BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP



tải về 1.46 Mb.
trang23/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

6.8. Kết luận và đề nghị

6.8.1. Kết luận


Khối lượng cừu đực và cái F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi ở Ninh Thuận có khối lượng sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng là 3,30 và 2,83 kg; 16,88 và 14,98 kg; 24,95 và 21,45 kg; 30,93 và 26,29 kg; 34,48 và 30,28 kg tăng gần 20% so với cừu Phan Rang.

Khối lượng cừu đực lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi ở Ninh Thuận từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi có khối lượng cao hơn cừu cái. Sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi ở Ninh Thuận cao nhất ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi sau đó giảm dần qua các giai đoạn tháng tuổi nhưng chỉ có sự khác nhau ở giai đoạn 0-3 và 3-6 tháng tuổi cừu đực lai lớn hơn cừu cái.

Cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) có thời gian động dục lại sau khi đẻ 114,8 ngày, khoảng cách lứa đẻ 268,8 ngày và có số lứa đẻ/năm là 1,4 lứa.

Cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) có tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh (45,28%; 34,47%) cao hơn so với cừu Phan Rang (42.72%; 31.33%) và cũng có tỷ lệ da lông 7.34% thấp hơn đáng kể 9.77% (p<0.05).


6.8.2. Đề nghị


Tiếp tục nghiên cứu để có thêm số liệu cũng như đánh giá các đặc điểm về cừu lai F2 để làm sáng tỏ ưu thế lai, tính năng sản xuất của chúng.

CHƯƠNG VII
THẢO LUẬN CHUNG


Nghiên cứu này là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc đề tài trọng điểm cấp bộ về con cừu Phan Rang là một giống cừu địa phương được quan tâm, các thông tin có giá trị khoa học, đóng góp cho sự hiểu biết khả năng sản xuất của giống cừu Phan Rang trong điều kiện quản lý trại.

Để xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về khả năng sinh sản tại 2 vùng trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Tại Ba Vì nghiên cứu được tiến hành trên 53 cừu cái sinh sản, có độ tuổi bắt đầu phối giống 8-9 tháng tuổi. Lứa đẻ theo dõi 209 lứa (lứa 1: 53; lứa 2: 51; lứa 3: 50; lứa 4: 37; lứa 5;6: 18). Tại Ninh Thuận nghiên cứu được tiến hành 49 cừu cái sinh sản, có độ tuổi bắt đầu phối giống từ 7,5-9 tháng tuổi. Lứa đẻ theo dõi 215 lứa (lứa 1: 49; lứa 2: 48; lứa 3: 45; lứa 4: 39; lứa 5;6: 34 lứa). Đã sử dụng 19 cừu đực giống Phan Rang (12 đực ở Ba Vì, 8 đực ở Ninh Thuận). Các cừu đực giống được tuyển chọn từ các trang trại khác nhau, khối lượng ban đầu 25 kg; tuổi sử dụng 15-36 tháng tuổi trong thời gian nuôi cừu đực giống kiểm tra sức khỏe, tính hăng, bộ phận sinh dục nếu đạt yêu cầu thì mới để lại làm giống. Tổng số cừu con sinh ra qua các năm 578 con trong đó đực 281 con; cái 297 con, bao gồm: cừu đực: Ba Vì 162 con, Ninh Thuận 119 con; cừu cái: ở Ba Vì 158 con và ở Ninh Thuận 139 con. Các thông tin về tính trạng sinh sản như tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, kiểu sinh, khoảng cách lứa đẻ, khối lượng sơ sinh được ghi lại, cừu cai sữa ở độ tuổi 90 ngày.

Tất cả đàn cừu được kiểm tra thường xuyên về vấn đề sức khỏe và điều trị phù hợp và được phòng trừ ký sinh trùng đường ruột, tiêm phòng một số loại vaccine theo qui trình chăn nuôi cừu.

Thời gian mang thai trung bình lần lượt là 148,16 và 149,46 ngày. Số con sơ sinh và sơ sinh đực lần lượt là 1,23; 0,65 và 1,26; 0,62 con/lứa. Số con cai sữa lần lượt là 1,13 và 1,1 con/lứa tương ứng với tỷ lệ cai sữa 94,1 % và 83,8% của cừu nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận (P>0,05). Cũng như khối lượng cừu sơ sinh ở Ba Vì và Ninh Thuận không khác nhau.

Kích thước vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan tới quá trình sinh trưởng của gia súc, chiều đo này chịu ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Vòng ngực liên quan chặt chẽ tới khối lượng của cơ thể. Kết quả các chiều đo của cừu nuôi ở Ninh Thuận và nuôi ở Ba Vì, so sánh ở các thời điểm 3 tháng chiều đo vòng ngực và cao vây có sự khác nhau (P<0,01), chiều đo vòng ngực 6 và 9 tháng cũng như chiều đo vòng ngực, cao vây lúc 9 và 12 tháng tuổi đều có sự khác nhau (p<0,05) ở giai đoạn này.

Theo kết quả bảng 4.1 khối lượng trung bình về sơ sinh của cừu Phan Rang không có sự sai khác giữa con đực 2,38 kg, con cái 2,34 kg nhưng đến 3 và 6 tháng có sự sai khác có ý nghĩa ở con cái lần lượt: 11,9 và 12,23kg; 20,79 và 21,34kg cừu nuôi ở Ninh Thuận có khối lượng lớn hơn cừu nuôi ở Ba Vì (p<0,05). Đối với cừu đực Phan Rang lúc 12 tháng tuổi có sự khác nhau (p<0,05) cừu ở Ba Vì 29,76 kg lớn hơn cừu ở Ninh Thuận 29,19 kg. Điều này có thể là do ở vùng Ba Vì là mùa thu nên lượng thức ăn giảm đi trong khi đó còn ở Ninh Thuận vẫn đang là mùa mưa có lượng thức ăn thô xanh ngoài đồng dồi dào hơn do đó đã góp phần tác động đến sinh trưởng của cừu ở giai đoạn này.

Sau giai đoạn cai sữa 3 tháng tuổi cừu Phan Rang với số con theo dõi 517con bao gồm: con đực (255 con), con cái (262 con) có sự khác nhau về tăng khối lượng đến 12 tháng tuổi, con đực có khối lượng nặng hơn con cái. Theo kết quả bảng 3.2 cho thấy con đực luôn duy trì khối lượng của chúng về ưu thế từ lúc sinh ra trong suốt thời gian này và khoảng cách chênh lệch giữa khối lượng cơ thể của con đực và con cái có xu hướng rõ rệt hơn ở các giai đoạn phát triển về sau.

Ở thời điểm 3 tháng, 6 tháng tuổi khối lượng cừu nuôi ở Ba Vì đều thấp hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận. Chúng tôi cho rằng với phương thức nuôi khác nhau cừu nuôi ở trại Ninh Thuận chủ yếu chăn thả, còn ở trại Ba Vì bán chăn thả kết hợp yếu tố về sự sẵn có thức ăn theo các mùa như đã đề cập ở trên phần nào đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu.

Ngoài giống, những yếu tố khác ảnh hưởng đến khối lượng cân đo năm sinh, kiểu sinh, lứa đẻ và mùa sinh cừu sinh ra trong mùa khô từ cừu cái giao phối vào đầu mùa mưa có xu hướng nặng hơn so cừu con sinh ra từ con cừu cái giao phối trong mùa khô. Điều này được cho là có liên quan đến sự sẵn có của đồng cỏ tương đối tốt hơn cả về chất lượng và số lượng trong thời gian mang thai của cừu. Chúng tôi cho rằng những yếu tố kiểu sinh, giới tính, mùa sinh vẫn là những yếu tố cơ bản làm thay đổi khối lượng cơ thể từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

Cừu Phan Rang có cường độ sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất, con đực ở giai đoạn này có mức độ tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt được đều cao hơn con cái lần lượt là 118 và 107 gam/ngày, điều này liên quan đến khả năng sản xuất sữa của cừu mẹ trong mùa khô thiếu thức ăn sữa không đủ cung cấp cho con con trong cùng điều kiện thường con đực có tốc độ sinh trưởng cao hơn con cái. Cừu đực ở giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi cừu nuôi ở Ba Vì tăng khối lượng trung bình 82,8 gam/ngày cao hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận 72,04 gam/ngày (p<0,05). Tăng khối lượng trung bình có xu hướng giảm dần theo giai đoạn tháng tuổi từ lúc sau cai sữa đến các giai đoạn về sau con đực cao hơn con cái 3- 6; 6-9 và 9- 12 tháng tuổi lần lượt con đực: 52,97; 59,64; 77,99 g/con/ngày; con cái lần lượt: 52,25; 46,47; 27,28 g/con/ngày.

Tuổi trung bình động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu của cừu nuôi ở Ba Vì lần lượt: là 245,4; 301,9 ngày đều muộn hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận lần lượt là 226,14; 271,8 ngày (P<0,05). Thời gian động dục trở lại cừu ở Ba Vì ( 113,5 ngày) dài hơn cừu ở Ninh Thuận (101,5 ngày). Khối lượng phối giống lần đầu trung bình của cừu nuôi ở Ba Vì 20,01 kg và ở Ninh Thuận 18,7 kg (p<0,05). Tuy nhiên khối lượng tuổi đẻ lứa đầu theo kết quả cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận tương đương nhau (p>0,05). Bên cạnh đó số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa ở Ninh Thuận tương ứng: 1,04 con và 83,8% đều thấp hơn so với cừu nuôi ở Ba Vì lần lượt: 1,2 con và 94,1%. Sự khác nhau này do điều kiện nuôi dưỡng, quản lý ở trại Ba Vì tốt hơn ở Ninh Thuận. Điều này có thể là do cừu Phan Rang đã được thích nghi với vùng chăn nuôi mới, mặt khác quá trình chọn lọc đã có ảnh hưởng đến tính trạng này.

Kết quả ở bảng 4.3a cho thấy mùa vụ phối giống có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh (P<0,05) và thời gian động dục lại (P<0,05) của cừu nuôi tại Ba Vì. Trong khi đó mùa vụ phối giống lại không có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản khác. Kết quả ở bảng 4.3a cũng cho thấy mùa vụ đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh (P<0,01) và số con cái sơ sinh của cừu nuôi tại Ba Vì (P<0,05). Thời gian động dục lại cũng bị ảnh hưởng của mùa vụ đẻ ít nhiều, tuy nhiên ảnh hưởng này chưa rõ rệt (P = 0,06). Mùa vụ đẻ lại không có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản khác như: số con đực sơ sinh, tỷ lệ cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và số lứa/năm. Cho thấy mùa sinh con không có ảnh hưởng nhiều đến một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, hệ số lứa đẻ không có sự sai khác giữa các mùa (P>0,05) chứng tỏ khả năng sinh sản của cừu Phan Rang khá ổn định tại vùng mới như Ba Vì. Đây có thể là một minh chứng cho khả năng thích nghi của cừu Phan Rang khi được nuôi ở Ba Vì.

Cừu đẻ vụ thu đông có số con sơ sinh cao hơn số con sơ sinh của cừu đẻ vụ hè thu (1,3 so với 1,1 con). Tương tự, số con cái sơ sinh của cừu đẻ vụ thu đông cũng cao hơn số con cái sơ sinh của cừu đẻ vụ hè thu.

Kết quả ở bảng 4.3b cho thấy cả mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ có một số ảnh hưởng nhất định đến sinh sản ở cừu nuôi tại BaVì nhưng không có ảnh hưởng gì đến sinh sản ở cừu nuôi tại Ninh Thuận. Đây là một kết quả khá thú vị và cần được nghiên cứu tiếp để chỉ ra nguyên nhân. Bước đầu, theo chúng tôi sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại hai địa điểm nghiên cứu.

Theo kết quả bảng 4.4a và 4.4b: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận: đều có khoảng cách lứa đẻ ngắn dần theo lứa đẻ (P<0,05). Ở lứa 1 khoảng cách lứa đẻ dài nhất với 280,5 và 277, 3 ngày, giảm dần từ lứa 2 đến lứa 4, ở lứa 4 có khoảng cách lứa đẻ ngắn nhất 261,5 và 255,8 ngày. Tuy nhiên ở các lứa đẻ cừu nuôi ở Ba Vì đều có khoảng cách lứa đẻ dài hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận. Hệ số lứa đẻ của cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận đều có sự khác nhau rõ rệt ở lứa 1 (1,3 lứa/năm) so với các lứa về sau (1,4 lứa/năm). Lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ lứa (P<0,05). Số con sơ sinh/ lứa có xu hướng tăng lên từ lứa thứ hai trở đi và ổn định đến lứa thứ 5 thì, có sự sai khác đáng kể ở lứa 1 (1,1 con/lứa) so với các lứa 2;3;4; là lứa 5 trở đi lần lượt 1,2-1,4;… 1,3-1,2; và 1,3-1,2con/lứa. Lứa đẻ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian động dục lại sau khi đẻ (p<0,05) của cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận. Thời gian động dục sau khi đẻ cừu nuôi ở Ba Vì có thời gian dài hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận. Các chỉ tiêu về khoảng cách lứa đẻ, thời gian động dục lại cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận ngắn hơn cừu Ba Vì là vì cừu Phan Rang đã tồn tại và thích ứng với điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận.

Theo kết quả bảng 5.1 và 5.2. Tăng khối lượng cả kỳ trong thí nghiệm 1 giữa các lô có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05), Lô KP1; lô KP2 và KP3 lần lượt: 6,53; 8.43; 10,13 kg, khối lượng tăng đạt cao nhất là lô KP3, tiếp sau là lô KP2, thấp nhất là lô KP1 cho cả kỳ nuôi vỗ béo. Lượng chất khô ở lô KP1 (0,83 kg/ngày) thấp hơn đáng kể so với lô KP2 (0,88 kg/ngày) và KP3 (0,90 kg/ngày) (P<0,001). Tuy nhiên lượng chất khô ăn vào tính theo khối lượng trao đổi (g/kg W 0.75) có sự khác nhau (P<0,001) giữa 3 khẩu phần ăn: KP1 (92,2 g/kg W 0.75);KP2 (94,54 g/kg W 0.75);KP3(96,04 g/kg W 0.75 ).

Bình quân tăng trọng ngày ADG g/ngày tốc độ tăng trọng cao nhất ở lô KP3 (181 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (150 g/ngày) thấp nhất ở lô KP1 (116 g/ngày) có sự sai khác (p<0,05). Ở cùng độ tuổi với mức dinh dưỡng khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và có xu hướng tăng lên ở các mức ăn khác nhau.

Tăng khối lượng cho cả kỳ nuôi ở thí nghiệm 2 (theo bảng 5.4 và 5.5): ở các lô KP1; KP2; KP3 khối lượng cơ thể tăng lần lượt là: 7,32; 8,67; 9,47 kg, khối lượng tăng đạt cao nhất ở lô KP3, tiếp theo là lô KP2 và thấp nhất ở lô KP1 (p<0,05). FCR (kg DM/ Kg tăng trọng) tỷ lệ này cũng có sự khác nhau giữa các lô, cao nhất là lô KP1(7,87kg) tiếp theo là lô KP2 (6,85kg) và thấp nhất lô KP3(6,42kg) (p<0,05), tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở khẩu phần KP1. Sự sai khác về tiêu tốn thức ăn cho nên hiệu quả sử dụng thức ăn MJ năng lượng trao đổi tốt nhất ở cừu ăn khẩu phần KP1 (14,68 g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi ) so với cừu ở lô KP2: 16,69 g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi và cừu ở lô KP3 là:17,86 (g tăng trọng/MJ năng lượng trao đổi).

Bình quân tăng trọng ngày ADG g/ngày tốc độ tăng trọng cao nhất ở lô KP3 (169,2 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (154,9 g/ngày), thấp nhất ở lô KP1 (130,8 g/ngày) có sự sai khác (p<0,05).Ở cùng độ tuổi với mức dinh dưỡng khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và có xu hướng tăng lên ở các mức ăn khác nhau.

Đối với cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang). Khi sử dụng giống cừu đực Dorper thuần phối giống với cừu cái Phan Rang. Kết quả bảng 6.1 đã đánh giá khả năng sinh trưởng của cừu lai F1 có khối lượng sơ sinh,3,6,9 tháng và 12 tháng con đực lần lượt 3,05;15,92;23,16;28,25kg và 31,88kg cao hơn rõ rệt so với cừu cái lai F1 lần lượt: 2,83;14,98;21,45;26;29kg và 30,28kg (p<0,05). Chính vì vậy cường độ sinh trưởng tuyệt đối của con đực lai cũng cao hơn cừu cái lai và đều có xu hướng giảm dần theo giai đoạn tháng tuổi.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của cừu lai F1 trong cùng điều kiện chăn nuôi ở Ninh Thuận kết quả (bảng 6.1 và bảng 6.3) từ khối lượng sơ sinh đến các tháng tuổi 3,6,9,12 tháng con lai F1 có khối lượng vượt trội hơn hẳn cừu Phan Rang lần lượt: 29,2; 25,75; 34,0;25,9 và 38,18%. Cho thấy ảnh hưởng rõ rệt về ưu thế lai khi lai tạo giữa giống có năng suất sinh trưởng cao với giống có năng suất thấp. Tuy nhiên một số chỉ tiêu sinh sản thời gian động dục lại cừu lai F1 (114,2 ngày) dài hơn cừu Phan Rang (101,5 ngày) và tỷ lệ còn sống lúc cai sữa ( 83,5%) tương tự như cừu Phan Rang (83,8%).

Con cừu được người dân trên khắp thế giới chăn nuôi với mục đích lấy len, thịt và sữa với nhiều giống khác nhau, giống bản địa và giống cải tiến đang tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam chủ yếu là giống cừu Phan Rang, đây là giống cừu thịt, có tầm vóc nhỏ, chịu đựng được kham khổ, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau và dễ nuôi. Chất lượng giống và chất lượng thịt cừu phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động, vì thế hiểu biết về giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi hiện nay là yếu tố quan trọng để có các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng con giống và chất lượng thịt.



Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương