BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP



tải về 1.46 Mb.
trang22/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

6.5. Thảo luận


Khối lượng sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng trước cai sữa ở gia súc còn non, vì cừu con sinh ra nặng hơn sinh trưởng nhanh hơn cừu con có khối lượng nhẹ hơn. Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi giống (kiểu gen) giới tính, kiểu sinh, tuổi cừu mẹ, điều kiện thức ăn và hệ thống sản xuất (Notter và cs., 1991). Cừu con có khối lượng lớn khi sinh thường là con đực, sinh đơn, do cừu mẹ với kích thước cơ thể lớn hơn và điều kiện cho ăn tốt .

Ở Rumani theo (Gavojdian và cs., 2013) cừu Dorper có khối lượng sơ sinh 4,09kg cao hơn khối lượng sơ sinh cừu lai F1 (Dorper x Turcana) và F2 (Dorper x (Dorper x Turcana) tương ứng: 3,5 kg và 3,7 kg cả ba giống trên đều có khối lượng sơ sinh cao hơn nhiều so với cừu Phan Rang 2,36kg ( Ngô Thành Vinh và cs., 2013) đồng thời cũng cao hơn khối lượng sơ sinh (3,1 kg) của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) trong nghiên cứu này. Qua đó cho thấy rằng khối lượng sơ sinh của cừu lai F1 cao hơn khối lượng sơ sinh cừu Phan Rang khoảng 0,74 kg tăng hơn 32,3% . Tuy nhiên so sánh cừu lai F1 (Dorper x Turcana) có khối lượng sơ sinh 3.5kg thấp hơn điều này do ảnh hưởng của giống bản địa Turcana (Rumani) cừu cái có khối lượng 44 kg cao hơn cừu cái Phan Rang (32-34 kg). Theo (Malhado và cs., 2008) sử dụng cừu đực Dorper lai với giống cừu địa phương của Braxin, con lai F1 (Dorper x Rabo Largo) cho khối lượng sơ sinh khoảng 3,18 kg; F1 (Dorper x Santa Inês) cho khối lượng sơ sinh khoảng 3,95 kg; F1 (Dorper x Morada Nova) cho khối lượng sơ sinh 2,65 kg, nhưng theo Olivier và cs. (1984) khối lượng sơ sinh cừu lai F1 (Dorper x Merino) là 4,5 kg. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có khối lượng sơ sinh ở thấp hơn so với cừu lai F1 (Dorper x Santa Inês; Dorper x Merino). Tuy nhiên cừu lai F1 (Droper x Phan Rang) có khối lượng sơ sinh tương đương cừu lai F1 (Dorper x Rabo Largo) và cao hơn cừu lai F1 (Dorper x Morada Nova). Sự khác nhau về khối lượng sơ sinh là do ảnh hưởng của giống cũng như điều kiện nuôi dưỡng ở các nước khác nhau cho nên kết quả khối lượng sơ sinh khác nhau.

Cừu sinh ra trong mùa khô (có khối lượng trung bình 3,15 kg) có khối lượng lớn hơn 0,12 kg so với cừu sinh ra trong mùa mưa (khối lượng trung bình 3,03kg) được giải thích vào mùa khô ở Ninh Thuận kéo dài 9 tháng cừu mẹ được chăn thả nhiều sẽ thu nhận khá đầy đủ thức ăn trong giai đoạn mang thai hơn mùa hè thời gian ngắn 3 tháng tuy rằng cỏ trên bãi chăn có sẵn hơn nhưng thời gian chăn thả ngắn cho nên thu nhận thức ăn từ bãi chăn không nhiều nhất là lúc cừu mẹ mang thai ở các tháng cuối. Điều này khác với kết quả của các nước có bốn mùa rõ rệt. (Mendel và cs., 1989) cho rằng cừu con Merinolandschaf sinh vào mùa hè, mùa thu, mùa xuân có khối lượng sơ sinh 3,8-3,9 kg cao hơn cừu sinh vào mùa đông 3,7 kg.

Vào thời điểm cai sữa 90 ngày tuổi, cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có khối lượng trung bình (15,92 kg) có tốc độ sinh trưởng cao hơn 3,27 kg, tăng hơn 25,8% so với cừu Phan Rang (12,65 kg). Theo (Đoan Đuc Vu, 2008; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cho rằng khối lượng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang), F1 (Suffolk x Phan Rang) cao hơn cừu địa phương từ 28 đến 45%. Sinh trưởng của cừu lai F1 là sản phẩm trung gian giữa hai giống bố và mẹ, con lai có khối lượng trung bình nhẹ hơn cừu Dorper nhưng lại nặng hơn cừu Phan Rang. Khối lượng cừu F1 (Dorper x Turcana) ở Rumani, Hungari là 21,5kg; cừu lai F1 (Dorper x Merino) là 26,5kg (đực) và 24,1kg (cái) lúc 80 ngày tuổi; cừu lai F1 (Dorper x Gyimesi Racka) là 20,2kg (Gavojdian và cs., 2013). Tác giả (Godfrey và Weis, 2005) cho biết cừu lai (Dorper x St. Croi x White) có khối lượng cai sữa 22,6 kg cao hơn cừu St. Croi x White (19,6kg) trong cùng điều kiện nhiệt đới ở vùng biển Caribbean, tỷ lệ cai sữa cũng khác nhau (90,9% so với 85,9%).

Theo (Olivier và cs., 1984) cừu lai F1 (Dorper x Merino) 90 ngày tuổi có khối lượng 28,6kg lại cao hơn nhiều so con lai F1 (Dorper x Phan Rang), điều này khẳng định khối lượng cừu lai chịu ảnh hưởng rõ rệt kiểu gen hay do ảnh hưởng của giống bản địa ở các nước trên đều có khối lượng lớn hơn. Theo (Malhado và cs., 2008) cừu lai F1 (Dorper x Morada Nova) đạt khối lượng 13,9 kg vào lúc 3 tháng tuổi thấp hơn cừu F1 (Dorper X Phan Rang) trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này khẳng định giống cừu Dorper được sử dụng để lai giống ở nhiều nước trên thế giới cho nên kết quả con lai F1 ở các nước có sự chênh lệch nhau về khối lượng cai sữa, so với các giống bản địa ở các nước có kết quả con lai F1 đều có khối lượng lớn hơn.

Tại thời điểm 6 tháng cừu cái F1 (Dorper x Phan Rang) có khối lượng 23,16kg cao hơn 5,57 kg so với cừu Phan Rang 17,29 kg. Kết quả này tương tự nhận xét của (Đoan Đuc Vu, 2008; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) con lai có khối lượng cao hơn cừu Phan Rang từ 4-7kg.

Ở thời điểm 9 tháng tuổi (theo bảng 6.1) lúc này cừu cái đã được ghép phối cừu cái lai F1 có khối lượng 26,29 kg cao hơn 5,27 kg so với cừu cái Phan Rang 21,02 kg (Ngô Thành Vinh và cs., 2013) tăng khối lượng cao hơn 25,0%. Đặc điểm này rất quan trọng vì các mối tương quan giữa khả năng sinh sản và khối lượng cơ thể, đặc biệt là khả năng sinh sản. Theo Gavojdian và cs. (2013) con lai F1 (Dorper x Turcana) 8 tháng tuổi có khối lượng 40,7kg cao hơn cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang). Vì vậy để cải tiến di truyền nâng cao năng suất thịt cừu Phan Rang sử dụng giống cừu Dorper là giống đã được cải tiến có khả năng sinh trưởng nhanh, tạo ra con lai có khả năng sinh trưởng lớn hơn cừu Phan Rang.

Ở thời điểm 12 tháng tuổi (theo bảng 6.1) cừu cái lai F1 đạt được khối lượng con cái 30,28 kg cao hơn 5,54 kg so với khối lượng cừu cái Phan Rang 24,74 kg (Ngô Thành Vinh và cs., 2013), qua đó cho thấy khuynh hướng ở thế hệ con lai F1 nặng hơn giá trị cừu mẹ Phan Rang đạt 22,4% đây là sự đóng góp có hiệu quả của ưu thế lai. Theo (Gavojdian và cs., 2013) cừu lai F1 (Dorper x Turcana) ở Rumani 12 tháng tuổi đạt khối lượng 50,0 kg là do giống cừu bản địa ở các nước châu Âu có tầm vóc to hơn, hơn nữa là giống kiêm dụng như cừu trưởng thành Turcana 45-50kg; Tsigai 50-55kg.

Về khuynh hướng sinh trưởng, cừu sinh trưởng cao nhất giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi sau đó có xu hướng giảm dần qua các tháng nuôi.

Các giá trị (tăng trọng trung bình hàng ngày) ADG của cừu lai F1 từ sơ sinh đến 90 ngày tuổi giai đoạn này chủ yếu chịu ảnh hưởng cừu mẹ, bởi vì trong giai đoạn này cừu con chủ yếu là uống sữa và thức ăn bổ sung tác động đến tăng cân chưa nhiều. Kiểu gen đóng vai trò quan trọng về tăng trọng (ADG), các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Kết quả cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) với 142,88 gam/ngày, so sánh với cừu lai F1 (Dorper x Turcana) ở Rumani (Gavojdian và cs., 2013) giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi: 148 gam/ngày, 178,4 gam/ngày cho cừu lai F1 (Dorper x Tsigai), còn ở giai đoạn từ 28-90 ngày ADG đạt 188,9 gam/ngày cũng như giai đoạn sơ sinh - 90 ngày tuổi ADG đạt 199,6 gam/ngày, cừu Dorper có ADG là 219 gam/ngày cao hơn kết quả F1 (Dorper x Phan Rang). Kết quả này phù hợp nhận xét của (Macias - Cruz và cs., 2009; Gavojdian và cs., 2013) sử dụng cừu đực Dorper để cải thiện sinh sản và nâng cao khối lượng cai sữa ở các con lai. Tốc độ sinh trưởng cao hơn sẽ mang lại lợi ích cho người chăn nuôi, chẳng hạn tuổi cai sữa sớm hơn, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao, khối lượng cao hơn đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Kết quả tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có tỷ lệ 83,5% tương tự như cừu Phan Rang 83,8% trong cùng điều kiện chăn nuôi. Còn theo (Gavojdian và cs., 2013) cừu lai F1 (Dorper x Turcana) ở Rumani có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 90,6% cao hơn kết quả của chúng tôi có thể do điều kiện nuôi dưỡng ở Rumani tốt hơn. Nhưng theo (Schoeman, 2000) tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 100 ngày cừu Dorper và cừu lai F1 (Dorper x Merino) ở Nam Phi cũng chỉ có tỷ lệ 84% và 81% tương ứng. Kết quả này cũng tương đương với tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi ở Ninh Thuận. Tuy rằng tỷ lệ nuôi sống của cừu lai F1 so với cừu Phan Rang là không khác nhau trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Chúng ta biết rằng tỷ lệ nuôi sống không bị ảnh hưởng của kiểu gen hay giống cừu kết quả này mà chịu ảnh hưởng các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống bao gồm: tuổi cừu con, lứa đẻ, khối lượng sơ sinh, dinh dưỡng, kiểu sinh (đẻ đơn, đẻ đôi) của cừu mẹ và mùa đẻ như nhận xét của các tác giả (Schoeman và Burger, 1992; Gatenby và cs., 1997; Ambruster và cs., 1991; Notter và cs., 1991). Theo (Freaking và Leymaster, 2004) cừu mẹ (P = 0,37) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa. Bên cạnh đó chủ yếu chịu ảnh hưởng chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và các yếu tố điều kiện môi trường nơi nuôi giữ. Chính vì vậy để nâng cao tỷ lệ nuôi sống cần phải cải thiện khối lượng sơ sinh bằng việc cải thiện dinh dưỡng cho cừu mẹ trước khi đẻ, đặc biệt chú ý chăm sóc những cừu mẹ thể trạng gầy trong thời kỳ mang thai hoặc mang thai đôi.

Tỷ lệ nuôi sống có liên quan trực tiếp đến khối lượng sơ sinh và có mối quan hệ đến khối lượng cai sữa, lứa đẻ, cũng như tuổi cừu mẹ. Vì vậy khi cừu mẹ trưởng thành thì khả năng dự trữ dinh dưỡng tốt hơn và có khả năng cung cấp sữa đủ để nuôi con hơn cừu đẻ lứa đầu. Điều này phù hợp nhận xét của các tác giả (Roberts, 2000; Doloksaribu và cs., 2000; Gatenby và cs., 1997; Maria và Ascaso, 1999).

Thời gian động dục lại trung bình của cừu lai F1 là 114,82 ngày có dài hơn so với cừu Phan Rang (101,5 ngày) và cừu lai F1 có khoảng cách lứa đẻ 268,8 ngày dài hơn vài ngày so với cừu Phan Rang (264,8 ngày), số lứa đẻ/năm của lai F1 là 1,4 tương đương so với cừu Phan Rang 1,4 lứa/năm. Cừu lai cũng như cừu Phan Rang thường động dục tập chung theo mùa cuối mùa khô và đầu mùa mưa trong thí nghiệm này cừu lai có tỷ lệ động dục từ 91- 95%, trong khoảng thời gian 30-45 ngày. Tương tự, (Gavojdian và cs., 2013) cho thấy cừu bản địa Rumani có tỷ lệ động dục từ 94-98%. Kết quả này phù hợp nhận xét của các tác giả (Gates, 1993; Hagger, 2002) đối với các giống cừu bản địa của Thụy Sĩ. (Ekiz và cs., 2005) trên cừu Merino ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo (Godfrey và Weis, 2005) cừu lai (Dorper x St. Croi x White) có khả năng sinh sản 92,7% cao hơn cừu (St. Croi x White) 83,8%. Các tác giả (Afolayan và cs., 2008; Ekiz và cs., 2005; Sodiq, 2011) nghiên cứu ở cừu Batur và cừu lai ở Indonesia cho biết khả năng sinh sản của cừu lai F1 số lứa đẻ/năm 1,37 cao hơn so với cừu Dorper 1,27 lứa/năm.

Giống cừu Dorper lai với cừu Phan Rang tạo ra con lai F1 có tốc độ tăng trưởng tốt hơn cải thiện được khả năng sinh sản và khối lượng cao để sản xuất thịt. Con lai cũng thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi của Ninh Thuận.

Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) cao hơn 2,56%; 3,14% so với cừu Phan Rang. Điều này cho thấy khi sử dụng cừu đực Dorper cho lai cừu Phan Rang khả năng sản xuất thịt của con lai cao hơn giống mẹ được nuôi trong cùng điều kiện. (Kefyalew Berihun, 2013) cũng cho rằng tỷ lệ thịt xẻ của cừu Arsi Bale (đực, cái) lần lượt: 45,28; 44,31% dưới 1 năm tuổi không khác nhau, cừu lai F1 cũng có giá trị tỷ lệ thịt xẻ tương đương 45,28%.

Giá trị thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt pH3 giờ của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và Phan Rang lần lượt (6.22; 6.12); (6.51; 6.30) và pH24 giờ (5.73; 5.61); (5.66; 5.74). Nhìn chung giá trị pH3 giờ của tất cả thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt đều giảm xuống nhưng không có sự sai khác nhau, cho đến giá trị pH24 giờ của các cơ thịt trên ổn định dao động từ 5.61 đến 5.74 không có sự chênh lệch đáng kể. Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 1997); (Shakelford và cs., 2005) giá trị pH ổn định của thịt cơ thăn lớn hơn 5,85 thì thịt được coi là tối màu. Các mẫu thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang đều thấp hơn giá trị này. Cho nên mầu sắc thịt cừu lai và cừu Phan Rang đều có mầu sắc tươi sáng, chất lượng tốt. Chứng tỏ chất lượng thịt ổn định, đồng đều, thịt có chất lượng tốt bởi vì thịt có chất lượng tốt thường có độ pH 5,4-5,7 (Amha Sebsibe, 2007). Thịt có độ pH trung bình 5,5 - 5,8 sẽ hạn chế được sự tiêu thụ oxy, do vậy thịt sẽ giữ được màu đỏ tươi trên bề mặt, màu đỏ tươi sẽ làm tăng giá trị của thịt và hấp dẫn với người tiêu dùng.

Độ dai của cơ thăn ở cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) 49,25 (N) còn ở cừu Phan Rang là 45.05 (N) tuy có sự chênh lệch như không khác nhau (P>0.05). nhưng độ dai của cơ bán nguyệt lại có sự khác nhau giữa cừu lai F1 54.48 (N) so với cừu Phan Rang 55.03 (N) sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Nếu so tiêu chí đánh giá độ dai của thịt đều có giá trị <60N cho nên các mẫu thịt cừu lai và cừu Phan Rang đảm bảo có độ dai vừa phải, thịt mềm.

Khả năng giữ nước của thịt cừu liên quan tới chất lượng và cấu trúc của thịt cừu. Thịt bị mất nước sẽ khô, cứng, làm mất cảm giác mềm, ngọt. Thịt có hàm lượng mỡ giắt xen kẽ sẽ giữ nước tốt hơn. Đánh giá khả năng giữ nước của thịt trong bảo quản và trong chế biến là một chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thịt cừu. Tỷ lệ mất nước bảo quản,mất nước sau chế biến ở cơ bán nguyệt của thịt dê lai F1:1.8%; 31,57% đều cao hơn thịt cừu Phan Rang 0.51% ; 29.31%. Kết quả cho hai thấy tỷ lệ này có sự khác nhau (p<0.05), tỷ lệ mất nước bảo quản và sau bảo quản của cừu lai đều cao hơn cừu Phan Rang, có thể do khối lượng giết mổ của cừu lai F1 cao hơn cừu Phan Rang cho nên dẫn đến tỷ lệ này khác nhau. Thông thường, khi khối lượng tăng, khả năng giữ nước của thịt cừu giảm (Kemp và cs., 1981; Solomon và cs., 1980).

Không thấy có sự khác nhau có ý nghĩa về các chỉ tiêu mầu sắc thịt (L*) và giá trị độ vàng (b*) của cơ bán nguyệt giữa cừu lai F1 và cừu Phan Rang (P>0.05) được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện và giết mổ lúc 9 tháng tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của (Dransfield và cs., 1990; Horcada và cs., 1998) là không thấy có sự sai khác có ý nghĩa về các chỉ tiêu mầu sắc thịt giữa thịt cừu đực và cái các giống Rasa Aragonesa và Lachva cho ăn cùng chế độ và giết mổ cùng tuổi. tuy nhiên độ đỏ a* lại có sự sai khác giữa cừu lai F1( Dorper x Phan Rang) so với cừu Phan Rang


Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương