BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH



tải về 1.49 Mb.
trang14/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   34

Giai đoạn 2:


Cỡ mẫu

  • Điều tra Kiến thức - Thực hành - Độ bao phủ (KPC) của phụ nữ có thai:

Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp được tính theo công thức sau [33]:

Trong đó:



z (1-α/2) là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất α = 5%

z β là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất β =90%

p1 là tỷ lệ PNCT sử dụng viên sắt trước can thiệp (ước tính là 50%)

p2 là tỷ lệ PNCT sử dụng viên sắt sau can thiệp (dự đoán là tăng lên 75%)

Do vậy, cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm nghiên cứu là 79 đối tượng, dự phòng 10% bỏ cuộc sẽ cần 90 đối tượng cho mỗi nhóm. Tổng cộng hai nhóm nghiên cứu này sẽ là 180 đối tượng.



  • Điều tra khẩu phần của phụ nữ có thai :

Cỡ mẫu điều tra khẩu phần PNCT tính theo công thức sau [33]:

n=

2 (z 1-α + z 1-β)2

1 - µ2)2

Trong đó:

z (1-α/2) là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất α = 5%

z (1-β) là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất β = 90%

δ là độ lệch chuẩn (dựa trên những điều tra trước, lấy là 400 Kcal)

µ1 là trung bình tiêu thụ năng lượng trước can thiệp

µ2 là trung bình tiêu thụ năng lượng sau can thiệp (mong muốn tăng thêm 300 Kcal)

Do vậy, cỡ mẫu cần thiết cho mỗi nhóm nghiên cứu là 31 đối tượng, dự phòng 5% bỏ cuộc sẽ cần 35 đối tượng cho mỗi nhóm. Tổng cộng hai nhóm nghiên cứu sẽ cần 70 đối tượng.



  • Phỏng vấn bán cấu trúc phụ nữ có thai:

Cỡ mẫu là 20 PNCT, phỏng vấn bán cấu trúc sau khi dừng can thiệp một năm. Đây là cỡ mẫu thường dùng trong các nghiên cứu định tính [95].

  • Phỏng vấn sâu đầu mối thông tin 

Phỏng vấn tất cả các đầu mối thông tin ở các xã can thiệp.

  • Thảo luận nhóm có trọng tâm phụ nữ có thai :

Thảo luận với một nhóm PNCT đã tham gia chương trình can thiệp trước đó một năm.

Chọn mẫu

  • Điều tra Kiến thức - Thực hành - Độ bao phủ (KPC) của phụ nữ có thai:

Trung bình mỗi xã nghiên cứu có 35- 40 PNCT dân tộc Mường, do đó tiến hành chọn toàn bộ PNCT dân tộc Mường tại 3 xã can thiệp và 3 xã chứng. Điều tra cắt ngang tại thời điểm trước và sau can thiệp

  • Điều tra khẩu phần của phụ nữ có thai:

Với cỡ mẫu tính toán, chọn toàn bộ PNCT 3 tháng giữa ở 3 xã can thiệp và 3 xã chứng.

  • Phỏng vấn bán cấu trúc phụ nữ có thai :

Chọn ngẫu nhiên 20 phụ nữ đang có thai tại thời điểm điều tra trên địa bàn 3 xã can thiệp để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc .

  • Phỏng vấn sâu đầu mối thông tin 

Chọn có chủ đích 3 trạm trưởng trạm y tế và 3 hội trưởng hội phụ nữ ở các xã can thiệp để phỏng vấn.

  • Thảo luận nhóm có trọng tâm phụ nữ có thai :

Chọn chủ đích một nhóm PNCT đã tham gia chương trình can thiệp trước đó một năm gồm 10 người trên địa bàn khác nhau của một xã can thiệp.


Hình 2. 1: Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu

      1. Các phương pháp và công cụ thu thập thông tin

        1. Giai đoạn 1: nghiên cứu cắt ngang mô tả


Điều tra KPC

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ kit KPC2000 [52] có tham khảo các điều tra KAP về thiếu máu thiếu sắt, có bổ sung thêm thành tố độ bao phủ (coverage) của can thiệp phòng chống thiếu máu. Bộ câu hỏi được thử nghiệm trước khi tiến hành điều tra chính thức.



Nội dung nghiên cứu

  • Kiến thức và thực hành chăm sóc thai của PNCT dân tộc Mường: khám thai, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

  • Kiến thức và thực hành của PNCT về thiếu máu thiếu sắt: đối tượng hay mắc, biểu hiện, ảnh hưởng, biện pháp phòng chống.

  • Thực hành và kinh nghiệm của PNCT về việc sử dụng viên sắt khi có thai: tỷ lệ đã uống và đang uống. loại viên sắt, nguồn viên sắt, tác dụng phụ và nguyện vọng tiếp tục sử dụng.

  • Nguồn thông tin, tư vấn, lời khuyên về thiếu máu thiếu sắt và bổ sung sắt cho PNCT.

Điều tra khẩu phần 24h qua

Phụ nữ có thai 3 tháng giữa được cán bộ Viện Dinh dưỡng hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua theo mẫu chuẩn. Tất cả các thức ăn nước uống được liệt kê và sau đó qui ra thực phẩm sống sạch. Sử dụng quyển ảnh để ước lượng trọng lượng thực phẩm. [17].



Đánh giá tình trạng nhân trắc

Đối tượng được cân và đo chiều cao bằng dụng cụ chuẩn và qui trình chuẩn của Viện Dinh dưỡng [18].



Thảo luận nhóm có trọng tâm

Thảo luận nhóm có trọng tâm (Focus Group Discusion – FGD) là một phương pháp phổ biến được sử dụng để tìm hiểu những hiểu biết của cộng động về bệnh tật và các hành vi sức khoẻ [46]. Đây là phương pháp lý tưởng để khám phá kinh nghiệm, ý kiến, mong muốn và quan tâm của những người nằm trong một mạng lưới xã hội và tiếp cận đến những nhận xét quan trọng từ các nhóm người [42], [82].

Trong nghiên cứu này, thảo luận nhóm có trọng tâm được sử dụng vừa độc lập, vừa hỗ trợ xây dựng bộ câu hỏi KPC. Đối tượng được lựa chọn theo khung định sẵn tham gia vào cuộc thảo luận nhóm có định hướng theo chủ đề có sẵn và được mở rộng hợp lý. Mỗi cuộc thảo luận nhóm có một người hướng dẫn thảo luận và một thư ký ghi chép và hỗ trợ. Nội dung thảo luận còn được ghi lại bằng hai máy ghi âm để đảm bảo thu thập được thông tin tốt nhất.

Nội dung nghiên cứu


  • Hành vi chăm sóc dinh dưỡng của PNCT dân tộc Mường.

  • Kiến thức và khái niệm của PNCT về thiếu máu thiếu sắt và nhận biết thiếu máu nói chung, khi có thai, các dấu hiệu, triệu chứng, hậu quả về sức khoẻ và chức năng, các phương pháp phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

  • Thái độ, thực hành và kinh nghiệm của PNCT về việc sử dụng viên sắt khi có thai, khả năng chấp nhận, phản ứng tích cực và tiêu cực, tác dụng phụ và nguyện vọng tiếp tục sử dụng.

  • Kênh phân phối và các loại viên sắt sẵn có tại cơ sở y tế và trên thị trường.

  • Nguồn thông tin, tư vấn, lời khuyên về thiếu máu thiếu sắt và bổ sung sắt cho PNCT.

Thử nghiệm cải thiện thực hành (TIP)

Phương pháp TIP được phát triển bởi tập đoàn Manoff từ các phương pháp của tiếp thị thương mại và nhân chủng học. Kỹ thuật TIP kết hợp cách tiếp cận về quảng cáo - thiết kế để thử nghiệm các khái niệm và sản phẩm để điều chỉnh thực hành hay “sản phẩm” của tiếp thị xã hội trước khi đưa ra thị trường, dựa trên những phản hồi của một nhóm nhỏ tự nguyện sử dụng “sản phẩm” đó trong một thời gian nhất định trong cuộc sống hàng ngày [123].

Thử nghiệm cải thiện thực hành TIP được hướng dẫn khá chi tiết về cách thực hiện trong Sổ tay hướng dẫn của Pan America Health Organization (Văn phòng khu vực của WHO tại châu Mỹ La tinh) [105]. Phương pháp này đã chứng minh là rất hữu ích trong việc xây dựng chương trình để bổ sung sắt và cải thiện thực hành ăn uống để tăng cường hiệu quả hấp thu sắt từ thực phẩm giàu sắt tại Indonesia và Peru [53],[100].

Trong nghiên cứu này, phương pháp TIP được áp dụng nhằm tìm hiểu những gì mà PNCT trải qua khi sử dụng viên sắt (cả điểm tốt lẫn điểm xấu), xem họ có tiếp tục uống viên sắt trong một thời gian dài hơn (suốt cả thai kỳ) hay không, và họ có giới thiệu/khuyên những người khác cùng uống hay không… Phương pháp này giúp tìm hiểu những cản trở cũng như các yếu tố tạo điều kiện cho việc bổ sung sắt trong một thời gian kéo dài. Kỹ thuật sử dụng chính là phỏng vấn sâu đối tượng sau thử nghiệm [79], [122].



Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu kinh nghiệm của PNCT sau 4 tuần sử dụng viên sắt, nhằm trả lời các câu hỏi sau:



  • PNCT biết gì về thiếu máu thiếu sắt?

  • Họ đã dùng viên sắt chưa và có kinh nghiệm gì khi uống?

  • Họ có mua viên sắt thường xuyên không?

  • Họ có khó khăn gì khi mua và uống viên sắt?

  • Họ có thấy lợi ích gì khi uống viên sắt?

  • Họ có được gia đình và cộng đồng ủng hộ không?

Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là một trong những hình thức hay được sử dụng nhất trong nghiên cứu định tính [79].

Trong nghiên cứu này, phỏng vấn sâu là kỹ thuật sử dụng thu thập thông tin trong Thử nghiệm cải thiện thực hành (sau khi đối tượng đã sử dụng viên sắt trong vòng một tháng). Cán bộ nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi hướng dẫn để định hướng cho cuộc phỏng vấn, sử dụng chủ yếu các câu hỏi mở, xử lý linh hoạt các tình huống để thu thập được tối đa các thông tin mang tính chất định tính.

Phỏng vấn bộ câu hỏi cho cán bộ tham gia chương trình

Sử dụng mẫu phiếu tự điền để các cán bộ tham gia chương trình dinh dưỡng tuyến xã tự trả lời. Các câu hỏi được thiết kế theo chủ đích nhằm tìm hiểu những nội dung sau:



  • Các kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

  • Các hoạt động can thiệp phòng chống thiếu máu thiếu sắt đã và đang tham gia tại địa phương.

  • Những khó khăn trong việc triển khai chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt tại địa phương.

  • Khả năng triển khai hoạt động tiếp thị xã hội để phòng chống thiếu máu thiếu sắt tại địa phương.

        1. Каталог: FileUpload -> Documents
          Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
          Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
          Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
          Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
          Documents -> TỔng cục dạy nghề
          Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
          Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
          Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
          Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

          tải về 1.49 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương