0




Trồng rừng sản xuất:

-Trên đất trống, nương rẫy bỏ hoang

- Đất sau khai thác

- Đất cải tạo vườn vải

- Đất cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt


86.441,9

13.527,3


67.342,5

5.480,8


5.004,2

49.163,8

9.107,3


30.484,4

5.480,8


5.004,2

37.278,1

4.420,0


32.858,1



+ Định hướng sản phẩm cho trồng rừng sản xuất:

Định hướng qui hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu chủ yếu cho rừng sản xuất như sau:

- Rừng sản xuất gỗ lớn: 5.000ha thuộc 2 huyện Sơn Động, Lục Nam

-Rừng sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu: 50.000ha.

Đối với rừng cung cấp gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu thì mỗi lô rừng có thể cho nhiều loại sản phẩm khác nhau tuỳ giai đoạn tuổi và kích cỡ (thân, cành ngọn…) nên không có sự phân chia rõ ràng về diện tích các chủng loại nguyên liệu cụ thể. Tuy nhiên có thể định hướng ưu tiên cho việc trồng rừng cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu gỗ nguyên liệu hiện nay như sau:

- Rừng nguyên liệu gỗ Trụ mỏ: 20.000ha thuộc các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế

- Rừng nguyên liệu ván ghép thanh: Qui mô 10.000ha thuộc 2 huyện Lục Nam; Sơn Động

- Rừng nguyên liệu giấy, dăm gỗ: 25.000ha Thuộc 5 huyện Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang.



+ Tập đoàn cây trồng

Căn cứ kết quả điều tra vào yếu tố khí hậu, đất đai, tình hình sinh trưởng phát triển của các loài cây trồng lâm nghiệp trên các điều kiện lập địa của tỉnh và vùng phụ cận có điều kiện môi trường sinh thái tương tự, xác định tập đoàn cây trồng rừng tỉnh Bắc Giang như sau:

- Rừng phòng hộ:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: Vùng rất xung yếu: Thông mã vĩ, Dẻ, Trám, Vối thuốc…

Vùng xung yếu: kết hợp loài cây trồng vùng rất xung yếu với các loài cây có khả năng cho sản phẩm hàng hoá như: Keo lai, Keo lá tràm, Xoan, Luồng, Tre măng điền trúc…cây bản địa: Trám, Vối thuốc.

- Rừng sản xuất:

+ Rừng nguyên liệu gỗ nhỏ: trồng Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn URO, Bạch đàn lai;

+ Rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ: Bạch đàn URO, Bạch đàn lai

+ Rừng gỗ lớn: (gỗ xây dựng cơ bản, mộc cao cấp…): Mỡ, Vối thuốc, Bạch đàn lai, Keo tai tượng, Thông mã vĩ…

+ Trồng rừng đặc sản: Trám , Dẻ ăn quả, Song mây, Măng điền trúc.

+ Biện pháp kỹ thuật:

- Trồng và chăm sóc rừng sản xuất: Trồng rừng thuần loại hoặc kết hợp cây phù trợ, thâm canh (bằng giống mô hom có chất lượng cao và bón phân)… theo qui trình trồng rừng thâm canh cho từng loài cây cụ thể đã được Bộ NN&PTNT ban hành: Qui trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài thông, bồ đề, bạch đàn, keo phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy (QTN-27-87); Qui trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Bạch đàn Uro bằng các dòng vô tính chọn lọc (Bộ NN&PTNT, 2001); Qui phạm kỹ thuật bón phân cho Bạch đàn Uro; Keo lai…(Viện KHLN-2003)…

- Trồng và chăm sóc rừng phòng hộ: Theo các hướng dẫn kỹ thuật kỹ thuật ban hành kèm theo DA 661 và các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Công văn số 1992/BNN-LN ngày 11-7-2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn các phương thức trồng rừng phòng hộ dự án 661.

+ Đơn giá đầu tư: Từ 16,5 - 20,5 triệu đ/ha- Bình quân 18,5 triệu đ/ha

Theo định mức đang được người dân và các công ty lâm nghiệp áp dụng cho việc trồng rừng thâm canh ở các mức độ khác nhau có vốn đầu tư biến động từ 16,5 đến 20,5 triệu đồng/ha; bình quân 18,5 triệuđ/ ha (bao gồm chi phí trồng và chăm sóc 3 năm, lãi suất vay vốn, chi phí quản lý, thuế sử dụng đất…riêng chi phí bảo vệ các năm sau giai đoạn chăm sóc được tính riêng ở phần bảo vệ rừng).



2.2.2. Trồng cây phân tán.

+ Đối tượng

Để giải quyết các nhu cầu về củi đun, gỗ gia dụng và cung cấp một phần gỗ nguyên liệu cho các làng nghề, tiến hành trồng cây phân tán trên các diện tích vườn hộ gia đình, đất công cộng, công sở, trường học, các khu công nghiệp, đất xen kẽ khu dân cư, đường giao thông nông thôn, kênh, mương…



+Khối lượng, Tiến độ: Tổng diện tích trồng cây phân tán: 12.801,3ha.

(bình quân trồng khoảng 1.066,8 ha/ năm).

- Giai đoạn: 2009-2015, trồng tương đương 7.467,4 ha

- Giai đoạn 2015-2020, trồng khoảng 5.333,9 ha



+ Chọn loài cây trồng phân tán

- Trồng cây phân tán bảo vệ cảnh quan môi trường gồm: Xà cừ, Long não, Muồng đen, Muồng hoa vàng, Chò chỉ, Lát hoa, Sấu, Nhội, Bàng, Phượng vĩ, Xoài, Nhãn…

- Trồng cây phân tán lấy gỗ: Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn lai, Bạch đàn uro, Xoan ta…

+ Cây giống : Giai đoạn 2009-2015 cây giống được hỗ trợ bởi dự án 147; Giai đoạn 2016-2020 các địa phương tự sản xuất cây giống theo tiêu chuẩn qui định.

2.3. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt (thuộc rừng sản xuất)

+Đối tượng:

- Đối với rừng gỗ

+ Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao nhỏ hơn 5 mét và đường kính bình quân dưới 6 cen-ti-met, có mật độ nhỏ hơn 800 cây trên một hecta (Danh mục loài cây mục đích theo Quyết định 1888/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang).

+ Trữ lượng gỗ nhỏ hơn 35m3/ ha.

- Đối với rừng hỗn giao tre nứa và gỗ, tùy mức độ hỗn giao cụ thể để quy định. Nếu 1/2 là tre, nứa; 1/2 là gỗ, thì rừng nghèo kiệt có thể cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh có mật độ dưới 400 cây (hoặc gỗ có trữ lượng dưới 17,5 mét khối) và nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cen-ti-met, có mật độ dưới 4.000 cây trên một hecta.

+ Điều kiện cải tạo rừng tự nhiên

- Rừng tự nhiên nghèo kiệt trong rừng sản xuất, đã áp dụng các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng, nhưng không đạt kết quả, hoặc không đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp lâm sinh khác.

- Chủ rừng phải có đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật để trồng lại rừng ngay trong vụ trồng kế tiếp, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ, bảo vệ môi trường.

+ Khối lượng, Tiến độ: Tổng diện tích: 5.004,2. ha; Tiến độ: 2009-2015

+ Biện pháp cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

-Tiến hành khảo sát thiết kế chi tiết, đo đếm cây gỗ, cây tái sinh để kiểm tra chất lượng rừng trước khi thi công theo các tiêu chuẩn rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo, tránh cải tạo rừng không đúng đối tượng.

- Đối với lô rừng có cấp độ dốc địa hình I,II,III (từ 0-250): Áp dụng biện pháp cải tạo toàn diện: thay toàn bộ lâm phần hiện tại bằng cách chặt trắng, làm đất và trồng lại rừng mới trên toàn bộ diện tích lô như biện pháp kỹ thuật trồng rừng trên đất trống. Sau khi khai thác tận thu gỗ, dọn sạch thực bì để chuẩn bị trồng rừng. Áp dụng kỹ thuật trồng rừng thâm canh như trồng rừng trên đất sau khai thác trắng.

- Đối với lô rừng có cấp độ dốc địa hình IV, V (trên 250 ): Áp dụng biện pháp cải tạo theo băng: Phát dọn thực bì theo băng, chừa lại cây tái sinh mục đích có triển vọng. Tiến hành làm đất theo băng và trồng cây gỗ lớn, gỗ nguyên liệu hoặc cây lâm sản ngoài gỗ: Trám, Vối thuốc, Thông, Keo, Song mây…



2.4. Cải tạo rừng đặc sản (Vải)

+ Đối tượng: Vườn Vải trồng trên đất lâm nghiệp bị bỏ hoang hoá do hiệu quả thấp và được sự đồng ý của chủ quản lý chuyển sang trồng cây lâm nghiệp.

+ Khối lượng - Tiến độ: 5.480,8 ha; Tiến độ 2009-2015: 5.480,8 ha

+ Biện pháp kỹ thuật:

- Chặt bỏ cây ăn quả, trồng lại rừng kinh tế như biện pháp trồng rừng trên đất trống.



3. Khai thác rừng

Biểu 25: Dự kiến sản lượng gỗ khai thác theo giai đoạn



Hạng mục

Đơn vị

Tổng

2009-2015

2016-2020

Tổng cộng sản lượng

M3

5.978.156

2.617.417

3.360.739

Bình quân năm

M3/năm

498.180

373.917

672.148

Khai thác chọn, tỉa thưa, khai thác cây phù trợ Rừng PH

+ Diện tích

ha

2.682

1561

1121

+Sản lượng

M3

26.820

15.610

11.210

KT chính RTN Sản xuất

+ Diện tích

ha

692




692

+Sản lư­ợng

M3

13.840

 

13.840

KT tận dụng RTN sxuất

+Diện tích

ha

1279

587

692

Sản lượng

M3

6395

2935

3460

Khai thác tận thu trong cải tạo RSX tự nhiên

+ Diện tích

ha

5.004,2

5.004,2




+Sản lượng

M3

50.042

50.042




Khai thác rừng SX trồng

+ Diện tích

ha

71.342,5

30.484,4

32.858,1

+ Sản lượng

M3

5.243.559

2.286.330

2.957.229

Khai thác cây trồng phân tán

+Diện tích

Ha qui đổi

8.500

3.500

5000

+Sản lượng

M3

637.500

262.500

375.000

Như vậy sản lượng gỗ khai thác dự kiến bình quân theo từng thời kỳ khoảng từ 374.000m3 đến 672.000m3/năm, bình quân chung cả giai đoạn 2009-2020 là 498.000 m3/năm, đủ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế theo các mục tiêu đã đề ra.

3.1. Khai thác tỉa thưa, tận dụng rừng phòng hộ

+ Đối tượng khai thác:

- Rừng trồng phòng hộ đến tuổi khai thác, độ tàn che trên 0,6; mật độ > 600 cây ha.

- Khai thác tỉa thưa cây phù trợ khi rừng đã khép tán.

+ Khối lượng - Tiến độ: 2.682 ha; Tiến độ 2009-2015: 1565 ha;

2016-2020: 1117 ha



+ Biện pháp kỹ thuật: Tiến hành khai thác chọn, tỉa thưa và khai thác cây phù trợ trong rừng trồng phòng hộ theo Điều 36-QĐ40/2005_BNN về qui chế khai thác lâm sản.

- Dự kiến khai thác chọn cường độ 20 % tổng trữ lượng rừng trồng phòng hộ đạt tiêu chuẩn khai thác, bình quân 10 m3/ha.

- Sản lượng khai thác: Hàng năm dự kiến khai thác chọn khoảng 223ha/năm, tương đương 2.230m3/năm

3.2. Khai thác rừng sản xuất

3.2.1. Khai thác chính rừng tự nhiên

+ Đối tượng: Rừng tự nhiên loại IIIa2; IIIa3 thuộc rừng sản xuất, có trữ lượng trên 90m3/ha; trữ lượng các cây có D> 30cm chiếm trên 30% tổng trữ lượng rừng; có thời gian nuôi dưỡng đủ thời gian qui định của luân kỳ khai thác.

+ Khối lượng: 692 ha

Hiện có 692 ha rừng tự nhiên trữ lượng trung bình (IIIa2) thuộc Công ty lâm nghiệp Sơn Động và Cty lâm nghiệp Mai Sơn quản lý có thể tiến hành khai thác chính theo phương thức chặt chọn.



+ Tiến độ: giai đoạn 2015-2020: 692 ha

Tiến hành khai thác vào cuối kỳ qui hoạch. Có thể khai thác hàng năm 20% diện tích nói trên, tương đương 138 ha/năm; .

Khai thác chọn gỗ lớn, gỗ mỏ; Cường độ khai thác 20% ; Lượng khai thác dự kiến 20 m3 gỗ tròn /ha.Tổng trữ lượng khai thác 13.840m3 cho cả chu kỳ. Sản lượng khai thác bình quân dự kiến 2.760 m3 gỗ tròn/ năm

+ Biện pháp kỹ thuật: Thực hiện theo các điều ở mục 1-chương III- qui chế khai thác lâm sản ban hành theo QĐ số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

3.2.2 Khai thác tận dụng rừng tự nhiên

+ Đối tượng: Rừng IIIa2 do hộ gia đình quản lý; rừng IIIa2 sau khai thác chính của các Công ty lâm nghiệp Mai Sơn và Sơn Động.

+ Khối lượng - Tiến độ:

- Giai đoạn 2009-2015: Khai thác tận dụng 587 ha rừng IIIa2 do hộ gia đình quản lý

- Giai đoạn 2016-2020: Khai thác tận dụng 692 ha rừng sau khai thác chính của các công ty lâm nghiệp quản lý.

+ Biện pháp kỹ thuật: Khai thác các cây đổ gãy, khô chết. Thực hiện theo các điều ở mục 2-chương III- qui chế khai thác lâm sản ban hành theo QĐ số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

+Lượng khai thác tận dụng: bình quân 5m3/ha

3.2.3. Khai thác tận thu gỗ trong cải tạo rừng nghèo kiệt

+ Đối tượng: Diện tích rừng nghèo kiệt được cải tạo (mục 2.3). Tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép khai thác theo Thông tư số 99/2006/TT-BNN, ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.



+ Khối lượng -Tiến độ: giai đoạn 2009-2015: 5.004,2 ha

+Biện pháp: Tận thu gỗ nhỏ, gỗ củi trên diện tích cải tạo hoặc băng cải tạo

Sản lượng gỗ tận dụng : diện tích cải tạo 5.004, 2 ha, dự kiến 10m3/ha, tương đương 50.040m3 (gỗ nhỏ, gỗ củi), bình quân 7.148 m3/năm.



3.2.3. Khai thác rừng trồng sản xuất

+ Đối tượng

Diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác. Hiện có trên 43.000 ha rừng gỗ trồng sản xuất và rừng phòng hộ sau rà soát chuyển thành rừng sản xuất. Hàng năm trồng khoảng 6000-7000ha bao gồm cả trồng lại sau khai thác. Trong giai đoạn 2009-2015 hầu hết diện tích này có thể đưa vào khai thác. Tuy nhiên để đảm bảo tính ổn định trong cả chu kỳ và duy trì độ che phủ rừng cần thiết, tránh khai thác trắng ồ ạt trên diện tích lớn trên phạm vi toàn tỉnh.



+ Khối lượng: 63.342,5 ha; Bình quân 5.278ha/năm

+ Tiến độ: Dự kiến giai đoạn 2009-2015 khai thác 30.484,4 ha;

giai đoạn 2016-2020 khai thác 32.858,1 ha



+Biện pháp kỹ thuật:

-Đối với rừng gỗ sản xuất gỗ nhỏ: Khai thác trắng và trồng lại rừng năm kế tiếp.

-Đối với rừng sản xuất gỗ lớn: đến năm thứ 6 tỉa thưa, khai thác chọn 50% các cây nhỏ làm gỗ nguyên liệu, chừa lại 50% các cây lớn có phân bố tương đối đều trên lô tiếp tục bảo vệ; sau năm thứ 10 khai thác trắng số cây này để có sản phẩm gỗ lớn.

+Sản lượng: bình quân dự tính giai đoạn 2009-2015 là 75m3 gỗ /ha; giai đoạn 2015-2020 là 90 m3 gỗ /ha.

3.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

+Đối tượng: Tre nứa, song mây và các lâm sản ngoài gỗ khác trong rừng tự nhiên được phép khai thác theo điều 25-26, mục 5 chương III và điều 35- chương IV của Qui chế khai thác gỗ và lâm sản theo QĐ số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

+ Sản lượng LSNG chủ yếu: Hàng năm khai thác từ rừng tự nhiên ước tính bình quân khoảng: 12 triệu cây tre nứa (trong rừng hỗn giao và tre nứa rải rác trong rừng tự nhiên khác); 300 tấn song mây (bình quân 4,5 kg/ha RTN/năm và khai thác tỉa trên 100 ha rừng trồng mây do dự án Việt Đức hỗ trợ)

4. Chế biến gỗ

+ Nhiệm vụ: Dựa trên năng lực các nhà máy chế biến hiện có trên địa bàn và nhu cầu phát triển sản xuất, hàng năm ngành chế biến gỗ và lâm sản có nhiệm vụ chế biến và cung cấp:

- Ván xẻ, mộc dân dụng, 15.000m3

- gỗ dán, ván ghép thanh…20.000m3

- Bột giấy, dăm gỗ…: 95.000m3/năm

- Đồ gỗ mỹ nghệ - mây tre đan: 5000 tấn /năm

+Nhu cầu trang thiết bị theo giai đoạn: Để đạt được yêu cầu chế biến nói trên, ngoài các nhà máy chế biến hiện có, tỉnh Bắc Giang cần đầu tư thêm khoảng 7 nhà máy, xưởng chế biến.


  • Giai đoạn 2009-2015: Kêu gọi đầu tư 1 nhà máy ván dăm gỗ tổng công suất sản phẩm 20.000m3/năm (tương đương 45.000m3 gỗ nguyên liệu/năm) tại Khu công nghiệp Đồi ngô-Lục Nam. Vốn đầu tư 144 tỷ đồng (Giá tham khảo nhà máy ván dăm Thái nguyên ) .

Ngoài ra 5 Công ty lâm nghiệp trong tỉnh cần đầu tư mỗi công ty 1 xưởng chế biến gỗ qui mô nhỏ (Xẻ thanh, Bóc gỗ, đóng đồ mộc…) phục vụ nhu cầu tại chỗ và cung cấp hàng hoá sơ chế theo hợp đồng. Giá đầu tư mỗi xưởng khoảng 850 triệu đồng: gồm 03 máy xẻ, 02 máy bóc gỗ.

  • Giai đoạn 2015-2020: Kêu gọi đầu tư 1 nhà máy ván MDF công suất: 20.000m3 sản phẩm tại Khu công nghiệp Quang Châu (tương đương 50.000m3 gỗ nguyên liệu/năm ). Vốn đầu tư xây dựng nhà máy ước tính 160 tỷ đồng (Giá tham khảo nhà máy MDF COSEVCO Quảng Trị và nhà máy MDF Hoành Bồ - Quảng ninh).

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng

5.1. Chuyển hoá rừng giống.

Việc sử dụng giống cây trồng rừng thời gian tới cần thực hiện nghiêm pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBNVQH ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ cây trồng theo quy định tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT .

Để chủ động nguồn giống cây trồng bản địa cho trồng và cải tạo rừng cho nhiều năm sau, tiến hoành chuyển hoá 02 Khu rừng giống cây bản địa (Trám, Vối thuốc,…) phục vụ nhu cầu giống cây bản địa cho tỉnh và cung cấp ra thị trường các tỉnh lân cận.

- Số lượng - Địa điểm: 01 Khu rừng giống Trám, Lim tại Xã Thanh Luận - Sơn Động; 01 Khu rừng giống cây Vối thuốc tại xã Phong Minh - Lục Ngạn

- Qui mô: 30 ha, mỗi khu 15 ha

- Vốn đầu tư: 310 triệu đồng vốn hỗ trợ từ dự án 147 (mỗi Khu 155 triệu đồng),

- Biện pháp kỹ thuật : Theo qui phạm kỹ thuật chuyển hoá rừng giống của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tiến độ thực hiện: giai đoạn 2006-2015.

5.2. Xây dựng vườn ươm; trung tâm giống

Để chủ động các loại giống cây trồng, đảm bảo số lượng cây phục vụ cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh cần củng cố các vườn ươm cố định hiện có và đưa vào khai thác nhà nuôi cấy mô của Trung Tâm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp - Sở Nông Nghiệp & PTNT ; Xây dựng mới Trung tâm giống cây lâm nghiệp chất lượng cao để phục vụ giống nuôi cấy mô cho các vườn ươm trong tỉnh.



+ Xây dựng nhà nuôi cấy mô: quy hoạch xây dựng mới 01 nhà nuôi cấy mô sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại Công ty lâm nghiệp Lục Nam.

- Quy mô: Sản lượng: 2 triệu cây mầm/năm.

- Nội dung đầu tư: Xây dựng mới.

- Vốn hỗ trợ đầu tư: 1 Nhà nuôi cấy mô : 2.100.000. 000đ (giá tham khảo Trung tâm nuôi cấy mô và sản xuất giống -lâm trường Hữu Lũng - Lạng Sơn). Trong đó Dự án 147 hỗ trợ 1.500.000.000 đồng; các cổ đông liên doanh đóng góp 600.000.000đ.

+ Cải tạo – nâng cấp vườn ươm.

Hiện nay mỗi công ty lâm nghiệp hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng đều có từ 2-3 vườn ươm cố định đủ năng lực cung cấp cây giống cho sản xuất của công ty và dịch vụ cây giống cho người dân địa phương. Hiện tại trên toàn tỉnh đã có hệ thống trên 20 vườn ươm cố định của các Công ty lâm nghiệp, các Ban QL rừng Phòng hộ, rừng đặc dụng (có 7 vườn đã được đầu tư nhà lưới, nền cứng và tưới phun tự động) và rất nhiều vườn ươm khác của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình xây dựng tạm thời cung cấp đủ cây giống cho các dự án trồng rừng của tỉnh.

Theo định mức để phát triển thêm 1000ha rừng trồng cần 1 vườn ươm thì toàn tỉnh cần cải tạo nâng cấp thêm 12 vườn ươm hiện có để đáp ứng nhu cầu gieo ươm cây mô hom.

- Số lượng - địa điểm: Huyện Lục Ngạn: 04 vườn ; Huyện Sơn Động: 04 vườn

Yên thế 02 vườn; Lục Nam 02vườn;



- Diện tích-sản lượng: 0,5ha/ vườn; Sản lượng 0,5 triệu cây/vườn/năm.

- Nội dung đầu tư: Cải tạo nâng cấp, xây dựng hạ tầng ban đầu, bao gồm: điện, hệ thống tưới, hàng rào, vườn vật liệu, san ủi mặt bằng… Xây dựng vườn ươm có nền cứng có hệ thống tưới phun tự động, có mái che bằng nilon, lưới…

- Vốn hỗ trợ đầu tư theo dự án 147: 50 triệu đ/vườn.

- Tiến độ thực hiện: 2016 - 2020.

5.3 Xây dựng hệ thống phòng chống lửa rừng...

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện theo theo quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt dự án Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm Bắc Giang, giai đoạn 2009-2010

Hầu hết các Công ty lâm nghiệp và BQL rừng trước đây đã xây dựng các trạm bảo vệ rừng cần thiết. Ngoài ra việc giao khoán đất rừng đến người dân địa phương cũng làm giảm nhu cầu xây dựng thêm trạm bảo vệ rừng. Tuy nhiên do hàng năm vẫn xảy ra cháy rừng nên cần xây dựng thêm một số chòi canh lửa rừng và các đường ranh cản lửa.

Để tăng cường cho công tác phòng chống cháy rừng ở khu vực xa dân cư và khu vực có nguy cơ cháy cao, cần xây dựng hệ thống trạm bảo vệ và chòi canh rừng, đặc biết đối với rừng khu vực giáp ranh Khu BTTN Tây Yên Tử.



+ Chòi canh lửa rừng

-Đối tượng: Khu vực rừng tập trung có nguy cơ cháy cao, phân bố xa khu dân cư

-Khối lượng: Xây dựng thêm 3 chòi canh lửa kết hợp bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh Khu BTTN Tây Yên Tử để vừa kết hợp bảo vệ rừng đặc dụng và quan sát báo cháy chung cho cả vùng : 01 chòi Khu vực Khe Rỗ; 01 chòi khu vực nhà máy nhiệt điện; 01 chòi khu vực Lục nam

      - Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng biện pháp phòng chống cháy rừng của Cục Kiểm lâm quy định. Hệ thống chòi canh được xây dựng trên đỉnh đồi, nơi trung tâm rừng dễ cháy có tầm nhìn xa tối thiểu từ 5- 10 km. Chòi cao tối thiểu 15 m, chòi được làm bằng nguyên liệu bền chắc (gỗ tốt hoặc sắt).



- Tiến độ thực hiện: Giai đoạn: 2009 - 2015

-Vốn đầu tư: 120 triệu đồng/chòi

+ Xây dựng và bảo dưỡng hệ thống đường ranh cản lửa

- Đối tượng: Các khu rừng có nguy cơ cháy cao (theo định mức dự án 147, điều 10, mục 1.a là khoảng 15-20m ranh cản lửa/ha rừng có nguy cơ cháy cao).

- Khối lượng:

+ Xây dựng mới 447km (Huyện Yên Thế: 21km: Huyện Lục Ngạn: 167km; Huyện Sơn Động 140km; Lục Nam 107km; Yên Dũng 12km )

+ Bảo dưỡng đường ranh cản lửa hiện có: giai đoạn 2009-2015: 224 km; giai đoạn 2016-2020: 681 km.

- Biện pháp kỹ thuật: Đường ranh cản lửa được thiết kế để phân chia nhỏ các khu khoảnh rừng trong khu vực rừng dễ cháy (rừng thông, bạch đàn…), khi thiết kế triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên suối, khe, dông, đường mòn,... và kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có nhằm phòng chống lửa cháy lan đồng thời kết hợp làm đường vận xuất lâm sản, vận chuyển cây giống, vật tư, để cơ động lực lượng, phương tiện tham gia cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra.

Tiêu chuẩn đường ranh cản lửa: Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành (tiêu chuẩn 04 TCVN 89-2007), đường ranh cản lửa có chiều rộng trung bình từ 8-12 m và tuỳ theo chiều cao cây rừng, địa hình và khả năng tài chính. Đường ranh cản lửa được quy hoạch gắn với đường lô khoảnh, thuận lợi cho việc vận chuyển, vận xuất, kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có. Trong một chu kỳ trồng rừng được đầu tư lần đầu gồm ủi, san gạt, đập tràn qua suối (mặt đường trung bình khoảng 5 m) để kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển, bề rộng đường còn lại được phát trắng, các năm sau phát dọn sạch, duy tu bảo dưỡng trên toàn bộ đường ranh.

Ngoài đường ranh cản lửa chính ở trên, cần bố trí thêm các đường ranh phụ ở các khu rừng có diện tích từ 100 ha trở lên chia cắt các khoảnh lô, đường ranh phụ được nối với đường ranh chính; hoặc tạo đường ranh xanh ở đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao. Độ rộng của đường ranh phụ từ 5-10m, khoảng cách giữa các đường ranh là 50-100m.

Nguyên tắc xây dựng đường ranh cản lửa kết hợp đường vận xuất:



  • Lợi dụng được hệ thống đường mòn, đường dân sinh hiện có;

  • Bảo đảm thuận lợi cho việc vận xuất vận chuyển và phòng chống cháy rừng;

- Vốn đầu tư xây mới: 20.triệu đồng/km

- Vốn đầu tư bảo dưỡng: 1 triệu/km/năm:

- Tiến độ thực hiện:

+ Giai đoạn 2009-2015 xây dựng 447km đường ranh mới, bảo dưỡng 224 km đường ranh hiện có;

+Giai đoạn 2016-2020 Bảo dưỡng 671 km đường ranh hiện có.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương