BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Tình hình thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ



tải về 1.49 Mb.
trang5/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Tình hình thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ

  1. Tình hình thiếu máu do thiếu sắt trên thế giới


Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng phổ biến và có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu ở những quốc gia phát triển và đang phát triển. Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính thiếu máu do thiếu sắt là một trong mười nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật và tử vong ở trẻ tiền học đường và phụ nữ có thai [130].

Bảng 1. 1: Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tại các vùng trên thế giới

Vùng

Phụ nữ có thai

Phụ nữ không có thai

Tỷ lệ %

Số người (triệu)

Tỷ lệ %

Số người (triệu)

Châu Phi

57,1

17,2

47,5

69,9

Châu Mỹ

24,1

3,9

17,8

39,0

Đông Nam Á

48,2

18,1

45,7

182,0

Châu Âu

25,1

2,6

19,0

40,8

Trung Đông

44,2

7,1

32,4

39,8

Tây Thái bình dương

30,7

7,6

21,5

97,0

Toàn cầu

41,8

56,4

30,2

468,4

Kết quả bảng 1.1 cho thấy: theo số liệu điều tra từ trên 192 quốc gia từ năm 1993 đến 2005 (Ngân hàng dữ liệu toàn cầu của WHO) [54], ở phụ nữ có thai (PNCT), tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi (57,1%), Đông Nam Á (48,2%) và thấp nhất là ở châu Âu (25,1%) và châu Mỹ (24,1%). Toàn thế giới có đến 56,4 triệu PNCT bị thiếu máu, chiếm tỷ lệ 41,8%. Ở phụ nữ không có thai (PNKCT), tỷ lệ thiếu máu thấp hơn với khoảng 468,4 triệu người bị ảnh hưởng (30,2%).

Tổng kết lại số liệu từ các cuộc điều tra trên thế giới từ 1990 tới nay, Uỷ ban thường trực về dinh dưỡng của Liên hiệp quốc (UNSCN) cũng nhận thấy tỷ lệ thiếu máu qua nhiều năm vẫn không cải thiện nhiều, thậm chí không giảm được bao nhiêu so với các thiếu hụt dinh dưỡng khác [116]. Vẫn có trên 40% phụ nữ ở châu Phi và châu Á và với sự gia tăng dân số thì số người bị ảnh hưởng ngày một tăng thêm.




Hình 1. 1: Diễn biến tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em khu vực Đông Nam Á từ 2000 đến 2007

Hình vẽ 1.1 cho thấy ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ thiếu máu của các đối tượng nguy cơ có giảm nhưng tốc độ chậm, giảm nhanh nhất ở trẻ em (TE) dưới 5 tuổi, sau đó là PNCT còn phụ nữ không có thai ở độ tuổi sinh đẻ gần như không thay đổi. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở PNCT [116].



Vì những kết quả trên, tuyên bố chung của WHO và UNICEF đã nhấn mạnh tính cấp bách của việc phòng chống thiếu máu và tập trung tìm hiểu bệnh nguyên đa nhân tố của thiếu máu để xây dựng được các can thiệp có hiệu quả [131]. Trong phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại Geneva 2002, các quốc gia thành viên đã được yêu cầu xây dựng và thực hiện các can thiệp lồng ghép dựa vào hoàn cảnh thực tế để đạt được mục tiêu giảm tối thiểu 30% tỷ lệ thiếu máu vào năm 2010.
        1. Tình hình thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai Việt Nam


Ở Việt Nam, thiếu máu dinh dưỡng có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ). Theo kết quả của hai cuộc điều tra được thực hiện trên qui mô toàn quốc năm 1995 và 2000 [29], [103] tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ ở nước ta vẫn ở mức vừa và nặng về YNSKCĐ. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ phổ biến ở các vùng miền trung, Mê kông, Tây nguyên, Núi phía bắc. Đồng bằng sông Hồng và vùng thành phố có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn các vùng khác, tuy nhiên vẫn ở mức trên 20%.

Bảng 1. 2: Tỷ lệ thiếu máu (%) ở phụ nữ Việt Nam theo vùng sinh thái năm 1995 và 2000.

Vùng sinh thái

Phụ nữ không

có thai

Phụ nữ

Có thai

1995

2000

1995

2000

  1. Núi phía bắc

41,0

29,0

51,3

33,2

  1. Đồng bằng sông Hồng

33,2

15,2

51,9

23,7

  1. Bắc miền trung

49,4

25,7

58,6

34,9

  1. Nam miền trung

42,3

29,7

54,8

38,3

  1. Tây Nguyên

47,2

29,3

49,2

30,7

  1. Đông nam bộ

36,6

26,3

50,3

34,3

  1. Đồng bằng sông Mê kông

40,9

28,1

51,4

36,9

Nông thôn

42,7

26,3

54,1

33,8

Thành phố

29,3

16,8

46,8

26,4

TB. Toàn quốc

40,2

24,3

52,7

32,2

Mức độ giảm thiếu máu khá đồng đều giữa thành phố và nông thôn, nhưng vùng đồng bằng giảm nhanh nhất, sau đó đến ngoại thành còn vùng núi giảm chậm. Có thể giải thích là do thành phố có tỷ lệ thiếu máu thấp và gần tới điểm bão hoà, còn nông thôn đồng bằng giảm tốt là do có sự thay đổi lớn về kinh tế xã hội cũng như các hoạt động về y tế đang có phát huy tốt, trong khi miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội cũng như tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc. Trẻ em 0-23 tháng tuổi thiếu máu nhiều nhất (59,5 - 61,0% năm 1995 và 51,2 - 57,2% năm 2000) nhưng có tốc độ giảm thấp nhất do tỷ lệ thiếu máu của mẹ khi mang thai còn ở mức cao. Vì vậy cần có những can thiệp phòng chống thiếu máu cho mẹ từ trước và trong khi mang thai [24].

Theo kết quả điều tra được Viện Dinh dưỡng tiến hành ở 6 tỉnh đại diện năm 2006, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT là 37,6% và phụ nữ không có thai là 26,7%. Nội thành có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại thành (29,1% và 35,4% ở PNCT, 20,2% và 24,7% ở phụ nữ không có thai) [23].

Cùng năm 2006, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự tại nội thành Hà Nội cho thấy ngay tại thành phố thì tỷ lệ thiếu máu vẫn ở mức vừa và nặng với 36,3% ở PNCT, 25,5% ở phụ nữ không có thai. Thiếu máu tăng dần theo tuổi thai từ 16,7% đến 53,4%. Thiếu máu ở trẻ em cao nhất ở nhóm dưới 12 tháng tuổi (54,3%) [25].

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNCT là 17,5%, thiếu sắt là 42,7% và thiếu máu thiếu sắt là 9,9%. Tỷ lệ thiếu sắt ở 3 tháng cuối cao gấp 3 lần 3 tháng giữa. Ở nhóm PNCT thiếu sắt, lượng Hemoglobin và Ferritin tương quan thuận với tổng số ngày uống viên sắt ở ba tháng giữa và ba tháng cuối [9].

Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự năm 2008 tại Đăk Lăk cũng chỉ ra tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng của PNCT dân tộc thiểu số tại tỉnh này là 50,1%. Tỷ lệ này tăng theo tuổi thai và đến 3 tháng cuối thì có đến 62% phụ nữ bị thiếu máu. PNCT trên 4 lần có nguy cơ thiếu máu gấp 3,13 lần bình thường, không dùng các chế phẩm chứa sắt có nguy cơ thiếu máu gấp 6,85 lần bình thường. PNCT bị thiếu máu dinh dưỡng có nguy cơ sảy thai cao gấp 2,25 lần và nguy cơ sinh non cao gấp 2,61 lần bình thường [27].

Từ các số liệu nói trên, ta thấy thiếu máu ở PNCT và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ còn phổ biến với mức độ nặng và vừa ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, có sự dao động theo vùng sinh thái. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ nhỏ cao cho thấy dự trữ sắt từ thời kỳ bào thai còn kém. Tốc độ giảm có khá hơn so với trung bình toàn cầu nhưng sự tiến bộ vẫn còn rất kém so với các cải thiện về thiếu hụt dinh dưỡng khác.



      1. Каталог: FileUpload -> Documents
        Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
        Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
        Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

        tải về 1.49 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương