BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC



tải về 1.63 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

PHỤ LỤC 1 :

TÓM TẮT

TỔNG HỢP BÁO CÁO CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

VỀ 10 NĂM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO


Đến ngày 31/8/1996 Ban thường trực tổng kết 10 năm đổi mới giáo dục-đào tạo đã nhận được 40 bản báo cáo của các tỉnh/thành về tổng kết, đánh giá 10 năm đổi mới giáo dục-đào tạo.

Mặc dù thời gian gấp rút, nhưng nhiều tỉnh đã tích cực, khẩn trương tổng kết (đặc biệt là ở 6 tỉnh chỉ đạo điểm: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Long An, Sơn La).


I. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH ĐẶC THÙ CỦA MỖI VÙNG


Ở đây chỉ nêu lên những nét đặc thù về bối cảnh của các tỉnh ở những vùng, miền khác nhau.

1. Các tỉnh miền núi có đặc điểm chung là:


1.1. Đất rộng người thưa, ở phân tán, giao lưu hạn chế, trẻ đến trường khó khăn;

1.2. Kinh tế rất kém phát triển, mặt bằng dân trí thấp, học tập chưa thành nhu cầu cấp bách của nhân dân để kiếm công ăn việc làm (nhất là từ phổ thông cơ sở trở lên);

1.3. Dân nghèo, huy động đóng góp cho phát triển giáo dục-đào tạo khó khăn:

- Cao Bằng còn 39,7% số dân trong diện nghèo đói;

- Lai Châu 1/5 số hộ sống nghèo đói, . . .

1.4. Đa dân tộc, đa văn hoá, ngôn ngữ:

- Yên Bái có 30 dân tộc,

- Lào Cai có 58 vạn dân với 27 dân tộc khác nhau.

- Lạng Sơn : người dân tộc chiếm 85%,

- Lai Châu có 54 vạn dân gồm 21 dân tộc,

- Gia Lai có 85 vạn dân, người dân tộc chiếm 49%.

1.5. Nhiều tệ nạn xã hội: nạn nghiện thuốc phiện ở các tỉnh miền núi phía mắc; nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại; một số vùng còn du canh du cư...

1.6. Tỉ lệ người mù chữ, trẻ bỏ học, thất học cao, tỉ lệ trẻ đến lớp mẫu giáo và học trung học cơ sở còn thấp;

1.7. Các điều kiện cho phát triển giáo dục rất hạn chế, khó khăn: giáo viên thiếu, yếu, cơ sở vật chất, kinh phí thiếu;

1.8. Nhân dân có truyền thống cách mạng, tin tưởng ở Đảng và Chính phủ ...

2. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


2.1. Dân sống trải rộng theo các triền sông, rạch, trẻ đi lại giao lưu tiếp xúc khó khăn, . . .

2.2. Ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhu cầu học tập để phát triển kinh tế ít cấp bách với người dân;

2.3. Dân trí thấp, dân nghèo nên đóng góp cho giáo dục khó khăn;

2.4. Ở một số tỉnh người dân tộc đông, nhiều dân di cư đến, văn hoá đa rạng (An Giang có 80.000 người Khơ me, 17.000 người Chăm theo đạo hồi, một số vùng đông người Hoa, . . . );

2.5. Sự phân hoá giữa các nhóm xã hội giàu nghèo đang diễn ra gay gắt;

2.6. Nhiều tỉnh là căn cứ kháng chiến có truyền thống cách mạng vẻ vang nhưng lại là vùng sâu, vùng xa, khó khăn.


3. Các tỉnh miền Trung.


3.1. Phần nhiều là những tỉnh nhập vào rồi lại tách ra vào năm 1990 - 1991. Từ khi tách tỉnh, tính năng động, tự chủ, quyết tâm phát triển mọi mặt, trong đó có giáo dục-đào tạo của các tỉnh có bước tiến mạnh;

3.2. Đây là vùng kinh tế phát triển chậm, đầu tư của Trung ương và nước ngoài vào khu vực miền Trung ít, kinh tế khó khăn cơ cấu kinh tế chưa thay đổi mạnh do vậy đầu tư cho giáo dục hạn chế, huy động sức dân khó khăn;

3.3 . Các tỉnh miền Trung có truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng, nhưng có nhiều vùng sâu, miền núi, dân tộc rất khó khăn, . . .

4. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:


4.1. Có truyền thống giáo dục từ lâu, ổn định, dân cư tập trung nên điều kiện địa lý, xã hội thuận lợi cho phát triển giáo dục-đào tạo;

4.2. Tuy nhiên kinh tế nông nghiệp là chính nên những năm gần đây có được mùa cũng chỉ đủ ăn. Giá thóc hạ so với giá cả các mặt hàng tiêu dùng khác nên người nông dân lo cho con học lên phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và nhất là lên đại học rất khó khăn. Một mâu thuẫn lớn là: Dẫu hiếu học, muốn cho con học lên nhưng việc học ngày nay quá đắt, vượt quá khả năng kinh tế của người nông dân.

Do vậy, để duy trì giáo dục-đào tạo như hiện nay đã rất cố gắng, nếu muốn phát triển hơn, nâng cao hơn chất lượng mọi mặt thì cũng rất khó khăn so với khả năng kinh tế ở những vùng này.

5. Các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh... là những nơi tập trung dân đông, kinh tế phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài vào nhiều; những biến đổi kinh tế xã hội, khoa học, công nghệ diễn ra với tốc độ rất nhanh.


5.1 . Nhu cầu học tập tăng nhanh, đòi hỏi cao.

5.2. Một bộ phận dân cư có khả năng đóng góp cao cho giáo dục-đào tạo, số đông khác cũng đóng góp được hơn nông dân rất nhiều.

5.1 Trường gần, các giáo viên giỏi tập trung, phương tiện thông tin, kỹ thuật phục vụ dạy học phong phú,...

5.4. Tuy nhiên số lượng học sinh, sinh viên tăng quá nhanh, đòi hỏi của người học quá cao và đa dạng so với điều kiện đáp ứng của hệ thống giáo đục-đào tạo hiện nay; sự quá tải, bất cập của các điều kiện đáp ứng đang bộc lộ rõ.

5.5. Sự phân hoá về mức độ hưỏng thụ giáo dục khác nhau giữa người giàu và người nghèo, sự bất bình đẳng trong giáo dục và những hiện tượng tiêu cực phát sinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến dư luận xã hội không bằng lòng và có nhiều ý kiến khác nhau về giáo dục-đào tạo .

II. NHỮNG NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THÀNH TỰU 10 NĂM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO.


Các báo cáo đều cho thấy nét chung: 10 năm qua giáo dục-đào tạo đã diễn biến qua 3 giai đoạn chính:

- Thời kỳ khủng khoảng , xuống cấp: 1986 - 1990 .

- Thời kỳ thích ứng, ngăn chặn xuống cấp: 1991 - 1993.

- Thời kỳ củng cố và có bước tiến bộ tích cực: 1994 - 1996 .

Dưới đây là trích dẫn một số nhận định trong các báo cáo của các tỉnh:

1. UBND tỉnh Cao Bằng đánh giá:


“Trong 10 năm thực hiện đổi mới, tình hình giáo dục-đào tạo Cao Bằng đã chấm dứt tình trạng xuống cấp, ngày càng ổn định và phát triển.

- Mạng lưới trường học ở các cấp, ngành học đã được sắp xếp lại, mở rộng đa dạng hoá phù hợp nhu cầu người học.

- Ngân sách chi cho giáo dục-đào tạo đã ưu đãi hơn trước”.

2. UBND tỉnh Lào Cai đánh giá:


“Giáo dục-đào tạo Lào Cai đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra sự kiện mới so với những năm trước đây trên các lĩnh vực; nguyên nhân thành đạt đó là kết quả của việc thực hiện 8 chương trình mục tiêu đổi mới về giáo dục-đào tạo trong 5 năm qua (1991 – 1996)”.

3. UBND tỉnh Yên Bái đánh giá:


“- Sau 10 năm đổi mới, Yên Bái đã có bước chuyển biến rõ rệt mở rộng qui mô đào tạo. Số lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo đã có chuyển biến, tiến bộ nhanh hơn, rõ nhất là hệ thống trường trọng điểm chất tượng cao.

- Hình thức tổ chức phát triển giáo dục của các ngành học, cấp học, của các địa phương đã không ngừng đa dạng hoá cho phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xã hội của tỉnh”.


4. Báo cáo của Lạng Sơn đánh giá:


“- Số lượng học sinh các cấp, ngành, học đang phát triển, việc xã hội hoá giáo dục có tiến bộ.

- Đã bước đầu đổi mới công tác quản lý giáo dục.

- Củng cố và xây dựng hệ thống trường lớp có tác dụng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo .

- Thành lập các trường dân tộc nội trú là phù hợp với tình hình Lạng Sơn. Chương trình 6 đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Việc đưa dự án lớp chép vào tiểu học là phù hợp với vùng dân cư thưa thớt.

- Giáo dục-đào tạo Lạng Sơn đã có tác động tới tăng trưởng kinh tế địa phương”.

5. Báo cáo của Hoà Bình đánh giá:


“Năm năm qua, toàn ngành đã xây dựng được thêm trên 50 nhà cao tầng, hàng trăm nhà cấp 4, số phòng kiên cố, vững chắc: 1035, cộng với trên 300 phòng nhà gỗ, lợp ngói. Đến nay, tổng số phòng học kiên cố, vững chắc lên tới 3785 phòng, chiếm tỷ lệ 76,8% , tăng 3 lần so với trước khi tái lập tỉnh”.

6. Báo cáo của Tuyên Quang đánh giá:


“10 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tuyên Quang, nhất là từ khi chia tỉnh đến nay, đã phát triền mạnh mẽ cả về đại trà và mũi nhọn. Hệ thống trường lớp được củng cố và phát triển tất cả mọi ngành học, cấp học kể cả vùng thấp và vùng cao; vùng dân tộc ít người. Số học sinh đến lớp năm sau cao hơn năm trước, chất lưọng học tập của học sinh được giữ vững và có chiều hướng tiến bộ. Nề nếp kỷ cương trong nhà trường được ổn định. Phong trào thi đua 2 tốt được duy trì và phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu.

- Đặc biệt tỉnh đã phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở thị xã Tuyên Quang vào năm 1995”.


7. Báo cáo của Lai Châu đánh giá:


“Số lượng học sinh các cấp học, ngành học tăng nhanh, chặn đứng được tình trạng thất học, bỏ học. Công tác phố cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ tuy có nhiều khó khăn nhưng đã đạt kết quả ở một số địa bàn và 1 số điểm chỉ đạo. Chất lượng giáo dục được giữ vững và có tiến bộ. Số học sinh giỏi tăng, công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác quản lý giáo dục có những bước chuyển biến đáng phấn khởi”.

8. Báo cáo của Gia Lai đánh giá:


“Những kết quả đạt được của ngành giáo dục-đào tạo Gia Lai trong 10 năm đổi mới (1986 - 1996) so với yêu cầu mới đang còn ở mức độ thấp nhưng ý nghĩa rất to lớn. Từ những kết quả đạt được, ngành rút ra được nhiều bài học quý báu để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục-đào tạo với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn trong thời gian tới”.

9. Báo cáo của Đắc Lắc đánh giá:


“Mười năm thực hiện những chủ trương đổi mới giáo dục-đào tạo của Đảng và Nhà nước (1986 - 1996), bức tranh về sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo tỉnh Đắc Lắc đã có phần sáng sủa và có nhiều triển vọng. Tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng toàn ngành đã vươn lên khắc phục giảm sút về số lượng, không ngừng mở rộng quy mô giáo dục-đào tạo, cung cấp cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân. Chất lượng giáo dục toàn diện chiều hướng chung là có tiến bộ, đặc biệt là chất lượng đào tạo mũi nhọn. Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục-đào tạo ngày càng được cải tiến và đổi mới phù hợp với thực tiễn dạy - học”.

10. Báo cáo của Kon Tum:


- Trong những năm học qua, các ngành học, cấp học được duy trì và củng cố. Mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý, đối với các vùng dân cư trong toàn địa bàn tỉnh;

- Duy trì được sĩ số học sinh, vì vậy cho đến nay (năm học 1995 – 1996) đã có nhiều xã có lớp cuối cấp tiểu học (lớp 5);

- Số lượng học sinh đến lớp hàng năm tăng, nhưng các điều kiện phục vụ cho dạy và học tuy có nhiều khó khăn nhưng vẫn khắc phục được;

- Nề nếp dạy, học của thầy và trò dược duy trì, ổn định, chất lượng giáo dục có chiều hướng phát triển tốt;

- Coi trọng nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho học sinh ở từng lứa tuổi phù hợp với tâm lý, có tiến bộ khá tốt;

- Đội ngũ giáo viên phát triển, chất lượng dạy học ngày một nâng lên. Tuy hoàn cảnh sinh hoạt về vật chất của giáo viên còn thiếu thốn, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với giáo viên hầu như không có gì, song đội ngũ này vẫn bám trụ góp phần ổn định và duy trì mạng lưới trường lớp ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đây là nét nổi bật của giáo dục-đào tạo Kom Tum;

- Năng động trong công tác đào tạo đội ngũ, đặc biệt nhất là giáo viên người dân tộc. vừa làm bảo chất lượng đào tạo, vừa đáp ứng tình hình thiếu giáo viên;

- Ưu tiên đầu tư kinh phí trang thiết bị cho hệ thống trường nội trú tỉnh, huyện và các trường trung tâm xã, các trường trọng điểm;

- Trong quản lý và chỉ đạo đã tránh được hiện tượng bình quân chủ nghĩa các đầu việc trong năm nên đã giải quyết được dứt điểm từng đầu việc lớn theo từng thời điểm;

- Phát huy tốt vai trò tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền nên đã khắc phục được thế đơn độc đối với công tác giáo dục-đào tạo”.


11. Báo cáo của Bến Tre đánh giá:


“Trong 10 năm qua, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có lúc gặp khó khăn, sự nghiệp giáo dục-đào tạo tỉnh Bến Tre có sự giảm sút về quy mô ngành học, cấp học, số lượng giáo viên, đồng thời chất lượng giáo dục có phần sa sút. Nhưng từ khi kinh tế - xã hội tỉnh nhà đạt được những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, quy mô, số lượng ngành học, bậc học phát triển, chất lượng giáo dục không ngừng tiến bộ. Hệ thống trường, lớp được sắp xếp đều khắp trên địa bàn tỉnh, cơ sở vật chất tiếp tục được xây dựng mới, trang thiết bị dạy học được hiện đại hoá, đội ngũ cán bộ, giáo viên được chuẩn hoá ngày càng nhiều, công tác quản lý giáo dục tiếp tục đổi mới và đạt được những thành tích đáng phấn khởi”.

12. Báo cáo của Vĩnh Long đánh giá:


“- Nghành giáo dục tỉnh đã từng bước đổi mới và đang đạt nhiều thành tựu trên nhiều mặt, phát triển mạnh mẽ về quy mô, đúng hướng, tăng số lượng, chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất được củng cố.

- Xây dựng hoàn chỉnh và cân đối các ngành học, bậc học, đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, không ngừng cải tạo mạng lưới trường lớp cho phù hợp với từng vùng, địa bàn.

- Công tác xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường được quan tâm, tạo nhiều thuận lợi trong việc kết hợp ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội”.

13. Báo cáo của Cần Thơ đánh giá:


“- Mười năm qua hệ thống giáo dục-đào tạo được sắp xếp lại thành các bậc liên thông với nhau, từ tiểu học tới đại học. Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề bước đầu được sắp xếp theo hướng hợp lại đề xây dựng thành những đơn vị mạnh. Cần Thơ đã chăm lo xây dựng các trường chất lượng cao để đào tạo, bồi dưỡng người tài về mọi mặt.

- Cần Thơ đã tích cực tăng cường đầu tư ngân sách để xoá phòng học 3 ca, tạo nhiều cơ sở học tập khang trang.


14. Báo cáo của An Giang đánh giá:


“Tình trạng sút kém của giáo dục-đào tạo đã được ngăn chặn, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố mới và trên một số mặt, đã có những chuyển biến tích cực tạo tiền để để chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.

15. Báo cáo của Kiên Giang đánh giá:


“Giai đoạn 10 năm: 1985 - 1995 có thể chia làm hai thời kỳ rõ rệt: từ 1985 - 1990 thời kỳ do tác động của tình hình kinh tế - xã hội khiến cho giáo dục-đào tạo gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc tìm biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; từ 1990 - 1995 thời kỳ chuyển mình bắt đầu đi vào ổn định, một số mặt có chuyển biến tốt tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo”.

16. Báo cáo của Bình Thuận đánh giá:


“- Quy mô giáo dục đã phục hồi và từng bước phát triển ở các cấp, bậc học. Số học sinh mầm non tăng dần, số lượng học sinh phổ thông tăng liên tục, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Số lượng học sinh học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tăng nhiều so với những năm đầu đổi mới; số lượng người học ở các hình thức đa dạng không tập trung, không chính quy cũng tăng đáng kể”.

17. Báo cáo của Ninh Thuận đánh giá:


“- Hệ thống trường học được sắp xếp hoàn chỉnh, mở rộng các loại hình đào tạo (đa dạng hoá), thu hút học sinh tới trường tăng nhanh hàng năm.

- Cơ sở được đầu tư lớn (nếu tính theo tỷ lệ thu nhập trên đầu dân), đặc biệt chú ý trang bị những thiết bị hiện đại để các em tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến.

- Đội ngũ được đào tạo chính quy, được bồi dưỡng nâng cao, đáp ứng nhu cầu của ngành. Đời sống của giáo viên ngày được nâng thêm và ổn định.

- Đã có chuyển biến tốt về xã hội hoá giáo dục, sự nghiệp giáo dục không còn là trách nhiệm riêng của nhà trường mà toàn xã hội đều chăm lo”.


18. Báo cáo của Quảng Ngãi đánh giá:


“Đổi mới về công tác tổ chức cán bộ đã làm chuyển biến một bước quan trọng về nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, anh chị em không chỉ có niềm tin phấn khởi mà còn tự khẳng định mình, vị trí, vai trò của người thầy được xác lập và đề cao, xã hội quý mến, tình yêu và trách nhiệm đối với nghề được nâng cao, hiện tượng bỏ dạy, bỏ học được đẩy lùi, tình hình chất lượng và số lượng giáo viên, học sinh tăng nhanh”.

19. Báo cáo Quảng Trị đánh giá:


Một là: Quy mô giáo dục trên địa bàn tỉnh phát triển hợp lý và nhanh, nhanh nhất là số lượng học sinh ngành học phổ thông phát triển nhanh về số lượng có tác dụng thúc đẩy công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ dẫn đến từng trữ lượng văn hoá trong nhân dân.

Hai là: chất lượng và hiệu quả đào tạo các ngành học, bậc học ở diện đại trà cũng như diện “Mũi nhọn” đều có chuyển biến đi lên; tuy nhiên chưa đồng đều giữa các vùng. Hiệu quả đào tạo ở vùng ven biển, vùng bản và ở khối học tại chức còn thấp....”.

20. Báo cáo của Hà Tĩnh đánh giá:


“- Trình độ kiến thức, chất lượng tay nghề trong học sinh được nâng cao lên một bước, đặc biệt là số học sinh giỏi đạt giải quốc gia các bộ môn tăng tiến theo từng năm học với số lượng đông đứng ở vị trí thứ 5 trong năm học 1995 - 1996”.

21. Báo cáo của Thanh Hoá đánh giá:


“Đã giữ vững được trường lớp, ngăn chặn được tình trạng giảm sút số lượng, bắt đầu phát triển ở tất cả các cấp bậc ngành học. Quy mô tăng nhanh ở trung học và ổn định ở tiểu học.

Mạng lưới trường lớp, hình thức học, chương trình học các ngành học đều phát triển đa dạng, linh hoạt tạo mọi thuận lợi cho người học được lựa chọn thích hợp. Trường lớp phổ thông mở đến tận bản sâu, làng xa thu hút trẻ em vào học đúng độ tuổi và hoàn thành bậc tiểu học.

Chất lượng giáo dục tuy có sự phân hoá nhưng nhìn chung đã có phần cải thiện.

Giáo dục miền núi đã được quan tâm, củng cố và phát triển. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng nhanh.

Cuộc vận động xã hội hoá giáo dục được mở rộng trên mọi địa bàn, đã phá được thế đơn độc của giáo dục, thu hút các lực lượng xã hội tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục-đào tạo”.

22. Báo cáo của Thái Bình đánh giá.


“Công tác giáo dục đã được tiếp tục coi trọng ở tất cả các ngành học. Tỷ lệ số cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, mẫu giáo tăng. Việc chăm sóc dạy dỗ tốt hơn trước. Đã hoàn thành công việc tách trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và trung học cơ sở. Bậc tiểu học phát triển vững chắc và đang cố gắng phổ cập đúng độ tuổi. Bậc trung học phổ thông phát triền mạnh về số lượng, số học sinh bỏ học giảm dần, chất lượng giáo dục có chuyển biến tiến bộ cả về đức, trí, thể, mỹ, học sinh giỏi đạt giải quốc gia tăng ở cả 3 cấp học. Ngành giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề vẫn duy trì, có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hoá các loại hình học tập thích nghi với cơ chế mới, trường, lớp được tiếp tục củng cố, xây dựng, thiết bị dạy học đang được đầu tư. Công tác quản lý giáo dục có tiến bộ. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá trường học được mở rộng”.

23. Báo cáo của Hà Bắc đánh giá:


“Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, song nhìn chung sự nghiệp giáo dục- đào tạo Hà Bắc giữ được sự ổn định, tạo được sự phát triển về quy mô trường lớp, học sinh ở tất cả các ngành học, bậc học, kể cả địa bàn 4 huyện miền núi. Các loại hình trường lớp được vận dụng hợp lý và mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh và người lao động...”.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương