BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH


Các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ



tải về 1.49 Mb.
trang6/34
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.49 Mb.
#20006
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ


Các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt trên cộng đồng có thể được chia thành:

  • Giải pháp ngắn hạn còn gọi là giải pháp tình thế: bổ sung sắt cho đối tượng có nguy cơ

  • Giải pháp trung hạn: tăng cường sắt vào thực phẩm

  • Giải pháp dài hạn: cải thiện bữa ăn chú trọng tới các thực phẩm giàu sắt.

Ngoài ra còn có các giải pháp hỗ trợ khác như quan tâm tới việc phòng chống nhiễm giun và một số can thiệp sức khỏe sinh sản.
        1. Bổ sung sắt


Ở nhiều cộng đồng, lượng sắt được cung cấp từ thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của các cá thể, đặc biệt là cho PNCT khi nhu cầu sinh lý ở mức cao nhất. Nếu lượng sắt có thể hấp thu được từ thực phẩm không được cải thiện ngay thì giải pháp bổ sung sắt là một can thiệp không thể thiếu được của chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Phác đồ bổ sung sắt hàng ngày được khuyến cáo cho điều trị và dự phòng cho nhóm đích ưu tiên.

PNCT cần được bổ sung sắt thường xuyên trong hầu hết các hoàn cảnh. Nếu tỷ lệ PNCT bị thiếu máu trong cộng đồng cao (bằng hoặc trên 40%) thì cần phải bổ sung kéo dài sang thời kỳ cho con bú để đảm bảo có thế đạt được dự trữ sắt cần thiết. PNCT có thể cần kết hợp với tẩy giun để phòng chống thiếu máu.


Bảng 1. 3: Liều bổ sung sắt/axit folic đại trà cho phụ nữ (WHO/UNICEF/UNU 2001) [129]

Nhóm

Liều dùng

Thời gian bổ sung

Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ

Fe: 60mg/ngày

Folic: 400mcg/ngày



Tối thiếu 1 lần/tuần x 3 tháng

PNCT, cho con bú

Fe: 60mg/ngày

Folic: 400mcg/ngày



6 tháng khi mang thai, khi tỷ lệ TM <40%

6 tháng khi mang thai và tiếp tục thêm 3 tháng sau sinh, khi tỷ lệ TM>40%


        1. Các can thiệp dựa vào thực phẩm


Lượng sắt từ thực phẩm được hấp thu phụ thuộc vào thành phần của chế độ ăn, hay nói cách khác là sự xuất hiện của các chất ức chế (như phytat, tanin) hoặc tăng cường hấp thu sắt (protid, vitamin C). Mặc dù việc biết đến các chất ức chế và tăng cường hấp thu sắt, việc cải thiện hấp thu sắt thông qua chế độ ăn ở những quốc gia nghèo vẫn còn là điều khó khăn. Điều đó gắn liền với việc tăng thu nhập cho người dân và đa dạng hóa chế độ ăn.

Mặc dù nghèo đói làm hạn chế về lựa chọn thực phẩm, việc giáo dục dinh dưỡng là rất quan trọng vì có thể mang lại những lợi ích cho việc phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng cần khuyến khích PNCT ăn các thực phẩm giàu sắt thường xuyên có thế tăng tổng lượng sắt hấp thu dù mỗi bữa tỷ lệ hấp thu còn thấp (do giá trị sinh học sắt thấp), ăn thêm đủ lượng và đảm bảo tăng cân hợp lý khi mang thai.

Một hướng mới trong can thiệp dựa vào thực phẩm là tăng cường sắt vào các thực phẩm với dạng sắt hấp thu được. Nếu thực phẩm tăng cường được số đông nhóm dân cư có nguy cơ sử dụng thì tăng cường sắt vào thực phẩm sẽ là giải pháp có chi phí hiệu quả (cost-effectiveness) cao nhất. Có nhiều thử nghiệm về tăng cường sắt cho thực phẩm, như vào gạo, bột mỳ, nước mắm, gia vị…..

        1. Các giải pháp hỗ trợ phòng chống thiếu máu

Phòng chống nhiễm giun


Khi tình trạng nhiễm giun là phổ biến (tỷ lệ nhiễm chiếm 20-30% hoặc cao hơn) và tỷ lệ thiếu máu cao thì nhiễm giun móc có thể là một nguyên nhân quan trọng của thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu vừa đến nặng. Ở những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao, việc tẩy giun phải được thực hiện cho tất cả những người bị thiếu máu nặng bởi điều trị này khá an toàn và ít tốn kém hơn so với việc chẩn đoán nhiễm giun móc. Tẩy giun phối hợp với bổ sung sắt được khuyến nghị cho PNCT sau 3 tháng đầu.

Các can thiệp sức khỏe sinh sản


Hạn chế sinh khi còn ở tuổi vị thành niên, giảm số lần sinh và giãn khoảng cách sinh cũng góp phần phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ. Việc khuyến khích nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú cùng ăn bổ sung đến 2 tuổi sẽ góp phần vào việc phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, những can thiệp này đơn thuần thì không đủ để phòng chống thiếu máu nếu chế độ ăn nghèo sắt vẫn duy trì [121].

Tóm lại, chế độ ăn đa dạng và có chất lượng có khả năng giải quyết được phần lớn thiếu vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, việc cải thiện chế độ ăn cho các cộng đồng nghèo là khó khăn, phức tạp và cần có thời gian dài vì điều đó liên quan đến tăng thu nhập, cải thiện khả năng tiếp cận với thực phẩm, chăm sóc y tế và dinh dưỡng. Cần có những chiến lược lồng ghép tốt để đáp ứng những vấn đề dinh dưỡng ở cấp quốc gia nếu chúng ta muốn có được thành công dài hạn về giảm suy dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ, khả năng học tập cũng như năng lực sản xuất. Tuy nhiên, trước mắt thì nhiều người có thể được cứu sống và sức khoẻ được cải thiện thông qua các can thiệp mang tính kỹ thuật và ngắn hạn có chi phí hiệu quả cao thông qua bổ sung và tăng cường vi chất [63].


      1. Chương trình can thiệp bổ sung sắt


Bổ sung sắt vẫn thường được sử dụng như một liệu pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt. Thông thường, nhóm đối tượng đích của chương trình bổ sung sắt là PNCT và trẻ nhỏ.
        1. Các vấn đề liên quan đến chương trình bổ sung sắt


Hệ thống phân phối

Hầu hết sự thành công hay thất bại của chương trình bổ sung sắt phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống phân phối. Lí tưởng nhất là chương trình thực hiện dựa vào cộng đồng, cộng đồng cần hiểu được sự cần thiết của can thiệp và tăng cường hỗ trợ cho chương trình. Huy động các nguồn lực khác ngoài y tế trong cộng đồng là hết sức cần thiết. Đó là sự tham gia của ngành giáo dục, phụ nữ, thanh niên, tôn giáo, chính quyền các cấp. Sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân cũng góp phần tăng cường độ bao phủ của chương trình [65] .



Sự tuân thủ

Việc uống thuốc không đầy đủ theo liều được kê do tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hầu hết các chương trình bổ sung sắt [67]. Vì vậy việc lựa chọn viên sắt cho chương trình can thiệp rất cần quan tâm. Nếu loại sắt sử dụng có thể đắt hơn nhưng nếu làm giảm tác dụng phụ do đó tăng sự tuân thủ phác đồ điều trị của đối tượng đích thì cuối cùng vẫn có lợi ích nhiều hơn về mặt kinh tế [35].

Các tác dụng phụ của viên sắt thường tăng theo liều sử dụng. Những tác dụng này có thể giảm nếu uống vào bữa ăn nhưng sẽ làm giảm hấp thu đến 40% [49]. Nếu liều bổ sung dưới dạng viên đơn thì thời gian tiêu thụ tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Nhận thức và động cơ

Khuyến khích nhóm đối tượng đích uống viên sắt theo phác đồ qui định để tăng cường sự tuân thủ phác đồ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cộng đồng, gia đình, cán bộ y tế cũng cần nhận thức rõ về lợi ích cũng như các tác dụng phụ của viên sắt đối với người mẹ và thai nhi.

Một giải pháp có hiệu quả là chương trình truyền thông, giáo dục toàn diện được tổ chức thông qua hệ thống y tế và cộng đồng. Các chương trình này phải nhấn mạnh được lợi ích của bổ sung sắt và cung cấp tư vấn về những tác dụng phụ có thể có. Lãnh đạo địa phương, cán bộ y tế, giáo dục, cộng tác viên y tế, dinh dưỡng cần tích cực tham gia và biểu thị sự cam kết mạnh mẽ với chương trình. Những đối tượng này cần được tập huấn các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tiếp thị xã hội có thể sử dụng để mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Việc thiết kế các thông điệp truyền thông cần phải tính đến ngôn ngữ địa phương, quan niệm và các yếu tố văn hoá có liên quan đến thiếu máu.

Chất lượng và đóng gói viên sắt

Cần có những cải thiện hơn nữa về chất lượng của viên sắt, đặc biệt là tính ổn định (tránh gãy vỡ, phân huỷ, hút ẩm) và các đặc điểm hình thức (mùi, vị). Nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm những vấn đề này sẽ làm tăng có ý nghĩa sự tuân thủ phác đồ của đối tượng đích.



Kiểm tra và đánh giá

Chương trình bổ sung sắt cần được lượng giá cẩn thận, hiệu lực và hiệu quả cần được theo dõi sát sao để cải thiện được chất lượng của hệ thống [129] .


Để một chương trình bổ sung sắt được thành công, cần có được chính sách hỗ trợ để có được các tiêu chuẩn thực hành và huy động nguồn lực triển khai, cần lựa chọn được loại sản phẩm bổ sung phù hợp về mặt chất lượng và hấp dẫn người sử dụng để đảm bảo độ bao phủ và tính tuân thủ điều trị cao, cần lựa chọn được chương trình vận hành có hiệu quả, kết nối được chương trình với các dịch vụ y tế và dinh dưỡng khác, phải xây dựng được chiến lược truyền thông và kế hoạch theo dõi và đánh giá một cách hệ thống [121].

        1. Каталог: FileUpload -> Documents
          Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
          Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
          Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
          Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
          Documents -> TỔng cục dạy nghề
          Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
          Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
          Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
          Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

          tải về 1.49 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương