BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


V. TÓM TẮT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ



tải về 1.63 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

V. TÓM TẮT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ


1. Các báo cáo đều có những số liệu cho thấy 10 năm qua tuy có những diễn biến phức tạp, nhưng sự nghiệp giáo dục-đào tạo đã vượt qua được những khó khăn của giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế - xã hội (1986 - l990) từng bước ổn định và phát triển về nhiều mặt (nhất là từ năm 1993 - 1994 trở đi).

2. Hiện nay Đảng bộ, Chính quyền ở các tỉnh nhìn chung đều rất quan tâm đến giáo dục-đào tạo , một mặt lo xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục-đào tạo phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện dại hoá, mặt khác lo lắng về sự bất cập của các điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục-đào tạo, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

3. Những vấn đề khó khăn, gây cấn, những bài học kinh nghiệm....cũng đã được đề cập khá đầy đủ trong các báo cáo.

4.Những kiến nghị là phần xét thấy cần hệ thống hoá đầy đủ hơn, vì vậy được sắp xếp lại theo những vấn đề sau đây:

4.1. Đảng và Nhà nước không chỉ nêu ra các quan điểm, các chủ trương về giáo dục-đào tạo, mà cần cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương, quan điểm, thành qui định trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành thực hiện, ví dụ:

- Quan điểm “Giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu,”...

- Chủ trương “Xã hội hoá giáo dục,”...

4.2. Cần có chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên theo qui hoạch toàn diện, tránh bị động, chắp vá:

- Có hệ thống chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm, khuyến khích giáo viên giỏi, giáo viên đến những vùng khó khăn, xa xôi,...

- Có chính sách tiền lương cho giáo viên đủ sống bằng nghề của mình.

- Có kế hoạch, bồi dưỡng, chuẩn hoá giáo viên các cấp, các ngành, các môn...(ví dụ thiếu giáo viên nhạc, hoạ, tiếng Anh, tin học).

4.3. Việc nghiên cứu, thực nghiệm, ban hành các chương trình, sách giáo khoa cần làm thận trọng, làm sao tránh thay đổi luôn, gây khó khăn, phức tạp, tốn kém cho nhân dân.

4.4. Việc xét tốt nghiệp tiểu học hay thi, việc thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học chuyên ban nên tổ chức đánh giá như thế nào, cần nghiên cứu thống nhất.

- Việc quản lý thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng phải chặt chẽ,...

4.5. Cần có các chủ trương, biện pháp quản lý hệ thống giáo dục thường xuyên (Bổ túc, bồi dưỡng, tại chức, từ xa....) sao cho có chất lượng, hiệu quả. Đây đang là vấn đề dư luận xã hội lo ngại.

4.6. Vấn đề trung học chuyên ban: chủ trương là đúng nhưng các điều kiện để mở rộng còn nhiều vướng mắc :

- Chương trình và sách giáo khoa, nhất là ban B:

- Thiếu giáo viên cho ban B;

- Việc qui định thi tốt nghiệp chuyên ban chưa hợp lý;

- Cơ sở vật chất chưa đủ, nhất là ban B.

- Việc phân ban phải gắn liền với công tác hướng nghiệp vào cao đẳng, đại học, trường nghề....

4.7. Việc dạy thêm, học thêm cần có cách nhìn và giải pháp hợp lý:

- Học thêm có mặt tích cực: đáp ứng nhu cầu của học sinh, của cha mẹ học sinh, giúp học sinh tăng thêm kiến thức, kỹ năng (tiếng Anh, tin học, hội hoạ, và các mòn khác); giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi . . v . v . . .

- Mặt tiêu cực: cần phân tích kỹ và có những biện pháp quản lý phù hợp để hạn chế có hiệu quả.

- Cần tăng lương cho giáo viên đủ sống để họ yên tâm với nghề, hạn chế được những tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên.

4.8. Bộ cần cụ thể hoá chủ trương: “khuyến một số trường công lập sang bán công, dân lập”...

4.9. Trước khi ban hành các quyết định Bộ nên cho các địa phương tham gia góp ý kiến, ví dụ: vấn đề dạy thêm, cộng điểm khuyến khích khi có các chứng chỉ A , B, C, ngoại ngữ, v . v . . .

Đề nghị Bộ huỷ bỏ những văn bản đã lạc hậu, như thông tư số 10, 49, v.v.

4.10. Hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý giáo dục-đào tạo để tránh họp nhiều mà thông tin từ Trung ương đến cơ sở vẫn kịp thời, chính xác ...

4.11. Kiến nghị Chính phủ cho:

- Đổi đất lấy trường học và trang thiết bị;

- Vay vốn nước ngoài để hiện đại hoá các trường dạy nghề.

4.12. Đầu tư tập trung cho xây dựng trường lớp để xoá ca 3.

4.13. Ngân sách cho giáo dục-đào tạo phải tương xứng với vị trí hàng đầu, đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, cho sự phát triển của đất nước,...

Cần có những qui định cụ thể chi ngân sách và về phân cấp quản lý ngân sách giáo dục-đào tạo từ Trung ương đến cơ sở theo hướng mở rộng quyền chủ động cho cơ sở.

4.14. Nhà nước cần giao cho Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục quản lý ngân sách các chương trình mục tiêu để chủ động, xử lý kịp thời có hiệu quả nguồn ngân sách.


PHỤ LỤC 2:

TÓM TẮT

TỔNG HỢP BÁO CÁO CỦA CÁC BAN, NGÀNH

VỀ 10 NĂM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


Đến ngày 31/8/1996 Ban thường trực tổng kết 10 năm đổi mới giáo dục-đào tạo đã nhận được 23 bản báo cáo của các ban, ngành về tổng kết, đánh giá 10 năm đổi mới giáo dục-đào tạo.

Mặc dù thời gian gấp rút, nhưng các ban, ngành đã rất tích cực, khẩn trương tổng kết, kịp thời gửi báo cáo về ban chỉ đạo tổng kết. Nhiều báo cáo viết công phu có các số liệu, biểu đồ, thống kê, các phụ lục chi tiết và sự phân tích về nhiều mặt.



I. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH

Ngoài bối cảnh chung về kinh tế - xã hội - chính trị tác động đến giáo dục-đào tạo nói chung các trường trong các Ban, Ngành còn có những diễn biến phức tạp mang tính đặc thù:


1. Giai đoạn 1986-1990:


• Khối các trường thuộc Bộ Công nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp nên giai đoạn 1986-1990 suy giảm nghiêm trọng: Ngành công nghiệp nặng có những điều chỉnh, công nghiệp nhẹ có một số ngành nghề gặp khó khăn. ... học sinh ra trường không có việc làm.

• Ngành thương mại quen đào tạo, cung cấp cán bộ thương nghiệp cho việc mua bán độc quyền theo kế hoạch chỉ huy phân phối: nay chuyển sang đào tạo nhân viên thương nghiệp cho buôn bán theo cơ chế thị trường. Đó là sự thay đổi to lớn với nhiều khó khăn phức tạp.

• Ngành nông lâm, ngư nghiệp càng khủng hoảng nghiêm trọng trong việc đào tạo cán bộ, vì các nông trường, hợp tác xã giải thể hàng loạt, sản xuất tập thể chuyển sang sản xuất theo hộ gia đình là chính,... Cơ cấu ngành, nghề, loại cán bộ, ... có những thay đổi cơ bản.

• Ngành văn hoá thông tin trong khi cắt giảm dần bao cấp, thì đồng thời bị các loại hình văn hoá nước ngoài ào ạt tràn vào các loại hình văn hoá Truyền thống của ta phải bươn trải quyết liệt đề khăng định và vươn lên thích ứng với tình hình hoàn toàn mới mẻ.

• Các trường trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) trước kia khép kín trong ngành, nay bị tác động của đổi mới kinh tế - xã hội, chuyển đổi định hướng giá trị. ... nguồn tuyển sinh và nội dung phương thức đào tạo cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng.

• Một số ngành non trẻ phải mau chóng hiện đại hoá trước những thách thức to lớn: dầu khí, hàng không, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính,..v..v.

• Tình hình chung 10 năm qua là tình trạng tách nhập các Bộ, Tổng cục đã gây xáo động lớn cho công tác quản lý đào tạo,...

Tóm lại giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ cực kỳ khó khăn, phức tạp đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở các Ban, Ngành.


2. Giai đoạn 1991-1996:


Sau một giai đoạn chao đảo, các trường đã định hướng lại, tự thích ứng và tự khắng định trong quá trình thực hiện 3 chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo (1987 - 1990) và 5 chương trình ( 1991 - 1993) cũng như các chủ trương giải pháp của Bộ, Tổng cục chủ quản.

Từ khi có nghị quyết Trung ương 4 khoá VII ( l993) giáo dục-đào tạo cũng được định hướng rõ hơn và một luồng sinh khí mới đã tiếp sức cho các trường quyết tâm vươn lên, ngăn chặn được sự suy thoái, từng bước củng cố, phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo hoặc các Ban, Nghành. Đến năm học 1994- 1995, nhất là 1995-1996 sự nghiệp giáo dục-đào tạo trong các Ban, Ngành đã có những bước tiến triển tích cực rõ rệt.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương