BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


Các điều kiện đảm bảo chất lượng



tải về 1.63 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

2.1. Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học


Trong hơn 10 năm qua, nội dung chương trình giáo dục - đào tạo đã được đổi mới theo hướng vừa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Xu thế chuyên môn hoá quá sớm đang được khắc phục bằng chủ trương đào tạo theo diện rộng. Chương trình đào tạo hướng tới giúp người học có được những kiến thức, kỹ năng để tự tìm, tự tạo việc làm và thuận lợi trong việc chuyển đổi và phát triển nghề nghiệp.

Để thực hiện đổi mới nội dung chương trình, việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy,… cho từng cấp bậc học đang được tiến hành.



a) Ở bậc mầm non:

Đã tổ chức biên soạn và chỉnh lý chương trình nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện. Đã biên soạn chương trình 26 tuần cho trẻ 5 tuổi đối với vùng núi, vùng xa vùng khó khăn thực hiện chương trình 36 buổi. Các loại sách, tài liệu cho giáo dục mầm non được biên soạn và xuất bản với chất lượng đẹp, đủ số lượng đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục mầm non. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên được quan tâm hơn trước.



b) Ở bậc tiểu học:

Đã biên soạn chương trình tiểu học chuẩn 165 tuần và các chương trình rút gọn 120, 100 tuần cho các vùng núi, vùng khó khăn, đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương phổ cập tiểu học đến năm 2000. Chương tinh tiểu học mới (1994) với 9 môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học đã được ban hành chính thức. Chương trình tự chọn (làm quen với tin học và tiếng Anh) đang thí điểm ở bậc tiểu học.

Các loại sách, tài liệu cho giáo dục tiểu học được tổ chức biên soạn và xuất bản. Một số sách song ngữ Việt - Bana, Việt – Thái,... đã được nghiên cứu biên soạn thí điểm.

c) Ở bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học

Chương trình trung học phân ban (A, B, C) đã được biên soạn để dạy điểm. Các tài liệu, sách giáo khoa phục vụ phân ban đã được từng bước biên soan và xuất bản. Đã ban hành chương trình dạy nghề cho học sinh trung học cơ sở phổ thông trung học (1992), các chương trình lao động, sinh hoạt, hướng nghiệp dạy kỹ thuật ứng dụng cho học sinh phổ thông.



d) Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Phần lớn các chương trình đào tạo các ngành nghề đã được chỉnh lý và biên soạn lại cho phù họp với yêu cầu đổi mới mục tiêu, tăng cường thực hành, giảm lý thuyết.

Đã tổ chức biên soạn một số chương trình trung học nghề ở các ngành công nghiệp, điện - năng lượng..., chương trình đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng các ngành mỏ, công nghiệp nhẹ, hoá chất, giao thông vận tải.

Trong năm học 1995 - 1996 đã tổ chức biên soạn và thông qua hội đồng xét duyệt 16 bộ tài liệu dùng cho các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn và dạy nghề cho học sinh phổ thông chuyên ban.

Một số tài liệu, sách giáo khoa dùng cho các trường THCN và dạy nghề như các sách dạy nghề điện tử, xây dựng, nấu ăn, may - mặc, v.v… đã được tổ chức biên soạn và xuất bản.

e) Đào tạo đại học:

Đã công bố các quy định về khung chương trình giai đoạn 1 theo 7 nhóm đào tạo áp dụng cho phần lớn các trường đại học và các trường cao đẳng sư phạm. Trên cơ sở các quy định đó, các trường đã xây dựng các chương trình đào tạo của mình.

Một bộ chương trình mẫu cho giai đoạn 1 theo 7 nhóm ngành đã được ban hành tạm thời. Các trường đã đưa vào bộ chương trình này để thiết kế, biên soạn lại chương trình của trường mình và hoàn thiện tiếp các chương trình đào tạo giai đoạn 2 theo các phương án mềm dẻo và linh hoạt.

Đối với ngành sư phạm, đã tổ chức xây dựng bộ chương trình chuyên nghiệp cốt lõi cho ngành sư phạm và biên soạn giáo trình cho 14 học phần chính. Bộ sách này đã được in ấn, thử nghiệm ở trường sư phạm.

Theo số liệu của 60 trường đại học, đã có gần 3.500 đầu sách giáo khoa dại học được biên soạn và in ấn.

g) Những tồn tại và yếu kém

Trong chương trình dạy học tiểu học và trung học cơ sở có nêu yêu cầu chọn cả 4 mặt đức, trí, thể, mỹ; nhưng trong thực tế các trường dành phần lớn thời gian cho trí dục. Trong trí dục cũng chỉ có những phần nằm trong chương trình thi tốt nghiệp là được quan tâm đầy đủ.

Ở các lớp trên, việc thực hiện chương trình cũng phiến diện. Ở bậc trung học phổ thông, trên thực tế, việc học tập của học sinh tập trung vào chuẩn bị thi đại học.

Đầu cho việc đổi mới chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo chưa tương xứng với yêu cầu của các bậc học, ngành học, đặc biệt chưa đúng mức đối với trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhiều trường không có tài liệu, sách giáo khoa ... phù hợp với yêu cầu dạy - học theo công nghệ, thiết bị mới.

Sách giáo khoa phổ thông hàng năm được in lại, chưa lưu ý tận dụng sách xuất bản các năm trước làm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và ổn định hệ thống thư viện ở các trường.

Chất lượng biên soạn một số sách giáo khoa chưa tốt, nội dung thay đổi nhiều lần gây nên lãng phí và tốn kém. Sách đọc thêm, sách luyện thi được xuất bản tràn lan. Chưa có quy chế hợp lý để chọn tác giả viết và thẩm định sách nhằm bảo đảm chất lượng.

Nhiều địa phương không có đủ khả năng biên soạn, thiếu kinh phí và thiếu sự hỗ trợ từ Trung ương trong việc biên soạn “phần mềm” của chương trình thích hợp với địa phương.

2.2. Giáo viên và cán bộ giảng dạy


Để đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ giảng dạy, Nhà nước chỉ thực hiện các chủ trương:

- Tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ giảng dạy ở tất cả các bậc học, ngành đào tạo kể cả đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo bán công, dân lập, tư thục.

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Cho đến nay cả nước đã có 9 trường đại học sư phạm, 2 khoa đại học sư phạm ở các trường khác, 37 trường cao đẳng sư phạm, 56 trường trung học sư phạm. Hệ thống trường sư phạm đang trong quá trình sắp xếp lại.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, được đối với giáo viên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Chính sách lương và các khoản phụ cấp từ ngân sách Nhà nước.. Trong chế độ lương mới giáo viên được xếp hạng ưu tiên thứ 6. Khuyến khích các địa phương thực hiện chế độ phụ cấp thêm cho giáo viên ngoài biên chế.

Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên có nhiều biến động. Trong giai đoạn 1986-1992 ở các bậc học mầm non, tiểu học một số lượng đáng kể giáo viên bỏ nghề do đời sống khó khăn và các nguyên nhân khác. Từ 1992-1993 trở lại đây, số lượng giáo viên các cấp có xu hướng tăng và dần dần ổn định (xem các bảng 8, 9, 10).



Bảng 8: Số lượng giáo viên phổ thông cac cấp, bậc học

Số lượng

giáo viên

Năm học

Tiểu học

Trung học cơ sở

Phổ thông trung học

1986-1987

1991-1992

1995-1996

1997-1998



242.338

263.215


298.407

324.431


140.550

131.544


154.416

179.512


38.990

35.737


39.398

46.979


Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bảng 9: Giáo viên dạy nghề và trung học chuyên nghiệp


Năm học


Tổng số

Thâm niên giảng dạy (%)

Dưới 5 năm

Từ 5-10 năm

Trên 10 năm

I. Giáo viên dạy nghề

1986 – 1987

1991 – 1992

1995 – 1996

1997 – 1998

II. Giáo viên THCN

1986 – 1987
1991 – 1992

1995 – 1996

1997 - 1998

7.143


6.072

5.562


5.296
10.781
9.509

9.024


9.770

32,2


24,3

21,2


34,7

Dưới 10 năm

28,0

25,0



42,3

37,5


40,1

37,2


Từ 10-20 năm

37,0


45,8

25,4


38,2

38,7


28,0

Trên 20 năm

35,0

29,2


Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bảng 10: Cán bộ giảng dạy cao đẳng – đại học

Năm học

Tổng số

Phân theo trình độ chuyên môn (%)

Giáo sư Phó giáo sư

Tiến sĩ, Phó tiến sĩ

Trình độ khác

1986-1987

1991-1992

1884-1995

1997-1998



18.702

20.637


21.484

25.782


2,90

3,58


5,93

6,00


9,80

12,10


13,92

15,00


90,20

87,90


86,08

85,00


Do số lượng học sinh tăng nhanh, nhất là số học sinh PTTH và THCS nên tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là giáo viên bậc trung học khá nặng nề và phổ biến ở các tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu tăng qui mô các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng chỉ tiêu tuyển dụng mới hợp đồng giảng dạy, cho sinh viên cao đẳng sư phạm ra trường sớm một năm để đi giảng dạy và sau đó đào tạo tiếp, tăng số học sinh trên lớp, tăng số giờ dạy của giáo viên trong tuần...

Mặc dù năm học 1997 - 1998 tăng hơn năm học 1996 - 1997 là 40.824 giáo viên, trong đó mẫu giáo tăng 8930 giáo viên (10%); tiểu học tăng là 14.177 giáo viên (4,6%), THCS tăng 12.760 giáo viên (7%), PTTH tăng 4.953 giáo viên (12%), nhưng tỷ lệ giáo viên trên lớp mới chỉ đạt: mẫu giáo 1,16, tiểu học 1, THCS 1,43, PTTH 1,43. Nếu tính biên chế giáo viên trên lớp theo Quyết định của Chính phủ số 243/CP ngày 28/6/1979 thì cả nước còn thiếu khoảng 50.000 giáo viên tiểu học, 38.000 giáo viên THCS, 15.000 giáo viên PTTH.



Chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học, ngành học ngày càng được nâng cao. Ở tiểu học, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng từ 34,72% năm học 1986-1987 lên 58,05% năm học 1991-1992 và 66,4% năm học 1997 - 1998. Ở trung học cơ sở giáo viên đạt chuẩn từ 52,69% năm học 1986-1997 tăng lên 84,12% năm học 1997-1998.

Đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng có bước phát triển về chất lượng. Số lượng giáo viên dạy nghề có trình độ đại học, cao đẳng từ 27% năm học 1986-1987 tăng lên 63% năm học 1995-1996. Số có trình độ sơ cấp từ 2.343 năm học 1986-1987 giảm xuống còn 937 năm học 1997 - 1998. Từ năm 1990 cho đến nay đội ngũ cán bộ giảng dạy trường THCN có trình độ cao ngày càng tăng. Năm 1990-1991 số lượng giáo viên ở các trường THCN có trình độ từ cao đẳng trở lên là 7748 người thì năm 1991-1998 đã tăng lên 7847 người.

Trong những năm vừa qua, phần lớn giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp đã được bồi dưỡng về sư phạm (95% được cấp chứng chỉ sư phạm bậc I; 30% sư phạm bậc II). Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy các Trường đại học, cao đẳng được nâng cao rõ rệt. Nếu như năm học 1986-1987 tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị Phó tiến sĩ, Tiến sĩ là 9,8%; Phó giáo sư và Giáo sư là 2,90% thì đến năm học 1997 - 1998 tỷ lệ PTS, TS là 15,00%, tỷ lệ PGS, GS là 6%.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ giảng dạy không đều giữa các cấp bậc học, giữa các địa phương và các trường đại học. Số giáo viên giỏi, cán bộ giảng dạy đầu đàn có trình độ cao chỉ tập trung ở các thành phố thị xã và các trường đại học lớn. Số cán bộ giảng dạy trẻ được phong học hàm giáo sư, phó giáo sư còn quá ít. Tỷ lệ giáo viên mầm non chưa qua đào tạo còn cao (30%). Nhìn chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, còn bất cập trước những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Công tác bồi dưỡng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Hiệu quả một số khoá bồi dưỡng giáo viên chưa cao.

Những vấn đề gây cản đối vời đội ngũ giáo viên và cán bộ giảng dạy là:

- Đời sống khó khăn, thiếu động lực trong lao động nghề nghiệp đặc biệt là giáo viên mầm non ngoài biên chế, giáo viên ở vùng núi, vừng sâu, vùng xa.

- Thiếu giáo viên ở hầu hết các cấp bậc học, gay gắt nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và giáo viên các bộ môn ngoại ngữ, tin học, nhạc, hoạ, kỹ thuật, giáo đục quốc phòng, v.v...

- Đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao còn ít. Trong đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng có nguy cơ thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành vì đa số những người có học hàm, học vị đều trên 50 tuổi. Do những khó khăn về biên chế, mặt khác do số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không muốn ở lại trường nên lực lượng giảng dạy không được bổ sung kịp thời.

- Hệ thống đào tạo giáo viên chưa hoàn chỉnh, ở các cơ sở đào tạo giáo viên đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa tương xứng với yêu cầu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

2.3. Tài chính


Tài chính là một điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, đáp ứng các mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.

Từ trước đến nay, nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo ở nước ta chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập quốc dân trên đầu người còn thấp, nguồn thu vào ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tuy giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm trong ngân sách nhìn chung hàng năm có tăng song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tài chính để duy trì và phát triển các hoạt động giáo dục - đào tạo.



a) Tình hình tài chính cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 1986 -1998

Thông qua ngân sách Nhà nước, đã có những cố gắng lớn tăng nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo. Tỷ trọng ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục - đào tạo tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 5,83% nhìn 1986 đến năm 1990 tăng lên 8,0% và đến năm 1998 là 11,51% (xem bảng 11).



Bảng 11: Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục - đào tạo

STT

Năm

Chi ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)

Chi cho giáo dục – Đào tạo (tỷ đồng)

% so chi ngân sách Nhà nước

1

1986

120

7

5,83

2

1987

515

29

5,63

3

1988

2.389

131

5,48

4

1989

6.671

593

8,8

5

1990

9.186

735

8,0

6

1991

13.081

1.127

8,6

7

1992

22.717

1.867

8,2

8

1993

39.063

3.129

8,0

9

1994

44.207

4.080

9,2

10

1995

58.000

6.130

10,56

11

1996

70.400

7.100

10,08

12

1997

76.640

8.100

10,56

13

1998

89.976

10.365

11,51

Nguồn: Vụ Hành chính – Sự nghiệp, Bộ Tài chính

Từ năm 1990, Chính phủ đã có chủ trương đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia như: Phổ cập giáo dục tiểu học, xác dựng hệ thống các trường phó thông dân tộc nội trú, đưa tin học vào nhà trường v.v... Tổng chi phí Chính phủ đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo từ năm 1991 đến 1996 lên đến 2170 tỷ đồng hoặc đó riêng hai năm 1994 và 1995 đã chi 1148 tỷ.

Ngoài ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của cộng đồng vào phát triển giáo dục rất đáng kể. Hiện chưa có một thống kê nào đánh giá chính xác tỷ lệ đóng góp này trên quy mô toàn quốc. Kết quả nghiên cứu ở 17 trường của dự án nghiên cứu tổng thể ngành giáo dục năm 1992 cho thấy tỷ lệ đóng góp của cộng đồng vào giáo dục - đào tạo chiếm khoảng 26% tổng chi phí (chủ yếu từ nguồn đóng góp xây dựng trường học và học phí). Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây về xã hội hoá giáo dục ở các địa phương cho thấy tỷ lệ này có thể còn cao hơn.

Nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo được tăng thêm một phần từ ngoại tệ thu được do cử chuyên gia đại học và dạy nghề đi làm việc ở nước ngoài, từ các nguồn viện trợ phát triển ODA của các nước và vốn vay của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế như Dự án Giáo dục tiểu học vay 70 triệu USD của Ngân hàng Thế giới. Dự án Giáo dục đại học vay 83.3 triệu USD của Ngân hàng Thế giới.



b) Cơ chế điều hành, quản lý và phân bổ ngân sách giáo dục – đào tạo

Trước đây ngân sách giáo dục do Bộ Tài chính quản lý và chuyển qua hệ thống tài chính địa phương (tỉnh, huyện) để chi tiêu cho các hoạt động giáo dục. Hiện nay, việc quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo thực hiện bằng sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính.

Ở nhiều tỉnh, việc giao ngân sách giáo dục - đào tạo cho ngành giáo dục - đào tạo trực tiếp quản lý, điều hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp quản lý giáo dục - đào tạo chủ động sử dụng kinh phí sát với nhu cầu thực tế của ngành, tăng hiệu quả đầu tư cho giáo dục. Việc thay đổi cơ chế quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo, đưa về cân đối ở địa phương theo luật ngân sách Nhà nước mới được Quốc hội thông qua cần được thi hành sao cho phát huy được ưu điểm của cách quản lý vừa qua.

Cơ cấu chi cho giáo dục - đào tạo của Nhà nước và cá nhân có sự khác nhau đáng kể giữa các bậc, cấp học và loại hình trường. Ở các trường dân lập và tư thục hiện tại 100% chi phí do người học đóng góp. Đối với các địa phương, Quyết định 76/HĐBT ngày 09/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định cấp kinh phí giáo dục cho các địa phương theo đầu người dân nhằm bảo đảm được sự phân bố đều ngân sách giáo dục theo quy mô dân số các tỉnh đặt ra một số vấn đề cần phải xem xét như các tỉnh miền núi đất rộng người thưa, đầu tư cho giáo dục từ ngân sách luôn ở mức thấp; ngược lại, các vùng thành phố, thị xã có mật độ dân số cao, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn lại được đầu tư nhiều hơn ngân sách giáo dục.

Nhìn chung, tài chính cho giáo dục - đào tạo trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng chi cho giáo dục - đào tạo trong ngân sách Nhà nước tăng đáng kể qua từng năm và về cơ bản bảo đảm các nhu cầu chi lương và các khoản khác theo chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý. Tình trạng chậm lương, nợ lương trong ngành giáo dục - đào tạo đã dần dần được khắc phục. Phương thức đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia từ ngân sách Trung ương đã đem lại những kết quả cụ thể. Nguồn tài chính được đa dạng hoá, huy động được kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục Đào tạo. Cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách Nhà nước đã từng bước được điều chỉnh, hoàn thiện.

c) Những vấn đề gây cấn về tài chính đối với giáo dục – đào tạo là

- Nhà nước chưa có chiến lược đầu tư tài chính để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo. Việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo thường được quyết định theo từng năm trên cơ sở cân đối nguồn thu chi của ngân sách Nhà nước, do đó đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn thiếu căn cứ khoa học, chưa ngang tầm vị trí giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.

- Tuy hàng năm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục - đào tạo tăng lên song không đủ bù đắp vào các yếu tố phát sinh thêm như tăng số giáo viên và số học sinh các cấp, bù trượt giá... Thực chất kinh phí giáo dục theo đầu người học trong những năm qua bị giảm xuống. Ở các địa phương, trên 80% ngân sách dành cho lương và các chế độ chính sách khác. Phần dành cho giảng dạy học tập chỉ chiếm dưới 20%. Vì thế tình trạng phổ biến là dạy chay, học chay.

- Cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách chưa hợp lý. Cơ chế quản lý kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo thay đổi nhiều lần (từ 1991 - 1995 đã ba lần thay đổi phương thức quản lý) gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành. Nhiều chương trình mục tiêu không được đầu tư đúng chỗ, hiệu quả thấp cơ cấu phân bổ ngân sách giáo dục giữa các cấp, bậc học, giữa các vùng, miền, giữa các khoản chi,... còn chưa hợp lý.

- Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã góp phần tăng đáng kể nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo song cho đến nay chủ trương này chưa được thể chế hoá, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường và sử dụng hợp lý nguồn thu này. Mặt khác, do chưa quy định rõ ràng, nên nhiều cơ sở giáo dục còn đặt ra nhiều khoản thu không hợp lý, không công khai, không được sự đồng tình của nhân dân.

2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật


Trong hơn 5 năm trở lại đây do có những chủ trương và giải pháp của Nhà nước về huy động các nguồn vốn cho xây dựng trường học: ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản, ngân sách của các chương trình mục tiêu, ngân sách của địa phương, vốn tự có của các trường đại học và chuyên nghiệp, sự đóng góp của dân, nên cơ sở vật chất của nhiều trường đã được tăng cường và nâng cấp một bước.

Hầu hết các địa phương đã tích cực thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng cơ sơ vật chất cho giáo dục Đào tạo. Trên thực tế Nhà nước mới xây dựng các trường phổng thông trung học (cấp III), các trường trung học cơ sở và các trường tiểu học trọng điểm, còn nhân dân đảm nhiệm một phần đáng kể việc xây dựng trường mẫu giáo và phần lớn trường tiểu học, trung học cơ sở.

Nhờ các chương trình mục tiêu mà nhiều trường, lớp ở những vùng xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là hệ thống trường dân tộc nội trú đã được xây dựng mới, được trang bị thêm bàn ghế, đồ dùng dạy học, đã tạo ra không khí phấn khởi trong nhân dân và làm cho học sinh hào hứng học tập. Một số tỉnh như Gia Lai, Đắc Lắc, Thái Bình đã huy động nhân dân địa phương đóng góp thêm vốn để xây dựng trường học, trang bị bàn ghế ngoài vốn các chương trình mục tiêu.

a) Đất đai, nhà cửa của các cơ sở giáo dục – đào tạo: Trong thời gian 1991 - 1995 có khoảng hơn 50.000 phòng học được xây dựng mới, phần lớn là kiên cố hoặc bán kiên cố và hơn 80.000 phòng học được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

Nhiều trường học đã có cổng và tường rào bảo vệ, có công trình vệ sinh, giếng nước, sân chơi, bãi tập, cây xanh, tạo được cảnh quan sư phạm.

Đối với giáo dục phổ thông, càng lên lớp trên, chất lượng phòng học, số chỗ ngồi đúng quy cách càng tăng và số lớp học ca 3 giảm hẳn.

Năm 1997, việc xây dựng sửa chữa trường sở ở các địa phương có nhiều tiến bộ. Các tỉnh đã kết hợp nhiều nguồn để xây dựng được nhiều trường học kiên cố. Số phòng học mới chiếm 9,38% tổng số phòng học hiện có. Số phòng học cấp 4 trở lên chiếm 73,4% tổng số phòng học của tiểu học và trung học.

Dự án tiểu học với WB đã tạo điều kiện cho 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 5 thành phố lớn cải tạo, nâng cấp các trường và giúp các tỉnh khắc phục các thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra. Dự án trường tiểu học vùng bão do Nhật Bản viện trợ đã xây dựng, đưa vào sử dụng 70 trường học mới và đang tiến hành cất 45 trường học cho các giai đoạn tiếp.

Tuy các tỉnh đã có nhiều cố gắng, song số lớp xây cất tạm bợ vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: 27% phòng học phổ thông, 38% phòng học của giáo dục mầm non. Tình trạng học ca 3 vẫn chưa khắc phục được. Đầu năm 1997, bước vào học kỳ vẫn còn 30 tỉnh có lớp ca 3, trong đó hơn 9.000 phòng học phải dùng cho 3 ca. Để khắc phục tình trạng học 3 ca, cần phải có gần 5 nghìn phòng học để chuyển sang học 2 ca, đồng thời phải xây thêm gần 13 nghìn phòng học nữa do tăng quy mô theo tốc độ bình quân hiện nay chưa kể nhu cầu xây dựng phòng học thay thế cơ số đã hết niên hạn sử dụng hoặc các phòng dựng tạm bằng tre lá tạm bợ.

Đối với giáo dục đại học và chuyên nghiệp diện tích phòng học, diện tích ăn, ở bình quân trên một học sinh, sinh viên đều ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn quy định. Năm 1993 bình quân diện tích học tập và diện tích ăn ở cho 1 sinh viên đại học là 3,7 m2 và 2,9 m2; cho 1 học sinh THCN là 2,2 m2 và 2,2 m2; cho 1 học sinh học nghề là: 3,3 m2 và 2,4 m2. Đến nay, do số lượng sinh viên đại học tăng nhanh, diện tích học tập và ăn ở cho 1 sinh viên còn ít hơn, nhiều sinh viên phải thuê nhà trọ.

Việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai của nhiều trường học còn tùy hệ tình trạng xây dựng không theo quy hoạch. Đất của trường bị chiếm để xây dựng nhà ở hoặc làm nơi kinh doanh xảy ra ở nhiều nơi, làm cho cảnh quan sư phạm của nhiều trưởng học bị phương hại.



b) Trang thiết bị: Do tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về trang thiết bị của các trường học, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư Liên bộ (số 30/TT-LB ngày 26/7/90) hướng dẫn các địa phương dành tỷ lệ 6 – 10% tổng ngân sách giáo dục để mua trang thiết bị và sách cung cấp cho các trường phổ thông. Tuy nhiên do ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục thực tế không đủ các chỉ tiêu phân bổ theo kế hoạch, nên nhiều địa phương không đảm bảo được tỷ lệ nói trên.

Từ năm 1993, nhà nước bắt đầu quan tâm đầu tư cho các trường phổ thông trung học về tin học. Trong 3 năm từ 1994 đến 1995 nhà nước đã dành 50 tỷ đồng để cung cấp máy vi tính cho các trường phổ thông. Năm 1995 nhà nước đã dành 40 tỷ đồng mua trang thiết bị nghe nhìn và thiết bị dạy học ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông. Tuy nhiên những khoản tiền trên là quá ít ỏi so với yêu cầu trang máy vi tính và các thiết bị khác cho các trường phổ thông.

Khối các trường đại học, THCN và dạy nghề đang gặp khó khăn rất lớn trang thiết bị, đặc biệt từ 1990 trở tại đây khi những Hiệp định Nhà nước về việc trở không hoàn lại và vay dàn bạn với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu không còn hiệu lực. Nhiều trường sau khi trả lương, phụ cấp, học bổng, chi hành chính quản lý và sửa chữa nhỏ, số tiền còn lạii quá ít không đủ để mua sắm, bổ sung trang thiết bị. Do đó, ở nhiều trường kỹ thuật, sinh viên, học sinh phải "học chay'' nhiều môn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng Đào tạo.

Số thiết bị hiện có của các trường đại học đã quá cũ nát, thiết bị thế hệ trước năm 1960 chiếm 37,80%, thế hệ 1961 - 1975 chiếm 24,46%, thế hệ 1976 - 1980 chiếm 28.90% và thế hệ từ 1981 đến thời điểm kiểm kê chiếm 8,84%. Bởi vậy nhiều trường đã phải thanh lý hầu hết các thiết bị hiện có do lạc hậu, hỏng hóc.

Trước tình hình có nhu cầu rất lớn về trang thiết bị, trong các năm 1989 và 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trích vốn tự có từ nguồn thu của các chuyên gia giảng dạy ở châu Phi để trang bị 713 máy vi tính cho các trường. Các năm 1992 và 1993 đã trích từ khoản chi khác trong ngân sách Đào tạo để mua sắm thiết bị dưới hình thức chi mục tiêu, mỗi năm khoảng 10 tỷ đồng. Năm 1994 do ngân sách nhà nước cấp cho Đào tạo quá ít, chỉ trích được 3 tỷ đồng từ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất để hỗ trợ cho một số trường khó khăn nhất. Năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành 5 tỷ đồng để Đào tạo giáo viên tin học và xử lý phần mềm vi tính. 15 tỷ đồng để trang bị kỹ thuật và máy vi tính cho các trường. Năm 1995, ngân sách các chương trình mục tiêu cho các trường học cao đẳng đã giành cho thiết bị 20 tỷ, tin học 20 tỷ, ngoại ngữ 20 tỷ.

c) Thư viện: Việc đầu tư cho thư viện chưa được quan tâm và coi trọng như một điều kiện đảm bảo chất lượng Đào tạo. Trừ một vài trường trong những năm trước đây đã được đầu tư xây dựng phần vỏ thư viện theo đúng quy hoạch như đại học Cần Thơ, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Bách khoa Hà Nội..., phần lớn các trường đại học và cao đẳng chưa có thư viện tương xứng với các công trình kiến trúc khác của trường. Tình trạng phổ biến hiện nay là dùng phòng học để làm thư viện. Trang thiết bị nội thất của các phòng sách báo, thư mục, phòng đọc của giáo viên, học sinh đều thiếu thốn. Tài liệu tham khảo cho dạy và học vữa thiếu thốn, vừa lạc hậu. Tài liệu hiện có phần lớn là cũ và chủ yếu bằng tiếng Nga, nhiều tài liệu không còn phù hợp với khoa học và công nghệ đã được đổi mới.

d) Xây dựng cơ bản: Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trường học từ mọi nguồn đều tăng. Riêng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 5 năm qua từ 1991 đến 1995, năm sau cao hơn năm trước, tổng cộng là 1.021 tỷ: 1991: 58 tỷ; 1992: 101 tỷ; 1993: 175 tỷ; 1994: 278 tỷ; 1995: 400 tỷ.

Nhà nước dành khoảng 3% toàn bộ nguồn vốn xây dựng cơ bản cho giáo dục - đào tạo. Trong những năm vừa qua, vốn xây dựng cơ bản chủ yếu dành cho xây dựng mới cũng như nâng cấp nhà cửa, còn phần vốn đầu tư thiết bị chiếm tỷ lệ thấp, dẫn đến sự mất cân đối giữa phần vỏ và phần ruột. Nhiều trường học có cơ sở khang trang nhưng trang thiết bị lại nghèo nàn.

Đối với các trường đại học, THCN và dạy nghề, ngoài nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của Nhà nước, các trường còn trích từ nguồn vốn tự có để xây dựng trường sở và bổ sung trang thiết bị. Ví dụ: Đại học Thương mại đã dành 40% tiền học phí để xây dựng 8 phòng học mới, tổng cộng 940m2, chi phí 690 triệu đồng, cải tạo sửa chữa nhà cửa: 920 triệu đồng, mua sắm bổ sung thiết bị: 585 triệu đồng. Đại học Nông - Lâm Bắc Thái trong 5 năm gần đây đã sử dụng 2 tỷ đồng vốn tự có để xây dựng cơ bản và bổ sung trang thiết bị.

e) Điều gây cấn hiện nay là:

- Trang thiết bị của các trường học nghèo nàn, lạc hậu so với yêu cầu đảm bảo chất lượng.

Ở giáo dục phổ thông, có sự mất cân đối giữa nội dung sách giáo khoa đã được cải tiến với thiết bị đồ dùng dạy học nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí không thể minh hoạ lý thuyết, chưa nói đến thiết bị để học sinh thực hành.

Ở Đào tạo đại học và chuyên nghiệp thiết bị cho giảng dạy, học tập, thực tập vừa thiếu vừa lạc hậu so với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Học sinh, sinh viên không được thực tập với công nghệ mới, thiết bị mới nên sau khi tốt nghiệp rất bỡ ngỡ, lúng túng trong công việc, phải mất nhiều thời gian mới thích nghi được.



- Quy mô giáo dục - đào tạo ở mọi cấp, bậc giáo dục ngày càng gia tăng, số chỗ học ngày càng thiếu.

Để khắc phục tình trạng này việc áp dụng giải pháp tình thế là xây dựng trường học, phòng học theo tiêu chuẩn nhà cấp 4 không thể tiếp tục mãi vì chất lượng nhà thấp, không chịu được bão, hư hỏng nhanh. Phải có biện pháp lâu dài với đầu tư lớn trong nhiều năm mới hy vọng giải quyết được vấn đề này một cách cơ bản.


2.5. Công tác chỉ đạo và tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo


a) Các chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo

Hơn mười năm qua trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã có nhiều chủ trương đổi mới toàn diện. Đó là những chủ trương đúng đắn, có tác dụng:

- Đảm bảo định hướng XHCN của nền giáo dục quốc dân đồng thời làm cho nền giáo dục nước ta bước đầu thích nghi với nền kinh tế thị trường.

- Góp phần cùng các ngành khác làm ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

- Ngăn chặn được tình trạng suy thoái của giáo dục - đào tạo, dần dần phát triển số lượng và nâng cao chất lượng, chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

Tuy hầu hết các chủ trương là đúng đắn, những việc thực hiện nhiều chủ trương còn chưa tốt, một số chủ trương chưa được nghiên cứu thấu đáo và chuẩn bị điều kiện đầy đủ trước khi áp dụng.



b) Công tác tổ chức và cán bộ

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc hợp nhất nhiều Bộ quản lý giáo dục - đào tạo trước đây thành một Bộ tạo điều kiện cho việc xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất và có sự liên thông giữa các cấp bậc học: giữa mầm non với phổ thông, giữa phổ thông với đại học, cao đẳng,…

Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động giáo dục đào tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc thông qua Sở Giáo dục Đào tạo và các Bộ, tổng cục quản lý trường thông qua vụ hoặc bộ phận phụ trách đào tạo. Mối liên hệ với các địa phương được duy trì tương đối thường xuyên, chặt chẽ. Mối liên hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, tổng cục quản lý trực tiếp các trường chưa thật chặt chẽ.

Sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ tổng hợp của Chính phủ về kế hoạch, tài chính, lao động, khoa học - công nghệ, tổ chức và cán bộ được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên hoặc cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mới được xác lập nhiều quan niệm và cách làm giáo dục - đào tạo còn chưa thống nhất, trong một số trường hợp chưa thật thuận lợi cho sự phát triển giáo dục - đào tạo.

Việc quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đã tạo điều kiện để phối hợp trách nhiệm giữa cơ quan trung ương và địa phương trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo.

Mối quan hệ kết hợp giữa ngành và lãnh thổ được quy định: Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, còn ngân sách, đội ngũ giáo viên, nhân viên; tổ chức bộ máy, biên chế, xây dựng trường sở,… do chính quyền địa phương quản lý thông qua các cơ quan chức năng. Do đó các cơ Sở Giáo dục - Đào tạo chịu sự quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp. Việc chỉ đạo, quản lý bị chia cắt và phân tán. Trong cơ chế quản lý và công tác tổ chức - cán bộ còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp có hiệu quả hơn.

Bên cạnh hình thức đào tạo bồi dưỡng qua trường quản lý từ nhiều năm nay cán bộ quản lý giáo dục còn được đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác như hội nghị chuyên đề, lớp tập huấn, tham quan học tập, kiến tập, khảo sát ở nước ngoài. Tuy nhiên chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, có hệ thống và chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng hơn đối với đội ngũ này.

Nghị quyết 109/HĐBT ngày 12/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp, đã được ngành giáo dục - đào tạo nghiêm túc triển khai thực hiện. Việc giảm biên chế đã tạo điều kiện thuận lợi để chuẩn hoá một bước và sử dụng hợp lý hơn đội ngũ giáo viên, nhân viên, sắp xếp hợp lý hơn mạng lưới trường, lớp. Nhưng khi triển khai, do chỉ nhằm vào việc giảm biên chế một cách cơ học, không dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành nên đã gây nên khó khăn cho ngành giáo dục – đào tạo ngay hoặc giai đoạn tiếp sau, khi nhu cầu giáo viên tăng lên. Nhờ có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, ngành giáo dục đào tạo mới vượt qua được khó khăn đó, duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.



c) Công tác kế hoạch

Việc lập kế hoạch giáo dục - đào tạo đã bước đầu được cải tiến cho phù hợp với việc chuyển cứu từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Kế hoạch đã được xây dựng theo các định hướng lớn và các chỉ tiêu chủ yếu có phần cứng, phần mềm để phát huy sáng tạo của cấp dưới nhưng vẫn có sự quản lý tập trung của Trung ương.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch giáo dục - đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót khắc phục như:

- Các căn cứ tập kế hoạch giáo dục - đào tạo dài hạn và ngắn hạn không đủ và không kịp thời.

- Người làm kế hoạch các cấp chưa quan tâm đầy đủ đến các căn cứ dựng kế hoạch đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn.

Thiếu thông tin, không nắm chắc số liệu về tài chính, về cán bộ, giáo viên học sinh, về thị trường sức lao động, về nhu cầu xã hội đối với giáo dục - đào tế không dự báo được nhiều phát sinh đột xuất.

- Nhiều định mức, chỉ tiêu không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi.

d) Hệ thống thông tin quản lý giáo dục - đào tạo

Thông tin là một cơ sở hết sức quan trọng của quản lý giáo dục - đào tạo, như là trong điều kiện mới, khi nhu cầu cũng như cách đáp ứng nhu cầu về giáo dục - đào tạo trở nên phong phú, đa dạng và phương thức quản lý chuyển từ hành chính mệnh lệnh sang định hướng, điều tiết bằng chính sách và kiểm tra. Song hệ thống thông tin về giáo dục - đào tạo hiện nay chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu đó. Hiện tượng ách tắc thông tin từ trên xuống và từ dưới lên còn khá phổ biến, khiến cho các quyết định quản lý, dù đúng đắn, rất khó đi vào thực tiễn. Do tính kỷ luật kém nên việc báo cáo không kịp thời, không đầy đủ; do công nghệ thông tin lạc hậu nên các khâu phân tích, xử lý, phổ biến và lưu trữ chưa tốt. Tình trạng phổ biến cùng một vấn đề nhưng những số liệu nhận được từ các kênh khác nhau rất khác nhau. Vì vậy tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên cơ sở hiện đại hoá công nghệ thông tin bằng máy tính và huấn luyện đội ngũ cán bộ thông tin ban hành những quy định về chế độ thông tin đối với từng cấp và trong toàn bộ hệ thống quản lý là một yêu cầu cấp bách.

Các báo và tạp chí của ngành như Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Tạp chí Phát triển Giáo dục, tờ Thông tin Khoa học giáo dục... đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích có cán bộ trong ngành và đông đảo bạn đọc, góp phần xây dựng và tuyên truyền phổ biến các chính sách giáo dục - đào tạo.

e) Công tác thanh tra

Trọng lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Thanh tra Nhà nước đã ký nghị định quy định về tổ chức và nhiệm vụ của thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên môn dạy và học, thanh tra quản lý giáo dục, thanh tra các việc khiếu tố trong ngành. Ngành giáo dục - đào tạo đã hướng dẫn các cấp thanh tra trong ngành về các việc trên về ban hành các chuẩn đánh giá giờ lên lớp, chuẩn đánh giá giáo viên, đánh giá trường học,...

Để có đủ lực lượng thanh tra về chuyên môn và quản lý, ngành giáo dục - đào tạo đã thực hiện chế độ thanh tra viên kiêm nhiệm để huy động một số cán bộ quản lý có kinh nghiệm vá giáo viên giỏi làm công tác thanh tra. Mỗi huyện đã huy động 20 - 40 cán bộ, giáo viên làm thêm công tác thanh tra để thực hiện chỉ tiêu thanh tra về giáo viên và trường học theo quy định của ngành. Việc đào tạo thanh tra giáo dục đã được tiến hành ở hai trường cán bộ quản lý giáo dục trung ương.

Nhìn chung công tác thanh tra giáo dục còn yếu, thiếu các biện pháp để kiểm soát chất lượng giáo dục - đào tạo, chậm phát hiện, khắc phục và xử lý các biểu hiện tiêu cực trong ngành.



g) Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, vai trò của các tổ chức quần chúng đối với giáo dục - đào tạo

Trong hơn 10 năm vừa qua, Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã ban bố nhiều nêm quyết, chỉ thị, thông tư về giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành.

Giáo dục - đào tạo cũng được các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương quan tâm thích đáng, tuy mức độ không giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy ở địa phương nào Đảng và chính quyền quan tâm nhiều thì ở đó giáo dục - đào tạo phát triển mạnh. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, nhưng nhờ có sự quan tâm như thế nên đã đi đầu trong xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.

Trong cả nước, nhờ sự hỗ trợ có hiệu quả của các đoàn thể nên các hoạt động giáo dục - đào tạo đã phát triển rộng rãi và đạt được chiều sâu nhất định. Các hoạt động từ thiện của các đoàn thể xã hội đã góp phần giúp học sinh, sinh viên khó khăn đứng vững trong học tập. Các phong trào quần chúng được phát động trong trường học góp phần tập hợp, giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên nâng thêm chất lượng học tập và rèn luyện các mặt.

Tuy nhiên mối quan hệ về vai trò lãnh cạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các đoàn thể trong quản lý giáo dục - đào tạo mới được xác định trên phạm vi chung, trên những vấn đề về đường lối, quan điểm và về các mặt công tác lớn. Nhiều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đoàn thể và UBND các cấp, cũng như nhiều vấn đề về nội dung, phạm vi, đối tượng, phương thức quản lý,... chưa được thể chế hoá đầy đủ.

Do chưa xác định rõ ranh giới giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể, nhất là quan hệ giữa cấp uỷ và UBND các cấp nên có nhiều việc ở nhiều nơi, vai trò điều hành không rõ thuộc về ai, trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và quản lý công tác và giáo dục - đào tạo không rõ ràng.

Công tác phát triển Đảng trong trường học chưa được quan tâm đúng mức.

3. Chất lượng giáo dục - đào tạo

3.1. Tư tưởng, chính trị, đạo đức


Từ năm 1990 cùng với thắng lợi của công cuộc ổn định chính trị và đổi mới kinh tế - xã hội, công tác giáo dục tư tưởng chính trị được tăng cường; nội dung, phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội được có tiến; đời sống học sinh viên được chăm sóc, quản lý tốt hơn,... ít tạo nên sự ổn định tư tưởng, chính trị trong học sinh, sinh viên. Từ các năm học 1994 - 1995 tình hình tư tưởng, chính trị trong học sinh, sinh viên có bước chuyển biến tích cực rõ rệt.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên tình trạng mờ nhạt về lý tưởng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước. Ở bộ phận đó tính tích cực tham gia vào các phong trào xã hội, chống những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ tư tưởng, quan điểm Đảng còn hạn chế; niềm tin tôn giáo cùng với hiện tượng mê tín có chiều hướng gia tăng.

Về đạo đức, lối sống, xu hướng tích cực thể hiện rõ ở những mặt: Từ sinh mẫu giáo đến sinh viên đại học, số học sinh, sinh viên xuất sắc, đạo đức ngày một nhiều hơn, trình độ cao hơn. Bộ phận học sinh, sinh viên ưu tứ ngày một đông hơn, có sức lôi cuốn mạnh hơn đối với bộ phận còn lại. Đã tăng cường giáo dục các các giá trị truyền thống cách mạng trong nhà trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo chuyển biến tích cực trong học sinh, sinh viên trong năm gần đây. Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, chất lượng đào tạo ngành công nghiệp về chính trị tư tưởng, đạo đức trong những năm gần đây cao hơn những năm 1990 - 1991. Tỷ lệ học sinh được xếp loại tốt (A) tăng từ 23% (1991) lên 25% (1996). Số học sinh xếp loại kém giảm từ 3% (1991) xuống 2,5% (1996).

Ở Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở được xếp loại đạo đức tăng từ 31,1% (1990 – 1991) lên 43,5% (1995 - l996). Số học sinh xếp loại đạo đức kém chỉ chiếm 0,7%. Phong trào học sinh, sinh viên thành phố tham gia hoạt động văn hoá, xã hội,... rất sôi động, thể hiện tính tích cực xã hội - chính sách của thế hệ trẻ thành phố.

Các hoạt động từ thiện trong học sinh, sinh viên ngày càng trở thành phong trào sâu rộng. Nền nếp học tập, sinh hoạt, trật tự vệ sinh trong trường và nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông,... có tiến bộ rõ rệt. Sinh viên, học sinh trẻ khi vẫn giữ bản sắc dân tộc đã hoà nhập, tiếp thu nhanh chóng các giá trị văn hoá thế giới hiện đại.

Mặt tiêu cực trong đạo đức, lối sống học sinh, sinh viên đáng quan tâm là:

- Ở gia đình: một số học sinh thuộc các gia đình khá giả được nuông chiều quen đòi hỏi hưởng thụ, ích kỷ, ít quan tâm đến ông bà, cha, mẹ, bà con hàng xóm, ít chăm lo công việc gia đình cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, nhiều gia đình mức sống quá thấp, lo kiếm sống hàng ngày, không có thời gian quan tâm đến con, trẻ sớm bị tiêm nhiễm các thói hư, tài xấu ngoài xã hội.

- Ở nhà trường: số học sinh yếu kém về học tập và đạo đức tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn. Hiện tượng học tập đối phó, gian dối trong kiểm tra, thi cử còn nhiều. Truyền thống tôn sư trọng đạo bị suy giảm. Mức độ nghiêm trọng của nhưng hành động bạo lực, hỗn láo ở những học sinh cá biệt có chiều hướng gia tăng.

- Ngoài xã hội: chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, thích hưởng thụ vật chất vượt quá khả năng cho phép có xu hướng phát triển. Ý thức tập thể, cộng đồng, tính tích cực xã hội bị suy giảm hành vi tôn trọng trật tự, vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường còn yếu, thái độ kính trọng người già, giúp đõ trẻ em, tôn trọng phụ nữ, bảo vệ các giá trị tài sản công cộng còn rất hạn chế trong học sinh, sinh viên. Số học sinh phạm tội từ 1986 đến nay năm sau tăng hơn năm trước và mức độ nguy hiểm cũng tăng lên. Nếp sống cá nhân thiếu lành mạnh còn biểu hiện ở một bộ phận học sinh, sinh viên, do chịu tác động của các hiện tượng tiêu cực như phim ảnh, video đen, tệ nghiện hút,...

3.2. Kiến thức, kỹ năng


Học sinh, sinh viên vẫn kế thừa và phát huy năng lực tiếp thu nhanh và ứng dụng những kiến thức về toán học khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ,... ngày càng phong phú, nhanh chóng tiếp thu những kiến thức về kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh, tổ chức quản lý,... có tiến bộ nhanh chóng và rõ rệt về ngoại ngữ, tin học. Số học sinh, sinh viên khá, giỏi đạt các giải cao trong các kế thừa quốc gia và quốc tế ngày càng tăng.

Mặt hạn chế là những kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, cả ngoại ngữ, tin học,... tuy có được tăng cường nhưng còn chắp vá, chưa thật hệ thống, thiếu cơ bản, vững chắc và mới đạt hiệu quả ở số ít học sinh, sinh viên.

Kiến thức về các môn khoa học xã hội, nhân văn còn nông cạn, chắp vá nhiều lỗ hoặc thiếu cơ bản, hé thống. Những hiểu biết văn hoá dân tộc cũng như các giá trị văn hoá của nhân loại nhất là của các nước trong khu vực còn rất hạn chế.

Do một thời gian dài chúng ta buông lỏng việc rèn luyện môn Văn - Tiếng Việt từ các lớp dưới và không duy trì môn này Ở các bậc đại học, chuyên nghiệp nên trình độ tiếng Việt của một bộ phận học sinh, sinh viên yếu cả về nói và viết.

Học sinh, sinh viên còn thiếu những kiến thức phổ thông về kinh tế, tài chính, pháp luật, quản trị kinh doanh, quản lý xã hội, môi trường,... trong xã hội hiện đại.

Những kiến thức về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về dân số, kế hoạch hoá gia đình về phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, lối sống văn hoá,... còn chưa hình thành rõ nét trong học sinh.

Về kỹ năng, mặt tích cực là một số kỹ năng mới, hiện đại được học sinh, sinh viên tiếp thu nhanh, vận dụng tốt như: sử dụng các thiết bị điện tử - tin học, nhất là sử dụng máy vi tính. Sinh viên và học sinh chuyên nghiệp tiếp thu nhanh cách sử dụng các thiết bị một trong thí nghiệm, thực hành, thực tập. Nhiều môn thể thao như: cờ vua, đá cầu, trò chơi điện tử một số môn võ thuật được học sinh nắm bắt nhanh và đạt thành tích tốt. Nhiều chuyên gia, giáo viên ngoại ngữ nước ngoài nhận xét rằng học sinh ta tiếp thu và vận dụng tiếng nước ngoài tốt. Học sinh học nghề có kỹ năng, kỹ xảo khéo léo trong những nghề thủ công, mỹ nghệ tinh xảo, như nghề móc mỹ thuật, khảm trai, gốm, sứ, thêu ren, dệt thảm, chạm khắc, may dệt..., học sinh, sinh viên các trường văn hoá nghệ thuật có khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hoá, nghệ thuật dân tộc như đàn bầu, tuồng, chèo, rối nước và phát triển lên trình độ cao.

Nói tóm tại, học sinh, sinh viên có khả năng tiếp thu các kỹ năng cao của lao động nghề nghiệp và hoạt động văn hoá xã hội, làm chủ các phương tiện hiện đại cũng như phát triển những kỹ năng độc đáo cổ truyền nếu được giáo dục, rèn luyện tốt.

Mặt hạn chế là chỉ một số ít học sinh, sinh viên có điều kiện tập luyện việc với các phương tiện hiện đại đạt được trình độ kỹ năng cao, còn phần lẽ còn lớn còn lại chưa có điều kiện thực hành, thực tập rèn luyện kỹ năng. Ở diện đại trà học sinh, sinh viên ngay cả ở các trường chuyên nghiệp chủ yếu vẫn "học chay", là thí nghiệm, thực hành, thực tập rất ít. Do đó nhìn chung kỹ năng vận dụng nhận thức vào thực tế, tay nghề chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của học sinh, sinh viên còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu lao động nghề nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.3 . Xu hướng nghề nghiệp, khả năng tìm việc làm


Thời bao cấp, học sinh, sinh viên quen với quan niệm “làm bất cứ việc gì miễn là trong biên chế nhà nước”. Vì vậy, ở giai đoạn đầu đổi mới, nhiều học sinh, sinh viên hoang mang trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp. Đến nay chiều hướng làm việc trong nhiều thành phần kinh tế đã rõ dần, cơ chế cạnh tranh, tự tìm việc làm trong thị trường sức lao động đã được học sinh, sinh viên chấp nhận không đòi hỏi, chờ đợi phân công như trước. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên hiện nay có một số mặt tích cực và chế sau đây:

Những mặt tích cực là một bộ phận học sinh, sinh viên có ý thức tự tìm hiểu thị trường sức lao động, yêu cầu của xã hội; chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm; có chí hướng học tập để lập thân, lập nghiệp. Định hướng giáo dục nghề nghiệp của sinh viên, học sinh thiết thực hơn, tạo cho họ động lực học hỏi. Họ đánh giá cao các nghề có thu nhập cao; phù hợp sở trường, năng lực cá nhân có điều kiện học tập, phát triển lên; có điều kiện chăm lo gia đình. Học sinh, sinh viên rất nhạy cảm và hăng hái, đôi khi mạo hiểm, dám đi vào những nghề nghiệp hoặc công việc mới lạ như: kinh doanh, điện tử, tin học, ngân hàng, tài chính, hàng không, ngoại ngữ, du lịch, dịch vụ, làm việc cho các công ty liên doanh hoặc lao động ở nước ngoài.

Những mặt tiêu cực là định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên còn mang nặng tính tự phát, chưa được cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác chưa được tư vấn một cách kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Do vậy chọn nghề dựa vào cảm tính, theo dư luận thời thượng hơn là căn cứ vào thị trường sức lao động, yêu cầu lao động nghề nghiệp và sự phù hợp của bản thân. Nhận thức về sự phù hợp nghề còn rất hạn chế. Có xu hướng chạy theo mức thu nhập còn nhất thời dù không phù hợp với năng lực bản thân hay trái với chuyên môn được đào tạo.

Học sinh phổ thông ít chọn vào học các trường nghề hay THCN mà chỉ mong muốn vào đại học. Nhiều lớp 12 có 100% học sinh đăng ký thi vào đại học. Nhiều học sinh thi trượt đại học tìm cách thi lại chứ không đi học nghề. Tình trạng trên dẫn đến mất cân đối giữa tỷ lệ công nhân, cán bộ trung cấp và kỹ sư trong nhiều lĩnh vực sản suất, kinh doanh, dịch vụ.

Về khả năng tìm việc làm của những người tốt nghiệp các cấp bậc học, mặt tích cực là học sinh, sinh viên tự học thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, chủ động thích nghi với yêu cầu công việc và tự tìm việc làm. Ngày nay hiện tượng người tốt nghiệp làm thử công việc một thời gian, thấy không phù hợp lại tìm việc khác đã trở thành bình thường. Kết quả điều tra cho thấy 60 - 80% sinh viên tự động học thêm ngoại ngữ, tin học,... để dễ tìm việc làm.

Khoảng 60 - 70% học sinh chuyên nghiệp tốt nghiệp hệ chính quy tìm được việc làm. Đối với các nghề bưu chính viễn thông, xây dựng, con số đó là 80 - 90%, nghề may công nghiệp là 90 - 100%. Một số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tự tạo việc làm, tự lập nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,... trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ.

Mặt hạn chế là sức khoẻ cũng như kiến thức kỹ năng, ngoại ngữ, tác phong làm việc của nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp cho đáp ứng yêu cầu lao động nghề nghiệp trong nền kinh tế - xã hội hiện đại, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp về các cơ sở làm việc, nhất là vào các đơn vị liên doanh với nước ngoài đều phải được bồi dưỡng thêm, tập sự một thời gian khá dài mới thích ứng được. Khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp còn hạn chế.

Hiện nay còn tình trạng học sinh, sinh viên tốt nghiệp chỉ tìm việc làm ở thành phố, thị xã, không chịu về các vùng nông thôn, miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hàng ngàn bác sĩ không có việc làm, trong khi đó ngay ngoại thành rất thiếu bác sĩ. Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học bỏ nghề, làm lao động giản đơn hay làm nghề khác cũng khá phổ biến.


3.4. Lao động sản xuất, phục vụ xã hội, nghiên cứu khoa học


Học sinh, sinh viên ngày nay đã thể hiện tính chủ động tích cực trong lao động phục vụ xã hội phù hợp với trình độ, hoàn cảnh của mình. Họ đã chú ý đến hiệu quả thiết thực, sáng tạo nhiều hình thức hoạt động phong phú phục vụ xã hội như: Các hoạt động từ thiện, các phong trào “ánh sáng văn hoá”, “xung kích”, “tình nguyện”. Phong trào học sinh, sinh viên về nông thôn xoá mù chữ trong dịp hè phát triển mạnh ở khắp các tỉnh, thành (riêng Tp. HCM hè 1996 có hơn 4 nghìn sinh viên xoá mù chữ cho hơn 8 nghìn người ở ngoại thành), các lớp học tình thương, các phong trào làm “xanh, sạch, đẹp thành phố” có ý nghĩa thiết thực. Hơn 60% sinh viên đã làm thêm bằng nhiều nghề, tạo thêm thu nhập để trang trải chi phí cuộc sống và học tập.

Tóm lại, tiềm năng lao động sản xuất, phục vụ xã hội của học sinh, sinh viên rất lớn và sẽ phát huy hiệu quả tốt nếu được tổ chức hợp lý.

Những mặt hạn chế và học sinh, sinh viên có xu hướng xem nhẹ lao động công ích phục vụ tập thể, xã hội, cộng đồng, coi các loại lao động giản đơn của người lao động chân tay. Có biểu hiện của tính thực dụng trong công việc. Việc gì đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân, gia đình thì hăng hái tham gia, những việc có tính công ích, phục vụ xã hội, cộng đồng thì ít được quan tâm.

Về nghiên cứu, thực nghiệm khoa học mấy năm gần đây trong học sinh, sinh viên nhất là ở các trường đi học và chuyên nghiệp có phong trào thi các đồ án, thi tay nghề và nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn nghề nghiệp và khoa lý thú, bổ ích. Nhiều sinh viên đã đạt giải quốc gia và quốc tế về các đồ án có giá trị khoa học và thực tiễn; nhiều sản phẩm do học sinh học nghề làm ra được đánh giá cao. Số học sinh, sinh viên tham gia vào các đề tài nghiên cứu do các giáo sư, cán bộ giảng dạy hướng dẫn ngày càng đông. Năm 1995 đã có 123 sinh viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật được trao giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mặt hạn chế là nhìn chung học sinh, sinh viên vẫn học lý thuyết là chính điều kiện cho thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học rất hạn chế. Do vậy khả năng độc lập nghiên cứu, kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành rất yếu, thiếu thói quen nghiên cứu, thực nghiệm, điều tra khảo sát thực tế, tư duy khoa học, kỹ thuật, thói quen suy nghĩ, trình bày vấn đề chính xác, có cứ liệu còn hạn chế.

3.5. Sức khoẻ và thể chất


Nhìn chung mấy năm gần đây nhờ kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, chăm sóc y tế khá hơn, sức khoẻ của học sinh, sinh viên có tăng trưởng tốt hơn.

Một số chỉ tiêu về thể lực có tăng lên. Năm 1995 đã khảo sát 10.339 trẻ dưới 3 tuổi, so với đợt khảo sát 12.286 trẻ em dưới 6 tuổi, năm 1992 thì thể chất trẻ em đã có tiến bộ đôi chút, tuy chưa thật rõ rệt, nhất là ở nông thôn. Trẻ em lứa tuổi học sinh (6 - 11 tuổi), có chiều cao và cân nặng tăng hơn, nhất là thành phố, thị xã. Chiều cao của học sinh Hà Nội 1994 so với 1984 ở lứa tuổi 17 tăng lên rõ rệt (nam tăng trung bình 4,68 cm, nữ 4,68 – 4,44 cm). Cân nặng nam tăng trung bình 2,24kg, nữ 1,93 kg.

Chiều cao của sinh viên 18 - 20 tuổi trung bình ở nam là 163,57 cm đến 164,97 cm; của nữ 153,2 cm đến 153,8 cm, so với đầu những năm 80 tăng lên 3cm.

Tóm lại, qua khảo sát, so sánh trên hàng chục ngàn đối tượng về tầm vóc thể lực của trẻ em, học sinh, sinh viên từ 1 tuổi cho đến tuổi trưởng thành có thể thấy trong thập kỷ 90 chiều cao tăng rõ rệt so với các thập kỷ trước. Đó là một dấu hiệu đáng mừng và phù hợp với quy luật tăng trưởng chung của con người.

Trong mấy năm gần đây, việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, việc tiêm vắcxin, phòng dịch vệ sinh học đường, phong trào thể dục, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khoẻ được đẩy mạnh trong học sinh, sinh viên.

Các hoạt động thể thao, luyện tập thi đấu thu hút ngày càng đông đảo học sinh, sinh viên. Phong trào “bé khoẻ, bé ngoan”, bóng đá mini của nhi đồng, các môn thi đấu thể thao, võ thuật của học sinh, sinh viên nhất là Hội khoẻ Phù Đổng được hưởng ứng mạnh mẽ. Những hoạt động trên có ý nghĩa giáo dục về nhiều mặt đối với học sinh, sinh viên và tác động tích cực đến không khí sinh hoạt văn hoá, thể thao lành mạnh của xã hội.

Mặt hạn chể nổi bật là tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cua Việt Nam cao nhất trong các nước ASEAN (1994 là 44,9%). Tỷ lệ trẻ em thiếu máu dinh dưỡng và thiếu Vitamin A khá cao. (80% trẻ em suy dinh dưỡng bị thiếu máu). Mấy năm nay nhờ tích cực triển khai chương trình chống suy dinh dưỡng nên đã hạ tỷ lệ xuống vài phần trăm. Học sinh lứa tuổi 6 - 17 tuổi ở miền Bắc, nhất là nông thôn, 90% vào loại gầy, trong đó loại quá gầy chiếm 79%.

Sinh viên bị rơi vào tình trạng thiếu năng lượng trường diễn chiếm tỷ lệ khá cao. Điều tra ở 3 trường Y của phía Bắc cho thấy 35 đến 43% sinh viên nam, 49,2 đến 53,3% sinh viên nữ thiếu năng lượng trường diễn. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do cơ cấu dinh dưỡng mất cân đối và khẩu phần ăn chưa đảm bảo mức calo tối thiểu (2100 – 2300 calo/người/ngày). Điều tra sinh viên nội trú năm 1995 cho thấy khẩu phần ăn mới đạt 1900 - 2100 calo/người/ngày.

Ý thức, kiến thức và thói quen giữ gìn vệ sinh, đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cho sức khoẻ còn rất hạn chế ở học sinh, sinh viên. Trẻ em suy dinh dưỡng chủ yếu không phải do thiếu thức ăn mà là do không biết ăn đúng, ăn đủ chất. Hiện nay một số học sinh thuộc các gia đình giàu có do “không biết ăn” nên thừa dinh dưỡng, bị béo phì.

Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện, thi đấu mới thu hút được số ít học sinh, sinh viên, đa số học sinh nhất là ở nông thôn chưa có điều kiện tham gia.

Tình trạng vệ sinh học đường còn đáng lo ngại: học sinh đông, lớp chật, thiếu bàn ghế đúng chuẩn, thiếu ánh sáng, không khí, độ ẩm cao, khiến cho số học sinh, sinh viên cong vẹo cột sống, cận thị mắc bệnh nhiễm khuẩn cao. (Ở Thành phố Hồ Chí Minh: 10 đến 12% học sinh tiểu học, 15 đến 30% học sinh trung học cơ sở, 25 đến 40% học sinh trung học phổ thông bị cong vẹo cột sống; ở một số tỉnh tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 70% trẻ 12 tuổi bị sâu răng).

3.6. Ý thức và khả năng bảo vệ tổ quốc

Trong chương trình giáo dục từ mầm non đến đại học, nội dung giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ tổ quốc luôn được quan tâm. Tình cảm yêu nước, nhận thức đối với nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc luôn có vị trí cao trong định hướng giá trị của học sinh, sinh viên. Một cuộc khảo sát năm 1994 cho thấy: 88% số học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ bảo vệ tố quốc; 80% có tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Số học sinh lớp 12 thi vào các trường quân sự và sau khi đó nhiều trường đã chọn trường quân sự ngày càng tăng (1995 số dự thi tăng gần 10 lần so với 1990).

Học sinh phổ thông trung học và sinh viên, học sinh chuyên nghiệp đã thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc phòng và các hoạt động giáo dục truyền thống quân đội, hưởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc giúp đỡ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ...

Đa số học sinh, sinh viên sau khi được tuyển vào quân đội đã rèn luyện phấn đấu trở thành những sĩ quan trẻ có trình độ văn hoá cao, chuyên môn tốt và phẩm chất tư tưởng, chính trị vững vàng.

Mặt hạn chế là những hoạt động giáo dục quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc mới lôi cuốn được những học sinh, sinh viên tích cực, bộ phận còn lại tham gia hời hợt ý thức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng ở một số trường chưa nghiêm túc, điều kiện rèn luyện còn hạn chế. Có tư tưởng xả hơi trong thời bình, sao nhãng nhiệm vụ thường xuyên củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc XHCN trong mọi tình huống.

Một số học sinh, sinh viên không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự trong đó một số ít tìm cách trốn tránh. Ý thức cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch còn mơ hồ ở một số học sinh, sinh viên.

Về khả năng tham gia quân đội, bảo vệ Tổ quốc năm 1994, Liên Bộ Y tế - Quốc phòng, căn cứ vào 8 chỉ tiêu thể lực chung (cân nặng, chiều cao, vòng ngực, mắt, tai, mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, ngoại khoa, thần kinh tâm thần và da liễu), đã phân loại sức khoẻ thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự thành 6 loại kết quả khám thí điểm 11.368 thanh niên ở 11 tỉnh trong cả nước cho thấy:

Loại I: Sức khoẻ rất tốt, có thể phục vụ trong hầu hết quân binh chủng chiếm 13.88%.

Loại II: Sức khoẻ tốt, có thể phục vụ trong một số lớn quân binh chủng 20,39%.

Loại III: Sức khoẻ khá, có thể phục vụ trong một số các quân binh chủng 24,54%.

Loại IV: Sức khoẻ trung bình, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân binh chủng trong thời chiếm 24,48%.

Loại V: Sức khỏe kém, chỉ được gọi vào quân đội khi có lệnh tổng động viên, ở chức danh hành chính sự vụ: 12,25%.

Loại VI: Sức khoẻ rất kém, được miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự: 0,53%.

Như vậy điều kiện thể chất để tham gia bảo vệ tổ quốc của học sinh, sinh viên chỉ ở mức trung bình.

Mặt hạn chế khác là lối sống, kỷ luật, tác phong quân sự của học sinh, sinh viên còn yếu, nên thời gian thích nghi với quân ngũ kéo dài. Súc khoẻ và khả năng chịu đựng gian khổ, khả năng rèn luyện ở số đông học sinh, sinh viên còn hạn chế nhất là đối với học sinh, sinh viên xuất thân từ thành thị, từ tầng lóp khá giả.

Tóm lại, cần giáo dục, rèn luyện để nâng cao hơn nữa trong học sinh, sinh viên cả kiến thức, khả năng, ý thức, ý chí, tình cảm lẫn sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương