BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


Nhận xét kết quả trưng cầu ý kiến về các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo



tải về 1.63 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

4. Nhận xét kết quả trưng cầu ý kiến về các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo


Kết quả xử lý 190 phiếu trung cầu ý kiến về các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo trong giai đoạn l986 – 1996 cho thấy như sau:

1. Về tính đúng đắn của các chủ trương (CT.): Qua Biểu 1 và Sơ đồ 1 biểu diễn kết quả đánh giá có thể nhận thấy rằng hầu hết các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo đều được đánh giá cao về tính đúng của chủ trương. Điều đó thể hiện ở chỗ: tỉ số của tổng số điểm đánh giá đứng trên giá trị tuyệt đối của tổng số điểm đánh giá không đúng lớn hơn rất nhiều lần so với 1 và hầu hết các điểm biểu diễn đều nằm phía trên trục hoành của đó thị 1. Đặc biệt các chủ trương như CT 9 - về phổ cập giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trể em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi; CT18 - về phát triển các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu phổ cập nghề tăng tỷ trọng lực lượng lao động được đào tào; CT29 - về đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất phục vụ xã hội, nhiều chủ trương khác như (34), (45), (45), (47), (49), (52), (54) cũng được đánh giá cao về tính đúng đắn. Một số chủ trương như CT13 về thực hiện thí điểm phổ thông trung học chuyên ban; CT26 về xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh; CT53 về dân chủ hoá trong việc bầu hiệu trưởng các trường đại học không được đánh giá cao...

2. Về tổ chức thực hiện các chủ trương: Tuy có sự thống nhất tương đối cao của các ý kiến đánh giá về tỉnh đúng đắn của các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo, nhưng khi đánh giá về tổ chức thực hiện các chủ trương đó thì các ý kiến phân tán rõ rệt (Xem Biểu 2 và Sơ đồ 2). Kết quả xử lý cho thấy chỉ có 28 trong số 54 chủ trương được hỏi ý kiến nằm phía trên trục hoành của hệ trục toạ độ, tức là chỉ có 28 chủ trương được đánh giá thực hiện tốt. Trong khi đó 26 chủ trương khác lại nằm phía dưới trục hoành của hệ trục toạ độ, tức là 26 chủ trương đó được đánh giá tổ chức thực hiện yếu, đặc biệt là các chủ trương 24 về xây dựng các trường đại học - cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh, thành phố; CT48 cho phép mở các Trung tâm đào tạo của nước ngoài tại Việt nam bằng hình thức liên kết đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo; CT49 về đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học; CT54 về sắp xếp lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu, triển khai và các trường đại học theo hướng kết hợp phần lớn các cơ sở nghiên cứu khoa học với các trường đậi học…

Như vậy kết quả điều tra ý kiến của các nhà giáo và quản lý giáo dục, các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội cho thấy rằng các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo trong 10 năm 1986 - 1996 được đề ra là đúng đắn. Tuy vậy trong quá trình triển khai đưa vào thực tiễn thì việc tổ chức và thực hiện nhiều chủ trương còn chưa tốt…



5. Ý KIẾN GÓP THÊM (MỞ) VỀ CÁC CHỦ TRƯƠNG

CT

Các nhà giáo và các nhà QLGD

Các nhà khoa học

Các nhà hoạt động xã hội

CT11




- Nên đặt lại thứ tự các môn học bắt buộc ở bậc tiểu học: 1 – Đạo đức; 2 Sức khỏe với tinh thần “một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh” là cơ sở để tiếp thu mọi kiến thức.

- Đưa tin học và ngoại ngữ vào tiểu học là con dao 2 lưỡi – phải thận trọng.



Cần tổng kết và đánh giá về giáo dục đạo đức và giáo dục lao động trong các trường phổ thông.

CT13

- Mục tiêu phân ban không rõ ràng. Việc phân ban phải dựa vào nhu cầu xã hội và bản thân học sinh.

- Trong phổ thông trung học chuyên ban, ở ban khoa học tự nhiên cần chú trọng hơn nữa phần sinh học về con người và sinh thái học (mối quan hệ giữa con người và môi trường)

- Không nên chia chuyên ban hoặc cùng lắm là chuyên ban lớp 12 (2 ý kiến).



- Phân ban trung học phải gắn với điều chỉnh khối thi đại học cho phù hợp thì phân ban mới có ý nghĩa.

CT15




Không nên có lớp chọn và lớp chuyên.

Bỏ hẳn lớp chọn, chỉ giữ lớp chuyên.

CT16







Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất có trọng điểm không nên rải mành mành như hiện nay.

CT18

CT19


Khuyến khích dạy nghề chuyền thống.

- Phát triển mạng lưới các trường nghề tại các tỉnh.

- Mở rộng hơn nữa việc đào tạo nghề



- Chú trọng hơn nữa đến đào tạo nghề.

CT20

Nên bỏ hẳn chủ trương 20.







CT23

CT24





- Mở rộng quy mô đào tạo thông qua đại học mở là tốt nhưng phải chú trọng chất lượng đào tạo, tránh tràn lan

- Hướng đúng nhưng chủ trương chưa rõ






CT25

CT26








- Không nên xây dựng Đại học quốc gia theo kiểu cộng các trường như hiện nay mà nên xây dựng một trường mới phát triển từ quy mô nhỏ đến lớn với yêu cầu chất lượng cao.

- Có ý kiến về cấu tạo sự sáp nhập.

- Việc thành lập đại học liên ngành cần phải xem xét kỹ có tính đến kinh nghiệm của các nước)(Pháp chia đại học Sorbone thành 11 trường nhỏ)


CT27

CT28


Việc dạy một chương trình cơ sở chung cho một khối ngành là đúng nhưng không nhất thiết phải chia đại học thành 2 giai đoạn, thậm chí thực hiện ở hai trường: đại cương và chuyên ngành.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học để làm tiền đề cho các bậc học khác.

- Việc đào tạo ở bậc đại học theo 2 giai đoạn là đúng nhưng vận dụng đại trà việc đào tạo theo 2 giai đoạn với một số ngành nghề như Sư phạm, Y, Dược là không phù hợp.

- Phải xem xét lại đại học đại cương.


Việc chia hai giai đoạn đại cường và chuyên ngành ở Việt Nam là không thành công.

CT30

- Mở rộng quy mô giáo dục đại học nhưng phải đảm bảo chất lượng.







CT32

CT33


CT34

CT32, 33, 34 nên để vào một CT

- Nên có 2 cấp PTS và Tiến sĩ.

- Thay đào tạo PTS thành TS thì thay đổi thế nào về nội dung.

- Khái niêm về sau đại học chưa rõ.


Nên có 2 bậc tiến sĩ, nên có tiến sĩ bậc 2 – tiến sĩ quốcc gia.

CT35

- Cần xem xét lại chế độ nghỉ hưu ở tuổi 55 và 60 đối với những giáo viên có học hàm, học vị từ PGS trở lên.







CT36

CT39


- Cần có chính sách khuuyến khích học sinh giỏi vào các trường sư phạm.

- Mở rộng chuyển thẳng đối với học sinh giỏi.

- Tăng kinh phí cho đào tạo giáo viên.

- Tăng lương cho giáo viên miền núi 1,5 lần, vùng sâu, vùng xa 2,2 lần.

- Nên thành lập một trung tâm sư phạm đào tạo giáo viên.


- Có học bổng cho ngành sư phạm.

- Cần cải cách triệt để nội dung giáo dục tâm lý học ở các trường sư phạm.



- Cần có chính sách đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn.

CT37

CT38


- Tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp.

- Xây dựng lại định mức lao động của giáo viên (243 đã quá cũ)

- Sửa lại hướng dẫn phụ cấp nghề giáo dục (20%) theo hướng tăng thêm.

- Nghiên cứu lại thang lương cho ngành giáo dục.



- Cần thảo luận kỹ vấn đề đào tạo giáo viên trung học.

- Cần chú trọng đến nội dụng đào tạo giáo viên chuyên ngành.

- Cần chú trọng đến việc đào tạo giáo viên tiểu học.

- Vấn đề quản lý giáo viên ở các trường công lập.



- Cần có chính sách toàn diện về việc xây dựng đội ngũ giáo viên.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

- Trong chính sách đối với cả hệ thống trờng cán bộ quản lý và cán bộ đào tạo ở các Bộ.


CT41

CT42


Không nên vay vốn nước ngoài mà lấy vốn tự có của Nhà nước lo cho giáo dục. Còn vay vốn thì để các cơ sở sản xuất – kinh doanh vay thì mới có mà trả.

Cần hết sức thận trọng vì vay tiền nước ngoài dễ bị áp đặt theo cách thức của họ, mất tính tự chủ và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.

Quỹ học bổng cho học sinh miền núi nên giao cho tỉnh quản lý và cấp để học sinh tốt nghiệp trở về địa phương công tác.

CT44

Cần có chính sách khuyến khích đối với các trường dân lập.

Chất lượng giáo dục và nội dung giảng dạy.




CT47

CT49





- Vấn đề hợp tác giáo dục với nước ngoài và kiều bào phải có chọn lọc để tiếp thu tinh hoa của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc và chủ quyền dân tộc.

- Chú trọng đào tạo nhân cách con người giáo dục đạo lý truyền thống dân tộc tránh lai căng.



Cần tổng kết vấn đề giáo dục đạo đức trong các trường phổ thông vừa qua.

CT51




Khó thực hiện được vì đội ngũ giáo viên không nên và không có điều kiện đi vào đồng thời cả 2 mục tiêu, 2 giáo trình, 2 phương pháp đào tạo khác nhau.




CT53

CT54


Đề nghị Bộ chỉ nên thăm dò tín nhiệm chứ không nên bầu hiệu trưởng.

Không nên bầu mà là bổ nhiệm, có tham khảo công khai sự tín nhiệm của cán bộ.

- Không nên bầu hiệu trưởng, chỉ nên dân chủ hóa trong việc chọn lứa đội ngũ cán bộ quản lý.

- Hiệu trưởng nên do Bộ trưởng bộ nhiệm theo kiến nghị của một Hội đồng quốc gia để tránh bè phái.


Các ý kiến khác


- Phải tăng các nguồn đầu tư cho giáo dục như ngân sách của nhà nước; thu các khoản đóng góp của người học; đơn vị sử dụng nhân lực đào tạo, đầu tư của nước ngoài.

- Tăng ngàn sách đầu tư xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị.

- Cần có chính sách khuyến khích đối với các gia đình có nhiều người tốt nghiệp đại học và sau đại học.

- Hạn chế học thêm ở bậc tiểu học và phổ thông cơ sở.

- Cần có một Uỷ ban phụ trách đào tạo - việc làm do một Phó Thủ tướng đứng đầu để điều khiển “thị trường việc làm”, “thị trường thi tuyển đại học” sao cho phù hợp với yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- Nên bổ sung thêm một số chủ trương mang tính nóng bỏng sau: Chủ trương hạn chế, xoá bỏ dạy thêm, học thêm tràn lan; chủ trương đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo (chỉ nêu trong các chỉ thị năm học chứ không có văn bản chỉ thị chính thức của Bộ).

- Giáo dục về sức khoẻ toàn diện ở mọi cấp từ mầm non đến sau đại học (2 ý kiến).

- Trong 10 năm 1986 - 1996 nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng nhưng giáo dục - đào tạo vẫn sa lầy trong khủng hoảng.

- Trong những chủ trương đưa ra có những chủ trương đã có từ 30 năm thậm chí 50 năm trước đây hoặc có nhiều chủ trương chỉ ở giai đoạn năm 1993 - 1995 do vậy việc đánh giá không sáng tỏ được tình hình.

- Trong những chủ trương đưa ra còn ít chủ trương gay cấn, chưa đi sâu vào vấn đề quản lý.

- Có quá nhiều chủ trương gây nên thiếu hệ thống, lẫn lộn, trùng lặp.

- Việc giảng dạy trong nhà trường còn coi nhẹ 3 môn: Sử, địa lý Việt Nam và luân lý.

- Nên đưa thêm môn “Cơ sở chữ Hán”, vào các lớp chuyên văn cấp III như sau:

Lớp 10: 1 tuần 2 tiết chữ hán

Lớp 11: 1 tuần 1 tiết chữ hán

Lớp 12: 1 tuần 1 tiết chữ hán (trong học kỳ I)

- Cần có chính sách hợp lý sử dụng nhân lực đã được đào tạo

- Đào tạo sau đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Sau đại học) hầu như không có quan hệ gì với Bộ chủ quản.

- Trong quản lý giáo dục - đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo coi trọng quan lý theo lãnh thổ (các Sở Giáo dục và đào tạo) nhưng coi nhẹ vai trò của các Bộ chủ quản quản lý theo ngành).

- Chế độ cho sinh viên vay tiền đi học là một chủ trương đúng sao không được nhắc đến?

- Việc đánh giá và xử lý số liệu về các chủ trương này cho biết cảm tưởng của tập hợp người được hỏi đối với các chủ trương của ngành tuy nhiên giá trị của những thông tin này đối với giá trị hiện trạng giáo dục - đào tạo, đánh giá về chủ trương của ngành cũng như làm căn cứ để đề xuất chiến lược giáo dục - đào tạo là rất ít.

- Cần nhanh chóng ban hành bộ Luật Giáo dục.


Việc thực hiện các chủ trương


Các ý kiến đánh giá cho rằng việc thực hiện các chủ trương nhìn chung chưa tốt là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện về kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất...

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm thể chế hoá, chưa có cơ chế, chế độ, quy chế, chính sách phù hợp để thực hiện.

+ Chỉ đạo thực hiện chậm, phân tán, kém hiệu quả.

+ Thiếu người đủ sức (giỏi, biết lo toan) để chỉ đạo thành công việc thực hiện các chủ trương.

Những vấn đề gay cấn về giáo dục - đào tạo cần giải quyết


1. Vấn đề đào tạo, sử dụng, đãi ngộ tài năng.

2. Vấn đề hướng nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.

3. Vấn đề đạo đức suy thoái, nhưng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong học sinh sinh viên.

4. Vấn đề giáo viên và vấn đề trường sư phạm.

5. Vấn đề dạy thêm.

6. Những nhược điểm và sai sót trong tài liệu, sách giáo khoa, việc biên soạn các bài học và dạy tiếng Việt cho các lớp đầu tiểu học.

7. Chất lượng đào tạo ở các bậc học. Chất lượng dạy và học.

8. Vấn đề quản lý (tổ chức, chỉ đạo và vấn đề kiểm tra, đánh giá).

9. Chi phí quá tốn kém trong học tập hiện nay.

10. Lý tưởng, động cơ, chất lượng của người dạy và người học.

11. Xây dựng nội dung chương trình ở các cấp học.

12. Việc kết hợp giữa giảng dạy và nnghiên cứu khoa học.

13. Vấn đề thi cử còn nhiều biểu hiện tiêu cực.

14. Chế độ đãi ngộ đối với tri thức chưa công bằng và quá thấp.

15. Vấn đề thu, chi và sử dụng học phí.

16. Thực chất của bằng cấp, chứng chỉ (đặc biệt là ở các trung tâm).

17. Vấn đề đầu tư cho giáo dục.

18. Nhiều giảng viên, giáo sư giỏi bị cuốn hút vào những công việc như: Chủ trì dự án, viết công trình nghiên cứu, làm thuê cho các cơ quan nước ngoài... nên sao nhãng việc giảng dạy./.






Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương