BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Điểm lại chương trình bổ sung sắt phòng chống thiếu máu ở Việt Nam



tải về 1.49 Mb.
trang7/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   34

Điểm lại chương trình bổ sung sắt phòng chống thiếu máu ở Việt Nam


Tại Việt Nam, chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Viện Dinh dưỡng. Trong khi chương trình phòng chống thiếu iốt, chương trình phòng chống thiếu Vitamin A về cơ bản đạt được mục tiêu thì thiếu máu dinh dưỡng vẫn đang còn là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng và các can thiệp nhìn chung còn chưa bền vững [15].

Từ kết quả nghiên cứu trong thập niên 1980 cho thấy tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở các vùng miền khá cao nên từ năm 1990, hoạt động bổ sung viên sắt/folic cho PNCT đã được dự án PAM/3844 triển khai ở một số địa phương. Đến 1993, Bộ Y tế đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo dự án phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Hoạt động bổ sung viên sắt được UNICEF hỗ trợ mở rộng thêm ở những tỉnh ngoài dự án PAM/3844. Tháng 9 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng, trong đó phòng chống thiếu máu dinh dưỡng là một trong các mục tiêu của kế hoạch. Năm 1996, lần đầu tiên Ngày vi chất dinh dưỡng được phát động trên phạm vi toàn quốc trong đó có lồng ghép nội dung truyền thông về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Hoạt động bổ sung viên sắt/folic cho PNCT và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ được triển khai ở các xã trọng điểm trên toàn quốc với kinh phí UNICEF, tăng cường công tác truyền thông trong ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển. Tại các nơi không có chương trình, vận động người dân tự mua và sử dụng viên sắt. Một số dự án can thiệp của các tổ chức phi chính phủ cũng có hoạt động bổ sung sắt và tẩy giun cho các đối tượng có nguy cơ. Trong Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 và 2011 – 2020, các mục tiêu và giải pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đều được đặt ra và là một trong những vấn đề ưu tiên [16].

Tuy nhiên, do ngân sách và nguồn cung ứng hạn chế, hoạt động bổ sung sắt mới được triển khai ở các xã trọng điểm với độ bao phủ chỉ đạt 15-20% toàn quốc. Hiện tại nguồn viện trợ cũng đã không còn. Tại các địa phương, nguồn kinh phí cho chương trình phải huy động từ ngân sách địa phương hoặc vận động theo hướng tiếp thị xã hội nhưng chưa được rộng rãi và có tính hệ thống. Bên cạnh đó, mặc dù chế độ ăn của người Việt Nam đã được cải thiện nhưng tiêu thụ sắt vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, đặc biệt ở nông thôn miền núi, nơi tỷ lệ thiếu máu còn ở mức trung bình và nặng về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.

Bảng 1.4 chỉ ra những điểm thuận lợi và khó khăn của Việt Nam để có thể triển khai thành công chương trình bổ sung sắt phòng chống thiếu máu.



Bảng 1. 4: Các điểm thuận lợi và khó khăn của Việt Nam để triển khai chương trình bổ sung sắt phòng chống thiếu máu

Yếu tố

Yêu cầu

Thuận lợi của VN

Khó khăn của VN

Chính sách

Hỗ trợ

Có nhiều chính sách hỗ trợ

Chưa thực thi hiệu quả, đặc biệt về huy động nguồn lực cho chương trình

Sản phẩm

Đảm bảo nguồn cung ứng, phù hợp

Sản phẩm đa dạng, có nhiều từ nguồn trong nước

Chưa thống nhất và có quy chuẩn về viên sắt. Nguồn cung đến những vùng xa xôi còn hạn chế

Chương trình vận hành

Đảm bảo độ bao phủ cao

Có thể dựa vào hệ thống y tế sẵn có và các dịch vụ cộng đồng khác

Chưa có quy chuẩn và hướng dẫn thực hiện

Kết nối, lồng ghép

Với các chương trình khác hiệu quả

Có cơ hội kết nối

Chưa có hướng dẫn về cơ chế phối hợp

Truyền thông

Hiệu quả

Biết được tầm quan trọng

Đã có lồng ghép vào các chương trình dinh dưỡng chung




Chưa có chiến lược truyền thông tổng thể

Các nhà hoạch định chính sách chưa được tiếp cận



Theo dõi đánh giá

Đúng bài bản

Có số liệu về tình hình thiếu máu

Chưa có kế hoạch bài bản, chưa có đánh giá quá trình

Nghiên cứu ứng dụng

Hỗ trợ

Viện Dinh dưỡng và các tổ chức đã có nhiều nghiên cứu

Chưa đưa được khuyến nghị từ các nghiên cứu vào ứng dụng do thiếu cơ chế về chính sách thực thi
    1. Giáo dục sức khoẻ và cách tiếp cận trong giáo dục sức khoẻ

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một loại can thiệp trong các chương trình y tế dành cho sự sống còn của trẻ em, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, HIV/AIDS và nhiều chương trình khác hiện nay đang được thực hiện rộng rãi ở các nước đang phát triển.

Trong Tuyên ngôn Alma Alta về Chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 1978, GDSK “là những can thiệp giáo dục quan tâm đến những vấn đề sức khỏe nổi bật và các biện pháp để dự phòng và kiểm soát chúng” đã được xác định là thành tố số một trong số tám thành tố cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

      1. Định nghĩa giáo dục sức khỏe


GDSK có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng theo Naidoo và Wills [78], GDSK có thể được định nghĩa là lập kế hoạch các cơ hội cho mọi người học về sức khỏe và thực hiện các thay đổi trong hành vi của họ. Nội dung của GDSK bao gồm:

  • Nâng cao nhận biết về các vấn đề sức khỏe và các yếu tố gây nên ốm đau bệnh tật.

  • Cung cấp các thông tin về sức khỏe, bệnh tật.

  • Thúc đẩy và thuyết phục mọi người thực hiện các thay đổi trong lối sống của họ vì sức khỏe của họ và của những người khác.

  • Trang bị cho mọi người những kĩ năng và sự tự tin để thực hiện những thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.

GDSK được phân biệt chủ yếu bởi tính độc lập và tự nguyện. Nguyên lý nổi bật của GDSK bao gồm thúc đẩy lòng tự trọng và không ép buộc. Các nhà GDSK cần tôn trọng các tiêu chuẩn văn hóa và cân nhắc các trở ngại xã hội và kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng của con người thực hiện những lựa chọn về sức khỏe, đặc biệt mọi người được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện lựa chọn riêng về hành vi sức khỏe của họ [66].

Hoạt động GDSK được phát triển mạnh từ thế kỷ XIX khi các bệnh dịch có thể xảy ra dẫn đến áp lực về thực hiện vệ sinh môi trường ở các thành phố công nghiệp đông dân. Đến những năm 1970 thì người ta đã nhận ra rằng chính sách y tế không thể chỉ hạn chế ở các dịch vụ y tế và lâm sàng mà chính GDSK và phòng bệnh là phương tiện có tính kinh tế cao và đưa đến nâng cao sức khỏe của nhân dân. Giữa những năm 1980, thuật ngữ “Giáo dục sức khỏe” đã được sử dụng rộng rãi để mô tả công việc của các cán bộ thực hành trong nâng cao sức khỏe. Sự nhận biết ra rằng các cá nhân đưa ra quyết định lựa chọn về sức khỏe có thể đóng góp vào sự phát sinh bệnh tật, dẫn đến quan điểm rằng có thể thông báo cho mọi người về phòng bệnh, khuyến khích họ thay đổi hành vi thông qua sự thuyết phục và các kĩ thuật thông tin đại chúng, đồng thời thông qua GDSK trang bị cho họ các kĩ năng thực hiện lối sống lành mạnh hơn [66].



      1. Каталог: FileUpload -> Documents
        Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
        Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
        Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

        tải về 1.49 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương