BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM



tải về 1.63 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Một số báo cáo không nêu bài học sinh nghiêm, một số nêu trùng nhau. Đê giữ nguyên tính sinh động các bài học của từng vùng, cách tốt nhất là trích một số báo cáo cụ thể của từng tỉnh:

1. Tuyên Quang:


- Trước hết, Tỉnh uỷ có sự lãnh đạo sáng tạo, đề ra những chủ trương giải pháp và bước đi sát với tình hình cụ thể của tỉnh được các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân tổ chức thực hiện năng động, sáng tạo và có hiệu quả.

- Tập trung xây dựng được đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhanh, đủ yêu cầu học tập của học sinh .

- Phát huy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, của các đoàn thể, các lực lượng xã hội và của toàn dân tham gia vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.

- Ngành giáo dục-đào tạo phải luôn luôn năng động, sáng tạo, tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng và chính quyền, là lực lượng chính để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục-đào tạo của tỉnh.


2. Lào Cai :


- Luôn luôn duy trì củng cố phát huy truyền thống của nền giáo dục cách mạng Việt Nam.

- Phải có một đội ngũ giáo viên đủ mạnh về nghiệp vụ, chuyên môn và gắn bó với nghề nghiệp.

- Cơ sớ vật chất, chính sách, đầu tư phải tương xứng với yêu cầu phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là vùng miền núi.

- Giáo dục-đào tạo thật sự phải coi là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi nhà.

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục-đào tạo, cải cách nội dung. phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên là việc rất quan trọng cần được quan tâm.

3. Cần Thơ:


- Cấu trúc lại hệ thống giáo dục-đào tạo .

- Sắp xếp mạng lưới trường, lớp, các cơ sở giáo dục.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo

- Xây dựng đội ngũ giáo viên.

- Tích cực hóa quá trình dạy học thông qua nghiên cứu khoa học

- Xã hội hóa giáo dục.


4. Hà Nội:


Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng:

- Cần đảm bảo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng: giáo viên là hàng đầu, sau đến là cơ sở vật chất (trường, lớp và thiết bị bên trong). Xây dựng cơ bản phải đi đôi với thiết bị và sử dụng.

- Cần nắm vững 2 mặt của chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng đại trà (dân trí) và chất lượng học sinh giỏi (nhân tài) và đảm bảo cân đối cả 2 mặt đó, không nên chỉ chạy theo những thành tích mũi nhọn mà coi nhẹ chất lượng chung của đa số hoặc ngược lại.

- Muốn vậy trong chỉ đạo phải biết định ra những yêu cầu tối thiểu cho số đông (chuẩn kiến thức) và biết cách tổ chức các loại hình lớp và thi chọn để bồi dưỡng và phát hiện học sinh giỏi.

- Cần phát động trong giáo viên và các nhà trường phong trào “Đổi mới dạy học và giáo dục”. Cần có những nội dung cụ thể tương đối sát với tình hình thực tế và phù hợp với quy luật giáo dục tiên tiến, hiện đại.

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN GÂY CẤN


Một số báo cáo không nêu hoặc nêu tản mạn ở từng vấn đề. Ở đây chủ yếu tập hợp những vấn đề gây cấn được nêu tương đối rõ ở trong một số báo cáo đại diện cho các vùng.

1. Báo cáo của Gia Lai:


- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu nhiều, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển về quy mô giáo dục. Số hộ nghèo còn nhiều, đó là trở ngại lớn cho việc huy động trẻ em trong độ tuổi tới trường lớp học.

- Nhà nước chưa có những chính sách thỏa đáng động viên thu hút giáo viên công tác ở vùng cao, vùng dân tộc khó khăn, xa xôi hẻo lánh. Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, nhất là giáo viên ngoại ngữ, nhạc, họa, thể dục.


2. Báo cáo của Kon Tum:


- Giáo dục mầm non : Còn nhiều hạn chế nan giải (phòng học, sân chơi và tài chính).

- Giáo dục tiểu học: Rất khó khăn duy trì sĩ số. Quy mô trường lớp, giáo viên dậy 2 buổi/ngày chưa thể giải quyết ngay được, sách vở cho học sinh vùng dân tộc còn ít, thiếu.

- Trung học cơ sở: Tỷ lệ đầu tư ngân sách chưa tương xứng với quy mô tốc độ phát triển trường lớp.

- Đời sống giáo viên còn rất khó khăn.

- Hệ thống trường lớp chủ yếu là công lập, chưa mở được hệ bán công dân lập.

- Giáo dục phổ thông trung học: Đời sống giáo viên còn khó khăn, đầu tư ngân sách còn ít chưa tương xứng.

- Khó khăn lớn của toàn ngành giáo dục-đào tạo là cơ sở vật chất và tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh, đội ngũ giáo viên còn yếu và thiếu rất nhiều.

3. Báo cáo của Lai Châu:


- Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn thấp, chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục hàng năm do số lượng trường lớp, học sinh tăng 10% hàng năm.

- Giáo dục vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh đang gặp nhiều khó khăn và khó khăn lớn nhất là nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Cần phải có chế độ chính sách đặc biệt và sự đầu tư đặc biệt cho việc phát triển giáo dục vùng cao.

- Công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiến hành rất khó khăn do việc huy động học sinh ra lớp học thấp. Số người mù chữ trong tỉnh còn nhiều - nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp, việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đến năm 2000 và 2005 là rất khó khăn.

- Đội ngũ giáo viên thiếu và bất cập. Cần tiếp tục đầu tư nguồn ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bằng các hình thức khác nhau.


4. Báo cáo của Tuyên Quang:


- Giáo dục mầm non số trẻ khu vực nông thôn đến lớp chưa tăng.

- Chỉ đạo và thực hiện mở các lớp dân nuôi còn lúng túng

- Tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên còn thấp: Mầm non mới dạt 8,3%; Tiểu học đạt 48%; THCS mới dạt 55%.

5. Báo cáo của Sơn La:


- Nhu cầu phát triển và nguồn lực: trước hết là xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đào tạo cán bộ cho vùng dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn về các mặt: giáo viên, cơ sở vật chất- kỹ thuật, công tác quản lý chỉ đạo... chưa đáp ứng kịp thời.

- Bình đẳng và công bằng xã hội trong giáo dục-đào tạo : Còn nhiều vấn đề phức tạp. Sự phát triển giáo dục-đào tạo không đồng đều ở 3 vùng kinh tế.

- Giáo dục-đào tạo nhìn tổng quát vẫn còn rất khó khăn. Chất lượng học sinh, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu. Số người mù chữ 6 tuổi trở lên vẫn còn chiếm 40%. Đội ngũ cán bộ khoa học còn quá ít so với nhu cầu, giáo viên, cơ sở vật chất thiếu, yếu, không đồng bộ....

Nhà nước, Bộ chủ quản cần có các quy định, chế độ,_chính sách đặc biệt cho các tỉnh miền núi về giáo dục-đào tạo ở tất cả các lĩnh vực đào tạo.


6. Báo cáo của Đồng Tháp:


- Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý chưa được quan tâm đúng mức.

- Chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên giỏi, giáo viên vùng sâu vùng biên giới xa xôi.

- Chưa có biện pháp giải quyết tốt tình hình thừa giáo viên ở các vùng thị xã, thị trấn.

- Việc phân cấp quản lý giáo dục trong tỉnh chưa được tổ chức đánh giá đúng mức.

- Số phòng học 3 ca còn khá nhiều.

- Phong trào xã hội hóa giáo dục chưa mạnh, chưa đều ở các địa phương.

- Đa dạng hóa ở ngành học mầm non chưa cao

- Tỷ lệ học sinh lưu ban bài học còn cao ở tiểu học

- Chất lượng đào tạo ở trung học cơ sở và trung học chuyên ban chưa đều, việc trang bị thiết bị dạy học còn yếu.

- Giáo dục thường xuyên chưa huy động mạnh người học ngoài cán bộ, viên chức nhà nước, quy mô giáo dục chuyên nghiệp còn nhỏ, đầu tư chưa thỏa đáng.

- Giáo dục đại học chưa được quy hoạch ngành nghề đan tạo theo yêu cầu địa phương.

7. Báo cáo của Bến Tre:


- Quy mô các ngành, cấp học tăng nhanh trong khi nguồn lực dành cho giáo dục có hạn.

- Đầu tư cho giáo dục chưa thể hiện được quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Đội ngũ giáo viên các cấp thiếu. Nhà nước chưa có chính sách thu hút người giỏi vào sư phạm.

- Chế độ tiền lương của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chưa phù hợp.

8. Báo cáo của Bình Thuận:


- Yêu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi giáo dục-đào tạo phải ngày càng phát triển cả về quy mô đào tạo và chất lượng giáo dục. Muốn được như vậy phải tăng nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tăng trang thiết bị dạy học, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên..., song hiện tại nguồn lực của giáo dục rất hạn chế không đủ sức đáp ứng được các yêu cầu trên .

- Nội dung và phương pháp giáo dục tuy từng bước có cải tiến đổi mới, song còn chậm, còn nhiêu bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường, của kinh tế xã hội, đặc biệt là năng lực thực hành, năng lực sáng tạo.

- Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội kéo theo sự phân hóa về điều kiện học hành (nông thôn, thị trấn, thị xã). Việc thực hiện chính sách công bằng trong giáo dục còn hạn chế.

- Thang giá trị trong xã hội, trong thanh niên học sinh đang có sự đảo lộn lớn, phát triển xu hướng cá nhân chủ nghĩa, kinh tế đơn thuần, học sinh chọn nghề phần nhiều theo khả năng kiếm thu nhập cao.


9. Báo cáo của Hà Tĩnh:


- Giáo dục-đào tạo Hà Tĩnh phát triển trong bối cảnh kinh tế-xã hội của tỉnh còn khó khăn, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, cơ cấu chưa hợp lý, thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ sinh đẻ còn cao, đời sống của nhân dân còn khó khăn.

- Đói ngũ giáo viên ở tiểu học, trung học cơ sở còn thiếu nhiều (gần 700 giáo viên)

- Đời sống của giáo viên, cán bộ nói chung, nhất là đội ngũ cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mầm non rất khó khăn, thu nhập thấp.

- Trường học phần lớn cấp 4, tỷ lệ nhà cao tầng chỉ gần 5% tổng số các trường, một số nơi, nhất là vùng khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học quá thiếu thốn.


10. Báo cáo của Hà Tây:


- Chất lượng giáo dục-đào tạo nói chung còn thấp, chuyển biến chậm và đang còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Chất lượng có sự phân hóa lớn hơn trước, số học giỏi tuy có tăng lên nhưng số học sinh kém vẫn còn nhiều, nhất là ở những vùng khó khăn.

- Nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo tuy có đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về kiến thức, kỹ năng, về thích ứng với thị trường sức lao động, về năng lực tự học sáng tạo, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ gia đình, xã hội.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ tuy đã được bồi dưỡng nhiều hơn những hiệu quả còn ít vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu (giáo viên mẫu giáo mới chỉ đạt chuẩn 74%, giáo viên nhà trẻ mới đạt chuẩn 70%, giáo viên tiểu học đạt chuẩn 92%, giáo viên trung học cơ sở mới đạt chuẩn 90%).

- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, nhiều trường còn thiếu nhiều trang bị tối thiểu, nhất là thư viện, đồ dùng thí nghiệm, sân chơi bãi tập, các phương tiện phục vụ giáo dục toàn diện.

- Về mặt quản lý nhà nước còn nhiều vướng mắc giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (về ngân sách, biên chế, về quản lý các trường chuyên nghiệp...).

11. Báo cáo của Thái Bình:


- Muốn giáo dục-đào tạo phục vụ đắc lực cho công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước, một mặt bản thân giáo dục-đào tạo phải tự xác định cho mình phải làm gì và làm như thế nào. Mặt khác cấp ủy, chính quyền phải đề ra cho giáo dục-đào tạo những yêu cầu cụ thể hơn, nhất là xác định cho được những phẩm chất năng lực cần có, số lượng, cơ cấu đội ngũ lao động từng loại ngành nghề, bộ phận lao động cần có của từng loại, từng thời kỳ.

- Với một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, sự bất cập của điều kiện cho giáo dục- đào tạo và những yêu cầu tất yếu cho giáo dục-đào tạo là rất gay gắt. Cần có giải pháp hữu hiệu của Trung ương.

- Vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội trong giáo dục-đào tạo đã có nhiều chính sách cụ thể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Sự đầu tư tiền của cho con học hiện nay đã quá sức chịu đựng so với nguồn thu nhập của người nông dân.

- Việc học lên của con em nông dân hiện nay rất khó khăn, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đang tấn công vào giáo dục-đào tạo đòi hỏi phải có biện tháp ngăn chặn có hiệu quả.

- Cho đến nay, việc thi cử, kiểm tra, đánh giá vẫn còn là một biện pháp có nhiều ưu thế trong việc thúc đẩy chất lượng dạy và học của thày và trò. Việc miễn thi, việc tổ chức thi liên trường đối với phổ thông trung học cần được nghiên cứu kỹ hơn nữa, đừng vì lỗi coi thi của thày mà giải quyết bằng cách gây thêm vất vả, tốn kém, ảnh hưởng đến tâm sức của trò, ảnh hưởng tới nhân dân.

- Để giáo dục-đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu thì cần phải làm gì? Trách nhiệm của các ngành như thế nào?


12. Báo cáo của Tp. Hồ Chí Minh:


- Nhu cầu phát triển nguồn lực rất cao trong khi nguồn lực thiếu và yếu;

- Bình đẳng và công bằng xã hội trong giáo dục-đào tạo và giữa giáo dục- đào tạo với các ngành nghề khác;

- Việc dạy thêm, học thêm là vấn đề phức tạp về nhiều mặt, không dễ dàng giải quyết đơn giản;

- Thi cử, kiểm tra, đánh giá, bằng cấp còn nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết;

- Vấn đề quản lý theo ngành dọc và lãnh thổ ra sao còn nhiều phức tạp phải giải quyết; đặc biệt là với giáo dục chuyên nghiệp và đại học, giáo dục thường xuyên, ....


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương