BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH



tải về 1.49 Mb.
trang13/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34

Đối tượng nghiên cứu


  • Phụ nữ có thai dân tộc Mường đang sinh sống trên địa bàn các xã thuộc huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình.

Tiêu chuẩn lựa chọn : Phụ nữ có thai người dân tộc Mường, sống tại địa bàn nghiên cứu, được xác định có thai bởi cơ sở y tế, không phân biệt thời gian có thai, số lần có thai hay số con và tình trạng sức khỏe. Tình nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi đã được giải thích về mục đích của nghiên cứu.

  • Cán bộ tham gia chương trình dinh dưỡng tại xã

Tiêu chuẩn lựa chọn: cán bộ trạm y tế, cộng tác viên dinh dưỡng, cán bộ Hội phụ nữ sống tại địa bàn nghiên cứu, hiện tham gia vào các chương trình dinh dưỡng được triển khai tại địa phương.

    1. Phương pháp nghiên cứu

      1. Thiết kế nghiên cứu:


Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng.

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Nghiên cứu mô tả (kết hợp giữa định tính và định lượng) nhằm tìm hiểu hành vi chăm sóc dinh dưỡng khi có thai của dân tộc Mường và đánh giá kiến thức, thực hành đối với phòng chống thiếu máu thiếu sắt và độ bao phủ (Knowledge – Practice – Coverage KPC) của việc bổ sung sắt ở PNCT ở các xã nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu những yếu tố cản trở đến việc tuân thủ phác đồ bổ sung sắt, tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của đối tượng.



Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, so sánh trước và sau can thiệp

Nghiên cứu can thiệp được tiến hành trong 6 tháng, trong đó ở các xã can thiệp triển khai mô hình tiếp thị xã hội đối với PNCT và ở các xã chứng không triển khai mô hình tiếp thị xã hội đối với PNCT.

So sánh nhóm can thiệp và nhóm chứng, trước và sau can thiệp để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp. Đánh giá khả năng duy trì của chương trình can thiệp một năm sau khi kết thúc can thiệp.

      1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

        1. Giai đoạn 1:


Cỡ mẫu

  • Điều tra Kiến thức - Thực hành - Độ bao phủ (KPC) của phụ nữ có thai

Cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức sau [33]:

n = z2 (1-α/2) . p(1-p)/e2

Trong đó:

z (1-α/2) là độ tin cậy ở ngưỡng xác suất α = 5% (z= 1,96)

p là tỷ lệ PNCT đang sử dụng viên sắt (dựa trên các nghiên cứu trước là 44%[27])

e là sai số cho phép (chọn là 10%)

Do vậy, cỡ mẫu theo dự tính sẽ là 95 PNCT, cộng xấp xỉ 5% dự trữ đối tượng bỏ cuộc (không tham gia trả lời đầy đủ) nên cỡ mẫu sẽ là 100 PNCT trong một thời điểm cắt ngang. Nhằm tăng độ tin cậy, nhân đôi cỡ mẫu nên tổng số cần 200 PNCT.



  • Điều tra khẩu phần của phụ nữ có thai:

Cỡ mẫu điều tra khẩu phần PNCT được tính theo công thức [17] :

n=

t22.N

e2. N + t22

Trong đó:

n là số lượng mẫu (cá nhân)

t là phân vị chuẩn hóa (thường bằng 2 ở xác suất 0,954)

δ là độ lệch chuẩn (dựa trên những điều tra trước, lấy là 400 Kcal)

N: tổng số PNCT có tại các xã nghiên cứu (ước tính là 240 người ở 6 xã)

e là sai số cho phép (chọn là 100 Kcal)

Do vậy, cỡ mẫu điều tra khẩu phần PNCT sẽ là 51 đối tượng, cộng xấp xỉ 10% bỏ cuộc hoặc không trả lời đầy đủ, cỡ mẫu sẽ là 60 PNCT tại một thời điểm cắt ngang cho 6 xã nghiên cứu.



  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai:

Cỡ mẫu đánh giá mức tăng cân trung bình của PNCT được tính bằng công thức sau [19] :

n=

z. δ2

e2

Trong đó:

z là độ tin cậy đòi hỏi ở xác suất 95% (z=1,96)

δ là độ lệch chuẩn (dựa trên những điều tra trước, lấy là 2kg) [28]

e là sai số cho phép (chọn là 0,4kg)

Do vậy, cỡ mẫu thu thập số liệu sẽ là 95 PNCT, cộng xấp xỉ 5% bỏ cuộc, cỡ mẫu sẽ là 100 PNCT tại một thời điểm cắt ngang. Nhằm tăng độ tin cậy, nhân đôi cỡ mẫu nên tổng số cần 200 PNCT.



  • Thảo luận nhóm có trọng tâm  (FGD - Focus Group Discussion) của phụ nữ có thai:

Cỡ mẫu chọn có chủ đích là 6 nhóm, dựa trên những nghiên cứu trước đây cùng chủ đề [77] . Mỗi nhóm có 10 đối tượng là cỡ mẫu thông thường cho một thảo luận nhóm có trọng tâm [82].

  • Thử nghiệm cải thiện thực hành (TIP – Trials for Improved Practices) của phụ nữ có thai [69]:

Cỡ mẫu thông thường cho TIP từ khuyến nghị của The Manoff Group và đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu dinh dưỡng là 20-50 đối tượng [123]. Ở nghiên cứu này, chúng tôi lấy mẫu ở mức trung bình là 30 đối tượng.

  • Phỏng vấn bộ câu hỏi cán bộ tham gia chương trình dinh dưỡng:

Dùng cỡ mẫu toàn bộ cho tất cả cán bộ trạm y tế, cộng tác viên dinh dưỡng và cán bộ phụ trách Hội phụ nữ tại xã nghiên cứu.

Chọn mẫu

  • Điều tra Kiến thức - Thực hành - Độ bao phủ (KPC) và tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai:

Trong số các xã thuộc huyện Tân Lạc, những xã đông dân trên 4000 người thì thường có số PNCT trung bình ở một thời điểm là 50 người. Với tỷ lệ người Mường chiếm 80% thì sẽ chọn được khoảng 35-40 đối tượng nghiên cứu/xã. Với cỡ mẫu tính toán như trên, tiến hành chọn toàn bộ PNCT dân tộc Mường tại thời điểm điều tra ở 6 xã.

  • Điều tra khẩu phần của phụ nữ có thai:

Với cỡ mẫu như trên, tại 6 xã nghiên cứu, chọn toàn bộ PNCT 3 tháng giữa để điều tra khẩu phần. Mỗi xã có trung bình 35-40 PNCT nên sẽ có tối thiểu 10 PNCT 3 tháng giữa. Chọn PNCT 3 tháng giữa để hỏi ghi khẩu phần vì ảnh hưởng của sinh lý thai nghén đến khẩu phần của đối tượng là ít nhất ở thời kỳ này (bớt bị nghén, thai chưa quá lớn). Vì vậy, các thông tin về khẩu phần sẽ phản ánh tốt nhất hành vi dinh dưỡng và khả năng tiếp cận thực phẩm của PNCT.

  • Thảo luận nhóm có trọng tâm của phụ nữ có thai :

Tại 3 xã ngẫu nhiên trong 6 xã nghiên cứu, mỗi xã chọn một nhóm PNCT lần đầu và một nhóm PNCT từ lần 2 trở lên. Việc phân nhóm dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy số lần có thai ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc dinh dưỡng của PNCT [77]. Lựa chọn thành viên trong mỗi nhóm từ các thôn khác nhau trên địa bàn một xã.

  • Thử nghiệm cải thiện thực hành của phụ nữ có thai :

Chọn 30 PNCT ngẫu nhiên tại 3 xã, mỗi xã 10 người, cho uống thử viên sắt trong thời gian 4 tuần rồi tiến hành phỏng vấn sâu toàn bộ số phụ nữ đã tham gia thử nghiệm.

  • Phỏng vấn bộ câu hỏi cán bộ tham gia chương trình dinh dưỡng:

Chọn ngẫu nhiên 3 xã trong 6 xã nghiên cứu, phỏng vấn toàn bộ đối tượng.

        1. Каталог: FileUpload -> Documents
          Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
          Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
          Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
          Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
          Documents -> TỔng cục dạy nghề
          Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
          Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
          Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
          Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

          tải về 1.49 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương