BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP



tải về 1.46 Mb.
trang16/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26

4.5. Kết luận


- Tuổi phối giống lần đầu của cừu là 287,6 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 459,4 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ là 266,8 ngày, số lứa đẻ/năm là 1,4 lứa, số con đẻ ra/lứa là 1,2 con và tỷ lệ cai sữa là 89,9%.

- Không có sự khác biệt về các tính trạng số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khoảng cách lứa đẻ của cừu Phan Rang khi được nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận, tuy nhiên các tính trạng thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu, thời gian động dục lại sau khi đẻ, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa có sự khác nhau.



  • Mùa vụ phối giống có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh và thời gian động dục lại của cừu nuôi tại Ba Vì. Mùa vụ đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh và số con cái sơ sinh của cừu nuôi tại Ba Vì, tuy nhiên cả mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đều không có ảnh hưởng gì đến các chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi tại Ninh Thuận.

  • Lứa đẻ đã ảnh hưởng đến số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng cai sữa, thời gian động dục trở lại, khoảng cách lứa đẻ, và số lứa đẻ/năm của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì. Lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh, thời gian động dục trở lại, khoảng cách lứa đẻ, và số lứa đẻ/năm của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận. Nhìn chung ở cả hai địa điểm: năng suất sinh sản tốt hơn từ lứa 2 trở đi và thường ổn định ở lứa đẻ thứ 4.


CHƯƠNG 5
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG BẰNG VIỆC NUÔI VỖ BÉO Ở CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG KHÁC NHAU

5.1. Đặt vấn đề


Cừu Phan Rang là giống cừu thịt, có khả năng chịu kham khổ tốt, rất thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt miền Trung nước ta. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi cừu vẫn mang tính chất quảng canh nên khả năng tăng khối lượng và năng suất thịt cừu hạn chế. Phần lớn việc bán cừu chủ yếu là cừu đực 4-6 tháng khi đạt khối lượng 18-20 kg cho thương lái để đưa đến lò mổ tư nhân, người chăn nuôi bán cừu để trang trải tiêu dùng và tránh đồng huyết trong chăn nuôi. Cho nên ở lứa tuổi này khả năng cho thịt còn thấp, ít người thu gom cừu đực về để nuôi sau 2-3 tháng mới giết mổ. Vì vậy việc nuôi vỗ béo làm tăng năng suất thịt cần được quan tâm.

Khả năng sản xuất của cừu nói riêng, vật nuôi nói chung phụ thuộc rất nhiều các yếu tố trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng (Devendra, 1988; Milan và cs., 2011). Chính vì vậy, bên cạnh việc chọn lọc, cải tiến di truyền, quản lý, thì việc tăng cường nuôi dưỡng với khẩu phần có mức dinh dưỡng cao, thích hợp sẽ phát huy tốt hơn tiềm năng di truyền, nâng cao khả năng sản xuất thịt của chúng.

Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới, thức ăn thô xanh và phế phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên nếu chỉ tận dụng cỏ xanh và phụ phẩm nông nghiệp thô giầu xơ, nghèo năng lượng và protein thì không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cừu. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho cừu cần phải bổ sung một lượng thức ăn tinh hỗn hợp từ các nguyên liệu sẵn có như cám, ngô, rỉ mật, sắn khô, bã bia… vỗ béo trước khi giết mổ sẽ là giải pháp hiệu quả để nâng cao khả năng tăng khối lượng và năng suất thịt của chúng.

Mục tiêu của thí nghiệm nhằm xác định khả năng sản xuất thịt của cừu Phan Rang và giải pháp nâng cao năng suất thịt bằng việc nuôi vỗ béo ở các giai đoạn khác nhau.


5.2. Vật liệu và phương pháp

5.2.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm


  • Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013

  • Địa điểm: tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.

5.2.2. Bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm 1 tiến hành trên 15 cừu đực, (khối lượng ban đầu: 15,2-15,7 kg) và được thiết kế theo phương pháp bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Ba nghiệm thức gồm 3 khẩu phần (tỷ lệ cỏ: thức ăn hỗn hợp) là 70:30; 60:40 và 50:50. mỗi đơn vị là 1 cừu đực được nuôi riêng biệt ở ô cũi cá thể. Thí nghiệm 2 được thiết kế bố trí thí nghiệm và nghiệm thức tương tự như thí nghiệm 1, tuy nhiên 15 cừu đực có khối lượng ban đầu từ 18,9-19,1 kg. Sơ đồ của 2 thí nghiệm được trình bày ở bảng 5.1 và 5.2.

Bảng 5.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 (cừu 6 tháng tuổi)



Chỉ tiêu

Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh

KP1 (ĐC)

KP2 (60:40)

KP3(50: 50)

n (con)

5

5

5

Tháng tuổi (tháng)

5,7

5,9

5,9

Khối lượng ban đầu (kg)

15,7

15,6

15,2

Nuôi chuẩn bị (ngày)

10

10

10

Thời gian nuôi thí nghiệm (tuần)

8

8

8

Bảng 5.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 (cừu 9 tháng tuổi)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh

KP1 (ĐC)

KP2 (60:40)

KP3(50:50)

n (con)

5

5

5

Tháng tuổi (tháng)

8,5

8,5

8,3

Khối lượng ban đầu (kg)

19,1

19,1

18,9

Nuôi chuẩn bị (ngày)

10

10

10

Thời gian nuôi thí nghiệm (tuần)

8

8

8

Xây dựng khẩu phần vỗ béo theo tiêu chuẩn của Kearl (1982) dùng cho cừu.

KP 1 tỷ lệ 70:30 (ĐC- đối chứng); KP2 tỷ lệ 60:40 (khẩu phần 2); KP3 tỷ lệ 50 :50 (khẩu phần 3)

5.2.3. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm


* Thức ăn tinh hỗn hợp: được phối trộn bằng các loại nguyên liệu sẵn có. Sau khi phối trộn, thức ăn được lấy mẫu gửi để phân tích giá trị dinh dưỡng tại Viện Chăn nuôi. Thành phần tỷ lệ phối trộn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh được trình bày ở bảng 5.3.

Bảng 5.3: Công thức thức ăn tinh hỗn hợp



Nguyên liệu thức ăn

Tỷ lệ phối trộn %

Ngô bột

30

Sắn lát

30

Bột đậu tương

7,5

Rỉ mật

5

Bã bia

6,5

Khoáng, vitamin

0,5

Muối

0,5

Chất khô (%)

88,31

Protein thô (%)

10,66

Năng lượng trao đổi (MJ/kg DM)

10,66

* Thức ăn thô xanh: sử dụng trong thí nghiệm là cỏ Voi 35 - 45 ngày tuổi thu cắt hàng ngày. Cỏ được thái nhỏ 1-3cm để dễ dàng trộn cùng với thức ăn tinh. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi được trình bày ở bảng 5.4.

Bảng 5.4: Giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi



Chỉ tiêu

Giá trị

Vật chất khô (%)

11,99

Trong 1 kg VCK

Protein thô (%) tính theo DM

11,51

Khoáng (%)

0,735

NDF (%)

71,36

ADF (%)

41,62

Năng lượng Trao đổi (MJ/1kgDM

9,11

* Trộn hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ thô:tinh: Thức ăn thô xanh và thức ăn tinh hỗn hợp được trộn theo tỷ 70:30 KP1 (ĐC); 60:40 (KP2) và 50:50 (KP) trên cơ sở tỷ lệ vật chất khô (%DM). Thành phần dinh dưỡng các hỗn hợp được trình bày ở bảng 5.5.

Bảng 5.5: Thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ thô:


tinh khác nhau


Chỉ tiêu

Tỷ lệ % cỏ : % thức ăn tinh

KP1 (ĐC)

KP2 (60:40)

KP3 (50:50)

Chất khô (%)

34.9

42.5

50.2

Protein thô % tính theo DM

11.3

11.2

11.1

Năng lượng trao đổi (MJ/1 kgDM)

9.6

9.7

9.9

5.2.4. Chăm sóc quản lý và nuôi dưỡng


Cừu được cân khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm và chia làm 3 lô ngẫu nhiên mỗi lô 5 con nuôi cá thể 1 con/cũi. Trước khi thí nghiệm cừu được tẩy giun sán bằng thuốc Fenbendazole, tẩy sán gan bằng Fasinex (Triclabendazole) và tiêm phòng các bệnh tụ huyết trùng và bệnh Clostridial.

Cừu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi cừu 1 ô có diện tích (1,2m x 1m x 1,2m) cùng máng ăn riêng kích thước (40cm x 35cm x 20cm). Cừu được cho uống nước tự do bằng hệ thống van uống nước tự động và thả vận động 01 h/ngày từ 14:30 -15:30.

Cừu thí nghiệm được cho ăn hỗn hợp thức ăn với tỷ lệ thô: tinh khác nhau theo tần suất 4 lần/ngày vào lúc 7:30; 10:30; 14:00 và 16:30. Chế độ cho ăn tự do hàng ngày, nếu thấy cừu ăn hết khẩu phần hoặc không thì ngày tiếp theo điều chỉnh tăng giảm 10% lượng thức ăn cho ăn. Dựa theo theo tiêu chuẩn của Kearl (1982) dùng cho cừu để xây dựng khẩu phần ăn.

Tảng đá liếm sử dụng trong thí nghiệm là loại KNZ-BIOTIN (Hà Lan) có khối lượng 2 kg với thành phần (trong 1kg) gồm: 220g Na, 130g Ca, 50,4g P, 16g Mg, 9g S, 2g Fe, 340 mg Zn, 425mg Mn, 225mg Cu, 30mg Co, 8mg Si và 13mg I. Đá liếm được treo cố định trong từng ô chuồng cá thể và khi kết thúc thí nghiệm được cân lại sau khi đã phơi khô để tính lượng thu nhận của từng con.


5.2.5. Chỉ tiêu theo dõi


  • Thay đổi khối lượng: cừu được cân khối lượng 01 tuần/lần, lúc bắt đầu, lúc kết thúc thí nghiệm vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 120 kg sai số: tối đa ± 50 g; tối thiểu ± 30 g

Thức ăn ăn vào: khối lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân hàng ngày bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg sai số: tối đa ± 30 g; tối thiểu ± 10 g .

  • Thành phần hóa học thức ăn: Mẫu thức ăn cho vào và thức ăn thừa được tiến hành lấy hàng tuần để phân tích hàm lượng vật chất khô (VCK) theo phương pháp của AOAC (1990), sau đó mẫu được lưu lại 02 lần/tháng để phân tích các chỉ tiêu: protein thô (CP) bằng phương pháp Kjeldahl, tro, NDF, ADF xác địch định theo phương pháp Van Soest và cs (1991)

  • Hiệu quả sử dụng thức ăn: tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng

  • Sơ bộ hạch toán kinh tế trên cơ sở giá cừu và thức ăn lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm

5.2.6. Khảo sát năng suất và chất lượng thịt


* Khảo sát năng suất thịt

Sau khi kết thúc thí nghiệm, mỗi lô mổ khảo sát 3 con (thí nghiệm 1) và 3 con thí nghiệm 2 để xác định năng suất thịt.

Cừu được nhịn đói 24 giờ trước khi mổ. Mổ khảo sát theo phương pháp thường quy vẫn áp dụng xác định năng suất thịt của gia súc nhỏ nhai lại.

Giết mổ: Cắt tiết, vặt lông, cắt các bộ phận đầu, da, chân trước và chân sau, tinh hoàn (con đực), cơ quan nội tạng tách ra khỏi cơ thể (tim, phổi, lách, thận), dạ dày và ruột làm sạch bỏ thức ăn còn sót lại, cân bằng cân đồng hồ, ghi lại số liệu của từng cá thể. Thân thịt được xẻ chia làm đôi cân khối lượng để tính tỷ lệ thịt xẻ một bên sau đó nhân đôi tính cho nguyên con. Sau đó tách mỡ các bộ phận, thịt tinh phần mông, cơ thăn nội ngoại và cơ bán nguyệt...

Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt xẻ = ------------------------------------------ x 100

Khối lượng sống (kg)

Khối lượng thịt tinh (kg)

Tỷ lệ thịt tinh = --------------------------------------- x 100

Khối lượng sống (kg)

Khối lượng xương (kg)

Tỷ lệ xương = --------------------------------------- x 100

Khối lượng sống (kg)

Khối lượng nội tạng (kg)

Tỷ lệ nội tạng = --------------------------------------- x 100

Khối lượng sống (kg)


* Khảo sát chất lượng thịt

Các chỉ tiêu về chất lượng thịt gồm: giá trị pH, màu sắc, độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến.

Mẫu thịt được lấy ở cơ thăn (M. longissimus) và cơ bán nguyệt (M. Semimembranosus) để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt lúc 3h giờ sau giết thịt. Sau đó mẫu được lọc sạch, cắt thành các miếng có độ dày 2,5-3,0 cm và được bảo quản ở nhiệt độ 40 C để xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.

Giá trị pH của cơ thăn và cơ bán nguyệt được đo bằng máy đo pH Star (CHLB Đức) với 5 lần do lặp lại đối với một mẫu tại thời điểm 3h (pH3) và 24h (pH24) sau giết thịt.

Màu sắc thịt được đo trên cơ bán nguyệt chỉ vào lúc 24 giờ sau giết thịt bằng máy đo màu sắc Minolta CR-410 (Nhật Bản) với 5 lần lặp lại để xác định các giá trị màu sắc dựa trên mức độ phản quang của ánh sáng phát ra từ nguồn sáng của đèn. Các giá trị màu sắc được đánh giá gồm:


  • L* (lightness) dao động từ 0 đến 100; L* = 0 tương ứng với màu đen (không có phản xạ), L* = 100 tương ứng với màu trắng (phản xạ 100%).

  • a* (redness); nếu a* > 0 thịt có màu đỏ (red); nếu a* < 0 thịt có màu xanh lá cây (green).

  • b* (yellowness); nếu b* > 0 thịt có màu vàng (yellow); nếu b* < 0 thịt có màu xanh da trời (blue).

Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định trên cả mẫu cơ thăn và cơ bán nguyệt tại phòng thí nghiệm tại thời điểm 24 giờ theo công thức sau:

Tỷ lệ mất nước bảo quản = 100 (Khối lượng mẫu trước bảo quản - Khối lượng mẫu sau bảo quản)/Khối lượng mẫu trước bảo quản.

Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định trên cả mẫu cơ thăn và cơ bán nguyệt trước và sau chế biến tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt theo công thức sau: Tỷ lệ mất nước chế biến = 100 (Khối lượng mẫu trước chế biến - Khối lượng mẫu sau chế biến)/Khối lượng mẫu trước chế biến). Khối lượng mẫu sau chế biến được xác định là khối lượng cân lại mẫu sau khi hấp cách thuỷ bằng máy Waterbath Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60 phút.

Độ dai của thịt (tính bằng Newton), được xác định bằng lực cắt tối đa đối với cơ thăn và cơ bán nguyệt sau khi hấp cách thuỷ. Mẫu cơ sau khi hấp cách thuỷ được làm nguội và dùng ống thép có đường kính 1,25cm để khoan 5-10 thỏi. Lực cắt được xác định trên các thỏi thịt bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) với 5 lần lặp lại.


5.2.7. Xử lý số liệu


Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần mền Excel, sau đó được tiến hành xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model-GLM) và so sánh 2 nghiệm thức bằng phương pháp Tukey của phần mềm Minitab 16.0 (2010).

Mô hình thống kê xử lý kết quả thí nghiệm là: Yij =  + Ti + eij

Trong đó,  là giá trị trung bình; Ti là ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm và eij là sai số ngẫu nhiên.


Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương