BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP



tải về 1.46 Mb.
trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26

4.4. Thảo luận


Khối lượng sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn trước cai sữa (Laes-Fettback và Peters, 1995; Notter và cs., 1991). Tỷ lệ sống trước cai sữa và khả năng sinh trưởng chịu ảnh hưởng nhiều khối lượng sơ sinh trong khi đó khối lượng sơ sinh chịu ảnh hưởng của khối lượng cừu mẹ, tầm vóc, giới tính lứa đẻ... Bảng 4.1 cho thấy khối lượng cừu sơ sinh ở Ba Vì và Ninh Thuận là 2,3 kg tương tự nhau, cho nên tốc độ sơ sinh đến cai sữa của các lứa đẻ 1 đến 5 có khối lượng dao động tương đương nhau Ba Vì (11,6 - 12,9kg), Ninh Thuận (12,5-12,7 kg).

Khối lượng sơ sinh cừu Phan Rang tương đương với khối lượng này ở cừu giống Menz và cừu Horro nuôi ở Ethiopia là khối lượng sơ sinh của con đực và cái tương ứng là 2,38 và 2,22 kg (Kassahun Awgichew, 2000). Theo (Hoàng Thế Nha, 2003; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì có khối lượng sơ sinh dao động từ 2,27- 2,59kg.

Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa không bị ảnh hưởng của mùa đẻ trong các nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả trên cừu Awassi – Thổ Nhĩ Kỳ của (Gül và Keskin, 2010). Tuy nhiên khi so sánh ảnh hưởng của mùa vụ đẻ của các giống cừu khác nhau đến khả năng sinh sản, (Štolc và cs., 2011) lại thấy mùa vụ đẻ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và số con cai sữa (P < 0,05; 0,01) nhưng không ảnh hưởng đến số con sinh ra.

Theo (Štolc và cs., 2011) lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh tăng đến lứa 3, và khối lượng cai sữa tăng đến lứa 3, cừu cái đạt đến khả năng sinh sản tốt nhất từ lứa 3 đến lứa 5. Các tác giả (Gootwine và Rozov, 2006; Dwyer và cs., 2005) thấy khối lượng sơ sinh của cừu con cao ở lứa đẻ 2, 3 so với khối lượng sơ sinh ở các lứa sau.

Kết quả bảng 4.3a và 4.3b nghiên cứu của chúng tôi khối lượng sơ sinh của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì có khối lượng tương tự so với kết quả của (Berhanu Bela và Aynalen Haile, 2009) trên đàn cừu Tây Phi, Ethiopia về khối lượng sơ sinh của cừu từ lứa 1 đến lứa 5 dao động từ 2,33 - 2,50 kg, khối lượng sơ sinh các lứa sau đều cao hơn lứa 1. Nhìn chung các giống cừu bản địa ở các nước nhiệt đới đều có khối lượng sơ sinh, tốc độ sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản là tương tự nhau như giống cừu: Phan Rang, Menz, Horro và cừu Tây Phi.

Theo (Abegaz và cs., 2002) cho biết tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra thay đổi theo mùa. Cho nên ở Ba Vì số con sơ sinh ở mùa vụ phối giống Xuân hè 1,3 con cao hơn mùa vụ Thu đông (1,1 con) là do khi cừu được phối giống ở các tháng (4 đến tháng 6) lúc này nguồn thức ăn cỏ xanh dồi dào đã ảnh hưởng đến số con sinh ra khác nhau giữa mùa phối giống Thu đông và Xuân hè. Mùa vụ đẻ ở Ba Vì ở vụ Thu đông có số con đẻ nhiều hơn ở mùa vụ đẻ Xuân hè có thể được giải thích do chất lượng đồng cỏ tốt trong mùa phối giống trước đó và giai đoạn mang thai. Nếu cừu phối giống ở vụ Thu đông có mùa đẻ tương ứng vào vụ Xuân hè, cừu phối giống vào vụ Xuân hè sẽ có mùa đẻ tương ứng vào vụ Thu đông.

Tỷ lệ cai sữa của cừu nuôi tại Ba Vì là 94,1% cao hơn tỷ lệ này ở cừu nuôi ở vùng phía Nam (89,57%) và vùng Đông Bắc (81,32%) của bang Tamil Nadu, Ấn Độ (Kumaravelu và Serma Saravana Pandian, 2012). Tỷ lệ cai sữa của cừu nuôi tại Ninh Thuận 83,8% nằm trong phạm vi tỷ lệ cai sữa của cừu Awassi – Thổ Nhĩ kỳ 84,6- 95,7% (Gül và Keskin, 2010). Kết quả của chúng tôi về tỷ lệ cai sữa cừu nuôi ở Ba Vì cao hơn kết quả của (Kassahun Awgichew, 2000) trên cừu Menz và cừu Horro ở Ethiopia (tỷ lệ cai sữa mùa khô: 90,2; mùa mưa 91%). Tuy nhiên kết quả này ở Ninh Thuận thấp hơn kết quả của các tác giả trên.

Khối lượng cai sữa của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận là 12,6 kg còn khối lượng này ở cừu nuôi tại Ba Vì (12,4 kg), tuy nhiên sai khác là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Khối lượng cai sữa của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì trong nghiên cứu này (12,6 - 12,4 kg) cao hơn khối lượng cai sữa của cừu Phan Rang khi nuôi ở Ba Vì trong báo cáo của (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) là 11,36 kg.

Theo kết quả Bảng 4.1 cho thấy thời gian mang thai của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì lần lượt là 149,6 và 148,3 (ngày). Kết quả này phù hợp với kết quả của các tác giả: (Hoàng Thế Nha, 2003); (Mai và cs., 2005); (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) cho rằng thời gian mang thai của cừu tương đối ổn định ở các thế hệ, nằm trong khoảng dao động 146-152 ngày.

Kết quả trung bình về khoảng cách lứa đẻ ở 53 cừu cái nuôi ở Ba Vì và 49 cừu cái nuôi ở Ninh Thuận tương ứng là 268,5 và 264,9 ngày. Kết quả này cũng tương tự như kết quả của (Hoàng Thế Nha, 2003); Mai và cs., 2005; Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007). Theo các tác giả trên, cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì có khoảng cách lứa đẻ dao động 252-279 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu này khẳng định cừu Phan Rang có khả năng sinh sản tốt khi được nuôi ở Ba Vì và khả năng sinh sản của chúng tại Ba Vì không khác nhiều so với khi được nuôi ở nơi gốc của nó là Ninh Thuận.

Sự khác biệt về năng suất sinh sản ở cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì theo hướng thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu sớm hơn, thời gian động dục trở lại ngắn hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận, trong khi đó khối lượng phối giống lần đầu nhỏ hơn, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa thấp hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận so với các chỉ tiêu này ở cừu nuôi tại Ba Vì.

Thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu sớm hơn, thời gian động dục trở lại ngắn hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận so với ở cừu nuôi tại Ba Vì có thể do nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý tại đây tốt hơn và có thể do số giờ chiếu sáng ở Ninh Thuận dài hơn ở Ba Vì đã ảnh hưởng đến sinh sản ở cừu (Pelletier và Almeida, 1987). Tuy nhiên, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa thấp hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận so với các chỉ tiêu này ở cừu nuôi tại Ba Vì có thể lại do các nguyên nhân khác. Tại Ninh Thuận cừu được chăn thả quanh năm nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng khi cừu đẻ và nuôi con khó khăn hơn và kém hơn so với tại Ba Vì nên đã làm cho số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa thấp hơn.

Thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu sớm hơn, thời gian động dục trở lại ngắn hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận so với ở cừu nuôi tại Ba Vì ngoài lý do số giờ chiếu sáng ở Ninh Thuận dài hơn ở Ba Vì, có thể còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa. Thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu, thời gian động dục trở lại có thể chịu ảnh hưởng nhiệt độ môi trường khác nhau qua các tháng trong năm. Stress nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến thời gian động dục lại (Naqvi và cs., 2004) lý do trì hoãn động dục có thể do hocmon LH thay đổi nhịp tiết và giảm tiết oestrogen và GnRH (Dobson và Smith, 2000). Ba Vì có nhiệt độ, độ ẩm không khí cao vào mùa hè, khí hậu mùa nóng và mùa lạnh rõ rệt trong khi đó nhiệt độ ở Ninh Thuận khá cao nhưng độ ẩm không khí thấp, thời gian chiếu sáng nhiều. Hoạt động sinh dục của cừu vào cuối mùa hè và mùa thu và thấp vào cuối mùa đông và mùa xuân (Lincoln và Short, 1980; Haynes và Schanbacher, 1983; Pelletier và Almeida, 1987). Theo (Lincoln và Davidson, 1977) sự nhạy cảm của cừu đực đến chiếu sáng là khác nhau. Hoạt động tình dục thường được kích thích 1-1,5 tháng trước đó đối với cừu đực, cho phép khi giai đoạn chu kỳ của con cái bắt đầu, con đực đã đạt được một mức độ cao của hoạt động tình dục.

Trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới cừu bản địa bị hạn chế hoạt động tình dục trong những tháng mùa hè (Marai và cs., 2004; 2007). Nhiệt độ môi trường cao gây suy giảm chức năng sinh sản ở cừu. Hiệu ứng nhiệt là trầm trọng hơn khi stress nhiệt đi kèm với độ ẩm môi trường cao (Marai và cs., 2000, 2004, 2006, 2007). Stress nhiệt gây ra một loạt các thay đổi mạnh mẽ trong chức năng sinh học ở động vật, trong đó bao gồm giảm lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn, rối loạn trong chuyển hóa nước, protein, năng lượng và khoáng, rối loạn trong tiết xuất hóc môn và chất chuyển hóa trong máu (Shelton, 2000; Marai và cs., 2006). Những lý giải trên giúp giải thích một phần tại sao ở cừu nuôi ở Ba Vì có một số chỉ tiêu về sinh sản kém so với các chỉ tiêu này tại Ninh Thuận.



Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương