BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Một số khái niệm liên quan đến thiếu máu thiếu sắt



tải về 1.49 Mb.
trang4/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Một số khái niệm liên quan đến thiếu máu thiếu sắt


  1. Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu bất kể lý do gì [128].

Tổ chức Y tế thế giới (1968) đã đề nghị coi thiếu máu khi hàm lượng Hb dưới các ngưỡng sau đây [129]:

Nhóm tuổi

Ngưỡng Hemoglobin (g/L)

Trẻ 6 tháng - 5 tuổi

110

Nam trưởng thành

130

Phụ nữ không có thai

120

Phụ nữ có thai

110

Mức độ thiếu máu về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng được đánh giá dựa vào tỷ lệ thiếu máu theo các ngưỡng sau [129]:



Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng

Tỷ lệ thiếu máu %

Nặng

≥ 40

Trung bình

20,0 – 39,9

Nhẹ

5,0 – 19,9

Bình thường

≤ 4,9




  • Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt xảy ra khi lượng sắt được hấp thu không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tình trạng thiếu hụt đó có thể do lượng sắt trong khẩu phần thấp do giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần giảm, do nhu cầu tăng lên hoặc do mất máu. Nếu các tình trạng trên kéo dài thì thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, xảy ra cùng một lúc với tình trạng thiếu sắt và thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể kết hợp với thiếu axit folic, thiếu vitamin B12.

Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển.


        1. Ảnh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt


  • Ảnh hưởng tới thai sản: Thiếu máu trung bình (Hb từ 70-90 g/l) và nặng (Hb<70 g/l) liên quan đến tử vong bà mẹ trẻ em và gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn [48],[61]. Theo các nghiên cứu dịch tễ, thiếu máu từ thời kỳ đầu của thai nghén còn làm tăng nguy cơ đẻ non và đẻ con nhẹ cân [115]. Ở những bà mẹ thiếu máu, kết quả thai nghén thường kém hơn từ 30-45% so với những phụ nữ bình thường và con của họ thường có mức dự trữ sắt thấp hơn, từ đó có nguy cơ thiếu máu cao hơn trong 6 tháng đầu đời của trẻ [48].

  • Ảnh hưởng đến phát triển năng lực trí tuệ: Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về nhận thức, tâm lý, vận động và xã hội ở giai đoạn phát triển và tăng trưởng nhanh của trẻ nhỏ [70] và hầu hết thiếu máu ở trẻ nhỏ thì sự khác biệt về nhận thức và xã hội trở thành vĩnh viễn [93].

  • Ảnh hưởng tới hoạt động thể lực : Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây tình trạng thiếu oxy ở các mô, đặc biệt là một số cơ quan như tim, não. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng [126]. Nghiên cứu ở nhiều nơi cho thấy năng suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường [43], [127].

  • Ảnh hưởng một số chức phận khác của cơ thể: Thiếu máu thiếu sắt nặng còn làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, đặc biệt ở những cá thể tiếp xúc với môi trường không được bảo vệ bởi quần áo ấm [96]. Lượng sắt đầy đủ là cần thiết cho cơ thể để phòng và vượt qua tình trạng nhiễm khuẩn [101].
        1. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt


Thiếu máu thiếu sắt có nguyên nhân là do sự mất cân đối giữa hấp thu sắt và nhu cầu của cơ thể. Sự mất cân đối đó có thể xảy ra nếu việc tiêu thụ sắt thấp; việc sử dụng và hấp thu sắt kém; tăng nhu cầu hoặc tăng mất sắt.

Nhu cầu sắt tăng

Lượng sắt trong cơ thể rất ít, chỉ vào khoảng 2,5 gam ở nữ và 4 gam ở nam. Khoảng 65% lượng sắt trong cơ thể tập trung ở hemoglobin hồng cầu và myoglobin ở tế bào cơ. Ở nam giới, một phần ba lượng sắt cơ thể được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin ở gan, còn ở nữ giới, lượng dự trữ này chỉ chiếm 1/8. Ở phụ nữ có thai tuy không mất sắt theo hành kinh nhưng cần sắt để bổ sung cho rau thai, bào thai và tăng khối lượng máu của người mẹ (tăng khoảng 20%) với nhu cầu toàn bộ là 750-800 mg. Nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng cuối, lên tới 6,3mg/ngày. Từ 3 tháng giữa của thai kỳ, chế độ ăn bình thường không đáp ứng được nhu cầu sắt cao này, đặc biệt là chế độ ăn ở những nước đang phát triển [48]. Mặc dù ở phụ nữ có thai, người ta quan sát thấy khả năng hấp thu sắt từ thức ăn cao hơn bình thường nhưng tỷ lệ thiếu máu vẫn xuất hiện khá cao, nhất là ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thậm chí là ở cả các nước phát triển như Mỹ [109]. Do đó, ở các nước đang phát triển cần phải bổ sung viên sắt cho phụ nữ có thai để tránh tình trạng thiếu máu xuất hiện. Mẹ bị thiếu máu trước và trong thời kỳ mang thai thì con sẽ có lượng sắt dự trữ kém, do đó trẻ sinh ra có nguy cơ thiếu máu rất cao [70].



Nguồn sắt cung cấp thấp

Ở nhiều quốc gia đang phát triển, thiếu hụt các chất dinh dưỡng đơn giản là do khẩu phần ăn thiếu. Người ta nhận thấy ở những tầng lớp xã hội và thu nhập khác nhau có mức Hemoglobin khác nhau rõ rệt, điều đó chỉ ra rằng chế độ ăn thiếu liên quan đến yếu tố kinh tế cũng như tập quán và thói quen ăn uống và chế biến [128].

Lượng sắt được hấp thu vào cơ thể không chỉ phụ thuộc vào lượng ăn vào mà còn vào khả năng hấp thu.Trong thức ăn, sắt ở dưới dạng Hem và ở dạng không Hem. Hem là thành phần của Hemoglobin và Myoglobin, do đó có nhiều trong thịt, cá và tiết. Tỷ lệ hấp thu sắt loại này là 20-30%. Sắt ở dạng không Hem chủ yếu có ở ngũ cốc, rau, củ và các loại hạt, có tỷ lệ hấp thu ít hơn và tùy theo sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu phần. Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là: vitamin C, các thức ăn giàu Protid. Các chất ức chế hấp thu sắt là các phytat (có nhiều trong ngũ cốc), tanin (có nhiều trong trà, cà phê). Ngoài ra tình trạng sắt trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới hấp thu sắt, cơ thể thiếu sắt thì khả năng hấp thu sắt tăng lên [128].

Tăng mất sắt

Nhiễm ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là nhiễm giun móc và nhiễm khuẩn cũng là những nguyên nhân gây thiếu máu.



Tóm lại, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt thường có nhiều yếu tố phối hợp. Nguyên nhân cơ bản là không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể do thiếu ăn, không đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Những vấn đề khác như chăm sóc y tế cơ sở yếu, vệ sinh môi trường kém, bệnh nhiễm khuẩn nhiều, giáo dục truyền thông sức khoẻ chưa được quan tâm đúng mức cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần vào thiếu máu thiếu sắt [26].

      1. Каталог: FileUpload -> Documents
        Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
        Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
        Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

        tải về 1.49 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương