BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



tải về 1.63 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Những kết quả bước đầu về đổi mới giáo dục - đào tạo


Nhờ đổi mới giáo dục - đào tạo chúng ta đã khắc phục khó khăn do mặt trái của kinh tế thị trường tác động và thu được những kết quả bước đầu sau đây:

- Đã cải tiến một bước cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống văn bằng, đa dạng hóa các loại hình trường, các loại hình giáo dục – đào tạo, sắp xếp và phát triển mạng lưới trường.

Các cấp bậc học trong cấu trúc hệ thống mới (theo Nghị định 90/CP) hợp lý hơn về mặt tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo và phục vụ nhu cầu xã hội. Ngoài trưòng công có thêm các loại hình trường bán công, dân lập, tư thục. Bên cạnh loại hình giáo dục - đào tạo chính quy, loại hình phi chính quy phát triển mạnh. Mạng lưới trường phổ thông mở rộng đến khắp các xã, phường. Cơ sở vật chất được cải thiện. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú dành cho học sinh các dân tộc ít người.

Các trường, lớp dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Hệ thống giáo dục đại học và chuyên nghiệp mở rộng hơn trước cả về quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Các trường đại học và cao đẳng đang được sắp xếp lại, hình thành các đại học quốc gia đa lĩnh vực ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đại học đa lĩnh vực ở các trung tâm khu vực khác. Các trường cao đẳng địa phương được củng cố và tăng cường.

Đào tạo sau đại học được hình thành và phát triển vững chắc, đã dần dần đảm nhận trách nhiệm đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao ở trong nước là chủ yếu, mở rộng đào tạo cao học trong các trường đại học và một số viện nghiên cứu.

Nhờ có hệ thống và mạng lưới giáo dục đó, nhu cầu học tập của cá nhân và xã hội được đáp ứng thuận lợi.



- Quy mô giáo dục - đào tạo phát triển ở mọi bậc học. Từ năm 1992 hiện tượng giảm sút quy mô đã được ngăn chặn. So với năm học 1990 - 1991, năm học 1997 - 1998 quy mô giáo dục mầm non tăng 1,2 lần, phổ thông tăng 1,5 lần, trung học chuyên nghiệp tăng 1,4 lần, đại học tăng 4,4 lần. Chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học đã đạt được những tiến bộ dáng kể. Tỷ lệ người biết chữ trong nhân dân đã được nâng lên đạt mức 91%; tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi phổ cập tiểu học và số học sinh phổ thông các cấp đều tăng. Năm 1990 số học sinh trung học cơ sở chiếm 42,6% và số học sinh phổ thông trung học chiếm 16,4% so với trẻ em trong độ tuổi. Năm 1995, các tỷ lệ đó tương ứng là 54,8% và 18,9%.

Tính đến năm 1998 đã có 36 tỉnh, thành phố, thị xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.

Giáo dục - đào tạo ở các vùng dân tộc ít người, vùng chậm phát triển đã có những chuyển biến tích cực nhờ việc xây dựng trên 100 trường phổ thông nội trú ở huyện và tỉnh, có nơi ở xã.

Một phong trào học tập trong nhân dân đang phát triển hướng về nhu cầu nhân lực như phong trào học nghề ngắn hạn, tin học, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh.



- Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục – đào tạo đã có đổi mới theo hướng vừa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Nội dung giáo dục - đào tạo được cải tiến để bao hàm những kiến thức hiện đại và khoa học, công nghệ và quản lý và những tiến thức mang tính chất đặc thù của đất nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Nội dung dạy học đã được tăng cường theo hướng làm cho kiến thức lĩnh hội được ở nhà trường có tác dụng thiết thực đối với cuộc sống, tạo điều kiện cho người tốt nghiệp tự tìm, tự tạo việc làm. Học sinh, sinh viên năng động tích cực và chủ động học tập hơn trước.

- Chất lượng giáo dục - đào tạo đã có nhiều chuyển biến về các mặt giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức. Kiến thức về hướng nghiệp, ngoại ngữ, nhạc, họa, tin học, thể dục thể thao, quốc phòng được tăng cường. Hiệu quả giáo dục tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1990 bậc tiểu học có tỷ lệ lưu ban là 10,5% và bỏ học 11,4%, ở trung học cơ sở có tỷ lệ tương ứng 2,2% và 25,9%, ở trung học phổ thông có tỷ lệ tương ứng là 2,2% và 18,9% thì đến năm 1997 các tỷ lệ tương ứng đó ở tiểu học là 4,4% và 6,4%, ở trung học cơ sở là 2,3% và 8%, ở phổ thông trung học là 1,3% và 4,8%. Nếu năm 1990 - 1991 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với lúc tuyển vào là 41,7% ở trung học cơ sở và 56,5% ở phổ thông trung học thì năm học 1995 - 1996 tỷ lệ đó ở trung học cơ sở là 64,3% và ở phổ thông trung học là 15,9%. Số lượng học sinh khá giỏi và học sinh đoạt các giải quốc gia và quốc tế tăng lên.

- Đã hình thành phong trào học tập sôi nổi của cán bộ, nhân dân, nhất là thanh niên ở nhiều nơi. Đã huy động thêm nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục - đào tạo. Các gia đình, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, đã chăm lo giáo dục - đào tạo nhiều hơn trước. Các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng dành nhiều vị trí và thời gian cho các chuyên mục giáo dục.

Nói tóm lại, hơn 10 năm qua đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống, sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã cố gắng tự đổi mới, đạt được những tiến bộ bước đầu, đúng hướng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội đang đổi mới và tạo ra được nhiều nhân tố mới cho sự phát triển tiếp theo.

2. Nguyên nhân của những kết quả đã thu được


- Những thành quả ổn định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong hơn 10 năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục và đào tạo.

- Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm và đổi mới chính sách giáo dục thể hiện tập trung ở Nghị quyết TW4 khóa VII và Nghị quyết TW2 khoá VIII. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhận thức rõ hơn vai trò của giáo dục đối với tương lai của đất nước đã vượt nhiều khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

- Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học. Trong thời gian qua khi nhu cầu đối với học vấn tăng lên nhân dân ta đã phát huy được truyền thống tốt đẹp đó và đã đóng góp nhiều công của cho giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên đã có những cố gắng lớn lao, phần lớn giáo viên có nhiều tâm huyết gắn bó với nghề. Trong đó có nhiều tấm gương hi sinh tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục trong hoàn cảnh hết sức khó khăn thiếu thốn.


3. Những yếu kém hiện nay của giáo dục - đào tạo


Mặc dầu đã có nhiều cố gắng lớn lao để khắc phục khó khăn, đặc biệt những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, đạt được những tiến bộ nhất định trong điều kiện nguồn lực hết sức hạn chế, nhưng đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và so sánh với trình độ của thế giới, giáo dục - đào tạo nước ta đang còn có những yếu kém đáng lo ngại. Năng lực của hệ thống trên các mặt đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức quản lý còn quá thấp so với yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo cho xã hội những con người có phẩm chất đạo đức, tri thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mời. Cụ thể là:

- Quy mô giáo dục còn nhỏ bé. Tỷ lệ thu hút học sinh vào các cấp bậc học trên tiểu học còn thấp. Số lượng học sinh được đào tạo nghề và đào tạo đại học còn quá ít so với thanh niên trong độ tuổi.

- Chất lượng giáo dục ở các cấp bậc học còn thấp, nhất là chất lượng các hệ không chính quy. Hiệu quả giáo dục chính trị đạo đức còn thấp, phẩm chất chính trị đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên sa sút đáng lo ngại.

- Chưa chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thiếu sự phối hợp của các ngành liên quan để xây dựng cơ chế xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng với việc làm trong thị trường sức lao động ở các lĩnh vực, các địa bàn; chưa xây dựng được quy hoạch và kế hoạch phát triển định hướng vào các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trước mắt và lâu dài. Chưa huy động sự đóng góp của các nơi sử dụng nhân lực vào giáo dục - đào tạo.

- Chưa đạt được tiến bộ cần thiết về nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục. Chương trình và nội dung giáo dục phổ thông còn nặng và còn tách rời cuộc sống. Nhiều phần nội dung đào tạo đại học và chuyên nghiệp còn lạc hậu. Việc phân chia đào tạo đại học thành 2 giai đoạn được tiến hành cứng nhắc. Phương tiện giảng dạy thí nghiệm, thực tập, nghiên cứu thiếu thốn, cũ kỹ, không những so với nước ngoài mà ngay cả so với thiết bị sản xuất, dịch vụ ở trong nước.



- Đội ngũ giáo vien vừa thiếu về số lượng vừa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Năm học 1997 – 1998 cả nước còn thiếu 10 vạn giáo viên phổ thông. Nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, ở bậc đại học tỷ lệ giáo viên có trình độ cao còn ít và có nguy cơ hẫng hụt, thiếu người thay thế những người sắp nghỉ hưu. Một bộ phận giáo viên sa sút về đạo đức, lối sống.

Nhìn chung hệ thống giáo dục – đào tạo của nước ta ở trạng thái bất cập lớn so với yêu cầu phát triển đất nước, nhất là yêu cầu nhân lực được đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người đi học.

Khi so sánh với một số nước trong khu vực đang đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng cho thấy rõ tính trầm trọng của tình trạng yếu kém về giáo dục - đào tạo của ta. Hiện nay, về biết chữ và tiểu học, nước ta ở mức trung bình (ngang Philippin, Thái Lan); về trung học ta ở mức thấp kém hơn Philippin, Indonesia, Mailaysia, Hàn Quốc); về đại học ta ở vị trí cuối và cách khá xa các nước khác.

Về chất lượng giáo dục phổ thông, bộ phận học sinh giỏi của ta không thua kém các nước, nhưng đa số học sinh do có nhiều hạn chế về phát triển toàn diện, tuy có khá về các môn tự nhiên. Ở các bậc đại học và chuyên nghiệp, sự hiểu biết về công nghiệp, thiết bị hiện đại, khả năng xử lý, giao tiếp nhất là giao tiếp bằng ngoại ngữ của đa số học sinh, sinh viên ta không bằng các nước đang công nghiệp hóa trong khu vực. Trong thị trường lao động kỹ thuật quốc tế, trình độ lành nghề của lao động nước ta rất yếu so với các nước như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhờ có khả năng tiếp thu nhanh nên trong một số trường hợp đã khắc phục được yếu kém đó.

4. Nguyên nhân yếu kém về giáo dục - đào tạo


- Công tác quản lý giáo dục có những mặt yếu kém, bất cập. Một số chủ trương đổi mới về giáo dục có nghiên cứu và chuẩn bị, nhưng khi áp dụng, tổ chức thực hiện có thiếu sót, không đồng bộ. Quy mô được mở rộng trong nhiều loại hình giáo dục đa dạng, nhưng việc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng chưa tốt. Công tác thanh tra giáo dục còn quá yếu, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo của các hình thức mở, bán công, dân lập, không tập trung. Việc phát hiện xử lý và khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong ngành còn chậm, thiếu kiên quyết, kém hiệu quả.

Cơ chế quản lý của ngành giáo dục – đào tạo chưa hợp lý, còn tập trung nhiều ở ngành, chưa phân cấp toàn diện cho tỉnh thành và phân cấp đúng mức cho các trường đại học để phát huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường.

Nội dung giáo dục vừa thừa vừa thiếu, nhiều phần chưa gắn với cuộc sống. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn bị xem nhẹ. Tác dụng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin bị hạn chế. Công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông chưa được chú ý đúng mức.

Phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.

Giáo dục chưa kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn với gia đình và xã hội. Hoạt động giáo dục - đào tạo chưa gắn bó mật thiết với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nghiên cứu khoa học. Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò chủ động và chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường làm tốt công tác giáo dục nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồi trụy, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với trường học.

- Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chưa có những quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện, nhằm thể hiện đầy đủ quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Các chính sách đã ban hành chưa đủ khuyến khích nghề dạy học, chưa huy động được giáo viên đến dạy ở vùng khó khăn, chưa động viên được những giáo viên dạy giỏi và giảng viên có trình độ cao. Tiền lương giáo viên chưa đủ sống. Hệ thống các trường sư phạm tuy đã được quan tâm đầu tư hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ sức làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Chậm ban hành các chính sách thu hút học sinh tốt, khá, giỏi vào học sư phạm. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa thoả đáng, cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học của các trường nhìn chung còn thấp kém và chậm được cải thiện.

- Các cấp ủy Đảng chưa thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra sâu sát việc thực hiện những mục tiêu, phương hướng, chủ trương về giáo dục đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết TW2 (khoá VIII), chưa có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với tình hình mới.

Không ít cấp uỷ Đảng và chính quyền, nhận thức về vai trò của giáo dục đối với tương lai của đất nước chưa đủ sâu sắc, chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, tuy đã chú ý đầu tư xây dựng trường sở, tăng cường trang bị phương tiện dạy và học cho các trường, tăng thu nhập cho các giáo viên... nhưng chưa an tâm đúng mức lãnh đạo việc xây dựng nội dung giáo dục, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong giáo viên và học sinh công tác xây dựng Đảng trong nhà trường, chưa động viên được nhân dân tham gia xây dựng và quản lý sự nghiệp giáo dục. Thậm chí một số nơi vẫn còn cắt xén kinh phí của giáo dục.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan cũng cần thấy những nguyên nhân khách quan như tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm trước đây và tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường.

Tóm lại trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, giáo dục – đào toa nước ta đã có những bước cố gắng to lớn để đổi mới, đã đạt được những chuyển biến bước đầu đúng hướng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đã xây dựng được một số điều kiện, tạo ra một số nhân tố mới và xu thế đi lên cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng hơn trong tương lai. Tuy nhiên để giáo dục – đào tạo trở thành "động lực thúc đẩy", "điều kiện đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hôi, xây dựng và bảo vệ đất nước" như đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đủ sức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra cần tạo ra những chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ và sâu sắc trong giáo dục – đào tạo nước ta.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương