BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Một số nghiên cứu về uống bổ sung viên sắt và tiếp thị xã hội



tải về 1.49 Mb.
trang12/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   34

1.4. Một số nghiên cứu về uống bổ sung viên sắt và tiếp thị xã hội


Tổng kết các can thiệp bổ sung sắt cho các đối tượng nguy cơ, Berger J. [44] thấy rằng hiện tại chiến lược đang được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vẫn là bổ sung sắt cho PNCT, tuy nhiên trên thực tế công tác triển khai chưa hiệu quả, nên xét về mặt ý nghĩa y tế cộng đồng là chưa cao.

Tổng kết của Galloway [67] cho thấy vấn đề của việc bổ sung viên sắt ở PNCT các nước đang phát triển là do đối tượng này không uống thuốc. Vấn đề tuân thủ phác đồ điều trị kém đối với bổ sung sắt không chỉ là do hành vi của đối tượng mà còn từ những yếu tố bên ngoài mà họ không kiểm soát được. Xem xét các chương trình bổ sung sắt đã thực hiện, tác giả này kết luận tuân thủ phác đồ bổ sung sắt là một trường hợp đặc biệt của tuân thủ điều trị trong y khoa, lí do thiếu tuân thủ bao gồm: thiếu sự hỗ trợ chương trình (không có cam kết từ phía chính quyền và các ban ngành, không có hỗ trợ về kinh phí); cung cấp dịch vụ còn chưa đầy đủ (thiếu mối quan hệ tích cực giữa người cung cấp và người sử dụng; thiếu trang bị, thuốc, khả năng tiếp cận, tập huấn, và thiếu khuyến khích cho cán bộ y tế); các vấn đề của đối tượng (hiểu sai hướng dẫn, tác dụng phụ, nản lòng do uống số lượng nhiều và liên tục, di cư, sợ sinh con to, vấn đề cá nhân, buồn nôn do nghén…). Nhiều nghiên cứu đổ lỗi cho tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân chính nhưng thực tế, việc nguồn thuốc không được cung cấp thường xuyên mới là lý do hay gặp nhất. Vì vậy, các chính phủ và cán bộ y tế cần tăng cường cam kết thực hiện chương trình bổ sung sắt thông qua việc tăng cường giám sát và cải thiện việc tuân thủ phác đồ của đối tượng.

Trong thời kỳ từ 1991 đến 1998, dự án MotherCare [68] đã tiến hành nghiên cứu định tính ở 8 quốc gia đang phát triển nhằm tìm hiểu những rào cản và những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình bổ sung sắt cho PNCT. Ở tất cả các quốc gia nghiên cứu, mặc dù có đôi điểm khác biệt nhưng sự tương đồng về cách người phụ nữ nhìn nhận vấn đề thiếu máu và phản ứng của họ đối với việc uống viên sắt có rất nhiều điểm giống nhau giữa các vùng, các nước và các dân tộc. Người phụ nữ có thể nhận biết các dấu hiệu của thiếu máu nhưng họ không biết từ ngữ lâm sàng chỉ bệnh thiếu máu. Chỉ một nửa trong số họ cho rằng các dấu hiệu đó cần được điều trị. Những phụ nữ thường xuyên đến trạm y tế thì biết đến viên sắt nhưng họ thường không biết uống để làm gì. Khác với nhận định rằng phụ nữ không uống thuốc là do tác dụng phụ của thuốc, thực tế chỉ có khoảng 1/3 số phụ nữ này nói rằng họ thấy các tác dụng phụ không tốt. Trong thử nghiệm bổ sung sắt ở 5 nước, chỉ có 1/10 số phụ nữ bỏ thuốc do tác dụng phụ. Một lần nữa các tác giả khẳng định rào cản của chương trình bổ sung sắt chính là thiếu nguồn cung cấp. Bên cạnh đó là thiếu tư vấn, dịch vụ y tế kém, niềm tin của đối tượng (không được can thiệp y tế khi có thai, uống nhiều thuốc bổ làm nhiều máu và đẻ con to, đẻ khó). Các yếu tố tích cực của việc bổ sung sắt là những phụ nữ này nhận thấy khoẻ mạnh hơn với sự giảm đi của các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, ăn ngon miệng hơn, sinh con khoẻ mạnh…

Ngoài ra, còn một số các nghiên cứu nhỏ khác được tiến hành ở Việt Nam nhằm tìm hiểu tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ và các yếu tố có liên quan đều cho các kết quả tương tự với tỷ lệ mắc cao, bổ sung sắt là can thiệp có hiệu lực trong điều kiện thực địa có kiểm soát, vấn đề thiếu máu thiếu sắt vẫn chưa được cộng đồng và lãnh đạo các cấp quan tâm đúng mức [39],[106], yếu tố tích cực của uống viên sắt là làm giảm triệu chứng chóng mặt và mối quan tâm đến sức khoẻ của trẻ sinh ra [38], có nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến việc uống viên sắt liên tục, trong đó việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên viên sắt được coi là yếu tố quan trọng nhất [37],[102],[125] .

Xuất phát từ tính cấp thiết và phổ biến của vấn đề thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, đặc biệt là PNCT, đồng thời từ thực tế của các nghiên cứu trên lĩnh vực này còn thiếu nghiên cứu về hai thành tố quan trọng dẫn đến sự thành công của can thiệp: đó là truyền thông có hiệu quả và cách vận hành chương trình, nghiên cứu này được đề nghị thực hiện nhằm tìm kiếm phương thức triển khai có hiệu quả việc bổ sung sắt cho PNCT, tập trung vào chiến lược tiếp thị xã hội lấy truyền thông thay đổi hành vi làm giải pháp chính.

Trên cơ sở mô hình tiếp thị xã hội phòng chống thiếu máu thiếu sắt đã triển khai thành công ở huyện Thanh Miện, Hải Dương [81] một số địa phương cũng đã triển khai can thiệp áp dụng giải pháp tiếp thị và đạt được một số kết quả nhất định (Mô hình dinh dưỡng điểm của tỉnh Đồng Tháp và Kiên Giang của dự án Dinh dưỡng Việt Nam – Hà Lan [34]). Sự thành công của các mô hình này một phần do triển khai tốt công tác truyền thông trên đối tượng dân trí cao, có nhận thức khá về dinh dưỡng và vấn đề thiếu máu thiếu sắt, các rào cản đến việc tự mua viên sắt không nhiều (chủ yếu là giải quyết việc cung cấp đủ và đều đặn nguồn bổ sung sắt) bao gồm cả khả năng kinh tế để có thể tự mua viên sắt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nhằm vào đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số để đánh giá được sự thích hợp của việc áp dụng tiếp thị xã hội trong điều kiện hạn chế (kinh tế, văn hóa, nhận thức) mà lại có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao, các giải pháp thay đổi nếu có và các bước chuẩn của xây dựng chương trình tiếp thị xã hội để có thể nhân rộng mô hình nếu thành công. Đây là cơ sở để thực hiện nghiên cứu này.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU




    1. Địa điểm nghiên cứu


Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 6 xã (Qui Hậu, Đông Lai, Thanh Hối, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Phong Phú) thuộc Huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 140 km về phía Tây Nam.

Tiêu chuẩn chọn xã

  • Nghiên cứu cắt ngang: chọn chủ đích 6 xã tại huyện Tân Lạc - Hòa Bình. Xã được chọn có tỷ lệ dân tộc Mường sinh sống chiếm đại đa số (trên 80%), từ trước tới nay chưa có các can thiệp đặc hiệu về thiếu máu thiếu sắt cho PNCT. Dân số mỗi xã trên 4000 người.

  • Nghiên cứu can thiệp: chọn 3 xã can thiệp và 3 xã chứng (không có đường biên giới với xã can thiệp để tránh bị nhiễu của can thiệp). Các xã can thiệp và xã chứng này có các chỉ tiêu dân tộc, kinh tế, văn hóa xã hội và y tế dinh dưỡng tương đương nhau.

    1. Каталог: FileUpload -> Documents
      Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
      Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
      Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

      tải về 1.49 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương