BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Đơn vị tính: Ha

TT

Hạng mục

Năm 2003

Năm 2006

(trước RS 3LR)

Năm 2008

(2008-2003) Tăng (+)

giảm (-)





Tổng đất lâm nghiệp

165.000

183.236

166.609

+ 1.609

1.

Đất có rừng

143.944

149.949

156.069,2

+12.125

-

Rừng tự nhiên

64.874

68.567

70.924,5

+6.051

-

Rừng trồng cây gỗ

49.456

42.903

48.358,2

-1.098

-

Rừng đặc sản (cây ăn quả trên đất LN)

29.614

38.479

36.786,6

+7.173

2.

Đất chưa có rừng

21.056

31.955

10.539,8

-10.516

3

Tỷ lệ có rừng ( bao gồm cả cây ăn quả trên đất lâm nghiệp)

37,6%

39,2%

40,8%

+3,2%

4

Tỷ lệ có rừng ( Chỉ tính cây LN)

29,9%

29,1%

31,2%

+1,3%

Nguồn: - Năm 2003: Dự án qui hoạch phát triển lâm nghiệp Bắc Giang 2003-2010

-Năm 2006: Số liệu trước rà soát qui hoạch 3 loại rừng.

- Năm 2008: Số liêu chuyên đề điều tra cập nhật diện tích rừng đến 30/6/ 2008.

Qua biểu 12 cho thấy giai đoạn 2003-2008, đất lâm nghiệp được qui hoạch tăng thêm 1.609 ha (được bổ sung từ đất đồi núi chưa sử dụng). Tỷ lệ đất có rừng tăng thêm 3,2% nhờ khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng trên 12 nghìn ha đất trống đồi trọc. Tuy vậy có sự chuyển dịch cơ cấu rừng trồng rất rõ rệt. Đã có trên bảy nghìn ha đất lâm nghiệp vùng đồi thấp được trồng thêm cây đặc sản (Vải thiều) ngoài diện tích 29.614 ha đã có trước đây. Diện tích cây đặc sản trên đất lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 44% tổng diện tích rừng trồng. Việc phát triển diện tích Vải ồ ạt những năm trước đây đã lấn sang diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích Vải mấy năm gần đây đang có xu hướng giảm do người dân đang chuyển đổi lại diện tích có chất lượng kém sang trồng rừng.



8 Đánh giá chung về hiện trạng rừng

Sau 5 năm thực hiện qui hoạch sử dụng đất trống đồi núi trọc, tỉnh Bắc Giang đã đạt tỷ lệ đất có rừng rừng khá cao như mục tiêu đã đặt ra (đạt 40,8%- bao gồm cả cây ăn quả trồng trên đất lâm nghiệp). Hàng năm đã trồng được từ 4000-5000 ha rừng bao gồm cả trồng rừng trên đất trống và trồng rừng sau khai thác. Diện tích rừng tự nhiên tăng trên 6.000 ha. Mục tiêu dự án 661 đề ra là thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân miền núi đã đạt được. Công tác rà soát qui hoạch ba loại rừng đã giảm diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở những nơi không đủ tiêu chuẩn và tăng diện tích rừng sản xuất để tạo điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tuy vậy tài nguyên rừng Bắc Giang vẫn còn những điểm hạn chế tới việc phát triển như sau:

- Đối với đất có rừng tự nhiên: rừng giàu và rừng trung bình còn lại rất ít, chỉ chiếm 4,0% diện tích đất có rừng. Rừng này chủ yếu phân bố ở những nơi cao, xa và dốc, trong khu bảo tồn thiên nhiên. Một số diện tích rừng tự nhiên trữ lượng trung bình trên 90m3/ha trong qui hoạch rừng sản xuất có thể khai thác chính vào cuối kỳ qui hoạch, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn của địa phương. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng phục hồi chiếm tỷ lệ lớn (trên 40% đất có rừng). Loại rừng này vẫn phát huy được khả năng phòng hộ nhưng hiện tại chưa cho sản phẩm giúp tăng nguồn thu cho người dân địa phương. Trong đó có một số diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên quá nghèo kiệt, cần áp dụng biện pháp cải tạo trồng cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với nghành lâm nghiệp trong thời gian tới nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Diện tích đất trống đồi núi trọc còn tương đối nhiều có khả năng để mở rộng diện tích trồng rừng. Tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên diễn ra tương đối mạnh, đặc biệt là trạng thái IC, thuận lợi cho việc phục hồi rừng bằng xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Trong cơ cấu rừng sản xuất hiện nay có trên 36 ngàn ha rừng đặc sản (Vải thiều) trồng trên đất qui hoạch cho lâm nghiệp. Rừng trồng đặc sản đã có vai trò to lớn trong việc tăng thu nhập cho người dân địa phương (ước tính khoảng 450 tỷ đồng/năm), là thương hiệu và niềm tự hào của Bắc Giang. Tuy nhiên diện tích trồng rừng đặc sản phát triển quá mức nên một số nơi không cho hiệu quả như mong muốn. Hiện có khoảng 6 ngàn ha Vải chất lượng kém hiệu quả thấp đang bị bỏ hang hoá cần được chuyển đổi sang trồng rừng cây lâm nghiệp trong thời gian tới để có thu nhập cao hơn.

IV. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1 Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

1.1. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, từ năm 1993 đến nay Bắc Giang đã giao được 145.708,2 ha trong tổng số 166.609 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 87,4%. Cụ thể các nhóm chủ quản lý được giao như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước quản lý: 21.090,8ha

- BQL rừng phòng hộ: 20.766,8 ha (trong tổng số 20.958 ha theo qui hoạch ba loại rừng)

- BQL rừng đặc dụng: 13.023 ha

- Hộ gia đình và cá nhân: 90.629,3ha

- Cộng đồng: 198,3 ha



+ Các Doanh nghiệp nhà nước: Sau khi có Quyết định 2151/QĐ-CT ngày 15/12/2005 về sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban ĐM&PTDN tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo 6 lâm trường quốc doanh hoàn thành phương án chuyển đổi theo mô hình mới từ tháng 6/2007. Diện tích đất đã giao cho các doanh nghiệp nhà nước (Công ty lâm nghiệp) là 21.090,8 ha. Hiện nay các Công ty lâm nghiệp đang giao khoán cho người dân địa phương thực hiện các công đoạn sản xuất lâm nghiệp trên đất được giao và các mô hình liên doanh liên kết sản xuất và phân chia lợi nhuận giữa các Công ty lâm nghiệp và người dân đang được thực hiện theo Nghị đinh 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và Thông tư số102/2006/TT-BNN ngày 13/1/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để vừa đảm bảo hài hoà lợi ích các bên vừa phát huy được thế mạnh kỹ thuật và tiềm năng đất đai. Tuy nhiên một số nơi việc tranh chấp đất đai giữa người dân và Công ty lâm nghiệp vẫn xảy ra do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện đồng bộ với việc giao quyền quản lý.

+ Các Ban QL rừng phòng hộ: Hiện nay toàn tỉnh đã giao 20.766,8 ha đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích phòng hộ (trong tổng số 20.958 ha theo QH 3 loại rừng) do 3 BQL rừng phòng hộ là Sơn Động, Cấm Sơn, Yên Dũng và Công ty lâm nghiệp Lục ngạn quản lý. Đối với diện tích đất lâm nghiệp thuộc BQL rừng phòng hộ Cấm sơn và Sơn Động do BQL trực tiếp quản lý và thực hiện khoán cho các hộ gia đình. Diện tích rừng phòng hộ Yên Dũng được giao khoán cho các hộ gia đình quản lý . Hiện nay do yêu cầu thực tế của người dân sống trong khu vực rừng phòng hộ Sơn Động, tỉnh đã đồng ý cắt chuyển một phần diện tích gần dân cư và đã giao cho người dân trước rà soát qui hoạch ba loại rừng (có sổ đỏ) chuyển trả sang rừng sản xuất.

+ BQL rừng đặc dụng Tây Yên Tử: được giao trực tiếp quản lý 13.021,1 ha rừng Khu BTTN Tây Yên tử thuộc hai huyện Sơn Động (10.669,4 ha) và Lục Nam (2.351,7 ha). Đây là khu rừng tự nhiên còn giàu tài nguyên, có tính đa dạng sinh học cao và đang được quản lý bảo vệ đúng mục đích. Tuy nhiên do địa bàn rộng lại ở vùng núi cao hiểm trở và là vùng giáp ranh nên việc quản lý bảo vệ gặp rất nhiều khó khăn.

+ Hộ gia đình, cá nhân:

Hiện trạng đất lâm nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng là 90.629,3 ha (Chi tiết xem biểu 04/HT phần Phụ biểu).

Nhìn chung rừng do hộ gia đình quản lý, bảo vệ có kết quả. Rừng ít bị phá hoặc bị cháy chiếm tỷ lệ thấp. Trong những năm gần đây do nhu cầu về gỗ nguyên liệu tăng cao và được giá nên đã khuyến khích các hộ gia đình đầu tư trồng rừng. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 6000ha Vải thiều trồng trên đất lâm nghiệp ở nơi có điều kiện không thuận lợi, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp và một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt kém giá trị và khả năng phục hồi rừng chậm cũng cần có giải pháp thích hợp để tạo ra những khu rừng có giá trị kinh tế cao.

+ Rừng giao cho cộng đồng quản lý: Gồm 198,3 ha tại xã Thanh Luận(H.Sơn Động)

+Diện tích đất lâm nghiệp chưa giao và đất chưa sử dụng dự kiến bổ sung cho lâm nghiệp hiện do UBND xã quản lý: Tổng diện tích gần 31.000 ha. Trong đó các diện tích đất có rừng đa số được giao khoán bảo vệ. Tuy nhiên do diện tích đất chưa giao hầu hết ở nơi cao dốc xa dân cư nên việc quản lý bảo vệ cũng gặp nhiều khó khăn.

+ Tình hình cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các chủ quản lý khác nhau (145.708,2 ha), diện tích đã cấp giấy chứng nhận QSD đất là 73.064 ha, bằng 50,1% diện tích đã giao.

- BQLRừng phòng hộ: Đến nay UBNN tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 01 ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn.

- BQL rừng đặc dụng: Đối với BQL rừng đặc dụng Tây Yên Tử được giao 13.023 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc 2 huyện Lục Nam và Sơn Động nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Các Công ty lâm nghiệp nhà nước: 6 Công ty lâm nghiệp nhà nước được giao 21.090,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó mới chỉ có Công ty lâm nghiệp Đồng Sơn được cấp 3.271,2 ha, tương đương 15,51% diện tích đất lâm nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước.

- Hộ gia đình, cá nhân: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân là: 90.629,3 ha. Diên tích hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 51.535 giấy với diện tích đất là: 62.478 ha, tương đương 68,94% diện tích giao.

- Cộng đồng: Được giao quản lý 198,3 ha tại xã Thanh Luận, huyện Sơn Động nhưng không được cấp giấy chứng nhận QSD đất

Nhìn chung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp lâm nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. Công tác cho thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh mới bắt đầu được tiến hành lập đề án.

Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đang được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục Nhà nước quy định. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng đều yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và các tổ chức, các Doanh nghiệp được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp. Công tác điều tra trữ lượng rừng trên đất lâm nghiệp trước khi tiến hành giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 2000 trở về trước công tác giao đất lâm nghiệp do lực lượng Kiểm Lâm thực hiện được tiến hành thường xuyên hàng năm, nhưng từ khi tiến hành bàn giao cho ngành Tài nguyên Môi trường thì công tác giao đất lâm nghiệp cơ bản không được thực hiện mà chỉ có hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất.

1.2 Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Số liệu thống kê một số kết quả lâm nghiệp gần đây như sau:



Biu 13: Mt s kết qu sn xut lâm nghip 2000-2007

Hng mc

2000

2005

2006

2007

Sơ bộ 2008

-DT rừng trång tập trung (ha)

6.927

3.856

4.424

4.829

5.090

-DiÖn tÝch trång c©y ph©n t¸n (ha)

1.001

405

670

844

-

-DiÖn tÝch ch¨m sãc rõng (ha)

12.668

11.137

10.156

11.404

2.778,4

-DiÖn tÝch rõng tu bæ (ha)

-

17.385

14.657

8.212

-

-S¶n l­îng Kthac gç + Cñi (m3/Ster)

171.524

192.037

194.510

215.541

-

-Kho¸n b¶o vÖ rõng (ha)

-

-

-

23.930,8

24.955,4

-Kho¸n khoanh nu«i (ha)

5.130

7.385

-

3.573

1.920,2

-Gi¸ trị sản xuất LN (tû ®- gi¸ HH)

150,93

163,60

172,48

176,69

180,57

- Gi¸ trÞ chÕ biÕn gç & SP tõ gç - tre nứa (triÖu ®ång)

13.870

49.424

81.195

148.590

-

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang và Sở NN&PTNT Bắc Giang; (-) Chưa có số liệu

+Quản lý bảo vệ rừng: Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả tốt. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên đã được đưa vào bảo vệ. Để thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng, hàng năm ngành lâm nghiệp tỉnh đã mở hàng chục hội nghị tại các cụm địa bàn dân cư ở các thôn bản trọng điểm với hàng trăm lượt người tham dự gồm cán bộ chủ chốt ở các xã, bí thư chi bộ, các đoàn thể, trưởng thôn, cán bộ lâm nghiệp. Hàng năm, bằng nguồn vốn dự án 661 và vốn địa phương đã đầu tư hỗ trợ vốn để bảo vệ những khu rừng phòng hộ, đặc dụng và ở những nơi có nguy cơ cao với diện tích trên 45.000 ha . Còn đối với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng sản xuất giao cho các công ty lâm nghiệp và người dân tự đầu tư để bảo vệ. Diện tích rừng được khoán bảo vệ hàng năm bình quân trên 20.000ha.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Bắc Giang là do địa hình rừng núi phức tạp, dân cư sống đan xen trong rừng với một bộ phận không nhỏ đồng bào sống dựa vào khai thác tài nguyên rừng. Tình trạng phá rừng tự nhiên và khai thác trộm gỗ (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) vẫn còn xảy ra. Trước đây khi cây Vải đang được ưa chuộng, người dân đã “vén rừng” để trồng Vải không theo qui hoạch. Hiện nay gỗ rừng trồng đang được giá, nhiều nơi người dân lại phá Vườn và vén rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng.

Bắc Giang hiện có khoảng 60.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao, ý thức được tầm quan trọng của công tác PCCCR, hàng năm từ cấp tỉnh đến cơ sở Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy đều được thành lập ở các huyện, các xã trọng điểm có nhiều rừng, các tổ chức, doanh nghiệp được giao rừng đều thành lập ban chỉ huy PCCCR của địa phương, các lâm trường, ban quản lý dự án đều xây dựng phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh. Các tổ đội thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện kịp thời nên đã giảm đáng kể những vụ cháy rừng.

+Trồng rừng: Từ 1999 đến nay công tác trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là rừng sản xuất. Theo kết quả điều tra cập nhật hiện trạng rừng năm 2008, tổng diện tích rừng trồng cây lấy gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 48.358 ha (chưa tính cây ăn quả trồng trên đất lâm nghiệp). Bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng rừng từ 4000-5000 ha. Rừng được trồng chủ yếu từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại và vốn của người dân tự đầu tư. Loài cây trồng chủ yếu hiện nay là Bạch đàn uro, Keo... Nhìn chung các loài cây này sinh trưởng khá tốt và cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

+ Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng: Với mục tiêu chủ yếu là phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, trồng rừng phòng hộ với suất đầu tư chủ yếu mang tính hỗ trợ, nên chưa là động lực thúc đẩy người dân tham gia trồng rừng. Mặt khác do phải trồng rừng trên các địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn do vậy sinh trưởng của rừng chỉ ở mức trung bình. Tổng diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng không có khả năng thành rừng là 970,8 ha (chiếm 3,89% khối lượng thi công), trong đó có gần 400 ha rừng trồng bằng phương pháp gieo hạt thẳng, số diện tích này ở hầu hết các dự án.

+ Trồng rừng kinh tế đạt chất lượng khá, các công ty lâm nghiệp đã trồng được trên 7.000 ha rừng nguyên liệu tập trung, cây giống được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom, năng suất rừng đạt 20m3 ha /năm (gấp trên 2 lần rừng cũ) và trên 10.000 ha rừng do Dự án Việt Đức tổ chức gây trồng đang có triển vọng tốt. Thông qua kết quả của các mô hình trồng rừng sản xuất đã tác động tích cực đến các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào kinh doanh rừng trồng trên địa bản tỉnh.

Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng được 7 vườn ươm giâm hom với tổng số vốn 552 triệu đồng bằng vốn viện trợ, vốn trung ương cấp, vốn sự nghiệp khoa học và vốn tự có của doanh nghiệp tại 4 huyện lâm nghiệp trọng điểm là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nạm và Yên Thế. Các vườn ươm này đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp mỗi năm hàng triệu cây giống tốt cho các mục tiêu trồng rừng, nâng cao giá trị kinh tế trong lâm nghiệp của dự án; Mỗi năm các vườn ươm này đã cung cấp trên 5 triệu cây giống mô hom/năm

Những khó khăn và tồn tại trong công tác trồng rừng: cơ cấu cây trồng rừng còn đơn điệu, chủ yếu là Bạch đàn. Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng còn thấp do vậy ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Tuy công tác giống cây trồng đang được chú ý, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống những năm gần đây có tiến bộ song vẫn còn nhiều hạn chế.

+Khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đạt kết quả khả quan, đây là hình thức tái tạo rừng tự nhiên nhanh, giá thành không cao đã được các đơn vị, dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt. Kết quả từ năm 1993 đến nay toàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện khoán khoanh nuôi hàng năm khoảng 3000 ha (thời gian khoanh nuôi liên tục 5 năm). Nhìn chung, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh có rất nhiều triển vọng, có khả năng thành rừng. Tuy nhiên trong thời gian tới cần rà soát lại diện tích này để chuyển diện tích không thành rừng để trồng rừng thay thế.

Năm 2007 diện tích khoán khoanh nuôi phục hồi rừng được 3.573 ha. Năm 2008 toàn tỉnh đã thực hiện khoanh nuôi phục hồi cho 2.721,8 ha rừng tự nhiên.

+ Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng; Sau thời gian thực hiện số diện tích chuyển sang bảo vệ gần 2000 ha. Đặc biệt diện tích rừng Dẻ qua khoanh nuôi ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn đã phục hồi và phát triển tốt.



+ Đối với rừng sản xuất do Dự án trồng rừng Việt – Đức đầu tư bước đầu đạt hiệu quả. Các mô hình trồng bổ sung Trám trắng ở xã Cẩm Đàn, xã Thanh Luận, mô hình trồng Lim xanh ở An Lạc huyện Sơn Động; mô hình trồng Vối thuốc ở Phú Nhuận huyện Lục Ngạn đây là các mô hình thực hiện bước đầu thành công và có thể nhân rộng trong thời gian tới.

+ChuyÓn ®æi rõng tù nhiªn nghÌo kiÖt

Trong mấy năm qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước cho phép cải tạo những diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng để trồng rừng thay thế bằng những loài cây sinh trưởng nhanh và có hiệu quả kinh tế. UBND tỉnh đã phê duyệt cho phép chuyển đổi 934,0 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng là rừng sản xuất sang trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về nhận thức tư tưởng giữa mong muốn phát huy hiệu quả kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường.



+Khai thác lâm sản: Trước năm 2002, việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên ở Bắc Giang đã giảm hẳn, chỉ còn chưa đầy 1.500m3 gỗ lớn/năm. Từ năm 2003 trở đi không còn khai thác gỗ rừng tự nhiên. Do vậy, sản phẩm khai thác rừng chủ yếu là từ rừng trồng kinh tế. Diện tích rừng trồng kinh tế theo qui hoạch cũ chỉ chiếm 17% diện tích đất lâm nghiệp nên sản lượng khai thác gỗ rừng trồng hiện nay còn thấp. Ngoài ra hai năm vừa qua tiến hành khai thác tận dụng diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để chuyển đổi sang trồng rừng kinh tế nhưng sản phẩm tận thu không đáng kể.

Theo số liệu thống kê từ 2005-2007, sản lượng khai thác gỗ hàng nănm từ 190.000-215.000 m3 (gỗ tròn từ rừng trồng hàng năm từ 40.000 – 50.000 m3/năm và củi từ 150.000-165.000 Ster/năm). Tuy nhiên hiện nay củi có D>6cm được tính theo giá gỗ nguyên liệu chế biến nên thực tế gỗ sản phẩm thống kê theo tiêu chuẩn cũ thấp hơn thực tế rất nhiều..

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương