BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Áp dụng tiếp thị xã hội vào các can thiệp sức khỏe



tải về 1.49 Mb.
trang11/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   34

Áp dụng tiếp thị xã hội vào các can thiệp sức khỏe


Tiếp thị xã hội thường được sử dụng để tạo được các ảnh hưởng đến đối tượng đích khiến họ thay đổi hành vi nhằm cải thiện tình hình sức khoẻ, phòng chống thương tích, bảo vệ môi trường và đóng góp cho các lợi ích của cộng đồng.
        1. Những bài học kinh nghiệm về việc áp dụng tiếp thị xã hội


Trong sách “Tiếp thị xã hội và y tế công cộng – xu thế toàn cầu và những bài học thành công” xuất bản năm 2011, các tác giả đã tổng kết một số mô hình áp dụng tiếp thị xã hội vào các can thiệp y tế công cộng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh quốc đến những nước đang phát triển như Nigeria, Mexico, Trung quốc: Giảm sử dụng thuốc lá ở Hoa kỳ [90]; Chuyển động ở Saskatchewan: sáng kiến tiếp thị xã hội tại cộng đồng ở một tỉnh của Canada để khuyến khích vận động thể lực [89]; Tình yêu, tình dục và HIV/AIDS: sử dụng tiếp thị xã hội để xác định lại chuẩn mực về giới trong giới trẻ Mehicô [97]; Bệnh lao: chìa khóa dẫn đến thành công chương trình ở Peru [91]; Tăng chế độ ăn ở trường học cho vùng nghèo ở Anh: vượt qua những rào cản [99]; Lựa chọn sức khoẻ từ máy bán thức ăn tự động: phòng béo phì và tăng cường lối sống lành mạnh ở Ý [62]; Xây dựng văn hoá uống lành mạnh ở Thuỵ điển [60]; Tạo thị trường thương mại cho màn tẩm chống muỗi ở Nigeria [117]; Nước sạch cứu sống: nước sạch giảm tử vong liên quan đến tiêu chảy ở Madagascar [73]; Chủ nghĩa xã hội gặp tiếp thị xã hội: bước nhảy cho thị trường tránh thai thương mại ở Cộng hoà Kazakhstan [113]; Yêu cuộc sống, cải thiện sức khoẻ: chiến dịch phòng và giáo dục về Viêm gan B ở Trung quốc [51]; Lồng ghép sáng kiến xã hội của doanh nghiệp ở Nhật bản: từ phát triển sản phẩm đến thông tin chăm sóc sức khoẻ [72]; Những hoạt động tiếp thị xã hội về tránh thai thành công ở Ấn độ [56]; Thực hành tiếp thị xã hội: hợp tác chính phủ và tư nhân để kiểm soát bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh ở Singapore [80]; Giảm tử vong do lái xe uống rượu: lồng ghép truyền thông và tăng cường chính sách xã hội ở Úc [119].

Tất cả những áp dụng trên được thực hiện ở những quốc gia khác nhau nhằm thay đổi hành vi có liên quan đến sức khoẻ của đối tượng đích. Các chương trình khác nhau về mục tiêu cụ thể do có những vấn đề y tế công cộng khác nhau. Chúng cũng khác nhau về thiết kế và thực hiện chương trình do ở những môi trường khác nhau về xã hội, văn hoá, kinh tế, luật lệ, truyền thông... Tuy nhiên, các chương trình đều có một điểm chung đó là chúng có các thành tố chính của tiếp thị xã hội.

Để có được những thành công hơn trong áp dụng tiếp thị xã hội vào y tế cộng cộng, chúng ta cần có những điểm chú ý sau [92]:


  • Trong nghiên cứu và lập kế hoạch:

  • Cần xây dựng được khung hành động liên tục bền bỉ và dài hạn.

  • Phân khúc đối tượng đích là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

  • Hiểu đối tượng đích là chiến lược quan trọng của chương trình.

  • Trong thiết kế chiến lược:

  • Tạo nên sự khuyến khích và động lực tham gia cho mọi thành viên, cả khách hàng lẫn những người hỗ trợ họ.

  • Dạy kỹ năng cho khách hàng sẽ hỗ trợ việc thay đổi hành vi: khách hàng không chỉ hài lòng về sản phẩm mà họ còn cần có khả năng, kiến thức và kĩ năng cần thiết để đưa sản phẩm đó vào sử dụng.

  • Các sản phẩm linh hoạt là rất quan trọng để làm hài lòng khách hàng: các sản phẩm cần được xây dựng dựa trên tương tác giữa người thiết kế sản phẩm và khách hàng, có thử nghiệm và điều chỉnh lại nhiều lần.

  • Trong triển khai và đánh giá:

  • Thành công của chương trình cần sự hỗ trợ của lãnh đạo các cấp.

  • Sự tham gia của cộng đồng giúp tăng cường nhận thức và quyền sở hữu của cộng đồng.

  • Có được sự phản hồi phù hợp để cải thiện hiệu quả chương trình.
        1. Một số mô hình tiếp thị xã hội về y tế công cộng được thực hiện ở Việt Nam


Ở Việt Nam, các phong trào ba diệt, phong trào hũ gạo cứu đói có thể xem là hình thức sơ khai của tiếp thị xã hội. Các chương trình tiếp thị xã hội thể hiện rõ ràng nhất phải kể đến chương trình tiếp thị các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền đội mũ bảo hiểm, chương trình chống hút thuốc lá… được thực hiện trong 1-2 thập kỷ gần đây [107].

Tổ chức phi chính phủ PSI (Population Services International) tại Việt Nam cũng sử dụng tiếp thị xã hội như một giải pháp có tính bền vững và hiệu quả để trao quyền cho nhóm dân cư có nguy cơ cao về nhiễm HIV/AIDS để họ có thể sống khoẻ mạnh hơn thông qua sử dụng thường xuyên bao cao su, nhận tư vấn miễn phí và HIV/AIDS và có hành vi tình dục an toàn. [112].

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Phương tiện tránh thai cho chương trình  Dân số - Kế hoạch hóa gia đình” do Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình- Bộ Y tế thực hiện, Trung tâm Nghiên cứu  Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) cũng đã tiến hành thực hiện chương trình hỗ trợ tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Microgynon do UNFPA tài trợ. Mục tiêu chung của chương trình là góp phần xây dựng tính bền vững và chất lượng của chương trình DS/KHHGĐ ở Việt Nam bằng việc phát triển thương hiệu phương tiện tránh thai và xây dựng năng lực triển khai các chương trình tiếp thị xã hội trong nước [7].

Trong các nỗ lực phòng chống nhiễm cúm gia cầm, một dự án tiếp thị xã hội từ nguồn tài trợ của USAID nhằm thay đổi hành vi liên quan đến giết mổ gia cầm bao gồm rửa tay, đeo khẩu trang, găng tay và thay quần áo, cách li vật nuôi cũ và mới, cũng đã được thực hiện ở Việt Nam từ 2005 đến 2009 với nhiều thành công [36].

Gần đây là chiến dịch tiếp thị xã hội do công ty truyền thông Grey xây dựng để cổ vũ cho thực hành rửa tay bằng xà phòng trong dự án sức khoẻ của Ngân hàng thế giới và Bộ Y tế với sự phối hợp sáng tạo của các kĩ thuật như truyền hình, áp phích ngoài trời, truyền thông trực tiếp, thông cáo báo chí và tổ chức sự kiện đã tiếp cận được đông đảo đối tượng đích của chương trình.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng, nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng phối hợp với Phillippines, Cambodia về việc khích lệ sự tự nguyện mua viên sắt “Bổ huyết Hoa hồng” nhằm bổ sung liều dự phòng hàng tuần cho phụ nữ tuổi sinh đẻ thông qua tiếp thị xã hội tại Thanh Miện (Hải Dương) [45], [81], [118]. Chương trình can thiệp bao gồm:



  • Khuyến khích đối tượng bổ sung viên sắt axit folic hàng tuần kết hợp với chế độ ăn giàu sắt và vi chất dinh dưỡng thông qua tập huấn cho cán bộ y tế, tư vấn cho PNCT và không có thai, cung cấp tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông và tổ chức các sự kiện, vận động các lãnh đạo trong cộng đồng.

  • Sản xuất các sản phẩm bổ sung sắt hấp dẫn để đối tượng thấy “đáng tiền” để mua.

  • Bán sản phẩm bổ sung cho phụ nữ không có thai và thiếu nữ ở trường học thông qua hiệu thuốc địa phương và cán bộ y tế.

  • Cung cấp viên sắt miễn phí cho PNCT thông qua hệ thống y tế địa phương.

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương