BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC



tải về 1.63 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

MỞ ĐẦU


Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta trong thời gian qua theo Nghị quyết các Đại hội VI, VII của Đảng đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Đại hội VIII đã tổng kết và nhận định rằng sau 10 năm đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong thời gian đó chúng ta đã có nhiều cố gắng để làm cho giáo dục tạo thích ứng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, ngăn chặn xu hướng suy giảm về qui mô và chất lượng, từng bước ổn định tình hình, tạo ra những chuyển biến tích cực. Đây là thời kỳ phát triển sôi động của giáo dục-đào tạo trong điều kiện và môi trường mới, vượt qua những khó khăn, thử thách, tranh thủ các thuận lợi, tạo ra thế mới. Đại hội VIII của Đảng ghi nhận sự nghiệp giáo dục-đào tạo có những mặt phát triển và tiến bộ, nhưng còn nhiều yếu kém, tiêu cực cần phải khắc phục. Để chuẩn bị cho bước phát triển sắp tới, cần tiến hành tổng kết đổi mới giáo dục đào tạo thời gian vừa qua một cách cơ bản, để nhìn đúng thực trạng, đánh giá đúng những thành tựu đã đạt được cũng như những khuyết điểm, yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm. Điều đó sẽ tạo cơ sở vững chắc để hoạch định chiến lược và chính sách phát triển giáo dục-đào tạo ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo được thực hiện theo các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp, các ngành với sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và của toàn dân.

Việc tổng kết và đánh giá giáo dục-đào tạo cần được tiến hành trên cơ sở các chủ trương đã và đang thực hiện trong phạm vi toàn quốc, ở từng địa phương.

Giáo dục-đào tạo là một lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn và có tính nhạy cảm xã hội cao, diễn ra hàng ngày, trong từng gia đình, trên mọi miền đất nước mọi tầng lớp xã hội đều quan tâm đến giáo dục. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về giáo dục thường xuyên và với số lượng lớn. Có thể nói toàn xã hội tham gia vào giáo dục ở các mức độ khác nhau và do đó đều có nhận xét, đánh giá giáo dục trên nhiều khía cạnh, và dưới các góc độ khác nhau. Cần phân tích, lựa chọn ra những nhận định đúng đắn, hữu ích đối với sự phát triển giáo dục-đào tạo.

Giáo dục-đào tạo là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế- xã hội trong quá trình vận động và phát triển chịu sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau với các nhân tố khác như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học. Những mối quan hệ đó thường là phức tạp, có lúc trực tiếp, có lúc gián tiếp, có lúc biểu hiện tức thì, có lúc sau một thời gian khá dài mới bộc lộ. Khi tổng kết và đánh giá sự phát triển của giáo dục-đào tạo, cần làm rõ những mối quan hệ ràng buộc giữa giáo dục-đào tạo với các nhân tố nói trên.

Khác với các ngành sản xuất vật chất. “sản phẩm” của giáo dục-đào tạo là nhân cách được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong và ngoài trường. Đây là sản phẩm đặc biệt mà giá trị được hình thành qua một quá trình lâu dài và phát huy tác dụng cũng lâu dài trong đời sống cá nhân và xã hội. Thông thường trong đời người thời gian học tập một cách tập trung ở giai đoạn đầu chiếm khoảng 20-25 năm. Vì vậy phải có một thời gian tương đối dài mới có thể đánh giá chính xác kết quả những gì đang được tiến hành trong nhà trường hiện nay.

Như vật việc đánh giá giáo dục-đào tạo đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện và lâu dài.

Trong những năm qua, ngành giáo dục-đào tạo và một số cơ quan liên quan đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Các kết quả nghiên cứu tuy còn nhiều hạn chế, song cũng đã cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách và tổ chức, chỉ đạo quản lý ngành cũng như cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục ở các cấp bậc học. Đây là một căn cứ quan trọng giúp cho việc tổng kết, đánh giá đổi mới giáo dục-đào tạo.

Để đánh giá giáo dục-đào tạo, cũng như các sự vật và hiện tượng khác, cần xác định chuẩn đánh giá hay thước đo. Khi đo lường các hiện tượng xã hội như giáo dục-đào tạo việc định ra chuẩn rất linh động. Do đó để tăng hiệu quả của đánh giá, người ta dùng các phép so sánh, đối chiếu như:

- So sánh với các mốc thời gian hoặc quá trình phát triển, đặc biệt với lúc bắt đầu đổi mới.

- So sánh với các nước trong khu vực và thế giới để thấy được về giáo dục- đào tạo chúng ta đang ở vị trí nào.

- So sánh với yêu cầu của kinh tế - xã hội nước ta. Đây là sự so sánh, là thước đo kết quả giáo dục-đào tạo quan trọng nhất. Yêu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục-đào tạo bao gồm nhiều mặt: sự giác ngộ chính trị tư tưởng, ý thức công dân, đạo đức cuộc sống, năng lực nghề nghiệp và thái độ làm việc, sức khoẻ và thể chất.v.v… Đối với từng mặt phải có những phương pháp thích hợp để so sánh yêu cầu của xã hội và mức độ đáp ứng của giáo dục-đào tạo.

- Đối chiếu với các điều kiện có được để tiến hành giáo dục-đào tạo, môi trường xã hội, thái độ của gia đình, của cộng đồng đối với giáo dục-đào tạo, số lượng và chất lượng của giáo viên, tài chính cho giáo dục-đào tạo từ các nguồn khác nhau, cơ sở vật chất của trường học, sự liên kết và hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, nghiên cứu - triển khai và các tổ chức xã hội đối với giáo dục-đào tạo.

Trong báo cáo này, các so sánh trên đã được sử dụng ở các mức độ khác nhau.

I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội


Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ đổi mới là đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Về mặt đối ngoại nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác vơi các nước trên các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục,... Nhờ chủ trương đúng đắn đó, đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80 và tạo được tiền đề cần thiết cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội. Từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải pháp ổn định và nâng cao mức sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, phong phú, phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe, hạn chế các tiêu cực xã hội... Nhờ đó, về chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số tổng hợp dựa trên tuổi thọ bình quân, mức độ tiếp nhận giáo dục và thu nhập bình quân, nước ta đạt chỉ số 0,560 và được xếp ở vị trí 122 trong 174 nước trên thế giới. (Theo báo cáo của UNDP công bố năm 1998)



Tuy có những chuyển biến bước đầu, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển. Thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp (năm 1997 – 331 USD); năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; cơ sở vật chấ kỹ thuật lạc hậu. Trong lúc đó, tốc độ tăng dân số cao, mỗi năm trung bình tăng khoảng 2%, trung bình mỗi năm thêm nửa triệu người đi học. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, nhất là ở thành thị (khoảng 10%), mỗi năm có 1,5 triệu người đến tuổi lao động cần giải quyết việc làm. Những nhân tố đó tác động trực tiếp đến giáo dục - đào tạo về cả 2 phía: áp lực đầu vào tức là nhu cầu học tập ngày càng tăng của dân cư ở các độ tuổi, các cấp bậc học và đầu ra tức là nhu cầu tìm việc làm của những người tốt nghiệp các loại hình đào tạo khác nhau.

2. Bối cảnh về giáo dục - đào tạo.


Ngành giáo dục – đào tạo bước vào thời kỳ đổi mới trong lúc đang thực hiện Nghị quyết 14 (1979) của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá IV về cải cách giáo dục. Một số việc đang triền khai như chuyển giáo dục phổ thông sang hệ thống 12 năm thống nhất trong cả nước. Nghị quyết 14 đã vạch ra những quan điểm và mục tiêu dài hạn cho sự phát triển giáo dục-đào tạo ở nước ta, tuy nhiên chưa nêu được các điều kiện đảm bảo và các biện pháp khả thi để thực hiện được các mục tiêu đó: quan niệm về giáo dục-đào tạo cũng còn bị hạn chế bởi cách nhìn nước đây. Sau đại hội VI của Đảng, để cuộc cải cách giáo dục phù hợp với tình hình và đáp ứng được yêu cầu nói chúng ta đã tiến hành điều chỉnh mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa cũng như đổi mới về quan điểm và cách làm giáo dục.

Từ năm 1986 đến nay hệ thống quản lý giáo dục quốc dân nước ta có những thay đổi quan trọng. Từ 4 cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về giáo dục-đào tạo, năm l987 nhập lại thành 2 Bộ, đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một Bộ duy nhất quản lý nhà nước tất cả các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Năm 1998 chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề lại được chuyển giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nền giáo dục-đào tạo nước ta đứng trước thực trạng: Suy giảm số lượng và suy thoái về chất lượng trong giáo dục phổ thông; thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo và việc làm trong giáo dục chuyên nghiệp; mạng lưới không hợp lý và thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu, sản xuất, việc làm trong giáo dục đại học; đội ngũ giáo viên yếu về chất lượng và thiếu động lực làm việc; tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn; tổ chức quản lý và pháp chế chưa thích hợp; hệ thống giáo dục đào tạo chưa phù hợp với xã hội đang chuyển đổi (Nhận định của Dự án điều tra tổng thể ngành giáo dục và phân tích nguồn nhân lực- VIE 89/022, do UNDP, UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành, 1990-1992)

Công cuộc đổi mới phấn đấu khắc phục những yếu kém đó, làm cho hệ thống giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn mới.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương