BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp



tải về 1.49 Mb.
trang15/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   34

Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp


  • Phỏng vấn mẫu phiếu sử dụng bộ câu hỏi KPC ở tất cả các xã nghiên cứu. Mẫu phiếu KPC được dùng chung cho đánh giá trước và sau can thiệp nhưng đa số đối tượng đã thay đổi vì đã qua 9 tháng triển khai nên số PNCT ban đầu đã sinh, do đó kết quả không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiễu do biết trước câu hỏi.

  • Hỏi ghi khẩu phần 24h qua ở PNCT 3 tháng giữa ở tất cả các xã nghiên cứu: như giai đoạn 1.

  • Thu thập các số liệu giám sát và đánh giá quá trình ở xã can thiệp: dựa trên các nghiên cứu trước về tiếp thị xã hội với việc bổ sung sắt cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ [81], các chỉ tiêu sau được thu thập thông qua báo cáo hàng tháng của trạm y tế:

      • Số lượng PNCT tham gia truyền thông.

      • Số lượng (tỷ lệ) PNCT mua viên sắt.

      • Số lượng (tỷ lệ) PNCT uống viên sắt liên tục.

Tổng số mỗi trạm y tế có 6 báo cáo tháng trong quá trình thực hiện can thiệp và 12 báo cáo tháng trong quá trình duy trì sau can thiệp.

  • Thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu ở các xã can thiệp sau một năm kết thúc can thiệp. Đây là các kỹ thuật thu thập thông tin đánh giá tác động của can thiệp thường được sử dụng trong tiếp thị xã hội [87]. Trong nghiên cứu này, các phương pháp định tính nêu trên được thực hiện nhằm đánh giá khả năng duy trì can thiệp là một phần của đánh giá tác động.
        1. Các chỉ tiêu đánh giá :


  • Tình trạng dinh dưỡng: Tình trạng dinh dưỡng của PNCT 3 tháng đầu (được coi là tăng cân ít) được xác định bằng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) với các điểm ngưỡng sau [18] :

BMI<18,5: Thiếu năng lượng trường diễn

BMI=18,5 đến <25: Bình thường

BMI ≥ 25: Thừa cân


  • Mức tăng cân trung bình của các kì thai được so sánh với khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng [10].

3 tháng đầu: Tăng 1kg

3 tháng giữa: Tăng 4-5 kg

3 tháng cuối: Tăng 5-6 kg


  • Khẩu phần thực tế: Tính tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của các chất dinh dưỡng (Protid, Lipid, vi chất) và tỷ lệ cân đối của khẩu phần so với nhu cầu khuyến nghị dành cho PNCT Việt Nam 3 tháng giữa, mức độ lao động vừa [3].

  • Điều tra KPC, Thử nghiệm cải thiện thực hành: tính tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng, thực hành đúng về chăm sóc thai, phòng chống thiếu máu và sử dụng viên sắt thông qua bộ câu hỏi sử dụng các kiến thức và thực hành đúng cập nhật đang được khuyến cáo [10], [14].

  • Chỉ số hiệu quả của can thiệp

Lựa chọn một số biến số (số lượng đối tượng mua viên sắt, sử dụng viên sắt, thay đổi kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt) để tính chỉ số hiệu quả can thiệp thô và thực

Chỉ số hiệu quả can thiệp thô:

Được tính theo công thức:



Trong đó:

H là hiệu quả được tính bằng tỷ lệ %.

A là tỷ lệ tại thời điểm bắt đầu can thiệp tại T0;

B là tỷ lệ sau can thiệp tại T6 .

Chỉ số hiệu quả can thiệp thực:

Được tính theo công thức:

HQCT = H1 - H2

Trong đó:

HQCT là hiệu quả can thiệp

H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp;



H2 là chỉ số hiệu quả của nhóm chứng
      1. Tổ chức nghiên cứu can thiệp

        1. Một số thông tin chung về tổ chức hoạt động can thiệp


  • Thời gian can thiệp: 6 tháng từ tháng 9/2008 đến tháng 3/2009.

  • Địa điểm can thiệp: xã Qui Hậu, Thanh Hối, Đông Lai - huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình.

  • Đối tượng can thiệp:

    • Đối tượng 1: Phụ nữ có thai, phụ nữ chuẩn bị có thai.

    • Đối tượng 2: cán bộ y tế, cán bộ phụ nữ, thành viên trong gia đình phụ nữ có thai.

    • Đối tượng 3: lãnh đạo chính quyền, ban ngành đoàn thể.

  • Người tham gia thực hiện can thiệp:

    • Cán bộ Viện Dinh dưỡng: điều tra, giám sát, tập huấn, cung cấp trang thiết bị, tài liệu, vật tư.

    • Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hoà Bình, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc: tham gia hỗ trợ điều tra, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát hàng tháng tại các trạm y tế.

    • Cán bộ trạm y tế (bao gồm trạm trưởng, nữ hộ sinh và cán bộ phụ trách chương trình dinh dưỡng): trực tiếp thực hiện can thiệp trên địa bàn xã, báo cáo định kỳ.

    • Cộng tác viên dinh dưỡng: tham gia thực hiện can thiệp trên địa bàn phụ trách, báo cáo hàng tháng.

    • Hội phụ nữ xã: tham gia hoạt động truyền thông của can thiệp.

    • Chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể khác: chỉ đạo hoạt động, tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động can thiệp.

  • Các hoạt động can thiệp chính:

    • Xây dựng kế hoạch tiếp thị xã hội tổng thể.

    • Xây dựng tài liệu tập huấn.

    • Xây dựng tài liệu truyền thông.

    • Tập huấn cho cán bộ y tế, cộng tác viên, cán bộ hội phụ nữ của các xã can thiệp.

    • Sản xuất tài liệu truyền thông và đưa vào sử dụng.

    • Hội thảo phổ biến và xây dựng kế hoạch với lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể.

    • Xây dựng mạng lưới và cơ chế quản lý tiếp thị xã hội để cung cấp viên sắt cho PNCT.

    • Thực hiện các hoạt động tiếp thị xã hội, lấy truyền thông thay đổi hành vi làm hoạt động chủ đạo.

    • Chuyển giao mô hình nhằm duy trì sau khi can thiệp kết thúc.

  • Các nội dung can thiệp chính:

Các nội dung truyền thông được chuyển tải qua các kênh truyền thông khác nhau bao gồm:

    • Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho PNCT.

    • Nhu cầu dinh dưỡng của PNCT/cho con bú và các biện pháp để tăng cường dinh dưỡng.

    • Thiếu máu dinh dưỡng: tầm quan trọng, nguyên nhân, hậu quả, chẩn đoán, các biện pháp phòng chống, các thực phẩm giàu sắt, tăng cường và ức chế hấp thu sắt, bổ sung viên sắt (liều lượng, cách dùng, cách giảm tác dụng phụ).

    • Các câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng và sức khỏe của PNCT.

  • Hoạt động theo dõi giám sát can thiệp: giám sát được chia làm 2 cấp. Từ trung ương: nhóm cán bộ nghiên cứu thực hiện giám sát hỗ trợ tại các xã can thiệp một tháng một lần vào ngày trạm y tế tập trung khám thai và bán viên sắt, sử dụng bảng kiểm để kiểm tra các hoạt động và kiểm tra sổ sách theo dõi của trạm y tế và cộng tác viên. Sau 3 tháng thực hiện can thiệp, đã thực hiện giám sát giữa kỳ tại ba xã can thiệp thông qua phỏng vấn cán bộ thực hiện và đối tượng can thiệp. Từ địa phương: thư ký chương trình dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện định kỳ kiểm tra hoạt động tại các xã can thiệp một tháng một lần vào ngày giao ban cộng tác viên dinh dưỡng.

  • Đánh giá kết quả can thiệp: ngay sau khi kết thúc can thiệp, tiến hành đánh giá hiệu quả của can thiệp (tại xã can thiệp và xã chứng) thông qua sự thay đổi về kiến thức, hành vi và độ bao phủ của can thiệp, tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của đối tượng. Sau khi kết thúc can thiệp một năm, tiến hành đánh giá khả năng duy trì bền vững của mô hình can thiệp (tại xã can thiệp).

        1. Каталог: FileUpload -> Documents
          Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
          Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
          Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
          Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
          Documents -> TỔng cục dạy nghề
          Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
          Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
          Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
          Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

          tải về 1.49 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương