BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH



tải về 1.49 Mb.
trang17/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   34

Các hoạt động duy trì mô hình


Sau khi can thiệp kết thúc, nhằm đảm bảo tính bền vững của mô hình, nghiên cứu đã tiến hành:

  • Tổ chức họp tổng kết mô hình tại các xã can thiệp, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch duy trì các hoạt động với sự tham gia của các bên liên quan.

  • Kí cam kết thực hiện với các trạm y tế: số tiền bán thuốc được bàn giao lại cho trạm y tế với sự giám sát của chính quyền địa phương để xây dựng thành quĩ quay vòng. Hướng dẫn trạm y tế sử dụng những nguồn thuốc sẵn có của quầy dược thuộc Trung tâm y tế huyện.

  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu truyền thông cho trạm y tế, cộng tác viên, hội phụ nữ, truyền thanh văn hoá xã để họ tiếp tục các hoạt động xúc tiến nhằm duy trì hành vi mua và sử dụng viên sắt của PNCT.

  • Duy trì các mẫu biểu theo dõi và hệ thống báo cáo với chương trình.

  • Sau một năm dừng can thiệp, tiến hành đánh giá lại khả năng duy trì của mô hình.
    1. Xử lý và phân tích số liệu

      1. Xử lý và phân tích số liệu định lượng:


Nhập số liệu

  • Số liệu của KPC được nhập bằng phần mềm SPSS 15.0.

  • Số liệu về nhân trắc học được xử lý bằng phần mềm Anthro của WHO, 2006.

  • Số liệu về khẩu phần được nhập và xử lý bằng Access, sử dụng Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam 2005.

Phân tích số liệu

  • Số liệu được phân tích theo 2 nhóm nghiên cứu, trước và sau can thiệp.

  • Tính giá trị trung bình của cân nặng và chiều cao của đối tượng theo 3 quí thai, BMI của 3 tháng đầu.

  • Tính giá trị trung bình của mức tiêu thụ thực phẩm với những thực phẩm chính và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần (các chất sinh nhiệt và một số vi chất quan trọng) theo đầu người. So sánh trước và sau can thiệp ở các nhóm nghiên cứu.

  • Tính tỷ lệ kiến thức, thực hành và độ bao phủ liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu cho PNCT. So sánh trước và sau can thiệp ở các nhóm nghiên cứu.

Các thuật toán dùng để phân tích số liệu

  • Test t dùng để so sánh hai giá trị trung bình (mean). Các chỉ số dùng để so sánh là cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, mức tiêu thụ thực phẩm trung bình, giá trị dinh dưỡng trung bình của khẩu phần của hai nhóm, tại các thời điểm trước và sau can thiệp và so sánh với các nghiên cứu khác.

  • Test  được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tại các thời điểm khác nhau hoặc so sánh giữa các nhóm nghiên cứu trong cùng thời điểm. Các tỷ lệ so sánh là tỷ lệ kiến thức, thực hành và độ bao phủ liên quan đến chăm sóc thai, phòng chống thiếu máu và sử dụng viên sắt.
      1. Xử lý và phân tích thông tin định tính:


Quá trình phân tích được bắt đầu ngay từ khi thu thập thông tin. Dữ liệu được xem xét trên nội dung nghiên cứu đã được xác định, có tính đến các mô hình học thuyết về hành vi và các giả thuyết được điều chỉnh linh hoạt dựa trên kết quả thu được. Thông tin dữ liệu của nghiên cứu bao gồm ghi chép từ quan sát và phỏng vấn không chính thức, băng ghi âm từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu (được chuyển sang giấy).

Những thông tin này được phân tích theo hai phương thức: mô tả và phân tích chủ đề. Trong đó mô tả nhằm mục đích chuyển tải những quan điểm của đối tượng một cách trực tiếp, cụ thể là các hành vi của đối tượng liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu. Còn phân tích theo chủ đề nhằm sắp xếp dữ liệu theo trật tự nhất định. Những chủ đề xuất hiện trong dữ liệu sẽ được được mã hoá theo mầu và các bản ghi được đánh dấu theo những mầu đó. Đưa những phần có chung mã vào từng chủ đề. Các chủ đề được kết nối để tìm hiểu sự liên quan với nhau và với nội dung nghiên cứu.

Kỹ thuật so sánh và đối chiếu giữa các nhóm và dưới nhóm được sử dụng thường xuyên. Phương pháp đối chiếu ba (Triangulation approach) được áp dụng nhằm kiểm tra tính chính xác và ổn định của thông tin thu thập từ các phương pháp khác nhau [108]. Cụ thể đối chiếu kết quả thảo luận nhóm PNCT với bộ câu hỏi dành cho PNCT, bộ câu hỏi dành cho cán bộ y tế, kết quả của TIP.

    1. Đạo đức trong nghiên cứu


Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Viện Dinh dưỡng với các nội dung nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, trung thực và mang lại ích lợi cho cộng đồng, cụ thể:

  • Các đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, có bản đồng thuận tham gia và cam kết thực hiện các yêu cầu của nghiên cứu. Văn bản này có giải thích kỹ mục tiêu của nghiên cứu, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng, những lợi ích và một số ảnh hưởng nếu tham gia nghiên cứu (ví dụ: tác dụng phụ của việc uống viên sắt).

  • Đối tượng có quyền rút ra khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào và có thông báo với cán bộ nghiên cứu theo cam kết đã ký.

  • Việc tham gia vào nghiên cứu mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng, nghiên cứu không có ảnh hưởng gì bất lợi cho đối tượng và cộng đồng

  • Đối tượng được khám thai và tư vấn hỗ trợ miễn phí tại trạm y tế, được cộng tác viên thăm và động viên tại nhà trong thời gian nghiên cứu.

  • Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật trong nhóm nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận được tổ chức ở những địa điểm riêng tư hoặc trung lập. Các mẫu biểu và băng thu thập chỉ có nhóm nghiên cứu được tiếp cận và sử dụng. Nhân thân của đối tượng sẽ được giữ kín. Trong quá trình tiếp xúc, có những đối tượng cần được chuyển tuyến để điều trị thì việc đó chỉ được thực hiện nếu đối tượng đồng ý.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



    1. Các hành vi liên quan đến dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bao phủ và tuân thủ phác đồ bổ sung sắt của phụ nữ có thai dân tộc Mường

      1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu


Tân Lạc là huyện ở phía tây tỉnh Hòa Bình. Huyện thành lập từ ngày 15 tháng 10 năm 1957. Tân Lạc có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Khến và 23 xã. Tân Lạc giáp với Mai Châu ở phía Tây, hồ Hòa Bình và huyện Cao Phong ở phía Bắc và Đông Bắc, Lạc Sơn ở Đông Nam, Bá Thước (Thanh Hóa) ở Tây Nam. Địa hình Tân Lạc phần lớn đồi và núi đất thấp. Quốc lộ 6 đi qua địa bàn huyện.

Tân Lạc có diện tích 523 km² và 77,3 nghìn nhân khẩu trong đó người Mường chiếm đa số và ngoài ra còn có người Kinh, người Thái, người Dao.





Hình 3. 1: Bản đồ huyện Tân Lạc – Hoà Bình

Nghiên cứu được tiến hành trên 6 xã có đông dân cư nhất của huyện là Qui Hậu, Đông Lai, Thanh Hối, Phú Cường, Ngọc Mỹ và Phong Phú. Các xã đều có đường nhựa đi qua trung tâm xã, khoảng cách từ xã đến huyện từ 2 đến 10km. Các thông tin cơ bản về dân số và y tế của các xã nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.1.



Bảng 3. 1: Các thông tin cơ bản về xã nghiên cứu



Qui Hậu

Đông Lai

Thanh Hối

Phú cường

Ngọc Mỹ

Phong Phú

Diện tích (ha)

2223,5

2272

4600

4800

4200

1356

Dân số (người)

4202

5960

5921

6400

5757

3632

Dân tộc Mường (%)

75

80

99

94

85

80

Tỷ lệ nghèo (%)

31

33

25

46

39

18

Số trẻ dưới 5 tuổi

316

453

450

564

433

243

Tỷ lệ SDD trẻ em <5T (%)

19,2

24

19

29,4

22,2

18,5

Số sinh trong năm

73

94

93

153

84

63

Tỷ lệ khám thai tại TYT (%)

99

75

97

95,7

100

95

Tỷ lệ sinh tại cơ sở y tế (%)

99

80

99

54,7

95

100

Số cán bộ trạm y tế

6

6

7

6

6

6

Số CTV dinh dưỡng

16

18

20

20

19

9

Mỗi xã có một trạm y tế gồm 6-7 cán bộ, trạm trưởng là bác sỹ hoặc y sỹ. Mỗi thôn có một cộng tác viên dinh dưỡng và thường chính là cán bộ y tế thôn bản đã được tập huấn cơ bản. Nhằm đánh giá năng lực của hệ thống y tế cơ sở, kết quả phỏng vấn bằng mẫu phiếu trên 53 đối tượng là cán bộ trạm y tế và cộng tác viên trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nữ vẫn chiếm đa số (69,8%), với độ tuổi bình quân là 33 (trẻ nhất 23 tuổi, già nhất 50 tuổi), đa số là người dân tộc Mường (84,9%), trình độ học vấn chủ yếu trên cấp 2. Trước can thiệp, kiến thức của họ về phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở mức tốt (8-10 điểm) chiếm 15,1%, trung bình (5-7 điểm) chiếm 54,7% và kém (dưới 5 điểm) là 30,2%. Đa số cũng đã tham gia truyền thông về phòng chống thiếu máu tại địa phương mà hình thức phổ biến là giáo dục trực tiếp với bà mẹ (81,1%). Có hơn 90% cán bộ được hỏi nhận thấy chương trình phòng chống thiếu máu ở địa phương gặp nhiều khó khăn mà các nguyên nhân được kể đến nhiều nhất là người dân thiếu kiến thức (86,8%), yếu tố kinh tế (81,1%), cơ chế vận hành chương trình (trình độ cán bộ, sự phối hợp) chiếm 45,3-56,6%, thiếu viên sắt chỉ được ghi nhận bởi 35,8%. Để chương trình phòng chống thiếu máu được thành công, các cán bộ này nhận thấy vai trò của truyền thông là quan trọng nhất (90,6%), bên cạnh đó là tuyên truyền, vận động và giám sát việc bổ sung sắt cho PNCT (69,8%) (Bảng 3.2).

Bảng 3. 2: Một số thông tin cơ bản về cán bộ y tế tại các xã nghiên cứu

Chỉ số

Phân loại

Số lượng (n=53)

Kết quả (%)

Giới

Nam

16

30,2

Nữ

37

69,8

Tuổi bình quân




33,0 tuổi

Dân tộc

Mường

45

84,9

Kinh

8

15,1

Trình độ học vấn

Cấp 1

3

5,7

Cấp 2

14

26,4

Cấp 3 và cao hơn

36

67,9

Kiến thức về thiếu máu

Tốt (8-10 điểm)

8

15,1

Trung bình (5-7 điểm)

29

54,7

Kém (dưới 5 điểm)

16

30,2

Các hoạt động truyền thông phòng chống thiếu máu tại địa phương đã tham gia

Giáo dục trực tiếp cho bà mẹ

43

81,1

Tập huấn cho bà mẹ

5

9,4

Viết bài cho phát thanh xã

7

13,2

Tổ chức hội họp

36

67,9

Phát tài liệu truyền thông

18

33,9

Các khó khăn của chương trình phòng chống thiếu máu tại địa phương

Dân nghèo

43

81,1

Bà mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng

46

86,8

Thiếu thức ăn

40

75,5

Thiếu viên sắt

19

35,8

Trình độ cán bộ y tế còn hạn chế

30

56,6

Phối hợp liên ngành chưa đồng bộ

24

45,3

Các hoạt động cần thực hiện để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng


Quản lý, theo dõi thai nghén và cấp phát viên sắt cho bà mẹ

37


69,8

Truyền thông giáo dục về thiếu máu dinh d­ưỡng cho bà mẹ có thai

48

90,6

Giám sát, theo dõi, động viên bà mẹ uống viên sắt

37

69,8

Hư­ớng dẫn uống viên sắt và ăn các thực phẩm giàu vitamin C và đạm

42

79,2

H­ướng dẫn ăn các thực phẩm giàu sắt, tích cực sử dụng nguồn thực phẩm tại chỗ

42

79,2

      1. Каталог: FileUpload -> Documents
        Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
        Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
        Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

        tải về 1.49 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương